Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

sáng kiến vài kinh nghiệm vận dụng trình chiếu trong các tiết giảng dạy, học tập ở lớp 51; giúp học sinh hứng thú và mang lại hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.59 MB, 12 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số:…………………………………………………………………….
1. Tên sáng kiến: Vài kinh nghiệm vận dụng trình chiếu trong các tiết
giảng dạy, học tập ở lớp 51; giúp học sinh hứng thú và mang lại hiệu quả.
2. Lĩnh vực áp dụng: Công tác giảng dạy các môn học ở trường Tiểu
học
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Trong hệ thống giáo dục Tây phương, công nghệ thông tin (CNTT) nói
chung và sử dụng Powerpoint vào trong giảng dạy đã được chính thức tích hợp
vào chương trình học phổ thông từ rất sớm. Người ta đã nhanh chóng nhận ra
rằng sử dụng Powerpoint vào giảng dạy đã có ích cho tất cả các môn học. Với sự
ra đời của Internet, gần như mọi thông tin đều lấy từ trên mạng về, để phục vụ
cho bài dạy của mình giáo viên (GV) có thể download về từ trên mạng thông tin
cần thiết rồi đưa vào bài giảng cho thêm sinh động. Hay chỉ cần một máy ảnh kĩ
thuật số, hoặc điện thoại di động có thẻ nhớ chụp những hình ảnh, quay những
đoạn phim,…cho vào máy vi tính để tích hợp vào bài giảng rất nhanh chóng. Là
một GV giảng dạy nhiều năm tại trường, tôi đã nhận thấy những tích cực và tính
ưu việt mang lại từ việc dạy và học có vận dụng trình chiếu, bản thân đã tìm
hiểu nghiên cứu để vận dụng tốt hơn vào giảng dạy cho tất cả các môn học.
Về ưu điểm
Hiện nay, hầu hết GV đã nắm vững kiến thức tin học và sử dụng thạo máy
vi tính, bên cạnh đó Ban giám hiệu rất quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi nhất
để GV có thể ứng dụng CNTT vào giảng dạy tất cả các môn học, đặc biệt là các
phân môn có sử dụng nhiều tranh ảnh cho bài giảng, cụ thể như phân môn Tập
đọc, Lịch sử, Khoa học… Việc kết hợp Powerpoint vào giảng dạy thì hiệu quả
hơn rất nhiều: Các em có thể được nghe bằng âm thanh, hay được xem bằng một


1


đoạn Video Clip, những trò chơi học tập… Học sinh (HS) sẽ hứng thú hơn với
môn học.
Cơ sở vật chất nhà trường ngày càng đáp ứng khá đầy đủ cho nhu cầu
giảng dạy: Có phòng đa năng đủ chỗ ngồi, có máy chiếu, lap top, máy ảnh phục
vụ cho việc chụp ảnh, quay video, máy in có chức năng scan hình….
Về hạn chế
Đôi khi trong giảng dạy bị mất điện bất ngờ làm dỡ dang tiết dạy…
Một số tiết GV lạm dụng trình chiếu nhiều gây quá tải cho HS.
3.2. Nội dung giải pháp
a) Mục đích của giải pháp
Tìm ra biện pháp để thu hút HS học tập, góp phần nâng cao hiệu quả trong
dạy và học và để trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp.
b) Tính mới của giải pháp
Sáng kiến này được vận dụng tại lớp 51 của trường trong nhiều năm qua.
Tính mới của giải pháp thể hiện sự vận dụng các phương pháp dạy học và
hình thức tổ chức dạy học được điều chỉnh với mức độ khác hơn các năm học
trước. Cụ thể như sau: Tìm hiểu nguyên nhân, đặc điểm tâm lí và tiến hành các
tiết dạy có vận dụng Powerpoint trong đó nêu ra một số kinh nghiệm dạy học có
vận dụng trình chiếu để giải quyết các nguyên nhân tồn tại, góp phần nâng cao
hiệu quả giảng dạy, giúp học sinh hứng thú với giờ học.
c) Những điểm khác biệt
Các tiết giảng dạy có vận dụng trình chiếu hiện nay được rất nhiều trường
áp dụng để giúp các em học tập, sản sinh kiến thức một cách nhanh chóng và
hiệu quả nhất, cái được lớn nhất chính là một lượng lớn kiến thức, hình ảnh trực
quan sinh động được truyền tải đến HS.
Khi dạy học có vận dụng trình chiếu, GV có thể thiết kế bài học như sách
giáo khoa (SGK), không cần in tranh ảnh tốn tiền, mất thời gian mà hình ảnh lại

