Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh ôn thi môn ngữ văn đạt hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.3 KB, 13 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số:………………
1. Tên sáng kiến: KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH ÔN THI MÔN
NGỮ VĂN ĐẠT HIỆU QUẢ
2. Lĩnh vực áp dụng: giảng dạy
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp:
Nói đến môn Ngữ văn thì mỗi chúng ta không ai có thể phủ nhận đây là một
môn học khó và rất khó đối với học sinh và việc dạy của giáo viên. Vả lại công tác
ôn thi lại càng khó hơn nữa.
Thật vậy, trong những năm gần đây tình hình học tập môn Ngữ văn của học
sinh có chiều hướng đi xuống, đa số các em có hướng chọn nghề để thi các môn
tự nhiên nhiều hơn là các môn xã hội trong đó có môn Ngữ văn, cho nên không
chú trọng đến bộ môn này. Vả lại môn Ngữ văn là kết hợp của các phân môn: Văn
bản, Tiếng Việt và Tập làm văn. Làm thế nào để giúp các em củng cố hết chương
trình trung học cơ sở quả là một việc thật khó khăn. Chính vì vậy đòi hỏi người
giáo viên luôn tìm tòi những kinh nghiệm nào đó để giúp các em làm tốt môn này
trong các kì thi.
3.2. Nội dung giải pháp:


Trong chương trình Ngữ văn lớp 9, ôn thi không chỉ giúp các em nắm vững
lí thuyết mà đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng từ kiến thức phân môn Văn bản,
phân môn Tiếng Việt và phân môn Tập làm văn. Trong đó phân môn Tập làm văn
là khó nhất mà lại nhiều điểm nhất . Trong thực tế tôi đã ôn thi thì đa số học sinh
còn yếu và lúng túng khi vận dụng kĩ năng này. Cảm thụ về văn chương và kĩ
năng viết văn của các em còn nhiều hạn chế ở bố cục bài văn, nội dung, câu chữ.
Những học sinh này rất ngại học môn ngữ văn nhất là phân môn Tập làm văn.
Theo các em đây là phân môn “vừa khô, vừa khó, vừa đau đầu nhức óc”.Bởi vì


học sinh có vốn từ yếu, thiếu, nhiều em còn ngại suy nghĩ, không chịu khó tham
khảo sách báo, cập nhật thông tin thời sự để có một bài văn nội dung phong phú,
lập luận chặt chẽ, sắc sảo thì quả là rất khó.Từ đó một nhiệm vụ đặt ra cho bản
thân tôi là làm thế nào để giúp học sinh có cách ôn thi vững chắc để làm bài tốt.
Chính vì thế tôi đã nghiên cứu ,tìm tòi và rút ra một số kinh nghiệm giúp học sinh
có hiệu quả tốt khi thi môn này.
*Thực trạng:
- Đặc điểm của trường Trung học cơ sở Phước Hiệp: trường ngụ tại ấp An
Hòa, xã Phước Hiệp, huyện Mỏ Cày Nam, học sinh chủ yếu là trong xã, thành
phần học sinh chủ yếu là con em nông dân.
- Khi ôn đa số học sinh chưa nắm chắc lí thuyết cho nên vận dụng lúng túng
nên khi làm bài còn ghi lan man, chưa đúng yêu cầu.
*Nguyên nhân:
- Khả năng tập trung chú ý của học sinh còn hạn chế.


- Chưa chịu đọc sách ở nhà, chưa nắm kiến thức từ sách giáo khoa
- Ít đọc và học kĩ nội dung đã ôn.
Từ tình hình thực tế ở đơn vị và những nguyên nhân mà tôi đã thấy .Với
nhiệm vụ đặt ra cho tôi, tôi đã hướng học sinh theo những yêu cầu sau:
- Phải rèn cho học sinh khả năng tập trung chú ý rèn luyện ngay từ đầu bước
vào năm học lớp 9. Vì học văn cần có kĩ năng nghe giảng. Nếu học sinh tập trung
tốt thì khả năng tư duy và óc sáng tạo của mình sẽ có điều kiện phát huy tối đa.
Khi đã nắm được những điều thầy cô giảng trên lớp thì sẽ ứng dụng được vào bài
làm của mình hơn.
- Như chúng ta đã biết , muốn có chất lượng tốt khi thi bộ môn này thì học
sinh phải tích lũy được vốn kiến thức văn học đáng kể mà ở lứa tuổi học sinh lớp 9
thì thật khó khăn. Nếu không có vốn kiến thức thì bài Tập làm văn trở nên nghèo
ý, khô khan. Cho nên qua giờ dạy Văn học, Tiếng Việt tôi đã hướng dẫn cho học
sinh nắm được cấu tạo của từ, nghĩa của từ, mở rộng vốn từ, tích lũy các tư liệu

