Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

sáng kiến một số kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.97 KB, 12 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

Mã số...........................................................................................................
1.Tên sáng kiến: " Một số kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp"
2. Lĩnh vực áp dụng: Công tác chủ nhiệm lớp
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1 Tình trạng giải pháp đã biết
Người thầy có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp giáo dục của Đảng.
Thời đại ngày nay, người giáo viên không chỉ có chức năng truyền đạt tri thức
cho học sinh mà còn có chức năng tác động tích cực đến sự hình thành nhân
cách của học sinh. Một giờ lên lớp không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ tri thức
khoa học, hình thành kĩ năng cụ thể mà phải hướng vào tạo dựng, phát triển
nhân cách của học sinh. Ở tiểu học, do uy tín của người thầy giáo mà toàn bộ
hành vi cử chỉ của thầy cô thường là mẫu mực cho hành vi của học sinh nói
chung. Các em thường tin tưởng tuyệt đối nơi thầy cô giáo của mình nên thường
bắt chước những cử chỉ, tác phong của thầy cô giáo mình. Với vị trí hết sức quan
trọng như vậy, nên có thể nói trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm là vô cùng
quan trọng. Bản thân tôi luôn xác định là người mẹ thứ hai của các em, luôn
quan tâm đến từng đối tượng học sinh, có biện pháp giáo dục với từng đối tượng
học sinh. Tìm ra những nguyên nhân, rút ra những bài học để nâng cao hiệu quả
công tác chủ nhiệm lớp;


Là giáo viên được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp nhiều năm
liền, bản thân tôi nhận thấy chất lượng học tập của học sinh chưa đảm bảo theo
mặt bằng chung là do cuộc sống gia đình còn khó khăn, các em còn thiếu thốn
đủ thứ: Từ trang phục đến dụng cụ học tập, phụ huynh chưa thực sự quan tâm


đến việc học tập của con em;
Trường Tiểu học tôi đang phục vụ là trường được áp dụng chương trình
Seqap, hầu hết học sinh xuất thân từ gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Đầu năm
học 2014-2015, tôi được nhà trường nhà công chủ nhiệm lớp 5 1. Qua tìm hiểu
học sinh lớp chủ nhiệm tôi thấy học sinh sống rải rác nhiều ấp trên địa bàn của
xã, gia đình còn nhiều khó khăn: đói nghèo, nhận thức của người dân về việc
học tập của con em chưa cao. Trong lớp chủ nhiệm có một số học sinh còn lười
biếng học tập, một số học sinh tham gia các hoạt động còn chưa nhiệt tình. Ban
cán bộ lớp còn rụt rè, chưa phát huy hết khả năng vốn có của mình, ý thức tự
quản chưa cao.
Ưu điểm:
- Giáo viên nhiệt tình trong công tác giảng dạy, gần gũi quan tâm đến
học sinh, quan hệ tốt với phụ huynh học sinh;
- Một số học sinh có ý thức học tập tốt, lễ phép với thầy cô và người
lớn tuổi, đoàn kết hòa nhã với bạn bè.
Hạn chế:
Một số học sinh chưa có ý thức học tập, lớp học chưa có nề nếp tốt,
một số học sinh tác phong đạo đức chưa tốt, ngôn phong tùy tiện.
3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
Mục đích của giải pháp
Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn:


- Ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúc
kết thành kinh nghiệm của bản thân;
- Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công
trong công tác chủ nhiệm;
- Nhận được sự góp ý, nhận xét từ cán bộ quản lý nhà trường, các bạn
đồng nghiệp để tôi phát huy những mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục những
thiếu sót cho hoàn thiện hơn;

