Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

sáng kiến một vài biện pháp tạo hứng thú trong việc thực hành môn tin học cho học sinh lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.31 KB, 11 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập_Tự do_Hạnh phúc

Mã số………………………………….
1. Đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một vài biện pháp tạo hứng thú trong
việc thực hành môn Tin học cho học sinh lớp 3.
2. Lĩnh vực áp dụng: Đề tài nghiên cứu đối tượng là học sinh lớp 3.
3. Mô tả bản chất sáng kiến
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Việc giảng dạy môn Tin học ở các trường học cho các bậc học hiện nay rất
phổ biến nhưng đối với bậc Tiểu học thì môn Tin học được giảng dạy với từ năm
học 2014-2015. Đối với các em học sinh Tiểu học thì môn học này còn khá mới mẻ
trong việc tiếp xúc và sử dụng máy vi tính.
Đối với giáo viên, việc dạy và đổi mới phương pháp dạy học là một điều hết
sức cần thiết, đặc biệt đối với bộ môn Tin học thì việc đổi mới phương pháp trong
việc hướng dẫn học sinh thực hành là một phần quan trọng không thể thiếu. Người
giáo viên phải tiến hành thật tốt các phương pháp truyền đạt, hướng dẫn cách thực
hành cùng với việc giải thích các vấn đề xảy ra trên máy tính để tạo sự say mê,
hứng thú trong khi học bộ môn Tin học và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc tiếp
thu kiến thức của học sinh được tốt hơn.
* Ưu điểm


Tuy môn Tin học mới chỉ là môn học tự chọn nhưng nhà trường đã
tạo điều kiện để học sinh có thể học từ khối lớp 3, tạo điều kiện sắm sửa máy
móc, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học môn Tin học.
Giáo viên được đào tạo những kiến thức về Tin học để đáp ứng yêu cầu
cho việc dạy và học môn Tin học ở bậc Tiểu học.
Vì là môn học trực quan, sinh động, môn học khám phá những lĩnh vực
mới nên học sinh rất hứng thú học, nhất là những tiết thực hành.
* Hạn chế


Mỗi ca thực hành có tới 2-3 em ngồi cùng một máy nên các em không có
nhiều thời gian để thực hành làm bài tập một cách đầy đủ.
Đa số các em chỉ được tiếp xúc với máy vi tính ở trường là chủ yếu, do đó
sự tìm tòi và khám phá máy vi tính với các em còn hạn chế, nên việc học tập của
học sinh vẫn còn mang tính chậm chạp.
3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
* Mục đích của giải pháp
Giúp học sinh sử dụng thành thạo các thao tác trong khi thực hành, qua đó
giúp cho học sinh hiểu bài tốt hơn và khắc sâu kiến thức trong khi thực hành.
Tìm ra biện pháp để giúp cho học sinh hứng thú, say mê trong khi thực
hành môn Tin học.
Nhằm nâng cao chất lượng môn Tin học.
Giúp các em dần tiếp cận với Công nghệ thông tin.


* Tính mới của giải pháp, những điểm khác biệt
Trước khi thực hiện phương pháp này học sinh nắm được lí thuyết nhưng
khi thực hành thì thao tác còn chậm, một số học sinh chưa tích cực, còn thụ động.
Sau khi vận dụng sáng kiến vào giảng dạy thì học sinh trong quá trình làm
các bài tập thực hành học sinh có thể tiếp thu, sử dụng thành thạo hơn và hình
thành những kỹ năng trong quá trình thực hành.
Bên cạnh đó, việc thực hành còn giúp cho các em học sinh hiểu rõ và
khắc sâu hơn kiến thức lý thuyết về các phần mà các em đã học thông qua việc thực
hành trực tiếp trên máy tính.
Tiết học thực hành tạo cho học sinh tâm lý thoải mái, không gò bó và
giúp học sinh hứng thu khi thực hành từ đó đạt hiệu quả cao hơn trong giờ học.
3.3. Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp
* Sử dụng bài giảng điện tử:
Bài giảng lý thuyết được tôi thiết kế bằng giáo án điện tử thông qua
chương trình Microsoft Office PowerPoint 2003. Trong khi học lý thuyết bằng

bài giảng điện tử, học sinh được phát huy tối đa vai trò của mình dưới sự hướng
dẫn của giáo viên. Vì thế, học sinh cảm thấy hứng thú, yêu thích giờ học lý
thuyết thông qua những hình ảnh trực quan sinh động. Qua đó, học sinh được tiếp
thu kiến thức một cách nhanh hơn, tốt hơn và nâng cao hiệu quả hơn trong giờ
thực hành những bài tập trên máy tính.


