CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: …………………………………………
1. Tên sáng kiến:
Phương pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 3 thông qua môn Tập Đọc
2. Lĩnh vực áp dụng: Chuyên môn Tiểu học
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Môn tập đọc có vai trò rất quan trọng trong việc dạy chữ ở trường Tiểu học.
Học sinh học tốt môn Tập đọc sẽ góp phần học tốt các môn học khác trong nhà trường;
Đối với học sinh do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh Tiểu học còn
nhỏ, chưa tự giác trong học tập, trình độ còn non yếu, đọc chưa rành mạch, đọc
còn ấp úng, phát âm không chuẩn xác một số tiếng có phụ âm đầu như (d/v; r/g;
tr/ch; s/x). Các em còn đọc theo phương ngữ địa phương (chân - chưng, nhất
-nhứt, rồi - gồi, tôi - tui). Một số em cũng chưa biết ngắt nghỉ hơi đúng dấu chấm,
dấu phẩy, chưa biết đọc nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, từ chìa khóa. Trong
những trường hợp sắm vai hay đối thoại các em cũng lúng túng. Nhiều em thiếu
tự tin trong việc thể hiện giọng đọc của mình. Với đối tượng học sinh trung bình
yếu các em chưa xác định được đâu là giới hạn của những câu đối thoại có trong
bài đọc;
1
Đối với giáo viên dạy còn sa vào giảng nhiều hơn là rèn đọc. Ở khâu này,
giáo viên ít mắc lỗi về thao tác kỹ thuật nhưng lại không biết dạy như thế nào để
phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Giáo viên chưa chú ý đến tốc
độ đọc của các em theo yêu cầu về Chuẩn kiến thức, kỹ năng cơ bản phù hợp với
từng khối lớp. Ở các lớp đầu cấp cho học sinh đọc đồng thanh quá nhiều mà quên
rằng nhiệm vụ chủ yếu của tiết Tập đọc là luyện đọc cá nhân, còn tiết Tập đọc
-học thuộc lòng là vừa phải luyện đọc vừa kết hợp rèn trí nhớ. Giáo viên ít khi
chú ý đến đối tượng học sinh yếu, nhiều giáo viên cố tình lẻo qua đối tượng này
vì sợ ảnh hưởng đến thời gian của một tiết học. Một số giáo viên tuổi cao, mặc dù
có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy nhưng còn dạy học theo phương pháp
truyền thống, khả năng nắm bắt và vận dụng phương pháp mới còn hạn chế, chưa
nhạy bén linh hoạt, chưa phù hợp đối với từng hoạt động trong bài dạy. Vì vậy
tiết Tập đọc còn buồn tẻ, đơn điệu. Một số học sinh yếu còn đọc vẹt, hiểu bài một
cách áp đặt, máy móc;
Qua nhiều năm giảng dạy ở Tiểu học, đặc biệt là khi dạy môn Tập đọc nói
riêng và môn Tiếng Việt nói chung tôi nhận thấy khả năng tiếp thu môn Tiếng
Việt của các em còn rất nhiều hạn chế so với các môn Toán hay Tự nhiên và Xã
hội vì vậy mà chất lượng học sinh giỏi toàn diện chưa đạt hiệu quả cao;
Với thực trạng trên và do những yêu cầu của giáo dục Tiểu học tôi đi sâu
vào nghiên cứu vấn đề “Rèn kỹ đọc cho học sinh khối 3 thông qua môn Tập đọc”
với mong muốn tích lũy thêm cho bản thân những kiến thức và kinh nghiệm
chuyên môn nhằm mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy và cũng nhằm giúp các
2
em học tốt môn Tập đọc nói riêng và các môn học khác nói chung ở trường Tiểu
học mà tôi đang công tác.
