1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC
****** @ ******
PHẠM THỊ TH
VAI TRỊ CỦA PHỤ NỮ
TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở CƠ SỞ
(Nghiên cứu trường hợp xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định).
LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC
Hà Nội, 2004
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC
****** @ ******
PHẠM THỊ TH
VAI TRỊ CỦA PHỤ NỮ
TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở CƠ SỞ
(Nghiên cứu trường hợp xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định).
LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC
MÃ SỐ 5.01.09
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ THỊ QUÝ
Hà Nội, 2004
5
CHỮ VIẾT TẮT
BCT
: Bộ Chính trị
BCH HPN
: Ban chấp hành hội phụ nữ
CNH- HĐH
: Cơng nghiệp hố, hiện đại hố.
GS
: Giáo sư
HĐND
: Hội đồng nhân dân
HTCT
: Hệ thống chính trị
HTX
: Hợp tác xã
Nxb
: Nhà xuất bản
LHPN
: Liên hiệp phụ nữ
TS
: Tiến sỹ
Tr
: Trang
UBND
: Uỷ ban nhân dân
XHCN
: Xã hội chủ nghĩa
[32.25]
: Trích trang 25 của tài liệu tham khảo số 32
trong danh mục tài liệu tham khảo
6
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
Chữ viết tắt
3
4
Mục lục
5
Phần 1: Phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
7
7
10
3. Đóng góp của đề tài
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
12
12
5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
12
13
7. Phương pháp nghiên cứu
8. Kết cấu luận văn
14
15
Phần 2: Phần nội dung
18
Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp luận
1.1. Những khái niệm cơ bản
1.2. Cơ sở lý luận
1.3. Phương pháp luận
18
18
25
30
Chương 2: Vai trò của phụ nữ trong hệ thống chính trị ở Việt
31
Nam hiện nay
2.1. Nhận thức chung về vai trị, vị trí của phụ nữ.
2.1.1.Phụ nữ nguồn nhân lực quan trọng
2.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà
31
31
35
nước về vai trò của phụ nữ trong hệ thống chính trị.
2.2. Sự thay đổi hệ giá trị chuẩn mực về vai trò của phụ nữ trong
lãnh đạo, quản lý (từ sau cách mạng tháng Tám, 1945).
2.3. Sự tham gia của phụ nữ trong tương quan với nam giới trong
42
46
hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay.
Chương3: Vai trò của phụ nữ trong hệ thống chính trị ở cơ sở
59
7
qua nghiên cứu trường hợp xã Liên Minh, Vụ Bản, Nam Định.
3.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu
3.2. Sự tham gia và vai trò của phụ nữ trong hệ thống chính trị ở
59
62
xã Liên Minh.
3.2.1. Sự tham gia của nữ cán bộ xã Liên Minh
62
3.2.2.Vai trò của nữ cán bộ trong hệ thống chính trị của xã
3.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ trong hệ
thống chính trị cơ sở.
3.3.1. Đường lối, chính sách bình đẳng giới
69
74
74
3.3.2. Gia đình, cơ quan, cộng đồng,
3.3.3. Một số vấn đề thuộc về cá nhân người phụ nữ.
3.4. Những hệ quả kinh tế - xã hội của sự gia tăng vai trị của phụ
nữ trong hệ thống chính trị ở cơ sở.
79
95
102
3.4.1. Hệ quả đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và hoạt
động của hệ thống chính trị của cả nước nói chung và ở cơ sở nói
102
riêng.
3.4.2. Hệ quả đối với gia đình
104
3.4.3. Hệ quả đối với phụ nữ
104
Phần 3: Kết luận và một số khuyến nghị
1. Kết luận
2. Một số khuyến nghị
109
109
110
Phụ lục
- Phụ lục 1: Danh sách phụ nữ lãnh đạo được phỏng vấn
(Kết quả khảo sát của tổ chức ESCAP (tổ chức của Liên hợp quốc
về kinh tế-xã hội của Châu Á) do PGS.TS. Lê Thị Quý cùng tham
gia nghiên cứu năm 2000).
- Phụ lục 2: Đề cương phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm tập
trung.
113
113
- Phụ lục 3: Danh sách các trường hợp phỏng vấn sâu
119
- Phụ lục 4: Phụ nữ Nhật: Động lực phục hồi kinh tế bị bỏ quên.
