Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng loạn động muộn trên bệnh nhân tâm thần phân liệt sử dụng an thần kinh cổ điển và nhận xét hiệu quả điều trị bằng clozapin và vitamin e (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.33 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y
-----------------------------

ĐOÀN HỒNG QUANG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG LOẠN ĐỘNG MUỘN
TRÊN BỆNH NHÂN TÂM THẦN PHÂN LIỆT SỬ DỤNG
AN THẦN KINH CỔ ĐIỂN VÀ NHẬN XÉT
HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BẰNG CLOZAPIN VÀ VITAMIN E

Chuyên ngành: Tâm thần
Mã số:

62 72 01 48

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

HÀ NỘI 2017


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
HỌC VIỆN QUÂN Y - BỘ QUỐC PHÒNG
--------------------------------------------

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. NGUYỄN VĂN NGÂN
2. PGS.TS. NGUYỄN SINH PHÚC
Phản biện 1: PGS.TS. Trần Văn Cường
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Trọng Thông
Phản biện 3: PGS.TS. Phạm Đức Thịnh


Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ
cấp Học viện Quân y – Bộ quốc phòng
Vào hồi
giờ, ngày tháng năm 2017
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
1. Thư viện Học viện Quân y – Bộ quốc phòng
2. Thư viện Quốc gia Việt Nam


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tâm thần phân liệt (Schizophrenia) là một bệnh loạn thần nặng,
chiếm tỷ lệ 0,3-1,5% dân số thế giới và khoảng 0,47% dân số ở Việt
Nam.
Điều trị bệnh tâm thần phân liệt bằng các thuốc an thần kinh đang
mang lại hiệu quả tích cực. Nhưng đáng quan ngại là tác dụng phụ
của thuốc này, trong đó là chứng “loạn động muộn” (Tardive
dyskinesia). Loạn động muộn chiếm khoảng 15-25% bệnh nhân tâm
thần phân liệt nhất là người già và người điều trị lâu dài thì có thể
chiếm tới 50-70%.
Triệu chứng của loạn động muộn được mô tả như những động tác
bất thường, không tự chủ có xu hướng lặp đi lặp lại của các cơ vùng
mặt, mắt, lưỡi, thân mình và các chi... Xuất hiện khi dùng thuốc an
thần kinh cổ điển kéo dài (thường từ 3 tháng trở lên). Chưa có thuốc
điều trị đặc hiệu cho loạn động muộn. Một số tác giả thấy rằng
Clozapin và Vitamin E có tác dụng điều trị, làm thuyên giảm các
triệu chứng lâm sàng của loạn động muộn.
Ở Việt Nam chưa có một công trình nghiên cứu nào tỷ mỉ và có

hệ thống đánh giá về các triệu chứng lâm sàng và các yếu tố liên
quan cũng đến phương pháp dự phòng và điều trị loạn động muộn.
2. Mục đích của đề tài
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng loạn động muộn do sử dụng thuốc an
thần kinh cổ điển kéo dài trên bệnh nhân tâm thần phân liệt.


2
2. Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ liên quan tới loạn động muộn
do sử dụng thuốc an thần kinh cổ điển kéo dài trên bệnh nhân tâm
thần phân liệt.
3. Nhận xét hiệu quả điều trị loạn động muộn do sử dụng thuốc
an thần kinh cổ điển kéo dài bằng Clozapin và Vitamin E trên bệnh
nhân tâm thần phân liệt.
3. Ý nghĩa thực tiễn và những đóng góp mới của đề tài
- Là công trình nghiên cứu đầu tiên có hệ thống về đặc điểm lâm
sàng và một tố nguy cơ, đặc biệt là điều trị loạn động muộn do dùng
thuốc an thần kinh cổ điển kéo dài ở bệnh nhân tâm thần phân liệt
bằng Clozapin và Vitamin E ứng dụng trong hoàn cảnh và điều kiện
tại Việt Nam.
- Nghiên cứu nhận thấy loạn động muộn ở bệnh nhân TTPL
thường khó điều trị, tiến triển kéo dài, mạn tính. Lứa tuổi trung bình
thường cao hơn bệnh nhân TTPL nói chung ( 46,07 ± 9,31 tuổi), rối
loạn vận động không tự chủ là những triệu chứng hàng đầu và đặc
trưng cho loại bệnh này (100%). Thời gian mắc bệnh TTPL trung
bình khá dài ( 14,76 ± 6,48 năm). Liều Clozapin trung bình ( 115,15
± 36,41mg/ngày) và vitamin E trung bình (973,33 ± 326,88 UI/ngày)
có hiệu quả điều trị loạn động muộn.
- Công trình nghiên cứu để mở ra một hướng mới cho việc lựa
chọn thuốc an thần kinh mới đặc biệt là Clozapin kết hợp với Vitamin

E điều trị cho loạn động muộn ở bệnh nhân tâm thần sử dụng thuốc
an thần kinh cổ điển kéo dài.
4. Cấu trúc của luận án
Luận án được trình bầy trong 159 trang, 46 bảng số liệu, 7 biều đồ và 4
hình minh họa (không kể các phần phụ lục). Nội dung bao gồm: Đặt vấn


