Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Tieu luan co che kiem soat quyen luc lap phap va hanh phap trong he thong chinh tri o my va nhat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.02 KB, 27 trang )

Cơ chế kiểm soát quyền lực lập pháp và hành pháp trong hệ thống chính trị của Mỹ và Nhật Bản hiện nay

MỤC LỤC
Trang

PHẦN MỞ ĐẦU ……………………………………………………………… 1
PHẦN NỘI DUNG…………………………………………………………….. 2
1. TỔNG QUAN VỀ CƠ QUAN LẬP PHÁP VÀ HÀNH PHÁP
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ MỸ VÀ NHẬT BẢN HIỆN NAY………... 2

TRONG

1.1. Cơ quan lập pháp và hành pháp trong hệ thống chính trị Mỹ……………… 2
1.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, dân cư và lịch sử………………………. 2
1.1.2. Cấu trúc quyền lực lập pháp và hành pháp trong hệ thống chính trị Mỹ… 3
1.2. Cơ quan lập pháp và hành pháp trong hệ thống chính trị Nhật Bản
trên
cơ sở Hiến pháp năm 1946…………………………………………………. 9
1.2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, dân cư và lịch sử………………………. 9
1.2.2. Cấu trúc quyền lực lập pháp và hành pháp Nhật Bản…………………… 10
2. CƠ CHẾ KIỂM SOÁT QUYỀN LẬP PHÁP VÀ HÀNH PHÁP
HTCT MỸ VÀ NHẬT BẢN HIỆN NAY ………………………….. 14

TRONG

2.1. Cơ chế kiểm soát quyền lập pháp và hành pháp trong HTCTMỹ

Nhật Bản hiện nay - Những ưu, khuyết điểm chính ……………………….. 14
2.2. Những giá trị phổ quát và ý nghĩa của chúng đối với việc đổi mới

quan lập pháp và hành pháp ở Việt Nam hiện nay…………………………. 18


2.2.1. Những giá trị phổ quát………………………………………………….. 19
2.2.3. Ý nghĩa của chúng đối với việc đổi mới cơ quan lập pháp
hành pháp ở Việt Nam hiện nay…………………………………………… 21



PHẦN KẾT LUẬN…………………………………………………………… 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….. 26

Tiểu luận môn Chính trị học so sánh

Trang

1


Cơ chế kiểm soát quyền lực lập pháp và hành pháp trong hệ thống chính trị của Mỹ và Nhật Bản hiện nay

PHẦN MỞ ĐẦU
Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước luôn là chính sách lớn của Đảng Cộng
sản Việt Nam trong quá trình cách mạng, kể từ khi thành lập Nhà nước Việt Nam
Dân chủ cộng hoà (năm 1945) đến nay. Trong các văn kiện Đại hội Đảng, từ Đại
hội VI đến nay, luôn đề ra những mục tiêu, giải pháp, định hướng cho việc xây
dựng và hoàn thiện bộ máy Nhà nước, hướng tới mục tiêu xây dựng một Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà nước của dân, do dân và vì dân dưới
sự lãnh đạo của Đảng.
Trong xu thế toàn cầu hoá, quốc tế hoá đang diễn ra mạnh mẽ và sôi động
như hiện nay, nhất là khi chúng ta đã trở thành thành viên chính thức của WTO,
việc nghiên cứu, tìm hiểu, tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế giới,
nhằm khai thác, kế thừa những thành tựu của nhân loại phục vụ cho sự nghiệp xây

dựng và hoàn thiện Nhà nước ta là việc làm có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn.
Mỹ và Nhật Bản là những nước tư bản phát triển nhất trên thế giới, có vị thế
và tầm ảnh hưởng lớn đối với chính trường quốc tế hiện nay. Đây cũng đồng thời
là hai nước có tính điển hình về mô hình phát triển theo chính thể cộng hoà Tổng
thống và Dân chủ đại nghị trên thế giới hiện nay. Lịch sử phát triển và tạo lập thể
chế chính trị của Mỹ và Nhật Bản phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó sự hoàn
thiện về tổ chức và cơ chế hoạt động của cơ quan lập pháp và hành pháp là yếu tố
quan trọng. Chính vì vậy, cách thức tổ chức và cơ chế hoạt động của cơ quan lập
pháp và hành pháp ở các nước này rõ ràng là mang những giá trị phổ quát và có ý
nghĩa tham khảo hết sức quan trọng đối với việc đổi mới và hoàn thiện cơ quan lập
pháp và hành pháp ở Việt Nam hiện nay.
Với ý nghĩa như vậy, tác giả chọn đề tài “Cơ chế kiểm soát quyền lực lập
pháp và hành pháp trong hệ thống chính trị của Mỹ và Nhật Bản hiện nay” làm
tiểu luận môn Chính trị học so sánh.
Tiểu luận môn Chính trị học so sánh

Trang

2


Cơ chế kiểm soát quyền lực lập pháp và hành pháp trong hệ thống chính trị của Mỹ và Nhật Bản hiện nay

PHẦN NỘI DUNG
1. TỔNG QUAN VỀ CƠ QUAN LẬP PHÁP VÀ HÀNH PHÁP TRONG
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ MỸ VÀ NHẬT BẢN HIỆN NAY
1.1. Cơ quan lập pháp và hành pháp trong hệ thống chính trị Mỹ
1.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, dân cư và lịch sử
Mỹ là tê gọi tắt của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Nước Mỹ gồm 50 bang, với
diện tích 9.631.420 km2 , lớn thứ tư thế giới. Thủ đô là Washington. Lãnh thổ Mỹ

gồm ba bộ phận cách xa nhau: 48 bang thuộc lục địa Bắc Mỹ, bang Alaska thuộc
vùng Bắc cực và quần đảo Hawai ở ngoài biển Thái Bình Dương. Địa hình nước
Mỹ tuy rộng, nhưng tương đối đơn giản. Mỹ cũng là một trong những quốc gia
giàu khoáng sản nhất thế giới, cả về trữ lượng và chủng loại.
Về dân số, Mỹ là một trong những nước đông dân nhất thế giới. Năm 2006,
dân số nước Mỹ ước tính khoảng hơn 302 triệu người với thành phân tương đối
phức tạp bởi sự đa dạng của các yếu tố tôn giáo và dân tộc. Phần lớn dân Mỹ sống
ở thành thị (chiếm 75%), theo các tôn giáo: Tin lành 61%, Thiên Chúa giáo 25%,
Do thái 5%... GDP bình quân đầu người khoảng 46.000 USD/năm, chỉ có khoảng
0,9% là nông nghiệp.
Trước thế kỷ XVI, đây là địa bàn cư trú của các bộ tộc Anhđiêng. Tuy nhiên,
sau nhiều thế kỷ bị người da trắng tiêu diệt, đến nay người Anhđiêng còn khoảng
1%. Từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, có khoảng 4 triệu người da đen từ châu Phi
đã bị đưa tới Mỹ làm nô lệ. Hiện nay khoảng 12,9% dân số Mỹ là người da đen,
81,7% là người da trắng và 4,2% dân số còn lại thuộc các màu da khác v.v..
Lịch sử nước Mỹ chỉ thật sự bắt đầu từ năm 1607 khi người Anh chính thức
thành lập thành phố Jamestown, quản lý thuộc địa bằng pháp luật và hình thành
chính quyền. Năm 1714, liên hiệp Vương quốc Anh ra đời, khẳng định vị thế của

Tiểu luận môn Chính trị học so sánh

Trang

3


Cơ chế kiểm soát quyền lực lập pháp và hành pháp trong hệ thống chính trị của Mỹ và Nhật Bản hiện nay

người Anh tại Bắc Mỹ. Năm 1768, cuộc đấu tranh giành độc lập của Mỹ dưới sự
lãnh đạo của George Washington bắt đầu.

