Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

sáng kiến tính chủ động, sáng tạo, hợp tác trong phân môn thường thức mĩ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.99 KB, 12 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN MỎ CÀY NAM
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐỒNG KHỞI

MÔ TẢ GIẢI PHÁP
(Mã số:…………..)

Tên sáng kiến:
TÍNH CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO, HỢP TÁC CỦA HOẠT ĐỘNG
NHÓM TRONG PHÂN MÔN THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT

Mỏ Cày Nam, tháng 10 năm 2015


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MỎ CÀY NAM
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐỒNG KHỞI
HỌ VÀ TÊN TRƯƠNG NGOC DIỄM
NHIỆM VỤ DẠY MĨ THUẬT 6, 7, 8, 9.
Mã số:…………………………………….
Tên sáng kiến: Tính chủ động, sáng tạo, hợp tác trong phân môn
thường thức Mĩ thuật

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: …………………………………………….…
1. Tên sáng kiến:
Tính chủ động, sáng tạo, hợp tác của hoạt động nhóm trong phân môn thường
thức mĩ thuật.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn


3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1.Tình trạng giải pháp đã biết:
Mĩ thuật là nghệ thuật của thị giác, luôn hướng về cái đẹp. Vì vậy, dạy học mĩ
thuật là tổ chức và thực hiện các hoạt động giúp học sinh nâng cao hiểu biết về giáo
dục thẩm mĩ, rèn luyện kĩ năng để ứng dụng hiểu biết thẩm mĩ vào cuộc sống.
Với mục tiêu chung và chương trình cụ thể dạy mĩ thuật ở trung học cơ sở mĩ
thuật không chỉ là vẽ mà lấy hoạt động của mĩ thuật nâng cao hiểu biết cho học sinh,
giúp các em có thêm kiến thức, kĩ năng trong quá trình hoàn thiện nhân cách.
Bên cạnh đó, phát huy tính tích cực, tự giác, độc lập suy nghĩ, tìm tính sáng tạo
của học sinh là tư tưởng chủ đạo của phương pháp dạy học mĩ thuật hiện nay. Kết quả
của việc “dạy” là kiến thức phải “đến”, phải “vào” người học. Hơn nữa học sinh là
người chủ động tiếp nhận kiến thức từ giáo viên. Khi giảng dạy, giáo viên cần phải
quan tâm đến phương pháp học của học sinh.
3.1.1. Ưu điểm:
-Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng, nhà nước và của
ngành, đội ngũ giảng dạy bộ môn mĩ thuật được đào tạo chuẩn hoá hơn về chuyên
môn nghiệp vụ, đáp ứng được yêu cầu tốt hơn trong giảng dạy mĩ thuật.
- Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện tốt hơn để giáo viên
hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy của mình.
- Cơ sở vật chất được trang bị tương đối đầy đủ phục vụ tốt cho môn học.


3.1.2. Nhược điểm:
- Nội dung bài học dài so với thời lượng tiết học.
- Học sinh lười có cơ hội trốn tránh công việc, ỷ lại vào các bạn.
- Gây hỗn loạn, mất trật tự khi chia nhóm.
- Mất nhiều thời gian do ít tổ chức hoạt động học sinh chưa hình thành được
thói quen.
- Phương pháp thuyết trình, vấn đáp mang tính chất một chiều thiếu tính tư duy,
chủ động lĩnh hội kiến thức.