Ưu điểm của giải pháp cũ:
- Rèn kỹ năng đọc thông qua môn Tập đọc giáo viên sẽ trang bị cho học sinh
một vốn kiến thức phong phú về Tiếng Việt;
- Rèn cho học sinh đọc tốt, đọc hay, viết đúng học sinh sẽ có điều kiện học
tốt các môn học khác;
- Rèn cho học sinh đọc tốt từ đó học sinh sẽ dễ dàng hiểu nội dung bài. Học
sinh sẽ say mê học tập, lớp học sẽ trở nên sinh động, học sinh sẽ yêu thích môn
học. Không những đọc tốt các em còn biết cách sử dụng từ chính xác, cách đặt
câu gọn lời, đủ nghĩa và vận dụng tốt vào phân môn Tập làm văn;
- Học tốt môn Tiếng Việt học sinh có khả năng diễn đạt và ứng dụng tốt các
vấn đề trong đời sống xã hội hàng ngày, tăng hiệu quả giao tiếp giúp các em tự tin
hơn trong cuộc sống.
Hạn chế của giải pháp cũ:
- Đối với lớp có học sinh khá đông, việc vận dụng đề tài này còn ảnh hưởng
nhiều về thời gian của một tiết học;
- Đòi hỏi giáo viên phải nắm vững quy trình của tiết dạy Tập đọc, kết hợp
nghiên cứu nội dung bài đọc và Chuẩn kiến thức, kỹ năng truyền thụ để phân bố
thời gian hợp lý.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
a) Mục đích của giải pháp
3
- Mục đích chủ yếu là rèn đọc cho học sinh từ mức độ nhận biết để đọc
đúng, đọc to, đọc rõ ràng tiến dần đến mức độ đọc cao hơn là đọc lưu loát, biết
nghỉ ngắt hơi đúng các dấu câu, biết đọc lên giọng, xuống giọng thể hiện được
thái độ tình cảm qua bài Tập đọc. Mục đích của việc rèn đọc cho học sinh không
những đạt được vấn đề đọc thạo mà còn phải hiểu nội dung của văn bản. Bên
cạnh đó còn để người nghe hiểu được nguyên vẹn nội dung cũng như giá trị nghệ
thuật của văn bản, lôi cuốn được người nghe, cảm thụ được cái hay cái đẹp của
văn bản. Học sinh có học tốt môn Tập đọc đó cũng là bài học khởi đầu giúp các
em chiếm lĩnh tri thức, chiếm lĩnh công cụ (năng lực nghe, đọc, nói, viết) từ đó
mở rộng cánh cửa cho học sinh nắm lấy kho tàng tri thức của loài người. Khi
được trang bị kỹ năng đọc tốt học sinh sẽ có vốn ngôn ngữ phong phú, đa dạng từ
đó các em mới có đủ điều kiện để học tốt hơn các môn học khác.
b) Nội dung của giải pháp
Điểm mới của giải pháp
- Qua nhiều năm giảng dạy đối với phân môn Tập đọc tôi thấy học sinh của
lớp tôi phụ trách và học sinh của khối 3 các em đọc chưa tốt lắm. Có em thì đọc
nhanh không ngắt nghỉ đúng các dấu câu, có em thì đọc quá chậm thậm chí vừa
đọc vừa đánh vần ở một số từ ngữ khó, các em chưa biết nhấn giọng những từ
ngữ gợi tả, gợi cảm. Chính vì vậy việc cảm thụ nội dung bài viết chưa tốt;
- Trong các giờ Tập đọc, Tập đọc - học thuộc lòng học sinh phải biết đọc
thì mới cảm thụ bài văn, bài thơ. Từ đó các em sẽ say mê hứng thú và để lại một
vốn văn học đáng kể. Cũng thông qua các bài văn, bài thơ học sinh được hiểu
thêm về các vùng miền của đất nước, hiểu được công sức của các tầng lớp nhân
4
dân đang ra sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hiểu được truyền thống quý báu của
dân tộc Việt Nam;
- Rèn kỹ năng đọc cho học sinh thông qua môn Tập đọc, có tác dụng mạnh
mẽ trong giáo dục mỹ cảm, học sinh yêu cái đẹp, rung cảm trước cái đẹp trong
thiên nhiên, cái đẹp trong xã hội, cái đẹp trong văn chương. Qua các bài văn đã
được chọn lọc, học sinh học được cách sử dụng từ chính xác, cách đặt câu gọn
gàng, sinh động, được luyện về nghĩa âm, chính tả, tập làm văn.