3
đề 2 trang; Chương 1: Tổng quan tài liệu 39 trang; Chương 2: Đối tượng
và phương pháp nghiên cứu 20 trang; Chương 3: Kết quả nghiên cứu 37
trang; Chương 4: Bàn luận38 trang và Kết luận 2 trang; Kiến nghị 1
trang; Danh mục các công trình nghiên cứu công bố kết quả luận án 1
trang; Tài liệu tham khảo 16 trang (20 tài liệu tiếng Việt và 116 tài liệu
tiếng nước ngoài)
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Tâm thần phân liệt và loạn động muộn
Bệnh tâm thần phân liệt (TTPL) là một bệnh loạn thần nặng, căn
nguyên chưa rõ, tiến triển theo khuynh hướng mãn tính và tiên lượng
rất khác nhau giữa các thể lâm sàng, khởi phát ở lứa tuổi trẻ từ 15-25
tuổi.
Năm 1964, thuật ngữ loạn động muộn (Tardive dyskinesia) chính
thức được sử dụng để mô tả những động tác bất thường, không tự chủ
và có xu hướng lặp đi, lặp lại của các nhóm cơ trong cơ thể.
Nhiều tác giả mô tả chứng LĐM là những triệu chứng gây ra do
dùng thuốc an thần kinh (ATK) kéo dài và xảy ra muộn trong điều trị
khi cắt hoặc giảm liều thuốc ATK đột ngột. Loạn động muộn có thể
tồn tại trong vài ngày, vài tuần hoặc hàng tháng, thậm chí hàng năm
có liên quan tới liệu trình điều trị.
1.2. Loạn động muộn do dùng thuốc an thần kinh cổ điển kéo dài

trên bệnh nhân tâm thần phân liệt
Triệu chứng LS LĐM ở BN TTPL rất đa dạng và phong phú.
Loạn động muộn là những triệu chứng xuất hiện muộn do dùng
thuốc ATK cổ điển kéo dài hoặc cắt giảm liều thuốc đột ngột. Loạn
động muộn là sự rối loạn vận động ngẫu nhiên và liên tục ở lưỡi,


4
miệng, và mặt, đôi khi gặp ở chân tay và thân mình nhưng triệu
chứng này chỉ tồn tại ban ngày và mất đi khi ngủ.
Sự phối hợp thuốc ATK, đặc biệt là các thuốc kháng Dopamin có
nguy cơ gây LĐM nhiều hơn là dùng một thuốc riêng lẻ. Liều thuốc
ATK càng cao và thời gian sử dụng càng dài thì nguy cơ gây LĐM
càng nhiều. Loạn động muộn thường gặp ở vùng đầu, cổ và thân
mình và biểu hiện dưới 3 hình thức:
- Múa giật (Choreiform): có biểu hiện nhanh, giật cục, không lặp
lại.
- Múa vờn (Athetosis): có biểu hiện chậm chạp, uốn éo và liên tục.
- Các động tác nhịp điệu thì mang tính chất định hình.
1.3. Bệnh sinh loạn động muộn do dùng thuốc an thần kinh cổ
điển kéo dài ở bệnh nhân tâm thần phân liệt
Thuốc ATK là nguyên nhân chính gây ra LĐM. Các thuốc tác
động vào hệ Dopamin được sử dụng rộng rãi càng làm tăng thêm
LĐM. Các thuốc ATK cổ điển có ái lực với receptor Dopamin D2 cao
hơn các thuốc ATK không biệt định. Ngược lại, các thuốc ATK không
biệt định có ái lực mạnh với receptor D3 và D4. Các thuốc ATK
không biệt định thường ít gây ra LĐM hơn, trong đó thuốc Clozapin.
Các thuốc không phải là ATK cũng gây ra LĐM tuy ở nhiều mức
độ khác nhau như: kháng Cholinergic; chống trầm cảm; thuốc chống
nôn; thuốc chống động kinh…

1.4. Các phương pháp điều trị loạn động muộn do sử dụng thuốc
an thần kinh cổ điển kéo dài trên bệnh nhân tâm thần phân liệt
Tâm thần phân liệt được chia làm nhiều thể bệnh khác nhau. Nhìn
chung có thể dùng ATK để cải thiện các triệu chứng của bệnh TTPL.
Quá trình điều trị càng sớm thì khả năng đáp ứng điều trị càng tốt.


5
Sử dụng thuốc ATK mới điều trị bệnh TTPL có phổ rộng hơn,
hiệu quả hơn cho các triệu chứng âm tính, nhận thức và còn giảm các
triệu chứng ngoại tháp và LĐM. Các thuốc ATK mới như Risperidon,
Olanzapin, Clozapin và Quetiapin … ít gây tác dụng phụ hơn, có
hiệu quả tốt trong điều trị bệnh TTPL và ít gây LĐM hơn các ATK cổ
điển.
Năm 2002, Clozapin được FDA cho phép sử dụng để điều trị cho
bệnh nhân TTPL có ý tưởng, hành vi tự sát, ở TTPL kháng
thuốc...Nhiều tác giả thấy rằng Clozapin có hiệu quả điều trị LĐM
Vitamin E được đề xuất để điều trị cho các LĐM ở bệnh nhân
TTPL với liều lượng từ 600 – 1600 UI/ngày.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu gồm 63 bệnh nhân TTPL được chẩn đoán có LĐM đã
được điều trị bằng thuốc ATK cổ điển kéo dài, điều trị nội trú tại
Bệnh viện Tâm thần thành phố Hải Phòng từ tháng 7 năm 2012
đến tháng 03 năm 2014.
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh TTPL theo ICD-10 (1992): mục F 20F29
Tiêu chuẩn chẩn đoán loạn động muộn theo DSM-IV (1994): theo

tiêu chuẩn chẩn đoán LĐM của DSM-IV (1994) mục 333.82.


