CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số:…………………………….
1. Tên sáng kiến: “Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Tiếng
anh”.
2. Lĩnh vực áp dụng: giảng dạy môn Tiếng anh.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
- Với đặc thù là một xã vùng nông thôn, đời sống người dân còn khó khăn,
một số gia đình ít quan tâm đến việc học của con em, ý thức học tập của một số em
còn hạn chế, do đó làm ảnh hưởng đến kết quả giảng dạy của bộ môn. Đối với môn
học này, để học tập tốt ngoài việc các em có ý thức học tập, siêng năng, mà còn
phải mạnh dạn phát biểu, ự tin xây dựng bài học đồng thời còn có một yếu tố không
thể thiếu là người giáo viên giảng dạy phải có phương pháp dạy học phù hợp cho
từng đối tượng học sinh. Bản thân tôi là một giáo viên dạy môn tiếng Anh, tôi luôn
xem chất lượng giảng dạy là mục tiêu hàng đầu, luôn mong muốn kết quả học tập
của các em thật tốt, ít nhất phải đạt mức chuẩn kiến thức cơ bản.
- Thực trạng hiện nay, đối với môn tiếng Anh tỉ lệ học sinh yếu kém khá
nhiều, do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến các em học yếu; với mong muốn
nâng cao chất giảng dạy bộ môn, bản thân suy nghĩ tìm ra các phương pháp giảng
dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh yếu kém để giúp các em học tập tiến bộ.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
Đề tài được thực hiện nhằm nêu lên một số gợi ý để giải quyết những vướn
mắc mà giáo viên THCS thường gặp phải trong quá trình giảng dạy. Qua đó, góp
phần thực hiện một số mục tiêu:
- Nâng cao chất lượng môn Anh văn ở trường THCS.
- Nâng cao nghiệp vụ cho bản thân và bản lĩnh sư phạm của người thầy.
- Đa dạng phương pháp trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
3.2.1. Nắm năng lực học tập bộ môn của học sinh:
- Các em có những đặc điểm tâm lý riêng, thế nên tôi thường thăm dò hoàn
cảnh gia đình của các em qua sơ yếu lý lịch, bạn bè gần nhà, giáo viên chủ nhiệm.
- Học sinh yếu kém thường mang nhiều mặc cảm. Các em có hai mặt tâm lý
đối nghịch nhau: một số em quậy phá, nghịch ngợm, trốn học, bỏ tiết và một số em
nhút nhát, rụt rè, không phát biểu, xa lánh bạn bè, thầy cô. Biện pháp cần đặt ra ở
đây là giáo viên phải thường xuyên quan tâm đến các em, gần gũi , trò chuyện,
nâng đỡ các em, đôi lúc cũng phải nghiêm khắc với các em.
3.2.2. Giúp các em nhận ra tầm quan trọng của bộ môn:
Tôi dẫn chứng cho các em biết ngày nay môn tiếng Anh có vai trò rất quan
trọng trong việc tiếp cận những thông tin về khoa học kỹ thuật, đặc biệt nếu học tốt
môn tiếng Anh thì các em dễ dàng học môn tin học, đây là môn học mà mọi người
2
khi làm việc hoặc lao động sản xuất đều cần thiết, ngoài ra sau này khi các em ra
trường và tìm kiếm việc làm, ngoài việc có trình độ chuyên môn đạt chuẩn còn đòi
hỏi phải có trình độ ngoại ngữ nhất định như bằng B2, C1 tiếng Anh hoặc chứng
chỉ tương đương của trường Đại học, chuẩn Châu Âu,...
3.2.3. Hướng dẫn các em cách học, tự học và tự chuẩn bị bài trước khi
đến lớp. Đồng thời phối hợp với phụ huynh học sinh nhờ họ giám sát và nhắc
nhở việc học tập của các em:
- Thông thường học sinh yếu đa phần là do các em không biết cách học tập
của một bộ môn hay thiếu ý thức học tập. Vì vậy là giáo viên bộ môn tôi nhận thấy
được điều này và hướng dẫn cho các em cách làm bảng phụ bằng giấy lịch và giấy
A0 treo ở nơi thuận tiện nhất trong nhà để dùng cho việc học tập. Ngoài ra yêu cầu
các em làm lịch học tập tại lớp có thời gian và công việc hẳn hoi theo cho cá nhân
sao cho phù hợp để các em tự học.
