Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

sáng kiến phương pháp giúp học sinh học tốt phân môn đá cầu môn thể dục lớp năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.06 KB, 10 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số:…………………………………………………………………………….
Tên sáng kiến: “Phương pháp giúp học sinh học tốt phân môn Đá cầu - môn
Thể dục lớp Năm”
1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy học phân môn Đá cầu - môn Thể dục lớp
Năm.
2. Mô tả bản chất của sáng kiến
2.1. Tình trạng giải pháp đã biết
- Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Thể dục, tôi nhận thức rất rõ bản chất
của phân môn Đá cầu trong chương trình giáo dục phổ thông: Có thể nói đá cầu
là môn thể thao mang tính đối kháng gián tiếp, đa dạng. Đây là môn thể thao dân
tộc phong phú, hấp dẫn và có sức lôi cuốn mạnh mẽ, đặc biệt là thanh thiếu niên,
học sinh. Với đặc điểm gọn nhẹ, dễ chơi không đòi hỏi trang thiết bị phức tạp,
đá cầu ngày càng được phát triển không ngừng trong các trường phổ thông. Nét
đẹp trong môn đá cầu là những động tác khống chế, những động tác tấn công để
giành điểm.
Song thực trạng hiện nay cho thấy đa số học sinh tiểu học còn non kém về
chiến thuật, tâm lý, khả năng tư duy đặc biệt là về kỹ thuật như phát cầu và
chuyền cầu không chuẩn xác hoặc đá không trúng cầu, tâng cầu bằng đùi và
bằng mu bàn chân chưa ổn định, cầu bay ngoài tầm kiểm soát, số lần tâng cầu ít.
1


Một mặt là do điều kiện tập luyện còn hạn chế, giáo viên có trình độ chuyên
môn phù hợp nhưng không phải ai cũng có năng khiếu đá cầu nên rất khó khăn
trong việc giảng dạy và thị phạm cho học sinh quan sát, mặt khác do phần lớn
giáo viên chưa nắm vững đặc điểm cơ bản trong giảng dạy, còn giảng dạy theo


hình thức đại trà, chưa xác định rõ trình độ khả năng của học sinh, đưa ra các bài
tập quá dễ hoặc quá khó từ đó làm giảm sự hứng thú học tập của học sinh.
Đá cầu là môn giúp học sinh phát triển cơ quan thị giác, thể hình cân đối
đồng thời giúp cho học sinh có sức khoẻ tốt để học tập đạt kết quả cao. Việc
giảng dạy và giúp học sinh học tốt môn đá cầu là rất quan trọng. Tôi luôn trăn
trở làm thế nào để các em nhận thức được tầm quan trọng và học tốt phân môn
Đá cầu nên tôi mạnh dạn đi sâu nghiên cứu “Phương pháp giúp học sinh học tốt
phân môn Đá cầu - môn Thể dục lớp Năm” nhằm giúp học sinh yêu thích, học
tốt môn Đá cầu và tham gia thi đấu Hội thao, Hội Khoẻ Phù Đổng các cấp đạt
kết quả cao.
- Ưu điểm của giải pháp cũ
+ Giáo viên có năng lực, trình độ chuyên môn và phương pháp giảng dạy
phù hợp với đặc trưng bộ môn.
+ Học sinh tiểu học được làm quen với đá cầu từ rất sớm. Ngay từ năm lớp
1, lớp 2 học sinh đã được học tâng cầu, chuyền cầu bằng tay sau đó chuyển sang
học tâng cầu bằng đùi, chuyền cầu ở lớp 4.
+ Đa số các em học sinh rất ngoan, chăm học, rất yêu thích học môn thể
dục.
+ Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học tương đối bảo đảm.
+ Học sinh thực hiện đồng phục thể dục và chuẩn bị dụng cụ học tập rất tốt.
- Nhược điểm của giải pháp cũ
2


+ Do tư tưởng một số em còn xem nhẹ bộ môn Đá cầu nên khi thực hiện
động tác còn sai nhiều, chưa đúng kĩ thuật, chưa tập luyện tích cực và phát huy
hết năng khiếu của mình.
+ Giáo viên giảng dạy và chia nhóm theo hình thức đại trà, chưa nắm vững
đặc điểm, tư tưởng, trình độ khả năng tập luyện của từng học sinh nên chưa có
sự điều chỉnh khối lượng và độ phức tạp của động tác một cách thích hợp.

