Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

sáng kiến một số giải pháp cần thiết để dạy học có hiệu quả một tiết học vật lí sát với từng đối tượng học sinh ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.62 KB, 11 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số……………………………
1. Tên sáng kiến: Một số giải pháp cần thiết để dạy- học có hiệu quả
một tiết học Vật lí sát với từng đối tượng học sinh ở trường THCS.
2. Lĩnh vực áp dụng: Công tác giảng dạy môn Vật lí trong trường trung
học cơ sở.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Căn cứ vào chương trình đổi mới giáo dục phổ thông, tiếp tục đổi mới
phương pháp dạy học đó là (Dạy bám sát đối tượng, chú trọng học sinh yếu
kém, học sinh trung bình) và phương pháp học tập của học sinh trong quá trình
học tập;
Căn cứ vào những định hướng đổi mới về phương pháp dạy học, thiết bị
dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh của bộ môn Vật lí THCS;
Căn cứ vào chuẩn kiến thức và kĩ năng của bộ môn Vật lí THCS;
Căn cứ vào nội dung công văn số 217/GD - ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và đào tạo phát động cuộc vận động hai không “Nói không với tiêu cực
trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” đặc biệt là nội dung nói không
với học sinh ngồi nhầm lớp;
Việc đổi mới phương pháp dạy học đã làm phân hoá triệt để đối tượng học
sinh, học sinh yếu kém ít được chú ý. Tổ chức lớp học thiên về hoạt động nhóm,
có số học sinh yếu kém lười hoạt động nên càng không tiến bộ còn học sinh học
giỏi thì ham thích tích cực hơn tạo ra hai thái cực ngược nhau trong một lớp học,
gây ra sự căng thẳng về tâm lý đối với người học, khiến cho một bộ phận học
sinh cảm thấy mệt mỏi, khi học thực và kiểm tra đúng thực chất và cũng tạo khó
khăn cho giáo viên lựa chọn phương pháp dạy học.
* Một số nhược điểm của học sinh trong quá trình học tập bộ môn
Vật lí trung học cơ sở



Là một trường thuộc xã vùng nông thôn nên điều kiện cơ sở vật chất trang
thiết bị vẫn còn hạn hẹp, phòng học và phòng chức năng chưa đủ tiêu chuẩn,
điều kiện cơ sở vật chất về trang thiết bị phục vụ cho học tập còn thiếu do hư
hỏng nhiều chưa dáp ứng được yêu cầu học tập của các em;
Học sinh của trường khả năng tư duy nhận thức còn hạn chế, kỹ năng
chưa được tốt lắm, một bộ phận học sinh bị hỏng kiến thức từ cấp học dưới nên
không ham học còn thờ ơ với việc học tập;
Đối với phụ huynh học sinh thì chưa quan tâm đến việc học tập của con
em, chưa đầu tư cho các em học tập còn giao khoán cho nhà trường nên một bộ
phận học sinh đã không chú ý tới việc học tập;
Qua quá trình giảng dạy trong những năm học trước giáo viên mạnh dạn
đổi mới phương pháp dạy học mà không chú ý đến đối tượng học sinh nên khi
thực hiện cuộc vận động hai không thì nảy sinh ra một vấn đề đó là tỉ lệ học sinh
yếu, không có ý thức học tập xuất hiện ngày càng nhiều chất lượng chưa cao ty
lệ học sinh yếu kém ng rất nhiều, dẫn đến tình trạng học sinh yếu có xu thế bỏ
học ngày càng nhiều.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
3.2.1. Mục đích của giải pháp
Thực hiện chung nhiệm vụ của toàn ngành là đổi mới nội dung, hình thức,
đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy và
học tập. Song song với nhiệm vụ đó thì chúng ta cũng thực hiện nghiêm túc
cuộc vận động hai không trên bốn phương diện trong đó không để học sinh ngồi
nhầm lớp là một khâu rất quan trọng, đồng thời nó cũng quyết định đến chất
lượng giảng dạy của giáo viên. Trong quá trình thực hiện nghiêm túc cuộc vận
động thì nảy sinh ra một vấn đề đó là tỉ lệ học sinh yếu, không có ý thức học tập
xuất hiện ngày càng nhiều và kiến thức của các học sinh này cũng cần báo động
cho các cấp làm công tác quản lí giáo dục và các nhà giáo đang trực tiếp giảng
dạy. Như vậy làm thế nào để giảm dần tình trạng này và ngồi nhầm lớp mà vẫn
đảm bảo chất lượng giáo dục ngày càng đi vào thực chất và chất lượng ngày một