- Rèn luyện tinh thần năng động, lòng say mê sáng tạo, cố gắng học tập
tự cải tạo mình theo kịp tiến bộ của thời đại.
Là một giáo viên được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 5 1, tôi thấy
đây là một trọng trách lớn cần phải giáo dục học sinh phát triển toàn diện và làm
theo 5 điều Bác Hồ dạy để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.
Với trọng trách như vậy đòi hỏi người giáo viên phải có lòng yêu nghề, mến trẻ,
quan tâm đến từng đối tượng học sinh, biết tổ chức các hoạt động dạy học và
hoạt động ngoại khóa để thu hút học sinh đến trường. Để các em không cảm
thấy nhàm chán mà thích thú đi học và thấy được: " Mỗi ngày đến trường là
một ngày vui". Ngoài ra người giáo viên chủ nhiệm lớp đòi hỏi phải có phẩm
chất đạo đức, có năng lực và có uy tín đối với cha mẹ và học sinh. Đặc biệt phải
có biện pháp xây dựng nề nếp học tập cũng như sinh hoạt lớp hợp lí. Khi được
phân công và nhận lớp tôi đã xác định được nhiệm vụ trọng tâm của giáo viên
chủ nhiệm lớp là quan trọng trong Nhà trường.
Vì vậy, tôi mạnh dạn đưa ra giải pháp: " Một số kinh nghiệm làm tốt
công tác chủ nhiệm lớp" để thực nghiệm cho học sinh lớp tôi.
Nội dung giải pháp:
-Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp


Các biện pháp tôi đưa ra sẽ giúp giáo viên thực hiện công tác chủ nhiệm
lớp có hiệu quả. Giáo viên nâng chất lượng học tập của học sinh; các em tích
cực tham gia các hoạt động ở trường; chăm ngoan, lễ phép bằng tinh thần tự
giác giúp đỡ lẫn nhau của chính các em dưới sự dẫn dắt của giáo viên.
-Cách thức thực hiện, các bước thực hiện của giải pháp:
Sau khi tìm hiểu được nguyên nhân vì sao chất lượng học tập của các em
còn hạn chế, một số em lười biếng học tập, tham gia các hoạt động chưa nhiệt
tình, ý thức tự quản chưa cao, ban cán bộ lớp còn rụt rè, chưa phát huy hết khả
năng của mình, tôi xây dựng kế hoạch để giáo dục các em. Kế hoạch này được
tôi áp dụng chi học sinh lớp 5 do tôi chủ nhiệm trong năm học 2014 – 2015, cụ

thể như sau:
+Tìm hiểu đối tượng:
Là một giáo viên được nhà trường phân công làm công tác chủ nhiệm
lớp thì trước hết phải tìm hiểu tỉ mỉ tường đối tượng học sinh, biết được hoàn
cảnh, năng lực của từng học sinh để có biện pháp giáo dục phù hợp đối với từng
đối tượng. Ngay đầu năm học tôi đã bắt tay vào tìm hiểu thông tin về tình hình
của lớp như sau:
- Tổng số học sinh trong lớp: 35 học sinh/ 21 nữ;
- Số học sinh có hoàn cảnh khó khăn( thuộc hộ nghèo đói): 7/35 em;
Đây là cơ sở để giáo viên phân loại học sinh theo từng nhóm và có
hướng giáo dục phù hợp. Những học sinh nào có hoàn cảnh khó khăn thì quan
tâm nhiều hơn bằng cách: Gặp trực tiếp cha mẹ (anh, chị) của học sinh để động
viên, tạo điều kiện cho con em đi học đều. Việc này giáo viên phải tiến hành
thường xuyên, liên tục hàng tuần. Sự chân thành và gắn bó giữa giáo viên và học
sinh như vậy phụ huynh sẽ có trách nhiệm động viên, nhắc nhở con em ra lớp;


