CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: …………………………………………………
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp dạy cho học sinh lớp 4, 5 học tốt bài
tập đọc nhạc
2. Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục tiểu học
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Âm nhạc là phương tiện hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ trong nhà
trường phổ thông, đặc biệt là ở bậc tiểu học, thông qua môn học này đã hình
thành cho các em những kiến thức ban đầu về ca hát, về kiến thức Âm nhạc, đặc
biệt là trang bị cho các em có một thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em
phát triển toàn diện hơn, từ đó giúp các em học tốt các môn học khác.
Bản thân tôi là giáo viên được phân công giảng dạy bộ môn, tôi nhận thấy
đại đa số các em rất thích ca hát nhưng lại ngán ngại tập đọc nhạc. Qua thực tế
giảng dạy từ những năm trước đây. Tôi nhận thấy rằng trước một bài tập đọc
nhạc, ghi chép nhạc, để các em hiểu, nắm được và thực hiện tốt yêu cầu của bài
người giáo viên cần có một phương pháp truyền đạt, hướng dẫn thật tốt, đơn
giản nhưng lại hiệu quả nhất, để giúp các em nắm bắt, tiếp thu nhanh nhất kiến
thức bài học.
a) Ưu điểm
- Học sinh nắm được vị trí nốt nhạc, hình nốt, tên nốt nhạc trên khuông nhạc;
- Học sinh thể hiện đúng cao độ, trường độ.
b) Khuyết điểm
- Học sinh hưa phân biệt những chỗ phải đọc ở tốc độ nhanh, tốc độ chậm,
chậm vừa, chỗ mạnh, chỗ nhẹ đúng với yêu cầu nội dung tác phẩm của bài tập
đọc nhạc.
- Còn một số lượng học sinh rất e dè, nhút nhát, không hứng thú học hát;
- Còn một số phụ huynh học sinh coi môn Nhạc là “môn phụ” nên không
đầu tư cho con em về thời gian và đồ dùng học tập;
- Trình độ học sinh không đồng bộ;
- Một vài em khi đọc nhạc xong ghép lời ca chưa đều, chưa bộc lộ được
tình cảm của bài tập đọc nhạc.
Từ những hạn chế trên bản thân tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu, tìm ra cách
“Làm thế nào để giúp học sinh học tốt bài tập đọc nhạc”. Đó là sáng kiến nhỏ để
góp phần vào dạy học mang tính thiết thực hơn nhằm mang lại hiệu quả cao
trong mỗi giờ lên lớp.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
3.2.1. Mục đích của giải pháp
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là tìm ra những biện pháp mang tính
thiết thực và đem lại hiệu quả cao nhất nhằm giúp cho học sinh hứng thú học
môn Nhạc làm nền tảng cho học sinh hứng thú đến trường và học tốt các môn
học khác. Từ đó góp phần tạo nên chất lượng chung của ngành giáo dục.
3.2.2. Nội dung của giải pháp
Tính mới của giải pháp:
Sau một thời gian áp dụng các phương pháp, biện pháp dạy học tập đọc
nhạc thì kết quả học tập của học sinh có chuyển biến theo hướng tích cực. Âm
nhạc đã làm cho các em có một tinh thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển
toàn diện hơn và các em hứng thú hơn để học tốt các môn học khác. Đề tài này
tôi áp dụng những điểm mới:
- Xây dựng phương thức tập đọc nhạc cho học sinh;
- Xây dựng cho học sinh phương thức tập ghi cháp nhạc;
- Giúp học sinh nắm rõ về lý thuyết nhạc;
- Luyện tập cho học sinh hiện đúng cao độ và trường độ;
- Thực hiện đúng qui trình khi dạy bài tập đọc nhạc;
- Giúp học sinh đọc nhạc, ghép lời ca đều giọng, diễn cảm, rõ lời;
- Hướng dẫn học sinh cách gõ đệm theo nhịp.