văn học…ngoài ra tôi còn hướng dẫn học sinh thường xuyên rèn luyện cách xây
dựng đoạn văn theo các cách khác nhau, biết liên tưởng, tưởng tượng…
Cụ thể:
Phần tiếng Việt: cần củng cố kiến thức học sinh dạng sơ đồ: từ gồm từ đơn
và từ phức, từ phức gồm có từ ghép và từ láy; nghĩa của từ gồm có nghĩa gốc và
nghĩa chuyển;các từ loại chính gồm có danh từ động từ , các cụm từ gồm cụm
danh từ, cụm động từ và cụm tính từ; năm phương châm hội thoại là phương châm


về lượng, phương châm về chất, phương châm quan hệ, phương châm cách thức
và phương châm lịch sự…
* Kết quả: dần dần các em dựng đoạn văn rõ ràng hơn, đúng yêu cầu, làm
bài Tập làm văn có hiệu quả khá hơn, khả năng diễn đạt có tiến bộ.
- Tiếp theo tôi yêu cầu học sinh phải đọc kĩ và nắm chắc kiến thức ở sách
giáo khoa: theo như bản thân tôi thấy thì đề thi năm nào cũng bám sách giáo khoa
một phần .Tôi hướng cho học sinh thấy tốt nhất là đừng quá chú trọng những cái
quá cao siêu mà bỏ quên những kiến thức khá quan trọng trong sách giáo khoa.
Chính việc học thật kĩ những kiến thức sách giáo khoa sẽ tạo cho học sinh nền
tảng kiến thức vững chắc và từ đó hãy đi sâu hơn vào những cái mà học sinh muốn
nâng cao. Cách tốt nhất là nên học thuộc tất cả những dẫn chứng mà giáo viên cho
gạch chân để ứng dụng vào bài làm một cách có hiệu quả.
- Phải rèn luyện cho học sinh có thói quen chăm thực hành: môn văn cũng
như bao môn khác nếu chăm thực hành và có khả năng viết bài nhanh thì hãy tận
dụng cơ hội này mà phát huy, liên tục làm những đề văn hay mà học sinh tìm được
trong sách tham khảo cũng như kho đề trên mạng. Thực hành giúp học sinh viết
văn được lưu loát, rành mạch, sinh động và hấp dẫn hơn. Khi thực hành giúp học
sinh phát hiện những lỗi sai để từ đó mà sửa chữa. khi đã xác định viết thì phải
hoàn thành trọn vẹn bài viết chứ không nên viết kiểu qua loa chiếu lệ sẽ rất mất
thời gian và vô ích. Đặc biệt lớp 9 là kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học yêu
cầu người giáo viên cần phải truyền thụ đúng, đầy đủ, chính xác để học sinh nắm

vững kiến thức cơ bản về kiểu bài nghị luận xã hội và nghị luận văn chương. Trên


cơ sở đó giáo viên tiếp tục hướng dẫn chi tiết cụ thể hơn cách khai thác chi tiết và
phương thức diễn đạt cho học sinh để bài văn đạt kết quả tốt. Qua từng tiết dạy
Tập làm văn về kiểu bài nghị luận tôi phải giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ
bản về:
+ Biết tìm hiểu đề, tìm ý
+ Lập dàn ý từ đại cương đến chi tiết
+ Biết dựng đoạn và liên kết đoạn văn
+ Đọc, sửa chữa.
- Học sinh hiểu và phân biệt được sự khác nhau của hai dạng bài trên để từ
đó bước vào làm bài đúng, đạt hiệu quả. Đối với kiểu bài nghị luận xã hội, yêu cầu
phải nêu được sự việc, hiện tượng có vấn đề; những vấn đề nhận thức, về tâm hồn,
tính cách, về các quan hệ gia đình, quan hệ xã hội…phân tích mặt đúng, mặt sai,
nguyên nhân và bày tỏ thái độ của người viết. Hình thức phải có bố cục mạch lạc,
luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, lập luận phù hợp.
Ví dụ: Tìm hiểu đề và luận điểm cho đề bài sau: Hút thuốc lá có hại cho sức
khỏe
Học sinh cần nắm:
+ Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống đó là vấn đề hút
thuốc lá.


