Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

sáng kiến một số biện pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn mỹ thuật đạt hiệu quả ở trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (721.49 KB, 11 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số:………………………..
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn Mỹ
thuật đạt hiệu quả ở trường tiểu học.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Bồi dưỡng môn Mỹ thuật.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1 Tình trạng giải pháp đã biết
Nghệ thuật hội họa đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội.
Cùng với các môn học khác môn Mỹ thuật cũng góp phần không nhỏ vào việc giáo
dục và hình thành nhân cách cho học sinh. Chính vì vậy, trong những năm gần đây,
các ban ngành, các cấp đặc biệt là ngành giáo dục tổ chức rất nhiều hội thi vẽ tranh
dành cho học sinh năng khiếu và các em yêu thích hội họa có cơ hội vui chơi, thỏa
sức đam mê và sáng tạo nhằm để nâng cao hiểu biết về nhiều mặt như: đạo đức, trí
tuệ thẩm mỹ...Vì vậy mục tiêu của môn Mỹ thuật ở tiểu học là giúp học sinh phát
triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và kỹ năng cơ bản để hình
thành nhân cách con người, hiểu được cuộc sống và luôn biết vươn lên cái hoàn
thiện: Chân- thiện- mỹ.
Là giáo viên dạy Mỹ thuật, tôi nhận thấy những học sinh học tốt không hoàn
toàn là những em có năng khiếu môn Mỹ thuật. Ở cấp tiểu học không đòi hỏi ở
người học những khả năng bẩm sinh mà đòi hỏi ở khả năng tiếp thu kiến thức,
niềm đam mê, tính tích cực và chịu khó. Vì vậy, để đạt được những yêu cầu trên,
giáo viên cần phải hình thành và phát huy những khả năng cần thiết cho học sinh
khi học những giờ của môn Mỹ thuật.
Ưu điểm của giải pháp cũ
Đối với giải pháp cũ, phần lớn học sinh phát huy được tính tích cực, sáng tạo
và khả năng vốn có của học sinh năng khiếu.

1




Nhược điểm của giải pháp cũ
- Chưa tìm hiểu kĩ để phân loại học sinh theo nhóm đối tượng như: có năng
khiếu bẩm sinh, yêu thích, đam mê hội họa để từ đó có những giải pháp phù hợp để
bồi dưỡng học sinh giúp các em tiến bộ hơn;
- Chưa tạo điều kiện để các em thật sự tự tin và tự nguyện tham gia vào lớp
bồi dưỡng.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
3.2.1.Mục đích của giải pháp
- Bước đầu hình thành cho học sinh cách vẽ, cảm nhận màu sắc và kích thích
trí tưởng tượng, gây sự chú ý, hứng thú cho các em đối với môn Mỹ thuật, giúp các
em học tốt môn Mỹ thuật, nâng cao chất lượng dạy và học. Đồng thời giúp cho học
sinh có năng khiếu phát huy được sở trường của mình và mạnh dạng tham gia vào
các hội thi do ngành giáo dục tổ chức.
3.2.2. Nội dung của giải pháp
a) Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp so với giải pháp đã,
đang được áp dụng
Bồi dưỡng học sinh năng khiếu không có nghĩa là chỉ áp dụng cho những học
sinh có năng khiếu bẩm sinh mà bên cạnh đó còn có một nhóm đối tượng rất quan
trọng mà người giáo viên không thể bỏ qua đó là nhóm học sinh yêu thích, đam mê
hội họa. Đây là nhóm đối tượng mà bản thân tôi cảm thấy rất tâm đắc trong quá
trình bồi dưỡng và rèn luyện cho các em ;
Trong bồi dưỡng phải bồi dưỡng toàn diện và sang tạo. Chỉ bồi dưỡng kiến
thức không chưa đủ, phải rất chú ý bồi dưỡng phương pháp, kỹ năng, phương pháp
học tập: tự chiếm lĩnh tri thức. Bồi dưỡng tri thức, bồi dưỡng lòng say mê, tình
cảm, trách nhiệm.
Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng, để công tác giảng dạy, bồi
dưỡng học sinh năng khiếu đạt hiệu quả cao, giúp học sinh tích cực học tập, yêu
thích môn Mỹ thuật hơn, thì giải pháp thực hiện phải phù hợp, đơn giản, dễ hiểu

