Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Báo cáo sáng kiến Một số biện pháp giúp học sinh học tốt Tác phẩm trữ tình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.52 KB, 21 trang )

Một số biện pháp giúp học sinh học tốt Tác phẩm trữ tình
PHẦN I
MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài.
1. Lí do khách quan.
Môn Văn có từ lâu trong nhà trường ở nước ta. Trong thời đại phong
kiến, môn Văn gần như là môn học chủ yếu trong nhà trường. Bước chân đến
cửa khổng, sân trình, học trò thời bấy giờ được học ngay những bài học về “tam
cương, ngũ thường” từ các sách “Tứ thư”, “Ngũ kinh” của Trung Quốc. Đến
thời Thực dân Pháp thống trị, với chính sách thuộc địa và chủ trương giáo dục
nô dịch của Thực dân Pháp, môn Việt Văn bị coi nhẹ đến mức thấp nhất. Cách
mạng tháng Tám thành công đã thổi một luồng gió mới vào học đường nước ta.
Cùng với sự đổi đời của dân tộc, một nền giáo dục mới đã được trả về vị trí
xứng đáng và có những thành tựu to lớn, nhất là đã góp phần quan trọng trong
việc đào tạo những thế hệ thanh thiếu nhi trở thành những công dân tốt, những
cán bộ tốt vươn lên gánh vác sứ mệnh lịch sử.
Ngày nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, của
công nghệ thông tin đã tạo cho cuộc sống vật chất nhanh chóng nâng lên thì
Văn học càng có giá trị cực kỳ to lớn trong việc bồi dưỡng, giáo dục tư tưởng,
tình cảm và mĩ cảm cho học sinh. Văn học chính là vũ khí thanh cao và đắc lực
có tác động sâu sắc đến tâm hồn, tình cảm của con người, bồi đắp cho con
người trở nên trong sáng hơn, phong phú và sâu sắc hơn.
Thế nhưng do nhận thức về bản chất, đặc trưng của môn Văn chưa được
đúng đắn, có khi còn giản đơn, nhiều bậc phụ huynh và các em học sinh không
coi trọng môn học này như các môn khoa học tự nhiên (Toán, Lý, Hóa…), từ
đó dẫn tới thái độ ngại học Văn, thậm chí không thích, không muốn học Văn.
Những nhận thức thiếu sót, lệch lạc đó dẫn đến nhiều hạn chế trong việc tiếp
nhận các giá trị văn chương, đặc biệt là tiếp nhận các tác phẩm trữ tình.
GV: Bùi Thị Thanh Huyền – Trường THCS Tuyết Nghĩa – Quốc Oai 1
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt Tác phẩm trữ tình
2. Lí do chủ quan.


Từ những lí do khách quan nêu trên, bản thân tôi là giáo viên đang trực
tiếp giảng dạy môn Ngữ Văn ở trường THCS, tôi nhận thấy tác phẩm trữ tình là
loại hình chiếm vị trí khá quan trọng trong chương trình và sách giáo khoa Ngữ
văn THCS. Cũng như tác phẩm tự sự, các tác phẩm trữ tình chiếm đến gần một
nửa khối lượng và thời gian trong chương trình sách giáo khoa, chưa kể những
bài ký, những nghị luận mà yếu tố trữ tình khá đậm. Đó là những bài thơ, bài ca
dao trữ tình, những bài thơ Đường luật, những bài thơ lục bát, thơ năm chữ,
những bài thơ tự do…rất phù hợp với sự hiểu, cảm của học sinh. Đó là những
sáng tác của những nhà thơ lớn của dân tộc từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du,
Nguyễn Đình Chiểu…cho đến Tố Hữu, Hồ Chí Minh…là tiếng nói cao đẹp về
tình yêu quê hương đất nước, tình yêu con người, là tiếng đập khẽ khàng của
con tim trước vẻ đẹp của thiên nhiên, của tình người mà bất kỳ học sinh nào đặt
chân đến trường cũng cần được học tập, bồi dưỡng. Song các tác phẩm trữ tình
thường có ngôn ngữ hàm súc, nói ít gợi nhiều, ý tại ngôn ngoại. Hiểu được các
tác phẩm trữ tình một cách thấu đáo và giảng dạy như thế nào để học sinh cảm
thụ được cái hay, cái đẹp của văn chương, tạo được sự rung cảm, bồi đắp được
tâm hồn, trí tuệ cho học sinh là vấn đề quan trọng được mhiều người quan tâm
và là vấn đề mà tôi luôn trăn trở. Làm thế nào để nâng cao hiệu quả giảng dạy
tác phẩm trữ tình trong nhà trường THCS?
Từ lí do trên, tôi nhận thấy người giáo viên phải là chiếc cầu nối giúp
các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong văn chương. Việc lựa chọn
phương pháp giảng dạy tác phẩm trữ tình phù hợp với từng đối tượng, vừa sức
với học sinh, giúp các em vượt qua những khó khăn để cảm nhận được cái hay,
cái đẹp của tác phẩm trữ tình là cần thiết. Vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một số
biện pháp giúp học sinh học tốt tác phẩm trữ tình”.
II. Mục đích nghiên cứu.
GV: Bùi Thị Thanh Huyền – Trường THCS Tuyết Nghĩa – Quốc Oai 2
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt Tác phẩm trữ tình
Mục đích nghiên cứu về mức độ năng lực học tác phẩm trữ tình của học
sinh. Đây là vấn đề được nhiều đồng nghiệp đồng tình ủng hộ cho tôi trong quá

