Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Quá trình alkyl hóa iso octan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.93 KB, 17 trang )

MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của các ngành khoa học công nghệ nói chung, ngành công
nghệ dầu mỏ và khí cũng không nằm ngoài sự phát triển đó. Đây là một ngành
công nghiệp có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới, nó tạo ra một
nguồn năng lượng lớn cung cấp cho chúng ta. Ngành công nghiệp phát triển này
ngày một tạo ra nhiều hơn các sản phẩm dầu mỏ, đồng thời chất lượng của chúng
cũng được nâng cấp lên nhiều đáp ứng được hoàn toàn yêu cầu kỹ thuật của các
loại động cơ cũng như các loại máy móc công nghiệp và dân dụng. Với sản phẩm
xăng nói riêng, xăng lấy từ phân đoạn xăng chưng cất trực tiếp thì không đáp ứng
được yêu cầu kỹ thuật cần thiết,trị số octan của xăng này chỉ đạt khoảng 30 đến 60,
do trong thành phần chứa chủ yếu là các cấu tử n-parafin, rất ít iso-parafin và
thơm. Mà hiện nay các nhà chế tạo động cơ không ngừng nâng cao công suất, chất
lượng động cơ. Như vậy chất lượng nhiên liệu dùng cho động cơ cũng phải được
nâng lên cho phù hợp. Động cơ càng có công suất cao thì tức là nó phải có tỷ số
nén cao, động cơ có tỷ số nén cao thì xăng phải có trị số octan cao mới đảm bảo
được công suất của động cơ, để nhiên liệu cháy tốt trong động cơ, cháy không bị
kích nổ, cháy hoàn toàn, đảm bảo được độ bền tuổi thọ cho động cơ . Vì vậy yêu
cầu về trị số octan phải đạt trên 80. Để nâng cao chất lượng của xăng, đảm bảo
được đúng yêu cầu về chất lượng của nhiên liệu này người ta đã sử dụng nhiều
biện pháp khác nhau trong khi sản xuất như :


Phương pháp dùng phụ gia : bản chất của phương pháp này là dung một số
hóa chất có tác dụng hạn chế quá trình oxy hóa các hydrocacbon ở không
gian trước mặt lửa khi cháy trong động cơ như : Tetra etyl chì (C 2H5)4Pb,
Tetra metyl chì (CH3)4Pb hoặc pha thêm các cấu tử cao octan vào xăng để
nâng cao trị số octan như : etanol, isooctane, MTBE, MTBA…





Dùng phương pháp hóa học: tức là áp dụng các phương pháp lọc dầu tiên
tiến hiện đại để biến đổi thành phần của xăng, chuyển các hydrocacbon
mạch thẳng thành các hydrocacbon mạch nhánh, thành các hydrocacbon
vòng no hoặc vòng thơm. Đó là các công nghệ cracking xúc tác, reforming
xúc tác, isome hóa, alkyl hóa.Và để có được xăng thành phẩm thì người ta
phải pha trộn các loại xăng trên với nhau và pha thêm phụ gia.

Trong các giải pháp trên nếu dùng phụ gia chì thì có lợi là sẽ tăng được trị số
octan lên khá cao và giá thành rẻ, tuy nhiên phụ gia chì là một chất rất độc hại và
hiện nay phụ gia này đã bị cấm không được sử dụng ở đa số các nước trên thế giới.
Dùng phương pháp chế biến là phương pháp cơ bản và lâu dài, tuy nhiên phải đầu
tư vốn ban đầu lớn , mặc dù đây vẫn là biện pháp bắt buộc đối với các nhà máy lọc
dầu hiện đại. Dùng phụ gia không chứa chì là một biện pháp tốt, kèm theo, phụ trợ,
cùng với phương pháp chế biến nhằm nâng cao chất lượng của xăng nhiên liệu, nó
đem lại giá trị kinh tế cao, chất lượng xăng tốt, hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu
cầu của động cơ, đồng thời nó còn làm tăng thêm một lượng xăng đáng kể. Trong
các loại phụ gia được sử dụng thì xăng có iso-octan cao là một trong những phụ gia
dần được lựa chọn hiệu quả bởi tính ưu việt của nó. Cấu tử iso-octan cung cấp giá
trị tuyêt vời trong xăng. Các thị trường trên toàn thế giới iso-octan trong năm 2008
được ước tính xấp xỉ 1,0 triệu tấn, hoàn toàn tiêu thụ ở Mỹ.Hiện nay, nhu cầu về
iso-octan trên thế giới cũng như Việt Nam là rất lớn, do vậy quá trình sản xuất isooctan là rất cần thiết và rất có ý nghĩa, khi yêu cầu về xăng chất lượng cao ngày
một tăng như hiện nay.


CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU CHUNG
I. Iso-octan
I.1. Tính chất vật lý
Iso-octan là chất lỏng không màu, không mùi, không tan trong nước, ít tan trong
etanol và ete. Được dùng làm chất chuẩn trong xác định tính chống kích nổ của
xăng (xt. Chỉ số octan); là một thành phần của xăng. Một số tính chất vật lý đặc

trưng của iso-octan như sau :
Công thức phân tử

C8H18

Khối lượng phân tử

114,23 g · mol -1

Tỉ trọng

692 mg mL -1

Điểm nóng chảy

-107,44°C; -161,39°F;165,71K

Điểm sôi

99,1°C; 210,3°F; 372,2 K

log P

4,373

Áp suất hơi

5,5 kPa (ở 21°C)

kH


3,0 nmol Pa -1 kg -1

UV-vis (λ max)

210 nm

Chỉ số khúc xạ (nD)

1,391

Bảng 1: Một số tính chất của iso-octan
I.2. Tính chất hóa học


Phản ứng với halogen :
iso-C8H18 + Cl2

ánhsáng
 →

C8H18Cl + HCl




Phản ứng với HNO3 :
140oC
100
−

→



iso-C8H18 + HNO3
Phản ứng oxy hóa :
iso-C8H18 + 25/2 O2


→

C8H17NO3 + H2O

8CO2 + 9H2O + Q

I.3. Ứng dụng
Iso-octan được dùng làm chất chuẩn trong xác định tính chống kích nổ của xăng
(xt. Trị số octan); là một thành phần của xăng. Ngoài ra, iso-octan còn được sử
dụng làm dung môi.
I.3.1. Hiện tượng kích nổ:
Hiện tượng kích nổ bắt nguồn từ việc sử dụng nhiên liệu có khả năng chống
kích nổquá thấp, khiến cho hỗn hợp khí nhiên liệu không được đốt cháy một cách
điều hoà để tạora nguồn năng lượng tối đa. Để đạt được năng lượng tối đa từ xăng,
hỗn hợp khí nén nhiên liệu - không khí trong buồng đốt cần phải được đốt cháy
một cách điều hoà. Bắt đầu từ khi bugi đánh lửa, bề mặt ngọn lửa lan toả một cách
đồng đều trong xi-lanh với tốc độ khoảng 20-25 m/s và đốt cháy hết hoà khí nhiên
liệu-không khí ở những vùng mà nó đi qua.
Hiện tượng kích nổ làm tiêu hao năng lượng, giảm sức mạnh của động cơ do
nănglượng nhiệt thu được không dùng để sinh công hữu ích, áp suất sinh ra từ các
điểm tự cháychủ yếu tạo ra các sóng hơi xung động va đập vào thành xi-lanh, máy

nổ rung giật và làmnóng động cơ một cách bất thường, đồng thời, sóng nén sinh ra
từ các vị trí kích nổ cộnghưởng với sóng nén chính tạo ra nút giao thoa và phát ra
những tiếng kêu “lốc cốc”.
I.3.2. Trị số octan
Trị số octan là một đơn vị quy ước dùng để đặc trưng cho khả năng chống kích
nổ của nhiên liệu, được đo bằng phần trăm thể tích của iso-octan trong hỗn hợp


chuẩn với n-heptan ( n-C7H16) tương đương với khả năng chống kích nổ của nhiên
liệu ở điều kiện tiêu chuẩn. Sử dụng thang chia từ 0 đến 100, trong đó n-heptan có
trị số octan bằng 0 và iso-octan được quy ước bằng 100, có khả năng chống kích
nổ tốt.

