Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

sáng kiến một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy tđn lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (517.13 KB, 14 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHŨ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

Mã số:…………………………………......
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy TĐN lớp
4 ở trường Tiểu học.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Vận dụng vào việc giảng dạy môn âm
nhạc ở Tiểu học.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Ở mỗi nội dung có nét đặc thù riêng, vì thế phương pháp giảng dạy cũng
không giống nhau. Đặc biệt, TĐN là nội dung tương đối khó so với các nội dung
âm nhạc khác. Bởi vì, yêu cầu đặt ra cho học sinh qua mỗi bài TĐN không đơn
giản. Nghĩa là các em phải biết và nhớ tên các nốt nhạc, đọc được đúng cao độ,
trường độ và thể hiện diễn cảm các bài nhạc, biết cách gõ đệm nhằm phát triển
tai nghe và khả năng cảm thụ âm nhạc cho học sinh. Và để hoàn thành tốt các
điều đó đòi hỏi giáo viên phải có một phương pháp dạy thích hợp và đem lại
hiệu quả nhất.
Trước đây, nhiều giáo viên nhạc quan niệm rằng dạy một bài TĐN ở các
trường chuyên nghiệp, họ yêu cầu học sinh phải tự đọc đúng cao độ, trường độ
và thể hiện tính chất sắc thái của bài TĐN. Hoặc giáo viên ra sức dạy học sinh
học theo lối truyền khẩu, tức là giáo viên đọc cho học sinh nghe mẫu và cho học
sinh đọc theo. Cách dạy đó gây nên cho học sinh sự căng thẳng, mệt mỏi khi các
em học phân môn này.Do đó, tiết dạy không đạt hiệu quả, không phù hợp với
mục đích và yêu cầu dạy âm nhạc ở trường phổ thông. Vì thế, bây giờ một vấn
đề đặt ra là đòi hỏi chúng ta phải tìm hiểu thực trạng dạy và học TĐN ở trường
Tiểu học. Từ đó, đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học
1




TĐN, giúp học sinh say mê, hứng thú để tiếp thu bài tốt hơn góp phần cho tiết
dạy đạt hiệu quả.
Đối với phân môn TĐN thì các em sẽ được học ở chương trình học tiểu
học (cụ thể là lớp 4, lớp 5 ). Do đó, lớp 4 là năm đầu tiên các em tiếp cận với
phân môn TĐN này. Các em sẽ phải tiếp xúc với hình thức tổ chức học tập mới
hơn và lượng kiến thức mà các em tiếp thu trong một tiết học cũng nhiều hơn ,
khó hơn so với lớp 1, 2, 3. Do đó, việc giảng dạy phân môn TĐN nói riêng và
các nội dung khác nói chung cần đảm bảo một yêu cầu là: vừa trang bị cho học
sinh một kiến thức vững chắc, vừa giúp các em tiếp tục học tốt phân môn này ở
các lớp trên.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
- Mục đích của giải pháp
+ Giúp học sinh hiểu bản chất của Tập đọc nhạc là quá trình khám phá
ra giai điệu bản nhạc;
+ Giúp học sinh nhận biết và ghi nhớ các kí hiệu ghi chép âm nhạc
thông thường như: vị trí tên các nốt nhạc, các kí hiệu ghi cao độ, trường độ, dấu
luyến, dấu nối,… Có sự hiểu biết về nhịp, phách,…biết đọc bài Tập đọc nhạc kết
hợp gõ phách hoặc đánh nhịp;
+ Giúp học sinh phát triển tai nghe, cảm thụ về âm thanh,tư duy sáng tạo
và bổ trợ việc học hát và phát triển năng khiếu âm nhạc của các em;
+ Qua các bài TĐN đó, giúp các em ghép lời ca, hát đúng giai điệu;
+ Ngoài ra còn giúp các em biết thêm những giai điệu giàu tính thẩm
mỹ, góp phần làm phong phú thêm vốn liếng âm nhạc , đồng thời bồi dưỡng
năng lực cảm thụ âm nhạc một cách nhạy bén và tinh tế;
+ Từ những bài TĐN đã được học và được dạy phương pháp đọc nhạc
trong một chừng mực nhất định, học sinh có thể vận dụng để tìm hiểu sử dụng
những bài hát ngắn gọn, đơn giản bằng nhạc cụ hoặc tự tập đọc.
- Nội dung của giải pháp