- Tài liệu tham khảo phục vụ cho nghiên cứu giảng dạy còn hạn hẹp…
Từ tình trạng đọc chép, giảng giải xen kẻ vấn đáp, giải thích minh hoạ bằng
tranh, dẫn đến học sinh quen lối thụ động, thiếu sự chủ động, chưa tìm tòi phát huy
hết tính tích cực, tự giác ở học sinh; dẫn đến tính chay lười, ỉ lại ở học sinh ngày càng
cao. Chính vì vậy, việc đưa phương pháp thích hợp tạo sự hứng thú tìm tòi sáng tạo,
kích thích tính tự giác, tính tư duy tiếp cận kiến thức là việc làm cấp bách và cần thiết
trong phân môn thường thức mĩ thuật hiện nay.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
3.2.1. Mục đích của giải pháp:
Thường thức mĩ thuật là phân môn nhằm trang bị cung cấp cho học sinh một số
hiểu biết về mĩ thuật tạo hình thông qua một số kiến thức sơ lược lịch sử của mĩ thuật
Việt Nam và mĩ thuật Thế giới. Qua đó góp phần hình thành ở học sinh khả năng cảm
thụ cái đẹp trong nghệ thuật tạo hình được thể hiện qua đường nét, hình mảng, hình
khối, đậm nhạt, không gian ánh sáng, màu sắc, bố cục…
Bên cạnh đó, đến với phân môn thường thức mĩ thuật các em được làm quen
với một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu, giúp các em thấy được giá trị nghệ thuật trong
tác phẩm và khả năng sáng tạo của tác giả. Trên cơ sở đó dần dần hình thành ở các em
thị hiếu thẩm mĩ và tình cảm thẩm mĩ, biết trân trọng và giữ gìn, phát huy vốn văn
hoá truyền thống của dân tộc. Như vậy giúp các em từng bước nâng cao nhận thức
làm cho tâm hồn các em trở nên phong phú, phát triển toàn diện nhân cách.


Để đáp ứng và thực hiện tốt mục tiêu nói trên, bản thân tôi là một giáo viên
giảng dạy bộ môn mĩ thuật ở nhà trường, qua nhiều năm đứng lớp với niềm trăn trở
tôi luôn tìm hiểu những thuân lợi và khó khăn trong bộ môn mà mình giảng dạy nhằm
tìm ra phương pháp tốt nhất để giúp các em học tập tốt hơn, đặc biệt hơn là phân môn
thường thức mĩ thuật là phân môn đòi hỏi tính tích cực, chủ động nắm bắt kiến thức
một cách khoa học nhằm hình thành các em phẩm chất người lao động mới, đáp ứng
được đòi hỏi của xã hội phát triển ngày càng nâng cao.
3.2.2. Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp:

Với những quan điểm trên người giáo viên khi đến lớp cần chú ý đến những
điểm sau:
-Tạo cho học sinh một sân chơi qua bài dạy để phát huy hết khả năng của mình
như: sự tự tin, tính chủ động trong công việc, có sự hợp tác và lắng nghe ý kiến tập
thể…
-Tạo không khí học tập tốt để học sinh háo hức chờ đợi bài học thông qua khâu
dặn dò ở nhà,
-Tạo điều kiện để học sinh suy nghĩ tìm hiểu những vấn đề mà giáo viên giảng
giải,
- Tổ chức bài học sao cho học sinh tham gia vào quá trình nhận thức một cách
tự giác,
- Động viên, khích lệ nhằm giúp học sinh cảm thụ hoặc tiếp nhận kiến thức bằng
khả năng và cảm xúc riêng của bản thân.
3.2.3.Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp:
3.2.3.1. Bản chất
Phương pháp làm việc theo nhóm là tạo điều kiện cho mọi học sinh đều được
tham gia vào quá trình học tập một cách tự giác bằng khả năng của mình. Phương
pháp học tập này xây dựng cho học sinh tinh thần tập thể, ý thức cộng đồng với công
việc chung. Đồng thời hình thành ở học sinh phương pháp làm việc khoa học ( tự lập
kế hoạch và làm việc theo kế hoạch)


Đối với môn mĩ thuật, phương pháp làm việc theo nhóm thường được thực hiện
khi tìm hiểu các tác phẩm nghệ thuật, bày mẫu và lựa chọn mẫu vẽ; trong các trò chơi
ghép hình, củng cố kiến thức…để học sinh có điều kiện bộc lộ ý kiến tăng khả năng
hợp tác và năng lực làm việc cá nhân.
3.2.3.2. Quy trình
- Xác định hình thức học tập (giao bài thực hành hay lí thuyết...theo nhóm)
- Chia nhóm.
- Đặt tên nhóm.