trình nghiên cứu. Bằng các phương pháp nghiên cứu giúp cho tôi biết được khả
năng thực tế của các em trong quá trình học tác phẩm trữ tình.
Sau khi nắm bắt được thực trạng đó, tôi sẽ phân tích từng nguyên nhân và
tìm ra những giải pháp hữu hiệu giúp các em dần đạt được những năng lực nhất
định trong khi học tập các tác phẩm trữ tình.
III. Đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp để dạy – học tác phẩm trữ
tình.
- Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 9C trường THCS Tuyết Nghĩa.
IV. Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu: Các tác phẩm trữ tình (Thơ trữ tình) trong chương
trình THCS, đặc biệt là ở chương trình Ngữ văn lớp 9 Năm học 2013 – 2014.
V. Các phương pháp nghiên cứu.
1. Hệ thống lại các vấn đề lý thuyết.
2. Điều tra, khảo sát, phân loại các bài làm của học sinh, từ đó đánh giá được
thực trạng năng lực học Tác phẩm trữ tình của học sinh.
3. Dạy thử nghiêm .
VI. Kế hoạch thực hiện và giới hạn sử dụng đề tài.
- Xây dựng kế hoạch nghiên cứu, viết, triển khai áp dụng đề tài sáng kiến
kinh nghiệm “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt tác phẩm trữ tình”
trong năm học 2013 – 2014.
- Đề tài áp dụng cho học sinh tất cả các khối lớp bậc THCS trong quá
trình học tập Tác phẩm trữ tình của môn Ngữ Văn.
GV: Bùi Thị Thanh Huyền – Trường THCS Tuyết Nghĩa – Quốc Oai 3
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt Tác phẩm trữ tình
PHẦN II
NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
1. Trữ tình và Tác phẩm trữ tình.
Khái niệm “Trữ tình” được hiểu theo hai nghĩa: Thứ nhất, trữ tình là một

trong 3 phương thức miêu tả trong văn học. Thứ hai, trữ tình là một loại văn
học bên cạnh các loại tự sự, kịch.
Ở nghĩa thứ nhất, khái niệm trữ tình để chỉ phương thức miêu tả của văn
học, đó là phương thức thiên về diễn tả, bộc lộ cảm xúc. Nguyên nghĩa từ Hán
Việt “trữ tình” cũng có ý nghĩa như vậy: “trữ” là thổ lộ, “tình” là tình cảm, cảm
xúc. Phương thức này chủ yếu được dùng trong các tác phẩm trữ tình như thơ
trữ tình, kí trữ tình.
Ở nghĩa thứ hai, khái niệm trữ tình để chỉ một loại tác phẩm văn học mà
ở những tác phẩm này chủ yếu dùng phương thức trữ tình để miêu tả, các tác
phẩm này được gọi là tác phẩm trữ tình.
2. Phạm vi của tác phẩm trữ tình.
Phạm vi các tác phẩm trữ tình rất phong phú. Có tác phẩm trữ tình viết
bằng văn xuôi, có tác phẩm trữ tình viết bằng văn vần, có tác phẩm thuộc loại
kí, có tác phẩm thuộc loại thơ. Trong đó thơ trữ tình chiếm bộ phận lớn nhất
trong loại tác phẩm trữ tình. Trong thơ trữ tình lại có thể chia ra nhiều thể loại
khác nhau.
Căn cứ vào đặc điểm và tính chất của cảm xúc người ta chia thể thơ trữ
tình thành các thể loại như bi ca, tụng ca, trào phúng
Bi ca là những bài thơ u sầu, buồn bã. Đó là những bài thơ viết về nỗi
buồn, về nỗi đau, những mất mát, xót thương Nhưng không phải mọi nỗi
GV: Bùi Thị Thanh Huyền – Trường THCS Tuyết Nghĩa – Quốc Oai 4
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt Tác phẩm trữ tình
buồn đều thành bi ca mà chỉ những buồn đau đã được nâng lên thành triết lí,
thành quan niệm nghệ thuật. Ví như những bài thơ viết về “nỗi buồn thế hệ”, về
nỗi sầu hận trong thơ Huy Cận, Lưu trọng Lư thời kỳ Thơ mới 1932 – 1945 là
những bi ca.
Tụng ca là những bài thơ trữ tình dành để ca ngợi những hành động anh
hùng, những chiến công hiển hách, những cảnh tượng hùng vĩ của thiên nhiên.
Đặc điểm của tụng ca là sự trang trọng, sự thống thiết trong cảm xúc cũng như
trong biện pháp thể hiện. Tụng ca hướng đến những cảm hứng cao cả. Các bài

thơ viết về đất nước, dân tộc, về cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân ta sau
cách mạng tháng Tám đều có thể xem là những bài tụng ca.
Trào phúng là một dạng đặc biệt của trữ tình. Với một chất giọng trào
lộng, châm biếm, trào phúng phê phán đả kích những cái xấu, cái ác, những thói
hư tật xấu của con người và xã hội. Một số bài thơ châm biếm của Tú Xương
được xem là những bài thơ trào phúng.
Dựa vào nội dung thể loại có thể chia thơ trữ tình ra các thể loại: Trữ tình
tâm tình, trữ tình phong cảnh, trữ tình thế sự, trữ tình công dân.
Trữ tình tâm tình là những bài thơ nghiêng về tâm tình, tình cảm con
người trong các quan hệ riêng tư của đời sống tình cảm như tình yêu lứa đôi,
tình cảm vợ chồng, cha mẹ con cái, anh em, bè bạn Những bài ca dao viết về
tình yêu dang dở, hay than thân trách phận, những bài thơ tình là thuộc thể
loại này.
Trữ tình phong cảnh là những bài thơ viết về thiên nhiên, cảnh sắc làng
quê, đất nước, núi non, sông biển. Ở đây thông qua thế giới thiên nhiên huyền
diệu nhà thơ bộc bạch nỗi niềm tâm sự của mình trước con người và cuộc đời.
Trữ tình thế sự là những bài thơ viết về thế thái nhân tình. Đấy là những
suy tư, chiêm nghiệm về những biến đổi, thăng trầm của thế sự. Nhiều bài thơ
của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm đầy những ưu tư về con người, về thời
thế. Đó là những bài thơ trữ tình thế sự sâu sắc.
GV: Bùi Thị Thanh Huyền – Trường THCS Tuyết Nghĩa – Quốc Oai 5
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt Tác phẩm trữ tình
Trữ tình công dân là những bài thơ mà cảm hứng của nhà thơ bộc lộ với
tư cách là một công dân của đất nước. Những bài thơ trữ tình công dân thường
bắt nguồn từ những suy tư về Tổ quốc, là nỗi thiết tha về con người, đất đai Tổ
quốc, là khát vọng xây dựng đất nước hòa bình, tươi đẹp.
Trong thực tế không phải ranh giới của các thể loại không phải bao giờ
cũng rạch ròi như vậy. Dựa vào đặc điểm loại hình này để cảm thụ và phân tích
tác phẩm đúng đắn hơn.
3. Đặc điểm của tác phẩm trữ tình.

