Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Báo cáo sáng kiến Một số giải pháp tạo hứng thú học tập môn lịch sử cho học sinh THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.16 KB, 14 trang )

Một số biện pháp tạo hứng thú học tập môn Lịch sử cho học sinh bậc THCS
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bảo Thắng, ngày 10 tháng 3 năm 2012

Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp huyện
Họ và tên tác giả: Lã Thuỳ Dương
Sinh ngày: 30/08/2012
Chức vụ: giáo viên
Nơi công tác: Trường PTDT Nội trú
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Văn - Sử
I. Tên sáng kiến
“Một số giải pháp tạo hứng thú học tập môn Lịch sử cho học sinh bậc THCS”
II. Mô tả giải pháp
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Như ta đã biết, dạy học lịch sử là quá trình giáo viên cung cấp cho học sinh
những kiến thức cơ bản về lịch sử nhằm phục vụ cho việc giáo dưỡng, giáo dục và
phát triển học sinh qua môn học. Lịch sử vốn tồn tại khách quan, là những vấn đề
đã xảy ra trong quá khứ nên trong quá trình giảng dạy ôn tập để học sinh nắm bắt
được những hình ảnh lịch sử cụ thể, đòi hỏi bên cạnh những lời nói sinh động giáo
viên phải lựa chọn các phương pháp dạy dạy khác nhau để đạt được hiệu quả cao
trong truyền thụ.
Đặc thù học tập môn lịch sử của bậc trung học cơ sở là các em phải tiếp cận
với nhiều sự kiện lịch sử, với những vị anh hùng, những danh nhân lịch sử vĩ đại
không chỉ của dân tộc mà cả của thế giới từ cổ đến kim, từ cận đại đến hiện đại.
Khi học lịch sử thì yêu cầu các em phải nhớ sự kiện và hiểu nội dung bài học một
cách chính xác, đầy đủ. Bởi vậy khi học, buộc các em phải cần cù, chịu khó lĩnh
hội kiến thức thì mới thực sự đạt được kết quả cao. Vì thế bộ môn Lịch sử khó gây
được hứng thú học tập ở các em. Căn cứ vào tài liệu học tập và mục đích truyền
thụ người dạy phải đề ra những phương pháp ôn tập phù hợp với đối tượng học


L· Thuú D¬ng - Trêng PTNT Néi tró B¶o Th¾ng
1
Một số biện pháp tạo hứng thú học tập môn Lịch sử cho học sinh bậc THCS
sinh giúp các em nắm bắt nhanh và lưu giữ tốt kiến thức lịch sử, biết nhận xét,
đánh giá một sự kiện, một chân dung, một giai đoạn lịch sử Tạo nên hứng thú
trong quá trình chủ động lĩnh hội kiến thức của học sinh.
Theo tôi, để học sinh tiếp thu nhanh, nhớ lâu, trong giảng dạy bộ môn lịch sử
ở trường THCS giáo viên phải phát huy được tính tích cực của học sinh. Muốn
vậy, giáo viên phải tạo được hứng thú học tập của các em, để các em dễ dàng tiếp
thu kiến thức mà không bị gò ép.
Là người giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Lịch sử, tôi rất băn khoăn
về vấn đề học tập của các em. Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học bộ
môn lịch sử là cả một vấn đề. Đặt ra yêu cầu đối với cả người dạy và người học.
Trò phải hứng thú, say mê; thầy phải phát huy được tính tích cực ở trò, phải khơi
dậy được niềm đam mê ở trò. Trong quá trình giảng dạy tôi đã cố gắng học hỏi
bạn bè, đồng nghiệp, đồng thời nghiên cứu về một số giải pháp nhằm tạo hứng thú
học tập cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở bộ môn Lịch sử.
2. Thực trạng
Trong thực tế, hầu hết học sinh chưa ham học, chưa thực sự yêu thích bộ
môn lịch sử, chỉ đối phó tức thời, năng lực tiếp thu còn hạn chế, điều kiện học tập
của các em còn chưa đáp ứng được với yêu cầu nội dung và đổi mới phương pháp
giáo dục hiện nay. Chất lượng của bộ môn lịch sử đã đến lúc “báo động”.
Bên cạnh đó một số giáo viên soạn bài chưa chu đáo, có phần còn khiếm
khuyết khi xác định nhiệm vụ và vai trò bộ môn lịch sử trong nhà trường. Hoặc có
thể khi giảng dạy, người giáo viên chưa thực sự tâm huyết với bộ môn, giảng dạy
còn nặng một chiều truyền thụ kiến thức, tạo sự gò bó, nhàm chán trong lĩnh hội
kiến thức của học sinh.
Thực ra từ trước đến nay, đa số giáo viên ở trường do điều kiện dạy học,
thiết bị còn có phần hạn chế nên khi giảng dạy hầu như giờ học chưa sôi nổi, học
sinh chưa có hứng thú học tập, giờ học nhàm chán, nên hiệu quả giờ học đạt kết

