Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt phần môn luyện từ và câu qua hoạt động ngoại khóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.29 KB, 14 trang )

I. TÊN ĐỀ TÀI:
GIÚP HỌC SINH LỚP NĂM HỌC TỐT PHÂN MÔN LUYỆN
TỪ & CÂU QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ.
II. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong chương trình tiếng Việt 5 , phân môn Luyện từ & câu là một
môn khoa học có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh (HS) những tri thức cơ bản,
hiện đại, phổ thông và chính xác về tiếng Việt, hình thành và phát triển ở HS
các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết), để học tập và giao tiếp
trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
Hoạt động ngoại khoá nằm ngoài chương trình dạy học chính khoá có
vai trò kích ứng, phát triển sự hứng thú, nhận thức sáng tạo, là môi trường để
HS bộc lộ, phát triển nhân cách trong sinh hoạt cộng đồng, trong hoạt động
tập thể.
Như vậy tổ chức ngoại khoá để HS có điều kiện thể hiện ngôn ngữ,
khơi dậy, đánh thức những khả năng tiềm ẩn, khả năng sáng tạo của các em
mà bình thường các em không có môi trường. Tổ chức ngoại khoá tốt trẻ có
môi trường giao lưu phát triển ngôn ngữ.
Chính vì thế tôi chọn đề tài “GIÚP HỌC SINH LỚP NĂM HỌC TỐT
PHÂN MÔN LUYỆN TỪ & CÂU QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ”
III.CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Lớp 5 là lớp cuối cấp của Bậc Tiểu học các kĩ năng giao tiếp đòi hỏi
cao dần về mức độ từ yêu cầu giao tiếp thông thường nâng lên yêu cầu giao
tiếp chính thức, cũng như yêu cầu đặt ra cho HS học hết Bậc Tiểu học phải có
vốn từ trên 5000 từ nhưng thực tế ở HS lớp 5, HS rất nghèo về vốn từ, do vậy
các em khó học tốt môn Luyện từ & câu (ở đây tôi muốn đề cập đến HS ở
vùng sông nước, môi trường giao tiếp của các em rất hạn chế) dẫn đến các
phân môn Tập làm văn, Kể chuyện, Tập đọc … các em học rất khó khăn, môn
Tiếng việt chất lượng hạn chế.Cách diễn đạt lúng túng, ngại giao tiếp, càng lo
sợ khi giáo viên (GV) gọi kiểm tra, xây dựng bài.
Từ những khó khăn trên của HS lớp 5 qua nhiều năm giảng dạy thúc
đẩy tôi suy nghĩ ngoài việc dạy trên lớp cần có hoạt động ngoại khoá giúp các


em học tốt phân môn Luyện từ và câu.
IV.THỰC TRẠNG:
Thực trạng lớp 5 tôi chủ nhiệm qua theo dõi thời gian đầu học tập cũng
như kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm rất hạn chế, tôi theo dõi và thống kê
như sau:
1. Thực trạng:
a) Với đề kiểm tra chất lượng đầu năm phân môn Luyện từ và câu
(năm học 2009- 2010).
* Em hãy đặt câu với từ: chăm học
Kết quả:

TSHS
SỐ HỌC SINH
ĐẶT CÂU ĐÚNG ĐẶT CÂU
LỦNG CỦNG
ĐẶT CÂU KHÔNG CÓ TỪ
THEO YÊU CẦU
31 10 15 6

b) Khi giao tiếp, khi gọi xây dựng bài tôi thống kê.
TSHS
SỐ HỌC SINH
DIỄN ĐẠT TỐT DIỄN ĐẠT LÚNG TÚNG KHÔNG DIỄN ĐẠT
ĐƯỢC
31 9 17 5

C) Khi gọi HS đọc đề Toán, đọc đoạn văn, đọc bài văn thống kê:

TSHS
SỐ HỌC SINH

ĐỌC DIỄN CẢM ĐỌC KHÔNG NGẮT
CÂU
ĐỌC SAI TỪ DO KHÔNG
HIỂU NGHĨA
31 12 10 9
d) Tổng hợp kết quả chất lượng môn Tiếng Việt đầu năm.