6
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng phương pháp tiến cứu mô tả cắt ngang theo chiều dọc
diễn biến lâm sàng LĐM trên bệnh nhân TTPL sử dụng thuốc ATK
cổ điển kéo dài.Thử nghiệm lâm sàng có can thiệp để đánh giá hiệu
quả điều trị
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
Với nghiên cứu này chúng tôi áp dụng “ước tính tỷ lệ trong một
quần thể” theo công thức:

Từ công thức trên thay bằng các dữ liệu ta tính được n = 55 bệnh
nhân. Trong nghiên cứu của chúng tôi lấy 63 bệnh nhân.
2.2.3. Công cụ đánh giá lâm sàng và kết quả điều trị loạn động
muộn trên bệnh nhân tâm thần phân liệt
- Đánh giá lâm sàng và kết quả điều trị bệnh tâm thần phân liệt
dựa vào các tư liệu sau:
+ Bệnh án nghiên cứu chi tiết, đáp ứng mục tiêu nghiên cứu.
+ Bảng phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10, phần F về các rối loạn
tâm thần và hành vi (ICD-10F) năm 1992.
+ Thang đánh giá tâm thần tối thiểu BPRS của Overall J.E.,
Gorham D.R. và cs (1962 và 1988) trong theo dõi diễn biến bệnh
TTPL.
-

Đánh giá lâm sàng và kết quả điều trị trên lâm sàng LĐM dựa
vào các tư liệu sau:


+ Theo dõi các triệu chứng lâm sàng LĐM trên bệnh nhân TTPL
do sử dụng thuốc ATK cổ điển lâu dài


7
+ Theo dõi diễn biến lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị LĐM
do sử dụng thuốc ATK cổ điển kéo dài bằng thang AIMS,DISCUS.
2.2.4. Nghiên cứu lâm sàng loạn động muộn trên bệnh nhân tâm
thần phân liệt sử dụng thuốc an thần kinh cổ điển kéo dài
- Đánh giá lâm sàng TTPL.
- Đánh giá lâm sàng LĐM.
- Một số xét nghiệm CLS hỗ trợ cho chẩn đoán phân biệt LĐM.
2.2.5. Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ liên quan tới loạn động muộn
do sử dụng thuốc an thần kinh cổ điển kéo dài trên bệnh
nhân tâm thần phân liệt .
- Các yếu tố nguy cơ bao gồm:
+ Tiền sử hội chứng ngoại tháp.
+ Tuổi khởi phát LĐM.
+ Tiền sử sử dụng các thuốc ATK...
2.2.6. Đánh giá hiệu quả điều trị loạn động muộn do sử dụng dùng
thuốc an thần kinh cổ điển kéo dài trên bệnh nhân tâm
thần phân liệt bằng Clozapin và Vitamin E
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng có can
thiệp
- Đánh giá so sánh hiệu quả điều trị LĐM ở các nhóm nghiên
cứu, ở các thời điểm,ở T0 vàT8:
+ Nhóm 1: 30 BN điều trị bằng Clozapin và Vitamin E
+ Nhóm 2: 33 BN điều trị bằng Clozapin trong thời gian 8 tuần
- Liều lượng thuốc Vitamin E được sử dụng: 800 - 1600UI/ngày.

- Liều lượng thuốc Clozapin được sử dụng: 100mg - 200mg/ngày.
- Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh tâm thần phân liệt


8
2.3. Phương pháp xử lý số liệu và đánh giá kết quả nghiên cứu
Các số liệu được xử lý và phân tích trên chương trình Stata 12.0
và sử dụng các thuật toán thống kê ứng dụng trong y học.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm lâm sàng loạn động muộn do sử dụng thuốc an
thần kinh cổ điển kéo dài ở bệnh nhân tâm thần phân liệt
3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Biểu đồ 3.1. Giới tính của đối tượng nghiên cứu
Biểu đồ 3.1 kết quả nghiên cứu cho thấy có 21 đối tượng nghiên
cứu là nam giới (chiếm 33,33%) và 42 đối tượng là nữ giới (chiếm
66,67%). Tỷ lệ nữ giới cao hơn nam giới (nữ/ nam=2/1).
Bảng 3.1. Phân nhóm tuổi ở đối tượng nghiên cứu
Chỉ số thống kê
STT
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Nhóm tuổi
1
≤ 40 tuổi
18
28,57
2
41-50 tuổi

25
39,68
3
51-60 tuổi
15
23,81
4
> 60 tuổi
5
7,94
Tổng cộng
63
100,00
Tuổi trung bình
46,08 ± 9,31 tuổi


9
Bảng 3.1 độ tuổi thấp nhất của các đối tượng tham gia nghiên cứu
là 30 tuổi; cao nhất là 80 tuổi và độ tuổi trung bình là 46,08 ± 9,31
tuổi.
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng bệnh tâm thần phân liệt
Bảng 3.3. Các rối loạn hình thức tư duy ở bệnh nhân
STT
1
2
3
4
5
6

7
8

tâm thần phân liệt
Chỉ số thống kê
Rối loạn tư duy chung
Nói một mình
Nói tay đôi tưởng tượng
Nhại lời
Tư duy tượng trưng
Tư duy tự kỷ
Tư duy không logic
Tư duy nghèo nàn
Tâm thần tự động

n=63
55
1
1
1
4
15
22
2

Tỷ lệ
(%)
87,30
1,59
1,59

1,59
6,35
23,81
34,92
3,18

Bảng 3.3 cho thấy các triệu chứng rối loạn hình thức tư duy phần
lớn là nói một mình chiếm 87,30%, tư duy nghèo nàn (34,92%), tư
duy không logic (23,81%), tư duy tự kỷ (6,35%), nói tay đôi tưởng
tượng, nhại lời và tư duy tượng trưng (1,59%).
Bảng 3.5. Rối loạn hoạt động có ý chí ở bệnh nhân
tâm thần phân liệt
Chỉ số thống kê