Năm 1776, Đại hội lục địa tại Philadelphia đã thông qua bản tuyên ngôn độc
lập của Mỹ, tuyên bố thành lập nhà nước liên bang gồm 13 bang đầu tiên, nhưng
cơ cấu liên bang còn rất lỏng lẻo, thực chất đây chỉ là một hợp bang. Các điều
khoản liên bang chính thức được ký kết vào tháng 02 năm 1783. Tuy nhiên, văn
bản pháp lý này đã bộc lộ nhiều điểm khiếm khuyết. Không có một chính phủ quốc
gia thực sự nào được đề cập trong văn kiện này, cấu trúc quyền lực của hệ thống
chính trị chưa được hoàn chỉnh. Đến mùa hè năm 1787, một hội nghị lập hiến được
triệu tập với sự tham gia của các đại biểu đến từ 13 bang để soạn thảo một bản
Hiến pháp hoàn toàn mới cho nước Mỹ. Không thủ tiêu quyền lực của các bang,
nhưng Hiến pháp tập chung quyền lực cho Trung ương. Liên minh đã trở thành liên
bang, sau đó Hiến pháp được bổ sung, hoàn thiện và có hiệu lực vào tháng 6 năm
1788 sau khi đã có tối thiểu 09 chữ ký như đã thoả thuận. Đây cũng đồng thời là
thời điểm chính thức đánh dấu sự ra đời của hệ thống chính trị Mỹ.
1.1.2. Cấu trúc quyền lực lập pháp và hành pháp trong hệ thống chính
trị Mỹ
* Cấu trúc quyền lực lập pháp
Ngành lập pháp được coi là hòn đá tảng của nền chính trị Mỹ, là cơ quan
duy nhất có quyền ban hành luật quốc gia. Quốc hội Mỹ gồm có 02 viện: Thượng
viện và Hạ viện.
- Thượng viện: là diễn đàn của chính quyền liên bang, giải quyết các vấn đề
rộng lớn có liên quan đến lợi ích quốc gia. Theo quy định của Hiến pháp, tuổi đời
thấp nhất của thượng nghị sỹ là 30 và phải là công dân nước Mỹ trong thời hạn ít
nhất là 09 năm và khi được bầu phải cư trú ở tiểu bang đã bầu họ. Nhiệm kỳ của
thượng nghị sỹ là 06 năm, sửa đổi Hiến pháp lần thứ 17 quy định thượng nghị sỹ
Tiểu luận môn Chính trị học so sánh

Trang

4



Cơ chế kiểm soát quyền lực lập pháp và hành pháp trong hệ thống chính trị của Mỹ và Nhật Bản hiện nay

do cử tri trực tiếp bầu trong phạm vi mỗi tiểu bang và chỉ có 1/3 Thượng viện được
bầu lại trong mỗi cuộc bầu cử 02 năm một lần cùng với Hạ viện nhằm tách Thượng
viện ra khỏi sự kiểm soát và sức ép của người dân. Hiến pháp qui định mỗi bang có
02 thượng nghị sỹ bất kể số dân của bang. Thượng viện hiên nay có 100 người, đại
diện cho 50 bang của nước Mỹ. Chủ tịch Thượng viện do phó Tổng thống đảm
nhiệm, phó Tổng thống không phải là thành viên Thượng viện nên chỉ được bỏ
phiếu khi số phiếu ủng hộ hay phản đối là 50/50. Quyền điều hành Thượng viện
thực tế do lãnh tụ phe đa số của Thượng viện đảm nhiệm. Thượng viện bầu ra các
quan chức khác trong Thượng viện và chủ tịch lâm thời Thượng viện để điều hành
trong trường hợp vắng phó Tổng thống. Thượng viện có 16 uỷ ban thường trực.
Ngoài các nghị sỹ ra, còn có đông đảo đội ngũ nhân viên giúp việc.
- Hạ viện: là diễn đàn của những người đại diện cho dân và có trách nhiệm
giải quyết những vấn đề mà người dân ở từng địa phương đang quan tâm. Hạ viện
được cử tri cả nước trực tiếp bầu ra trong cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu theo tỉ
lệ số dân của từng bang. Trong thành phần Hạ viện, có 435 đại biểu chính thức
được bầu từ 50 bang, 03 đại biểu dự khuyết đại diện cho các vùng có dân số chưa
đạt 520 nghìn người (Đông Samoa, Guam, Virginxkie), nhiệm kỳ 2 năm. Các hạ
nghị sỹ không bị hạn chế số nhiệm kỳ. Hiện nay có khoảng 30% hạ nghị sỹ đương
chức 5 – 7 khoá, 15% trên 10 khoá.
Để trở thành một ứng cử viên Hạ viện, người ứng cử phải là công dân Mỹ từ
25 tuổi trở lên, đã có 07 năm mang quốc tịch Mỹ và là công dân của bang mà họ
đại diện trước ngày bầu cử.
Do số lượng các thành viên lớn, đại diện cho các khu vực cử tri khác nhau
với các lợi ích đa dạng, Hạ viện có xu hướng tổ chức chặt chẽ hơn so với Thượng
viện. Chủ tịch Hạ viện là người đứng đầu đảng đa số trong Hạ viện. Khác với
Thượng viện, Chủ tịch Hạ viện là người có quyền lực rất lớn. Với những quyền
hạn của Quốc hội được ghi trong Hiến pháp, thì Chủ tịch Hạ viện có thể là người

Tiểu luận môn Chính trị học so sánh

Trang

5


Cơ chế kiểm soát quyền lực lập pháp và hành pháp trong hệ thống chính trị của Mỹ và Nhật Bản hiện nay

có thế lực lớn thứ hai trong nền chính trị Mỹ sau Tổng thống. Với tư cách là người
đứng đầu phe đa số, chủ tịch Hạ viện có vai trò thúc đẩy, hoặc loại bỏ một số dự
luật không có lợi cho đảng mình.
Hạ viện có 22 uỷ ban, số lượng thành viên các uỷ ban không giống nhau và
được thành lập theo sự thoả thuận giữa hai đảng: Đảng Cộng hoà và Đảng Dân chủ
trên cơ sở tỷ lệ số thành viên trong Hạ viện. Thông thường Chủ nhiệm các uỷ ban
do các Nghị sỹ làm việc lâu năm nhất nắm giữ. Các uỷ ban thường trực, đặc biệt là
uỷ ban Quy tắc, có vai trò rất quan trọng. Nó có nhiệm vụ: chuẩn bị các văn bản
luật, giữ mối liên hệ với các cơ quan hành pháp liên bang về các vấn đề thuộc thẩm
quyền, kiểm tra và giám sát hoạt động của các cơ quan, tổ chức và hoạt động của
các chức danh trong bộ máy nhà nước, các tổ chức xã hội, công ty tư nhân; là cầu
nối giữa các tổ chức chính trị - xã hội với Quốc hội và dư luận xã hội.
- Quyền hạn của Quốc hội
Hiến pháp Mỹ trao cho Quốc hội quyền hành rất lớn, đó là quyền lập pháp,
quyền sửa đổi hiến pháp và pháp luật. Các quyền này được liệt kê trong điều khoản
thứ nhất, mục 8 của hành pháp.
Quốc hội có quyền ban hành luật để điều tiết thương mại và tài chính, được
phép trao hoặc bác bỏ quyền tối huệ quốc cho các nước có quan hệ buôn bán với
Mỹ. Ngoài các luật trực tiếp điều tiết các quan hệ đối ngoại, Quốc hội còn có
quyền phê chuẩn hoặc sửa đổi các hiệp định thương mại đã được chính phủ đàm
phán, ký kết.

Ngoài quyền lập pháp, Quốc hội còn có nhiều quyền khác. Những quyền này
có khả năng ảnh hưởng đến quá trình làm luật mới, trong đó có hai quyền quan
trọng là quyền giám sát hoạt động của Chính phủ và quyền điều tra. Quốc hội cũng
có quyền thành lập một số cơ quan và giao cho các cơ quan nay những nhiệm vụ
và quyền hạn cụ thể. Các cơ quan này sẽ cho Quốc hội biết, nhánh hành pháp đang
Tiểu luận môn Chính trị học so sánh

Trang

6


Cơ chế kiểm soát quyền lực lập pháp và hành pháp trong hệ thống chính trị của Mỹ và Nhật Bản hiện nay

thực hiện những công việc gì. Chính quá trình phân bổ ngân sách hàng năm đã trao
cho Quốc hội cơ hội để yêu cầu chính phủ giải trình những việc mà mình đang
thực hiện, yêu cầu họ phải làm những gì và cuối cùng là cấp tiền cho những việc
mà Quốc hội muốn, hay thu hồi tiền đối với những việc mà Quốc hội không muốn.
Cơ quan tổng kiểm toán là một cơ quan được thành lập để giúp Quốc hội
trong việc giám sát. Quốc hội sự dụng cơ quan này để kiểm tra các chương trình và
các bộ thuộc chính quyền Trung ương. Hơn nữa, Quốc hội có quyền điều tra. Nếu
Quốc hội hay một uỷ ban nào đó của Quốc hội cho rằng, có một vấn đề đã được
tiến hành không đúng các thủ tục mà pháp luật qui định, thì một cuộc điều tra sẽ
được tiến hành. Bên cạnh đó, Quốc hội cũng có quyền tư pháp nhất định. Hạ viện
có thể luận tội các quan chức liên bang thông qua một tỷ lệ phiếu quá bán. Sau đó,
Thượng viện tổ chức một phiên toà để luận tội. Nếu 2/3 phiếu của Thượng viện
đồng ý buộc tội các quan chức này, họ sẽ buộc phải từ chức. Về thực chất, Quốc
hội Mỹ được lập ra không phải để giúp cho chính phủ hoạt động có hiệu quả hơn,
mà nó được lập ra để phản ánh những mong muốn của người dân, để trở thành một
diễn đàn dân chủ.