Cách thức thực hiện, các bước thực hiện của giải pháp
Tập đọc là phân môn chủ yếu rèn đọc cho học sinh, từ mức độ nhận biết để
đọc đúng, đọc rõ ràng, đọc to, mức độ đọc cao hơn là đọc lưu loát, biết ngắt nghỉ
đúng các dấu câu, biết lên giọng, xuống giọng thể hiện được thái độ tình cảm qua
bài Tập đọc, từ đó học sẽ dễ dàng hiểu được nội dung bài;
Để đạt được mục đích trên trước hết người giáo viên phải đổi mới phương
pháp dạy học. Sử dụng bằng nhiều hình thức rèn đọc. Trên cơ sở giúp học sinh
nhận thức được việc rèn đọc trong trường Tiểu học là một vấn đề rất quan trọng.
Tôi tự tìm ra những phương pháp thực hiện khi dạy Tập đọc như sau:
Phương pháp trực quan
Phương pháp này phù hợp với tư duy, tâm lý lứa tuổi ở bậc Tiểu học.
Phương pháp trực quan là giáo viên đưa ra những bức tranh minh họa bằng vật
thật cho từng bài để phục vụ trong quá trình dạy và rèn đọc cho học sinh.
Các hình thức trực quan:
- Giọng đọc mẫu của giáo viên. Đây là một hình thức trực quan sinh động
và có hiệu quả đáng kể, có tác dụng làm mẫu cho học sinh luyện đọc, làm điểm
5
tựa cho học sinh bắt chước đọc. Vì vậy giáo viên đọc mẫu phải tốt, diễn cảm để
học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong bài văn. Trong khi đọc mẫu, giáo
viên phải sử dụng các thủ pháp ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, dùng ngữ điệu, nhấn
giọng, hạ giọng, lên giọng,… để làm nổi bật ý nghĩa và tình cảm của tác giả muốn
gởi gắm vào bài đọc. Từ đó giúp học sinh thấy sôi nổi, hào hứng tham gia vào
việc tìm hiểu, khám phá bài Tập đọc hơn và học sinh có ý thức học tập tốt hơn.
- Dùng tranh ảnh, vật thật: đây là phương pháp có tác dụng rất lớn đến việc
rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh. Lưu ý khi sử dụng tranh ảnh cần phải phóng
to, đẹp, đảm bảo về mặt mỹ quan và có tác dụng giáo dục.
Ví dụ: Bài “Cảnh đẹp non sông” - Tuần 12 (Tiếng Việt 3 - Tập 1)
Tôi phóng to tranh vẽ trong sách giáo khoa có đủ màu sắc như nội dung bài
để các em tận mắt thấy được đất nước ta có rất nhiều cảnh đẹp. Mỗi cảnh đẹp thể
hiện được nét đặc trưng riêng của từng vùng miền. Cảnh đẹp được thể hiện bằng
màu sắc gắn liền với tên những địa danh. Tôi dùng để giới thiệu bài để kích thích
trí tò mò của học sinh. Bên cạnh đó trong từng lúc, tôi cũng dùng tranh để giúp
học sinh hiểu nghĩa từ hoặc hiểu nội dung bài. Khi đọc tôi yêu cầu học sinh đọc
nhấn giọng các từ ngữ gợi tả và các từ chỉ tên địa danh.