Tỷ lệ
n=63
Rối loạn
(%)
1
Giảm vận động
38
60,32
2
Tăng vận động
5
7,94
3
Động tác định hình
3
4,76

4
Loạn động
63
100,00
5
Kích động
1
1,59
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.5 cho thấy các triệu chứng loạn động

STT

chiếm 100%; giảm vận động có 38 trường hợp (chiếm 60,32%); có 5


10
trường hợp là tăng vận động (7,94%); động tác định hình (4,76%),
kích động (1,59%).
3.1.3. Đặc điểm lâm sàng loạn động muộn do sử dụng thuốc an
thần kinh cổ điển trên bệnh nhân tâm thần phân liệt
Bảng 3.8. Thời gian bắt đầu xuất hiện triệu chứng loạn động
muộn
Chỉ số thống kê
Tỷ lệ
n=63
Thời gian khởi đầu
(%)
1
≤ 12 tháng
15

23,81
2
13 - 60 tháng
21
33,33
3
> 60 tháng
27
42,86
Tổng cộng
63
100,00
Bảng 3.8 cho thấy thời gian bắt đầu xuất hiện LĐM ≤ 12 tháng

STT

chiếm tỷ lệ là 23,81%; từ 13-60 tháng chiếm 33,33% và phần lớn
được điều trị lâu dài trên 60 tháng (42,86%).
Bảng 3.9. Các triệu chứng loạn động muộn theo thang DISCUS
Chỉ số thống kê
Tỷ lệ
STT
n=63
Các triệu chứng
(%)
1
Tic
23
36,51
2

Nhăn mặt
13
20,63
3
Chớp chớp mắt
22
34,92
4
Nhai đi nhai lại
37
58,73
5
Mím môi
24
38,09
6
Thè thụt lưỡi
17
26,98
7
Thè lè lưỡi
8
12,70
8
Rung giật lưỡi
8
12,70
9
Múa vờn lưỡi
3

4,76
10
Ngửa cổ, vẹo cổ
4
6,35
11
Xoắn vặn thân và hông
14
22,22
12
Múa vờn múa giật
10
15,87
13
Vê ngón tay
23
36,51


11
Tỷ lệ
Các triệu chứng
(%)
14
Gõ, lắc, run cổ bàn chân
27
42,86
15
Múa giật, run các ngón
39

61,91
Bảng 3.9 cho thấy triệu chứng lâm sàng LĐM đa dạng và phong
STT

Chỉ số thống kê

n=63

phú. Múa giật, run các ngón chi chiếm tỷ lệ cao nhất (61,91%); tiếp
đến là nhai đi nhai lại (58,73%); gõ, lắc, run, cổ và bàn chân
(42,86%) và múa vờn lưỡi chiếm tỷ lệ thấp nhất (4,76%).
Bảng 3.10. Các triệu chứng loạn động muộn theo vùng cơ thể
Chỉ số thống kê
Tỷ lệ
STT
n=63
Vùng cơ thể
(%)
1
Vùng mặt
35
55,56
2
Mắt
21
33,33
3
Miệng
47
74,60

4
Lưỡi
38
60,32
5
Đầu cổ và thân mình
15
23,81
6
Chi trên
53
84,13
7
Chi dưới
31
49,21
Bảng 3.10 cho thấy LĐM ở vùng chi trên chiếm tỷ lệ cao nhất
(84,13%); vùng miệng (74,60%); vùng lưỡi (60,32 %)và thấp nhất là
vùng đầu, cổ, thân mình chỉ chiếm có 23,81%.
Bảng 3.11. Các hình thức rối loạn vận động của loạn động muộn
STT
1
2
3

Chỉ số thống kê
Các triệu chứng
Múa vờn
Múa giật
Các động tác nhịp điệu


n=63

Tỷ lệ (%)

12
22
62

19,05
34,92
98,41


12
Bảng 3.11 cho thấy các hình thức rối loạn của LĐM: động tác
nhịp điệu cao nhất (98,41%); múa giật (34,92%) và thấp nhất là múa
vờn với 19,05%.
3.2. Một số yếu tố nguy cơ liên quan tới loạn động muộn do sử
dụng thuốc an thần kinh cổ điển kéo dài trên bệnh nhân tâm
thần phân liệt

Biểu đồ 3.4. Sử dụng thuốc an thần kinh cổ điển
Biểu đồ 3.4 thấy kết quả nghiên cứu có 22 BN sử dụng
Haloperidol phối hợp với Clopromazin là cao nhất (chiếm 34,92%),
tiếp đến là nhóm dùng

Clopromazin đơn thuần với 20 người

( 31,75%), 12 BN dùng thuốc Haloperidol đơn thuần (19,05%), 6 BN

dùng Haloperidol phối hợp với Levomepromazin (9,52%) và chỉ có 3
BN dùng Levomepromazin đơn thuần (4,76%).
Bảng 3.21. Thời gian mắc bệnh tâm thần phân liệt
Chỉ số thống kê
STT
Thời gian mắc bệnh

1
2
3

≤ 10 năm
>10 - 20 năm
> 20 năm
Tổng cộng

Số
lượng

Tỷ lệ
(%)