+ Dạy TĐN phải giúp cho học sinh phát triển tai nghe, hổ trợ cho việc
học hát chuẩn xác về cao độ và trường độ;
2


+ Dạy TĐN phải hình thành cho học sinh các khái niệm về những kí
hiệu âm nhạc, góp phần nâng cao tính thẩm mỹ âm nhạc, qua đó giúp các em
nhận thức được tính khoa hoc, tính nghệ thuật của âm nhạc.
3.2.1. Nội dung chương trình SGK phận môn TĐN lớp 4:
Nội dung chương trình TĐN lớp gồm có 8 bài:
- TĐN số 1: “ Son La Son”
- TĐN số 2: “ Nắng vàng”
- TĐN số 3: “ Cùng bước đều”
- TĐN số 4: “ Con chim ri”
- TĐN số 5: “ Hoa bé ngoan” ( trích )
- TĐN số 6: “ Múa vui” ( trích )
- TĐN số 7: “ Đồng lúa bên sông”
- TĐN số 8: “ Bầu trời xanh ” ( trích )
3.2.2 Vận dụng linh hoạt PPDH trong phân môn TĐN:
Các kỹ năng đọc nhạc cơ bản và phương pháp rèn luyện:
- Đọc nhạc nghĩa là biến các ký hiệu âm thanh thành âm thanh cụ thể;
- Từ âm thanh tác động đến tai nghe. Từ tai nghe được những âm thanh âm
nhạc, người ta tìm ra ký hiệu ghi chép. Nhìn các ký hiệu ghi chép, đọc lên thành
các giai điệu. Đó là tác động qua lại giữa Nghe – Nhìn – Đọc - Âm nhạc;
- Như vậy, Nghe ( thính giác ) có vai trò quan trọng hơn cả. Nhìn ( thị
giác ) dù có tích cực đến đâu ( ở đây nói đến khả năng nhớ tên các nốt nhạc,kí
hiệu ghi trên bản nhạc ) nhưng nếu không có sự hỗ trợ của trí nhớ thính giác
được xác lập từ trước thì không thể biến ký hiệu thành âm nhạc được. Ở đây
muốn nói đến các âm thanh có độ vang đúng, chính xác như ký hiệu đã ấn định;
- Nghe- Đọc là hoạt động trực tiếp, còn Nhìn – Đọc ( so với Nghe- Đọc ) là

hoạt động gián tiếp. Quy trình từ Nghe đến Đọc là quy trình xuôi ( quy trình tự
nhiên ), còn quy trình từ Nhìn đến Đọc là quy trình ngược. Vì thế, hoạt động
Nghe – Đọc là hoạt động chủ yếu có mối liên hệ rất mật thiết. Nó tạo cơ sở rất
quan trọng cho Nhìn – Đọc sau đó được dễ dàng;
3


- Dạy TĐN là dạy cách đọc ( thông qua bài học ) chứ không phải chỉ dạy
đọc bài theo kiểu truyền khẩu, học vẹt. Dạy đọc bài đọc nhạc là một yêu cầu
cần nhưng không có cách đọc thì không đảm bảo để người đọc có thể vượt qua
tình trạng thụ động (ghi nhớ máy móc) đối với bài học. Dạy cách đọc sẽ giúp
cho người học không chỉ đọc đúng một bài mà còn có thể vận dụng để đọc các
bài hát có mức độ tương tự hoặc cao hơn. Phải nhận thức rõ những điều nói trên
thì khi dạy TĐN giáo viên mới có thể vận dụng những biện pháp, cách thức phù
hợp giúp cho sự phát triển kỹ năng đọc nhạc ở các em dù ở mức đơn giản hay
phổ thông nhất.
- Đọc nhạc là một quá trình nhận thức và thực hành. Ở giai đoạn đầu người
học phải thực hiện các kỹ năng như sau:
+ Xác định tên nốt nhạc, hình nốt viết trên khuông nhạc
+ Xác định nhịp phách.
+ Đọc đúng cao độ
+ Đọc đúng và ngân dài trường độ của các nốt nhạc
+ Biết các ký hiệu đơn giản ghi trên bản nhạc
- Thực hiện các kỹ năng trên là yêu cầu khó đối với học sinh Tiểu học vì số
lượng tiết học âm nhạc quá ít ( 1 tiết/ 1 tuần ), sĩ số lớp lại đông khả năng học
âm nhạc của các em không đều nhau.
3.2.3. Dạy đọc cao độ:
- TĐN phải giải quyết 2 yếu tố quan trọng nhất đó là: đọc đúng cao độ và
trường độ. Có nghĩa là đã đọc được giai điệu;
- Tách riêng cao độ để tập đọc là biện pháp cần áp dụng tối ưu và đạt hiệu