* Cấu trúc quyền lực hành pháp
- Tổng thống: Hiến pháp qui định “quyền hành pháp sẽ được trao cho một vị
Tổng thống Hiệp chủng quốc Mỹ châu” nên Tổng thống là chức vụ duy nhất được
qui định phải bầu cử trên toàn quốc. Nhiệm kỳ của Tổng thống là 04 năm, mỗi
Tổng thống đảm nhiệm không quá hai nhiệm kỳ. Tổng thống và phó Tổng thống
được bầu gián tiếp do đại cử tri bầu ra. Số lượng đại cử tri bằng tổng số thượng
nghị sỹ + hạ nghị sỹ + 03 đại biểu của quân Côlumbia, hiện nay là 538 người. Chỉ
công dân Mỹ chính gốc, đủ 35 tuổi và sống ở Mỹ không dưới 14 năm mới có
quyền ứng cử vào chức vụ Tổng thống. Để trúng cử Tổng thống và phó Tổng
thống, ứng cử viên phải thu được đa số phiếu tuyệt đối của đại cử tri.

Tiểu luận môn Chính trị học so sánh

Trang

7


Cơ chế kiểm soát quyền lực lập pháp và hành pháp trong hệ thống chính trị của Mỹ và Nhật Bản hiện nay

Về lập pháp, Tổng thống giám sát chặt chẽ quá trình sáng tạo luật, có quyền
triệu tập Quốc hội bất thường, hàng năm gửi thông điệp đến Quốc hội, đề xuất
những văn bản pháp luật (có 30% dự luật là của Tổng thống); quyền phủ quyết dự
luật (từ năm 1789 – 1989, quyền này được sử dụng 1.421 lần, chỉ có 103 trường
hợp Quốc hội vượt qua được quyền phủ quyết nay)[4, tr 170]. Quốc hội không thể
buộc Tổng thống trả lời bất cứ vấn đề nào, ngoại trừ đang có lời buộc tội.
Về hành pháp, Tổng thống có quyền thành lập chính phủ, bổ nhiệm (với sự
đồng ý của Thượng viện) các Bộ trưởng, Thẩm phán liên bang, hội đồng cố vấn ,
đại sứ v.v. tất cả khoảng 3.000 chức vụ. Tổng thống có quyền chuẩn bị dự án ngân
sách, các dự luật tài chính; ban hành các văn bản lệnh thừa hành, qui tắc, qui chế,

kế hoạch cải tổ v.v.. Là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, Tổng thống có quyền
tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hay từng địa phương, có quyền dùng
sức mạnh quân sự lập trận tự. Về đối ngoại, Tổng thống có quyền thay mặt quốc
gia ký kết các hiệp định với các nước, hoạch định chính sách đối ngoại v.v..
Về tư pháp, Tổng thống bổ nhiệm các Thẩm phán Toà án liên bang, ra lệnh
ân xá.
Tuy nhiên, Tổng thống vẫn có thể bị truất quyền, trong trường hợp bị luận
tội. Qui trình như sau: đầu tiên uỷ ban pháp luật của Hạ viện soạn thảo công thức
buộc tội, Hạ viện xem xét, thông qua chuyển sang Thượng viện dưới sự chủ toạ
của Chánh án Toà án tối cao. Nếu đạt 2/3 số phiếu thông qua, Tổng thống bị truất
quyền. Trong thực tế, điều này cũng ít xảy ra.
- Chính phủ liên bang Mỹ ngoài Tổng thống còn nhiều bộ phận khác như
Văn phòng điều hành của Tổng thống và Nội các, các uỷ ban điều hành độc lập,
các trung tâm v.v..
Văn phòng điều hành của Tổng thống được thiết lập nhằm cố vấn và hỗ trợ
Tổng thống trong việc điều hành bộ máy. Văn phòng này gồm 8 cơ quan và gần
Tiểu luận môn Chính trị học so sánh

Trang

8


Cơ chế kiểm soát quyền lực lập pháp và hành pháp trong hệ thống chính trị của Mỹ và Nhật Bản hiện nay

1.400 nhân viên. Ba cơ quan quan trọng nhất của văn phòng điều hành là: Văn
phòng Nhà Trắng, Hội đồng an ninh quốc gia và văn phòng quản lý và ngân sách.
Các bộ thuộc Nội các là những cơ quan chủ chốt trong chính phủ liên bang,
hiện nay gồm 16 bộ. Mỗi bộ thuộc Nội các do một Bộ trưởng đứng đầu. Bộ trưởng
do Tổng thống bổ nhịem với sự đồng ý của Thượng viện. Thời gian làm việc của

Bộ trưởng phụ thuộc vào Tổng thống.
Các cơ quan điều hành là những cơ quan quan trọng của nhánh hành pháp
không thuộc Nội các, bao gồm Văn phòng quản lý nhân sự, cơ quan Hàng không
và Vũ trụ quốc gia, Cục dự trữ quốc gia, Cục tình báo trung ương Mỹ v.v. Người
đứng đầu các cơ quan này do Tổng thống bổ nhiệm với sự phê chuẩn của Thượng
viện.
Các uỷ ban điều tiết chịu trách nhiệm điều tiết và thiết lập các qui định cho
một số thành phần nhất định của nền kinh tế. Chẳng hạn, Uỷ ban thương mại liên
tiểu bang chịu trạch nhiệm điều tiết mạng lưới đường sắt, xe buýt và xe tải; Uỷ ban
bưu chính liên bang giám sát các hoạt động liên lạc điện thoại, vô tuyến và truyền
hình v.v.. Mặc dù do Tổng thống bộ nhiệm chức chủ tịch, nhưng các uỷ ban này
vẫn tương đối độc lập và mang tính lưỡng đảng (các thành viên của nó phải đến từ
hai đảng lớn).
- Chính phủ có thẩm quyền: khởi thảo, vạch ra chính sách đối nội, đối ngoại;
quản lý, bao quát tất cả các lĩnh vực cơ bản trong xã hội, điều hoà, phối hợp các cơ
quan hoạt động; ban hành các văn bản dưới luật; trình các dự luật lên Quốc hội
v.v.. Cơ quan hành pháp hoạt động độc lập, không bị Quốc hội giải tán, chỉ chịu
trách nhiệm trước Tổng thống. Các thành viên chính phủ không được kiêm nhiệm
chức vụ trong Quốc hội.

Tiểu luận môn Chính trị học so sánh

Trang

9


Cơ chế kiểm soát quyền lực lập pháp và hành pháp trong hệ thống chính trị của Mỹ và Nhật Bản hiện nay

1.2. Cơ quan lập pháp và hành pháp trong hệ thống chính trị Nhật Bản

trên cơ sở Hiến pháp năm 1946
1.2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, dân cư và lịch sử
Nhật Bản là một quốc đảo nằm ở Đông Bắc Á. Với gần 4.000 hòn đảo lớn
nhỏ khác nhau, trong đó có 04 đảo chính: Honshu, Hokaiđo, Shikoku, Kyushu.
Diện tích Nhật Bản là 377.815 km2, trong đó hơn 70% là đồi núi, chỉ có 13% là đất
trồng trọt. Địa hình phức tạp, địa hình dài, nhiều núi đá với nhiều hải cảng rất đẹp.
Tuy nhiên, lại là một đất nước – như người Nhật nói không có nhiều tài nguyên
thiên nhiên, khoáng sản, nhiều núi lửa và thường diễn ra động đất v.v..
Dân số Nhật Bản khoảng 130 triệu người, mật độ dân cư rất cao và phân bố
không đồng đều. Thành phần dân tộc khá thuần nhất, có tới 99% là người Nhật,
còn lại là người Hoa, Triều Tiên và một số dân tộc khác. Tôn giáo chính của Nhật
Bản là Phật giáo, ngoài ra còn có Cơ đốc giáo, Hồi giáo. Người Nhật lấy đạo
Khổng làm chuẩn mực đạo đức và coi đạo Thần là đạo gốc. GDP bình quân đầu
người khoảng 37.000USD/năm, nông nghiệp chỉ chiếm 2% GDP với 6% dân số là
nông dân.
Sau hai quả bom nguyên tử do Mỹ ném xuống Hiroshima (ngày 6/8) và
Nagasaki (ngày 9/8) nước Nhật đã đầu hàng vô điều kiên quân đồng minh vào
ngày 14/8/1945. Ngày 15/8/1945, Chính phủ Nhật Bản chấp nhận tuyên bố
Posdam, thông báo cho toàn dân về việc Nhật Bản đầu hàng quan đồng minh.
Tuyên bố Posdam yêu cầu Nhật Bản cần có Hiến pháp mới, trong đó phải qui định
dân chủ hoá nền chính trị đất nước, đảm bảo nhân quyền cơ bản, thành lập Chính
phủ mới. Tháng 10/1945, Nội các đã lập “Uỷ ban điều tra Hiến pháp” và bắt tay
vào việc soạn thảo Hiến pháp sửa đổi do Quốc vụ khanh, Bộ trưởng Matsumoto
làm chủ nhiệm. Qua nhiều lần soạn thảo, thương thuyết, chỉnh sửa… cuối cùng
Hiến pháp Nhật Bản cũng được thông qua ngày 07/10/1946. [ xem 5, tr 42 – 44]