121
- Phụ lục 5: Phụ nữ lãnh đạo tốt hơn đàn ông? (theo Vnexpress)
122
114
8
Danh mục tài liệu tham khảo
123
9
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hệ thống chính trị ở cơ sở có một vị trí, vai trị đặc biệt quan trọng
trong hệ thống chính trị của một quốc gia. Cơ sở xã, phường, thị trấn là nơi
tuyệt đại bộ phận nhân dân cư trú, sinh sống. Hệ thống chính trị ở cơ sở là nơi
tổ chức, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách và là nơi kiểm
định tính đúng đắn của mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước. Hệ thống chính trị ở cơ sở là cầu nối trực tiếp đưa nghị quyết của
Đảng vào cuộc sống, là nơi cung cấp cơ sở thực tiễn sát hợp nhất để đưa cuộc
sống vào nghị quyết. Đồng thời, hệ thống chính trị ở cơ sở cũng là nơi phát
huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, huy động
mọi khả năng để phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng
dân cư. [104. 6, 125]
Xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực
và hiệu quả cao đang là một yêu cầu bức thiết ở nước ta hiện nay. Vấn đề đổi
mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở là một trong những chủ
đề quan trọng được đặt ra trong Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khoá IX vừa qua. Một trong những yếu tố quyết định
chất lượng của hệ thống chính trị ở cơ sở là trình độ chính trị, chun mơn,
lãnh đạo và quản lý của đội ngũ cán bộ thuộc hệ thống chính trị ở cơ sở. Để
nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ này thì yếu tố giới, sự bình
đẳng giới, sự tham gia của phụ nữ trong hệ thống chính trị có vai trị rất quan
trọng.
Một trong những quyền cơ bản của phụ nữ là quyền tham gia lao động
xã hội và quản lí xã hội. Quyền lợi này xuất phát từ nhu cầu chiến lược giới
của phụ nữ. Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã trói buộc người phụ nữ ở vị
thế thấp kém trong gia đình nên nhu cầu tham gia lao động và quản lí xã hội
trở nên bức xúc đối với họ. Đáp ứng nhu cầu này cũng là đáp ứng địi hỏi của
tồn xã hội với cơng cuộc giải phóng con người trong đó có vấn đề giải phóng
năng lực của phụ nữ cho sự nghiệp cơng nghiệp hố - hiện đại hoá và phát
10
triển đất nước. Với số lượng chiếm một nửa nhân loại, phụ nữ đã và đang có
những đóng góp to lớn cho sự sinh tồn và phát triển của nhân loại. Chính vì
thế mà phụ nữ cần phải tham gia vào lãnh đạo và quản lý. "Tại diễn đàn toàn
cầu dành cho các nhà lãnh đạo chính trị là phụ nữ, các đại biểu khẳng định
rằng nếu thế giới muốn xã hội khơng có xung đột vũ trang, khơng có bạo lực,
khơng có người nghèo, khơng có tham nhũng cần có sự tham gia của phụ nữ
vào lãnh đạo và quản lý" [32.25]. Việc phụ nữ tham gia vào công tác lãnh
đạo, quản lý là biểu hiện sinh động cho khả năng và cơ hội làm chủ xã hội
của giới nữ. Đó cịn là thước đo mức độ cơng nhận và đánh giá của xã hội đối
với vị trí, vai trị cũng như trình độ và năng lực quản lý của người phụ nữ.
Hơn 15 năm đổi mới (từ năm 1986), Việt Nam đã đạt được những
thành tựu quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng
chủ nghĩa xã hội, trong đó vấn đề nâng cao địa vị của phụ nữ đã được Đảng
và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Vai trò của phụ nữ trong hoạt động kinh tế xã hội nói chung và trong hệ thống chính trị ngày càng được khẳng định. Tuy
nhiên, trên thực tế cho thấy vẫn còn những bất cập giữa ý thức và hành động
thực tiễn, điều đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị
nói chung và hệ thống chính trị ở cơ sở nói riêng.