Những biện pháp chủ yếu:
2
a) Xây dựng phương pháp tập đọc nhạc
Ở lớp 3, học sinh mới làm quen với các kí hiệu ghi nhạc: khóa Son,
khuông nhạc, một số hình nốt nhạc, vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc, … đặc
biệt vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc rất quan trọng, nó quyết định cho việc
đọc nhạc của học sinh ở các lớp trên, vì vậy để cho dễ nhớ tôi đã cho học sinh
ghi nhớ bằng các câu văn như sau:
- Nốt Đô: ở dòng kẻ phụ dưới;
- Nốt Rê: sát dưới dòng kẻ thứ nhất;
- Nốt Mi: ở dòng kẻ thứ nhất;
- Nốt Pha: ở khe thứ nhất;
- Nốt Son: ở dòng kẻ thứ hai;
- Nốt La: ở khe thứ hai;
- Nốt Si: ở dòng kẻ thứ ba.
Ta thường xuyên ôn tập củng cố cho học sinh ghi nhớ vị trí các nốt nhạc
trên khuông nhạc bằng các câu văn này kết hợp sử dụng khuông nhạc bàn tay
trái để khắc sâu kiến thức cho học sinh.
Ở lớp 4, do mới được tiếp xúc nên yêu cầu của phân môn tập đọc nhạc đặt
ra cho các em là hết sức nhẹ nhàng, đơn giản. Ở giai đoạn đầu tiếp cận với phân
môn này, các em phải thực hành các bài tập về cao độ, về tiết tấu, người giáo
viên phải giúp các em nhận ra được âm thanh cao, thấp tương ứng với vị trí các
nốt nhạc trên khuông trong phạm vi 1 quãng 8. Sau đó, các em được tiếp cận với
thang 5 âm: Đô - Rê - Mi – Son – La và tiến tới thang 7 âm: Đô - Rê - Mi – Pha
– Son La – Si.
Sang lớp 5, phân môn tập đọc nhạc cũng dựa trên cơ sở các kiến thức đã
học ở lớp 4 nhưng nâng cao hơn. Cả năm, các em được học 8 bài tập đọc nhạc
đều viết ở nhịp 2/4; 3/4 dựa trên cao độ của thang 5 âm: Đô, Rê, Mi, Son, La
hoặc thang 7 âm: Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si.
3
Về tiết tấu, các em tiếp tục được củng cố lại trường độ với các hình móc
đơn, nốt đen, nốt trắng, lặng đen và chấm dôi. Cách dạy thực hành các hình nốt
có thể thực hiện gõ theo tiết tấu, cũng có thể cho học sinh tập đọc bằng tên gọi
các hình nốt: đơn, đen, trắng, ta có thể thay bằng tiếng trống: Tùng, rinh...
Việc giúp học sinh tập đọc 1 bài tập đọc nhạc muốn thu được kết quả
cũng phải được thực hiện theo đúng các bước theo trình tự nhất định. Sau khi
giới thiệu bài tập đọc nhạc, nếu như ở tập hát, bước đầu tiên là luyện thanh thì ở
tập đọc nhạc sẽ phải là luyện tập cao độ. Cho các em đọc lại cao độ của các nốt
nhạc không chỉ giúp các em khởi động giọng mà còn giúp các em nhớ vị trí các
nốt trên khuông nhạc và cảm nhận cao độ các nốt so với nhau. Muốn các em
thực hiện tốt bài tập, giáo viên phải đưa ra yêu cầu để các em tìm hiểu, nhận
xét bài nhạc, bài tập đọc nhạc có mấy nốt? gồm nốt gì? Rút ra thang âm cho
học sinh đọc, có thể hoán đổi vị trí các nốt nhạc để học sinh tìm tòi ở mức
độ cao hơn nhằm kiểm tra tai nghe của các em. Về trường độ gồm những
hình nốt gì? Rút ra hình tiết tấu chung của bài tập cho học sinh đọc tiết tấu.
Trong bài có sử dụng các ký hiệu Âm nhạc nào? mục tiêu của giai đoạn này
là làm thế nào để các em nắm và thể hiện được hình tiết tấu chủ đạo của bài.