TSHS SỐ HỌC SINH
GIỎI KHÁ TRUNG BÌNH YẾU
31 4 8 7 11
2.Tìm hiểu nguyên nhân:
a. Do số ít HS còn nói lắp, phát âm sai phụ âm đầu (như s- x; tr- ch; gi-
d), sai vần (ưu- ui; oa, oi- a…)
b.Do một số HS chưa có ý thức rèn đọc- hiểu (mặc dù ở các lớp 2, 3, 4)
dã rèn đọc - hiểu
c. Một số HS hiểu đơn giản “đọc” là nói to lên thành tiếng không coi
trọng về ngữ nghĩa của từ, của câu, của đoạn văn.
d. Đa số HS hạn chế vốn từ, chưa hiểu nghĩa của từ ngữ do ý thức
chính xác về ngữ nghĩa tiếng Việt của các em chưa có.
e. Môi trường giao tiếp của các em hạn hẹp do các em sống ở vùng ven
biển ngoài giờ học ở lớp về nhà các em chỉ biết chơi bi với em nhỏ, đánh lưới,
đơm tép…không có môi trường giao tiếp để trau dồi ngôn ngữ, gia đình
không quan tâm đến việc cung cấp sách, báo, truyện đọc để các em đọc, học
cách đặt câu, viết văn.

V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Xuất phát từ yêu cầu môn học, tầm quan trọng của hoạt động ngoại
khoá, nguyên nhân hạn chế của HS về vốn từ ngữ. Qua nhiều năm trực tiếp
giảng dạy, suy ngẫm, tham khảo, học tập từ đồng nghiệp tôi đã áp dụng một
số phương pháp kết hợp hoạt động ngoại khoá nhằm giúp các em hệ thống, ôn

luyện, bổ sung, nâng cao kiến thức từ ngữ nhằm giúp các em học tốt phân
môn Luyện từ và câu để học tốt các môn học trong chương trình qui định như
sau:
1. Thành lập nhóm từ ngữ:
a) Chọn tổ trưởng, tổ phó:
Đây là một lực lượng hỗ trợ đắc lực cho giáo viên (GV), là cầu nối giữa
HS với GV vì thế qua những lần kiểm tra, giao tiếp chọn ra 6 em thật sự có
năng lực, có kiến thức từ ngữ, ham thích hoạt động, có hiến kế học tập, …
chọn các em làm Tổ trưởng, Tổ phó tổ học tập (thành lập 3 tổ học tập). GV
lên kế hoạch cụ thể cho từng chủ đề, từng mảng kiến thức thống nhất với các
em. Sau đó phân công cụ thể trách nhiệm cho từng nhóm.
VD:
* Với chủ đề: Việt Nam- Tổ quốc em
- Giao cho nhóm 1: Tìm trong những bài tập đọc, tập làm văn, chuyện
kể… những từ đồng nghĩa nói về Tổ quốc, nói về nhân dân…
- Giao cho nhóm 2: Sưu tầm câu Ca dao, Tục ngữ, Thành ngữ nói về
Tổ quốc, nói về nhân dân.
* Với chủ đề: Cánh chim hoà bình.
Phân công nhiệm vụ ngược lại cho các nhóm ;
- Giao cho nhóm 1: Sưu tầm câu Ca dao, Tục ngữ, Thành ngữ nói về
tình hữu nghị- hợp tác
- Giao cho nhóm 2: Sưu tầm qua các bài tập đọc, tập làm văn, chính tả
những từ trái nghĩa nói về chủ đề Cánh chim hoà bình
- Giao cho nhóm 3: Viết đoạn văn nói về một miền quê thanh bình
b) Thành lập nhóm học tập:
Theo phương pháp dạy học hiện nay. Phương pháp tích cực hoá hoạt
động của người học, GV đóng vai trò người tổ chức hoạt động của HS, mỗi
HS đều được hoạt động, được bộc lộ mình và được phát triển.Tôi không đưa
ra những kết quả có sẵn mà xây dựng hệ thông câu hỏi, bài tập hướng dẫn HS
thực hiện các hoạt động nhằm chiếm lĩnh kiến thức và phát triển kĩ năng sử