tốt hơn;
2


Vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học theo hương tích cực hoá hoạt
động của nhiều đối tượng học sinh trong một lớp học (HS là chủ thể của việc
lĩnh hội kiến thức, còn giáo viên là người chủ đạo trong việc tổ chức, hướng dẫn
cho việc lĩnh hội kiến thức của học sinh , đặc biệt là những học sinh yếu kém)
thì vai trò của người giáo viên càng trở nên quan trọng trong việc chủ động tổ
chức, điều khiển một giờ học với nhiều đối tượng học sinh.
Việc lên lớp thực hiện với một tiết dạy nói chung và một tiết dạy Vật lí
với nhiều đối tượng học sinh nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Công tác
soạn bài, kiến thức của giáo viên, phương pháp dạy học, đối tượng học sinh,
phương tiện dạy học… Do đó, để tổ chức một tiết dạy có hiệu quả cho nhiều đối
tượng học sinh nhưng vẫn đáp ứng đủ yêu cầu về nội dung, kiến thức, thời gian
mà tất cảc các đối tượng học sinh cũng đều nắm được thì giáo viên với vai trò là
người chủ đạo hướng dẫn cần thực hiện có hiệu quả một số khâu cho một tiết
dạy học gồm nhiều đối tượng học sinh.
Vậy một số khâu cần thiết để thực hiện tốt một tiết dạy cho nhiều đối
tượng học sinh có chất lượng là gì? Đây là một câu hỏi đặt ra cho mỗi giáo viên
trong việc thực hiện cuộc vận động hai không nói chung và mỗi một giáo viên
giảng dạy bộ môn Vật lí nói riêng.
Với những lí do trên, nên bản thân tôi xin mạnh dạn đưa ra một số vấn đề
về : “Một số giải pháp cần thiết để dạy- học có hiệu quả một tiết học Vật lí sát
với từng đối tượng học sinh ở trường THCS”.
3.2.2. Những điểm khác biệt, tính mới trong giải pháp
Tình trạng thực tế trước khi thực hiện đề tài: Một số học sinh tỏ ra yêu
thích môn Vật lý, tuy vậy phần lớn học sinh ngần ngại và cho rằng đây là môn
học khó hơn so với các môn tự nhiên còn lại. Nguyên nhân chủ yếu là do các
em chưa có một phương pháp thực sự để học, để nắm vững nội dung kiến thức

và giải các bài tập trong chương trình Vật lí trung học cơ sở đòi hỏi các em
phải tư duy. Đặc biệt trong chương trình Vật lý, có rất nhiều bài tập về phần Cơ
- Nhiệt - Điện - Quang đòi hỏi các em phải phân tích được đề bài. Việc tóm tắt,
phân tích bài toán để tìm hướng đi đúng cho bài giải đòi hỏi ở học sinh rất
3


nhiều, rất cao và phải có nhiều kinh nghiệm. Do đó từ nhiều năm, tôi đã hướng
và phát triển dần cho học sinh những kĩ năng cần thiết này, giúp các em có một
kỹ năng nhất định trong việc tiếp thu kiến về bộ môn Vật lí.
3.2.3. Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp
Ngay từ đầu mỗi năm học, tôi đã được giao nhiệm vụ giảng dạy bộ môn
Vật lí. Tôi đã thăm dò, trao đổi với học sinh và được biết: Một số học sinh tỏ ra
yêu thích môn Vật lí, tuy vậy phần lớn học sinh ngần ngại và cho rằng đây là
môn học khó. Nguyên nhân chủ yếu là do các em chưa có một phương pháp
thực sự để học, để giải các bài tập đòi hỏi tư duy. Do đó đầu mỗi năm tôi đã
hướng và phát triển dần cho học sinh những kĩ năng cần thiết này theo từng đối
tượng học sinh, giúp các em có kĩ năng nhất định trong việc thu thập thông tin,
xử lí thông tin, rút ra kết luận cần thiết và tìm ra phương pháp giải các bài tập
vật lí.
* Tìm hiểu đối tượng học sinh
Việc tìm hiểu đối tượng học sinh là công việc đầu tiên khi người thầy
muốn lấy các em làm đối tượng thực hiện một công việc nghiên cứu nào đó. Do
đó tôi đã làm sẵn một số phiếu có ghi sẵn một số câu hỏi mang tính chất thăm
dò như sau:
- Em có thích học môn Vật lí không?
- Học môn Vật lý em có thấy nó khó quá với em không?
- Em có thuộc và nhớ được nhiều công thức, định nghĩa Vật lí không?
- Khi làm bài tập em thấy khó khăn ở điểm nào?
- Em đã vận dụng thành thạo công thức Vật lí chưa?