quả nhất trong việc dạy TĐN đối với HS trong thời gian đầu tiếp cận với phân
môn mới;
- Cách học này giúp học sinh đọc đúng cao độ giữa các âm. Khi đọc cao
độ không phụ thuộc vào tiết tấu nhịp điệu hình nốt ghi trên khuông nhạc. Độ
ngân dài của mỗi nốt nhạc tùy thuộc vào người dạy và người đọc, miễn sao độ
cao của các âm vang lên phải thể hiện cao độ của các âm đó.
VD:
4


Có thể đọc cao độ như sau:

* Các bước luyện cao độ:
- Khi tập cao độ để chuẩn bị cho một bài TĐN cụ thể thì giáo viên thường
cho HS đọc cao độ trên một thang âm với các bậc âm tự nhiên và các âm trụ.
Ví dụ:

Bài nhạc trên được xây dựng trên thang âm Đô Trưởng: đồ, rê , mi, sol.
+ Bước 1: GV luyện tập cao độ cho HS.
5


+Bước 2: luyện tập tiết tấu.

+ Bước 3: luyện đọc cao độ các âm theo giai điệu bài hát với từngchuỗi nốt
nhạc:
* Chú ý:

- Mỗi bước luyện cao độ đều cho HS tập nhiều lần, thỉnh thoảng GV đàn
cho các em nghe cao độ kịp thời điều chỉnh khi HS đọc chưa đúng. Trong lúc

luyện thang âm cần cho các em đọc lên và xuống. GV chỉ bất kỳ nốt nào trên
thang âm cho các em đọc, sau đó, GV cho HS đọc tên nốt nhạc của bài TĐN;
- Khi luyện cao độ GV nên đàn cho HS nghe nhiều lần, sau đó yêu cầu HS
đọc theo đúng tên nốt nhạc.
Ví dụ:

- Ở bậc Tiểu
học, HS chưa học
về quãng nên GV
phải phân tích sự khác nhau giữa các quãng và từ sự khác nhau đó tạo nên các
cao độ khác nhau;

6


- Cao độ của các âm thanh khi vang lên hết sức trừu tượng vì thế GV phải
đàn nhiều lần ( có thể đọc mẫu ) để cho HS nghe ghi nhớ và phân biệt. Nếu HS
đọc sai thì GV phải thị phạm cho HS nghe một họăc nhiều lần;
- Ngoài việc tập cao độ bằng các tên nốt nhạc thì GV có thể cho HS nhìn
tên nốt nhạc nhưng đọc lên bằng một nguyên âm đuợc xác định trước .
3.2.4. Dạy các em cách thể hiện trường độ và vỗ đệm.
- Trường độ bao gồm hệ thống các dấu hiệu hình nốt và dấu lặng để ghi
chép dài ngắn, nhanh chậm, chỗ ngân dài của các âm thanh. Từng âm thanh
vang lên đều có chỗ ngân dài nhất định, các âm thanh có mối liên hệ chặt chẽ tạo
thành tiết tấu trong âm nhạc;
- Dạy thực hành trường độ và vỗ đệm là cách dạy thể hiện mối quan hệ
qua các ký hiệu;
- Vỗ đệm các bài hát, bản nhạc thì mỗi bài có một kiểu vỗ khác nhau.
Trong âm nhạc vỗ đệm theo phách tiết tấu, nhịp nó có vai trò cực kỳ quan trọng.
Dạy HS thực hành tiết tấu trong TĐN là tập cho các em nắm được các ký hiệu