Việc thể hiện tiết tấu phải được kết hợp theo nhiều hình thức, có thể là vừa
đọc vừa vỗ tay, vừa đọc vừa gõ đệm nhạc cụ. Hình thức thể hiện cũng có thể
là cả lớp, theo tổ nhóm, cá nhân xen kẽ. Khi các em đã thực hiện tốt tiết tấu
của bài, giáo viên đàn để các em nghe và cảm nhận giai điệu theo tiết tấu,
Đây là lúc bắt đầu tập đọc bài nhạc, tập đọc từng câu theo đàn, giáo viên sửa
lỗi truyền miệng. Luyện tập củng cố theo nhóm, tổ hoặc cá nhân. Khi các em
đọc đúng cao độ, trường độ của bài, mới chuyển sang ghép lời ca. Để các em
có cảm nhận tốt hơn trong việc ghép lời ca với nhạc, giáo viên nên cho các
em tự ghép lời, sau đó, giáo viên đàn giai điệu và hát mẫu lời ca để các em
nghe, so sánh. Giáo viên bắt nhịp, học sinh đọc lại nhạc và ghép lời ca. Giáo
viên đàn lại từng câu, sửa lỗi cho các em. Giai đoạn này đòi hỏi sự kết hợp
luyện tập nhịp nhàng giữa đọc nhạc, hát lời và gõ đệm nhạc cụ. Cuối cùng là
việc đánh giá, đây là giai đoạn động viên khích lệ các em học tập. Phải
4
thường xuyên động viên học sinh, việc động viên giúp cho các em chưa thể
hiện bài tập đọc nhạc tốt sẽ cố gắng học tập hơn.
b) Xây dựng phương pháp ghi chép nhạc
Ghi chép lại các bài nhạc đã học giúp các em nắm chắc vị trí các nốt trên
khuông cũng như nhớ các hình nốt, ký hiệu đã học. Nếu như tập đọc nhạc mang
nhiều tính chất trừu tượng vì nó còn phụ thuộc vào tai nghe của từng em thì ghi
chép nhạc mang tính cụ thể hơn, hiện thực hơn. Do vậy, việc hướng dẫn các em
ghi chép đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên, đơn giản không có nghĩa là không
quan trọng, ngược lại tập ghi chép nhạc là sự đúc kết giữa 2 phân môn tập hát và
tập đọc nhạc để khắc sâu kiến thức. Do đó đòi hỏi phải có sự chính xác tuyệt đối
từng vị trí nốt trên khuông nhạc, quan trọng hơn nữa là qua chép nhạc các em
phải nhớ được tên các nốt nhạc là gì, nằm ở vị trí nào, cách viết các hình nốt ra
sao, các hình nốt đó có ý nghĩa gì và phải thể hiện thế nào. Việc ghi chép nhạc
còn giúp các em ghi nhớ các ký hiệu khác về âm nhạc. Các kiến thức đó hổ trợ
cho việc tập đọc nhạc hoặc thực hiện các bài hát theo yêu cầu của tác giả như:
dấu luyến, dấu chấm dôi, dấu quay lại, dấu hồi đoạn, dấu lặng đen, lặng đơn,
ngắt câu, ...
Việc ghi chép nhạc là công việc đòi hỏi phải hướng dẫn các em thực hiện
một cách thường xuyên. Tuy nhiên không nhất thiết lúc nào cũng phải thực hiện
ngay tại lớp vì như thế sẽ mất rất nhiều thời gian. Ở lớp chỉ hướng dẫn các em
cách thực hiện việc ghi chép, nhận ra cách trình bày thế nào cho đúng, cho đẹp
còn việc ghi chép lại bài nên cho các em thực hiện ở nhà.
c) Giúp học sinh nắm rõ về lý thuyết nhạc
- Giới thiệu khuông, khóa, dòng, khe nhạc;
- Giới thiệu hình nốt đen, hình nốt móc đơn, hình nốt trắng, chấm dôi;
- Giới thiệu dấu lặng đen dấu lặng đơn;
- Khái niệm và cách đánh nhịp;
- Giới thiệu nhịp lấy đà, vạch nhịp, vạch kết thúc bài;
- Khái niệm về dấu nối, dấu luyến, dấu quay lại, khung thay đổi.