CHƯƠNG II. QUÁ TRÌNH ALKYL HÓA SẢN XUẤT ISO-OCTAN
II.1. Quá trình alkyl hóa
Alkyl hóa là quá trình đưa nhóm alkyl vào phân tử hợp chất hữu cơ hoặc vô
cơ.Đây là loại phản ứng có giá trị thực tế cao để đưa các nhóm alkyl vào hợp chất
thơm, isoparafin, mercaptan, sunfit, amin, các hợp chất chứa ete…Nó cũng là một
giai đoạn trung gian trong quá trình sản xuất các monome, các chất tẩy rửa…
Alkyl hóa alcan là quá trình phổ biến nhất để tạo xăng alkyl hóa. Đây là mục
đích chủ yếu trong công nghệ lọc hóa dầu.Từ các cấu tử ban đầu là khí (C 4H10 và


C4H8) ta thu được xăng ( iso-C 8H18) có trị số octan cao.Trong các loại alcan chỉ có
iso-alcan tham gia phản ứng, tác nhân alkyl hóa thường sử dụng là olefin hoặc
rượu, trong đó olefin là chủ yếu.
II.2. Alkyl hóa sản xuất iso-octan
Phản ứng :
Iso-C4H10 + C4H8


iso – C8H18

Phản ứng xảy ra theo cơ chế ion cacboni, qua các giai đoạn sau :
Xúc tác dùng cho quá trình :


Xúc tác H2SO4, HF :
Trong công nghiệp, thường sử dụng H2SO4 từ 90 đến 99% hoặc HF. Nếu sử
dụng hai axit trên, cần lưu ý đến tỉ lệ olefin/iso-butan sao cho olefin là nhỏ
nhất( tỉ lệ 1/5) vì các olefin hòa tan tốt trong axit H 2SO4,tạo điều kiện cho
các phản ứng phụ xảy ra( như phản ứng trùng hợp ),còn iso-butan lại hầu
như không hòa tan trong H2SO4, HF, do đó phải khuấy trộn mạnh để nồng độ



iso-butan trong khối phản ứng đạt cực đại.
Xúc tác AlCl3 + HCl
Xúc tác AlCl3 + HCl cho phép phản ứng thực hiện ở nhiệt độ thấp(-15 đến



25oC) dễ chế tạo, cho sản phẩm ít nhánh phụ.
Xúc tác BF3 + HF
Phản ứng trên xúc tác này thường thực hiện ở nhiệt độ cao hơn ( 40-45 oC)



tạo nhiều sản phẩm phụ của quá trình isome hóa.
Các zeolit có mao quản rộng, tỷ lệ Si/Al cao như : zeolit ÚY, zeolit
- USY: với xúc tác này, sự mất hoạt tính xảy ra rất nhanh, khi tăng thời

gian phản ứng, chất lượng alkylat giảm. Mặt khác, trên xúc tác đã mất
hoạt tính, chỉ có oligome hóa xảy ra.


-

zeolit : có tác dụng gần giống như USY, tuy nhiên nồng độ của 2,2,2TMP trong phân đoạn C8 là nhỏ hơn, chứng tỏ rằng sự khuếch tán của
sản phẩm bị giới hạn bởi kích thước mao quản

II.3. Công nghệ NExOCTANE kết hợp alkyl hóa sản xuất isoctan.
1.

Các con đường sản xuất iso-octan: [1]
- Nguyên liệu từ quá trình FCC: tích hợp chính trong các nhà máy lọc
hóa dầu.

-

2.

Đi từ Butane: phức tạp hơn.