ghi trường độ âm thanh bằng hình nốt để cho những âm hình ghi trên giấy vang
lên một cách sống động. Từ tập đọc cao độ và trường độ tạo nên những giai điệu
là 2 công việc tạm thời tách riêng TĐN.
*Thực hành:
Ở mỗi bài tập đọc nhạc trong SGK đều có bài luyện tập gõ tiết tấu và thể
hiện trường độ đơn giản:
- Thực hành gõ phách và tập với nốt đen, dấu lặng đen;
- Thực hành với hình nốt trắng (hoặc hình nốt đen với một lặng đen);
- Thực hiện với hình móc đơn;
- Các bài tập phối hợp với các hình nốt.
* Các bước dạy TĐN bao gồm:
- Bước 1: Giới thiệu bài TĐN, phân tích;
- Bước 2: Tập nói tên nốt nhạc;
- Bước 3: Luyện tập cao độ;
- Bước 4: Luyện tập tiết tấu;
7


- Bước 5: Tập đọc từng câu;
- Bước 6: Tập đọc cả bài;
- Bước 7: Ghép lời ca;
- Bước 8: Củng cố, kiểm tra.
* Giải thích và hướng dẫn từng bước:
- Bước 1: theo thiết kế chương trình và SGK âm nhạc Tiểu học, TĐN là
một trong ba phân môn của môn học âm nhạc lớp 4: học hát, TĐN, và phát triển
năng khiếu âm nhạc. Do đặc thù mỗi tuần chỉ có một tiết nhạc, mỗi năm các em
chỉ học 35 tiết/ 35 tuần nên thời gian các em học TĐN rất ít, thông thường mỗi
bài học trong SGK âm nhạc đều dạy 2 tiết/2 tuần.( tiết 1: dạy bài hát, tiết 2: dạy
TĐN, hoặc phát triển năng khiếu âm nhạc ). Như vậy, thời lượng dành cho việc
học TĐN trong tiết thứ 2 có khỏang 20 đến 30 phút ( theo quy định một tiết học

ở trường TH chỉ có 40 phút học). Việc giới thiệu bài, nhận xét phân tích bài
TĐN chỉ dành 1 đến 2 phút;
+GV treo bài TĐN lên bảng;
+ GV giới thiệu ngắn gọn về tên, tác giả bài TĐN.
- Bước 2: Tập nói tên nốt nhạc.
+ GV tập cho HS nói đúng tên nốt nhạc và rút ra âm hình tiết tấu chính
của bài cho HS thực hành. Trước khi thực hành GV cần phân tích mối quan hệ
giữa các hình nốt trong bài TĐN;
+ GV cho cả lớp đọc đồng thanh tên nốt nhạc của bài TĐN;
+ HS chỉ cần nói đúng tên nốt nhạc mà không cần thể hiện đúng cao độ
của chúng.
- Bước 3: luyện tập cao độ.
+ Căn cứ vào bài TĐN, xem đường nét giai điệu tiến hành như thế nào
để GV có phương pháp luyện tập cho thích hợp;
+ GV hỏi HS về cao độ các nốt trong bài TĐN từ thấp lên cao, giáo viên
viết lên bảng thành thang âm;
+ GV đàn cho HS đọc cao đồ từ thấp đến cao rồi theo chiều ngược lại.
8