- Luyện đọc từ khó:
Khi hướng dẫn học sinh phát âm, giáo viên phân tích cho học sinh thấy
được sự khác biệt giữa cách phát âm đúng và cách phát âm sai ở các phụ âm dễ
nhầm lẫn. Đối với học sinh Tiểu học, tôi phải hướng dẫn thật tỉ mỉ, cụ thể. Có như
vậy thì các em mới áp dụng đọc thực hành tốt được. Hệ thống cách phát âm như
răng, lưỡi (bộ máy phát âm). Khi phát âm nó như thế nào? Giáo viên phải làm
6
mẫu trực tiếp cho học sinh quan sát. Ngoài hình thức trên, tôi còn ghi các từ khó
luyện đọc bằng phấn màu lên bảng. Tôi chỉ dùng phấn màu ghi các phụ âm, vần
khó để làm nổi bật các phụ âm, vần khó trong các từ luyện đọc để các em được
nhìn bằng mắt, tập phát âm bằng miệng, được nghe bằng tai. Có như vậy các em
sẽ nhớ lâu và học đúng. Học sinh yếu đọc sai phụ âm, sai vần cần luyện nhiều và
yêu cầu học sinh phân tích từ có tiếng có vần mà các em hay đọc sai.
Ví dụ: Bài “Hội vật” - Tuần 25 (Tiếng Việt - Tập 2)
Bài văn được viết theo thể kể chuyện. Bài kể về một hoạt động sôi nổi “Hội
đấu vật”. Tình tiết câu chuyện gay cấn, hồi hộp, hấp dẫn. Khi đọc cần làm rõ
những chi tiết đó bằng cách hướng dẫn cho học sinh phát âm chính xác ở các từ
ngữ khó đọc như: dồn dập, náo nức, chen lấn nhau, quay kín, lăn xả, vờn bên trái,
đánh bên phải, dứ trên, đánh dưới, lớ ngớ, chậm chạp, chán ngắt, gấp rút, giục
giã, loay hoay, gò lưng.
- Luyện đọc câu, đoạn, bài:
Kết hợp với việc đọc phát âm đúng tiếng từ phụ âm đầu, tôi còn rèn cho
học sinh biết ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy, đọc lưu loát. Đây là yêu cầu
trọng tâm của học sinh lớp 3. Khi học sinh đọc, giáo viên phải theo dõi từng chữ,
không để cho các em đọc ê a. Đối với học sinh yếu phần luyện đọc chưa đạt yêu
cầu các em nên dùng bút chì đánh dấu vào sách giáo khoa để đọc cho đúng. Trong
các giờ Tập đọc tôi còn chép câu văn, câu thơ dài khó đọc vào bảng phụ để hướng
dẫn học sinh cụ thể từng câu, từng đoạn cách đọc như thế nào? Nhấn giọng ở từ
nào? Bên cạnh đó còn giúp các em hiểu nghĩa một số từ ngữ khó trong bài. Khi
đã hiểu được nghĩa thì các em sẽ đọc tốt hơn.
7
- Đọc thầm của học sinh:
Đây là việc làm quan trọng để hình thành và phát triển kỹ năng, kỹ xảo nó
luôn theo ta trong suốt cuộc đời. Đọc thầm giúp các em chuẩn bị tốt cho khâu đọc
thành tiếng, tìm hiểu văn bản và nắm bắt nội dung bài học tốt hơn. Vì vậy, chúng
ta không nên bỏ qua bước này;
Đối với học sinh lớp 3, đọc thầm khó hơn đọc thành tiếng do các em chưa
có sức tập trung cao để theo dõi bài học. Thường các em đọc dễ bị sót chữ, nhảy
dòng;
Để hướng dẫn học sinh đọc thầm đạt kết quả, khi dạy tôi yêu cầu học sinh
tập trung vào bài, đọc thầm kết hợp với việc tham gia đặt câu hỏi nhận biết nhiệm
vụ học tập hoặc kiểm tra đọc thầm bằng cách hỏi học sinh đó đọc đến đâu và định
hướng nội dung cần tìm. Có như vậy các em mới chú ý tập trung trong khi đọc
thầm và kích thích tinh thần học tập của học sinh;
Học sinh đọc thầm có thể dưới nhiều hình thức: Cả lớp đọc thầm, đọc thầm
trong nhóm, đọc thầm theo bạn hoặc theo cô, giáo viên đưa ra những định hướng
sau:
+ Tự phát hiện tiếng, từ phải tìm dễ lẫn;
+ Tìm những từ cần nhấn giọng, hạ giọng, lên giọng, chỗ ngắt nghỉ hơi;
+ Bài văn, bài thơ nói về ai ?;
+ Trong bài có những nhân vật nào ? Ai đang trò chuyện ?;
+ Phát hiện giọng đọc của đoạn, bài, của từng nhân vật.