chính là điều mà tôi luôn tìm tòi, trăn trở.
2


b) Các bước thực hiện giải pháp
Trước hiện trạng đó, để bồi dưỡng cho học sinh đạt hiệu quả cao trong các hội
thi tôi đã nghiên cứu và vận dụng những giải pháp sau vào công tác bồi dưỡng học
sinh năng khiếu.
- Phân loại học sinh theo khả năng vẽ
Sau khi nhận lớp. Qua tìm hiểu, điều tra để nắm chắc đối tượng học sinh và
lựa chọn, đặc biệt là về kĩ năng vẽ và phân loại học sinh theo ba đối tượng:
+ Đối tượng 1: Học sinh vẽ tốt;
+ Đối tượng 2: Học sinh cảm nhận được cái đẹp và yêu thích hội họa;
+ Đối tượng 3: Học sinh vẽ còn hạn chế nhưng ham thích vẽ.
Dựa vào đối tượng học sinh mà có cách sắp xếp nội dung, hình thức bồi
dưỡng sao cho hợp lý.
- Chuẩn bị trước khi bồi dưỡng
Để quá trình học ở lớp được đảm bảo thì quá trình bồi dưỡng cần được tổ
chức ở những buổi không có giờ học chính khóa. Vì vậy, giáo viên cần liên hệ,
hoặc gặp gỡ trực tiếp gia đình trao đổi về việc học của các em. Từ đó gia đình sẽ
nhắc nhở và hỗ trợ các em trong quá trình bồi dưỡng. Có như vậy, thì việc bồi
dưỡng các em sẽ đảm bảo được thời gian và đạt hiệu quả tốt hơn.
- Bồi dưỡng cho học sinh kỹ năng quan sát
Bồi dưỡng kỹ năng quan sát nhằm giúp các em biết cách chủ động quan sát,
nhìn ngắm đồ vật, sự việc, hiện tượng thiên nhiên, con người xung quanh. Quan sát
từ tổng thể đến chi tiết, so sánh, đối chiếu, phân tích tổng hợp khái quát để nắm bắt
được đặc điểm, nội dung, hình thức, đồ vật, sự việc, hiện tượng, thiên nhiên v.v...
góp phần hình thành thị hiếu thẫm mỹ và thói quen quan sát nhận ra vẽ đẹp của
mọi vật xung quanh, thích sáng tạo và trân trọng cái đẹp.
Ví dụ: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát con gà thì cần đưa ra câu hỏi gợi

mở như: Con gà có những bộ phận chính nào? Chi tiết nào làm cho con gà nổi
bật?, Lông con gà có những màu gì?, Lợi ích của chúng như thế nào?... Từ đó, các
em sẽ định hướng được mục tiêu và chủ động quan sát. Sau khi quan sát, nên cho
3


các em tự nhận xét nhằm tăng cường hình tượng tri giác, tính hệ thống và khái quát
được kết quả quan sát, lý giải sự vật tốt hơn.
- Bồi dưỡng cho học sinh kỹ năng, xác định bố cục
Bồi dưỡng kỹ năng, xác định bố cục là rèn cho học sinh cách sắp xếp các hình
mảng, trên giấy, cân đối thuận mắt, có nhóm chính, nhóm phụ, mảng chính thường
nằm ở trọng tâm của bức tranh, lớn hơn mảng phụ để tạo được sự cân đối thuận
mắt cho người xem.
Ví dụ như hình 1: Mảng chính là mảng số 1 to, rõ và nằm ở giữa, các mảng
phụ nhỏ hơn là mảng 2, 3, 4, 5, 6, 7 nằm ở xung quanh mảng chính, có được bố
cục cân đối, thuận mắt thì khi vẽ hình sẽ dễ dàng và tốt hơn.

Hình 1
- Bồi dưỡng cho học sinh kỹ năng vẽ hình
Trên cơ sở kết quả quan sát nắm bắt được đặc điểm hình dáng hiện tượng sự
vật, sự việc, hình tượng, con người đã được lựa chọn, sử dụng trí nhớ hoặc tư liệu
các em vẽ lại hình trên giấy cho đúng đặc điểm, hình dáng, hiện tượng, sự vật, sự
việc, nhân vật phác hình từ khái quát, tổng thể đến chi tiết. Nếu không biết cách
phác hình thì bài vẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn.
Ví dụ: Nếu chủ đề của tranh là an toàn giao thông thì từ bố cục ở hình 1 các
em có thể vẽ phát các hình ảnh chính trước bằng các nét đơn giản vào mảng số (1)
là 2 học sinh đang qua đường, các mảng phụ các em cũng sẽ lần lượt vẽ phát bằng
4



các nét đơn giản vào mảng (2), (3) là cây xanh bên đường, (4), (6) là 2 xe ô tô lưu
thông trên đường, (5) là vỉa hè, (7) là nhà cửa và cây xanh.