dụng tiếng Vịêt.
Theo đây là 3 nhóm trưởng, 3 nhóm phó chon ra trong số HS còn
lại của lớp vào nhóm học tập của mình theo địa bàn dân cư, vị trí ngồi học,
năng lực học tập (có Giỏi- Khá- Trung bình- Yếu), trong lớp còn có một vài
cá nhân cá biệt cho cá nhân đó tự chọn vào nhóm mình thích, nhằm tạo sự
thoải mái tư tưởng trong học tập cho các em.
Khi GV đã phân công nhiệm vụ cho nhóm xong, nhóm trưởng, nhóm
phó tiếp thu, truyền đạt, phân công các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm
vụ
Các nhóm hoạt động theo mô hình
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ bài các tổ trưởng tổng hợp báo cáo với GV,
GV chọn lọc đưa lên “Tập san” hệ thống kiến thức theo từng bài học, chủ
điểm.
2. Xây dựng Tập san từ ngữ:
GIÁO VIÊN
TỔ HỌC TẬP SỐ1
TỔ HỌC TẬP SỐ 2
TỔ HỌC TẬP SỐ 3
Đây là nơi rèn luyện viết văn cho HS và cũng là nơi phản ánh những
hoạt động của lớp. Nội dung Tập san được thực hiện theo chủ đề học tập của
phân môn Luyện từ và câu trong chương trình học nhằm củng cố. bổ sung
kiến thức đã, vừa, đang học cho các em, rèn cho trẻ kĩ năng viết văn bản,
trang trí thẩm mĩ.
Cách tiến hành:
Giới thiệu cho HS xem một vài tập san về thơ ca, về tập san Toán, Chính
tả… để HS hình dung tập san như là một tờ báo treo tường thu nhỏ tiện việc
cất giữ thuận tiện, HS sẽ hình dung được cách trình bày
GV liên hệ với thư viện Nhà trường giúp các em có tài liệu với nội dung
phù hợp theo chủ đề
VD: GV mượn giúp HS Từ điển tiếng Việt, Từ điển ca dao tục ngữ Việt

Nam, Báo thiếu niên …
Nội dung, hình thức tập san đơn giản phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi
của các em.Hằng tháng có thay đổi chủ đề tập san

Giao cho các nhóm trưởng, nhóm phó thực hiện có sự cộng tác của các
thành viên trong nhóm và có sự kiểm tra điều khiển của GV
Vì đây là tập san tiểu học nên hình thức cũng rất đơn giản
Tờ bìa của tập san được trình bày

TRƯỜNG………………………

Năm học ………

Bên trong là những tờ thu thập kiến thức của phân môn theo hệ thống
CHỦ ĐỀ CÁNH CHIM HOÀ BÌNH
BÀI HỌC
MỞ RỘNG VỐN TỪ: HOÀ BÌNH
TỪ ĐỒNG
NGHĨA
TỪ ĐỒNG
ÂM
TỪ NHIỀU
NGHĨA
TỪ TRÁI
NGHĨA
Hoà bình,
thanh bình,
thái bình,
bình yên…
Hoà hảo, hoà

mạng, hoà
âm, hoà
dịu…
Hoà tan, hoà
tấu, hoà
quyện…
chiến tranh,
xích mích,
mâu thuẩn…
……………
……………
Tờ kiến thức nâng cao
TỪ TƯỢNG
HÌNH
GIẢI NGHĨA TỪ SÁNG TÁC ĐOẠN VĂN
1. vằng vặc
2. thấp thoáng
3…………….
4…….………
Rất sáng, không
một chút gợn
Lúc hiện lúc ẩn
Trăng sáng vằng vặc, chúng em
chơi trận giả thích thật. Mơ ước
ngày mai em sẽ là chú bộ đội tí hon.

Bóng áo chàm thấp thoáng trên
nương. Em nghĩ mà thương mẹ vô
cùng.
Để tiện việc trình bày và giới thiệu trực tiếp đến các bạn HS và bảo