nhỏ và không rõ nét bằng đưa hình ảnh lên màn hình lớn. Tất cả những di tích
tích lịch sử, những đặc điểm về văn hóa địa phương của bất kì quốc gia nào
cũng có thể cho HS xem được qua hình ảnh lớn trên màn hình, đặc biệt với môn

2


Toán ở phần tính diện tích, thể tích các hình…các em sẽ được trực quan để hình
thành kiến thức mà phương tiện trình chiếu mang lại đạt hiệu quả tối ưu.
d) Chi tiết bản chất của giải pháp
- Tìm hiểu nguyên nhân
Ở đầu năm học khi chưa vận dụng trình chiếu vào giảng dạy, HS nắm được
các kiến thức về tất cả các môn học chưa cao, các em còn mơ hồ về một số kiến
thức lịch sử, địa lí, khoa học…Từ những hạn chế đã nêu, bản thân luôn suy nghĩ
và tìm ra các nguyên nhân dẫn đến phân môn đã nêu; xét thấy bản thân GV còn
nặng về phương pháp thuyết trình không phát huy được năng lực chủ động của
HS. Để giải quyết được mục đích yêu cầu của tiết dạy và khắc phục những
nguyên nhân tồn tại nói trên, tôi mạnh dạn nghiên cứu và vận dụng trình chiếu
vào các tiết dạy ở tại lớp tôi chủ nhiệm.
- Tiến hành các tiết dạy có vận dụng Powerpoint
Tôi đã vận dụng trình chiếu vào tất cả các môn học, như ở phân môn Lịch
sử và bài dạy “Đầu cầu tiêp nhận vũ khí chiến lược Bắc - Nam” là một ví dụ cụ
thể, đây là tiết dạy Lịch sử địa phương, cho nên hình ảnh, tư liệu cung cấp
không có nhiều mà chủ yếu là sưu tầm. Tôi đã sưu tầm và giới thiệu thêm về
hình ảnh con tàu không số, giới thiệu địa danh xã Thạnh Phong huyện Thạnh
Phú bằng việc tải trên mạng, xử lý các tư liệu của đồng nghiệp đã giúp cho các
em trực quan qua bản đồ được vẽ, cắt, ghép hết sức sinh động, có tín hiệu về địa
danh bằng cách nhấn mạnh đổi màu, âm thanh rất bắt mắt;
Để giúp các em biết rõ hơn về điều kiện tự nhiên và kinh tế của xã Thạnh
Phong, tôi đã dùng hình ảnh thật chụp được từ việc nuôi trồng và đánh bắt thuỷ

hải sản, qua đó tôi có thể giải thích là vì điều kiện tự nhiên thuận lợi và kinh tế
phát triển, con người có truyền thống cách mạng, để dẫn dắt cho các em hiểu tại
sao Trung Ương Đảng chọn Thạnh Phong để xây dựng đầu cầu tiếp nhận vũ khí
chiến lược Bắc - Nam, kết quả là các em tiếp thu rất tốt, tiết học trở nên sinh
động hơn rất nhiều và còn nữa khi giới thiệu về hành trình của các chuyến tàu
không số, không một phương tiện, công cụ dạy học nào có tính “ưu việt” hơn,
tôi đã kết hợp đưa đoạn phim tư liệu “Ký ức về đoàn tàu không số”của nhóm