Phải quan tâm tới những học sinh có hoàn cảnh khó khăn: có thể là cho
các em dụng cụ học tập nếu các em thiếu, có thể là quần áo, dép, mũ,...những đồ
dùng này không giá là bao nhưng vẫn là nguồn động viên, an ủi cho các em đến
trường. Cũng có thể là những hành động rất nhỏ như: khâu lại cúc áo, chải lại
mái tóc khi các em chưa kịp thực hiện lúc đến lớp,...nhưng đối với các em thì đó
là một sự khích lệ vô cùng lớn để các em vững bước trên con đường học tập.
+Bầu ban cán bộ lớp:
- Ngay vào đầu năm học giáo viên chủ nhiệm cho học sinh lớp bầu ra
ban cán bộ lớp gồm: 1 lớp trưởng, 2 lớp phó và 4 tổ trưởng. Từ việc học sinh
bầu ra ban cán bộ lớp, giáo viên phân công cụ thể công việc cho từng thành viên
như sau:
+ Lớp trưởng theo dõi bao quát và tổ chức hướng dẫn các hoạt
động của lớp;

+ 2 lớp phó: 1 lớp phó phụ trách về học tập, kỉ luật có nhiệm vụ
kiểm tra, đôn đốc quá trình học tập của các bạn trong lớp và nhắc nhở các bạn
trong lớp chấp hành tốt nội qui. Lớp phó phụ trách về hoạt động văn nghệ, thể
dục thể thao của lớp và đôn đốc, phân công dọn vệ sinh, chăm sóc bồn hoa cây
cảnh của trường, của lớp;
+ 4 tổ trưởng trực tiếp quản lí các thành viên trong tổ của mình về
tất cả các hoạt động.
+Bồi dưỡng năng lực tự quản cho ban cán bộ lớp:
Để làm tốt công tác tự quản, trước hết giáo viên chủ nhiệm phải tập
huấn cho ban cán sự lớp và giao nhiệm vụ cho từng thành viên, sau khi các em
đã nhận biết vai trò trách nhiệm của mình các em sẽ có ý thức tự quản tốt.
Nhưng trong thời gian đầu năm học giáo viên phải theo dõi sát sao các hoạt


động của ban cán sự lớp để phát hiện mặt còn hạn chế và uốn nắn kịp thời. Bám
sát kế hoạch của Nhà trường, của Đội để vạch ra kế hoạch của từng tuần, từng
tháng theo từng chủ điểm, từng đợt thi đua để ban cán sự lớp có kế hoạch theo
dõi, hướng dẫn các bạn thực hiện.
+ Nâng cao chất lượng học tập và giáo dục đạo đức cho học sinh:
Để nâng cao chất lượng học tập cũng như giáo dục đạo đức cho các
em, tôi đã kết hợp cùng với gia đình một cách chặt chẽ. Tôi thường xuyên liên
lạc với phụ huynh để trao đổi tình hình học tập cũng như các sinh hoạt khác. Tôi
luôn nhắc nhở phụ huynh tạo mọi điều kiện cho con em đến trường (không cho
con em ở nhà trông em, trông nhà,...). Trên bục giảng giáo viên phải mẫu mực,
đối xử công bằng (không phân biệt, không thiên vị bất cứ học sinh nào, đồng
thời không phê bình nặng làm tổn hại đến tâm lí của học sinh ở bất cứ hoàn cảnh
nào);
Trong giờ học, tôi luôn tạo không khí sôi nổi, hài hòa, vui tươi không
căng thẳng mà tạo niềm vui, sự phấn chấn để các em tự tin học tập, các em vừa
học vừa chơi nhưng vẫn đảm bảo chương trình chung. Ví dụ trong giờ học toán

tôi vận dụng các câu chuyện cổ tích, câu chuyện vui để đưa ra các bài toán liên
quan đến chương trình toán mà các em đang học. Khi đọc các bài toán có trong
câu chuyện các em cảm thấy thú vị hơn với vấn đề yêu cầu các em giải quyết, nó
còn giúp học sinh nâng cao kĩ năng đọc. Từ sự hưng phấn đó khoảng cách giữa
các em với cô giáo chủ nhiệm được gần hơn, các em thực sự mạnh dạn trong
học tập. Trong mọi giờ học, tôi đã phát huy phương pháp tích cực luôn lấy học
sinh làm trung tâm để tự tìm lấy kiến thức cần chiếm lĩnh. Luôn động viên, khen
ngợi kịp thời không chê trách vì lứa tuổi của các em còn nhỏ, đa phần các em
hiếu thắng nếu bị cô giáo phê bình sẽ nhụt chí, các em sẽ nghĩ cô giáo không