quản tập san được tốt, ta cho trình bày trên giấy A
3
đánh vi tính (HS đã được
học vi tính, đánh văn bản, vẽ paint). Tờ bìa tập san là giấy thơm bọc nhựa, tập
san được đính lên phía trước lớp học. Cứ 3 (hoặc 4) chủ đề ta hình thành 1 tập
san. Vậy chương trình lớp 5 có 10 chủ đề ta hình thành 3 tập san. Tập san này
phải được chọn từ những tinh tuý của cả lớp.
Sự chấm chọn để hoàn thành tập san có sự kết hợp giữa HS- GVCN-
TT Khối 5- HPCM (có nghĩa khi chọn bài, chọn từ ngữ để đăng lên tập san có
gì khúc mắc GVCN trao đổi cùng TTCM, HPCM để đạt hiệu quả cao).
Qua việc thực hiện tôi thấy in tập san tiếng Việt phân môn Luyện từ và câu
lớp 5 để trau dồi từ ngữ cho các em học tốt môn học không tốn kém gì nhiều.
Vì giấy A
3
, đánh vi tính, vẽ trình bày, bút màu trang trí tất cả đều có ở trường,
có ở bộ đồ dùng dạy học lớp 5 ta cũng cần sử dụng để phát huy.
3. Tổ chức hội thi tìm từ ngữ hoàn thành tập san:
Trong thời gian học (hoặc có thể kết thúc) về chủ đề nào đó. GV giao
nhiệm vụ cho các nhóm (nhóm trưởng, nhóm phó) điều khiển nhóm sưu tầm
trong các bài tập đọc, chính tả, … 5 đến 7 từ hay rồi dựa vào những từ đó làm
sáng tác đoạn van, viết thơ, từ những từ hay đó chọn ra từ khó phát âm
đúng,từ nào dễ viết sai chính tả, nhờ GV góp ý rồi cho đăng vào tập san.
Tháng sau, GV chọn chủ đề khác phù hợp với nội dung học tập tiếng
Việt trên lớp cho các nhóm tiến hành tương tự. Chọn 10 từ hay để viết đoạn
văn, tìm hiểu từ khó đọc, từ khó viết, từ đồng âm, từ từ trái nghĩa, … lần lượt
cho đến hết năm học.
4. Tổ chức câu lạc bộ luyện từ và câu:
Theo một Nhà giáo dục đã nói:
Tôi nghe thì dễ quên
Tôi nhìn thì dễ nhớ

Tôi làm thì dễ hiểu.
Cho nên đối với HS Tiểu học các em đang ở độ tuổi phát triển, não bộ
cũng đang phát triển nhưng lối mòn trí nhớ thì chưa có, tiếp thu nhanh khi
nghe lại quên nhanh sau đó. Vì thế các em cần phải có sự tham gia trực tiếp
thì các em mới ghi nhớ kiến thức được lâu. Nên tôi tổ chức hình thức hoạt
động này với sự tham gia tự nguyện của những HS ham thích và có nhu cầu
hiểu biết về phân môn Luyện từ và câu sau dần sẽ thu hút các bạn vào hoạt
động học tập nầy một cách nhẹ nhàng.
Để tổ chức thành công, tôi xây dựng các nội dung và hình thức phù hợp
với trình độ, chương trình học ở lớp và đặc điểm tâm lý của các em như: Thi
đố vui từ ngữ, trò chơi ngôn ngữ, đối thoại ngôn ngữ qua một tình huống cụ
thể, sáng tác ngẫu hứng…
VD: Nhóm 1 đưa ra một tình huống, yêu cầu nhóm 2, 3 đóng vai đối
thoại
Nhóm 2 đưa ra một đoạn văn, yêu cầu tham gia trả lời câu hỏi.
H1: Tìm từ đồng âm có trong đoạn văn
H2: Đạt câu nhanh và đúng với từ “….”
H3: Tìm trong đoạn văn câu có dùng từ hô ứng
………
Hoặc đố nhau:
1. Đặt câu với từ “bay” chỉ ra nghĩa gốc, nghĩa chuyển.
(nếu các bạn HS không tìm được thì nhóm chuẩn bị câu gợi ý)
VD:
- bay (nghĩa gốc):
* Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời
- bay (nghĩa chuyển)
* Bác thợ nề cầm bay thoăn thoắt trát tường.
* Chiếc áo này đã bay màu.
* Đạn bay rào rào.
Về hình thức tổ chức câu lạc bộ này tôi chọn một ban tổ chức gồm GV