Hình thức này tôi thường áp dụng cho học sinh khi luyện đọc đoạn, tôi cho
các em đọc thầm theo nhóm để em nào cũng được đọc và tự sửa sai cho nhau.
8
Tôi cũng áp dụng đọc thầm khi tìm hiểu bài hoặc khi học sinh đọc tôi yêu cầu
lớp phải đọc thầm dò theo. Có như vậy các em sẽ đọc lưu loát hơn, trôi chảy hơn.
Phương pháp đàm thoại
Phương pháp này phù hợp với tâm lý trẻ nhỏ, các em thích được hoạt động,
thực hiện trên cơ sở trao đổi câu hỏi, phục vụ cho nội dung bài. Đây chính là thầy
dẫn dắt học sinh tìm hiểu, khám phá, khai thác những nội dung để chiếm lĩnh kiến
thức. Ngược lại trò có thể hỏi những thắc mắc để giáo viên hướng dẫn và giải
đáp.
- Các hình thức đàm thoại: Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu cho học sinh, tôi
thường chuẩn bị trước câu hỏi sao cho phù hợp với học sinh. Muốn cho học sinh
hiểu nội dung trước hết học sinh phải có kỹ năng đọc, đó là đọc đúng, đọc lưu
loát, trôi chảy. Có đọc thông văn bản thì các em mới hiểu nội dung bài và hiểu giá
trị nghệ thuật của bài, dẫn đến sự cảm thụ tốt văn bản. Để đạt các yêu cầu đó, tôi
thường đưa ra các câu hỏi đúng lúc, đúng chỗ phù hợp với từng bài đọc. Rèn đọc
hiểu cho học sinh kết hợp với việc rèn đọc đúng những từ khóa, từ trọng tâm của
câu, đoạn, bài.
- Tác dụng của phương pháp đàm thoại: Tạo cho học sinh phát triển kỹ
năng giao tiếp. Khi sử dụng phương pháp này, ngoài việc có tác dụng giúp học
sinh tiếp thu kiến thức, còn có tác dụng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học
sinh. Giáo viên kịp thời điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học của mình
cho phù hợp với đối tượng học sinh.
Phương pháp luyện tập
9
- Đây là phương pháp chủ yếu, thường xuyên sử dụng khi dạy học phân
môn Tập đọc. Đối với phương pháp này, tôi hướng dẫn học sinh thực hành tốt.
Tôi luôn hướng dẫn học sinh luyện tập có ý thức và kiểm tra ngay kết quả luyện
tập tại lớp;
- Luyện đọc đúng là đọc thành tiếng trôi chảy, lưu loát và rèn cho học sinh
biết ngắt nghỉ đúng chỗ, biết phân biệt câu thơ, khổ thơ. Sau khi kiểm tra việc
luyện tập, tôi sử dụng hình thức luyện tập tại nhà: Hình thức này giúp học sinh
rèn luyện kỹ năng đọc. Với học sinh yếu cho học sinh luyện đọc từ, cụm từ. Học
sinh trung bình, khá luyện đọc lưu loát cả bài. Có kế hoạch giao bài cụ thể cho
từng em và kiểm tra theo yêu cầu đã giao.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
- Với đề tài “Rèn kỹ năng đọc cho học sinh khối 3 thông qua môn Tập đọc”
đã được tôi nghiên cứu áp dụng từ năm học 2014 - 2015 đến nay. Sau mỗi năm
giảng dạy tôi có rút kinh nghiệm để điều chỉnh bổ sung vì vậy mà hiệu quả học