Nếu tự sự là loại tác phẩm dùng lời kể để tái hiện thực tại khách quan
nhằm dựng lại một dòng đời qua những biến cố, những con người, qua đó thể
hiện một cách thấu hiểu, một thái độ nhất định thì trữ tình là loại tác phẩm được
cấu trúc bởi một kiểu ngôn ngữ đặc biệt, khác hẳn ngôn ngữ hàng ngày và ngôn
ngữ văn xuôi để bộc lộ ý thức, tình cảm con người một cách trực tiếp.
- Đặc điểm quan trọng của tác phẩm trữ tình là sự bộc lộ trực tiếp ý thức
của con người. Là tiếng nói của tình cảm mãnh liệt, là sản phẩm của những
rung động đột xuất, độc đáo. Trong tác phẩm trữ tình, con người trực tiếp bộc lộ
ý nghĩ, cảm xúc chủ quan của mình. Bài ca dao:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
là tiếng nói trực tiếp của con người lao động đã thực sự lao động vất vả “một
nắng hai sương”, thấy rõ cái giá phải trả cho một hạt gạo, một bát cơm. Và ngay
trong phút hạnh phúc, hưởng thụ, người lao động đã không kìm được lòng mình
mà thốt lên lời nói tự tâm can.
- “Cái tôi” trữ tình luôn cảm xúc thực sự, bộc lộ hẳn ra. Tiếng nói trữ tình
trở thành tiếng lòng thầm kín của mọi người. Bảo rằng “Thơ là tiếng vọng của
tâm hồn” và “nhà thơ là người tự trò chuyện với mình cho người khác biết”, thì
GV: Bùi Thị Thanh Huyền – Trường THCS Tuyết Nghĩa – Quốc Oai 6
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt Tác phẩm trữ tình
cũng là cách nói tới đặc trưng này của tác phẩm trữ tình. Đúng nó là “lời gửi
của người nghệ sỹ với cuộc đời”. Từ thế kỷ XVII, R. Dé cartes – một triết gia
Pháp đã nói: “Đọc sách là trò chuyện với những con người của cái thế kỷ đã
qua trong đó họ phơi bày cho ta phần ưu tú nhất trong tâm hồn của họ”, và
ngày nay nhà thơ Tố Hữu lại nói: “Thơ là tiếng nói của người nào đó đến với
những người nào đó, dựa trên cơ sở đồng ý, đồng tình. Thơ là tiếng nói đồng ý,
đồng tình, tiếng nói đồng chí”
- Ngôn ngữ được tổ chức một cách khác thường – Kiểu ngôn ngữ đặc

biệt, có thể biểu hiện được các sắc thái tinh vi của tư tưởng. Trữ tình dùng nhiều
hình ảnh, nhiều từ đồng nghĩa…để diễn tả một tâm trạng, một suy tư. Ngôn ngữ
trữ tình vừa có tính chất cường điệu vừa có tính chất cách điệu. Cường điệu sẽ
tạo ra hình ảnh, cách điệu sẽ tạo ra nhịp điệu. Cũng có thể nói đặc trưng của
ngôn ngữ trữ tình là sự trùng điệp: trùng điệp của âm thanh, nhịp điệu, ngữ
nghĩa…Nhờ sự trùng điệp này mà nó đã tạo ra được những nhịp điệu tương
ứng, tạo được sự âm vang. Vì vậy ngôn ngữ trữ tình là thứ ngôn ngữ rất hàm
xúc, gợi cảm, giàu nhạc điệu. Những bài thơ trữ tình được chọn lọc đưa vào
chương trình ngữ văn THCS từ bài Qua đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan),
Lượm (Tố Hữu), Quê hương (Tế Hanh) cho đến Ánh trăng (Nguyễn Duy),
Viếng lăng Bác (Viễn Phương), Sang thu (Hữu Thỉnh)… đều là tiếng lòng thầm
kín của tác giả trước cuộc đời bằng thứ ngôn ngữ đặc biệt đó.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
1. Đặc điểm của học sinh lớp 9C trường THCS Tuyết Nghĩa.
Trường THCS Tuyết Nghĩa nằm trên địa bàn phía Tây Nam của huyện
Quốc Oai. Trường có 12 lớp thuộc 4 khối, trong đó khối 9 có 3 lớp.
Lớp 9C có tổng số 35 em học sinh. Đa số các em đều có ý thức đạo đức
tốt, chấp hành đầy đủ, nghiêm túc nội quy, quy định của nhà trường. Một số em
trong học tập khá chăm chỉ và chủ động ở cả giờ học trên lớp cũng như ở nhà.
Tuy nhiên trong lớp vẫn còn một số học sinh lười học, chểnh mảng, chưa cố
GV: Bùi Thị Thanh Huyền – Trường THCS Tuyết Nghĩa – Quốc Oai 7
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt Tác phẩm trữ tình
gắng. Đặc biệt gia đình các em đều làm nông nghiệp, có gia đình cả bố và mẹ
đều đi làm thuê xa thường xuyên không có mặt ở nhà, vấn đề quản lí giáo dục,
chăm sóc con cháu đều nhờ cậy ông bà. Bởi vậy ít quan tâm sát sao được tới
việc học tập của con cái. Hơn nữa do hoàn cảnh kinh tế còn khó khăn nên còn
hạn chế trong việc đầu tư cho con em mình (đặc biệt là sách tham khảo). Ngoài
ra trong lớp còn một số em chưa mạnh dạn, còn e ngại, nhút nhát trong giao
tiếp.
2. Thực trạng về mức độ học tập, cảm thụ tác phẩm trữ tình của học sinh.