- Em có muốn đi sâu nghiên cứu tìm phương pháp giải các bài tập Vật lí
không?
* Biện pháp thực hiện
a. Thiết kế bài dạy chu đáo, phù hợp với nhiều đối tượng học sinh
Công việc thiết kế chu đáo trước một bài dạy và phù hợp với nhiều đối
tượng là khâu quan trọng không thể thiếu của một tiết dạy học mà bất kì một
giáo viên nào cũng phải biết. “Thiết kế trước bài dạy giúp giáo viên chuẩn bị
4


chu đáo hơn về kiến thức, kĩ năng, phương pháp, tiến trình và tâm thế để đi vào
một tiết dạy”
Vậy làm thế nào để thiết kế một bài dạy hay và phù hợp hay nói cách khác
để thiết kế tốt một bài dạy nhưng phải đảm bảo cho nhiều đối tượng học sinh thì
cần phải làm được những gì?
Cho nên để thiết kế một bài dạy phù hợp cho nhiều đối tượng học sinh thì
tối thiểu nhất phải làm được những việc sau:
- Xác định được mục tiêu trọng tâm của bài học về kiến thức, kĩ năng, thái
độ tình cảm. Tìm ra được những kiến thức cơ bản dành cho học sinh yếu kém
và kiến thức nâng cao cho học sinh khá giỏi;
- Khi đã nắm được trọng tâm được kiến thức và phân chia kiến thức cho
từng đối tượng học sinh thì cần tham khảo thêm tài liệu để mở rộng và đi sâu
hơn vào bản chất của đơn vị kiến thức, giúp giáo viên nắm một cách tổng thể,
để giải thích cho học sinh khhi cần thiết;
- Nắm được ý đồ của sách giáo khoa để xây dựng và thiết kế một tiến
trình đi trong giờ dạy hợp lý, đồng thời cũng có thể ý đồ đó thành ý đồ chủ
quan của mình cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, lớp, đối tượng
và trình độ học sinh, điều kiện dạy học…
- Chuẩn bị chu đáo phương tiện dạy học;
- Nêu được các tình huống có vấn đề để kích thích tính tích cực của học

sinh;
- Đưa ra những câu hỏi và thời gian thích hợp để quan tâm đến đối tượng
học sinh yếu kém. Tạo nhiều cơ hội cho học sinh yếu kém hoạt động để các em
nắm được phương pháp học tập;
- Đề ra được các phương án giải quyết để đi đến kiến thức cơ bản của bài
học với sự hỗ trợ của nhiều đối tượng học sinh mà không chỉ nhờ vào một bộ
phận học sinh khá giỏi;
- Cuối cùng làm hoàn chỉnh một tiến trình của một tiết dạy học với đầy đủ
các hoạt động và thời gian ấn định phù hợp;