22
31
10
63

34,92
49,21
15,87

100,00

p

p<
0,05


13
14,76 ± 6,46
năm
Bảng 3.21 cho thấy thời gian trung bình mắc bênh TTPL là 14,76
Thời gian trung bình

± 6,46 năm. Thời gian mắc bệnh TTPL thấp nhất là 5 năm và cao
nhất là 30 năm.
3.3. Hiệu quả điều trị loạn động muộn do sử dụng thuốc an thần
kinh cổ điển kéo dài trên bệnh nhân tâm thần phân liệt
3.3.1. Liều lượng thuốc an thần kinh đã điều trị
Bảng 3.26. Liều lượng Clozapin đơn thuần sử dụng điều trị
loạn động muộn trên bệnh nhân tâm thần phân liệt
Chỉ số thống kê
Nhóm 2
Tỷ lệ
STT
Liều lượng
(n=33)
(%)
1
100 mg/ngày

28
84,85
2
200 mg/ngày
5
15,15
115,15 ± 36,41
Liều trung bình
mg/ngày
Bảng 3.26 cho thấy liều trung bình Clozapin đơn thuần là115,15 ±
36,41 mg/ngày
Bảng 3.27. Liều lượng Vitamin E kết hợp với liều cố định
Clozapin điều trị loạn động muộn trên bệnh nhân tâm thần phân
liệt
Nhóm 1 Tỷ lệ
(n=30)
(%)
1
23
76,67
2
1
3,33
3
6
20,00
973,33 ±
Liều trung bình
326,88 UI/ ngày
Bảng 3.27 cho thấy liều trung bình Vitamin E là 973,33 ± 326,88

STT

UI/ngày

Chỉ số thống kê

Liều lượng
800 UI/ ngày
1200 UI/ ngày
1600 UI/ ngày


14

3.3.2. Kết quả điều trị loạn động muộn trên lâm sàng
Bảng 3.29. Kết quả các triệu chứng lâm sàng loạn động
muộn của nhóm 1 tại thời điểm T0 và T8
STT

Thời điểm
khảo sát
Triệu chứng

T0 (n=30)
TL
SL
(%)

T8 (n=30)
TL

SL
(%)

1

Tic

6

20,00

6

20,00

2

Nhăn mặt

8

26,67

1

3,33

3

Chớp chớp mắt


16

53,33

5

16,67

4

Nhai đi nhai lại

21

70,00

13

43,33

5

Mím môi

10

33,33

5


16,67

6

Thè thụt lưỡi

13

43,33

6

20,00

7

Thè lè lưỡi

5

16,67

2

6,67

8

Rung giật lưỡi


2

6,67

0

0,00

9

Múa vờn lưỡi

1

3,33

0

0,00

10

Ngửa cổ, vẹo cổ

2

6,67

0


0,00

11

Xoắn vặn thân và hông

8

26,67

0

0,00

12

Múa vờn, múa giật

3

10,00

0

0,00

13

Vê ngón tay


10

33,33

2

6,67

14

Gõ, lắc, run cổ, bàn
chân

12

40,00

7

23,33

15

Múa giật, run các ngón

16

53,33


9

30,00

p
p>0,05
p
<
0,05
p
<
0,01
p
<
0,05

p
>
0,05

p
0,01
p
0,05
p
0,01
p
0,05
p
0,05


<
>
=
>
>


15
Bảng 3.29 cho thấy khi so sánh các triệu chứng LĐM của nhóm 1
tại thời điểm T0 và T8 các triệu chứng tic, chớp chớp mắt, xoắn vặn
thân và hông và vê ngón tay có sự khác biệt với p≤0,01 Các triệu
chứng nhăn mặt, nhai đi nhai lại cũng có sự khác biệt với p<0,05
Bảng 3.30. Kết quả các triệu chứng lâm sàng loạn động muộn của
nhóm 2 tại thời điểm T0 và T8
Thời điểm
khảo sát
Triệu chứng

T0
n=33
Tỷ lệ
SL
(%)

T8
n=33
Tỷ lệ
SL
(%)


1

Tic

17

51,52

17

51,52

2

Nhăn mặt

5

15,15

2

6,06

3

Chớp chớp mắt

6


18,18

4

12,12

4

Nhai đi nhai lại

16

48,48

15

45,45

5

Mím môi

14

42,42

9

27,27


6

Thè thụt lưỡi

4

12,12

3

9,09

7

Thè lè lưỡi

3

9,09

1

3,03

8

Rung giật lưỡi

6


18,18

2

6,06

9

Múa vờn lưỡi

2

6,06

0

0,00

10

Ngửa cổ, vẹo cổ

2

6,06

0

0,00


11

Xoắn vặn thân và hông

6

18,18

2

6,06

12

Múa vờn, múa giật

7

21,21

1

3,03

13

Vê ngón tay

13


39,39

5

15,15

14

Gõ, lắc, run cổ, bàn
chân

15

45,45

9

27,27

15

Múa giật, run các ngón

23

69,70

12


36,36

STT

p

p>
0,05

p<
0,05
p>
0,05
p<
0,01

Bảng 3.30 cho thấy khi so sánh các triệu chứng LĐM của nhóm 2
tại thời điểm T0 và T8 thấy triệu chứng múa giật run các ngón có sự