Để đánh giá được thực chất mức độ học tập, cảm thụ tác phẩm trữ tình
của học sinh trong quá trình học tập Ngữ văn, trước khi nghiên cứu đề tài tôi đã
ra một đề văn cho 35 học sinh lớp 9C của trường. Với đề bài tôi đưa ra, học
sinh nghiêm túc viết bài một cách độc lập và tự giác. Kết quả được thống kê
như sau:
Mức độ học tập, cảm
thụ Tác phẩm trữ tình
Số lượng Tỷ lệ %
Mức độ tốt 04 11,4%
Mức độ khá 07 20,0%
Mức độ trung bình 09 25,7%
Mức độ yếu 15 42,9%

Qua việc kiểm tra đánh giá bam đầu tôi nhận thấy:
Học sinh có mức độ học tập, cảm thụ tác phẩm trữ tình ở mức độ tốt có
04 em chiếm tỷ lệ 11,4%. Bốn em học sinh này thuộc diện học sinh giỏi. Các
em rất yêu thích văn chương, đặc biệt là những tác phẩm trữ tình. Các em đều
có niềm đam mê đọc sách, thường xuyên mượn sách thuộc lĩnh vực văn học tại
thư viện nhà trường. Đồng thời có sự trau dồi, tích lũy kiến thức sau khi đọc
qua việc ghi chép lại những điều lí thú, bổ ích trong những cuốn sổ tay văn học
mà các em tự tạo cho riêng mình. Ngoài ra bốn em này đều có tính cách tự tin,
GV: Bùi Thị Thanh Huyền – Trường THCS Tuyết Nghĩa – Quốc Oai 8
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt Tác phẩm trữ tình
năng động, yêu thích các hoạt động ngoại khóa, là người dẫn chương trình trong
các buổi hoạt động ngoại khóa của lớp, của trường.
Học sinh có mức độ học tập, cảm thụ tác phẩm trữ tình ở mức độ khá có
07 em chiếm tỷ lệ 20,0%. Các em này rất chăm chỉ học văn và có điều kiện
tham khảo tài liệu bởi gia đình các em có điều kiện kinh tế khá giả, cha mẹ
quan tâm đầu tư cho con cái. Ngoài ra, các em thường mạnh dạn hỏi giáo viên
khi có những vấn đề chưa hiểu.

Học sinh có mức độ học tập, cảm thụ tác phẩm trữ tình ở mức độ trung
bình có 09 em chiếm tỷ lệ 25,7%. Những em học sinh này khá nghiêm túc, chú
ý trong các giờ học nhưng chưa sôi nổi, chưa tích cực trong giờ học, đặc biệt
trong các hoạt động thảo luận nhóm mà giáo viên yêu cầu.
Học sinh có mức độ học tập, cảm thụ tác phẩm trữ tình ở mức độ yếu có
15 em chiếm tỷ lệ 42,9%. Số học sinh này trong học tập không chăm chỉ, ý thức
học bài cũ, tiếp thu bài mới chưa cao. Bản thân các em có khả năng nhận thức
yếu, năng lực diễn đạt rất hạn chế, ít có điều kiện đầu tư cho môn học.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP – HÌNH THỨC GIÚP HỌC SNH HỌC TỐT
TÁC PHẨM TRỮ TÌNH.
1. Đọc thơ trữ tình.
Đọc diễn cảm là bước đầu tạo tiền đề cho hoạt động tái hiện và có khả
năng thực hiện dễ dàng, đầy đủ hoạt động tái hiện. Với tác phẩm trữ tình, đọc
vừa là đồng cảm vừa là diễn cảm. Cũng nhờ đọc mà học sinh như vừa được
chứng kiến vừa được thể nghiệm. Vì thế, đọc, tái hiện, tri giác hình tượng thơ là
hoạt động không thể coi nhẹ trong quá trình dạy – học tác phẩm trữ tình. Tái
hiện hình tượng thơ không những là một thao tác tư duy để đi vào tác phẩm mà
còn là một bí quyết để giáo viên truyền thụ tác phẩm.
Một bài thơ như “Bếp lửa” (Bằng Việt) ở Ngữ Văn 9 - Tập 1 mà việc
đọc và tái hiện hình tượng không được thực hiện tốt thì khó mà gợi được rung
GV: Bùi Thị Thanh Huyền – Trường THCS Tuyết Nghĩa – Quốc Oai 9
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt Tác phẩm trữ tình
động, cảm xúc. Chỉ một đoạn thơ ngắn ở phần đầu cũng là một sự liên tưởng
mạnh mẽ:
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay…
Hay như dạy bài “Mùa xuân nho nhỏ” (Thanh Hải) trong Ngữ văn 9 -