và các em HS trong 3 tổ trưởng có năng lực tiếng Việt đã chọn từ lúc ban đầu.
Về thời gian có thể một tuần, có thể 2 tuần trong tiết sinh hoạt tập thể
giành ra 15, 20 phút thay vì chơi những trò chơi thường lệ “kéo co”, “mèo
rượt chuột”, “trồng nụ, trồng hoa”…Tôi tổ chức sinh hoạt “Câu lạc bộ Luyện
từ & câu” với các trò chơi “Đố vui ngôn ngữ” trong phạm vi kiến thức mà
mình cần ôn luyện. Khu vực tổ chức vui chơi có thể ngoài sân trường, có thể
ngay trong lớp học, chỉ cần một bàn cho Ban giám khảo, lớp ngồi thành vòng
tròn hoặc ngồi đối diện với Ban giám khảo. Một bạn trong Ban tổ chức đọc
câu hỏi hoặc cho các em bắc thăm, hái hoa đón lộc…thi nhau trả lời ai thắng
sẽ được nhận những tràng vỗ tay nhiệt liệt và tán thưởng của ccs bạn (nội
dung, kiến thức cần trả lời đúng đã được GV thống nhất cho bạn HS dẫn
chương trình câu hỏi, trong quá trình giải đáp có gì khúc mắc đã có GV tư
vấn tại chỗ).
Với hoạt động này thu hút được nhiều HS tham gia, ta cần chú ý tạo
cho HS một không khí thoải mái, tự tin, hoà đồng, trẻ phát huy được những
năng lực sáng tạo, HS rụt rè sẽ có môi trường thân thiện để bộc lộ ngôn ngữ,
HS khá giỏi phát huy được khả năng nhằm nâng cao trình độ dần sẽ giúp lớp
nâng cao được mặt bằng ngôn ngữ sẽ học tốt Luyện từ & câu.
Ngay từ đầu tôi xác định tổ chức hoạt động ngoại khoá nhằm tạo môi
trường giao lưu phong phú, giúp HS có môi trường giao tiếp đồng lứa tuổi và
chắc hẳn những giờ sinh hoạt ngoài trời nhẹ nhàng nhưng có cơ hội bổ sung
kiến thức một cách hữu ích của lớp.Tôi tin rằng sẽ có tác động tốt đến các lớp
5 cùng khối (vì những lúc lớp tiến hành đố vui để học như thế các bạn lớp
khác cũng có hưng phấn lắng nghe) điều đó tôi suy nghĩ cần mở rộng thêm
hoạt động giao lưu trong khối, trong trường. tôi đã tiến hành như sau:

5. Tổ chức giao lưu trong khối, trong trường:
Trong học kì I của năm học khối tổ chức mở chuyên đề Phân môn
Luyện từ & câu, tôi đã trao đổi cùng khối trưởng tổ chức cho HS trong khối
giao lưu kiến thức về phân môn này.

*Về nội dung kiến thức hệ thống kiến thức trong chương trình học từ
đầu năm học cho đến thời điểm giao lưu.
* Về đối tượng tham gia gồm:
-Ban cán sự (BCS) của các lớp 5 trong trường (cùng các HS ham thích
học tập nhưng giới hạn ngoài BCS lớp đi thêm mỗi lớp 3 em)
-Giáo viên chủ nhiệm các lớp 5
-Cán bộ thư viện của trường
-Hiệu phó chuyên môn
*Thành phần mời:
-Hiệu trưởng
-Khối trưởng khối 4
* Thời gian tổ chức giao lưu:
- Lần 1 vào cuối HKI
- Lần II vào giữa HKII.
* Hình thức tổ chức như một buổi giao lưu toạ đàm.
Lớp tôi chịu trách nhiệm soạn câu hỏi, chuẩn bị trò chơi để các bạn đến
tham gia vui học trả lời câu hỏi cũng có thể vấn đáp ngay trong giờ giao lưu.
VD: Trò chơi có tên gọi “Đối mặt”.
Theo kiến thức bài học từ tuần 1 đến tuần 10, tôi chuẩn bị những chữ
cái “Đ”, “T”, “N”, “H”, …cho 6 bạn có tinh thần tham gia trò chơi thực hiện.
Vòng 1 một bạn bốc thăm chữ cái, ví dụ (VD) bắc được thăm chữ cái “N ”,
tôi đã ghi sẵn yêu cầu: Tìm thành ngũ, tục ngữ nói lên phẩm chất tốt đẹp của
người Việt Nam. Sau một vòng chơi ta loại dần còn 4 bạn vào vòng 2 (nếu có
3 bạn cùng bị loại ta chuẩn bị sẵn thăm may mắn, trong 3 bạn bị loại bạn nào
bắc trúng thăm trắng bị lại, thăm may mắn sẽ được vào vòng 2), ở vòng 2 cho
các bạn bắc thăm chữ cái còn lại, VD bắc được thăm chữ cái “Đ”, yêu cầu các
bạỉâto đổi kiến thức trong bài từ đồng âm. VD: Với từ “chiếu” hãy đặt câu để
phân biệt nghĩa của nó. Sau thời gian trả lời kiến thức ta sẽ loại dần còn 2 bạn
vào vòng chung kết, ở vòng nầy yêu cầu cao hơn là cho 2 em oẳn tù tì ai
thắng sẽ được ra câu hỏi trước và mời bạn trả lời, nếu bạn đối diện trả lời