quả chưa cao. Qua khảo sát đầu năm tôi thu được kết quả như sau:
Kết quả
Khối lớp
Tổng số
học sinh
Khá-Giỏi Trung bình Dưới trung
bình
9 71 22 % 31 % 47 %
3. Tồn tại.
+ Khách quan:
- Trường PTDT Nội trú với đặc điểm là trường chuyên biệt, 100 % HS là
người dân tộc thiểu số thuộc các xã vũng xa của huyện Bảo Thắng và Lào Cai.
- Nhìn chung trình độ học sinh không đồng đều, phụ huynh chưa thực sự
quan tâm đến việc học tập của con em mình.
L· Thuú D¬ng - Trêng PTNT Néi tró B¶o Th¾ng
2
Một số biện pháp tạo hứng thú học tập môn Lịch sử cho học sinh bậc THCS
- Việc tiếp cận kiến thức môn học còn hạn chế, phần lớn học sinh còn coi
Lịch sử là môn phụ nên chưa nhiệt tình với môn học.
+ Chủ quan:
- Giáo viên chưa thực sự đầu tư cho giờ dạy vì khi dạy tâm lý của học sinh
thường xem Lịch sử là môn phụ nên chất lượng bài soạn các tiết dạy chưa cao, nếu
có thì cũng hời hợt.
- Các giờ học Lịch sử chưa gây được sự hứng thú cho học sinh vì giáo viên
thì chỉ dạy cho hết bài, hết giờ.
- Học sinh chưa yêu thích bộ môn Lịch sử vì phần lớn các em đều cho rằng
học lịch sử rất khó, rất khô khan, rất trừu tượng, quá nhiều sự kiện cần ghi nhớ…
- Giáo viên và học sinh chưa bắt kịp với sự đổi mới phương pháp dạy và học.
Lí do: Ở miền núi, sự đổi mới bao giờ cũng chậm trễ hơn vùng đồng bằng. Nhiều
giáo viên còn chưa quyết liệt trong việc bỏ đi phương pháp dạy học truyền thống.

Phần II: CÁC GIẢI PHÁP, ĐỀ XUẤT
Xuất phát từ thực tế bộ môn và qúa trình giảng dạy của mình tôi thấy cần
tạo ra cho học sinh một không khí học tập sôi nổi, hứng thú hơn trong khi dạy học
lịch sử. Có như vậy học sinh mới yêu thích bộ môn và sẽ nâng cao được chất
lượng dạy học bộ môn. Thiết nghĩ rằng trò chơi được sử sụng ở một số giờ học có
thể áp dụng được, ví dụ như: ôn tập, làm bài tập, tổng kết, thực hành… không chỉ
nhằm mục đích giải trí cho học sinh mà còn tạo nên một không khí hăng say học
tập. Các em phải có thể độc lập suy nghĩ tìm tòi hoặc phối hợp với các bạn trong
nhóm để có đáp án nhanh, chính xác. Vì thế khi các em được học Lịch sử qua hình
thức trò chơi sẽ thấy thoải mái hơn, hứng thú hơn, từ đó mà ghi nhớ tốt những kiến
thức cơ bản.
Có nhiều biện pháp để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Trong khuôn khổ
của một bài kinh nghiệm, tôi xin trình bày một số biện pháp mà tôi đã sử dụng
trong quá trình soạn giảng phù hợp với điều kiện dạy và học ở trường tôi, đối với 1
số tiết ở hầu hết các khối lớp 6, 7, 8, 9 có lượng kiến thức không quá dài, nội dung
tổng hợp của cả bài học và đã thu được kết quả tốt trong các hội thi giáo viên giỏi,
được bạn bè đồng nghiệp đánh giá cao.
1. Giải pháp: Trò chơi ô chữ.
a. Cách tạo ô chữ.
Khi soạn bài, tôi thiết kế một hệ thống ô chữ lịch sử với các ô chữ hàng
ngang và một ô chữ hàng dọc. Mỗi ô chữ hàng ngang là một đơn vị kiến thức
trong bài học và sẽ có một chữ cái chìa khoá. Mỗi ô hàng ngang có một câu hỏi để
học sinh giải đáp. Sau khi giải hết các ô chữ hàng ngang với các chữ cái xuất hiện,
L· Thuú D¬ng - Trêng PTNT Néi tró B¶o Th¾ng
3
Một số biện pháp tạo hứng thú học tập môn Lịch sử cho học sinh bậc THCS
học sinh sẽ tìm được ô chữ hàng dọc. Ô chữ hàng dọc sẽ là nội dung kiến thức cơ
bản nhất của bài học. Để tạo ra được một ô chữ có ý nghĩa về nội dung, phù hợp
với đối tượng học sinh của các khối lớp thì tôi thường gợi ý trước cho học sinh
một số nội dung có liên quan đến ô chữ vào cuối tiết học hôm trước để về nhà các