thích mình, ghét bỏ mình, từ đó các em nản chí, tự ti dẫn đến kết quả học tập
không cao.
Xây dựng tác phong đạo đức: Trong lớp tôi luôn giáo dục cho các em ý
thức tổ chức kỉ luật, tôn trọng tập thể, chấp hành nghiêm chỉnh các hoạt động
của lớp, của trường (đi học đúng giờ, sinh hoạt đội, sinh hoạt ngoài giờ nghiêm
túc, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy); kính trọng thầy cô giáo, biết đoàn kết giúp
đỡ nhau trong học tập. Biết lắng nghe, vâng lời người lớn. Mặt khác, để giáo dục
đạo đức cho học sinh thì phải hiểu học sinh. Bản thân tôi đã cung cấp tri thức
đạo đức cho học sinh thông qua các tiết dạy môn đạo đức để học sinh hiểu biết:
về nghĩa vụ, bổn phận, trách nhiệm phải làm, thái độ phải có. Từ đó các em nhận
thức được các thiện, cái ác, cái xấu, cái cao thượng, cái nhỏ nhen, cái ti tiện,....
Xây dựng lớp học thân thiện- học sinh tích cực
Xây dựng lớp học thân thiện là tạo ra môi trường học tập thân thiện,
an toàn, gần gũi với học sinh để học sinh cảm thấy mỗi ngày đến trường là một
ngày vui, giúp hạn chế tỉ lệ học sinh lưu ban, nâng cao được chất lượng giáo dục
toàn diện cho học sinh. Công việc này được tôi tiến hành như sau:
Trang trí lớp học xanh- sạch- đẹp
Lớp học thân thiện phải có cây xanh, phải luôn sạch sẽ, ngăn nắp, trang
trí đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao: Trồng cây xanh trong lớp bằng

cách: cho dây trầu bà, dây trường sinh vào con cá bằng sành, đổ nước vào rồi
treo lên vách tường. Chỉ cần đổ nước vào thường xuyên là cây sống, dây trầu bà
lá xanh rũ xuống từng dây rất đẹp.
Xây dựng mối quan hệ thầy trò và bạn bè trong lớp:
Trước đây, quan hệ thầy trò là quan hệ bề trên- kẻ dưới, giảng dạy- ghi
nhớ. Ngày nay, quan hệ này được thay bằng quan hệ phân công- hợp tác. Ngay


từ đầu, tôi yêu cầu học trò phải cố gắng làm cho đúng. Quan hệ cơ bản nhất của
tôi vào học trò là quan hệ hợp tác làm việc: tôi giao việc- học trò làm; tôi hướng
dẫn- học trò thực hiện. Hành vi của giáo viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lí
cũng như sự hình thành tính cách của trẻ. Vì vậy khi lên lớp, tôi luôn chú ý đến
cả cách đi đứng, nói năng, cách ăn mặc, cách cầm sách, chữ viết, thái độ,... để
học trò noi theo. Không vì bất cứ lí do gì mà tôi cho phép mình cẩu thả hoặc xuề
xòa qua loa trước mặt học sinh;
Khi có học sinh mắc sai lầm, thiếu sót tôi luôn cố gắng kiềm chế và tôn
trọng học sinh, tìm hiểu cặn kẽ, thấu đáo nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ
các em sửa chữa. Tôi không bao giờ có những lời nói, cử chỉ xúc phạm các em.
Ở tuổi này lòng tự trọng của các em rất cao, chỉ một lời nói xúc phạm sẽ làm cho
các em buồn tủi. Thậm chí có em sẽ oán hận, căm ghét thầy cô, bỏ học và không
bao giờ trở lại lớp học nữa cho dù có nhiều người đến nhà và vận động.;
Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi biết rằng có những em học
yếu hoặc có hôm không học bài, làm bài nhưng lỗi không hoàn toàn do các em.
Có em ham chơi nên quên học bài, có em do bị mất căn bản từ các lớp dưới.
Nhưng cũng có em học yếu hoặc không học bài, làm bài là do những điều kiện
khách quan. Vì vậy, đứng trước một học sinh quậy phá hay lơ đãng không học
bài, làm bài, tôi không trừng phạt mà bình tĩnh chờ đến hết buổi học gặp riêng
các em để hỏi cho rõ nguyên nhân. Lần đầu các em vi phạm, tôi nhẹ nhàng giúp
đỡ. Nếu lần thứ hai các em vẫn tái phạm, tôi đến nhà tìm hiểu nguyên nhân để
có biện pháp giúp đỡ, giáo dục các em;