Sơ đồ công nghệ: sản xuất izo-octan với công nghệ NExOCTANE kết hợp
với alkyl hóa:


H2O
3.

Mô tả quá trình:


Các phản ứng của HF alkyl hóa các olefin với iso-butan rất phức tạp bởi vì nó
bao gồm nhiềuphản ứng bổ sung và nhiều các phản ứng phụ khác nhau. Sản phẩm
của phản ứng chính là parafin đồng phân có chứa các nguyên tử carbon là tổng của


các nguyên tử carbon của isobutan và olefin tương ứng. Do vậy, các phản ứng như
đồng phân hóa, alkyl hóa phá hủy, chuyển hydro, và trùng hợp cũng xảy ra, mà kết
quả trong sự hình thành của các sản phẩm thứ cấpcó thể được sản phẩm phụ nhẹ
hoặc nặng hơn so với các sản phẩm chính của alkyl hóa. Các yếu tố thúc đẩy các
phản ứng sơ cấp và thứ cấp là khác nhau,cũng như nhữngphản ứng với bất kỳ thay
đổi trong điều kiện hoạt động khác nhau. Trong một thiết kế lý tưởng vàhoạt động
ổn định, phản ứng chính nên chiếm ưu thế, nhưng không phải để loại bỏ hoàn toàn
phản ứng phụ. Đối với các Alkylation HF, sự kết hợp tối ưu của sản lượng sản
phẩm,chất lượng và kinh tế nhà máy được thực hiện với sự hệ thống lò phản ứng
hoạt động làm mát bằng nước và trong một lượng lớn isoparaffin. Để đảm bảo
tốtchất lượng alkylate và giảm thiểu tiêu thụ acid, nguồn cấp dữ liệu để các đơn vị
alkyl hóa phải được sấy khôđầu tiên và có hàm lượng lưu huỳnh thấp. Nói chung,
một hệ thống hút ẩm khô đơn giản được thiết lập sẵn trong quá trình.


Trong các lò phản ứng alkyl hóa:

Nguyên liệu olefin được sấy khô cùng với C4 và isobutene hồi lưu được đưa
vào phần lò phản ứng của nhà máy. Nguyên liệu đi vào vỏ của các lò phản ứng
thông qua một số vòi phun để duy trì một nhiệt độ đồng đều trong toàn bộ lò phản
ứng. Việc loại bỏ nhiệt của phản ứng được thực hiện bởi trao đổi nhiệt với một số
lượng lớn nước làm mát chảy qua các ống. Nếu nước làm mát được sử dụng, sau
đó nó có thể tiếp tục sử dụng trong các đơn vị khác. Nước thải từ các lò phản ứng
sau đó nhập vào các thùng chứa, và các axit được tái chế lại các lò phản ứng.

-

Điều kiện phản ứng:

Nhiệt độ: 70-100oF.

Nồng độ axit: 83-92%. (hàm lượng nước không quá 1%).




Tỉ lệ isobutane/olefin: Tỷ lệ càng cao thì chất lượng càng cao, ít
phản ứng phụ nhưng thực tế chúng tùy thuộc vào công nghệ tỷ lệ



dao động từ 5:1 đến 15:1.

Vận tốc không gian của olêfin:
Lò phản ứng đime hóa:

Các phản ứng đime của isobutylen xảy ra trong lò phản ứng đoạn nhiệt dime
hóa trên một lớp cố định nhựa trao đổi ion. Chất lượng của sản phẩm, đặc biệt là
các phần phân đoạn của oligomer và chất nhị trùng, được điều khiển bởi tuần hoàn
của rượu từ thiết bị phục hồi của phần sản phẩm cho các lò phản ứng. Trong các lò
phản ứng dime hóa, rượu được sản sinh thông qua các phản ứng của một số lượng
nhỏ nước trong nguyên liệu olefin mặc dù nước có thể được thêm vào. Trong lò
phản ứng nồng độ cồn được giữ ở mức thường vì thế sản phẩm iso-octene chứa ít
hơn 10% oligomer.