em tìm hiểu và chuẩn bị cho tiết học mà tôi sẽ sử dụng trò chơi ô chữ.
b. Sử dụng ô chữ.
Với ô chữ lịch sử, tôi thường sử dụng vào khâu củng cố bài học, hoặc có thể
sử dụng để kiểm tra kiến thức sau khi học một chương, một giai đoạn lịch sử. Để
thực hiện trò chơi giải ô chữ, tôi dành thời gian khoảng từ 7-10 phút, đây là một
trong những biện pháp giúp học sinh nhớ ngay sự kiện cơ bản ở trên lớp, đồng thời
kích thích tính tích cực học tập của các em.
* Cách thứ nhất: Hoạt động nhóm.
Bước1: Chia lớp làm ba nhóm, tôi phát phiếu học tập cho các em thảo luận
nhóm. Thời gian thảo luận khoảng từ 3 - 4 phút.
Bước 2: Tôi kẻ ô chữ vào bảng phụ và treo lên bảng (đã chuẩn bị trước ở
nhà)
Bước 3: Học sinh ba nhóm thi đua lên bảng điền vào các ô chữ. Nhóm nào
hoàn thành ô chữ trước và đúng sẽ chiến thắng. Thời gian điền vào ô chữ khoảng
từ 2 - 3 phút
Bước 4: Tôi yêu cầu học sinh tìm ô chữ hàng dọc và trình bày hiểu biết của
em về ô chữ hàng dọc đó. Thời gian để thực hiện khoảng từ 1 -2 phút
Bước 5: Tôi treo ô chữ hoàn chỉnh lên bảng, nhận xét và tuyên dương nhóm
làm tốt và cho điểm để động viên các em.
Trong quá trình chơi, nếu nhóm nào điền không đúng ô chữ thì sẽ bị trừ điểm.
Với cách thứ nhất do yêu cầu HS thảo luận nhóm và lên bảng điền vào ô chữ cho
nên việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bị hạn chế. Vì vậy với cách
mày đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo bằng giấy tô ki.
* Cách thứ hai: Hoạt động độc lập.
Bước 1: Tôi đóng vai trò là một người dẫn chương trình.
Bước 2: Cho học sinh tự do lựa chọn ô chữ hàng ngang tuỳ thích, giáo viên
đọc câu hỏi, học sinh trả lời.
Bước 3: Sau khi lần lượt học sinh giải các ô chữ hàng ngang, các chữ cái
chìa khoá sẽ xuất hiện; tôi cho học sinh tìm ô chữ hàng dọc và trình bày hiểu biết
của em về ô chữ hàng dọc.

Bước 4: Tôi nhận xét và tuyên dương những học sinh làm tốt, và cho điểm
để động viên các em.
Với cách thứ hai có sự thuận lợi hơn, giáo viên có thể ứng dụng công nghệ thông
tin vào giảng dạy.
L· Thuú D¬ng - Trêng PTNT Néi tró B¶o Th¾ng
4
Một số biện pháp tạo hứng thú học tập môn Lịch sử cho học sinh bậc THCS
c. Thiết kế ô chữ.
Ô chữ thứ nhất: Lịch sử 6
Bài 18 - Tiết 20: “Trưng Vương với cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
Hán”.
Ô chữ gồm có 10 ô chữ hàng ngang và một ô chữ hàng dọc:
Hệ thống câu hỏi cho ô chữ:
- Hàng ngang số 1(Có 7 chữ cái) : Tên chồng của bà Trưng Trắc?
- Hàng ngang số 2 (Có 7 chữ cái): Tên của vua nước Nam Việt đã xâm lược Âu
Lạc?
- Hàng ngang số 3 (Có 12 chữ cái): Niên hiệu của Thục Phán khi lên ngôi vua?
- Hàng ngang số 4 (Có 6 chữ cái): Tên Thái thú đã giết Thi Sách?
- Hàng ngang số 5 (Có 8 chữ cái): Tổ chức hành chính lớn nhất do nhà Hán lập ra
gồm ba quận của nước ta với sáu quận của Trung Quốc?
- Hàng ngang số 6 (Có 6 chữ cái): Tên của viên tướng nhà Hán xâm lược nước ta?
- Hàng ngang số 7 (Có 8 chữ cái): Em của bà Trương Trắc?
- Hàng ngang số 8 (Có 2 chữ cái): Bà mẹ đã sinh ra bọc trăm trứng?
- Hàng ngang số 9 (Có 8 chữ cái): Nơi Bà Trưng chọn làm đất đóng đô?
- Hàng ngang số 10 (Có 2 chữ cái): Tên dòng sông đầu tiên quân thuỷ nhà Hán
tiến vào xâm lược nước ta?
- Từ hàng dọc gồm có 10 chữ cái: Đế hiệu của Trưng Trắc khi lên làm vua?
Đáp án ô chữ:
T H I S Á C H
T R I Ệ U Đ À