d) Luyện tập cho học sinh hiện đúng cao độ và trường độ
Luyện tập về cao độ:
5
- Trong phân môn tập đọc nhạc, luyện tập đọc độ cao là khó hơn cả. Với
các em phải tiến hành từ những âm dễ đọc nhất, phù hợp với tầm cữ giọng các
em rồi mới mở rộng thành thang 5 âm và 6 âm;
- Trước hết tập những vần ít âm với âm “son” làm trung tâm, như (mi son
la; son đô), quãng 5 (rê mi pha son la; đô rê mi pha son). Sau khi hình thành
thang 5 âm sẽ dạy tiếp quãng 6 (đô rê mi pha son la). Tuỳ tình hình thực tế của
từng bài tập đọc nhạc;
Để thực hiện nội dung trên, giáo viên có thể sử dụng các thủ pháp khác nhau:
+ Đọc nhạc theo chữ nốt: dùng phụ âm để đọc tên các nốt: đô: đ, rê: r mi:
m; son: s, la: l (thay vì phải ghi đô C; rê: D; m E; son: G; la: A)
và các lớp kế tiếp chữ nốt Si dùng phụ âm để đọc tên là (x);
+ Đọc nhạc theo sơ đồ: hình vẽ, dấu hiệu bàn tay (bàn tay khuông nhạc),
thế tay để học sinh đọc đung độ trầm bổng của âm thanh một cách cụ thể
hơn.Giáo viên phải có thủ pháp riêng để dạy các em nhận biết một cách dễ dàng
và nhớ lâu. Ví dụ: dạy các nốt nhạc trên khuông qua bài thơ “Bàn tay”
Nhìn vào 5 ngón bàn tay
Giống như khuông nhạc nó thay 5 dòng
Bàn tay, mà học thật thông
Em đọc nốt nhạc thật không khó gì
Nay đây ngón út tên mi
Ngón son đeo nhẫn, ngón xi ngay kề
Ngón trỏ tên gọi là rê
Ngón pha liền kề, anh cả bàn tay
Bàn tay, em lật , em xoay
Làm nhẩm một tí, thuộc ngay đấy mà…
+ Giáo viên đàn cao độ các nốt nhạc có trong bài tập đọc nhạc, học sinh
nghe và đọc theo (đọc cao độ từ thấp lên cao, từ cao xuống thấp hoặc đọc theo
cặp 2 nốt, trong phạm vi quãng 8 từ đô 1 – đô 2). Hoạt động này có thể thay cho
luyện thanh;
6
+ Quan trọng nhất là tập cao độ trên nền giai điệu của bài tập đọc nhạc để
các em dễ dàng bắt vào cao độ của bài tập đọc nhạc.
Luyện tập về trường độ (tiết tấu):
- Học sinh ở tiểu học, nếu kết hợp đọc cao độ và tiết tấu ngay cùng một
lúc, sẽ làm cho học sinh lúng túng, nhất là đối những học sinh không có năng
khiếu. Để học sinh tiếp thu một cách dễ dàng, giáo viên dạy luyện tập trường độ
riêng bằng cách gõ tiết tấu. Đọc không cũng sẽ gặp khó khăn, do vậy phải đọc
tiết tấu bằng âm, bằng các tiếng tượng thanh (rinh, tùng), đọc các âm với những
tên gần gũi với kí hiệu âm hơn: Nốt đen đọc là “đen”, nốt móc đơn đọc là
“đơn”, dấu lặng đọc là “lặng”, nốt trắng đọc là “trắng”;
- Đọc âm tiết tấu có ưu điểm là không ồn như gõ tay mà còn linh hoạt và
tiết kiệm được thời gian;
- Luyện tập tiết tấu dựa vào nội dung của từng bài tập đọc nhạc;
- Trong quá trình giảng dạy thực hành luyện tập tiết tấu, giáo viên cần vận
dụng các phương pháp dưới dạng trò chơi phù hợp với từng bài.
Luyện tiết tấu:
Phải nói là có rất nhiều cách cho học sinh tiếp cận với các hình nốt và tập
thể hiện đúng mối quan hệ trường độ của các âm thanh trong một tiết tấu cụ thể.
Điều đó người giáo viên có sự suy nghĩ sáng tạo thêm các thủ pháp mới nhằm
giúp học sinh tiếp thu nhanh luyện tập tiết tấu.