Thu hồi sản phẩm:

Trong việc thu hồi sản phẩm dimerization, sản phẩm isooctene được tách ra từ
các phần không phản ứng của là C4 raffinate và cũng hình thành rượu rồi cho tuần
hoàn đến phần dimerization. Phần raffinate C4 tạo ra thích hợp cho quá trình alkyl
hóa vì vậy nó được chuyển làm nguyên liệu cho quá trình alkyl hóa.


Giai đoạn hyđro hóa:

Trong phần dimerization các isooctene được hình thành và được hyđro hóa để
sản xuất isooctan bão hòa trong một thiết bị hydro hóa. Quá trình này cũng có thể
được thiết kế để giảm thiểu hàm lượng lưu huỳnh trong sản phẩm, thêm vào bão
hòa các olefin. Phần này bao gồm một chất ổn định sản phẩm và được phun vào lò
phản ứng hydro hóa. Mục đích của các chất ổn định là để loại trừ các thành phần


nhẹ hơn và không phản ứng trong hydro để tạo ra một sản phẩm khác với một áp
suất hơi nước quy định.

Hình. Thiết bị Hyđro hóa

Bảng tóm tắt các thông số, sản phẩm của quá trình [1]
Các thông số

Từ ngyên liệu FCC C4 ,
lb/h (BPD)

Butane dehydro,

lb/h (BPD)

Quá trình đime hóa
Hydrocarbon

137,523 (16,000)

340,000 (39,315)

Isobutylene

30,614 (3,500)

170,000 (19,653)


Isooctene

30,714 (2,885)

172,890 (16,375)

C4 raffinate

107,183 (12,470)

168,710 (19,510)

Quá trình Hyđro hóa
Isooctene


30,714 (2,885)

172,890 (16,375)

Hydrogen

581

3752

Isooctane

30,569 (2,973)

175,550 (17,146)

Khí nhiên liệu

726

1092

CHƯƠNG III : NGUYÊN LIỆU
III.1. Iso – Buten
III.1.1. Tính chất vật lý
Iso – buten là chất khí không màu, có thể cháy ở nhiệt độ thường và áp suất khí
quyển. Nó có thể hòa tan vô hạn trong rượu, ete và các hydrocacbon nhưng ít tan
trong nước. Một số tính chất vật lý đặc trưng của iso-buten được thể hiện qua bảng
Công thức phân tử


C4H8

Khối lượng phân tử

56,11 g·mol -1

Tỉ trọng

0,5879 g/cm3, lỏng

Điểm nóng chảy

-140,3°C (-220,5°F; 132,8K)

Điểm sôi

-6,9°C (19°F; 266,2K)

Bảng 2 : Một số tính chất của iso-buten
III.1.2. Tính chất hóa học


Iso-buten có đầy đủ các tính chất của một olefin điển hình, đó là tham gia các
phản ứng cộng, oxy hóa, phản ứng trùng hợp tạo polyme.


Phản ứng cộng :
- Phản ứng cộng rượu tạo ete:
CH3


-

CH3

CH2 = C
+ CH3OH
CH3
Phản ứng cộng nước tạo TBA :

+
H→

CH3

CH3 – C – O – CH3
CH3
CH3

H+

→





CH2 = C
+ H2 O
CH3 – C – O – H

CH3
CH3
- Cộng hydro halogenua (HX) :
CH3
CH3
CH2 = C
+ HX
→ CH3 – C – X
CH3
CH3
Phản ứng oxy hóa :
CH3
CH2 = C
+ O2 + NH3 → CH2 = C – CN + H2O
CH3
CH3
Phản ứng polymer hóa :
CH3
nCH2 = C(CH3)2

−100 oC
10


→

( - CH2 – C - )n
CH3

III.1.3. Các nguồn iso-buten hiện nay

Hiện nay, iso-buten nguyên liệu dùng để cho quá trình alkyl hóa có thể nhận từ
các nguồn sau :


Iso-buten lấy từ hỗn hợp Raffinat -1, là hỗn hợp khí thu được từ xưởng sản
xuất etylen bằng quá trình cracking hơi nước. Nguồn nguyên liệu này có ưu
điểm là nồng độ iso-buten tương đối cao (khoảng 44%).