Hình 2
- Bồi dưỡng cho học sinh kỹ năng chỉnh hình
Sau khi hình vẽ đã được xác định và vẽ phát những hình ảnh ấy bằng nét đơn
giản vào vị trí bố cục đã sắp xếp, học sinh biết cách so sánh, đối chiếu, chỉnh sửa
lại hình cho cân đối về tỷ lệ và đặc điểm cơ bản của hình tượng, nhân vật như ở
hình 3.

Hình 3

5


- Bồi dưỡng cho học sinh kỹ năng xác định đậm nhạt
Sau khi hình vẽ được chỉnh sửa hoàn chỉnh, cần xác định các mảng đậm,
mảng nhạt trên toàn bộ sự vật, sự việc, hiện tượng trong tranh, thể hiện được trọng
tâm của bố cục. Mảng đậm nhất và sáng nhất thường tập trung ở mảng chính để
thu hút mắt người xem. Các mảng đậm nhạt ở mảng phụ thường nhẹ hơn để tạo
không gian xa gần. Các mảng đậm nhạt cần được sắp xếp xen kẽ liên hoàn để tạo
sự cân bằng thuận mắt như hình 4, không nên dồn vào một góc làm lệch bố cục.

Hình 4
- Bồi dưỡng cho học sinh kỹ năng vẽ màu
Thông thường các màu tươi đẹp thường đặt ở mảng chính. Các màu đậm, màu
nhạt, màu nóng, màu lạnh, cần được chuyển hoá nhịp nhàng tạo sự cân bằng cho
bố cục. Để nhấn mạnh trọng tâm có thể dùng thêm nét để nhấn vào các hình tượng
ở mảng chính như ở hình 5.


6


Hình 5
Cần phát triển ở học sinh kỹ năng sử dụng các chất liệu như: màu nước, màu
bột vì học sinh ít khi sử dụng ở lớp nên trước khi luyện vẽ màu giáo viên cần
hướng dẫn cho học sinh thật kĩ từ bước pha màu đến các bước vẽ màu.
Ví dụ 1: Đối với màu bột, đây là loại màu tương đối phức tạp hơn những màu
khác nhất là khâu pha màu. Trước khi pha màu các em cần chuẩn bị màu, cọ bản,
cọ nét, nước rửa cọ, khăn thắm, giấy lót. Trong quá trình pha màu do có một số
màu khó tan nên giáo viên cần phải hướng dẫn cho các em từ bước một, như sử
dụng cồn kèm theo dung dịch pha màu, ngoài ra còn phải dùng dao nghiền màu để
làm cho màu nhanh tan hơn và mịn hơn. Bên cạnh đó khi pha màu cần nhắc nhở
các em thật kĩ là: chỉ phối hợp từ 2 đến 3 màu, không được phối hợp quá nhiều
màu sẽ làm sỉn màu, màu trở nên dơ và không được đẹp…. Đến khâu vẽ màu cũng
cần lưu ý các em vẽ từ màu nhạt đến màu đậm, vẽ cọ thật đều tay, khi đổi màu vẽ
cần rửa cọ thật sạch và dung khăn thắm cọ cho khô để màu không bị khi vẽ màu
khác. Trong quá trình vẽ màu các em cũng cần lưu ý thêm, những mãng màu vẽ
xong các em dùng giấy lót để bài vẽ được sạch, đẹp, không bị các màu khác vây
bẩn….
Để quá trình bồi dưỡng không bị nhàm chán với các loại màu quen thuộc,
giáo viên cần sưu tầm thêm các chất liệu mới, lạ với các em như: cát màu, lá cây…
Ví dụ 2: Đối với chất liệu cát màu, tuy không xa lạ với các em nhưng để tự
tay mình tạo ra một bức tranh cát đòi hỏi các em phải rèn tính tỉ mỹ, kiên nhẫn và
7


sáng tạo. Các em phải thật sự chăm chút, kiên trì từ khâu tạo nền bằng keo hai mặt:
phải đều, khích và không bị chồng mí lên nhau, đến khâu cắt hình cũng phải hết
sức cẩn thận, phải thật đều tay để không làm thủng giấy. Qua những bài bồi dưỡng