- Theo tôi khi giáo viên thường cho học sinh bài tập về nhà nên hạn chế số
lượng vì các em học không chỉ một hay hai môn cho một buổi học. Và khi cho bài
tập hay từ vựng để các em chuẩn bị phải có kiểm tra và khích lệ các em. Đây cũng
là một trong các yếu tố giúp các em hiểu bài tốt hơn và chất lượng của tiết học cũng
nâng lên.
3.2.4. Tôn trọng ý kiến học sinh, khuyến khích tinh thần học tập, mang lại
sự tự tin cho các em:
3
- Để mang lại sự tự tin cho các em nên dành những câu hỏi dễ cho các em
học sinh yếu, khi các em trả lời đúng thì các em trở nên tự tin hơn, mạnh dạn phát
biểu hơn và để khuyến khích các em giáo viên nên khen ngợi các em đúng mức.
- Nên tạo không khí thoải mái trong giờ học, không áp đặt mà cho các em tự
do phát biểu trình bày ý kiến của mình, đồng thời giáo viên nên dùng những từ ngữ
nhẹ nhàng khi nhận xét, đánh giá các em.
3.2.5. Dạy kiến thức gì, kiểm tra kiến thức đó :
- Trước đây giáo viên bộ môn thường có suy nghĩ nên cho đề kiểm tra hay đề
thi lượng kiến thức càng rộng càng hay, càng nhiều nội dung càng tốt. Tuy nhiên
trên thực tế các em học sinh yếu kém sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi gặp các bài
kiểm tra hay đề thi như thế. Vì các em sẽ không thể nhớ hết được các kiến thức cũ
đã học khá lâu rồi. Điều này sẽ dẫn đến chất lượng sẽ không như mong muốn của
giáo viên.
Ví dụ : Lớp 7 sau khi học các Unit 1, 2, 3 thì giáo viên nên cho học sinh làm bài
kiểm tra chứa nội dung trong các Unit 1, 2, 3 :
+Comparatives +Adjectives
+Simple future +Exclamations
+Ordinal numbers +Question words +Prepositions
Nhờ có sự tổ chức quản lý của Ban Giám Hiệu nhà trường, việc dạy phụ đạo
cho học sinh yếu kém một phần nào đó cũng góp phần nâng cao chất lượng học tập.
4
Trong quá trình dạy phụ đạo, tôi thường phân chia các em yếu ra từng nhóm khác
nhau: yếu về từ vựng hay yếu về ngữ pháp.
Ở nhóm yếu về từ vựng, đa số các em không biết cách học từ vựng, không biết
từ loại của từ, học mà không nhớ rõ nghĩa, hoặc nhớ nghĩa mà không thuộc từ. Đối
với học sinh nhóm này, tôi yêu cầu các em mỗi ngày học ba từ vựng. Vào 15 phút
đầu giờ, tôi nhờ cán sự bộ môn và một số em học giỏi trong lớp đi kiểm tra những
em yếu từ vựng này và báo kết quả lại cho tôi. Đến ngày học phụ đạo lần sau, tôi sẽ
kiểm tra tất cả từ vựng mà tôi đã yêu cầu các em học trong một tuần. Làm được
như thế, đối với một em chịu học từ vựng một cách nghiêm túc thì chẳng bao lâu
lượng từ vựng trong trí nhớ của các em sẽ được nâng lên rất nhiều.
Chẳng hạn, hôm nay tôi muốn yêu cầu học sinh làm bài tập chia động từ ở thì
quá khứ đơn, trước khi đưa lên bảng một số câu cụ thể, tôi nhắc lại phần lý thuyết
cơ bản.
*Thì quá khứ đơn( The Simple Past Tense):
Công thức: S + Ved/ V2 +O
Cách dùng: Để diễn tả một hành động hay một sự việc đã xảy ra tại một thời
điểm xác định ở quá khứ và chấm dứt trong quá khứ, thường đi kèm với các trạng
từ sau : last…, …ago, yesterday, before, in 2013…
Chú ý: Nếu động từ có qui tắc -----> ta thêm –ED
5
Nếu động từ bất qui tắc ----> ta chuyển sang cột hai trong bảng động từ
bất qui tắc. Nếu động từ có qui tắc tận cùng là “e” thì ta thêm “d”. Nếu động từ có
qui tắc tận cùng là “y’ thì ta chuyển thành “i” rồi thêm”ed’.