A N D Ư Ơ N G V Ư Ơ N G
T Ô Đ Ị N H
C H Â U G I A O
M Ã V I Ệ N
T R Ư N G N H Ị
 U C Ơ
M Ê L I N H
B Ạ C H Đ Ằ N G
Từ hàng dọc: TRƯNG VƯƠNG
Với ô chữ này, học sinh sẽ dễ dàng nhận biết ngay từ hàng dọc bởi vì các từ
L· Thuú D¬ng - Trêng PTNT Néi tró B¶o Th¾ng
5
Một số biện pháp tạo hứng thú học tập môn Lịch sử cho học sinh bậc THCS
chìa khóa đều nằm trên một đường thẳng.
Ô chữ thứ hai : Lịch sử 7
Bài 18 - Tiết 33: “Cuộc kháng chiến của nàh Hồ và phong trào khởi nghĩa
chống quân Minh ở đầu thế kỉ XV” .
Ô chữ gồm có 6 ô chữ hàng ngang và một từ chìa khoá:
Hệ thống câu hỏi cho ô chữ.
- Hàng ngang số 1: Có 6 chữ cái : Đây là tên thật của vị Giản định Hoàng đế?
- Hàng ngang số 2: Có 7 chữ cái: Tên của nước ta thời Lý-Trần?
- Hàng ngang số 3: Có 6 chữ cái: Tên gọi khác của Thăng Long thời nhà Hồ?
- Hàng ngang số 4: Có 6 chữ cái : Thành nhà Hồ được xây dựng tại Hà Tây?
- Hàng ngang số 5: Có 13 chữ cái: Tên thật của vị vua lấy hiệu là Trùng Quang
Đế?
- Hàng ngang số 6: Có 8 chữ cái: Ông là con trai của Đặnh Tất, hưởng ứng cuộc
khởi nghĩa của Trần quý Khoáng?
- Từ chìa khoá gồm có 6 chữ cái : Quốc hiệu nước ta thời nhà Hồ?
Đáp án ô chữ:
T R Ầ N N G Ỗ I

Đ Ạ I V I Ệ T
Đ Ô N G Đ Ô
Đ A B A N G
T R Ầ N Q U Ý K H O Á N G
Đ Ặ N G D U N G
Từ chìa khoá: ĐẠI NGU
Tôi chiếu bảng phụ đã hoàn chỉnh ô chữ với đáp án đúng để các em có thể
quan sát được câu hỏi và hệ thống kiến thức, học sinh tự tìm ra câu trả lời, tìm ra
mối liên giữa chúng. Trong học sinh sẽ có cuộc tranh luận đâu là từ chìa khoá của
ô chữ và học sinh sẽ phát hiện ra từ chìa khoá là “Đại Ngu”.
L· Thuú D¬ng - Trêng PTNT Néi tró B¶o Th¾ng
6
Một số biện pháp tạo hứng thú học tập môn Lịch sử cho học sinh bậc THCS
Tiếp đó giáo viên yêu cầu HS giải thích quốc hiệu “Đại ngu”.
Ô chữ thứ ba: Lịch sử 8
Bài 26 - Tiết 41: “Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối
thế kỉ XIX” .
Ô chữ gồm có 8 ô chữ hàng ngang và một từ chìa khoá.
Hệ thống câu hỏi cho ô chữ:
- Hàng ngang số 1: Có 7 chữ cái : Ri-vi-e bị giết ở đâu?
- Hàng ngang số 2: Có 7 chữ cái: Ông vua trẻ kiên quyết chống Pháp là ai?
- Hàng ngang số 3: Có 7 chữ cái: Tên hiệp ước triều đình Huế kí với Pháp năm
1884?
- Hàng ngang số 4: Có 8 chữ cái : Thành miền Tây mà Phan Thanh Giản dâng cho
Pháp?
- Hàng ngang số 5: Có 7 chữ cái: Tên thật của vua Hàm Nghi?
- Hàng ngang số 6: Có 9 chữ cái: Tên dãy núi vua Hàm Nghi vượt qua để sang Hà
Tĩnh ?
- Hàng ngang số 7: Có 13 chữ cái: Người đứng đầu phe chủ chiến là ai?
- Hàng ngang số 8: Có 7 chữ cái: Nơi vua Hàm Nghi bị đi đày?