+ Học sinh Tham gia Hội thao cấp Huyện không đạt giải.
+ Hình thức tập luyện chưa phong phú làm cho học sinh nhàm chán, tinh
thần tự giác tập luyện chưa cao.
2.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
- Mục đích giải pháp
Để lôi cuốn học sinh tập luyện tích cực và đạt hiệu quả cao thì giáo viên cần
sử dụng nhiều hình thức ôn tập, tạo một không khí thoải mái, dễ tiếp thu cho lớp
học. Điều không kém phần quan trọng là sự nhiệt tình, hòa đồng của giáo viên
sẽ làm cho học sinh hứng thú học tập. Học sinh sẽ tự giác tập luyện để đạt được
kết quả tốt nhất, đặc biệt là các em học sinh nữ.
Trong giờ lên lớp khi dạy nội dung đá cầu cần vận dụng phương pháp dạy
học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh dành nhiều thời gian cho học
sinh tập luyện, phân nhóm, tập luyện theo hình thức trò chơi đồng thời sau quá
trình tập luyện tổ chức cho học sinh thi đấu. Với những biện pháp tôi áp dụng đã
giúp học sinh tham gia tập luyện tích cực hơn, các em nhận thức được tầm quan
trọng của phân môn Đá cầu.
- Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp so với giải pháp cũ
+ Phân nhóm tập luyện theo trình độ.
+ Tập luyện theo hình thức trò chơi.
3


+ Sau quá trình tập luyện tổ chức cho học sinh thi đấu để tiết học trở nên sinh
động hơn.
- Cách thực hiện, các bước thực hiện của giải pháp mới
Biện pháp thứ nhất: Phân nhóm tập luyện theo trình độ.
Để giúp tất cả học sinh thực hiện được động tác Đá cầu thì tôi tổ chức hình thức
phân nhóm tập luyện gồm 3 nhóm như sau: Nhóm khá - giỏi, nhóm trung bình,
nhóm yếu.
+ Nhóm khá - giỏi: Thực hiện kĩ thuật động tác tăng độ chuẩn xác loại bỏ

các động tác không cần thiết.
Ví dụ: Thực hiện động tác đẹp, đúng kĩ thuật, khi tiếp xúc cầu thân người
và tay thả lỏng tự nhiên, không gò bó, số lần tâng cầu ổn định, đường cầu bay
trong tầm kiểm soát, số lần tâng cầu nhiều, từ 6 lần trở lên.
+ Nhóm trung bình: Thực hiện được các động tác cơ bản có sự phối hợp
các bộ phận của cơ thể theo nhịp cần thiết.
Ví dụ: Thực hiện được kĩ thuật động tác, các bộ phận cơ thể phối hợp
tương đối nhịp nhàng, số lần tâng cầu từ 3 đến 6 lần.
+ Nhóm yếu thì thực hiện các bước sau: Cho học sinh xem lại tranh ảnh
minh họa. Giáo viên nhắc lại và thị phạm lại kĩ thuật động tác lặp đi lặp lại nhiều
lần để các em khắc sâu.
Ví dụ:
Tâng cầu bằng mu bàn chân:
Chuẩn bị 2 chân đứng rộng bằng vai, mũi chân thuận đặt sau gót chân
trước khoảng 1/2 bàn chân, chạm đất bằng nửa bàn chân, hai đầu gối hơi khuỵu,
hai tay tự nhiên, trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước. Tung cầu lên cao khoảng
4


0.5m, khi cầu rơi xuống, dùng mu bàn chân tâng cầu lên cao khoảng 0.5m, khi
rơi xuống đến mức hợp lí lại tâng cầu lên. Trường hợp cầu rơi hơi xa vị trí đứng
cần vươn chân ra hoặc di chuyển đến để tâng cầu.

Chuyền cầu:
Tư thế chuẩn bị hai chân rộng bằng vai, chân trước chân sau cách nhau ½
bàn chân, mắt nhìn theo cầu. Khi bạn chuyền cầu sang cách người 0,5m bên
phải, chân thuận đá lăng từ dưới lên trên và tiếp xúc với cầu. kết thúc chân thuận
tiếp đất sẽ chuẩn bị các kỹ thuật khác (bên trái thì ngược lại).

Phát cầu:

Chuẩn bị 2 chân đứng rộng bằng vai, mũi chân thuận đặt sau gót chân
trước khoảng 1 bàn chân (xa hơn tâng cầu) chạm đất bằng nửa bàn chân, hai đầu
gối hơi khuỵu, trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước. Tung cầu lên cao khoảng

5


0.5m, khi cầu rơi xuống dùng mu bàn chân đá cầu cho cầu bay lên cao - ra xa
đến phía bạn hoặc qua lưới sang sân đối phương.