Iso-buten từ phân đoạn C4 của quá trình cracking xúc tác tầng sôi. So với
phân đoạn C4 của quá trình cracking hơi nước thì nồng độ iso-buten trong
nguồn này thấp hơn nhiều, trong khi đó lượng butan và iso-butan lại chiếm tỉ
lệ lớn hơn nhiều. Do đó, nếu sử dụng nguồn nguyên liệu này thì vốn đầu tư



và giá thành sản xuất sẽ cao hơn khi sử dụng nguồn cracking hơi.
Iso-buten từ quá trình Dehydrat hóa Tert Butyl Alcohol (TBA), trong đó



TBA thu được như là đồng sản phẩm của quá trình tổng hợp propylene oxit.
Iso-buten từ quá trình dehydro hóa iso-butan, trong đó iso-butan có thể nhận
được từ các quá trình lọc dầu hoặc từ quá trình isome hóa khí mỏ n-butan.
Cấu tử

Cracking hơi nước


FFC-BB

Propan/propen
1
1
n-butan
6
11
iso-butan
2
33
iso-buten
44
15
buten-1
26
13
buten-2
20
26
1,3 -butadien
1
1
Tổng
100
100
Bảng : Hàm lượng các cấu tử trong phân đoạn C4
Trong 4 nguồn trên thì cracking hơi nước cung cấp 24% iso-buten, FFC-BB
cung cấp 28%, iso-buten lấy từ TBA chiếm 36% và từ iso-butan là 12%.
III.2.Iso – Butan

Iso-butan hay trimetyl metan là loại hydrocacbon no mạch hở có nhánh, trong
phân tử chỉ có các lien kết đơn C-C và C-H. Nó là đồng phân về mạch cacbon của
n-butan, C4H10 với công thức phân tử : CH3 – CH(CH3)2
III.2.1. Tính chất vật lý


Ở nhiệt độ thường, iso-butan là một chất khí, có điểm sôi thấp hơn n-butan (10,2oC), có nhiệt độ nóng chảy là -145 oC, tỷ khối là 0,6030. Iso-butan không tan
trong nước, trong ancol thì nó dễ tan hơn. Ngoài ra nó còn dễ tan trong ete, các dẫn
xuất halogen và các hydrocacbon khác.
III.2.2. Tính chất hóa học
Iso-butan có đầy đủ tính chất của một ankan, tức là khả năng hoạt động của nó
kém. Tuy nhiên, iso butan cũng như các ankan chỉ trơ đối với các tác nhân ion như
axit, bazơ, chất oxy hóa trong dung dịch nước, chúng lại dễ dàng tham gia phản
ứng thế với nguyên tử và gốc tự do…Phản ứng đặc trưng là phản ứng thế.


Phản ứng với halogen :
Cl
 →
ánhsáng



CH3 – CH – CH3 + Cl2
CH3
Phản ứng với HNO3 :

CH3 – C – CH3 + HCl
CH3
NO3


100 −140oC



CH3 – CH – CH3 + HNO3
CH3
Phản ứng oxy hóa :

 →

CH3 – C – CH3 + H2O
CH3


→



2CH3 – CH – CH3 + 13 O2
8 CO2 + 10 H2O + Q
CH3
Một số phản ứng khác như :
 Phản ứng cracking dưới tác dụng nhiệt :
toC
→