Tập 2, giáo viên không thể không quan tâm đặc biệt tới việc đọc và hướng dẫn
học sinh đọc. Chú ý thể thơ 5 chữ của bài thơ, không ngắt nhịp trong từng câu
các khổ thơ cũng không đều đặn. Nhịp điệu và giọng điệu của bài thơ có sự
biến đổi theo mạch cảm xúc: Say sưa, trìu mến ở phần đầu khi diễn tả cảm xúc
về mùa xuân đất trời; nhịp nhanh, hối hả, phấn chấn khi nói về mùa xuân đất
nước; giọng thiết tha, trầm lắng khi bày tỏ suy nghĩ và ước nguyện được góp
“mùa xuân nho nhỏ” của đời mình vào mùa xuân lớn của đất nước; và cuối
cùng kết thúc bài thơ bằng sự trở về với những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê
hương qua điệu dân ca xứ Huế.
Nhờ đọc và tái hiện hình tượng và cảm quan nghe, nhìn được khơi động
theo âm vang của ngôn ngữ tác phẩm. Kết quả nhận thức bằng cảm giác, tri giác
tạo điều kiện cho tưởng tượng bay bổng và tái hiện được sáng rõ những hình
ảnh do tác giả vẽ nên trong tác phẩm. Ngoài đọc diễn cảm, giáo viên cần mô tả,
kích thích trí tưởng tưởng ở học sinh. Hình ảnh càng sáng rõ, sức cảm thụ càng
mạnh, sức đồng cảm càng cao, giáo viên và học sinh càng có điều kiện giao
cảm với nhau và với tác giả.
Để giúp học sinh bước đầu học tốt được tác phẩm trữ tình, giáo viên cần
nghiên cứu kỹ, tìm ra giọng điệu và do đó tìm ra cách đọc, cách tái hiện hình
tượng thích hợp để hướng dẫn học sinh đọc tốt; chỗ nào cần nhấn mạnh, chỗ
nào cần đọc chậm, ngắt nghỉ như thế nào… Đọc thơ là đọc theo nhịp, dựa vào
GV: Bùi Thị Thanh Huyền – Trường THCS Tuyết Nghĩa – Quốc Oai 10
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt Tác phẩm trữ tình
dòng thơ nhưng không thể lệ thuộc vào dòng thơ. Ý tưởng của nhà thơ không bị
dòng thơ câu thúc. Cho nên đọc thơ trữ tình phải là sao thể hiện đúng tình cảm,
ý nghĩ của bài thơ.
2. Giảng bình thơ.
Giảng bình là biện pháp có tính đặc thù của cảm thụ và truyền thụ văn
học. Thông qua sự hiểu biết và rung cảm của giáo viên mà học sinh hiểu biết và
rung cảm một cách đúng đắn.Giảng bình là biện pháp đắc lực trong dạy – học
văn ở THCS vừa có tác dụng trau dồi ngôn ngữ vừa có tác dụng giáo dục văn

học. Giảng bình giúp học sinh đi từ giai đoạn trực cảm sang giai đoạn cảm thụ
có lí tính bài văn và cuối cùng là hoàn chỉnh quy luật tâm lý về cảm thụ văn
học. Về mặt tư duy, đây là khâu học sinh được vận dụng thao tác phân tích –
tổng hợp từ thấp đến cao để đạt được hiệu quả rèn luyện tư duy tốt nhất.
Ở THCS, nội dung giảng bình trong một bài văn là những sắc thái tu từ
về ngữ âm, từ vựng, cú pháp mà chủ yếu là sắc thái tu từ từ vựng.
Giảng là làm cho học snh hiểu thuần túy về mặt ngôn ngữ đối với một chi
tiết nghệ thuật được phân tích. Bình là làm cho học sinh hiểu sự biến đổi nghệ
thuật của tác phẩm trong văn cảnh, chỉ ra giá trị nghệ thuật của từ, ngữ, câu,
đoạn… chỉ ra sức thông báo nhiệm màu của chi tiết nghệ thuật đó.
Sự kết hợp giữa giảng và bình cũng rất linh hoạt. Có khi giảng trước bình
sau, có khi bình trước giảng sau, có khi giảng kết hợp xen với bình. Giảng có
thể có, có thể không nhưng nhất thiết phải có bình, nhất thiết phải phân tích giá
trị văn học của ngôn ngữ nghệ thuật. Giáo viên phải biết chọn để bình, chọn lọc
cách bình và tốt nhất là phải biết dừng lại đúng lúc, đúng chỗ để cho học sinh tự
suy nghĩ, liên tưởng, mộng mơ.
Ví dụ: Dạy đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Trích truyện Kiều –
Nguyễn Du) ở Ngữ văn 9 - Tập 1.
Giáo viên đọc hoặc mời một học sinh đọc tốt, diễn cảm 6 câu đầu:
Trước lầu ngưng Bích khóa xuân
GV: Bùi Thị Thanh Huyền – Trường THCS Tuyết Nghĩa – Quốc Oai 11
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt Tác phẩm trữ tình
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
Giáo viên nêu câu hỏi cho các em: Hãy giảng giải sáu câu thơ ấy để thấy rõ tâm
trạng của Thúy Kiều lúc này “Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng”? Sau khi
đã có một số ý kiến phân tích, giảng giải của học sinh, giáo viên có thể giảng