được sẽ ra câu hỏi, nếu không trả lời được sẽ là người thua cuộc và cứ tiếp tục
như thế ta sẽ khen bạn thắng cuộc.
Hình thức giao lưu, nội dung giao lưu, trò chơi cũng luôn thay đổi để
hấp dẫn các em
Với trò chơi nầy chuẩn bị gọn nhẹ vì bộ chữ cái ta vận dụng bộ ghép
chữ có ở bộ đồ dùng dạy học của khối 1
Trong buổi giao lưu nầy ngoài việc giúp cho HS trao đổi, ôn tập, củng
cố kiến thức ta còn có thể trao đổi về những khó khăn trong học tập phân môn
cũng như việc trao đổi dạy phân môn như thế nào để có hiệu quả tốt.
VD: Trong chương trình Luyện từ & câu lớp 5 hiện nay sách không đề
cập đến kiến thức từ tượng hình, tượng thanh như trước đây trong phân môn
Từ ngữ- Ngữ pháp cung cấp, vậy nay ta có cung cấp cho các em hay không,
ví như không thì làm sao để các em có vốn từ phong phú để các em viết
văn….
Và sau lần tổ chức giao lưu ở khối, rút kinh nghiệm, khắc phục những
hạn, phát huy mặt mạnh trong khâu tổ chức cũng như khâu chuẩn bị nội dung
tiến hành mở rộng giao lưu toàn trường (đối tượng tham gia sẽ được mở rộng
hơn nghĩa là bao gồm GV khối 4 cùng HS đại diện cho các lớp 4 của trường)
vì chuyên môn khối 4 tương đương chuyên môn khối 5 và là tiền đề để các
em học tốt khi lên lớp 5, đồng thời kiến thức lớp 5 có kế thừa kiến thức lớp 4.
VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Qua thực tế áp dụng các hình thức ngoại khoá như trên. Lớp 5 tôi chủ
nhiệm có kết quả tăng tiến rõ nét đó là:
- Số lượng HS đặt câu đúng, hay tăng dần
- Số HS đọc, nói mạch lạc, diễn cảm tăng.
- Số HS rụt rè, nhút nhát, ngại giao tiếp giảm.
-Khí thế giờ học luyện từ & câu sôi nổi hơn, các em ham học hơn,
không còn hiện tượng chán học
• Sự tiến bộ của HS được thể hiện qua chất lượng môn học như sau:
TSHS

CÁC KÌ
KIỂM TRA
GIỎI KHÁ TR. BÌNH YẾU
SL TL % SL TL% SL TL% SL TL%
ĐẦU NĂM 4 12,9 8 25,6 7 22,4 12 39,1
GIỮA KÌ I 8 25,6 12 39,1 5 16,0 6 19,3
CUỐI KÌ I 12 39,1 11 35,2 6 13,9 2 11,8
31
GIỮA KÌ II 14 44,8 12 39,1 4 12,9 1 3,2
DỰKIẾN
CUỐI KÌ II
15 48,0 13 41,6 3 10,4 0 0
VII. KẾT LUẬN:
Qua hoạt động tìm ngôn ngữ hoàn thành tạp san, thi đố nhau trong các
buổi ngoại khoá, nhóm sưu tầm từ hay, sưu tầm ca dao, tục ngữ, thành ngữ,
hoạt động giao lưu… mỗi một loại hoạt động là một sân chơi sôi động, thân
thiện, bổ ích là một môi trường giao tiếp đồng lứa tuổi tốt rất tốt cho HS lớp
5, bên cạnh việc học hỏi kiến thức các em còn được vun đắp tình bầu bạn.
Hoạt động nầy tạo ra móc xích thân thiện giữa GV- HS; giữa HS- HS; giữa
HS- GV. Đây là điều kiện để Gv nắm bắt nhanh được năng lực HS, phát hiện
được tài năng để bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt, HS học được ở bạn mình
sự nhạy bén, linh hoạt, vui tươi, bộc bạch khả năng một cách tự nhiên nhất
HS có năng khiếu phát huy được vai trò quản lý, biết đánh giá chính
mình, nhận xét bạn một cách khoa học qua những nhận xét nhanh của GV
trực tiếp dạy các em cũng như GV trong khối, Hiệu phó chuyên môn…
Cũng từ hoạt động nầy giúp các em ôn tập, hệ thống, bổ sung kiến
thức có bản theo từng bài học, khi các em có gì quên, lúng túng các em đến
tìm xem lại ở tập san giúp các em tìm lại kiến thức nhanh không mất thời gian
chỉ cần đôi phút trong giờ giải lao là được. Chắc chắn kiến thức học tiếng
Việt vững sẽ giúp các em học tốt các môn học trong chương trình.