Tiểu luận môn Chính trị học so sánh

Trang 10



Cơ chế kiểm soát quyền lực lập pháp và hành pháp trong hệ thống chính trị của Mỹ và Nhật Bản hiện nay

Hiến pháp năm 1946 của Nhật đã đáp ứng được hai vấn đề cơ bản là dân
chủ hoá và tính tới nền văn hoá mang tính tập thể nên từ đó đế nay, nó đã phát huy
tác dụng giúp Nhật Bản gặt hái được nhiều thành công, kinh tế phát triển đứng vào
hàng đầu thế giới, chính trị cũng có những bước đổi mới và ngày càng hoàn thiện
hơn. Điều đó khẳng định một điều, thể chế chính trị được qui định trong Hiến pháp
năm 1946 mặc dù là mô hình chính trị theo kiểu mẫu phương Tây nhưng nó đã
được Nhật Bản hoá một cách thành công.
1.2.2. Cấu trúc quyền lực lập pháp và hành pháp Nhật Bản
* Cấu trúc quyền lực lập pháp
Quốc hội gồm các đại biểu của công dân, là trung tâm của chính trị Nhật
Bản. Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao, là cơ quan lập pháp duy nhất của đất
nước. Quốc hội Nhật Bản gồm hai viện: Thượng viện và Hạ viện.
- Thượng viện: thành lập theo qui định của Hiến pháp nhằm kiềm chế quyền
lực của Hạ viện. Thượng viện có 252 đại biểu. Nhiệm kỳ của thượng nghị sỹ là 06
năm, cứ 03 năm bầu lại một nửa. Thượng viện gồm: Chủ tịch, các phó Chủ tịch,
Ban thư ký, Ban lập pháp, các phiên họp toàn thể. Thượng viện có 17 ban thường
trực, các thành viên được bầu từ các nghị sỹ, ngoài ra, tuỳ theo tình hình thực tế,
Thượng viện có thể thành lập một số uỷ ban đặc biệt và uỷ ban nghiên cứu về các
vấn đề kinh tế - xã hội v.v.
- Hạ viện: do nhân dân trực tiếp bầu ra, số lượng đại biểu không cố định, mà
thay đổi theo diễn biến chính trường (khoảng trên dưới 500 đại biểu). Trong đó,
khoảng 300 nghế được bầu theo đa số, 200 được bầu theo tỷ lệ. Nhiệm kỳ của các
hạ nghị sỹ là 04 năm, tuy nhiên, Hạ viện có thể bị giải tán sớm bởi sắc lệnh của
Nhật hoàng trên cơ sở đề nghị của Thủ tướng. Hạ viện bầu Chủ tịch và phó Chủ
tịch trong số các thành viên của mình. Trong cơ cấu tổ chức của Hạ viện có Ban
Thư ký, ban lập pháp và các phiên họp toàn thể. Hạ viện có 20 uỷ ban thường trực,
Tiểu luận môn Chính trị học so sánh


Trang 11


Cơ chế kiểm soát quyền lực lập pháp và hành pháp trong hệ thống chính trị của Mỹ và Nhật Bản hiện nay

chuyên trách từng lĩnh vực. Các uỷ ban này gồm chủ nhiệm, hai phó chủ nhiệm và
các thành viên khác, có nhiệm vụ giúp Hạ viện chuẩn bị các dự án luật và kiểm tra
hoạt động của Chính phủ. Hạ viện còn thành lập các uỷ ban đặc biệt khi thấy cần
thiết thảo luận về các dự luật và các vấn đề không thuộc phạm vi của các uỷ ban
thường trực. Ngoài ra, Hạ viện còn thành lập Hội đồng về đạo đức chính trị và các
uỷ ban nghiên cứu.
- Thẩm quyền của Quốc hội
Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao, là cơ quan lập pháp duy nhất của đất
nước. Quốc hội là trung tâm quyền lực của nhà nước. Ngoài quyền lập pháp là ban
hành, sửa đổi và bãi bỏ các luật qui định nội dung và phương thức điều hành hoạt
động chính trị của đất nước, Quốc hội còn có quyền giám sát tài chính quốc gia
thông qua quyền bàn bạc ngân sách, quyền điều tra chính trị, có trách nhiệm giữ
gìn an ninh chính trị của đất nước v.v..
Về nguyên tắc, quyết định của Quốc hội được thông qua trên cơ sở và các
nghị quyết của hai viện nhất trí với nhau. Trong trường hợp dự án luật đã được Hạ
viện thông qua bị phủ quyết hoặc sửa đổi ở Thượng viện, thì Hạ viện phải thông
qua lại dự án đó và phải cần 2/3 số phiếu chấp thuận trong số các nghị sỹ có mặt,
dự án đó chính thức được thông qua. Về việc thông qua ngân sách, các hiệp ước,
khi hai viện không nhất trí với nhau thì nghị quyết của Hạ viện được coi là nghị
quyết của Quốc hội. Chính vì vậy, giới nghiên cứu chính trị học cho rằng, hiện nay
ở Nhật Bản quyền lực của Thượng viện chỉ bằng 1/6 Hạ viện.
Hạ viện có quyền thành lập và bãi miễn Chính phủ. Chính phủ hoạt động và
chịu trách nhiệm tập thể truứơc Hạ viện. Trong các kỳ họp Hạ viện, Chính phủ
phải báo cáo toàn bộ công việc lãnh đạo hoạt động hành chính của mình, đồng thời

phải giải trìng các vấn đề mà các nghị sỹ chất vấn. Khi Hạ viện bỏ phiếu bất tín

Tiểu luận môn Chính trị học so sánh

Trang 12


Cơ chế kiểm soát quyền lực lập pháp và hành pháp trong hệ thống chính trị của Mỹ và Nhật Bản hiện nay

nhiệm thì toàn thể Chính phủ phải từ chức, trừ phi Hạ viện bị giải tán trong vòng
10 ngày.
* Cấu trúc quyền lực hành pháp
- Nội các: được thành lập trên cơ sở của cả hai viện, tuy nhiên quyền quyết
định thuộc về Hạ viện. Sau đó, Quốc hội đệ trình ứng cử viên lên Nhật hoàng để bổ
nhiệm làm Thủ tướng. Trên thực tế, Thủ tướng thường là lãnh tụ của đảng hay liên
minh đảng chiếm đa số trong Hạ viện. Thủ tướng bổ nhiệm và bãi nhiệm các thành
viên Nội các, Nhật hoàng chỉ xác nhận việc đó. Tuy nhiên, đa số thành viên Nội
các phải là hạ nghị sỹ. Theo qui định của Hiến pháp, Thủ tướng và các thành viên
của Chính phủ phải là viên chức dân sự. Thông qua Nhật hoàng, Thủ tướng bổ
nhiệm Chánh án và chỉ định các Thẩm phán Toà án tối cao.
Điều 65 Hiến pháp qui định: quyền hành chính thuộc về Nội các, Nội các
gồm Thủ tướng và không quá 20 Bộ trưởng, phải chịu trách nhiệm tập thể trước
Quốc hội. Thủ tướng điều hành các phiên họp của Nội các. Trong Nội các, ngoài
văn phòng Nội các còn có các cơ quan giúp việc khác.
- Cơ quan hành chính nhà nước: Cơ quan tiến hành các công việc hành
chính trên thực tế theo pháp luật là các cơ quan hành chính ở Bộ, Uỷ ban, Tổng cục
đặt dưới sự kiểm soát của Nội các. Trong các cơ quan hành chính Nhà nước, còn
có nhiều cơ quan đặt tại địa phương, với tư cách là các cơ quan đại diện nhà nước
tại địa phương. Để phân công trách nhiệm các cơ quan hành chính, Nội các đặt ra
tư cách pháp nhân đặc biệt theo luật định như công ty công trình công cộng hoặc

tổng cục. Các cơ quan đó độc lập với nhau và thực thi các hoạt động công cộng.
- Thẩm quyền hành pháp
Nội các là cơ quan quyền lực tối cao trong hệ thống hành chính quốc gia có
trách nhịem điều hành hoạt động của cơ quan hành chính cấp dưới, có nhiệm vụ
liên hệ với Quốc hội về cách thức tiến hành các hoạt động hành chính.
Tiểu luận môn Chính trị học so sánh