đ) Thực hiện đúng qui trình khi dạy bài tập đọc nhạc
Ta thực hiện theo qui trình sau:
- Theo chương trình mới tập đọc nhạc được xem là một phân môn, lớp 4
mới làm quen với bài tập đọc nhạc nhịp 2 gồm 5 nốt (đô - rê - mi - son - la) tiến
đến 6 nốt (đô - rê - mi - pha - son - la) và lần lượt xuất hiện hình nốt đen, nốt
trắng, lặng đen, nốt móc đơn, lặng đơn). Ở lớp 4, tổng cộng có 8 bài Tập đọc
nhạc, được đánh số từ Tập đọc nhạc số 1 đến Tập đọc nhạc số 8. Các bài tập đọc
nhạc đều có lời ca, dài không quá 16 ô nhịp và tất cả đều viết ở nhịp 2/4;
- Vì mới tiếp cận nên giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành các bài tập
về cao độ và tiết tấu riêng cho từng bài và thực hiện đúng theo qui trình sau:
7
+ Trước khi vào bài tập đọc nhạc giáo viên giới thiệu bài tập đọc nhạc
(không đi sâu vào kiến thức nhạc lí);
+ Học sinh xác định âm cao, thấp, trung bình và tập nói tên nốt nhạc (ví
dụ: son đen, son móc đơn, la móc đơn…., chưa đọc cao độ);
+ Tập tiết tấu: Giáo viên gõ tiết tấu trong bài tập đọc nhạc, học sinh nghe
và thực hiện lại;
+ Nói tên nốt theo tiết tấu: Giáo viên hướng dẫn học sinh vừa nói tên nốt
trong bài kết hợp gõ tiết tấu;
+ Đọc cao độ (như trên);
+ Học sinh nghe giai điệu: Giáo viên đàn chuỗi âm thanh khoảng 2-3 lần,
học sinh lắng nghe và nhẩm theo;
+ Học sinh đọc nhạc: khi giáo viên đàn giai điệu xong và bắt nhịp, học
sinh đọc chuỗi âm thanh hòa với tiếng đàn, vừa gõ tiết tấu. Ghép các chuỗi âm
thanh để đọc cả bài tập đọc nhạc;
+ Học sinh hát lời: Giáo viên đàn giai điệu cả bài tập đọc nhạc để học sinh
tự hát lời (có thể nửa lớp đọc nhạc đồng thời nửa kia hát lời);
+ Đọc nhạc và gõ đệm: Học sinh đọc nhạc và hát lời bài tập đọc nhạc kết
hợp gõ đệm theo phách (đến đây không nên gõ theo tiết tấu mà chuyển sang gõ
phách, phách là đơn vị cơ bản của trường độ);
+ Củng cố, kiểm tra: Giáo viên chỉ định tổ, nhóm hoặc cá nhân tập đọc
nhạc, giáo viên hướng dẫn các em sửa những chỗ còn chưa đạt.
Đây là qui trình có độ mềm dẻo, trong thực tế dạy học chúng ta không
cần cứng nhắc. Giáo viên có thể xử lí linh hoạt khi dạy học. Nhằm phát triển khả
năng nghe, sự cảm thụ âm nhạc và năng khiếu âm nhạc cho học sinh, giáo viên
có thể sử dụng vài bài tập như: Đàn chuỗi âm thanh ngắn (từ 4 đến 5 nốt), học
sinh chú ý lắng nghe, nhận biết đó là câu nào rồi đọc nhạc cả câu, khuyến khích
học sinh nói lên cảm nhận của mình về giai điệu, lời ca của bài tập đọc nhạc
hoặc giáo viên yêu cầu các em tập đặt lời ca mới cho bài tập đọc nhạc .
* Ví dụ: Giáo viên đàn (đô - son - đô - son - pha) trong bài Tập đọc nhạc
số 3: Cùng bước đều - Nhạc và lời: Phạm Kim. Học sinh sẽ nhận ra chính là ca
8
từ: Cùng bước đều bước vui. qua đó các em tập đặt được lời ca mới cho 5 nốt
trên như: Nào hát cùng với nhau.
* Chú ý: Dạy tập đọc nhạc, học sinh tự lắng nghe tiếng đàn mẫu của giáo
viên để cảm âm, từ đó vận dụng để tập đọc nhạc, người giáo viên đừng bao giờ
dạy một cách truyền khẩu hát nốt nhạc ngoại trừ những học sinh không có năng
khiếu và đừng để các em đó đứng ngoài tiết học.