5


Nếu thực hiện tốt những việc này xem như giáo viên đã chuẩn bị tốt tâm
thế để bước vào tiết dạy và đã thành công bước đầu.
b. Tiếp xúc và chuẩn bị trước thiết bị dạy học
Đây là một khâu không trực tiếp làm ngay trong một tiết học, nhưng nó là
khâu cũng không kém phần quan trong. Việc tiếp xúc, chuẩn bị trước thiết bị
dạy học giúp giáo viên chủ động biết được thiết bị nào đã có, tình trạng sử dụng
như thế nào, cần điều chỉnh gì, thiết bị nào còn thiếu cần bổ sung như thế nào và
phương án bổ sung, khắc phục ra sao? Khi tiếp xúc với thiết bị dạy học giáo
viên có điều kiện phân công dụng cụ cho từng nhóm học sinh, từng đối tượng
học sinh do đó sẽ giảm bớt rất nhiều thời gian trong tiết dạy, dành thời gian
hướng dẫn cho học sinh yếu kém thực hiện;
Nhưng quan trọng trong khâu này là khi tiếp xúc và chuẩn bị trước thiết bị
thì giáo viên có điều kiện thao tác thành thạo các kỹ năng cần thiết trong khi làm
thí nghiệm. Điều này thực sự rất có ích cho giáo viên, bởi giáo viên có làm
thành thạo các thao tác mới có thể hướng dẫn học sinh một cách rành mạch, rõ
ràng không còn lúng túng và giảm bớt nhiều động tác thừa và thời gian lãng phí;
Do đó khi tiếp xúc và chuẩn bị trước thiết bị, giáo viên cần làm được

những việc sau:
- Kiểm tra thiết bị (đủ hay thiếu) tình trạng sử dụng để đưa ra phương án
bổ sung;
- Phân chia được thiết bị sử dụng theo nhóm cho từng đối tượng học sinh;
- Đưa ra những công việc cho từng đối tượng học sinh thực hiện (như: học
sinh yếu kém quan sát, ghi chép và làm các thao tác đơn giản, còn học sinh khá
giỏi thao tác các thao tác khó…)
- Giáo viên phải làm trước thí nghiệm và thực hiện các thao tác một cách
thành thạo.
c. Điều hành tổ chức hoạt động của học sinh trên lớp
Việc thiết kế tốt một bài dạy và phù hợp với từng đối tượng học sinh xem
như đã thành công một nữa nhưng đó chỉ là xem như bước khởi đầu cho một tiết

6


dạy còn khâu quyết định thành công chính là ở khâu tổ chức điều khiển các đối
tượng học sinh trên lớp;
Nhưng để điều hành tốt tất cả các đối tượng học sinh trong một giờ học
thì giáo viên cần phải thực hiện như thế nào?
Việc đầu tiên và quan trọng nhất là giáo viên phải xâm nhập giáo án một
cách thuần thục, nắm được các nội dung cơ bản trọng tâm của bài học và những
nội dung chú ý đối với học sinh yếu kém.
Tạo tình huống có vấn đề ngay từ đầu để kích thích hứng thú học tập của
học sinh trong suốt tiết học;
Nắm chắc ý đồ sách giáo khoa và hướng dẫn sách giáo viên, mục tiêu bài
học, trình tự thiết kế giáo viên chủ động đưa ra phương án cho các đối tượng
học sinh hoạt động;
Ví dụ:
* Đối với việc thu thập thông tin, tuỳ đối tượng học sinh, thời gian giáo

viên có thể cho các cho các phương án:
- Đối với học sinh khá giỏi -> Học sinh lĩnh hội kiến thức;
- Đối với học sinh Yếu, kém: –> Giáo viên gợi ý –> Học sinh lĩnh hội
kiến thức;
Đối với yêu cầu thực hiện kỹ năng, kiến thức thì cũng tuỳ theo thời gian
và yêu cầu của nội dung bài học hoặc từng phần hay yêu cầu của từng loại thí
nghiệm giáo viên có thể tổ chức học sinh thực hiện theo nhóm hay cá nhân như:
Bài 3: Đo thể tích chất lỏng (Vật lí 6 )
Hình 3.2: Yêu cầu học sinh hoạt động theo cá nhân (nhưng chú ý tới học
sinh yếu kém) nếu học sinh không đo và đọc được kết quả thì giáo viên hướng
dẫn học sinh đo và cách đọc sau đó cho học sinh trả lời kết quả;
Hình 3.3: Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm (nhưng chú ý là cho học
sinh khá giỏi hướng dẫn và kèm các học sinh yếu kém) sau đó gọi học sinh yếu
kém đọc kết quả, rồi cho học sinh khá giỏi nhận xét, giáo viên chốt kiến thức.
Còn tuỳ theo đối tượng học sinh trong lớp giáo viên có thể đề ra phương án khác
nhau cho linh hoạt;
7