- Từ chìa khoá gồm có 8 chữ cái : Tên phong trào kháng chiến chống Pháp trong
những năm cuối thế kỉ XIX ?
Đáp án ô chữ:
C Ầ U G I Ấ Y
H À M N G H I
P A T Ơ N Ố T
V Ĩ N H L O N G
Ư N G L Ị C H
T R Ư Ờ N G S Ơ N
T Ô N T H Ấ T T H U Y Ế T
A N G I Ê R I
Từ chìa khoá: CẦN VƯƠNG
Tôi chiếu bảng phụ đã hoàn chỉnh ô chữ với đáp án đúng để các em có thể
quan sát được câu hỏi và hệ thống kiến thức, học sinh tự tìm ra câu trả lời, tìm ra
mối liên giữa chúng. Trong học sinh sẽ có cuộc tranh luận đâu là từ chìa khoá của
ô chữ và học sinh sẽ phát hiện ra chìa khoá là “Cần Vương”.
L· Thuú D¬ng - Trêng PTNT Néi tró B¶o Th¾ng
7
Một số biện pháp tạo hứng thú học tập môn Lịch sử cho học sinh bậc THCS

Ô chữ thứ tư: Lịch sử 9
Bài 13- Tiết 15: “ Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ sau năm 1945 đến nay.”
Ô chữ gồm có 6 ô chữ hàng ngang và một ô chữ hàng dọc:

Hệ thống câu hỏi cho ô chữ:
- Hàng ngang số 1: Có 10 chữ cái: Sự đối đầu Xô-Mĩ đưa thế giới đứng trước nguy
cơ này.
- Hàng ngang số 2: Có 4 chữ cái: Tên một khối quân sự do Mĩ thiết lập.
- Hàng ngang số 3: Có 7 chữ cái: Tên của nhà du hành vũ trụ đầu tiên bay vòng
quanh Trái đất.

- Hàng ngang số 4: Có 5 chữ cái: Mĩ và các nước Đế quốc tiến hành nhiều cuộc
chiến tranh để nhằm thực hiện điều này đối với các cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc của các nước thuộc địa và phụ thuộc.
- Hàng ngang số 5: Có 7 chữ cái: Chính sách đối ngoại của Liên Xô.
- Hàng ngang số 6: Có 7 chữ cái: Tên của vị Tổng thống Mĩ tham dự Hội nghị
I-an-ta.
Đáp án ô chữ:
C H I Ế N T R A N H
N A T Ô
G A G A R I N
Đ À N Á P
H O À B Ì N H
R U Z Ơ V E N
Ô chữ hàng dọc: Hai phe.
L· Thuú D¬ng - Trêng PTNT Néi tró B¶o Th¾ng
8
Một số biện pháp tạo hứng thú học tập môn Lịch sử cho học sinh bậc THCS
Với ô chữ này, học sinh sẽ dễ dàng nhận biết ngay từ hàng dọc bởi vì các từ chìa
khóa đều nằm trên một đường thẳng.

2. Giải pháp: Sử dụng trò chơi “ đoán hoa”.
a. Tạo trò chơi:
- Tôi chuẩn bị các dữ kiện lịch sử, các dữ kiện đó có liên quan đến một sự
kiện hay một nhân vật lịch sử được coi là “mật mã” .
- Mỗi dữ kiện là một câu hỏi gợi ý để học sinh trả lời.
- Sau khi tìm được tất cả các dữ kiện, học sinh sẽ có căn cứ để xác định các
dữ kiện đó liên quan đến một sự kiện hay một nhân vật lịch sử.
b. Sử dụng trò chơi:
Với trò chơi này tôi có thể sử dụng để củng cố bài học hoặc cũng có thể sử dụng
trong các tiết làm bài tập lịch sử. Đặc biệt khi tôi muốn nhấn mạnh một sự kiện