bình khái quát: Đất trời thì thoáng rộng mênh mang “bốn bề bát ngát xa trông”,
cảnh vật càng tươi tắn, sinh động “Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia”, dãy núi,
vầng trăng kia như muốn gần gũi, chia sẻ, cảm thông “Vẻ non xa tấm trăng gần
ở chung” Thúy Kiều càng “bẽ bàng”, càng cảm nhận thấm thía nỗi chua xót,
nhục nhã của đời mình, người con gái chưa kịp vào đời đã bị làm nhục, đã bị
giam hãm, chia lìa cô đơn. Đúng là “Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng”!
Những lời phân tích, giảng giải giàu cảm xúc, những lời bình phẩm, nhận
xét hàm súc…có tác dụng khơi sâu cảm thụ, nuôi dưỡng hứng thú, kích thích nỗ
lực tư duy, làm phong phú thêm xúc cảm và tạo ấn tượng sâu ở học sinh. Những
lời giảng bình ngắn gọn, nhưng đa dạng, tinh tế của giáo viên còn có tác dụng
hình thành ở các em phương hướng, cách thức để đạt tới tri thức mới.
Để giảng bình một cách có hiệu quả, giáo viên phải có sự hiểu biết nhiều,
có tình cảm đẹp, có sự nhạy cảm thẩm mỹ và có năng lực diễn đạt. Đó là kết
quả của một sự phấn đấu rèn luyên rất cao của giáo viên.
3. Tìm hiểu tâm trạng trong tác phẩm trữ tình.
Nếu hình tượng trong tác phẩm tự sự là hình tượng tính cách thì hình
tượng trong tác phẩm trữ tình là hình tượng tâm tư. Tiếng nói trong tác phẩm
trữ tình là tiếng nói tình cảm mãnh liệt, là sản phẩm của những tâm trạng. Thơ
trữ tình chứa đầy tâm trạng nên việc tìm hiểu tâm trạng trong thơ trữ tình cần
được chú ý và hướng dẫn học sinh tìm hiểu.
GV: Bùi Thị Thanh Huyền – Trường THCS Tuyết Nghĩa – Quốc Oai 12
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt Tác phẩm trữ tình
Sự chọn lọc nghiêm túc những những giá trị tinh thần theo quy luật của
điển hình hóa nghệ thuật sẽ giữ lại trong tác phẩm trữ tình những cảm xúc và
tâm trạng mang ý nghĩa điển hình. Tất nhiên cảm xúc và tâm trạng đó được gắn
với sự rung động về vần điệu, hình tượng, âm thanh, một hứng thú sáng tạo.
Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Ngữ Văn 9 - Tập 1) chứa đầy tâm trạng.
Kiều sống ở lầu Ngưng Bích lúc này chẳng khác gì một cô gái “cấm cung”. Từ
trên lầu cao trông ra, nàng ngắm dãy núi xa, mảnh trăng gần như trong cùng
một bức tranh đẹp:

Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia
Cảnh vật thiên nhiên thật là khoáng đạt và ngoạn mục song Kiều không
thấy một sự hòa nhập nào với cảnh, chỉ thấy “bẽ bàng” chua xót. Trong cảnh
ấy, nàng chỉ thấy cồn lên một nỗi nhớ, nỗi chua xót, nỗi buồn lo mênh mông
sâu thẳm trước những cơn tai biến dữ dội vừa ập lên cuộc đời nàng và chưa thôi
thách thức đe dọa.
Để hướng dẫn học sinh tìm hiểu tâm trạng trong thơ trữ tình, giáo viên có
thể dùng biện pháp gợi mở với một hệ thống câu hỏi. Bằng con đường đàm
thoại, gợi mở, giáo viên sẽ tạo cho lớp học một không khí thoải mái để tìm sự
đồng cảm với nhân vật trữ tình. Hoặc giáo viên có thể sử dụng công nghệ thông
tin như cho các em theo dõi một đoạn video clip trên máy chiếu, nghe một đoạn
ca khúc có liên quan tới nội dung tác phẩm trữ tình đang dạy, từ đó học sinh
trình bày cảm nhận về tâm trạng của nhân vật trữ tình. Cũng có thể dùng biện
pháp so sánh đối chiếu. So sánh để làm sáng tâm trạng điển hình của nhân vật
trữ tình.
Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong “Viếng lăng Bác” như được hiện
dần lên qua các hình ảnh:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
GV: Bùi Thị Thanh Huyền – Trường THCS Tuyết Nghĩa – Quốc Oai 13
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt Tác phẩm trữ tình
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
Có khi như ngược lại mà rất thân mật:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
Tâm trạng cảm xúc trong bài thơ phải là những tâm trạng cảm xúc rất