Trang 13


Cơ chế kiểm soát quyền lực lập pháp và hành pháp trong hệ thống chính trị của Mỹ và Nhật Bản hiện nay

Thủ tướng có quyền rất lớn, trù tính các phiên họp của Nội các, chỉ định các
Bộ trưởng và giải tán họ không cần sự nhất trí của Hạ viện. Thủ tướng bổ nhiệm
Chánh án và chỉ định các Thẩm phán Toà án tối cao. Thủ tướng ký các lệnh và
quyết định ban hành các luật mới. Khi phải đương đầu với sự phản đối của Quốc
hội, Thủ tướng có quyền giải tán Hạ viện và yêu cầu bầu cử mới với hy vọng giành
được nhiều sự ủng hộ hơn. Ngoài những trách nhiệm pháp lý này, Thủ tướng có
quyền lực khác từ sự ủng hộ của phần lớn đảng nằm trong Quốc hội. Nội các có
những đảm bảo để sáng kiến lập pháp của mình trở thành văn bản pháp luật.
Ngoài công việc hành chính ra, Nội các còn thực thi các công việc khác như
chấp hành pháp luật, tổng hợp các công việc của quốc gia, xử lý các quan hệ ngoại
giao, ký kết các hiệp ước, soạn thảo ngân sách, ban hành các sắc lệnh thi hành
Hiến pháp, pháp luật. Thủ tướng còn có đặc quyền về ân xá như đại xá, đặc xá. Nội
các phải thống nhất và chịu trách nhiệm trước Quốc hội trong việc sử dụng quyền
lực của mình. Phần lớn các sáng kiến lập pháp xuất phát từ bộ máy công chức và
chỉ chỉnh sửa rất ít khi thành luật.
Tuy nhiên, trên thực tế Thủ tướng Nhật ít có quyền quyết định vì: hiện nay
Thủ tướng là chủ tịch đảng LDP mà đảng này có tính chất bè phái, một mặt thống
nhất với nhau những giá trị chung, các quan điểm cơ bản, nhưng thường ghen tỵ

với nhau nên Thủ tướng phải là người có khả năng hoà giải, xoá bỏ bất đồng, vì
vậy ít có điều kiện quyết định tất cả. Thứ hai là, trong Hạ viện Nhật, cơ cấu các
đảng phái ngoài đảng cầm quyền thường không ổn định, vì thế Thủ tướng phải
luôn nhạy cảm nắm bắt vấn đề này. Hơn nữa, ½ thành viên Nội các thường bị thay
đổi buộc Thủ tướng phải đương đầu với các nhóm mới, tạo sự ủng hộ và hậu thuẫn
của họ nên sức mạnh của Thủ tướng yếu hơn nhiều so với quyền lực được qui định
bởi pháp luật.

Tiểu luận môn Chính trị học so sánh

Trang 14


Cơ chế kiểm soát quyền lực lập pháp và hành pháp trong hệ thống chính trị của Mỹ và Nhật Bản hiện nay

2. CƠ CHẾ KIỂM SOÁT QUYỀN LẬP PHÁP VÀ HÀNH PHÁP
TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ MỸ VÀ NHẬT BẢN HIỆN NAY NHỮNG ƯU, KHUYẾT ĐIỂM CHÍNH VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ PHỔ QUÁT
2.1. Cơ chế kiểm soát quyền lập pháp và hành pháp trong hệ thống
chính trị Mỹ và Nhật Bản hiện nay - Những ưu, khuyết điểm chính
Cả hai nước Mỹ và Nhật Bản đều vận dụng học thuyết phân quyền của
Charles Louis Montesquieu trong tổ chức và vận hành bộ máy nhà nước. Mỹ và
Nhật Bản rất coi trọng cơ chế kiểm soát quyền lực. Sự kiểm soát quyền lực được
thực hiện bằng nhiều kênh, nhiều biện pháp, nhưng quan trọng nhất vẫn là cơ chế
kiểm soát quyền lực ngay trong bộ máy nhà nước. Nói cách khác là cơ chế kiểm
soát quyền lực lấy quyền lực hạn chế và kiểm soát quyền lực. Tuy nhiên, sự phân
quyền và kiểm soát quyền lực nhà nước ở mỗi nước lại được vận dụng và thực hiện
với những nét khác biệt cho phù hợp với những đặc điểm, văn hoá, truyền thống
lịch sử, truyền thống và trình độ dân chủ, tình hình và điều kiện của mỗi nước.
- Sự phân quyền ở Mỹ là theo trường phái triệt để và cứng rắn. Chính thể
của Mỹ là chính thể Cộng hoà Tổng thống với vị trí đứng đầu hành pháp là Tổng

thống - người chịu trách nhiệm trước nhân dân về hoạt động hành pháp; giúp việc
cho Tổng thống và chịu trách nhiệm trước Tổng thống là các thư ký nhà nước - Bộ
trưởng. Mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp được phân lập rành mạch, rõ
ràng. Bộ máy nhà nước hình thành cơ chế kiềm chế - đối trọng giữa các nhánh lập
pháp, hành pháp và tư pháp. Tuy nhiên, khi vận hành quyền lực trên thực tế, vai trò
của hành pháp thường có khả năng lấn át các nhánh quyền khác. Chính vì thế, để
phòng ngừa khả năng này, Hiến pháp Mỹ qui định: thẩm quyền của Tổng thống có
quyền không công bố đạo luật của Nghị viện; ngược lại, Nghị viện lại có quyền
không thông qua chính sách của Tổng thống; Thượng viện cũng có quyền điều trần
Tổng thống.

Tiểu luận môn Chính trị học so sánh

Trang 15


Cơ chế kiểm soát quyền lực lập pháp và hành pháp trong hệ thống chính trị của Mỹ và Nhật Bản hiện nay

Ngược lại, nước Nhật có sự hiện diện của vua (Nhật hoàng) với ý nghĩa
tượng trưng hơn là quyền lực. Chính thể của Nhật Bản là chính thể quân chủ đại
nghị. Đứng đầu hành pháp là Thủ tướng - Chủ tịch đảng chiếm đa số trong Hạ viện
Nhật do Nhật hoàng bổ nhiệm (Nhật hoàng có quyền bổ nhiệm Thủ tướng, nhưng
chỉ được bổ nhiệm Chủ tịch đảng chiếm đa số trong Hạ viện, đây cũng là biểu hiện
tính chất tượng trưng của Nhật hoàng). Chính phủ bao gồm Thủ tướng và các Bộ
trưởng đứng đầu các bộ. Đặc điểm của cách tổ chức Chính phủ ở Nhật đó là sự
hiện diện của Nội các Nhật với thành viên là Thủ tướng, các phó Thủ tướng và một
số Bộ trưởng quan trọng như Ngoại giao, Quốc phòng, Chánh Văn phòng Nội các.
Thủ tướng Nhật có quyền lực rất lớn và nắm toàn bộ hệ thống hành pháp Nhật.
Như vậy, trong cách tổ chức bộ máy nhà nước nói chung và tổ chức cơ quan
hành pháp nói riêng, chúng ta thấy ở Mỹ và Nhật Bản đã có những nét khác biệt rõ

rệt. Nếu như Mỹ tiêu biểu cho chế độ Tổng thống chế thì Nhật Bản lại tiêu biểu
cho chế độ Thủ tướng chế.
- Dù ở các mức độ khác nhau, nhưng cả Mỹ vả Nhật Bản sự phân chia quyền
lực và kiềm chế - đối trọng giữa nhánh quyền lực lập pháp và hành pháp trở thành
nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Dùng quyền lực để kiểm
soát quyền lực, ngăn chặn bất cứ cơ quan nào nắm giữ độc quyền. Kiềm chế và đối
trọng là tập hợp các nguyên tắc cho phép các nhánh quyền lực nhà nước kiềm chế
lẫn nhau, kiềm chế khả năng kiểm soát của nhánh này đối với nhánh khác. Điều
này tạo ra sự cân bằng và đối trọng quyền lực. Nó như công cụ pháp lý để mỗi
nhánh quyền lực bảo vệ sự can thiệp, sự lấn át giữa các cơ quan. Và thực tế, đây là
cách tổ chức và vận hành có hiệu quả, đạt mục tiêu của bộ máy nhà nước và của hệ
thống chính trị.
Cả Mỹ và Nhật Bản đều tồn tại cơ chế kiểm soát quyền lực được xem là hiệu
quả nhất hiện nay. Cho dù tên gọi có khác nhau, nhưng nói chung ở đó đều có các
cơ quan có thể luận tội Tổng thống và người đứng đầu hành pháp, nếu họ vi phạm
Tiểu luận môn Chính trị học so sánh