lịch sử quan trọng hay nhân vật lịch sử có công lớn đối với đất nước. Thời gian để
thực hiện khoảng từ 5 – 7 phút. Để tiến hành trò chơi này, tôi đóng vai trò là người
dẫn chương trình, nêu câu hỏi, đáp án và xử lý các tình huống có thể phát sinh
trong khi chơi.
Ví dụ:
Bài 28 - Tiết 45: “Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX”
( Lịch sử 8 )
Phần củng cố bài học, tôi đưa ra một bông hoa bằng giấy có 6 cánh, mỗi
cánh hoa là mỗi dữ kiện, nhuỵ hoa là một “mật mã” : (tôi chiếu hình ảnh).
* Tôi nêu câu hỏi để học sinh tìm ra các dữ kiện trên mỗi cánh hoa:
- Cánh hoa 1: Cơ quan này đã xin mở 3 cửa biển.
- Cánh hoa 2: Nơi nổ ra cuộc bạo loạn của Tạ Văn Phụng.
- Cánh hoa 3: Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế giai đoạn từ1892 đến 1913 là ai?
- Cánh hoa 4: Người đã dâng 2 bản thời vụ sách.
- Cánh hoa 5: Người xin mở của biển Trà Lý ( Nam Định).
- Cánh hoa 6: Tình hình Việt nam nửa cuối thế kỷ XIX rơi vào tình trạng này.
* Cho học sinh lựa chọn cánh hoa để trả lời.
* Sau khi học sinh trả lời, tôi cho đáp án từng cánh hoa.
* Khi đã tìm được tất cả câu trả lời ở các cánh hoa, tôi cho học sinh tìm mối liên
hệ giữa các dữ kiện đó để giải mật mã ở nhuỵ hoa. Hoặc có thể gợi ý bằng câu hỏi:
Thái độ này của nhà Nguyễn trước các đề nghị cải cách vào cuối thế kỷ XIX ?
Đáp án:
- Cánh hoa 1: Viện Thương Bạc
- Cánh hoa 2: Quảng Yên
L· Thuú D¬ng - Trêng PTNT Néi tró B¶o Th¾ng
9
Một số biện pháp tạo hứng thú học tập môn Lịch sử cho học sinh bậc THCS
- Cánh hoa 3: Hoàng Hoa Thám
- Cánh hoa 4: Nguyễn Lộ Trạch
- Cánh hoa 5: Trần Đình Túc.

- Cánh hoa 6: Khủng hoảng
- Nhuỵ hoa - “Mật mã”: Bảo thủ

3. Giải pháp: Sử dụng trò chơi : “Tiếp sức”
a. Tạo trò chơi:
- Tôi chuẩn bị nội dung cơ bản, những nét chính, những sự kiện lịch sử quan
trọng, tiêu biểu của một bài, một chương, một phần vào bảng phụ.
- Các sự kiện đưa ra sẽ được thống kê theo thứ tự thời gian hoặc lập niên
biểu để học sinh dễ dàng hệ thống kiến thức theo bài học, hoặc theo từng chương,
từng phần.
- Sau khi tìm được tất cả nội dung các sự kiện, học sinh sẽ dễ dàng khái quát
được nội dung của bài, chương, phần vừa mới học.
b. Sử dụng trò chơi:
Với trò chơi này tôi có thể sử dụng để củng cố bài học hoặc cũng có thể sử
dụng trong các tiết ôn tập chương, làm bài tập lịch sử. Đặc biệt khi tôi muốn nhấn
mạnh một sự kiện lịch sử quan trọng, một giai đoạn lịch quan trọng. Thời gian để
thực hiện khoảng từ 5 – 7 phút. Để tiến hành trò chơi này, tôi đóng vai trò là người
dẫn điều khiển, xử lý các tình huống có thể phát sinh trong khi chơi. Tôi chia lớp
làm 2 nhóm, lần lượt các thành viên trong nhóm sẽ tiếp tục trò chơi nếu bạn đội
mình chưa hoàn thành hoặc làm sai.
Ví dụ:
Tiết 66: Làm bài tập lịch sử ( Phần chương VI) - Lịch sử lớp 7.
* Ngay từ đầu tiết học, tôi cho học sinh chơi ngay trò chơi này
Cho các sự kiện chính của lịch sử Việt nam nửa đầu thế kỷ XIX, yêu cầu các
em hoàn thành.
- 1802
- 1806
- 1815
- 1820
- 1821 – 1827