e) Giúp học sinh đọc nhạc, ghép lời ca đều giọng, diễn cảm, rõ lời
Nguyên nhân:
- Không tập trung lắng nghe khi giáo viên bắt giọng;
- Các em bị “cuốn nhịp”, tức là các em không giữ được nhịp độ ban đầu
và có xu thế nhanh dần lên. Do cảm thụ âm nhạc còn yếu, cùng với sự ồ ạt khi
thực hiện tập thể nên việc đó rất khó khắc phục. Muốn hạn chế tối đa nhược
điểm này khi cho học sinh đọc nhạc và ghép lời ca cần lưu ý:
+ Quan sát sự chú ý của học sinh khi bắt giọng;
+ Dạy chính xác về cao độ và trường độ;
+ Cho học sinh vừa đọc nhạc vừa ghép lời ca kết hợp vỗ tay theo nhịp
hoặc theo phách;
+ Bản thân đánh nhịp chắc chắn. Khi phát hiện ra chỗ nào có xu hướng
nhanh dần, phải ngừng lại để nhắc nhở, uốn nắn kịp thời;
Một nhược điểm nữa là hầu hết khi các em mắc phải đó là ở cuối câu có
chỗ ngân 2 đến 3 phách trở lên, những chỗ có dấu nối, dấu luyến.
* Ví dụ: Tập đọc nhạc Số 5: Hoa bé ngoan
Nhạc và lời: Hoàng Văn Yến
Hoa
nhÊt,
hoa
h¬ng.
nµo
nµo
mÑ
th¬m
yªu
ngát
9
Hoa
nhÊt,
®ã
ngoan.
nµo
lµ
t¬i
th¾m
hoa
bÐ
Muốn khắc phục được bản thân phải tập chính xác từ đầu các câu nhạc đó.
Khi đọc nhạc, ghép lời ca tới chỗ đó bản thân đã đếm phách cho các em ngân đủ
(bằng những tiếng đếm, tuỳ theo tính chất, giá trị của phách ngân dài đó). Cần
tránh để các em hát sai rồi mới sửa sẽ rất khó khăn.
Làm sao để học sinh ghép lời ca diễn cảm và rõ lời:
- Sau khi tập đọc nhạc xong, muốn ghép lời diễn cảm được trước hết các
em phải thực hiện đúng về cao độ và trường độ như đã nêu trên. Đặc biệt là
giáo viên phải làm sao giới thiệu nội dung của bài tập đọc nhạc nói về vấn đề
gì? Sắc thái thể hiện ra sao? (Vui, linh hoạt, nhịp nhàng, êm dịu hay giàu cảm
xúc…). Nhất là khi hát phải thể hiện được giai điệu tiết tấu của bài hát, phải đưa
tâm hồn của mình hòa quyện vào lời hát và con tim phải thật sự rung động đến
nội dung của tác phẩm (tình bạn, cha mẹ, thầy cô, mái trường thân yêu, quê
hương đất nước, ca ngợi lãnh tụ, chế độ…)
- Các em phải phát âm thật chính xác, gọn tiếng. Chỗ nào luyến lên, luyến
xuống phải thể hiện cho được;
- Trong lúc hát, chúng ta không nên cho các em hát to quá, hát to lúc đó
thanh đới phải làm việc nhiều sẽ gây ra khàn tiếng, làm mệt giọng, ảnh hưởng
đến giọng hát sau này;
- Khi bắt giọng cho học sinh hát, tốt nhất chúng ta có thanh mẫu làm
chuẩn mực. Nếu bản thân giáo viên biết sử dụng một loại nhạc cụ nào nên sử
10
dụng để học sinh bắt vào đúng và chuẩn xác, tiếng hát sẽ không bị cao hoặc
thấp quá (tốt nhất nên sử dụng đàn Organ);
- Vào mùa lạnh, chúng ta cần nhắc nhở học sinh dùng khăn ấm giữ cho cổ
không bị lạnh dễ gây viêm họng cảm cúm rất có hại cho giọng hát;
- Về hình miệng các em phải tròn đẹp, không căng cứng và chúng ta dạy
hát không nên kéo thời gian quá dài dễ gây mệt mõi thanh đới của trẻ;
- Từ những vấn đề trên ngoài ra tư thế hát của các em ảnh hưởng không ít
đến sự tạo cho các em hát diễn cảm rõ lời.
Tư thế đứng hát: Chúng ta cho các em đứng đầu thẳng, mặt thẳng, mắt
nhìn thẳng, hai tay buông thả tự nhiên hoặc chấp lại phía sau lưng, hai chân giữ
đều trọng lượng của cơ thể, chân không co, chân duỗi toàn thân thoải mái.