Đôi với học sinh yếu kém: Thì giáo viên cho học sinh đọc sách giáo khoa
-> Giáo viên hướng dẫn cụ thể -> tổ chức cho học sinh thảo luận và thực hiện và
rút ra kết quả. Đối với học sinh khá giỏi: Giáo viên cho học sinh đọc sách giáo
khoa -> Đề ra phương án thực hiện -> Thực hiện -> Trả lời câu hỏi có tính chất
khó hơn -> Giáo viên chốt kiến thức. Sau đó giáo viên gọi học sinh yếu kém
nhắc lại một lần để các em ghi nhớ;
Hoặc tuỳ từng loại thí nghiệm hay trả lời câu hỏi hoặc bài tập giáo viên có
thể tổ chức cho học sinh làm ngay ở lớp hoặc cho về nhà tự làm nhưng đối với
học sinh yếu kém thì giáo viên đưa ra yêu cầu nhẹ hơn;
* Đối với cách đặt câu hỏi yêu cầu học sinh thực hiện hay trả lời câu hỏi
thì giáo viên cũng cần chú ý đến các đối tượng học sinh để đưa ra câu hỏi phù

hợp để học sinh dễ hiểu và trả lời đạt kết quả cao như:
- Đối với học sinh khá giỏi: Giáo viên đưa ra câu hỏi có tính chất nêu vấn
đề hay xuyên suốt để các em suy nghĩ trả lời;
- Đối với học sinh trung bình. Giáo viên đưa ra câu hỏi có hướng giải
quyết và có tính chất dẫn dắt học sinh;
- Đối với học sinh yếu kém thì giáo viên phải đưa ra được các câu hỏi gợi
ý có tính chất tường minh, cụ thể hoặc các yêu cầu rõ ràng và nhẹ nhàng hơn;
Như vậy tuỳ theo yêu cầu kiến thức, kĩ năng, từng loại câu hỏi hay tuỳ vào
từng loại đối tượng học sinh giáo viên chủ động đề ra phương án tổ chức điều
hành cho linh hoạt và phù hợp;
- Trong việc điều hành tổ chức các hoạt động của học sinh trên lớp giáo
viên cũng cần quan tâm và chú ý đến việc tổ chức và sắp xếp vị trí chổ ngồi cho
học sinh hoạt động theo nhóm có hiệu quả như: Để học sinh khá giỏi kèm cặp
giúp đỡ được các học sinh yếu kém, tránh tình trạng mất nhiều thời gian và lộn
xộn tạo được tác phong và phương pháp học tập hợp tác, từ đó giáo viên cũng có
được phương pháp tổ chức quản lí hoạt động nhóm một cách phù hợp;
Tóm lại: Khâu điều hành tổ chức hoạt động của học sinh trên lớp là khâu
rất quan trọng nó quyết định thành công hay thất bại của giờ học và cũng quyết
định đến chất lượng của học sinh, đặc biệt là đối tượng học sinh yếu kém. Vì
8


vậy giáo viên cần bám sát thiết kế, thiết bị, tình hình và đối tượng học sinh trong
lớp để chủ động và linh hoạt trong điều hành.
d. Đánh giá và theo dõi kết quả học tập theo từng đối tượng học sinh
Việc đánh giá và theo dõi kết quả học tập theo từng đối tượng học sinh
phải diễn ra thường xuyên liên tục và quan trọng nhất là đối tượng học sinh yếu
kém. Như kiểm tra miệng, kiểm tra 15phút, kiểm tra định kỳ. Tuy nhiên việc
thực hiện đánh giá kết quả học tập của học sinh sau mỗi bài dạy cũng có tầm
quan trọng rất đáng kể: Nó vừa củng cố, khắc sâu kiến thức vừa tiếp thu được