Số lượng phụ nữ làm lãnh đạo ở Việt Nam chiếm một tỷ lệ khá khiêm
tốn trong lực lượng lao động. Hiện nay có sự chưa cân đối giữa nam và nữ
trong bộ máy quản lý nhà nước, đặc biệt là ở cấp cơ sở. Số lượng phụ nữ tham
gia lãnh đạo, quản lý cịn q ít. Vị thế, vai trị của phụ nữ trong hệ thống
chính trị chưa được đánh giá đúng. Những đóng góp và năng lực của phụ nữ
chưa được xác định và huy động...Phụ nữ tham gia trong ban chấp hành Đảng
uỷ các cấp mới chỉ đạt tỷ lệ 10-11%. Tỷ lệ nữ ở vị trí chủ chốt (bí thư, phó bí
thư, uỷ viên thường vụ) chỉ đạt từ 3-8%. Tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo trong
chính quyền ở các cấp Trung ương đạt tỷ lệ từ 7-11% đối với cấp bộ trưởng,
thứ trưởng, 12-13 % đối với cấp vụ trưởng, vụ phó. Cịn ở cấp địa phương, tỷ
lệ nữ trong UBND các cấp chỉ đạt 5-7% và nữ chủ tịch, phó chủ tịch chỉ đạt
2-4%. Tỷ lệ nữ đại biểu HĐND khố 1999-2004 cịn thấp: đạt 22,5% cấp tỉnh,
11
20,7% cấp quận/ huyện và 16,62% cấp xã/ phường [28. 2, 3]. Và tỷ lệ nữ đại
biểu HĐND khoá 2004 - 2009 đạt 23,83% cấp tỉnh, 23,22% cấp quận/ huyện
và 20,1% cấp xã/ phường (báo Quân đội nhân dân, số 15506, thứ 3 ngày 296-2004).
Tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan của Đảng và Nhà
nước, các tổ chức, đoàn thể thấp, báo trước nguy cơ thiếu hụt tiếng nói đại
diện của gần 50% nguồn nhân lực khi soạn thảo chính sách, làm cho các
chính sách khó đi vào lịng đại bộ phận nhân dân và sẽ làm giảm tính khả thi
của chính sách. Đó là một thực tế và thực tế đó cần được nghiên cứu một cách
nghiêm túc để tìm ra giải pháp khắc phục hữu hiệu.
Đã có một số cơng trình nghiên cứu về vấn đề giới trong quản lý nhà
nước, vai trò của phụ nữ trong quản lý, lãnh đạo... nhưng chưa có cơng trình
nghiên cứu chun sâu về vai trị của phụ nữ trong hệ thống chính trị nói
chung và hệ thống chính trị ở cơ sở nói riêng. Nghiên cứu vấn đề giới và bình
đẳng giới hiện nay chủ yếu tập trung đề cập đến phụ nữ, vai trò của phụ nữ...
mà chưa đặt trong tương quan với nam giới và chưa tính đến yếu tố hiệu quả
của tương quan này. Nghiên cứu về vấn đề này còn bỏ ngỏ, luận cứ khoa học
cịn ít.
Tơi chọn ngẫu nhiên xã Liên Minh thuộc huyện Vụ Bản, Nam Định để
nghiên cứu về vấn đề này. Liên Minh khơng có nhiều khác biệt so với các xã
khác ở Việt Nam. Hệ thống chính trị cơ sở ở đây rất mất cân đối về giới. Tỷ lệ
phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý rất thấp. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến
thực trạng này, vai trị của phụ nữ trong hệ thống chính trị ở xã Liên Minh
được đánh giá như thế nào? Phụ nữ xã Liên Minh bị những yếu tố nào cản trở
việc tham gia vào hệ thống chính trị? Và vai trị của phụ nữ trong hệ thống
chính trị của xã Liên Minh có ảnh hưởng như thế nào tới chất lượng, hiệu quả
hoạt động của hệ thống chính trị và đời sống kinh tế - xã hội - văn hoá của xã
Liên Minh?
Để trả lời các câu hỏi trên, tơi nhận thấy tìm hiểu về vai trị của phụ nữ
trong hệ thống chính trị ở cơ sở là một nhiệm vụ rất cần thiết. Do đó, tơi chọn
12
đề tài : “Vai trò của phụ nữ trong hệ thống chính trị ở cơ sở (nghiên cứu
trường hợp tại xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định)” làm luận văn
tốt nghiệp của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về giới là một lĩnh vực khá mới ở Việt Nam. Vài năm trở
lại đây, các nghiên cứu về giới được tiến hành dưới nhiều góc độ khoa học
khác nhau đã góp phần nâng cao nhận thức của xã hội về vấn đề giới và bình
đẳng giới trên mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực quản lý. Trong phạm vi
nghiên cứu của luận văn, tơi chưa có điều kiện tìm hiểu hết những cơng trình
nghiên cứu liên quan đến vấn đề giới, vai trò của phụ nữ trong hệ thống chính
trị. Tơi chỉ xin nêu ra một số cơng trình nghiên cứu sau:
Cơng trình “Phụ nữ tham gia lãnh đạo quản lí” - do Trung tâm nghiên
cứu khoa học lao động nữ thực hiện, xuất bản tại Nxb Chính trị quốc gia năm
1997. Tác phẩm là sự tổng hợp các tham luận tại cuộc hội thảo “Nâng cao
năng lực quản lí của phụ nữ trong cơ chế thị trường”. Tác phẩm đã phân tích
tác động của cơ chế thị trường tới việc tham gia lãnh đạo của phụ nữ, từ đó
gợi ý những giải pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của phụ nữ. Nhưng
các tác giả chưa đề cập hết những tác động tới phụ nữ lãnh đạo xuất phát từ
các thiết chế xã hội khác.