Tư thế ngồi hát: tương tự như yêu cầu đứng hát nhưng giáo viên luôn chú
ý đến các em là lưng không tựa vào phía sau, không ngồi ngã nghiêng, dựa dẫm
vào nhau, chân không bắt chéo, hai tay để ở hai đùi hoặc trên bàn một cách tự
nhiên, hay dùng để gõ vỗ nhịp cho tiếng hát.
Trong hai tư thế đứng hát và ngồi hát nên cho các em trong tư thế đứng
hát là hay nhất. Nhưng lưu ý một điều là không nên cho các em đứng lâu quá,
nếu không sẽ tạo sự mệt mỏi cho các em, gây ảnh hưởng đến chất lượng của tiết
học (linh động giữa tư thế đứng và ngồi, phân bố thời gian hợp lí).
g) Hướng dẫn học sinh cách gõ đệm theo nhịp
Gõ đệm theo nhịp 2/4:
Trước tiên giáo viên cho học sinh đọc lời ca và gõ đệm theo một lượt đến
hết bài. Sau khi đã quen giáo viên yêu cầu các em hát và gõ đệm theo lời ca. Thực
hiện như vậy sẽ tạo cho các em gõ tốt hơn, ít bị lỗi nhịp, phách.
Khi học sinh đã phân biệt được từng cách gõ với bài hát trên, để củng cố
kĩ năng gõ đệm giáo viên tổ chức trò chơi thi đua trong các nhóm. Bằng cách
giáo viên chia lớp thành 3 nhóm mỗi nhóm chịu trách nhiệm một cách gõ. Hát
theo kiểu nối tiếp đến câu hát nào ở nhóm đó sẽ có cách gõ riêng về nhịp, tiết
tấu hay phách. Nhằm tạo một không khí sôi động khi các em hát và tạo điều kiện
cho học sinh nắm vững giai điệu của bài hơn.
11
Gõ đệm theo nhịp 2:
X
X
X
X
Gõ đệm theo phách
X
x
X
x
Xx
X
x
Gõ đệm theo tiết tấu
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu xong và thực hành gõ đệm bằng thanh
phách hoặc song loan. Trước tiên giáo viên cho học sinh đọc lời ca và gõ đệm
theo một lượt đến hết bài. Sau khi đã quen giáo viên yêu cầu các em hát và gõ
đệm theo giai điệu. Thực hiện như vậy sẽ tạo cho các em nắm chắc cách gõ và
gõ tốt hơn.
Khi học sinh đã phân biệt được từng cách gõ với bài hát trên, để củng cố
kĩ năng gõ đệm giáo viên tổ chức trò chơi thi đua trong các nhóm. Bằng cách
giáo viên chia lớp thành 3 nhóm mỗi nhóm chịu trách nhiệm một cách gõ. Hát
theo kiểu nối tiếp đến câu hát nào ở nhóm đó sẽ có cách gõ riêng về nhịp, tiết
tấu hay phách. Nhằm tạo một không khí sôi nổi khi các em hát và giúp các em
hiểu và phân biệt rõ hơn về các kiểu gõ điệm
Gõ đệm theo nhịp 3/4:
Với bài hát viết ở nhịp 3/4 hoặc 3/8 thì giáo viên chọn cho học sinh cách
gõ theo phách là phù hợp thông qua 2 cách gõ sau để giữ vững phách.
Ví dụ : bài "Cùng múa hát dưới trăng"
Giáo viên luyện cho học sinh cách gõ thứ nhất:
12
Giáo viên giải thích: Đây là bài hát được viết ở nhịp 3/8 nên mỗi phách
được tính bằng một nốt móc đơn. Tiếng “ Mặt” là phách lấy đà ta không gõ.
x
X
x
x
Xx
x
X
x
x
Tiếng "trăng" hai tay vỗ vào nhau ở phách 1, tiếng "tròn", 'nhô" hai tay
vỗ nhẹ lên mặt bàn ở phách 2 và 3 cứ như vậy cho đến hết bài.
Cách gõ thứ 2:
Hai học sinh ngồi gần nhau quay mặt vào nhau hát và gõ phách 1 hai tay
mình tự vỗ vào nhau, phách 2 và 3 hai tay của hai bạn sẽ chạm vào nhau (giáo
viên làm mẫu một lần) sau đó học sinh hát và vỗ phách đến hết bài, thực hiện
đều đặn như vậy sẽ giữ vững được cao độ, trường độ bài hát và không bị hát sai
giai điệu.