- Cử nhóm trưởng, thư kí, phân công việc cho các thành viên.
- Sắp đặt vị trí nhóm.
- Nêu nhiệm vụ, nội dung công việc.
- Đề xuất thời gian thực hiện.
- Yêu cầu thực hiện.
- Chuẩn bị những nhận xét bổ sung và tổng kết đối với từng nội dung hoặc toàn
bài.
- Biểu dương nhóm hoàn thành xuất sắc công việc.
3.2.3.3. Ưu điểm
- Tiến hành được nhiều hình thức học tập.
- Cho phép học sinh bộc lộ ý kiến riêng. Tích cực tư duy, khắc phục được tính tự
ti, kích thích sự năng động sáng tạo ở học sinh.
- Tạo điều kiện cho học sinh học hỏi giúp đỡ lẫn nhau. Biết cách làm việc đồng
đội, tạo cho học sinh tính đoàn kết giữa các thành viên.
- Giúp học sinh tăng khả năng biểu đạt trước đám đông.
- Xuất hiện nhiều ý tưởng mới cho bài vẽ.
- Khuyến khích tính tích cực học tập của học sinh, học hỏi lẫn nhau, có sự so
sánh bản thân với bạn bè. Tạo động lực thúc đẩycác em phấn đấu vươn lên trong học
tập.
- Giáo viên quan sát được sự tiến bộ của học sinh.
3.2.3.4. Một số lưu ý


- Các mục tiêu nêu ra cần cụ thể.
- Cần khuyến khích học sinh tham gia với thái độ đúng đắn.
- Động viên, khích lệ những học sinh ít nói, rụt rè cùng tham gia.
- Có phương pháp tổ chức điều hành dạy học theo nhóm.
- Kiến thức giáo viên đáp ứng được nội dung thảo luận.
- Cần làm rõ các vấn đề đã đưa ra thảo luận.
- Tóm tắt các kết quả làm việc theo nhóm, nhận xét xác đáng, không nhận xét

chung chung, trên tinh thần động viên khích lệ học sinh là chính.
Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp tác,
dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ,
trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập
trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được
trình bày và đánh giá trước toàn lớp.
Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy được tính tích cực, tính trách nhiệm;
phát triển năng lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp của HS.
Để hoạt động nhóm có hiệu quả thì ngay khi nhận lớp, làm quen học sinh,
ngoài những yêu cầu theo qui chế năm học của nhà trường thì giáo viên nên có những
quy ước cách thức làm việc giữa giáo viên với học sinh, trong đó có qui ước về hoạt
động nhóm.
3.2.3.5. Kĩ thuật chia nhóm
- Khi tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, GV nên sử dụng nhiều cách chia
nhóm khác nhau để gây hứng thú cho HS, đồng thời tạo cơ hội cho các em được học
hỏi, giao lưu với nhiều bạn khác nhau trong lớp. Dưới đây là một số cách chia nhóm:
Nhóm 2 thành viên
Hình thức hoạt động nhóm này có thời gian rất ngắn ( 2 phút), câu hỏi , bài tập
đơn giản, nhằm củng cố những kiến thức cơ bản hoặc đưa học sinh vào tình huống có
vấn đề.
Cách tổ chức:


- Cho 2 học sinh cùng bàn hợp thành một nhóm. nếu 1 vài học sinh ngồi bàn lẻ
(ngồi một mình). Giáo viên không nên cho những học sinh ngồi lẻ bàn họp lải thành
nhóm vì thế làm mất thời gian. Cho học sinh ngồi lẻ hợp với 2 bạn phía trước hoặc
phía sau thành nhóm.
- Tốt hơn hết, sau khi giáo viên ổn định lớp giáo viên nên sắp xếp chỗ ngồi cho
học sinh theo dự kiến của mình thì sẽ rút ngắn được thời gian khi cho học sinh hoạt
động nhóm.