Hàng ngày, tôi luôn khích lệ và biểu dương các em kịp thời, nhiều hơn là
phê bình khuyết điểm. Tôi cố tìm ra những ưu điểm nhỏ nhất để khen ngợi động


viên các em. Nhưng trong khi khen, tôi cũng không quên chỉ ra những thiếu sót
để các em khắc phục và ngày càng hoàn thiện hơn;
Khi nói chuyện cũng như khi nghiêm khắc phê bình lỗi lầm của học sinh,
tôi luôn thể hiện cho các em thấy tình cảm yêu thương của một người thầy đối
với học trò. Lòng nhân ái, bao dung, đức vị tha thứ của người thầy luôn có sức
mạnh to lớn đề giáo dục và cảm hóa học sinh. " Lớp học thân thiện" chỉ có được
khi người thầy có tấm lòng nhân hậu, bao dung, hết lòng vì học sinh thân yêu
của mình. Có một người thầy như vậy thì chắc chắn học sinh sẽ chăm ngoan,
tích cực ham học;
Trong cuộc sống cuộc của mỗi con người, ngoài những người thân trong
gia đình ra, ai cũng cần có bạn bè để chia sẻ. Học sinh tiểu học cũng vậy. Nếu
các em có nhiều bạn bè thân thiết trong lớp thì các em sẽ hợp tác vui vẻ với nhau
và sẽ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Em học giỏi sẽ giúp những em học yếu, ngược
lại em học yếu cũng dễ dàng nhờ bạn giúp đỡ mình trong học tập mà không phải
e ngại. Xây dựng được mối quan hệ bạn bè đoàn kết, gắn bó thì sẽ xây dựng
được nề nếp lớp học, tiên tới xây dựng môi trường học tập thân thiện, từ môi
trường học tập thân thiện đó, chất lượng học tập của lớp chắc chắn sẽ được nâng
cao;
Để xây dựng được mối quan hệ bạn bè thân thiết, đoàn kết, gắn bó sẵn
sàng giúp đỡ nhau trong học tập, tôi luôn tạo ra các hoạt động, các vấn đề đòi
hỏi sự hợp tác của nhiều học sinh. Cách làm cụ thể như sau: Trong mỗi tiết học
tôi thường xuyên chia nhóm ngẫu nhiên. Tiết học này các em chung nhóm cùng
các bạn này, nhưng tiết học sau các em lại chung nhóm với các bạn khác. Như
vậy các em sẽ có điều kiện hợp tác với nhau.
+ Các hoạt động khác