- 1831 – 1832
- 1833 – 1835
- 1838
- 1854 - 1856
L· Thuú D¬ng - Trêng PTNT Néi tró B¶o Th¾ng
10
Một số biện pháp tạo hứng thú học tập môn Lịch sử cho học sinh bậc THCS
* Lần lượt các thành viên trong nhóm thay nhau lên điền nội dung các sự kiện.
* Nếu hết thời gian mà nhóm nào chưa xong thì cũng phải dừng lại.
* Tôi treo bảng phụ đã chuẩn bị phần đáp án hoàn chỉnh để cho các em đối chiếu.
Đáp án:
- 1802: Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long
- 1806: Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng Đế
- 1815: Ban hành bộ luật “ Hoàng Triều luật lệ”
- 1820: Minh mạng lên ngôi Hoàng Đế
- 1821 – 1827: Khởi nghĩa Phan Bá Vành
- 1831 – 1832: Nhà Nguyễn sắp xếp việc cai trị trong cả nước
- 1833 – 1835: Khởi nghĩa Nông Văn Vân, Lê Văn Khôi
- 1838: Quốc hiệu” Đại Nam”
- 1854 – 1856: Khởi nghĩa Cao Bá Quát
* Tôi nhận xét và tuyên dương những nhóm làm tốt, và cho điểm để động viên các
em.

4. Giải pháp: Sử dụng trò chơi : “Kể chuyện lịch sử”
a. Tạo trò chơi:
- Tôi cho học sinh về nhà sưu tầm các câu chuyện lịch sử liên quan đến nhân
vật lịch sử trong bài vừa học xong.
- Nếu bài học là phần lịch sử địa phương thì định hướng trước nội dung các
câu chuyện lịch sử để các em tiện sưu tầm.
b. Sử dụng trò chơi:

Với trò chơi này tôi có thể sử dụng ở phần hỏi bài cũ hoặc tổng kết bài học.
Đặc biệt khi tôi muốn nhấn mạnh một nhân vật lịch sử quan trọng của dân tộc, của
một nước khác hay của thế giới đối với tất cả 4 khối lớp. Thời gian để thực hiện
khoảng từ 3 – 7 phút. Để tiến hành trò chơi này, tôi có thể gọi bất kỳ em học sinh
nào, hoặc có thể gọi những em có năng khiếu kể chuyện, diễn xuất và trình bày tốt
một cách tự nhiên trước đông người.
Ví dụ:
* Đối với lớp 6, kể chuyện về các nhân vật lịch sử như: Sơn Tinh - Thuỷ Tinh, Mỵ
Nương - Trọng Thuỷ, Triệu Đà, An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý
Bí, Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Khúc Thừa Dụ, Ngô Quyền
* Đối với lớp 7, kể chuyện về các nhân vật lịch sử như: Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn,
Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt, Trần Cảnh – Lý Chiêu Hoàng, Trần Quốc Toản,
Trần Quốc Tuấn, Hồ Quý Ly, Lê Lợi, Mạc Đăng Dung, Nguyễn Hoàng, Trịnh
Kiểm, Quang Trung, Nguyễn Ánh, Lý Nhật Quang, Hoàng Tá Thốn, Nguyễn Xí,
L· Thuú D¬ng - Trêng PTNT Néi tró B¶o Th¾ng
11
Một số biện pháp tạo hứng thú học tập môn Lịch sử cho học sinh bậc THCS
La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, Nguyễn Tuấn, Lê Hữu Tạo, Lê Quang Chấn….
* Đối với lớp 8, kể chuyện về các nhân vật lịch sử như: Mác- Ăng ghen, Lê nin,
Ga-đi-ban-đi, Bixmác, Niu-tơn, Mô-da, Lép-Tôn-xtôi, Tôn Trung Sơn, Thiên
Hoàng Minh Trị, Hít-le, Ru-dơ-ven, Gan-đi, A. Xu-các-nô, A.Anh-xtanh, Tự Đức,
Khải Định, Hàm Nghi, Duy Tân Nguyễn Tri Phương, Đặng Như Mai, Hoàng Diệu,
Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Thiện Thuật, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám,
Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Xuân Ôn, Trần Tấn, Nguyễn Tất Thành, Phan Bội
Châu, Phan Chu Trinh….
* Đối với lớp 9, kể chuyện về các nhân vật lịch sử như: Nguyễn Ái Quốc, Lê Hồng
Sơn, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Cừ, Kim Đồng, Phan
Đình Giót, Tô Vĩnh Diện, Bế văn Đàn, Lê Văn Tám, Nguyễn Bá Ngọc, Nguyễn
Viết Xuân, Võ Thị Sáu…