3


phóng viên báo “Tuổi trẻ”, trong đó tôi đã sử dụng các biện pháp cắt ghép phim,
chuyển đuôi… Dù có vất vả nhưng bù lại các em đã làm tôi rất ngạc nhiên: Các
em đã hiểu về huyền thoại con tàu không số năm xưa; các em xem rất say mê và
thích thú. Kết quả là các em đã hiểu và giải thích được thế nào là “Tàu không
số”, nói lên suy nghĩ của mình: Tự hào về truyền thống cha ông, yêu quê hương
đất nước, quyết tâm bảo vệ giữ gìn…;
Bên cạnh đó, các hình ảnh của ông Trương Vĩnh Trọng, ông Huỳnh Văn Be
đến thăm các chiến sĩ của đoàn tàu không số năm xưa, nhận đá từ Trường Sa để
xây dựng công viên nghĩa trang trên biển…, tôi đã download hình ảnh trên mạng
Internet để các em trực quan, qua đó giáo dục các em lòng yêu quê hương đất
nước, yêu biển đảo Việt Nam (VN) và đặc biệt trong tình hình thời sự nóng bổng
ở biển Đông: Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong
vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, tôi cho rằng tiết dạy này nếu lồng ghép vận
dụng giáo dục tư tưởng hứa hẹn sẽ thành công, HS có hiểu biết về LS và biết
được chủ quyền biển đảo VN qua đó thêm yêu quê hương đất nước và sẽ có ý
thức bảo vệ, giữ gìn. Mặt khác tôi đã lồng ghép trò chơi “Chiếc nón kỳ diệu”
trong việc cho các em chơi trò chơi để củng cố kiến thức đã học. Theo nghiên
cứu của các nhà khoa học, các nhà tâm lý học: Ở lứa tuổi các em thích cái cụ thể
và sinh động, tôi cho rằng sử dụng phần mềm Powerpoint để xây dựng trò chơi,

mà cụ thể là trò chơi "Chiếc nón kỳ diệu” như trên đài truyền hình VTV thì chắc
chắn không một em nào mà không thích thú. Đây là điểm mới về biện pháp và
hình thức tổ chức dạy học mang lại hiệu quả cao nhất;
Không những thế, tôi còn mạnh dạn hơn khi vận dụng trình chiếu vào dạy
học phân môn Tập đọc, cụ thể ở bài “Mùa thảo quả”, tôi đã giới thiệu thêm về
hình ảnh cây thảo quả, giới thiệu địa danh Lào Cai ở miền núi phía Bắc đã giúp
các em trực quan về địa danh Lào Cai qua bản đồ hết sức sinh động, có tín hiệu
về địa danh bằng cách nhấn mạnh đổi màu, âm thanh rất bắt mắt. Để giúp các
em biết rõ hơn về cây thảo quả tôi đã dùng hình ảnh thật chụp được từ loại cây
này, kết quả là các em tiếp thu rất tốt, tiết học trở nên sinh động hơn rất nhiều so
với những tiết học ngày thường không sử dụng Powerpoint vào bài giảng, và

4


còn nữa khi giới thiệu hình ảnh mưa rây bụi trong bài “Mùa thảo quả”, thiết nghĩ
các em không thể nào biết được hình ảnh mưa rây bụi vì hiện tại ở Bến Tre ít khi
có xãy ra mưa rây bụi. Vậy mà, các em đã làm tôi rất ngạc nhiên: Các em đã giải
thích rất đúng về mưa rây bụi khi xem hình ảnh qua phần mềm Powerpoint.
Hơn thế nữa, tin chắc rằng không một phương tiện trực quan hoặc đồ dùng
dạy học nào cho đến thời điểm hiện tại có thể mang lại tính ưu việt như bài
giảng có vận dụng trình chiếu, đặc biệt là ở phần giải nghĩa từ. Cụ thể như bài
“Đất Cà Mau”, hình ảnh đất nẻ chân chim, tôi đã download hình ảnh trên mạng
để các em trực quan cụ thể. Bên cạnh đó, trước đây việc khai thác nội dung bài
không sử dụng Powerpoint thường là sự áp đặt nhàm chán, khi vận dụng trình
chiếu vào dạy, các em ham thích tìm hiểu với các tư liệu hình ảnh, đoạn phim...
Mặt khác tôi đã lồng ghép trong việc giảng từ qua khai thác nội dung trong từng
câu hỏi. Ví dụ: Khi hỏi câu hỏi 2 trong bài “Đất Cà Mau”: Cây cối trên đất Cà
Mau ra sao? (…mọc thành chòm, thành rặng), tôi đã cho các em xem hình ảnh
chòm, rặng, các em cảm nhận rất tốt.