Nhóm 4 –8 thành viênt
Thời gian hoạt động vừa phải (3-5 phút) thường dùng cho những công việc
mang tính cũng cố kiến thức hoặc vận dụng kiến thức mới. Mức độ công việc vừa
phải, có đôi lúc đào sâu.
Cách tổ chức:
- Hai bàn cùng hợp lại thành một. Mỗi nhóm cử một học sinh làm nhóm trưởng
và một thư kí ( hai thành viên này phải được luân phiên cho những hoạt động lần sau
nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của mỗi học sinh)
- Nhóm trưởng có nhiệm vụ điều khiển hoạt động, giao nhiệm vụ cho từng
thành viên trong nhóm. Thư kí ghi lại kết quả của nhóm.
Giáo viên cần hướng dẫn thêm ngoài việc thảo luận nhóm, nhóm trưởng có
nhiệm vụ quyết định kết quả của nhóm, thư ký có nhiệm vụ ghi lại đầy đủ kết quả của
hoạt động. Giáo viên nên chia việc cho các nhóm với mức độ như nhau, có thể dùng
phiếu học tập ( phiếu ghi sẵn nội dung công việc). Trường hợp có công việc khó cần
giải quyết thì giáo viên nên hướng dẫn cách xử lý trước khi giao việc.
3.2.3.6. Kĩ thuật giao nhiệm vụ
- Giao nhiệm vụ phải cụ thể, rõ ràng:
+ Nhiệm vụ giao cho cá nhân/nhóm nào?
+ Nhiệm vụ là gì?
+ Địa điểm thực hiện nhiệm vụ ở đâu?
+ Thời gian thực hiện nhiệm vụ là bao nhiêu?
+ Phương tiện thực hiện nhiệm vụ là gì?


+ Sản phẩm cuối cùng cần có là gì?
+ Cách thức trình bày/ đánh giá sản phẩm như thế nào?
- Nhiệm vụ phải phù hợp với: mục tiêu hoạt động, trình độ HS, thời gian,
không gian hoạt động và cơ sở vật chất, trang thiết bị…
Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng khi tổ chức hoạt động nhóm thì bản thân mỗi học
sinh luôn chủ động tư duy. Vấn đề ở chỗ là phải tổ chức như thế nào cho phù hợp với

đặc điểm, tình hình lớp mà chúng ta đang trực tiếp giảng dạy.
3.2.3.7. Một số ví dụ minh hoạ
Bài 29 - Thường thức mĩ thuật “ Sơ lược về mĩ thuật thế giới thời kì cổ đại’’
Mục tiêu:
Học sinh hiểu sơ lược về mĩ thuật cổ đại, biết tên một số công trình nghệ thuật
tiêu biểu (về kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ), nêu được đặc điểm cơ bản về địa lí, lịch sử
có ảnh hưởng tới nền mĩ thuật cổ đại...
Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu nội dung trên với phương pháp làm việc
theo nhóm, cụ thể: phân mỗi nhóm tìm hiểu nền mĩ thuật của một nước (trong đó có 3
nước : Ai cập – Hy Lạp – La Mã) về:
+ Cách thức tạo hình.
+ Chất liệu sử dụng.
+ Nội dung phản ánh.
+ Những ảnh hưởng của điều kiện lịch sử, địa lí tới phong cách nghệ thuật của
mỗi nước.
Từ đó nêu đặc điểm riêng của nghệ thuật và tổ chức tìm tên đúng của các tác
phẩm.
- Các nhóm tập phân tích vẻ đẹp của các tác phẩm dựa trên chất liệu và hình thức
thể hiện.
- Phân công trình bày những nội dung đã tìm hiểu.
- Các nhóm nhận xét đánh giá lẫn nhau.
Như vậy, bằng phương pháp làm việc theo nhóm, bài học sẽ được tiến hành
thuận lợi hơn.


Bài 12 – Mĩ thuật 6: thường thức mĩ thuật “Các công trình tiêu biểu của mĩ
thuật thời lý’’
Mục tiêu:
Học sinh nhận biết được nét độc đáo của các công trình tiêu biểu của mĩ thuật
thời Lý. Có thái độ tôn trọng và có ý thức giữ gìn các công trình mĩ thuật cổ của dân