thật. Tâm trạng của Viễn Phương khi “ Viếng lăng Bác” là tâm trạng điển hình,
cũng là tâm trạng chung của nhiều người, của chúng ta khi “viếng lăng Bác”.
Bởi thế, tìm hiểu tâm trạng nhà thơ, giáo viên cũng phải cảm được trạng thái
cảm xúc của nhà thơ, phải có tâm trạng cảm xúc rất thật.
Câu nói của nhà thơ Huy Cận giúp ta thấy rõ hơn công việc tìm hiểu tâm
trạng trữ tình quan trọng đến mức nào: “ Bao trùm lên tát cả là một trạng thái
tâm hồn, hơn thế nữa là một trạng thái tâm thần và cơ thể cởi mở, thư thái mà
sôi nổi, hào hứng mà lắng trong, một trạng thái toàn diện trong đó ý và tình như
đang sinh ra, đang nhú lên, tình đang đọng thành ý, ý còn mang tất cả rung
động của tình, một trạng thái tinh khôi sáng tạo”.
4. Tìm hiểu các yếu tố thi pháp nổi bật của thơ trữ tình.
- Nói đến thơ là nói đến chất thơ, lời thơ. Điều đáng chú ý từ dấu hiệu
đầu tiên của hình thức thơ là nhịp điệu. Thơ là văn bản được tổ chức bằng nhịp
điệu của ngôn từ. Nhịp điệu thơ được tổ chức đặc biệt để thể hiện nhịp điệu tâm
hồn, nhịp điệu cảm nhận thế giới một cách thầm kín. Nhịp điệu được tạo ra bởi
sự trùng điệp, trùng điệp của âm vận, trùng điệp ở nhịp, trùng điệp ở ý, trùng
điệp ở câu thơ hoặc bộ phận của câu thơ.
Bài “ Mùa xuân nho nhỏ” (Thanh Hải, Ngữ Văn 9 - Tập 2) thành công
nổi bật là ở việc sử dụng nhịp điệu. Sự gợi cảm của bài thơ nhờ ở cách đặt câu
GV: Bùi Thị Thanh Huyền – Trường THCS Tuyết Nghĩa – Quốc Oai 14
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt Tác phẩm trữ tình
ngắn gọn, trùng điệp ở câu thơ ở các bộ phận thơ. Cách gieo vần cũng rất linh
hoạt.
- Hình ảnh thơ: Hình ảnh trong thơ trực tiếp truyền đạt sự cảm nhận thế
giới một cách chủ quan. Hình ảnh thơ thường gợi lên sự ngâm ngợi và liên
tưởng. Hình ảnh trong thơ là một yếu tố được sử dụng để thực hiện nhiều chức
năng khác nhau. Hình ảnh có khi là những nhân tố trực tiếp của nội dung, là
những bức tranh nhỏ trong cuộc sống. Ví như trong bài thơ “Sang thu” (Hữu
Thỉnh, Ngữ Văn 9 - Tập 2) hình ảnh thơ:
Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
chính là một sự miêu tả trực tiếp khung cảnh thiên nhiên. Hình ảnh trên là nhân
tố trực tiếp của nội dung.
Hình ảnh có khi có được qua sự so sánh. Ví như trong bài thơ “Mùa
xuân nho nhỏ” (Thanh Hải, Ngữ Văn 9 - Tập 2) có hình ảnh rất đặc sắc:
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
Hình ảnh “đất nước” được so sánh với “vì sao”, sự so sánh đó tạo nên
hình ảnh đất nước rất khiêm nhường nhưng cũng rất tráng lệ. Là một vì sao
nhưng ở vị trí đi lên phía trước dẫn đầu, đó là hình ảnh tiên phong của cách
mạng Việt Nam, của đất nước Việt Nam trong lịch sử thế giới.
-Tìm hiểu thơ trữ tình không thể không tìm hiểu ngôn ngữ thơ. Thơ là
tiến nói hàm xúc cô đọng nhưng lại có sức vang ngân. Ngôn ngữ thơ quan trọng
đến mức một câu thơ có thể biểu hiện được một ý nghĩ lớn. Một chữ có thể biểu
hiện được một tình cảm lớn. Một chi tiết có thể biểu hiện được cả một sự kiện.
GV: Bùi Thị Thanh Huyền – Trường THCS Tuyết Nghĩa – Quốc Oai 15
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt Tác phẩm trữ tình
Lưu Hiệp trong “ Văn tâm điêu long” từng viết: “ Tính tình là sợi dọc của văn
từ. Văn từ là sợi ngang của tính tình. Sợi dọc có xác định mới dệt được sợi
ngang vào. Tính tình có xác định, văn từ mới thông suốt. Đó là căn bản của việc
làm văn. Cho nên vận dụng lời văn là đẻ làm sáng tỏ nghĩa lí. Lời văn lòe loẹt
quái dị, tư tưởng tình cảm càng bị che mờ. Cũng như câu cá mà lấy lông trả làm
dây, sâm nhung làm mồi thì làm sao câu được cá”.
Ngôn ngữ có được từ cuộc sống của nhân dân, là mượn ở cuộc sống.
Nhưng phải sàng sẩy gạn đục khơi trong, lọc lại cho chính xác, tinh vi, mới mẻ
thì hình tượng thơ mới giàu, cảm xúc thơ mới có được. Ngôn ngữ trong thơ tuy

từ này nằm cạnh từ kia nhưng ý nghĩa câu thơ lại không phải là ý nghĩa riêng
của các từ cộng lại mà đặc sắc là nó gây một ý nghĩa khác hẳn, bao trùm, có lúc
gợi cảm, gợi nghĩ rất sâu và lắng đọng.
Bài thơ “ Đồng chí” ( Chính Hữu, Ngữ văn 9 - Tập 1) với những câu thơ:
Quê hương anh nước mặn đồng chua,
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ,
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!
là kết quả của một tình cảm chân thành, quý mến, gắn bó sâu sắc với những
người đồng chí đồng đội của chính tác giả, đồng thời cũng là kết quả của sự vận
dụng ngôn từ một cách tài nghệ của nhà thơ.
IV. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG.
Sau khi đưa đề tài “ Một số biện pháp giúp học sinh học tốt tác phẩm trữ
tình” vào nghiên cứu trong nhà trường THCS đối với học sinh lớp 9C, tôi đã
thực nghiệm đề tài đó bằng cách:
1. Cung cấp các vấn đề lý thuyết về phương pháp học tập tác phẩm trữ tình.
GV: Bùi Thị Thanh Huyền – Trường THCS Tuyết Nghĩa – Quốc Oai 16
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt Tác phẩm trữ tình
2. Song song với việc cung cấp phương pháp, cách thức, tôi đưa ra các câu
hỏi, bài tập để rèn luyện các năng lực học tập, cảm thụ về tác phẩm trữ
tình của học sinh.
3. Kiểm tra các em thường xuyên, liên tục qua các bài tập làm ở nhà, trên
lớp và qua giao tiếp giữa thầy và trò trong mỗi giờ học, trong các hoạt
động ngoại khóa.
4. Sau mỗi thời gian nhất định (khoảng một tháng) lại phân loại kết quả bài
tập của học sinh.
Kết quả điều tra thống kê trong năm học thực nghiệm đề tài được phân loại

như sau:
Mức độ học tập, cảm thụ tác
phẩm trữ tình của học sinh.
Số lượng Tỷ lệ phần trăm
Mức độ tốt 10 28,6%
Mức độ khá 22 62,8%
Mức độ trung bình 3 8,6%
Mức độ yếu 0 0