Ví dụ: bài viết ở giọng gì, giọng ở thang đô 5 âm…trong tiến hành giai điệu có
quãng nào khó cần lưu ý và tập cho HS kỹ ở những chỗ đó…
- Bước 4: Luyện tập tiết tấu:
+ GV viết tiết tấu của bài TĐN lên bảng;
+ GV gõ tiết tấu làm mẫu.
- Bước 5: Tập đọc từng câu:
+ GV đàn giai điệu cả bài một lần cho HS bước đầu hình dung được giai
điệu, đồng thời giúp các em tự tin hơn;
+ GV dùng nhạc cụ để lấy âm thanh mẫu rồi chỉ từng nốt của câu cho cả
lớp đồng thanh đọc.Khi HS không đọc được, GV nên đàn giai điệu câu 1 vài ba

lần, nhắc học sinh vừa lắng nghe, vừa quan sát nốt nhạc và đọc nhẩm theo;
+ GV chỉ nốt nhạc cho tất cả cùng đọc câu 1 vài 3 lần;
+ GV chỉ định một số học sinh đọc lại;
+ GV giúp các em sửa sai ( nếu có );
+ GV cho cả lớp đọc lại câu 1 sau khi đã sửa sai;
+ GV hướng dẫn cho các em đọc tiếp các câu sau tương tự cách đọc đó,
nếu có câu giống câu trước thì để học sinh tự nhận biết và tự đọc.
- Bước 6: Tập đọc cả bài:
+ GV đàn giai điệu, học sinh đọc cả bài hòa với tiếng đàn, vừa đọc vừa
gõ tiết tấu;
+ GV chỉ định một vài bạn học sinh khá đọc bài, làm mẫu cho các bạn;
+ GV lắng nghe học sinh đọc ( không sử dụng nhạc cụ ) để phát hiện chỗ
sai, hướng dẫn các em sữa chữa.
Chú ý: GV phải nhớ dù có nhiều phương pháp dạy TĐN nhưng người dạy cần
chọn cho mình một cách phù hợp với tình hình của mỗi lớp để đạt được kết quả
tốt nhất

.

- Bước 7: Ghép lời ca
+ GV đàn giai điệu, chia lớp thành 2 nhóm: một nhóm đồng nhạc đồng
thời nhóm kia tập ghép lời vào và sau đó đổi lại;
+ GV chỉ định cho học sinh hát;
9


+ GV sửa chỗ sai ( nếu có );
+ GV hướng dẫn học sinh hát lời và gõ phách.
- Bước 8: Củng cố, kiểm tra.
+ GV hướng dẫn học sinh đọc nhạc, ghép lời, kết hợp gõ phách hoặc gõ

nhịp;
+ Hướng dẫn học sinh đọc nhạc kết hợp thể hiện trường độ của bài.
+ GV cho học sinh trình bày bài Tập đọc nhạc theo tổ, nhóm hoặc cá
nhân;
+ GV cho học sinh xung phong lên bảng, quan sát bài tập đọc nhạc, vừa
chỉ nốt vừa kết hợp đọc nhạc, ráp lời.
3.2.5. Phương pháp dạy đổi mới phân môn TĐN ở trường tiểu học :
- Về cách dạy TĐN, trước đây nhiều GV thường quan niệm như dạy 1 bài
xướng âm ở các trường chuyên nghiệp, họ yêu cầu HS phải tự đọc đúng theo cao
độ, trường độ, và thể hiện sắc thái của bài TĐN, hoặc GV ra sức dạy HS theo lối
truyền khẩu, tức là GV đọc nốt nhạc, HS tập đọc theo;
- Cách dạy đó gây nên sự căng thẳng, nặng nề làm cho HS không thích
học phân môn này. Chính vì thế tiết dạy trở nên kém hiệu quả, không phù hợp
với mục đích và yêu cầu dạy âm nhạc ở trường tiểu học;
- Cách dạy thích hợp và hiệu quả nhất là khi dạy HS đọc cao độ, GV dựa
vào tiếng đàn để làm mẫu cho các em. Việc thể hiện trường độ và tiết tấu phải
được chuẩn bị bằng những bài tập tiết tấu trong mỗi tiết học, bài học. GV đàn
từng câu thành bài hòan chỉnh và kết hợp gõ phách;
- Cách dạy này giúp các em phát triển khả năng nghe và nâng cao khả
năng cảm thụ âm nhạc. Ở trường phổ thông, mỗi lớp học thường là 27-30 em.
Thời lượng dành cho dạy phân môn không nhiều, do đó dạy TĐN phải thật nhẹ
nhàng với đại đa số HS. Như vậy tiết dạy mới đạt hiệu quả như mong muốn;
Quy trình dạy một bài TĐN theo các bước như sau:
- Bước 1: giới thiệu bài TĐN
- Bước 2: tập nói tên nốt nhạc.
- Bước 3: luyện tập cao độ
10