Chú ý đến các chi tiết phụ, đối với động tác tâng bằng cầu mu bàn chân đây
là động tác khó, những lỗi các em thường mắc khi học tâng cầu:
+ Tung cầu không rõ ràng hoặc vừa tung vừa nhấc chân lên theo nên khi
chân ở vị trí tiếp xúc cầu tốt nhất thì cầu chưa kịp rơi xuống.
+ Khi tâng cầu mắt chỉ nhìn chân đá mà không nhìn cầu.
+ Thân trên không ổn định nên làm ảnh hưởng đến sự thăng bằng của cơ
thể.
Giáo viên làm mẫu cho học sinh thấy từng động tác nhỏ vừa làm vừa hướng
dẫn phân tích và uốn nắn lại cho các em. Khi thực hiện kĩ thuật tâng cầu bằng
mu bàn chân, mắt quan sát đường cầu lên xuống để phối hợp với chân đá cho
nhịp nhàng. Thời điểm tiếp xúc với cầu, chân và thân người gần như vuông góc,
để có được đường cầu ổn định, số lần tâng cầu được nhiều, đòi hỏi người tập
phải di chuyển hợp lí, giáo viên quan sát từng học sinh, uốn nắn kịp thời khi các
em chưa làm được.

6


Giáo viên cho học sinh tập động tác bổ trợ trước khi thực hiện có cầu. Tiếp
đến tập di chuyển kết hợp tâng cầu bằng mu bàn chân khi không có cầu.

Biện pháp thứ hai: Tập luyện theo hình thức trò chơi.
Trong quá trình tập luyện tôi áp dụng một số trò chơi như: trò chơi tâng cầu
bằng đùi, trò chơi phát cầu, trò chơi tâng cầu tiếp sức. Áp dụng trò chơi vào giờ
học sẽ làm cho tiết học sinh động và nhằm tạo hứng thú cho các em để tránh
nhàm chán trong quá trình tập luyện, đồng thời cũng đánh giá được tương đối
khách quan kết quả học tập của học sinh.
Ví dụ: Trò chơi tâng cầu tiếp sức.
+ Mục đích: Nâng cao thành tích trong tập luyện, tạo hứng thú cho học
sinh.
+ Chuẩn bị: GV vẽ hai vạch chuẩn bị và giới hạn.
xxxxxxxxx

CB

xxxxxxxxx

GH

GH

CB

+ Mô tả trò chơi: Chia lớp thành 4 đội chơi, đội số 1 thi đua với đội số 2,
đội số 3 thi đua với đội số 4.
+ Cách chơi: Lần lượt 2 em số 1 của mỗi đội sẽ nhanh chóng tiến đến
vạch giới hạn thực hiện tâng cầu bằng mu bàn chân. Mỗi em thực hiện 5 lần
chạm, sau đó nhanh chóng chạy về chạm tay bạn số 2 bạn số 2 lên thực hiện
giống như bạn số 1 lần lượt như thế cho đến hết, đội nào xong trước đội đó
thắng.
+ Lưu ý: Trong quá trình thực hiện nếu như em nào để rơi cầu ở lần tâng

cầu thứ 2, thứ 3 thì phải nhặt cầu lên thực hiện tiếp cho đến 5 lần mới chạy về.
7