Trang 16


Cơ chế kiểm soát quyền lực lập pháp và hành pháp trong hệ thống chính trị của Mỹ và Nhật Bản hiện nay

pháp luật. Toà án Hiến pháp của Mỹ có thẩm quyền buộc Tổng thống Mỹ phải trực
tiếp điều trần trước Toà án Hiến pháp và Thượng viện. Có thể nói, sự hiện diện của
cơ quan bảo hiến đã trở nên vô cùng cần thiết trong cơ chế kiểm soát quyền lực ở
các nước này. Toà án Hiến pháp có thẩm quyền xét xử và đưa ra kết luận những
hành vi vi hiến, tức là những hành vi không đúng thẩm quyền, vi phạm sự uỷ
quyền. Với truyền thống coi trọng pháp luật và Hiến pháp thì rõ ràng cơ chế nay tỏ
ra rất hiệu quả trong việc kiểm soát quyền lực. Toà án Hiến pháp có thẩm quyền
xét xử tất cả những hành vi vi phạm Hiến pháp, cho dù hành vi đó do ai, cơ quan

nào thì cũng bị xét xử theo đúng qui định của pháp luật.
- Quốc hội (Nghị viện) của Mỹ và Nhật Bản đều được tổ chức và hoạt động
theo cơ cấu lưỡng viện: Thượng viện và Hạ viện. Tuy nhiên, ở mỗi nước cũng có
sự chia sẻ quyền lực khác nhau giữa Thượng viện và Hạ viện. Mối quan hệ giữa
nhánh lập pháp, cụ thể là Quốc hội đối với nhánh hành pháp ở mỗi nước cũng có
những điểm khác biệt. Điều này phụ thuộc vào phương thức tổ chức và hoạt động
của bộ máy nhà nước ở mỗi nước, phù hợp với hoàn cảch lịch sử và điều kiện kinh
tế của mỗi nước. Tuy nhiên, điểm mấu chốt cho sự tồn tại của Quốc hội theo cơ
cấu lưỡng viện ở Mỹ và Nhật Bản là đều tạo ra một cơ chế làm luật chặt chẽ và đặc
biệt là khả năng kiểm soát quyền lực của lập pháp với các nhánh còn lại.
Giải thích cho sự tồn tại cơ chế lưỡng viện của lập pháp có nhiều lý do,
nhưng quan trọng nhất là nó thoả mãn những điều kiện nhất định của hai nước này.
Cơ chế lưỡng viện làm cho quá trình làm luật chặt chẽ hơn, khắc phục được những
khuyết điểm của qui trình lập pháp, thoả mãn lợi ích của nhiều đảng phái và tầng
lớp trong xã hội. Cơ chế lưỡng viện cũng tạo ra khả năng tự kiểm soát quyền lập
pháp. Thượng viện và Hạ viện dường như là cơ chế giám sát nhau, bổ sung nhau
và tạo ra sức mạnh để kiểm soát nhánh quyền còn lại. Tương quan chính trị giữa
hai viện ở mỗi nước có sự khác nhau. Nó phụ thuộc vào lịch sử ra đời, sự qui định
pháp lý, khả năng thực quyền của mỗi viện. Mặc dù có sự khác nhau về tương
Tiểu luận môn Chính trị học so sánh

Trang 17


Cơ chế kiểm soát quyền lực lập pháp và hành pháp trong hệ thống chính trị của Mỹ và Nhật Bản hiện nay

quan giữa hai viện nhưng điểm mấu chốt là cả hai nước này Hạ viện bao giờ cũng
giữ một vị trí và vai trò quan trọng hơn. Nói một cách khác, khả năng quyết định
của Hạ viện luôn cao hơn Thượng viện. Điều này là hợp lý và phù hợp với nguyên
tắc chính trị về sự uỷ quyền và nhân sự uỷ quyền. Hạ viện hay còn gọi là Viện Dân

biểu do nhà nước toàn quốc bầu ra, nhận sự uỷ quyền trực tiếp từ nhân dân, do vậy
phải là cơ quan có thực quyền hơn. Hơn nữa, Thượng viện thường được xem là cơ
quan đại diện cho quyền lực nhà nước ở Trung ương, còn Hạ viện là đại diện cho
quyền lực của nhân dân.
Nếu như ở Mỹ có sự cân bằng “tương đối” quyền lực giữa Thượng viện và
Hạ viện, thì ở Nhật Bản, Hạ viện có vai trò quan trọng và thực quyền hơn. Điều
này có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân cơ bản là Hạ viện do toàn dân bầu ra
và đại diện cho quyền lực của nhân dân. Cách thức tổ chức Quốc hội theo cơ cấu
lưỡng viện có lợi thế là quá trình làm luật chặt chẽ hơn, đại diện được lợi ích của
các giai cấp, tầng lới nhân dân, đại diện cho cả lợi ích của nhà nước và toàn dân.
Khi thông qua các chính sách làm cơ sở cho hành pháp thực thi thì các chính sách
đó được xem xét hết sức kỹ lưỡng. Tuy nhiên, vì hoạt động theo cơ cấu lưỡng viện,
cho nên quá trình thông qua luật và thông qua các chính sách lại diễn ra chậm
chạm và nhiều khi gây cản trở cho hành pháp. Trong trường hợp đại diện ở Thượng
viện và Hạ viện lại là các đảng khác nhau thì cơ chế lưỡng viện lại là điều kiện để
các đảng gia tăng sức mạnh và bảo vệ quyền lợi của đảng mình hoặc nhóm xã hội
mà đảng đó đại diện.
- Ngoài những vấn đền trên, chúng ta còn thấy những mặt, yếu của cơ chế
kiểm soát quyền lực nhà nước ở Mỹ và Nhật Bản ở hai điểm chủ yếu: sự bế tắc
trong mối quan hệ lập pháp – hành pháp ở Mỹ và vấn đề bất ổn định trong bộ máy
hành pháp của Nhật Bản.
+ Ở Mỹ, Tổng thống được bầu với nhiệm kỳ cố định 04 năm, điều đó đã
đảm bảo cho bộ máy hành pháp có sự ổn định cao hơn và được pháp luật hoá bằng
Tiểu luận môn Chính trị học so sánh

Trang 18


Cơ chế kiểm soát quyền lực lập pháp và hành pháp trong hệ thống chính trị của Mỹ và Nhật Bản hiện nay