kiến thức mới, đồng thời khuyến khích động viên học sinh, kích thích hứng thú
cho các em về nhà và làm bài tập cũng như tạo được sự hào hứng cho các em
chờ đợi cho tiết học tiếp theo, và giúp đỡ học sinh yếu kém có được tinh thần
học tập tốt hơn và ngày càng yêu thích môn học, lấp dần các kiến thức đã hỏng
của các em. Do đó tôi nhận thấy việc đánh giá kết quả học tập của học sinh sau
mỗi tiết học và thường xuyên rất quan trọng và cần thiế.
Vậy đánh giá kết quả học tập của học sinh như thế nào là tích cực và phát
huy được tác dụng của nó đối với học sinh yếu kém, theo tôi giáo viên cần phải
thực hiện theo các yêu cầu sau:
- Giáo viên có thể đánh giá thực hiện bằng các hình thức như:
+ Kiếm tra miệng:
Đối với học sinh yếu kém thì giáo viên yêu cầu rõ ràng hơn, chi tiết hơn,
gợi mỡ hơn. Nếu học sinh trả lời được thì giáo viên cho điểm cao hơn để động
viên, còn học sinh trả lời không được thì giáo viên hướng dẫn, nhắc nhỡ và quan
tâm đến học sinh nhiều hơn trong các câu hỏi của bài học mới;
+ Ghi phiếu học tập hoặc phân nhóm tổ chức trò chơi về kiến thức:
Đối với học sinh yếu kém thì giáo viên đánh giá với mức độ và yêu cầu
thấp hơn, và chỉ rõ những thiếu sót của các em một cách rõ ràng hơn, chi tiết
hơn tránh tình trạng nhận xét chung chung để học sinh không nhận ra được thiếu
sót của mình để khắc phục.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
* Ưu điểm
9


- Sau thời gian nhiều năm áp dụng các giải pháp đã nêu tôi thấy kết quả
học tập của học sinh khả quan hơn. Đa số các học sinh yếu đã biết trả lời được
một số câu hỏi định tính;
- Tất cả các học sinh đã chủ động thu thập,xử lí thông tin và tự rút ra kết
luận khi tìm hiểu một đơn vị kiến thức mới. Các em đều cảm thấy thích thú hơn

khi học bộ môn Vật lí;
- Học sinh nắm chắc cách phân tích và vận dụng đúng công thức khi giải
một bài tập Vật lí;
* Hạn chế
Việc trình bày của một số ít học sinh còn chưa chặt chẽ, lôgic.
Qua kết quả trên đây, các em sẽ có một số kỹ năng cơ bản để giải loại bài
tập về mạch điện. Giải pháp này có thể áp dụng vào thực tế giảng dạy ở các
đơn vị trường trung học cơ sơ trên địa bàn huyện Mỏ Cày Nam.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng giải pháp
Qua quá trình học hỏi, tìm tòi dưới sự hổ trợ của đồng nghiệp, bản thân
tôi đã mạnh dạn áp dụng các biện pháp trên vào trong từng tiết dạy thì chất
lượng học tập bộ môn vật lí khối 6, 9 được phân công giảng dạy đạt kết quả khá
cao tỉ lệ học sinh yếu kém bộ môn Vật lí giảm qua so với kết quả khảo sát đầu
năm và chất lượng cuối năm thể hiện ở kết quả sau đây:
+ Đối với chất lượng đại trà ( tổng số học sinh của ba khối 6, 9 là 203).
TT
1
2
3
4
5

Phân loại trình
độ
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém


Vật lí khối 6,9, (203 học sinh)
Khảo sát đầu năm
Kết quả cuối năm
(203 học sinh)
0 hs = 0%
11 hs = 5,4 %
90 hs = 44,3%
62 hs = 30,5%
40 hs = 19,7 %

(203 học sinh)
42.82%
41.27%

10


Không có HS điểm TBM cả năm rơi vào điểm kém dưới 4,5 đây cũng là
một dấu hiệu đáng mừng cho giáo viên trực tiếp giảng dạy cũng như chất lượng
bộ môn.
Giúp các em có được cái nhìn tổng quan về phương pháp học tâp bộ môn
Vật lí, tạo hứng thú say mê học tập trong bộ môn Vật lí. Từ đó phát huy được
khả năng tự giác, tích cực của học sinh, giúp các em tự tin vào bản thân khi tìm
hiểu một nội dung kiến thức, một hiện tượng Vật lí. Đó chính là mục tiêu mà
tôi đạt được qua kinh nghiệm nầy.
3.5. Tài liệu kèm theo: Không có.
Bến Tre, Ngày 07 tháng 03 năm 02016

11




×