- Bước 4: luyện tập tiết tấu

- Bước 5: tập đọc từng câu
- Bước 6: tập đọc cả bài
- Bước 7: ghép lời (nếu bài có lời ca) + vỗ đệm
- Bước 8: củng cố bài,kiểm tra.
* Một số điểm cần lưu ý khi dạy TĐN:
- Khi dạy TĐN, GV nên dành thời gian cho HS tìm hiểu về bài TĐN vì nó
sẽ giúp các em thuộc và nhớ được tên nốt nhạc, biết được nhịp độ, sắc thái, tiết
tấu, cao độ, chia câu, chia đoạn, quy định những chỗ lấy hơi, chú ý những chỗ
khó của bài;
- Cần luyện tập tiết tấu trước khi dạy vào bài vì mối liên hệ giữa luyện tập
tiết tấu và tập đọc nhạc là rất cần thiết. Nếu bỏ qua bước luyện tập tiết tấu mà
dạy đọc nhạc từng câu ngay, những HS không vững tiết tấu khi đọc nhạc hoặc
hát bị cuốn nhịp, sai nhịp;
- Chú ý cho HS gõ phách nhiều khi dạy TĐN vì phách là đơn vị đo trường
độ cơ bản nhất trong âm nhạc. Gõ phách, HS có cảm nhận, phân biệt được phách
mạnh, nhẹ để khi đọc nhạc các em sẽ đọc chắn chắn hơn;
- Khi đọc thuần thục bài TĐN, có thể cho các em vừa đọc vừa đánh nhịp
vì nó giúp HS làm quen hoặc củng cố cách đánh nhịp, giúp các em tự tin và
cũng tạo cho không khí lớp học thêm sôi nổi.
* Phương pháp đối với HS lớp 4 trường TH:
- Đối với HS khối 4, cùng với số lượng môn học tăng lên, mức độ phức
tạp của bài học cũng nhiều lên, với cách cấu trúc thời khóa biểu mới, lượng kiến
thức của mỗi tiết học cũng nhiều hơn. Do đó việc giảng dạy phân môn TĐN nói
riêng và các môn học khác nói chung cần đảm bảo vừa trang bị cho HS một kiến
thức vững chắc vừa giúp các em tiếp tục học lên các lớp trên;
- Ở HS khối 4 các em sẽ rất năng động và hoạt bát, các em rất tự nhiên, ít
xấu hổ nên việc yêu cầu các em thực hiện tốt các yêu cầu của GV sẽ rất thuận
lợi và đạt hiệu quả trong tiết dạy. Về phương pháp đối với lứa tuổi này chúng ta
cần tiến hành thật nhẹ nhàng, dễ hiểu, tránh lý thuyết dài dòng vì ở lứa tuổi này
11