tập của học sinh qua môn Tập đọc nói riêng và môn Tiếng Việt hay các môn học
khác nói chung đều đạt hiệu quả cao. Tôi đã chia sẻ kinh nghiệm này cho tất cả
giáo viên phụ trách giảng dạy ở khối 2, 3 trong trường tôi đang công tác cùng
thực hiện. Các lớp đều mang lại kết quả đáng tin cậy;
- Đề tài này có thể áp dụng cho tất cả giáo viên dạy lớp 2, 3 trong các
trường Tiểu học trong huyện. Chỉ cần giáo viên chịu khó nghiên cứu thì có thể dễ
dàng áp dụng để giảng dạy cho học sinh lớp mình.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng các giải pháp trên
10
- Qua quá trình nghiên cứu, vận dụng vào thực tế lớp dạy tôi rất phấn khởi
thấy trong các giờ Tập đọc, học sinh say mê học tập tốt hơn, lớp học sôi nổi. Kỹ
năng đọc thông, viết thạo được nâng cao rõ rệt. Có nhiều em đầu năm học đọc
nhỏ lí nhí, đọc còn đánh vần, chưa trôi chảy, nhút nhát trong giao tiếp đến nay đã
không còn. Đến cuối năm các em đã đọc to, rõ ràng, rành mạch, lưu loát hơn. Các
em biết ngắt nghỉ hơi phù hợp ở các dấu câu. Biết nhấn giọng từ gợi tả, gợi cảm,
biết đọc ngắt nhịp các bài thơ, biết phân biệt giọng đọc;
- Kết quả này so với đầu năm khi tôi nhận lớp thì tôi thấy các em có chuyển
biến rõ rệt, nhất là những em đọc sai dấu, tốc độ đọc bài của các em cũng nhanh
hơn.
Kết quả cụ thể như sau:
SS
Kết quả đánh
Đầu năm học 2014-2015
Cuối năm học 2014-2015
HS
Đọc
Tốc
Biết
Giọng
Đọc
Tốc
Biết
Giọng
phát
độ
đọc
đọc
phát
độ
đọc
đọc
âm sai
đọc
nhấn
phù
âm sai
đọc
nhấn
phù
chậm
giọng
hợp,
chậm
giọng
hợp,
từ gợi
đọc
từ gợi
đọc
tả
lưu
tả
lưu
2em-
loát
12em-
7em-
loát
20em-
30
6em-
10em-
1em-
2em-
giá cuối năm
Hoàn
Chưa
thành
Hoàn
thành
30em0
20%
33,3%
6,7%
40%
3,3%
6,7%
11
23,3%
66,7%
100%
- Riêng năm học 2015-2016 lớp tôi chủ nhiệm có 35 học sinh, trong đó có
01 học sinh khuyết tật. Tôi thấy đến nay cuối học kì I, các em đọc tiến bộ nhiều.
Kết quả cụ thể như sau:
SS
Kết quả đánh
Đầu năm học 2015-2016
Cuối HKI năm học 2015-2016
HS
Đọc
Tốc
Biết
Giọng
Đọc
Tốc
Biết
Giọng
phát
độ
đọc
đọc
phát
độ
đọc
đọc
âm sai
đọc
nhấn
phù
âm sai
đọc
nhấn
phù
chậm
giọng
hợp,
chậm
giọng
hợp,
từ gợi
đọc
từ gợi
đọc
tả
lưu
tả
lưu
35
giá cuối HKI
Hoàn
Chưa
thành
Hoàn
thành
7em-
6em-
4em-
loát
18em-
1em-
3em-
6em-
loát
25em-
35em-
20%
17,2%
11,4%
51,4%
2,8%
8,6%
17,2%
71,4%
100%
0
- Có được kết quả trên là do tôi đã vận dụng phương pháp dạy học phù hợp,
điều đó tạo động lực thúc đẩy cho thầy trò tôi phấn đấu để đạt kết quả cao hơn,
khả quan hơn ở học kỳ II và là một kinh nghiệm quý báu để tôi tiếp tục thực hiện
ở các năm học sau.
3.5. Tài liệu kèm theo: (không)
12
13