Tổ chức giờ sinh hoạt cuối tuần: là giáo viên chủ nhiệm lớp thì giờ sinh
hoạt cuối tuần là thời gian quan trọng nhất, bởi tiết này không đơn thuần chỉ
dừng lại ở việc nhận xét ưu, khuyết điểm của lớp trường về hoạt động của lớp
tuần qua mà trong giờ sinh hoạt cuối tuần nhằm để học sinh nhận thấy được các
khuyết điểm của chính bản thân mình, dù nhỏ hay lớn đều phải tự hứa trước lớp
sẽ có biện pháp khắc phục trong tuần tới. Đặc biệt trong giờ sinh hoạt này, tôi
lấy các tấm gương điển hình về học tập, giúp đỡ bạn, hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ được giao để tuyên dương, khen ngợi phần này được nhấn mạnh hơn, phần
tồn tại chỉ nhắc nhở không quá khắt khe có như vậy các em mới tự giác thực
hiện tốt;
Tìm tòi những biện pháp, tổ chức các hoạt động để lôi cuốn các em vào hoạt
động học tập "Học mà vui, vui mà học" là rất cần thiết ở trong tất cả giờ dạy;
Qua từng đợt thi đua, giáo viên cho học sinh bình bầu những tấm gương điển
hình trong lớp để đề nghị nhà trường, Liên đội trường nêu gương và khen
thưởng kịp thời. Vào đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm phát động quỹ lớp nhằm
để phát thưởng cho học sinh có nhiều thành tích trong học tập, lao động, văn
nghệ hay các hoạt động ngoại khóa khác. Ban cán bộ lớp cùng giáo viên chủ
nhiệm đến thăm gia đình học sinh chưa thật sự hòa mình vào tập thể lớp để trao
đổi phối hợp kịp thời cùng gia đình, nhà trường, địa phương để giáo dục các em;
Tổ chức các hoạt động nhân đạo từ thiện như thăm hỏi, giúp đỡ các gia đình
chính sách ở địa phương. Lao động giúp đỡ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, gia
đình học sinh mồ côi vào những ngày mùa...;
Lồng ghép trong những buổi hội họp, sinh hoạt ở địa phương, giáo viên chủ
nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương có những biện pháp giáo dục
những học sinh ương bướng chưa thực sự tham gia tích cực các hoạt động của


trường, của lớp. Hay những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, con mồ côi tham
mưu cùng chính quyền địa phương để bản thân các em được quan tâm nhiều

hơn, được hỗ trợ nhiều hơn về vật chất cũng như tinh thần để các em vững bước
trên con đường học tập. Mặt khác, đề nghị các cấp kịp thời khen thưởng những
học sinh có tiến bộ về nhiều mặt, học sinh có thành tích tốt trong học tập....
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Tôi đã áp dụng những giải pháp trên vào lớp mình chủ nhiệm năm học
2014 -2015 và bước đầu có nhiều chuyển biến tích cực. Đề tài này có thể áp
dụng cho tất cả giáo viên chủ nhiệm lớp. Đặc biệt có thể áp dụng cho lớp chủ
nhiệm cuối cấp làm tiền đề cho lớp em trong các cấp học sau.
3.4. Hiệu quả thu được do áp dụng giải pháp
Với những kinh nghiệm đã nêu trên, sự nhiệt tình của bản thân và phối
hợp với phụ huynh, các tổ chức khác ở địa phương, cùng với hoạt động tích cực
của đội ngũ các bộ lớp nên chất lượng học tập và các mặt hoạt động khác của
lớp có nhiều tiến triển rõ rệt. Đó là kết quả của một quá trình vận dụng sáng tạo
những kĩ năng sư phạm vào công tác chủ nhiệm. Thành công lớn nhất của lớp
tôi chủ nhiệm là kết quả học tập của học sinh trong quá trình dạy từ đầu năm đến
nay tôi thấy tiến bộ rõ rệt về học tập cũng như các hoạt động khác
- Trên 90% học sinh tham gia tốt các hoạt động Đội, thực hiện tốt
chương trình rèn luyện Đội, các hoạt động ngoại khóa tham gia tích cực;
- 100 % học sinh biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp. Biết chăm
sóc bồn hoa, cây cảnh trong nhà trường. Biết bảo vệ cây trồng và con vật nuôi;
- Tham gia tốt các hoạt động do nhà trường, huyện tổ chức.
Như vậy để công tác chủ nhiệm lớp trong Nhà trường đạt kết quả cao thì
người giáo viên chủ nhiệm phải có tâm huyết với nghề, phải có lòng yêu nghề


mến trẻ, phải thường xuyên học hỏi trau dồi chuyên môn nghiệp vụ cũng như
kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm.




×