Một nhà nghiên cứu khác cũng quan tâm tới vấn đề phụ nữ tham gia
lãnh đạo, nhưng ở một khía cạnh khác, đó là PGS. TS. Lê Thị Quý với cơng
trình "Một số khó khăn của phụ nữ làm lãnh đạo", đăng trên tạp chí Khoa học
về phụ nữ số 6/2001. Bài viết trình bày những khó khăn của phụ nữ làm lãnh
đạo do chính phụ nữ nêu ra, thơng tin lấy từ nghiên cứu định tính về "Vai trị
của phụ nữ trong chính quyền ở thành thị ở Việt Nam hiện nay" được tiến
hành với sự tài trợ của Uỷ ban Kinh tế - xã hội của Châu Á - Thái Bính
Dương -ESCAP thực hiện cuối năm 2000. Bài viết nêu ra những cản trở đối
với việc phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý là vì lý do phân biệt nam nữ, phụ
nữ không được coi trọng, không được tin tưởng, bị phân biệt đối xử, và vì
gánh nặng gia đình....
13
Một luận án tiến sỹ cũng đã đề cập đến vấn đề này, đó là luận án "Vai
trị của nữ cán bộ quản lý nhà nước trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại
hố" của Võ Thị Mai. Cơng trình đã được xuất bản thành sách, Nxb Chính trị
quốc gia, 2003. Tác giả biên soạn cuốn sách này dựa trên kết quả nghiên cứu
luận án tiến sỹ xã hội học về giới và nữ cán bộ quản lý trong hệ thống chính
quyền nhà nước. Tác giả đã phần nào làm rõ thực trạng và xu hướng biến đổi
vai trò nữ cán bộ quản lý nhà nước trong q trình cơng nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò, vị
thế của phụ nữ tham gia quản lý nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Tuy
nhiên, tác giả mới chỉ đề cập đến đối tượng là nữ cán bộ quản lý nhà nước
trong các cơ quan chính quyền, chứ chưa phân tích nữ cán bộ trong hệ thống
chính trị.
Cơng trình “Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trước thềm thế kỷ 21”
của tác giả Lê Thị Nhâm Tuyết, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, 2000, cũng
dành một phần trong đó nêu lên thực trạng phụ nữ tham chính. Tỷ lệ phụ nữ
lãnh đạo có chiều hướng giảm sút do cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ
quan. Nguyên nhân khách quan là việc chăm lo, bồi dưỡng cho lực lượng lao
động nữ chưa tốt, sự đánh giá của cấp trên đối với phụ nữ còn chưa đúng với
khả năng thực tế của họ ... Bên cạnh đó, nguyên nhân chủ quan là do phụ nữ
khơng thể hy sinh việc chăm sóc gia đình cho sự nghiệp phát triển xã hội
được.
Một cơng trình xã hội học của Trần Thị Vân Anh và Lê Ngọc Hùng
“Phụ nữ, giới và phát triển”, Nhà xuất bản phụ nữ, 2000 cũng đã sử dụng
hướng tiếp cận xã hội học về giới để đề cập tới sự bình đẳng giới trong chính
trị. Cụ thể, tác phẩm chứng minh phụ nữ là nhóm yếu thế so với nam giới
trong việc tham gia công tác lãnh đạo ở Việt Nam. Tác phẩm nêu ra những
thơng tin định tính và định lượng nhằm khẳng định các luận điểm về sự bất
bình đẳng giới đối với phụ nữ trong lãnh đạo các cấp.
Các tác giả nước ngoài đề cập rất nhiều đến vấn đề này, chẳng hạn như
cơng trình "Gender, readings and Resourcer for community Based natural
14
resources Management Researchers", Vol.1, Sam London, IDRC, 12, 1998.