+ Một số trường hợp phạm qui: Chưa thực hiện đủ 5 lần đã chạy về, chạy
về chưa chạm tay bạn số 2 nhưng bạn số 2 đã chạy lên vạch giới hạn.
Giáo viên tuyên dương đội thắng cuộc bên cạnh đó động viên đội thua
cuộc sẽ cố gắng hơn trong lần chơi sau.
Biện pháp thứ ba: Tổ chức cho học sinh thi đấu.
Nhằm giúp cho các em học sinh rèn về kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý thi
đấu và có kinh nghiệm trong các phong trào thể thao, Hội khỏe Phù Đổng tôi
thường tổ chức cho các em thi đấu sau mỗi tiết dạy nhằm tạo không khí sinh
động, vui tươi và từng bước làm quen với hình thức thi đấu như: Sân thi đấu,
lưới, cột căng lưới, quả cầu thi đấu, ghế trọng tài, thời gian cho cuộc thi, số trận
đấu, hiệp đấu, luật thi đấu.
Tổ chức thi đấu còn là một hình thức đánh giá kết quả sau một quá trình
giảng dạy và cũng là một hình thức rèn luyện, giáo dục ý chí kiên trì, tinh thần
đoàn kết cho học sinh.
Ví dụ:
Thi đấu đơn, cho từng tổ hội ý cử đại diện 1 bạn học sinh lên thi đấu.
Giáo viên chia lớp thành 4 đội. Tiến hành bốc thăm, đấu loại trực tiếp. Áp
dụng đúng luật Đá cầu để các em học tập.
Giáo viên giới thiệu sân, cách phát cầu và phát cầu khi có hiệu lệnh, phát
cầu hổng thì đối phương được điểm. Các học sinh còn lại ngồi hai bên sân quan
sát, quan sát hình thức thi đấu và cổ vũ cho các bạn đang thi đấu. Ngoài hình
thức thi đấu đơn giữa các thành viên trong tổ của cùng một lớp. Trong các buổi
ngoại khóa, sinh hoạt vui chơi, giáo viên thường xuyên tổ chức thi đấu giao lưu
giữa các lớp trong một trường với nhiều nội dung thi đấu đơn, đấu đôi, đấu đồng

8



đội. Tạo cho các em thói quen thường xuyên tập luyện, thi đấu vui chơi với môn
Đá cầu, nhằm từng bước phát hiện và bồi dưỡng các em có năng khiếu.
Giáo viên thường xuyên tham mưu với Ban giám hiệu tổ chức Hội khỏe
Phù Đổng cấp trường, Hội thao chào mừng các ngày lễ lớn như ngày thành lập
Đoàn 26/3, ngày Quốc tế thiếu nhi 01/6, giao lưu với trường bạn trên địa bàn
nhằm chọn học sinh thi đấu tốt để giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng tham gia dự
các giải cấp Huyện, Tỉnh.
2.3. Khả năng ứng dụng của giải pháp:
Với những biện pháp mà tôi áp dụng trong quá trình giảng dạy tại trường
đã giúp cho các em thực hiện tốt các kĩ năng vận động cơ bản khi thực hiện tâng
cầu, chuyền cầu, phát cầu mà đặc biệt là kĩ năng tâng cầu bằng đùi và mu bàn
chân. Giải pháp này đã được tôi áp dụng ở Tổ thể dục và đã mang lại những hiệu
quả tích cực. Ngoài ra giải pháp này còn có thể áp dụng rộng rãi cho tất cả các
trường Tiểu học trong huyện nhà ở các năm học sau.
2.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải
pháp
Qua thực hiện sáng kiến “Phương pháp giúp học sinh học tốt phân môn
Đá cầu - môn Thể dục lớp Năm” từ đầu năm học 2015 - 2016 đến nay kết quả
học sinh học môn Đá cầu của khối 5 như sau:
- Hoàn thành 100%.
- Học sinh rất hứng thú với việc học đá cầu, các em rất thích tập luyện và
thi đấu.
- Tinh thần tự giác tập luyện rất cao trong giờ học cũng như giờ ra chơi.
- Phát hiện được nhiều em học sinh yêu thích và có năng khiếu.
9


- Học sinh Tham gia Hội Khỏe Phù Đổng cấp huyện đạt: hạng I đơn nam,

hạng III đồng đội nam.
- Học sinh Tham gia Hội Khỏe Phù Đổng cấp Tỉnh 1 học sinh.
Thông qua việc hứng thú tập luyện giúp các em phát triển các kĩ năng cơ
bản, bồi dưỡng lòng ham thích bộ môn Đá cầu, mở rộng vốn hiểu biết về kỹ
thuật, chiến thuật, tâm lý thi đấu và rèn luyện các phẩm chất như: sự can đảm
vượt khó, kiên trì nhẫn nại, tinh thần đồng đội, tinh thần đoàn kết, rèn luyện sức
khỏe, phát triển con người toàn diện. Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy
phân môn Đá cầu, từ đó giúp các em học tốt ở các phân môn khác của môn Thể
dục. Quan trọng nhất là phát hiện được và bồi dưỡng những học sinh có năng
khiếu làm nguồn lực cho đất nước.
Trên đây là “Phương pháp giúp học sinh học tốt phân môn Đá cầu môn Thể dục lớp Năm” năm học 2015 - 2016. Rất mong được sự đóng góp của
quý đồng nghiệp./.
Mỏ Cày Nam, ngày 12 tháng 4 năm 2016

10



×