Như vậy so với đầu năm điều tra tôi thấy các em có sự tiến bộ rõ rệt. Kết
quả cho thấy mức độ học tập, cảm thụ tác phẩm trữ tình của học sinh được
nâng cao. Mức độ tốt là 10 học sinh chiếm tỷ lệ 28,6%, khá là 22 học sinh
chiếm tỷ lệ 62,8%, trung bình chỉ còn 03 học sinh chiếm tỷ lệ 8,6%. Và đặc biệt
mức độ yếu đã không còn. Đây là một kết quả rất đáng phấn khởi.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
Sau khi nghiên cứu, thực hiện đề tài “ Một số biện pháp giúp học sinh học
tốt tác phẩm trữ tình”, tôi rút ra bài học kinh nghiệm như sau:
1. Trước hết giáo viên phải nắm bắt kịp thời, điều tra, thống kê chính xác
mức độ học tập, cảm thụ tác phẩm trữ tình của học sinh.
2. Cung cấp hệ thống toàn bộ các vấn đề về phương pháp, cách thức học
tập, cảm thụ cho các em.
GV: Bùi Thị Thanh Huyền – Trường THCS Tuyết Nghĩa – Quốc Oai 17
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt Tác phẩm trữ tình
3. Người giáo viên phải kiên trì, thường xuyên hướng dẫn các em trong quá
trình tiếp nhận, lĩnh hội tác phẩm trữ tình.
4. Động viên, tuyên dương thật kịp thời các em khi các em có những cảm
nhận tốt, những bài viết hay. Khuyến khích các em tích cực luyện tập,
thực hành.
5. Ngoài ra, để mức độ học tập, tiếp nhận, cảm thụ tác phẩm trữ tình được
tốt, giáo viên phải thực sự trau dồi, vun đắp kiến thức, trình độ chuyên

môn nghiệp vụ của chính bản thân mình, đồng thời phải có tâm huyết với
nghề nghiệp.

PHẦN III
KẾT LUẬN
GV: Bùi Thị Thanh Huyền – Trường THCS Tuyết Nghĩa – Quốc Oai 18
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt Tác phẩm trữ tình
M. Gooc – ki đã từng nói: “Văn học giúp con người hiểu được bản
thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân và làm nảy nở ở con người khát
vọng hướng tới chân lý”. Văn học còn chắp đôi cánh để các em đến với mọi
thời đại văn minh, mọi nền văn hóa, xây dựng trong các em niềm tin vào
cuộc sống, con người, trang bị cho các em vốn sống, hướng các em tới đỉnh
cao của chân, thiện, mĩ.
Xuất phát từ vai trò đặc biệt quan trọng của môn Văn, năm học
2013 – 2014 được phân công giảng dạy môn Ngữ văn lớp 9, tôi đã chú trọng
đến việc hướng dẫn các em học tập, cảm thụ các văn bản văn học, đặc biệt là
các tác phẩm trữ tình. Sau một năm thực nghiệm đề tài, tôi nhận thấy nhờ áp
dụng những biện pháp, hình thức dạy học trên, học sinh rất say mê văn
chương, yêu thích các tác phẩm trữ tình. Hầu hết các em đều có những rung
động, xúc cảm, cảm thụ được những nét lớn về nội dung và hình thức nghệ
thuật của các tác phẩm trữ tình. Điều đó giúp các em rất nhiều: Một tâm nghĩ
mới, một ước vọng mới, một tình cảm mới và tất cả những cái đó vô cùng
cần thiết cho các em lớn lên và đi tới.
Để thực hiện đề tài “ Một số biện pháp giúp học sinh học tốt tác
phẩm trữ tình” như đã trình trình bày ở phần nội dung đạt kết quả tốt. Căn
cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, của lớp học, đặc biệt trình độ của
học sinh. Căn cứ tình hình, mức độ học tập, cảm thụ tác phẩm trữ tình của
các em học sinh. Với tư cách là giáo viên trực tiếp nghiên cứu đề tài và thử
nghiệm đề tài đó, tôi xin phép đề xuất một số kiến nghị như sau:
Đối với nhà trường: Cung cấp cho giáo viên bộ môn những tài liệu tham

khảo liên quan đến vấn đề dạy – học tác phẩm trữ tình trong nhà trường
THCS. Tổ chức các buổi ngoại khóa, các câu lạc bộ văn học cho các em
GV: Bùi Thị Thanh Huyền – Trường THCS Tuyết Nghĩa – Quốc Oai 19
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt Tác phẩm trữ tình
giao lưu, tìm hiểu, cảm thụ về thơ văn. In ấn các tập san do các em làm tác
giả để các em được trao đổi với nhau.
Đối với tổ chuyên môn: Tổ chức các chuyên đề, hội thảo xoay quanh vấn
đề trên để giáo viên bộ môn cùng nhau trao đổi, bồi dưỡng, nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ.
Đối với phụ huynh: Cần tạo mọi điều kiện tốt nhất và quan tâm nhiều
hơn nữa đến việc học tập của con em mình. Đặc biệt thường xuyên liên hệ
với giáo viên để nắm bắt tình hình học tập của con em, từ đó có các biện
pháp giáo dục kết hợp phù hợp.
Trên đây là sáng kiến nhỏ của tôi về vấn đề hướng dẫn học sinh học tốt
hơn tác phẩm trữ tình ở trường THCS. Mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất
định, song không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận được
sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp để đề tài thêm phong phú và có
hiệu quả hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tuyết Nghĩa, ngày 8 tháng 5 năm 2014
Người viết
Bùi Thị Thanh Huyền
GV: Bùi Thị Thanh Huyền – Trường THCS Tuyết Nghĩa – Quốc Oai 20
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt Tác phẩm trữ tình


GV: Bùi Thị Thanh Huyền – Trường THCS Tuyết Nghĩa – Quốc Oai 21

×