Vấn đề tôi cho là thành công, là kết quả đọc diễn cảm của HS - Các em
trước đây chưa đọc trôi chảy, giờ đây không những các em đọc tốt, chính bản
thân tôi còn ngạc nhiên với phần đọc diễn cảm của các em. Không đâu khác bởi
chính sự ham thích đã dẫn đến sự rèn luyện đầy tâm huyết. Là vì ở các đoạn
luyện đọc diễn cảm tôi đã dùng cách gạch chân, nhấn mạnh bằng cách đổi màu
các chữ, làm cho tiết dạy sinh động kích thích sự ham thích học tâp của các em.
Về môn Toán, môn học được cho là vừa khó, vừa khô với khi chưa kết hợp
trình chiếu trong giảng dạy, thì giờ đây bản thân tôi và HS luôn tự hào về kiến
thức các em nắm và thực hành đúng, các em vô cùng thích thú với phương pháp
và phương tiện mà tôi và các em đã được dạy và học. Cụ thể đơn cử với bài
“Thể tích hình hộp chữ nhật”, các em được trực quan bằng việc để tính thể tích
hình hộp chữ nhật, tôi đã cho xuất hiện hiệu ứng di chuyển các khối lập phương
nhỏ, đẹp (bắt mắt) tạo thành 1 hàng, rồi 1 lớp và cuối cùng là nhiều lớp chất đầy
hộp, từ đó các em dễ dàng hiểu và sản sinh kiến thức hình thành công thức tính.

5


Với bài: “Diện tích hình tam giác”, tôi đã dùng các kỹ thuật cắt ghép hình,
rồi nhiều hiệu ứng phù hợp, hình ảnh minh họa sinh động với hình kim tự tháp ở
đất nước Ai Cập; tháp Eiffel ở nước Pháp… Tôi mạnh dạn khẳng định, kết quả
học tập của các em đúng là 1 điều bất ngờ mà tôi cho đó là 1 kết quả thành công
tuyệt đối. Bởi không có 1 lời nói nào để làm các em hứng thú cho bằng các em
được xem bằng chính hình ảnh thật được minh họa trên màn hình lớn.
Còn về dạy các bài toán chuyển động đều, tôi đã thiết kế những chiếc xe
thật ( ô tô, xe tải…) di chuyển thật trên đường, với những âm thanh của động cơ,
tiếng còi…tôi không biết dùng từ ngũa nào để diễn tả cho đúng nhất với cảm
xúc của các em và tất nhiên hiệu quả tiết dạy trên cả sự mong đợi, nhiều em rụt
rè, nhúc nhát giờ đây đã mạnh dạn, học giỏi hơn.
Bên cạnh những môn học trên, còn nhiều môn học khác mà với vài trang

giấy không thể nào thể hiện hết tính ưu việt của việc vận dụng trình chiếu trong
giảng dạy.
e) Những điểm cần lưu ý khi thiết kế bài giảng
Cần chọn phông chữ, màu chữ, phông nền, màu nền phù hợp. Không nên
chọn màu sắc tối, nhợt nhạt hay quá lòe loẹt, sặc sỡ trong một Slide sẽ không
gây được sự chú ý hay sẽ làm rối mắt.
Chỉ đưa những kiến thức trọng tâm của bài vào Slide phù hợp với mục tiêu
của từng hoạt động.
Những kiến thức cần nhấn mạnh thì nên chọn hiệu ứng đổi màu hoặc gạch
chân, chứ không nên chọn hiệu ứng quá sinh động làm cho HS chỉ chú ý xem
các hiệu ứng chứ không chú ý đến các kiến thức của bài học.
Để làm được điều đó ngoài kiến thức căn bản tin học, sử dụng thạo phần
mềm Powerpoint, cần có niềm đam mê thật sự với với việc thiết kế vốn đòi hỏi
sự sáng tạo, nhạy bén, tính thẩm mĩ để “săn tìm” tư liệu từ nhiều nguồn.
f) Cách thiết kế bài dạy có sử dụng phần mềm Powerpoint
- Bước 1: Chọn bài giảng hay, thích hợp. Tuy nhiên, theo tôi: Có ba điểm
cơ bản để quyết định bài dạy thành công hay không;