+ Nội dung phải nêu bật hút thuốc lá là hiện tượng đáng chê, cần tuyên
truyền đến mọi người hiểu được tác hại của thuốc lá để có một môi trường trong
lành không khói thuốc
+ Các luận điểm:
* Chỉ ra nguyên nhân, biểu hiện.
* Trình bày được tác hại, hậu quả của việc hút thuốc lá đối với sức khoẻ

người hút và sức khoẻ cộng đồng.
* Bày tỏ thái độ và tuyên truyền đến mọi người vì một môi trường không
khói thuốc
Ví dụ: Viết một đoạn văn ngắn từ 15-20 dòng trình bày suy nghĩ của em về
đức tính trung thực.
Hướng dẫn học sinh nắm cách làm bài như sau:
+ Mở đoạn: giới thiệu chung về đức tính trung thực
+ Thân đoạn:
* Trình bày khái niệm về đức tính trung thực.
* Biểu hiện của tính trung thực.
* Vai trò của tính trung thực trong cuộc sống: Tạo niềm tin với mọi người,
được mọi người yêu quý, góp phần xây dựng, hoàn thiện nhân cách con người
trong xã hội.
* Tính trung thực đối với học sinh: Học thật, thi thật.


Đối với kiểu bài nghị luận văn học là giúp các em hiểu kiểu bài này là trình
bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ
thuật của một tác phẩm cụ thể (đối với tác phẩm truyện hoặc đoạn trích); trình bày
những nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật (đối với bài thơ
hoặc đoạn thơ)
Ví dụ: Khi làm bài văn nghị luận với đề: Cảm nhận bài thơ “Mùa xuân nho
nhỏ” của Thanh Hải.
Học sinh cần phải nắm rõ hoàn cảnh sáng tác bài thơ là năm 1978, cuộc
kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, bước vào xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Tác giả nằm trên giường bệnh tại Huế. Để thấy được cảm xúc
của nhà thơ đối với mùa xuân, đất nước. Nhiều hình ảnh thơ đẹp và gợi cảm, ngôn
ngữ bình dị, sâu lắng cùng với giọng điệu tha thiết, tác giả muốn gửi gắm điều
nhắn nhủ đầy ý nghĩa khi sắp đi xa
Quan trọng là giáo viên hướng dẫn học sinh xác định luận điểm rõ ràng:

Đây là điều khó nhất với học sinh hiểu nội dung trong giờ học văn bản ở phần
Đọc- hiểu văn bản nhưng nêu câu luận điểm cho bài văn thế nào cho đúng? Giáo
viên cho ví dụ cụ thể, luận điểm thứ nhất, luận điểm thứ hai…và hướng dẫn học
sinh. Để có luận điểm rõ ràng, phải đọc kĩ yêu cầu của đề bài, xác định giới hạn
phạm vi yêu cầu của đề và trả lời các câu hỏi tìm ý. Điều nổi bật nhất để có thể
làm rõ vấn đề là gì? Điều đó được biểu hiện qua những chi tiết cụ thể nào? Có
luận điểm rõ ràng, bài văn sẽ mạch lạc, các ý trình bày logic. Khi triển khai các
luận điểm sẽ dễ tìm luận cứ, luận chứng và lí lẽ. Đặc biệt phải nhắc học sinh thuộc