C4H10

CH4 + C3H6
Phản ứng dehydro hóa tạo iso-buten :
C4H10

toC
→

CH2 = CH – CH3 + H2
CH3


Iso-butan được tách ra từ khí tự nhiên, dầu mỏ và các khí cracking. Lượng isobutan thu được từ các khí của quá trình cracking xúc tác cao hơn so với cracking
nhiệt. Iso-butan cũng được tạo thành từ quá trình isome hóa n-butan.
CHƯƠNG IV: ĐỊNH HƯỚNG CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN Ở VIỆT NAM
Ngày nay, ngành công nghệ lọc hóa dầu đang chịu rất nhiều các yếu tố tác động
đến xu hướng phát triển của công nghệ. Sự lựa chọn phương pháp chế biến nào đó
phải tính toán một cách toàn diện các yếu tố ảnh hưởng thì mới có hiệu quả cao.
Có rất nhiều tác động, trong đó có các tác động chủ yếu :


Tiêu chuẩn về môi trường trên thế giới ngày càng khắt khe: Yêu cầu xăng có
trị số octan cao, không sử dụng phụ gia chì, thành phần benzen phải nhỏ hơn



1%.
Sự biến đổi về thị trường
 Thị trường dầu mỏ ngày càng mở rộng do sự cạnh tranh, do vậy sự



chênh lệch giá giữa các nơi sẽ giảm đi.
Các nhà máy chế biến dầu lạc hậu mất dần, thay vào đó là các nhà
máy hiện đại, hiệu quả chế biến sẽ tăng lên.

Từ các tác động trên dẫn đến quan điểm và phương pháp chế biến dầu thô ở
nước ta cũng thay đổi. Dầu thô Việt Nam thuộc loại dầu ngọt nhẹ, rất sạch, hàm
lượng lưu huỳnh thấp, kim loại nặng như V,Ni rất thấp. Tuy nhiên là loại dầu nhiều
parafin rắn, có nhiệt độ đông đặc cao nên khó khăn trong vấn đề bốc rót vận
chuyển, làm ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu của sản phẩm.
Sự thiết lập các phân xưởng trong nhà máy lọc dầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố
ảnh hưởng như yêu cầu về thị trường, về cơ cấu sản phẩm, về nhiệm vụ xuất nhập
khẩu, về tính chất của nguyên liệu đầu vào….Ngày nay, chất lượng đầu vào ngày
càng xấu dần ( dầu chua, dầu nặng như dầu DuBai, dầu California…) nhưng yêu
cầu về sản phẩm lại ngày càng phải tốt hơn, vì vậy việc phân tích lựa chon công


nghệ chế biến phù hợp, đóng một vai trò quan trọng để thu được sản phẩm dầu tốt
nhất với chi phí hợp lý.
Hiện nay ở Việt Nam có nhiều nhà máy lọc dầu có công suất lớn với nhiều
phân xưởng phù hợp như nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nghi Sơn với các phân
xưởng : phân xưởng reforming xúc tác, phân xưởng cracking xúc tác, phân xưởng
xử lý bằng hydro, phân xưởng sản xuất propan, propylen và một số phân xưởng
phụ như : phân xưởng thu hồi amin, phân xưởng xử lý nước thải, phân xưởng xử lý
nước chua, phân xưởng xử lý khí thải…Tuy nhiên vẫn chưa có phân xưởng alkyl
hóa riêng biệt. Với những đặc điểm ưu việt của xăng alkylat đặc biệt là xăng chứa
nhiều thành phần iso-octan, định hướng trong tương lai không xa nước ta sẽ phát
triển, đi sâu hơn đối với phân xưởng alkyl hóa.

Tài liệu tham khảo
[1] Robert A. Meyers, Handbook of Petroleum Refining Processes, Third Edition,

(McGraw-Hill Book Company, New York, 1960).
[2] James H.Gary, Glenn E. Handwerk, Mark J. Kaiser, Petroleum Refining:
Technology and Economics, Fifth Edition.
[3] Phạm Thanh Huyền, Nguyễn Hồng Liên- Giáo trình Công Nghệ Tổng Hợp
Hữu Cơ – Hóa Dầu
[4] Đinh Thị Ngọ, Nguyễn Khánh Diệu Hồng – Giáo trình Hóa Học Dầu Mỏ Và
Khí



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×