Complete the sentences with the simple past tense of the verbs:
a. She ……..(forget) to brush her teeth yesterday.
b. Last week the doctor …………( fill) a cavity in my eighth tooth.
c. Lan …………..( have) a health examination last month.
Dựa vào những từ đã được học: yesterday, last, ago, học sinh có thể làm tốt
như :
a. forget -----> forgot
b. fill ---------> filled
c. have -------> had
Và điều quan trọng khi làm bài tập dạng này là giáo viên bộ môn phải yêu cầu
học sinh học thuộc lòng tất cả các động từ bất qui tắc. Mỗi buổi phụ đạo tôi cho các
em học thuộc tại lớp khoảng 5-6 động từ bất qui tắc.
Dấu hiệu để nhận biết thì quá khứ đơn: yesterday, last Sunday, ago…thì các
em dễ dàng chia động từ được ngay. Đối với mỗi loại bài tập được nêu trên, giáo
viên nên làm mẫu cho các em xem một câu, những câu còn lại tương tự, chúng ta
yêu cầu học sinh lên bảng làm và giúp đỡ các em nếu thấy còn lúng túng.
Phụ đạo học sinh yếu kém chủ yếu là cho các em làm những dạng bài tập cơ
bản. Khi các thao tác đã nhuần nhuyễn, giáo viên bộ môn có thể cho các em làm
6
quen với các dạng đề kiểm tra, đề thi học kỳ để các em có được những kỹ năng làm
bài tốt hơn. Mỗi một buổi dạy phụ đạo là một loại hình bài tập khác nhau. Sau 6 tiết
phụ đạo sẽ có một bài kiểm tra xem mức độ hiểu bài của các em có tiến triển
không; Các em có làm được bài tập đã học chưa. Bên cạnh đó, giáo viên khuyến
khích các em bằng cách ghi điểm khi các em làm bài tương đối tốt.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
- Qua hai năm áp dụng các phương pháp trên tôi nhận thấy kết quả đạt hơn
mong đợi, các em học sinh yếu giảm và có ý thức học tập bộ môn hơn. Học sinh
yếu, kém cải thiện điểm số qua các bài kiểm tra.
- Biện pháp phụ đạo học sinh có thể áp dụng được rộng rãi không chỉ ở các
khối lớp 6, 7, 8, 9 của đơn vị mình mà còn có thể áp dụng được cho các trường
trong cụm, trong huyện và ngoài huyện cho những học sinh học yếu, tiếp thu bài
chậm, cho nhiều bộ môn khác trong trường học vì thời gian trên lớp không đủ để
giáo viên hướng dẫn cặn kẽ cho học sinh chậm tiếp thu bài cũng như những học
sinh yếu, kém.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp:
- Đối với các em học sinh yếu, kém trở nên thích phát biểu hơn, linh hoạt và
chủ động trong việc học tập, trao đổi với bạn bè, giáo viên; các em sẽ tự tin tích cực
7
đóng góp xây dựng bài, giờ học trở nên sôi nổi; chất lượng học tập của các em ngày
càng tiến bộ, là động lực để các em tiến bộ.
- Các giờ dạy phụ đạo học sinh yếu, kém, các em tiếp thu bài chậm trở nên
linh hoạt, ít gò bó nhưng vẫn đạt hiệu quả khá tốt. Học sinh có tâm lí thoải mái, nhẹ
nhàng trong học tập, ham thích học tập.
- Khả năng học tập của học sinh được nâng lên một bước, kiến thức của phần
lớn học sinh trở nên rộng rãi, không xơ cứng mà trở nên mềm mại, mang tính ứng
dụng cao. Trong giờ học phụ đạo giáo viên có thể ghi điểm nếu học sinh làm bài
tập tốt.
Qua thời gian áp dụng một số biện pháp nêu trên được áp dụng tất cả các
khối lớp, năm học 2014-2015 chất lượng được tăng lên đáng kể ở các khối 6, 7, 8,
9; đặc biệt là khối 7:
Khối/
Môn
ss
GIỎI
SL
Tiếng
SL
50.3
7/143
Anh
TL
KHÁ
72
TB
TL
38.
55
4
SL
YẾU
TL
SL
TL
SL
TL
1
0.7
0
0
10.
15
5
KÉM
5
3.5. Tài liệu kèm theo: Không có
Mỏ Cày Nam, ngày 10 tháng 04 năm 2016
8
9