thơ, chú ý dẫn chứng các hình ảnh thơ, ngôn từ, cảm xúc… đối với thơ và chi tiết
về tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật…đối với truyện
- Mỗi kiểu bài tôi hướng dẫn kĩ một đề cho các em hiểu, biết cách làm, các
đề khác yêu cầu học sinh luyện viết ngoài giờ rồi kiểm tra. Cứ luyện cho học sinh
thì sẽ giúp cho kĩ năng viết bài của các em tốt dần lên. Học văn là phải luyện, phải
đọc, phải ôn như lời khuyên “văn ôn, võ luyện”.
- Ngoài tiết chú trọng tiết dạy Tập làm văn, tiết tiếng Việt, tiết Văn bản vừa
dạy các em nắm chắc kiến thức vừa phải cho luyện viết đoạn văn, sự liên kết các
đoạn văn để học sinh thành thạo kĩ năng viết đoạn đến bài văn hoàn chỉnh
- Tiếp theo là học sinh phải đọc sách: kĩ năng đọc sách không phải ai cũng
có, từ những tác phẩm giản lược được học trên lớp, hãy vận dụng và tìm những
quyển sách, những tác phẩm liên quan đến bài học, sẽ tìm thêm những kĩ năng cho
cách hành văn cũng như dẫn chứng hay, sắc sảo cho bài làm của mình, dùng viết
gạch chân những ý quan trọng, chép ra sổ tay những kiến thức cần thiết.
- Với mong muốn giúp học sinh ôn thi tốt thì ngay đầu năm giáo viên phải
luyện cho các em dần những thói quen học lí thuyết, vận dụng thực hành viết văn.
Tôi đã vận dụng kinh nghiệm bản thân, sự hỗ trợ của đồng nghiệp để nâng chất
lượng ôn thi. Kết quả tôi gặt hái chưa cao, song được cải thiện dần. Tôi nghĩ nếu
chúng ta dành nhiều thời gian cho việc dạy học, chú trọng nội dung ôn củng cố
kiến thức, quan tâm nhiều hơn đến học sinh, đòi hỏi chúng ta có những cách dạy,

cách ôn luyện phù hợp thì chất lượng môn Ngữ văn ngày một tốt hơn.
- Tôi lưu ý học sinh một vài phương pháp học đem lại hiệu quả như sau:


+ Học Ngữ văn, trước hết cần nắm vững đặc điểm, yêu cầu, nội dung từng
phân môn trong chương trình Ngữ văn và mối quan hệ hữu cơ có mật thiết của các
phân môn: Văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn.
+ Thứ hai, phải tiếp cận trực tiếp với từng bài học trong từng phân môn
(không phải một lần mà nhiều lần) - nhất là với các tác phẩm dài, khó nhưng rất có
giá trị. Chẳng hạn như Chiếc lược ngà, Những ngôi sao xa xôi…Không đọc bài
học trước ở nhà hoặc không đem sách giáo khoa đến lớp hoặc có đem mà không
theo dõi khi bạn đọc, giáo viên đọc hoặc trong quá trình nghe giảng thì sự tiếp
nhận tri thức các bài học sẽ là sự áp đặt, thụ động, không thể hiểu kỹ, sâu để nhớ
và vận dụng được khi làm bài kiểm tra, trong các kỳ thi cũng như trong cuộc sống
sau này.
+ Thứ ba, với từng phân môn phải có phương pháp học phù hợp mới có
hiệu quả: Phân môn đọc hiểu tác phẩm nhất thiết các em phải đọc kỹ tác phẩm,
đọc kỹ hệ thống câu hỏi, suy nghĩ và chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Những chỗ
chưa hiểu hoặc có “ vấn đề ” cần chuẩn bị ý kiến hỏi thầy khi nghe giảng; Phân
môn Tiếng Việt phải chú ý làm bài tập thực hành. Phần lý thuyết cũng cần đọc
trước để ghi nhớ những tri thức cơ bản nhất v.v...
+ Thứ tư, chương trình, nội dung bài học tất cả các phân môn mang tính
pháp lý cao - “học gì thi nấy” nên không được coi nhẹ bất cứ bài học nào, không
học tủ, học lệch; thích thì học kỹ, không thích thì học qua loa đại khái. Phải học
đều các bài, các phân môn. Muốn vậy phải hết sức coi trọng chuyên cần, tập trung


tư tưởng, lắng nghe lời giảng kỹ lưỡng, ghi chép đầy đủ và cẩn thận, giữ gìn sách
vở, coi đó là một tài sản quý báu của người học trò
+ Thứ năm, mục tiêu cấp học là rèn luyện nhân cách, bồi dưỡng tri thức; lên