nâng cao như thế này các em rất hào hứng, thích thú và thấy yêu thích môn Mỹ
thuật nhiều hơn.
- Bồi dưỡng cho học sinh kỹ năng tự học, tự sưu tầm tài liệu
Bồi dưỡng kỹ năng tự học, tự sưu tầm tài liệu là tạo điều kiện cho các em tự
tìm kiến thức, tri thức một cách chủ động sáng tạo không phụ thuộc, bị động tiếp
thu kiến thức một chiều từ phía thầy cô. Giáo viên bồi dưỡng kỹ năng này bằng
cách yêu cầu các em sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, đọc sách báo có liên quan đến nội
dung bài học trên các kênh thông tin, báo chí, intenet, giáo viên có thể đưa ra yêu
cầu cụ thể bằng một hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập.
VD : Giáo viên có thể phát phiếu bài tập cho học sinh, có gợi ý những nội
dung cần tìm hiểu như: Tên bức tranh cần tìm hiểu là gì?, tác giả của bức tranh là
ai?, bố cục tranh được sắp xếp như thế nào?, hình ảnh chính trong tranh là gì?, màu
sắc trên tranh được vẽ như thế nào?, theo em nội dung bức tranh muốn nói lên điều
gì?, hãy nêu cảm nhận của em về nội dung bức tranh?.... Yêu cầu học sinh về nhà
tự tìm hiểu tranh, ảnh nghệ thuật qua sách báo, intenet…và điền thông tin vào
phiếu bài tập. Giáo viên thường xuyên kiểm tra phiếu bài tập của học sinh để kịp
thời góp ý và chia sẽ cho các em để các em nắm vững hơn về kiến thức mỹ thuật.
Để hình thành và phát triển các kỹ năng trên, trong các bài dạy mỹ thuật
giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung của bài học để xác định mục tiêu cụ thể .
Trong bài dạy hình thành kỹ năng nào? Mức độ đến đâu? và phối hợp nhuần
nhuyễn nhịp nhàng đồng bộ các phương pháp. Thảo luận nhóm, trực quan, luyện
tập, đàm thoại gợi mở trong bài…
Thảo luận nhóm rất tối ưu. Các em sẽ học tập lẫn nhau trong lúc thảo luận.
Trong các tiết dạy Mỹ thuật phương pháp trực quan là phương pháp thường xuyên,
là nghệ thuật thị giác giúp các em cảm cái đẹp bằng mắt. Để cho các em nhanh
chóng nắm bắt được bài và dễ hiểu hơn, giáo viên cần cố gắng sưu tầm nhiều tranh
8


ảnh, bài vẽ của học sinh khoá trước, bài vẽ đạt giải các kỳ thi, có cả bài tốt và chưa

tốt. Phong phú về thể loại, đề tài, để nhằm làm rõ về lý luận về bố cục.
Quan sát tranh minh hoạ của giáo viên và bài của học sinh khoá trước để các
em tìm ý tưởng và học tập, rút kinh nghiệm cho bài vẽ của mình tốt hơn về hình
mảng, đậm nhạt, màu sắc, không gian, ánh sáng. Cảm thụ vẽ đẹp của tranh hoặc
tìm ra những nhược điểm để rút kinh nghiệm cho bài vẽ của mình. Sau khi đã nắm
được kiến thức lý thuyết cụ thể thì bất cứ bài vẽ nào cũng áp dụng phương pháp
thực hành. Đó là thông tin hai chiều đánh giá khả năng tiếp thu bài của trò và hiệu
quả lao động của thầy.
- Bồi dưỡng cho học sinh tập vẽ tranh đề tài
Trong các kỳ thi vẽ tranh, nội dung chủ yếu vẫn là tranh đề tài. Tranh đề tài là
môn thực hành tổng hợp thử thách học sinh tất cả các kiến thức và kỹ năng hội
hoạ. Nó phản ánh cuộc sống bằng ngôn ngữ hội hoạ, bố cục, hình vẽ, màu sắc.
Muốn vẽ tranh đề tài tốt các em phải thành thạo tất cả các kiến thức, kỹ năng:
Quan sát, xác định bố cục, vẽ hình, chỉnh hình, màu sắc, đậm nhạt. Chính vì vậy,
tập vẽ tranh đề tài một lần nữa khắc sâu kiến thức, rèn luyện các kỹ năng, thao tác
trên cho học sinh. Vẽ tranh giúp học sinh thể hiện nhận thức và cảm xúc của mình
về thế giới xung quanh phát triển trí nhớ, hình thành thêm kỹ năng quan sát, lựa
chọn hình tượng tiêu biểu điển hình thể hiện nội dung đề tài. Vẽ tranh có vị trí
quan trọng, qua nhiều lần tập vẽ tranh đề tài, luyện tập thường xuyên, các kỹ năng
trên được nâng cao phát triển nhuần nhuyễn thành kỷ sảo.
Tất cả các em đều thích vẽ và có thể vẽ bất cứ lúc nào. Những nét ngây thơ,
đáng yêu đến lạ. Khi tổ chức bồi dưỡng học sinh tập vẽ tranh, giáo viên phải lưu ý
bồi dưỡng theo từng mảng kiến thức, được mảng nào chắc mảng đó. Cho học sinh
ôn tập tất cả các dạng đề tài trong chương trình giáo dục nâng dần từ dễ đến khó,
và cuối cùng tập trung vào các mảng đề tài: An toàn giao thông, vệ sinh môi
trường, vui chơi, ước mơ, gia đình, quê hương đất nước, lễ hội.
Rèn luyện các em thường xuyên vẽ tranh ở nhà như là một trò chơi, và giáo
viên thường xuyên kiểm tra, sữa bài sau mỗi buổi bồi dưỡng, cho học sinh tự treo
bài lên tường, tất cả cùng xem, mỗi em tự chọn cho mình tranh mà mình thích sau
9