16
khác biệt với p<0,01 các triệu chứng múa vờn, múa giật và vê ngón
tay cũng có sự khác biệt với p<0,05 .
3.3.3. Kết quả điều trị loạn động muộn theo điểm số thang
DISCUS, AIMS
Bảng 3.39. Kết quả điều trị loạn động muộn theo điểm số
thang DISCUS của nhóm đối tượng nghiên cứu
Chỉ số Trung
Giá trị Giá trị
Sai số

thống bình
nhỏ
lớn
chuẩn p
kê ( X
± nhất
nhất
(SE)
Điểm
(Min) (Max)
SD)
DISCUS - 16,60 ±
10
25
0,44
T0
3,47
DISCUS – 16,08 ±
10
24
0,41
T2
3,24
DISCUS – 13,57 ±
Pt0, t8 <
8
21
0,40
T4
3,18

0,001
DISCUS – 11,98 ±
4
19
0,43
T6
3,42
DISCUS – 10,29 ±
0
18
0,49
T8
3,87
Bảng 3.39 cho thấy tổng số điểm theo thang DISCUS có xu
hướng giảm dần qua các thời điểm từ T0 là 16,60 ± 3,47 điểm đến
T8 là 10,29 ± 3,87 điểm. Khi so sánh giữa T0, T2, T4, T6 và T8 ta
thấy có sự khác biệt rõ rệt với p<0,001 (t = 14,21 và p = 0,0000).
Bảng 3.40. Kết quả điều trị loạn động muộn theo điểm số thang
AIMS của nhóm đối tượng nghiên cứu
Chỉ số

Giá trị
nhỏ nhất
(Min)

Giá trị
lớn nhất
(Max)

Sai số

chuẩn
(SE)

p

Điểm

Trung bình
( X ± SD)

AIMS - T0

17,03 ± 5,10

9

27

0,64

AIMS – T2
AIMS – T4

16,02 ± 4,33
13,64 ± 3,44

9
8

26

25

0,55
0,43

Pt0, t8 <
0,001


17
AIMS – T6
AIMS – T8

11,65 ± 3,09
9,75 ± 3,09

5
0

19
15

0,39
0,39

Bảng 3.40 cho thấy tổng số điểm thang AIMS qua các thời điểm
khác nhau cũng có xu hướng giảm dần từ T0 đến T8 do điều trị các
triệu chứng LĐM. Khi so sánh giữa T0, T2, T4, T6 và T8 ta thấy có sự
khác biệt rõ rệt với p<0,001 (t = 14,27 và p = 0,000).
3.3.4. Kết quả điều trị lâm sàng bệnh tâm thần phân liệt ở từng

thời điểm khác nhau
Bảng 3.43. Kết quả điều trị triệu chứng rối loạn hoạt động
T0
n=63

Thời
điểm

T2
n=63

SL

TL
%

SL

38

60,3
2

37

5

7,94

4


3

4,76

3

Loạn
động

63

100,
00

52

Kích
động

1

1,59

0

Rối loạn
Giảm vận
động
Tăng vận

động
Động tác
định hình

T
L
%
58
,7
3
6,
35
4,
76
82
,5
4
0

T4
n=63
T
SL
L
%
52
33
,3
8
3,

2
17
4,
3
76
82
52
,5
4
0

0

T6
n=63

T8
n=63

SL

TL
%

SL

TL
%

25


39,6
8

16

25,40

1

1,59

1

1,59

2

3,17

2

3,17

51

80,9
5

44


69,84

0

0

0

0

p
Pt0, t8
<0,0
01
Pt0, t8
>
0,05
Pt0, t8
<0,0
01
Pt0, t8
>
0,05

Bảng 3.43 cho thấy các triệu chứng rối loạn vận động thuyên giảm
theo từng thời điểm khảo sát từ T0 đến T8. Khi so sánh ta thấy các
triệu chứng vận động chập chạp và loạn động tại 2 thời điểm T0 và
T8 có sự khác biệt với p<0,001.



18
Bảng 3.45. Kết quả điều trị bệnh tâm thần phân liệt theo
điểm số thang BPRS của nhóm đối tượng nghiên cứu
Chỉ số thống

Điểm
BPRS - T0
BPRS – T2
BPRS – T4
BPRS – T6
BPRS – T8

Trung
bình
( X ± SD)
56,43 ±
4,94
50,33 ±
4,52
44,25 ±
3,71
39,62 ±
3,31
37,16 ±
3,75

Giá trị
nhỏ
nhất

(Min)

Giá trị
lớn
nhất
(Max)

Sai số
chuẩn
(SE)

48

68

0,62

41

62

0,57

38

54

0,47

32


49

0,42

28

46

0,47

p

Pt0, t8 <
0,001

Bảng 3.45 cho thấy tổng số điểm thang BPRS qua các thời điểm
khác nhau có xu hướng giảm dần, tại T0 là 56,43 ± 4,94 điểm đến T8
còn 37,16 ± 3,75 điểm.So sánh điểm giữa T0 và T8 thấy có sự khác
biệt rõ rệt với p<0,001.
CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm lâm sàng loạn động muộn do sử dụng thuốc an
thần kinh cổ điển trên bệnh nhân tâm thần phân liệt
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng loạn động muộn do thuốc an thần kinh
trên bệnh nhân tâm thần phân liệt
4.1.2.1. Về lâm sàng bệnh tâm thần phân liệt
- Về rối loạn hình thức tư duy ở bệnh nhân TTPL:
Theo Bùi Tiến Dũng (2011) tư duy không logic chiếm (90,82%),
ngôn ngữ rời rạc (86,24%), nói gián tiếp (57,80%), hoang tưởng bị

hại (64,58%), hoang tưởng liên hệ (52,08%)... Nghiên cứu của chúng
tôi trong bảng 3.3 tương đối phù hợp với nghiên cứu này.