VIII. ĐỀ NGHỊ:
**Đối với GV:
Tổ chức ngoại khoá phải đạt mục đích giúp HS nắm bắt được từ ngữ
tiếng Việt, vận dụng thành thạo trong giao tiếp lứa tuổi, đặt câu, viết văn
đúng. Coi ngôn ngữ là công cụ để học tốt các môn học khác và hình thành
nhân cách qua ứng xử nói năng.
Xem hoạt động ngoại khoá là một cơ hội cho các em học mà chơi,
chơi mà học, học mà vui, vui mà học vì không phải là những giờ học khô
cứng, áp lực vì điểm số mà còn là những hoạt động mang tính khoa học vừa
giúp các em thư giãn. Từ đó các em ham đến lớp để học, bớt đi những hoạt
động vô bổ đơn điệu nguy hiểm như đào cua, đánh đáo… không phải là
những yêu cầu cần thiết của gia đình.

Tổ chức thi đố vui ,giao lưu,… nội dung câu hỏi phải có dễ, có khó, có
nâng cao để khuấy động đều được mọi đối tượng trình độ. Cần chú ý kiến
thức, kĩ năng chuẩn hiện nay song cũng cần chú ý nâng cao đối với HS có đủ
khả năng nâng cao nhằm phát hiện bồi dưỡng kĩ năng tiếng Việt cho HS.
**Đối với nhà trường:
Thư vện nhà trường luôn chú ý lên lịch, giới thiệu sách phục vụ môn học
tiếng Việt phù hợp chương trình, thời gian hợp lí để HS có tài liệu tham khảo
Chuyên môn nhà trường cần mở rộng giao lưu đối với các khối trong theo
trình độ hợp lí
Chuyên môn nhà trường đề xuất chuyên phòng mở rộng giao lưu cụm về
phân môn Luyện từ và câu để giúp các trường ở hầu hết các vùng miền trong
huyện nâng cao mặt bằng tiếng Việt

MỤC LỤC
Trang
I. Tên đề tài : 1
II. Đặt vấn đề: 1

III. Cơ sở lí luận: 1
IV. Thực trạng: 2
1. Thực trạng ở lớp : 2
2. Tìm hiểu nguyên nhân: 2
V. Nội dung nghiên cứu: 3
1. Thành lập nhóm từ ngữ: 3
2. Xây dựng tập san từ ngữ : 4
3. Tổ chức hội thi tìm từ ngữ hoàn thành tập san: 7
4. Tổ chức câu lạc bộ luyện từ và câu: 7
5. Tổ chức giao lưu trong khối, trong trường : 9
VI. Kết quả nghiên cứu : 10
VII. Kết luận : 11
VIII. Đề nghị : 11
PHỤ LỤC
I. TÊN ĐỀ TÀI
II. ĐẶT VẤN ĐỀ
III. THỰC TRẠNG
1. Thực trạng ở lớp
2. Tìm hiểu nguyên nhân
IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Thành lập nhóm từ ngữ
2. xây dựng tập san từ ngữ
3. Tổ chức thi tìm từ ngữ hoàn thành tập san
4. 4. Tổ chức câu lạc bộ Luyện từ & câu
5. Tổ chức giao lưu trong khối, trong trường
V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
VI. KẾT LUẬN
VII. ĐỀ NGHỊ
VIII. PHỤ LỤC

×