đó giáo viên hỏi: Vì sao em thích? Và yêu cầu tác giả của bức tranh ấy giới thiệu
về tình cảm khi vẽ tranh của mình cho cả lớp nghe.
Vì vậy, với mỗi bài dạy, mỗi học sinh giỏi chúng ta cần tìm ra phương pháp
bồi dưỡng phù hợp. Tạo cho các em không khí thoải mái, không bị gò ép, làm phấn
chấn tinh thần học tập, say mê sáng tạo, lý thú với môn vẽ.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Qua thực tế áp dụng tôi thấy các giải pháp nêu trên có thể áp dụng cho tất cả
các trường trong huyện. Trong việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu, nếu các trường
chịu nghiên cứu và thực hiện thì chắc chắn có hiệu quả cao.
3.4. Hiệu quả của việc áp dụng các giải pháp
Trong năm học suốt 4 năm học từ năm: 2011 – 2012, 2012 – 2013, 2013
-2014, 2014 - 2015 bằng những biện pháp trên, nhờ kiên trì thực hiện mà chất
lượng bồi dưỡng của học sinh đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, chất lượng học sinh
tham gia các hội thi vẽ tranh do ngành phát động đạt nhiều kết quả tích cực như
sau :
Cụm

Cấp huyện

Cấp tỉnh

(Hội thi an toàn giao

( Vẽ tranh VSMT, vẽ
tranh ATGT, vẽ tranh hè)

Số hội


Số giải

Số hội

Số giải

(Vẽ tranh Xuân, vẽ tranh
phòng chống bạo lực học
đường, vẽ tranh Festival
dừa, thiết kế thông điệp
tết trung thu, vẽ tranh hè)
Số hội
Số giải

thi tham

thưởng

thi tham

thưởng

thi tham

thông)

Năm học

gia


gia

gia

3

7

1

( 2C, 5KK)
1

2011 - 2012

3
2012 - 2013

1

1

(1A)
1

2013 - 2014
2014 -2015

3
( 1B,


1

1

1C,1KK)
2

1

( 1B, 1KK)
1

(1A)

( 1KK)
10

thưởng

( 1KK)
1

1

1

( 1A)
1
(1C)



Bên cạnh đó trong năm 2015 – 2016 trường có tham gia một số hội thi do
ngành phát động như : Vẽ tranh ATGT: vòng cụm đạt giải A, cấp huyện đạt giải C,
ngoài ra các em tham gia rất đông hội thi vẽ tranh toàn quốc chủ đề chiếc ô tô mơ
ước do ngành phát động, trong đó có 16 sản phẩm hợp lệ dự thi.
Như vậy với một thời gian ngắn nhưng tôi nhận thấy biện pháp mà tôi đưa ra
đã thu được kết quả thật khả quan. Thiết nghĩ nếu giáo viên áp dụng các biện pháp
này một cách thường xuyên thì chắc chắn chất lượng của các em sẽ được nâng lên;
Với kết quả trên, tôi hết sức vui mừng. Bởi vì, những giải pháp mà tôi áp
dụng đã bước đầu mang lại hiệu quả. Đó cũng là nguồn động viên quý báu để tôi
tiếp tục cố gắng. Tôi sẽ chia sẻ những giải pháp này với các đồng nghiệp cùng
chuyên môn để giúp các em học sinh đạt được những thành tích tốt nhất.

11



×