cuộc bầu cử phổ thông, tạo cho Tổng thống có quyền lực độc lập với cơ quan lập
pháp. Tuy nhiên, do sự độc lập riêng của các cơ quan này đã tạo ra sự bất đồng
nghiêm trọng, tiềm tàng và sự bế tắc trong mối quan hệ giữa chúng. Điều này
không thể giải quyết bằng cách bãi miễn người đứng đầu cơ quan hành pháp và bổ
nhiệm một người mới hoà hợp hơn với sự ưu chuộng hơn của đa số nghị sỹ trong
Quốc hội như chính thể ở Nhật Bản. Quốc hội Mỹ gần như bất lực trong việc xét
xử, bãi miễn những công chức cao cấp của chính quyền vi phạm pháp luật. Đây là
nguyên nhân làm giảm quyền lập pháp và gây sự căng thẳng tiềm tàng giữa lập
pháp và hành pháp ở Mỹ. Việc phân quyền chấp nhận một chức vụ Tổng thống hợp
hiến đã mở đường đi đến một Tổng thống vương quyền và sự bành chướng quyền
lực của ngành hành pháp sẽ phá vỡ thế cân bằng của các nhánh quyền lực.
+ Ở Nhật Bản, Thủ tướng và Nội các liên tục thuộc về đảng LDP nên nó đã
tạo ra sự ổn định tương đối của Chính phủ. Mặc dù vậy, sự bất ổn định của Nội các
là đặc trưng cố hữu của thể chế đại nghị nên Quốc hội Nhật Bản cũng không nằm
ngoài ngoại lệ đó. Đảng LDP cầm quyền liên tục trong suốt thời gian hơn 40 năm,
để tránh sự xung đột trong đảng, các nhà lãnh đạo khu vực và các nhà lãnh đạo cấp
cao của đảng có sự thoả thuận “ngầm” là một trong số họ sẽ trở thành Thủ tướng
Chính phủ. Việc chia sẻ vị trí đó sẽ theo các khu vực trong những thời gian nhất
định. Nó đảm bảo rằng, các nhà lãnh đạo sẽ đến lượt lãnh đạo Chính phủ. Cách
làm này nhằm giảm các cuộc đấu đá nội bộ, song nó cũng dẫn đến hậu quả tạo ra
một vòng quay đáng kể các Thủ tướng, tạo nên những bất ổn định chính trị và thực
tế cho thấy, Thủ tướng Chính phủ thường già hơn những người lãnh đạo hành pháp
của các nước khác. Ví dụ: trong những năm 1980 có 06 người giữ chức Thủ tướng
Chính phủ. Từ năm 1947 đến năm 1990 có 17 người giữ chức Thủ tướng, bình
quân mỗi nhiệm kỳ chưa đến 03 năm, gần đây nhất là ông Abe chỉ giữ chức vụ Thủ
tướng vài tháng phải từ chức. Đôi khi Chủ tịch đảng và Thủ tướng Chính phủ là
người bị các lực lượng khu vực “ép” nắm quyền. Chính điều này đã làm thủ tiêu
Tiểu luận môn Chính trị học so sánh

Trang 19



Cơ chế kiểm soát quyền lực lập pháp và hành pháp trong hệ thống chính trị của Mỹ và Nhật Bản hiện nay

động lực phấn đấu của các cá nhân và gây ra tình trạng tham nhũng, tiêu cực trong
đảng LDP và Chính phủ trong những thập kỷ qua.
2.2. Những giá trị phổ quát và ý nghĩa của chúng đối với việc đổi mới cơ
quan lập pháp và hành pháp ở Việt Nam hiện nay
2.2.1. Những giá trị phổ quát
Thứ nhất, dù được thiết kế trên cơ sở hệ tư tưởng tư sản nhằm thực hiện mục
tiêu chính trị của giai cấp tư sản, thì hướng vận động chủ đạo của quyền lực lập
pháp và hành pháp của các quốc gia này cũng là tiến tới tự do, dân chủ, công bằng,
bình đẳng của công dân. Bởi vì, mục tiêu chính trị đó chỉ có thể đạt được khi giai
cấp thống trị tạo ra được một xã hội ổn định – xã hội thực hiện các quyền cơ bản
của con người, của công dân.
Thứ hai, cơ chế kiểm soát quyền lực lập pháp và hành pháp ở Mỹ và Nhật
Bản đều theo nguyên tắc phân chia quyền lực rành mạch giữa lập pháp, hành pháp
trong bộ máy nhà nước; hoạt động của cơ quan lập pháp và hành pháp được thể
chế hoá cao độ. Nguyên lý phân quyền, một mặt đã hạn chế được sự chuyên quyền,
độc đoán và mặt khác, tạo được sự tồn tại độc lập, do đó có sự kiểm soát lẫn nhau
giữa cơ quan lập pháp và hành pháp. Ở đây, nguyên lý phân quyền thực hiện được
sự cân bằng - đối trọng giữa các nhánh quyền lực trong hệ thống chính trị. Khi các
lực lượng chính trị được vận hành trong một Hiến pháp chặt chẽ và khoa học, một
hệ thống pháp luật nghiêm ngặt đóng vai trò quyền lực tối cao trong một chế độ xã
hội thì nó sẽ phát huy được hiệu lực, hiểu quả cao độ và mới sử dụng tốt quyền lực
được uỷ thác từ nhân dân.
Thứ ba, cơ chế kiểm soát quyền lực lập pháp và hành pháp ở Mỹ và Nhật
Bản được vận hành trong sự đối trọng, kiềm chế, giám sát lẫn nhau ngay trong
từng cơ quan quyền lực. Thể chế đa đảng đối lập tự nó hình thành các lực lượng
đối lập, kiềm chế và kiểm soát lẫn nhau giữa các lực lượng chính trị. Mặt khác,

Tiểu luận môn Chính trị học so sánh

Trang 20


Cơ chế kiểm soát quyền lực lập pháp và hành pháp trong hệ thống chính trị của Mỹ và Nhật Bản hiện nay

Quốc hội theo cơ cấu lưỡng viện ở Mỹ và Nhật Bản đã tạo ra một cơ chế làm luật
chặt chẽ hơn, đại diện được lợi ích của các giai cấp, tầng lớp nhân dân, đại diện
cho cả lợi ích của nhà nước và toàn dân, và đặc biệt là khả năng kiểm soát quyền
lực của lập pháp với các nhánh còn lại.
Thứ tư, ngoài cơ chế kiểm soát quyền lực từ bên trong (qua các đảng và các
cơ quan nhà nước), quyền lực lập pháp và hành pháp còn được thể hiện trên
phương diện và trong cơ chế kiểm soát quyền lực xã hội:
- Thông qua công luận, các phương tiện thông tin đại chúng;
- Qua các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội đồng phản biện,
các tổ chức phi chính phủ;
- Qua bầu cử trong hệ thống chính trị, phổ thông đầu phiếu v.v..
Hệ thống và cơ chế kiểm soát quyền lực này đảm bảo và phát huy cao độ
quyền lực của mọi yếu tố trong toàn bộ hệ thống chính trị, trong mọi thành phần
của cơ cấu xã hội cũng như quyền lực của mọi công dân trong xã hội.
Thứ năm, trong quan hệ giữa cơ quan lập pháp và hành pháp ở Mỹ và Nhật
Bản, cơ quan lập pháp là cơ quan quyền lực tối cao của đất nước, đại biểu cho lợi
ích của người dân, còn cơ quan hành pháp là trụ cột, trung tâm, là bộ mặt chính trị
của đất nước, cho nên bộ máy hành chính có vị trí hết sức lớn và có vai trò tương
đối độc lập. Cơ cấu này cho thấy, năng lực và trình độ thực hành (tính chuyên
nghiệp) hành chính của bộ máy nhà nước là hết sức quyết định trong hệ thống
chính trị. Nhà nước mạnh hay yếu phụ thuộc chủ yếu vào trình độ chuyên nghiệp
của hệ thống hành chính. Sự thay đổi đảng cầm quyền có thể thay đổi cương lĩnh,
đường lối chính trị, còn quá trình thực thi chính trị, nội lực phát triển kinh tế – xã

hội của quốc gia là do trình độ, khoa học, công nghệ và nghệ thuật điều hành của
cơ quan hành pháp.

Tiểu luận môn Chính trị học so sánh

Trang 21


Cơ chế kiểm soát quyền lực lập pháp và hành pháp trong hệ thống chính trị của Mỹ và Nhật Bản hiện nay