6


+ Một là mong muốn của GV tổ chức hoạt động học tập tích cực bằng cách
liên kết hình ảnh với lời nói một cách tự nhiên, bằng cách vận dụng hình ảnh và
ngôn từ cô đọng trên các Slide để khơi gợi kích thích sự liên tưởng và tưởng
tượng của HS;
+ Hai là nội dung chủ yếu của bài dạy đòi hỏi phải mở rộng và chứa đựng
một số ý tưởng có thể khai thác thành các tình huống có vấn đề;
+ Ba là nguồn tư liệu hình ảnh phong phú liên quan đến nội dung bài dạy
sẵn có (có thể truy cập từ Internet hay băng đĩa ghi âm, ghi hình, phim ảnh…) và
điều quan trọng hơn là ý tưởng sẵn có trong kinh nghiệm của người biên soạn.

- Bước 2: Lập dàn ý trình bày.
- Bước 3. Tìm tư liệu văn bản, tư liệu hình ảnh, âm thanh và chuẩn bị công
cụ biên soạn.
- Bước 4: Hình thành bài dạy, đây là một hoạt động đòi hỏi nhiều kỹ thuật
sử dụng máy tính, đặc biệt là phần mềm Power Point.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Đề tài này khơi dậy sự ham thích học tập của HS, phù hợp với đặc điểm
tâm lí của các em và có thể vận dụng cho tất cả các môn học.
Với những biện pháp nêu trên, GV cấp tiểu học có thể vận dụng đề tài để
nâng cao hiệu quả giảng dạy của GV và chất lượng học tập của HS ở ngay trong
các tiết dạy hôm nay và trong thời gian sắp tới.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp
Qua việc sử dụng Powerpoint vào giảng dạy, kết quả điểm kiểm tra cuối học
kì I năm học 2015-2016, có sự chuyển biến rõ rõ rệt, cụ thể như sau:

LỚP
5/1

TS
HS
28

ĐIỂM THI CUỐI HKI ( Điểm 9,10)
Tiếng Việt
Toán
Khoa học
LS&ĐL
SL
TL
SL

TL
SL
TL
SL
TL
24 85.7%
25
89.3% 28
100%
27
96.4%

Với những kết quả đã nêu, sau khi nghiên cứu và vận dụng trình chiếu vào
giảng dạy ở lớp 51 đến nay, tôi mạnh dạn khẳng định vận dụng trình chiếu trong

7


dạy học đã góp phần không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng dạy và học của
GV và HS. HS thích học những tiết dạy có vận dụng trình chiếu hơn những tiết
dạy chỉ nói suông; hầu hết các em nắm chắc nội dung bài và hiểu tốt hơn; học
sinh được rèn luyện kỹ năng đọc, tính toán, kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội,
lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, góp phần củng cố ý chí, bản lĩnh rèn
luyện, phấn đấu vươn lên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trên đây là sự cố gắng của bản thân đã đúc kết một vài kinh nghiệm nhỏ để
vận dụng vào giảng dạy. Chắc chắn sẽ không sao tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong sự góp ý của quý cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để đề tài sớm được
hoàn thiện và có tính khả thi hơn.
3. 5. Tài liệu kèm theo gồm
Một số hình ảnh bài: “Đầu cầu tiếp nhận vũ khí chiến lược Bắc - Nam”; bài

“Đất cà Mau”; bài “Mùa thảo quả” và một số hình ảnh minh họa của các tiết dạy
môn Toán.
Bài: “Đầu cầu tiếp nhận vũ khí chiến lược Bắc - Nam”
* Slide 1..3: Giới thiệu bài, xem bản đồ, xác định địa danh

* Slide 4,.. 13: Tìm hiểu và khai thác nội dung bài.

8


* Slide 14…17: Cho xem một số hình ảnh tham quan du lịch

* Slide 18,…20: Trò chơi “Chiếc nón kỳ diệu”

* Slide 20,…23: Củng cố bài, giáo dục thái độ

Một số hình ảnh bài: “ Đất Cà Mau”

9


Một số hình ảnh bài: “ Mùa thảo quả”

10


Một số hình ảnh bài: “ Thể tích hình hộp chữ nhật”

11



Một số hình ảnh bài: “ Luyện tập chung”

Một số hình ảnh bài: “ Diện tích hình tam giác”

H ìnhtam giác

12



×