* Tăng cường tổ chức dạy học theo nhóm
Dạy học theo nhóm là hình thức giảng dạy cho học sinh học tập tích cực,
trong đó học sinh được tổ chức thành các nhóm một cách thích hợp. Trong
nhóm học sinh được thảo luận và hướng dẫn làm việc hợp tác với nhau.
Hoạt động nhóm giúp các em rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ
năng giao tiếp tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy được vai
trò trách nhiệm của từng cá nhân. Các em có thể cùng làm với nhau những
công việc mà mình không thể làm được trong một thời gian nhất định.
Tổ chức dạy học theo nhóm sẽ tạo học sinh hoàn thành bài tập của mình,
giáo viên có bài để đánh giá học sinh ngay tại cuối tiết học, nếu được nhận xét
nhiều bài trong tiết học học sinh sẽ biết được những điểm đã làm được giúp
giáo viên phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu về môn học.


Phát huy được tính tập thể phối hợp cùng suy nghĩ cùng làm việc thảo luận
để cùng có hướng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, cụ thể là hoàn thành
yêu cầu bài tập.
Mỗi tiết học tổ chức được nhiều hình thức cho học sinh tham gia bài học
thì các em sẽ hứng thú hơn, trong các hình thức tổ chức đó thì tổ chức hoạt
động nhóm là rất quan trọng, một bài không nhất thiết là hoạt động nào cũng
cần hoạt động nhóm mới có hiệu quả, mà tùy vào yêu cầu của bài tập để áp
dụng hoạt động nhóm sẽ có hiệu quả cao hơn.
Tùy theo dạng bài để đưa ra các hoạt động nhóm sao cho hiệu quả:

Ví dụ: Bài tập có hình như sau:

Ở bài tập này thì tôi yêu cầu học sinh “Thảo luận theo nhóm đôi” để tìm ra
những màu cần phải tô cho hình này và học sinh có thể dễ dàng tìm được những
màu như: màu cam, màu xanh lá cây, màu xanh dương, màu xám…
Như vậy việc tổ chức dạy học theo nhóm sẽ giúp học sinh được học tập, trao
đổi, thảo luận với nhau, đưa ra những ý kiến cá nhân, góp ý cùng tập thể, học hỏi từ


các bạn. Qua đó, học sinh có cơ hội sử dụng kiến thức và kĩ năng mà các em được
lĩnh hội và rèn luyện. Học sinh sẽ diễn đạt được những ý tưởng và những khám phá
của mình. Các em sẽ suy nghĩ và thực hành các kĩ năng tư duy như: so sánh, phân
tích, tổng hợp đánh giá.
* Chú trọng phát huy tính tích cực của học sinh
Đổi mới phương pháp dạy học không nằm ngoài việc đổi mới cách dạy của
giáo viên và cách học của học sinh. Nhằm giúp học sinh từ cách học thụ động
chuyển sang cách học tự học chủ động nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng
tạo của học sinh. Muốn cho học sinh tích cực chủ động thì giáo viên phải tạo cho
học sinh sự hứng thú trong học tập.
Ví dụ: Sử dụng phần mềm Paint để vẽ tranh, giáo viên nêu yêu cầu của bài vẽ
phải có bố cục cân đối, màu sắc hài hòa, phải có mảng chính mảng phụ phù hợp với
khoảng trống của nền.
Với những yêu cầu như thế mỗi học sinh có những suy nghĩ, tìm tòi khai thác
đề tài bố cục riêng cho mình và kết quả cuối cùng bài tập vẽ tranh của học sinh sẽ
có nhiều hình thức đa dạng, phong phú, không giống nhau. Vì thế việc hướng dẫn
của giáo viên giúp học sinh tìm tòi sáng tạo là rất quan trọng.
Để tiết dạy đem lại kết quả như mong muốn, tôi đã nghiên cứu và tổ chức tốt
các hoạt động học tập một cách khoa học, gây hấp dẫn và hứng thú cho học sinh
trong mỗi tiết học. Luôn tạo cho không khí lớp học vui vẻ, hào hứng, đưa kiến thức
vào học sinh một cách nhịp nhàng tự nhiên nhằm đạt mục tiêu đề ra.