lớp, tốt nghiệp, thi tuyển; là nền tảng sau này thi cao đẳng, thi đại học... nên trong
quá trình học các môn khoa học nói chung, môn Ngữ văn nói riêng vừa phải coi
trọng học nắm chắc kiến thức cơ bản, trọng tâm trong mỗi bài học vừa phải chú ý
kiến thức mở rộng, nâng cao và nhất là rèn kỹ năng, vận dụng thực hành khi giải
quyết những vấn đề cụ thể được đặt ra trong từng đề bài kiểm tra, kiểm tra học kì
giai đoạn tiến đến thi tuyển vào lớp 10. Điều này không chỉ đáp ứng yêu cầu của
kiểm tra học kì, kì thi tuyển mà còn có tác dụng khắc sâu, bổ sung kiến thức và kỹ
năng phục vụ tốt cho kỳ thi sau này.
+ Thứ sáu, một phương pháp chung mang ý nghĩa then chốt, có tầm quan
trọng đặc biệt là vai trò tích cực, chủ động trong học tập của các em ở tất cả các
phân môn; ở mọi khâu: chuẩn bị ở nhà, nghe giảng và học tập tại lớp; tự ôn tự học
ở nhà, khi làm bài kiểm tra, bài thi và cả việc ngoại khoá văn học.Tất nhiên là đều
có sự dẫn dắt, hướng dẫn của thầy nhưng phần vận động tự thân, độc lập suy nghĩ,
định thời gian là cách thức học tập cho phù hợp với mỗi học sinh luôn có vai trò
quyết định kết quả học tập, sự thành bại của chính mình.
- Giáo viên cần đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đánh giá :
+Với việc kiểm tra thường xuyên giáo viên cần đa dạng hóa để học sinh tự
giác học tập.


+ Kiểm tra vở ghi: kiểm tra chữ viết, kiểm tra nội dung ghi chép có đầy đủ
không, giáo viên nhắc nhở về cách ghi chép, kiểm tra sách, tài liệu- sách tham
khảo, vở nháp của học sinh. Học sinh nào chưa có, chưa đúng yêu cầu nhắc nhở để
kiểm tra lại. Nên giới thiệu một số sách tham khảo cho học sinh sưu tầm để học
tập.
+ Kiểm tra đầu giờ: kiểm tra miệng nội dung đã nhắc từ tiết trước.
+ Vừa kiểm tra miệng, vừa kiểm tra viết: Kiểm tra miệng có thể là tác giả,
bài văn; kiểm tra viết có thể cho học sinh viết nội dung nghệ thuật của tác phẩm,
truyện, bài thơ…
+ Làm bài tập Tiếng Việt: Nếu bài tập trong sách giáo khoa nên kiểm tra

sách của học sinh để tránh việc học sinh ghi lời giải vào bài tập trong sách.Có thể
ra bài tập tương tự sách giáo khoa cho học sinh trung bình, yếu; bài tập nâng cao
cho học sinh khá
* Đối với học sinh chưa thuộc kĩ hoặc không thuộc. Lần đầu cho kiểm tra
vào cuối tiết. lần 2 cho học lại và kiểm tra vào tiết học chuyên đề, lần tiếp theo có
thể bố trí riêng một buổi để kiểm tra nếu không sửa chữa sẽ mời gia đình đến để
thông báo, nhắc nhở, trao đổi thêm. Đối với những học sinh cá biệt như lười học,
yếu kĩ năng, ... giáo viên nên lập một danh sách riêng để chú ý kiểm tra nhiều hơn.
Giáo viên cũng cần nhắc nhở, động viên các em yếu kém qua giờ dạy phụ đạo.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
- Tất cả các giáo viên ôn thi đều có thể áp dụng
- Tất cả học sinh khối 9 đều áp dụng được.


3.4.Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:
Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn bao quát chương trình.
Học sinh ôn tập tốt dần dần đạt hiệu quả hơn.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đã áp dụng qua những năm
ôn thi môn ngữ văn khối 9. Rất mong được sự đón nhận, sự đóng góp ý kiến của
đồng nghiệp để đề tài của tôi có thể ứng dụng được. Tôi có thêm kinh nghiệm, tự
tin hơn trong việc hướng dẫn học sinh ôn thi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ngày 10 tháng 4 năm 2016




×