Với cách dạy không rập khuôn máy móc thầy hát, trò hát theo một cách
cứng nhắc sẽ tạo cho mỗi học sinh có một cách thức học tập cơ bản về các cách
gõ đệm cho giai điệu bài. Vì nếu các em biết cách xác định từng cách gõ thì các
em sẽ hát đúng giai điệu của bài hát đó là điểm cơ bản để tất cả học sinh "nhớ
bài" tốt hơn. Tuỳ vào từng nội dung bài và trình độ của học sinh mà giáo viên
lựa chọn các cách gõ đệm khác nhau sao cho đảm bảo được tất cả học sinh trong
lớp đều nắm được cách gõ đệm. Không phải bài hát nào cũng có tiết tấu đơn
giản và giống nhau và còn có những bài hát viết ở dạng đảo phách trong ô nhịp.
Ví dụ : bài "Tập tầm vông" ở lớp 1. Có đảo phách chỗ tiếng “vó, tay”.
X x
X
x
X
x
Xx
X
x
Xx
Những bài hát có sử dụng đảo phách thuộc loại bài khó. Nếu giáo viên
không tập cho học sinh tính tự lập xác định nhịp phách thì học sinh sẽ gõ sai
phách và không hát đúng được giai điệu bài. Gặp những bài khó các em lúng
túng chắc chắn sẽ hát sai.
13
Vì vậy để dạy cho học sinh nắm chắc được tiết tấu, nhịp, phách trong bài
hát, giáo viên phải tạo cho học sinh tư thế chủ động, hướng dẫn học sinh biết
cách xác định nhịp, phách trong bài.
Để khích lệ các em trong học tập và tạo điều kiện cho các em chứng minh
khả năng cảm nhận của mình, sau khi nắm được cơ bản giai điệu của bài hát
giáo viên phải tổ chức cho các em thể hiện theo các hình thức đơn ca, song ca
hoặc tốp ca. ở giai đoạn này việc động viên, khuyến khích các em là hết sức
quan trọng cho dù các em có thể chưa thực hiện được bài hát một cách chính xác
và tốt nhất.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Áp dụng đối với tất cả Khối lớp Bốn, Năm trong nhà trường và giời thiệu
sang các trường tiểu học khác.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp
Khi đọc nhạc, các em thể hiện đúng cao độ, trường độ, đọc nhạc, ghép lời
ca đều giọng, diễn cảm, rõ lời, không còn hát ê a, lè nhè, bẹt tiếng. Các em đã
hát thật gọn tiếng, biết phân biệt được chỗ nào cần hát nhẹ, hoặc nhẹ vừa. Đặc
biệt là các em thể hiện rõ tình cảm nội dung của tác phẩm.
* So sánh đối chứng:
Trước khi áp dụng
Sau khi áp dụng
- Lớp học trầm
- Lớp học sôi nổi, tích cực.
- Học tập chậm chạp, ít phát biểu ý kiến.
- Học tập nhanh nhẹn, hăng hái phát biểu
- Chưa thể hiện được tính chất, tình ý kiến.
cảm bài hát
- Thể hiện được tình cảm sắc thái của bài hát.
- Chưa mạnh dạn trong nhận xét các - Mạnh dạn nhận xét các bạn trong lớp
bạn tập đọc nhạc.
tập đọc nhạc
- Số lượng học sinh rụt rè, nhút nhát - Số lượng học sinh mạnh dạn, tự tin khi
khi tập đọc nhạc nhiều.
tập đọc nhạc tăng lên nhiều.
Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy kết quả đạt được như trên là rất
khả quan. Tuy nhiên để đạt được những kết quả này không phải trong một vài
tiết học là rèn cho học sinh có thói quen và cách thức xác định được. Giáo viên
14
phải có sự kiên trì bền bỉ nhận xét, động viên, luyện tập, giáo viên phải hoà
mình với học sinh, hiểu được đặc điểm tâm lí của từng học sinh, cũng như đặc
điểm của từng lớp mà áp dụng những hình thức và phương pháp hướng dẫn khác
nhau. Vì trong các phương pháp dạy học không có phương pháp nào là vạn năng
mà giáo viên phải biết kết hợp hài hoà sáng tạo thì khả năng phát huy được năng
khiếu cũng như tinh thần say mê học tập của học sinh./.
......................., ngày
tháng
năm
201
NGƯỜI VIẾT
15