Không có 1 phương pháp nào là tối ưu. Bên cạnh những phương pháp dạy
học hiện đại, người thầy cần phát huy những phương pháp dạy học truyền thống
như: quan sát, vấn đáp, gợi mở, thực hành, thuyết minh… và biết vận dụng các
phương pháp một cách phù hợp vào từng bài, từng hoạt động dạy học cho phù hợp
với từng học sinh.
Về các hoạt động trên lớp, tôi cũng đã tổ chức các hoạt động học tập độc lập
hoặc theo nhóm nhỏ, qua đó học sinh tự lực nắm các tri thức mới đồng thời rèn
luyện phương pháp tự học, học tập lẫn nhau.
Ví dụ: Sử dụng phần mềm Paint để vẽ tranh “Đề tài trường em”.
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm 4 để tìm hiểu về trường có
những hoạt động nào và học sinh có thể dễ dàng tìm được đề tài về trường như:
phong cảnh trường, giờ ra chơi (đá cầu, nhảy dây, bắn bi...).
+ Học sinh nhận xét các nhóm và chọn được đề tài mình sẽ vẽ.
Tăng cường sử dụng trò chơi học tập một cách tích cực (trò chơi trúc xanh,
ghép hình, trắc nghiệm,…). Trò chơi là một nhu cầu giải trí đối với mọi lứa tuổi,
riêng đối với học sinh tiểu học trò chơi còn là một yếu tố cần thiết cho sự phát triển
thể lực, trí tuệ, tinh thần. Như vậy, từ trò chơi giúp học sinh tiếp thu kiến thức
nhanh hơn và khắc sâu hơn.
Ví dụ: Ở bài tập ghép hình có hình như sau, giáo viên đưa ra trò chơi thi ghép
hình để được hình hoàn chỉnh.


* Đổi mới việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Đổi mới việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng là một
phương pháp dạy học. Vì thế việc kiểm tra cần thường xuyên, khách quan sẽ gây
hứng thú, động viên khích lệ học sinh như:
+ Kiểm tra đánh giá lúc thực hành.
+ Kiểm tra đánh giá kết quả ở cuối giờ học.

Ví dụ:
Kiểm tra đánh giá lúc thực hành: lúc thực hành bài tập theo mẫu, giáo viên
quan sát học sinh thực hiện và khi phát hiện nhiều học sinh mắc lỗi bố cục, giáo
viên sẽ cho dừng lại ít phút đặt bài tập chưa tốt đó cạnh bài tập mẫu. Giáo viên
hướng dẫn học sinh so sánh nhận xét để tìm ra chỗ chưa đúng của bài. Qua đó học
sinh sẽ hiểu thêm và tự điều chỉnh để bổ sung kịp thời chỗ chưa đúng, với cách


đánh giá này học sinh được học ngay trên hiện trạng bài tập của mình và cảm thấy
thích thú hơn.
Kiểm tra đánh giá kết quả ở cuối giờ học, giáo viên chỉ nên gợi ý cho học sinh
tự đánh giá lẫn nhau. Qua hệ thống câu hỏi gợi ý của giáo viên, học sinh nói lên
nhận xét rồi tự đánh giá mức độ hoàn thành của mình để rồi tiếp tục hoàn thiện bài
hơn. Một số câu hỏi gợi ý đánh giá như: Những bài trên đây bài nào đúng? Vì sao
đúng? Bài nào chưa đúng? Vì sao? Làm thế nào cho đúng? Bố cục bài như thế nào?
Màu sắc ra sao?... Cuối cùng đánh giá chung cho tất cả các bài, chú ý động viên
học sinh kém, khuyến khích học sinh khá giỏi.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Đề tài được áp dụng trong việc giảng dạy và hướng dẫn học sinh lớp 3 thực
hành bộ môn Tin học lớp 3 trong năm học 2014-2015.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp
Sự đổi mới công tác dạy và học trong năm học 2014-2015 đã tạo điều kiện
cho tôi phát huy sở trường trong dạy học, mạnh dạn trong việc đề ra những giải
pháp trong giảng dạy, giáo dục học sinh phù hợp với từng đối tượng. Từ đó giúp
học sinh dễ dàng hơn trong việc phát huy ưu điểm và khắc phục, sửa chữa những
hạn chế của bản thân.
Sau khi kết thúc năm học 2014-2015, tôi nhận thấy các em rất háo hức khi
đến giờ Tin học và kết quả thi HKII vừa rồi cũng đạt được thành tích cao.



Từ kết quả đó cho thấy, học sinh cảm thấy rất hứng thú và say mê thực hành
các bài tập mà giáo viên đã đặt ra và mang lại hiệu quả cao trong khi thực hành
môn Tin học đáp ứng đáng kể cho hiệu quả giảng dạy của giáo viên và chất lượng
học tập của học sinh.
5. Tài liệu kèm theo
Không




×