III. TÍNH MỚI CỦA GIẢI PHÁP.
Với mong muốn sáng tạo cho học sinh có hứng thú học tập, đồng thời nhớ
và hiểu được lâu khi học tập bộ môn lịch sử, tôi đã tổ chức hình thức các trò chơi
này trong các giờ học, và nhận thấy rằng trò chơi đã góp phần tích cực tạo được
hứng thú học tập cho các em, giờ học sôi nổi hơn, học sinh hăng say học tập
tìm hiểu, chất lượng học của các em được nâng lên rõ rệt .
Có được kết quả như trên, bản tôi rút ra được một số kinh nghiệm như sau:
- Khi tổ chức trò chơi giáo viên phải phổ biến rõ luật chơi cho học sinh:
Thành phần tham gia, thời gian, số lượng câu hỏi, phần thưởng… Trò chơi có thể
chơi vào cuối giờ học để củng cố bài học, hoặc có thể dùng trò chơi để kiểm tra
kiến thức của học sinh sau khi học xong một thời kỳ, một giai đoạn lịch sử…Các
câu hỏi cho mỗi ô chữ, mỗi cánh hoa phải tập trung vào các đơn vị kiến thức lịch
sử cần ghi nhớ. Ô chữ, “ đoán hoa”, “ tiếp sức” phải là nội dung kiến thức quan
trọng, bao trùm lên toàn bộ bài học hoặc của một chương, một giai đoạn lịch sử.
- Trò chơi chỉ là một phần trong tiết học để góp phần tạo hứng thú học tập
cho các em. Tránh tình trạng lạm dụng quá mức, biến giờ học thành trò chơi sẽ
làm mất thời gian và gây nên phản tác dụng.
- Để trò chơi thành công, đòi hỏi giáo viên luôn phải tìm tòi, sáng tạo, chuẩn
bị công phu trước khi đến lớp.
IV. HỮU ÍCH CỦA GIẢI PHÁP
Với các trò chơi trên, tôi đã áp dụng trong quá trình giảng dạy, nó đã thực
sự đem lại hứng thú học tập, các em học tập sôi nổi, hiệu quả hơn. Bởi ngoài việc
chơi, hơn hết là các em được ghi nhớ các đơn vị kiến thức một cách nhẹ nhàng,
không gượng ép, nặng nề. “Học mà chơi, chơi mà học”, và dần dần các em yêu
thích hơn bộ môn lịch sử. Tôi hy vọng rằng với một số giải pháp nêu trên sẽ góp
L· Thuú D¬ng - Trêng PTNT Néi tró B¶o Th¾ng
12
Một số biện pháp tạo hứng thú học tập môn Lịch sử cho học sinh bậc THCS
phần nâng cao chất lượng học tập ở bộ môn lịch sử nói riêng và các bộ môn khác
nói chung.


V. KHẢ NĂNG PHỔ BIẾN VÀ NHÂN RỘNG.
Hiện nay vấn đề đổi mới phương
- Đối với ngành giáo dục: Cần chú trọng phát huy các mô hình câu lạc bộ lịch sử,
ngược dòng lịch sử…trong các nhà trường để nhằm thúc đẩy quá trình dạy, học có
hiệu quả.
- Đối với nhà trường: trong các hoạt động ngoại khoá, sinh hoạt chủ đề nhân kỷ
niệm các ngày lễ lớn: 22/12, 3/2, 8/3, 30/4, 19/5… nên lồng ghép một số trò chơi
như trên nhằm kiểm tra kiến thức học sinh, kích thích sự tìm tòi học hỏi, tạo ra sân
chơi bổ ích đối với mọi lứa tổi học sinh.
- Đối với giáo viên: Cần thực sự tâm huyết với bộ môn, đầu tư chú trọng đến chất
lượng từng tiết dạy, hệ thống kiến thức một cách khoa học, sắp xếp thời gian hợp
lý để tổ chức thực hiện các trò chơi trên trong các tiết học một cách có hiệu quả
nhất.
Trên đây là một kinh nghiệm nhỏ của riêng tôi nên không tránh khỏi những
khiếm khuyết, vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý kiến xây dựng của bạn bè,
đồng nghiệp và hội đồng chuyên môn để kinh nghiệm của tôi hoàn thiện hơn.
Bảo Thắng, ngày 10 tháng 3 năm 2012
Người viết sáng kiến
Lã Thuỳ Dương
L· Thuú D¬ng - Trêng PTNT Néi tró B¶o Th¾ng
13
Một số biện pháp tạo hứng thú học tập môn Lịch sử cho học sinh bậc THCS
L· Thuú D¬ng - Trêng PTNT Néi tró B¶o Th¾ng
14

×