19
- Về rối loạn hoạt động có ý chí ở bệnh nhân TTPL:
Kết quả bảng 3.5 cho thấy các triệu chứng rối loạn hoạt động có ý
chí chủ yếu là loạn động 63/63 bệnh nhân (chiếm tỷ lệ 100%), vận
động chậm (60,32%), các rối loạn hoạt động có ý chí khác gặp tỷ lệ
thấp hơn.
Theo Nguyễn Văn Thọ (2010) những rối loạn hoạt động ở bệnh
nhân TTPL giảm vận động chiếm tỷ lệ 45,15%; tăng vận động
(24,58%); các cơn xung động(21,25%); xung động đi lang thang
(4,21%); không ăn (3,04%); rối loạn tình dục (3,82%)...
Kết quả này tương đối phù hợp với nghiên cứu của Nghiên cứu
của Trần Văn Trường (2005), Lâm Thanh Hùng(2007)...
4.1.2.2. Về lâm sàng loạn động muộn do sử dụng thuốc an thần
kinh cổ điển trên bệnh nhân TTPL
-Thời gian bắt đầu xuất hiện triệu chứng LĐM do dùng thuốc
ATK: Theo Woerner M. G. và cs (1998) nghiên cứu trên 261 BN thấy
rằng tỷ lệ LĐM là 25%, 34% và 53% sau 1, 2 và 3 năm điều trị bằng
ATK. Saltz B.L. và cs (1989) nghiên cứu 129 BN được điều trị bằng
ATK cổ điển. Trong đó bệnh nhân có tuổi trung bình là 76,6 ± 8,9 tác
giả nhận thấy sau 40 tuần tỷ lệ LĐM là 48,9%. Như vậy, kết quả
nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.8 cũng phù hợp với các tác giả
trên.
- Các triệu chứng LĐM thường gặp:
Nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.9 đến bảng 3.11 các triệu
chứng lâm sàng LĐM theo thang DISCUS ở bệnh nhân TTPL rất đa
dạng, nhưng phù hợp với nghiên cứu của các tác giả nước ngoài như

Glazer W.M. (2000), Rey J.M. và cs (1981), Kim J. và cs. (2014),...


20
4.2. Một số yếu tố nguy cơ liên quan tới loạn động muộn do thuốc
an thần kinh cổ điển ở bệnh nhân tâm thần phân liệt
4.2.1. Yếu tố thời gian mắc bệnh, thời gian dùng thuốc an thần
kinh ở bệnh nhân tâm thần phân liệt
4.2.1.3. Sử dụng thuốc an thần kinh cổ điển
Lenard A.A.và cs (1999) nhận thấy có 24% BN sử dụng
Halorperidol kéo dài bị LĐM và với Fluphenazin là 23%.
Tollefson G.D. và cs (1997) nghiên cứu ở 197 bệnh nhân LĐM
nhận thấy liều Haloperidol trung bình 14,67 ±12,06 mg/ngày.
Kết quả của chúng tôi ở biểu đồ 3.4 cũng tương tự như các
nghiên cứu của các tác giả trên.
4.2.1.6. Thời gian mắc bệnh tâm thần phân liệt
Kết quả bảng 3.21 cho thấy thời gian trung bình mắc bệnh TTPL
là 14,76 ± 6,48 năm, có 23 đối tượng nghiên cứu bị tái phát từ 3 - 5
lần chiếm tỷ lệ là 36,51%.
Theo Kane J.M. (2001) và Cao Tiến Đức (2016), tỷ lệ tái phát của
bệnh TTLP sau 2 năm khoảng 40% nếu được điều trị liên tục và 80%
nếu không được liên tục.
4.3. Nhận xét hiệu quả điều trị loạn động muộn do sử dụng thuốc
an thần kinh cổ điển trên bệnh nhân tâm thần phân liệt
4.3.1. Nhận xét kết quả sử dụng thuốc
Bảng 3.26 và bảng 3.27 cho thấy liều trung bình Clozapin đơn
thuần (nhóm 2) trong điều trị LĐM là115 ± 36,41 . Liều trung bình
Vitamin E phối hợp với Clozapin (nhóm 1) 973,33 ± 326,88 UI/
ngày Kết quả này tương đối phù hợp với nghiên cứu của các tác giả
như Egan M.F. và cs (1997), Cole J.O. và cs. (1980), Lieberman

J.A. và cs (1991),...


21
4.3.2. Kết quả điều trị theo triệu chứng lâm sàng loạn động muộn
Kết quả bảng 3.29 cho thấy khi so sánh các triệu chứng LĐM của
nhóm 1 tại thời điểm T0 và T8: các triệu chứng tic, chớp chớp mắt,
xoắn vặn thân và hông và vê ngón tay có sự khác biệt với p ≤ 0,01 .
Các triệu chứng nhăn mặt, nhai đi nhai lại cũng có sự khác biệt với p
< 0,05 . Kết quả bảng 3.30 cho thấy khi so sánh các triệu chứng LĐM
của nhóm 2 tại thời điểm T0 và T8 thấy triệu chứng múa giật run các
ngón có sự khác biệt với p < 0,01 , các triệu chứng múa vờn, múa
giật và vê ngón tay cũng có sự khác biệt với p < 0,05
4.3.3. Kết quả điều trị loạn động muộn theo điểm số thang
DISCUS, AIMS
Kết quả bảng 3.39 và 3.40 cho thấy tổng số điểm theo thang
DISCUS có xu hướng giảm dần qua các thời điểm từ T0 là 16,60 ±
3,47 điểm đến T8 là 10,29 ± 3,87 điểm,điểm thang AIMS giảm từ
17,03 ± 5,10 còn 9,75 ± 3,09 .Kết quả của chúng tôi như các kết quả
nghiên cứu của các tác giả khác như Lenard A.A. và cs (1999)...
4.3.4. Kết quả điều trị bệnh tâm thần phân liệt trên lâm sàng
Kết quả bảng 3.43 cho thấy các rối loạn tâm thần thuyên giảm
đáng kể theo từng thời điểm như rối loạn tư duy, rối loạn cảm xúc, rối
loạn vận động và rối loạn tâm thần khác. Phù hợp với các nghiên cứu
của các tác giả khác như Kane J.M. và cs. (2001), Egan M.F. và cs
(1997)...
Bảng 3.45 cho thấy tổng số điểm thang BPRS qua các thời điểm
khác nhau có xu hướng giảm dần, tại T0 là 56,43 ± 4,94 điểm đến T8
còn 37,16 ± 3,75 điểm. Khi so sánh giữa T0 và T8 ta thấy có sự
khác biệt rõ rệt với p<0,001 (t = 25,15 và p = 0,0000).