2.2.3. Ý nghĩa của chúng đối với việc đổi mới cơ quan lập pháp và hành
pháp ở Việt Nam hiện nay
Cấu trúc, cách thức, phương thức hoạt động của cơ quan lập pháp và hành
pháp của các nước như thế nào, trước hết, dựa vào hệ tư tưởng, mục tiêu chính trị,
phù hợp với lợi ích kinh tế - xã hội của giai cấp, quốc gia; đặc biệt là phụ thuộc
vào năng lực, trình độ của con người và nền chính trị, vào điều kiện kinh tế - xã
hội, tâm lý – văn hoá, điều kiện quốc gia, quốc tế. Song, những giá trị phổ quát rút
ra qua nghiên cứu cơ chế kiểm soát quyền lực lập pháp và hành pháp ở Mỹ và Nhật
Bản có ý nghĩa chung có thể nghiên cứu, tham khảo cho việc xây dựng và phát
triển cơ quan lập pháp và hành pháp của các quốc gia trên thế giới, không phân biệt
hệ tư tưởng và chế độ xã hội. Là những mô hình tổ chức và hoạt động lập pháp và
hành pháp đạt trình độ cao, chúng đem lại hiệu lực và hiệu quả lớn trong việc thực
thi quyền lực lập pháp và hành pháp, hiệu qủa cao trong phát triển kinh tế - xã hội,
đem lại lợi ích thiết thực cho quốc gia. Vì vậy, nó có ý nghĩa tham khảo rất có giá
trị đối với việc đổi mới cơ quan lập pháp và hành pháp ở nước ta hiện nay.
Ở nước ta hiện nay, việc tổ chức và vận hành của các bộ phận cấu thành bộ
máy nhà nước được thực hiện trên nguyên tắc quyền lực là thống nhất, có sự phân
công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập
pháp, hành pháp và tư pháp. (Điều 2 Hiến pháp 1992) Đây là một nguyên tắc đảm
bảo tính khoa học, phù hợp với điều kiện Việt Nam, phản ánh đúng bản chất của

nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nhưng trên thực
tế, việc vận hành nó cũng đang gặp phải không ít những hạn chế cần khắc phục.
Với một Đảng Cộng sản duy nhất cầm quyền thì tổ chức Quốc hội của ta là
hợp lý – nó đảm bảo thống nhất về chủ quyền của Quốc hội, thuận lợi trong quá
trình xây dựng luật. Nhưng hạn chế của thể chế này và thực tế đã, đang diễn ra là
khả năng và mức độ giám sát thấp, ít hiệu quả, không tạo được tính năng động,
sáng tạo của hoạt động Quốc hội. Hơn nữa, dù chúng ta đã có Luật Giám sát,
Tiểu luận môn Chính trị học so sánh

Trang 22


Cơ chế kiểm soát quyền lực lập pháp và hành pháp trong hệ thống chính trị của Mỹ và Nhật Bản hiện nay

nhưng cách thức giám sát như đã và đang làm, thực chất là có tính hình thức: Quốc
hội giám sát (đối với Chính phủ, Chủ tịch nước, Thủ tướng) trên cơ sở những
thông tin, dữ liệu đánh giá của những cơ quan bị giám sát. Để hoạt động giám sát
có hiệu quả, việc thành lập các cơ quan thanh tra chuyên nghiệp, độc lập thuộc
Quốc hội là điều cần thiết hiện nay.
Chính phủ nước ta do Quốc hội lập ra, là cơ quan chấp hành của Quốc hội
và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, chịu sự giám sát chặc chẽ của Quốc
hội. Hoạt động của Chính phủ là hoạt động chấp hành và hành chính, điều này làm
cho hoạt động của bộ máy nhà nước được thống nhất, đúng mục tiêu chính trị, dưới
sự giám sát của các cơ quan dân cử. Nhưng nó cũng làm nảy sinh vấn đề là hoạt
động của Chính phủ mang tính thụ động, thiếu quyết đoán, không kịp thời đề ra
những chiến lược phát triển kinh tế - xã hội v.v.. Mặt khác, bộ máy tổ chức của
Chính phủ ta hiện nay rất cồng kềnh, việc phân công, phân cấp trong thực thi
quyền lực còn chồng chéo, chưa rõ ràng, làm cho hoạt động hành chính kém hiệu
lực, hiệu quả v.v..
Vì vậy, để hoàn thiện cơ chế giám sát quyền lực lập pháp và hành pháp ở

nước ta hiện nay, tác giả xin mạnh dạn đề xuất:
* Đối với cơ quan lập pháp
Quốc hội phải thật sự là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, cần được
giao thực quyền, có khả năng kiềm chế và kiểm soát hai nhánh hành pháp và tư
pháp. Chính phủ và các quan chức phải đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ và thường
xuyên của Quốc hội. Khi cần thiết, Quốc hội có thể thành lập những uỷ ban đặc
biệt để điều tra những vấn đề mà Quốc hội quan tâm. Điều này phải trở thành một
chức năng căn bản của Quốc hội.
Quốc hội phải thực sự là nơi tập trung trí tuệ của nhân dân. Theo yêu cầu
hiện nay, đa số đại biểu Quốc hội phải tiến tới hoạt động chuyên nghiệp. Không có
Tiểu luận môn Chính trị học so sánh

Trang 23


Cơ chế kiểm soát quyền lực lập pháp và hành pháp trong hệ thống chính trị của Mỹ và Nhật Bản hiện nay

hoạt động lập pháp chuyên nghiệp thì không thể có nhà nước pháp quyền. Các đại
biểu Quốc hội cần được tạo điều kiện để tiếp nhận các nguồn tài liệu trong nước và
quốc tế, có quan hệ với các tổ chức tư vấn, cơ quan khoa học và các cơ quan chính
phủ để có thể đưa ra những đề xuất và góp phần đưa ra những quyết sách có tầm
cỡ quốc gia.
Cần thành lập cơ quan bảo Hiến để thực hiện thẩm quyền xem xét tính hợp
hiến của các văn bản pháp luật, các nghị quyết của đảng, các nghị định của các cơ
quan nhà nước và cơ quan đảng. Hoạt động của cơ quan này đòi hỏi các cơ quan
nhà nước nghiêm túc thực thi quyền lực, việc kiểm soát và giám sát quyền lực sẽ
được đảm bảo hơn; đây cũng là thiết chế trọng tài phân định tính đúng đắn, tính
hợp hiến về tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước, hệ
thống toà án và Viện kiểm sát nhân dân các cấp; khắc phục những khoảng trống
quyền lực.

Sửa đổi Luật Bầu cử trên nguyên tắc tự do ứng cử, bầu cử. Thay đổi cơ chế
bầu cử hiện nay bằng cơ chế dân chọn đại biểu trên cơ sở có cạnh tranh lành mạnh,
dần dần tiến tới thí điểm dân bầu một số chức vụ quan trọng của Đảng, Nhà nước.
Xây dựng Uỷ ban quyền con người và quyền công dân, xem xét và kết luận
về các tổ chức, cá nhân vi phạm quyền con người, quyền công dân; quan hệ quốc
tế và chủ động đấu tranh với những vấn đề nhân quyền.
* Đối với cơ quan hành pháp
Đổi mới phương thức hoạt động của Chính phủ, mối quan hệ giữa Chính
phủ với Quốc hội, nâng cao tính độc lập trong thực hiện quyền hành pháp. Cần đẩy
mạnh tốc độ cải cách nền hành chính quốc gia. Đó là một nền hành chính tập trung
thống nhất, có sự phân công, phân cấp rõ ràng. Xây dựng một nền hành chính công
khai, minh bạch, thân thiện với dân, phục vụ nhân dân, bởi về thực chất thì bộ máy
hành chính nhà nước chính là bộ máy làm dịch vụ cho dân.
Tiểu luận môn Chính trị học so sánh

Trang 24


Cơ chế kiểm soát quyền lực lập pháp và hành pháp trong hệ thống chính trị của Mỹ và Nhật Bản hiện nay

Đội ngũ công chức hành chính phải đồng bộ, mang tính chuyên nghiệp cao.
Cần tạo ra một cơ chế khả thi và hiệu quả thực tế để chống lại tình trạng quan liêu,
sách nhiễu dân, tham nhũng của dân trong đội ngũ này.
Xây dựng cơ quan hoạch định chính sách: cơ quan này có nhiệm vụ xây
dựng chính sách quốc gia. Thành phần của nó gồm các thành viên cao cấp của
Đảng, Chính phủ, Quốc hội; giúp việc cho cơ quan này là các chuyên gia lớn trong
các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, giáo dục, y tế v.v..của các ban,
ngành, lĩnh vực trên khắp đất nước. Việc làm này sẽ khắc phục được tình trạng một
chính sách được Chính phủ soạn thảo phải đưa ra hỏi ý kiến của nhiều cơ quan
khác nhau, vừa lãng phí vừa kém chất lượng.

Mở rộng quyền tự do thông tin, đảm bảo thông tin hai chiều giữa Nhà nước
và nhân dân; bảo đảm cho nhân dân có thể nắm hoạt động của hệ thống cơ quan
nhà nước, của đội ngũ cán bộ, công chức trong việc thực thi quyền lực nhà nước.
Đây là tiêu chí và là một điều kiện quan trọng của việc thực hiện dân chủ.
Xây dựng Chính phủ điện tử không chỉ là công cụ để bộ máy chính phủ vận
hành tốt, làm thông suốt mạch máu thông tin trong mọi cơ quan nhà nước, mà còn
là điều kiện hữu hiệu của việc giám sát và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan
này và cơ quan khác trong toàn hệ thống công quyền và nhân dân cả nước.

Tiểu luận môn Chính trị học so sánh

Trang 25


×