sự tập trung cho một vấn đề ở các em chưa cao dễ dẫn đến sự nhàm chán, thụ
động, nặng nề và căng thẳng. Giờ học đối với các em phải là giờ học nghệ thuật
đích thực. GV phải có sự đầu tư về kiến thức, về phương pháp dạy, về ĐDDH và
phải phát huy tính tích cực của HS trong tiết học.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
* Về phía giáo viên: Để đạt kết quả cao trong việc dạy phân môn TĐN thì
người giáo viên cần chú ý những vấn đề sau:
- Chuẩn bị giáo án, đồ dùng dạy học đầy đủ, xác định đúng mục tiêu của
tiết học;
- GV phải nắm rõ tình hình học tập của mỗi lớp để có phương pháp dạy đạt
hiệu quả;
- Đối với học sinh khối 4 các em chứa quen việc đọc tên nốt nên giáo viên
phải chuẩn bị bảng phụ bài TĐN, cho học sinh đọc gam, sau đó cho các em đọc
tên nốt cả bài trước khi dạy các em học từng câu. Trong quá trình dạy giáo viên
tổ chức kiểm tra học sinh bằng cách: giáo viên chia lớp thành 2 dãy sau đó cho 1
dãy đọc nhạc, 1 dãy ráp lời ( nếu có ).Cho 2 dãy thực hiện cùng lúc và kết hợp
vỗ đệm theo phách;
- GV chú ý phân bố thời gian cho từng nội dung một cách hợp lý;
- GV phải linh hoạt tìm một số trò chơi kết hợp vào bài dạy để tiết học
sinh động hơn;
- GV phải không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, thường
xuyên tham gia rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Sau mỗi tiết dạy GV phải biết rút
kinh nghiệm cho bản thân để tiết dạy sau sinh động hơn;
- GV thường xuyên kiểm tra bài cũ, kiểm tra tập,… để kịp thời nhắc nhở,
động viên các em học tốt hơn;
- GV phải nói rõ cho học sinh tầm quan trọng của bộ môn âm nhạc.
* Về phía học sinh:
- Cần có thái độ học tập đúng đắn đối với bộ môn âm nhạc trong trường

tiểu học và nhận thức rõ tầm quan trong của phân môn TĐN;
- HS phải học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp;
12


Bên cạnh đó thì sự quan tâm của gia đình cũng rất cần thiết và bổ ích đối
với con em của mình.
* Kết quả:
+ Qua thực tế khi nghiên cứu thực trạng việc dạy phân môn TĐN ở
trường tiểu học, bản thân tôi rút ra được một số kết luận như sau:
- GV dạy theo phương pháp đổi mới, dùng công nghệ thông tin đưa những
nội dung bài cần dạy vào và dạy bằng giáo án điện tử làm cho tiết học trở nên
sinh động hơn;
- Phần đông học sinh coi nhẹ việc học môn âm nhạc vì các em nghĩ đây là
môn không quan trọng như toán, tiếng việt,… nên đại đa số các em chưa có ý
thức học tốt;
- Lứa tuổi TH là lứa tuổi các em đang bước vào giai đoạn phát triển nhân
cách đặc biệt là về mặt tâm sinh lý cộng thêm các em chưa quen với việc đọc
nhạc nên các em còn thụ động, không dám giơ tay phát biểu vì các em nghĩ giơ
tay mà đọc sai sẽ bị các bạn chê cười.
+ Để việc dạy phân môn TĐN đạt kết quả tốt hơn thì GV cần phải quan
tâm chú ý những vấn đề sau:
- Hiểu và nắm vững tâm sinh lý cũng như khả năng tư duy nhận thức
của HS, từ đó lựa chọn phương pháp dạy cho phù hợp;
- GV phải tự học hỏi, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của
mình, có thái độ, hành vi, cử chỉ phù hợp với chuẩn mực đạo đức của một người
giáo viên trước học sinh, luôn tự trau dồi nâng cao bản thân mình về mọi mặt;
- Thông qua từng nội dung bài học GV giáo dục cho các em tình cảm và
thị hiếu nghệ thuật lành mạnh đúng đắn.;
- GV phải chuẩn bị đầy đủ giáo án, đồ dùng dạy học, và các phương tiện

khác liên quan đến tiết dạy của mình;
13


- Ngay từ khi bắt đầu GV nên phân tích rõ tầm quan trọng của bộ môn
âm nhạc nói chung, của phân môn TĐN nói riêng cho HS hiểu và từ đó hình
thành cho các em có thái độ học tập đúng đắn;
- Cần tổ chúc trò chơi âm nhạc nhằm luyện tập cho HS cách nhìn đọc
nốt nhạc chính xác trên khuông;
- GV phải đầu tư sáng tạo trong phương pháp tổ chức, biết cách phối
hợp linh hoạt giữa các hình thức dạy để tiết học thêm sinh động sôi nổi, hứng
thú và phát huy tối đa khả năng tư duy vân động tích cực và chủ động của HS.

14



×