22
Nghiên cứu cũng phù hợp với các tác giả khác như:Desai N. và
cs(1999),Olivera-Souza R. và cs(2008)...
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 63 bệnh nhân tâm thần phân liệt có loạn động
muộn do dùng thuốc an thần kinh cổ điển được điều trị bằng
Clozapin và Vitamin E, chúng tôi có kết luận như sau:
1. Đặc điểm lâm sàng loạn động muộn do sử dụng thuốc an thần
kinh cổ điển kéo dài trên bệnh nhân tâm thần phân liệt
- Loạn động muộn ở nữ giới cao hơn nam giới (nữ/nam=2/1) và
độ tuổi trung bình của bệnh nhân là 46,08 ± 9,31 tuổi.
- Bệnh tâm thần phân liệt thể di chứng chiếm tỷ lệ cao nhất
(50,79%). Các triệu chứng thường gặp là: nói một mình (87,30%), rối
loạn cảm xúc bàng quan (63,49%), loạn động (100%), giảm trí nhớ
(100%).
- Thời gian xuất hiện loạn động muộn trên 60 tháng (42,86%).
- Các triệu chứng loạn động muộn rất đa dạng phong phú, phổ
biến là: múa giật, run các ngón 61,90%, nhai đi nhai lại 58,73%, gõ,
lắc, run cổ bàn chân 42,86%, Tic 36,51%, mím môi 38,10%, ...
- Các triệu chứng loạn động muộn theo vùng cơ thể gặp nhiều ở
chi trên (84,13%), vùng miệng (74,6%), lưỡi (60,32%).
- Hình thức rối loạn vận động của loạn động muộn gặp nhiều nhất
là các động tác mang tính nhịp điệu (98,41%).
- Lượng giá loạn động muộn bằng điểm trên thang DISCUS là:
16,6 ± 3,47, trên thang AIMS là: 17,03 ± 5,1.
2. Một số yếu tố nguy cơ liên quan tới loạn động muộn do sử
dụng thuốc an thần kinh cổ điển kéo dài trên bệnh nhân tâm
thần phân liệt



23
- Loạn động muộn gặp nhiều ở bệnh nhân có tiền sử hội chứng
ngoại tháp (88,89%), có thời gian dùng thuốc an thần kinh từ 10 năm
trở lên (74,60%), có sự phối hợp thuốc Haloperidol và Clorpromazin
chiếm tỷ lệ cao (34,92%).
- Liều lượng thuốc Haloperidol trung bình là 10,54 ± 3,91
mg/ngày và liều lượng thuốc Clorpromazin trung bình là 129,50 ±
31,58 mg/ngày khi điều trị kéo dài có thể gây loạn động muộn.
- Loạn động muộn gặp ở bệnh nhân có thời gian mắc bệnh tâm
thần phân liệt trung bình là 14,76 ± 6,46 năm, thời gian mắc bệnh
trên 10 năm trở lên là 65,08.
3. Hiệu quả điều trị loạn động muộn do sử dụng thuốc an thần
kinh cổ điển kéo dài trên bệnh nhân tâm thần phân liệt bằng
Clozapin và Vitamin E
- Các triệu chứng loạn động muộn thuyên giảm rõ rệt từ T0 đến
T8 như: múa giật, run các ngón từ 61,90% còn 33,33%, gõ, lắc, run
cổ bàn chân 42,86% còn 25,40%, vê ngón tay 36,51% còn 11,11 %,
chớp chớp mắt 34,92% còn 14,29%, , xoắn vặn thân và hông 22,22%
còn 3,17%, múa vờn lưỡi và ngửa cổ vẹo cổ thuyên giảm hoàn
toàn…
- Các triệu chứng loạn động muộn theo vùng cơ thể thuyên giảm
đáng kể từ T0 đến T8: vùng chi trên 84,13% còn 38,10%; vùng
miệng 74,60% còn 50,79%; vùng lưỡi 60,32 % còn 28,57 và vùng
đầu, cổ, thân mình 23,81% còn 3,17%.
- Hình thức rối loạn của loạn động muộn giảm từ T0 đến T8 như:
múa giật 34,92% còn 14,28% và múa vờn 19,05% còn 3,17%.
- Điểm số thang DISCUS từ T0 đến T8 của nhóm 1 từ 14,67 ±
2,45 điểm còn 7,37 ± 2,31điểm và nhóm 2 từ 18,36 ± 3,34 điểm còn



×