tộc.
Hoạt động nhóm:
- Chia nhóm: 4 nhóm/ lớp.
- Đặt tên nhóm có thể tên của loài hoa, màu sắc,…
- Sắp đặt vị trí nhóm.
- Cử nhóm trưởng, thư kí, phân công công việc cụ thể…
- Đề xuất thời gian thực hiện.
( Những vấn đề này do đã hình thành từ khi nhận lớp…tự nhóm xây dựng)
Giao nhiệm vụ: phiếu học tập
- Nhóm 1: Chùa một cột (tên gọi, xây dựng năm nào, kết cấu…)
- Nhóm 2: Tượng phật Adidà (Chất liệu, cấu trúc, nét đẹp, hiểu biết cá nhân về
pho tượng…)
- Nhóm 3: Hình tượng rồng (Ý nghĩa, hình dáng, nét đẹp đầu rồng,…)
- Nhóm 4: Đồ gốm (Trung tâm sản xuất, sản phẩm, màu men, hoạ tiết, ..)
Thảo luận thời gian là 5 phút.
Trình bày thảo luận:
- Nhóm 1 trình bày; các nhóm khác đặt câu hỏi; nhóm 1 dán tranh đã sưu tầm,
Gv tổng kết diễn giải qua tranh ảnh, băng hình, và luôn khuyến khích học sinh nhóm
khác đặt câu hỏi cho nhóm trình bày làm rõ nội dung …
Tương tự nhóm 2, 3, 4…Tuỳ nhóm với lượng kiến thức mà giáo viên tổ chức
đan xen trò chơi. Ví dụ: Nhóm 3: Giáo viên cho tổ chức trò chơi tìm hình rồng thời Lý
và diễn giải trên hình ảnh cho thấy nét đẹp của rồng thời lý …
Tóm lại, hoạt động nhóm thật sự có hiệu quả là khi các thành viên có ý thức tự
giác: tự giác về thời gian, sự chuẩn bị bài, tự giác “phát biểu”…và chỉ khi nào mỗi


học sinh phát huy cao độ tinh thần độc lập, suy nghĩ về những vấn đề cần đưa ra
nghiên cứu tập thể thì khi đó việc học nhóm, tổ mới phát huy được tác dụng. Và cuối
cùng tinh thần học hỏi, chịu khó lắng nghe, hết mình vì tập thể đó sẽ là chìa khoá
thành công. Hoạt động nhóm có hiệu quả phụ thuộc vào tính tích cực, sự đóng góp

nhiệt tình của mỗi thành viên khi thực hiện các hoạt động nhận thức và giao lưu giữa
các cá nhân.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Đề tài được ứng dụng cho việc giảng dạy phân môn thường thức mĩ thuật. Tùy
thuộc vào điều kiện cụ thể của từng đơn vị, khả năng chuyên môn, kiến thức và kỹ
năng nghiên cứu, phân tích, dự đoán tình huống mà có những biện pháp tác động tích
cực vào đối tượng phù hợp để mang lại hiệu quả cao trong tiến trình lên lớp. Hình
thức làm việc theo nhóm hay còn gọi là kĩ thuật dạy dạy học tích cực, mỗi hình thức
có một đặc thù riêng và mang lại hiệu quả rất cao trong giảng dạy không chỉ ở môn
học mĩ thuật mà còn phù hợp với rất nhiều môn học khác…Tuy nhiên áp dụng
phương pháp làm việc theo nhóm trong tiết thường thức mĩ thuật như thế nào cho hiệu
quả là bài toán khó trong phương pháp dạy học đòi hỏi người giáo viên cần thường
xuyên nghiên cứu và học hỏi.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải
pháp:
-Học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc học tập hơn,
-Học sinh có ý thức hơn và sẵn sàng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ
học tập của mình. Đáp ứng được yêu cầu đặt ra ở mục tiêu bài học,
-Tạo sự tự tin trong trình bày thảo luận, trao đổi mạnh dạng hơn, biết thảo luận
trong việc rút ra kết quả cần đạt trong mục tiêu bài học,
-90% Học sinh lớp ham thích tiết học thường thức mĩ thuật,
-Học sinh biết động não tư duy, tích cực phát biểu, năng động trong học tập,
-Học sinh biết trình bày ý kiến cá nhân và biết bảo vệ ý kiến cá nhân, học hỏi
lẫn nhau, bổ sung kiến thức cho bản thân,


-Học sinh tiếp cận kiến thức nhanh, có khoa học, tạo một thói quen độc lập suy
nghĩ, mạnh dạng đưa ra ý kiến, tạo thói quen hợp tác theo nhóm,
-Học sinh giao tiếp tốt hơn, biết phân tích, trình diễn với nhiều tác phẩm một
cách tự tin.

-Tiết học trở nên sinh động hơn, tạo sự gắn kết giữa thầy và trò, học sinh nắm
bắt kiến thức sâu rộng hơn và say mê với niềm tự hào của dân tộc.
3.5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: Không có.
3.6. Tài liệu kèm theo: Không.



×