Cơng trình này đã đề cập đến vị trí kinh tế - xã hội của phụ nữ trong tương
quan với nam giới, chứ khơng dừng lại ở việc mơ tả, giải thích hay động viên
phụ nữ khi bàn về vấn đề đưa phụ nữ vào hệ thống chính trị, đồng thời đi sâu
phân tích mối quan hệ về quyền lực, cơ hội tiếp cận các nguồn lực, tiếng nói
của phụ nữ và nam giới nhằm tìm ra cách thức, biện pháp giải phóng phụ nữ
trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và quản lý nhà nước.[63. 49]
3. Đóng góp của đề tài
- Về mặt lý luận: Đóng góp vào Lý thuyết xã hội học về giới, và xã hội
học quản lý khi nghiên cứu vị thế, vai trò của phụ nữ trong quản lý.
- Về mặt thực tiễn: Góp phần nâng cao nhận thức về vai trò của phụ nữ
và vấn đề giới trong hệ thống chính trị ở cơ sở, từ việc đề xuất các giải pháp,
góp phần nâng cao bình đẳng giới và chất lượng hoạt động của hệ thống chính
trị ở cơ sở.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu vai trị của phụ nữ trong hệ thống
chính trị ở xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định và những nhân tố
ảnh hưởng đến vai trị đó, từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao
vị thế, vai trò của phụ nữ nhằm nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở địa
phương, góp phần xây dựng bình đẳng giới.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Tìm hiểu vai trị của phụ nữ trong hệ thống chính trị của xã Liên Minh.
+ Tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến vai trị của phụ nữ trong hệ
thống chính trị ở cơ sở.
+ Tìm hiểu ảnh hưởng của vai trị phụ nữ tới hệ thống chính trị của xã
Liên Minh.
+ Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao vị thế, vai trị của phụ nữ,
tạo nên bình đẳng giới và nhằm nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở xã
Liên Minh và các địa phương khác.
15
5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của phụ nữ trong hệ thống chính trị ở
cơ sở.
- Khách thể nghiên cứu: Cán bộ nữ, cán bộ nam trong hệ thống chính trị
ở xã Liên Minh (cán bộ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn
thể, chồng của cán bộ nữ và nhân dân địa phương.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
+ Thời gian: từ tháng 4/2004 đến tháng 6/ 2004.
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp định tính làm phương pháp nghiên cứu.
Vì thực tế, tỷ lệ nữ lãnh đạo ở hệ thống chính trị xã Liên Minh cịn thấp, nên
phương pháp định tính là phương pháp phù hợp để tìm hiểu thơng tin sâu, đưa
ra một số phát hiện về nhóm khách thể và những nguyên nhân chính ảnh
hưởng tới vai trị lãnh đạo, quản lý của phụ nữ.
- Phỏng vấn sâu: 55 trường hợp, cụ thể cơ cấu mẫu như sau:
20 cán bộ nữ (1 nữ bí thư chi bộ thơn, 2 nữ trưởng thơn, 8 nữ bí thư
Đồn Thanh niên, 12 nữ cán bộ Hội phụ nữ)
20 cán bộ nam,
5 chồng cán bộ nữ,
10 người dân địa phương (5 nữ và 5 nam).
(Xem chi tiết tại phụ lục 3: Danh sách các trường hợp phỏng vấn sâu)
Luận văn có sử dụng kết quả phỏng vấn sâu trong đề tài "Vai trò lãnh
đạo của phụ nữ trong chính quyền thành thị" của tổ chức ESCAP (tổ chức
của Liên hợp quốc về kinh tế-xã hội của Châu Á) do tiến sỹ Lê Thị Quý phụ
trách phần Việt Nam, năm 2000, để so sánh. Nhóm chuyên gia đã phỏng vấn
sâu 15 đối tượng lãnh đạo các cấp từ Trung ương tới Tỉnh, Thành phố, Quận.
Cụ thể như sau : 02 lãnh đạo trong Quốc hội; 05 Phó chủ tịch Uỷ ban nhân
dân tỉnh, thành phố; 01 Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh; 01
Bí thư Quận uỷ; 01 Chủ tịch Hội phụ nữ tỉnh; 01 Trưởng ban dân vận tỉnh; 01
Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; 01 Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra Quận
16
uỷ; 01 Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận; 01 Phó chủ nhiệm Uỷ ban chăm
sóc trẻ em.
- Thảo luận nhóm tập trung: Đối tượng là các lãnh đạo xã, 1 cuộc,
gồm 10 người (1 nữ và 9 nam, vì trong số lãnh đạo xã chỉ có 1 phụ nữ): bí thư
Đảng uỷ xã, phó bí thư Đảng uỷ xã, phó Chủ tịch HĐND, phó Chủ tịch
UBND, trưởng cơng an xã, Chủ tịch Hội phụ nữ xã, bí thư đoàn thanh niên,
chủ tịch hội Cựu chiến binh, chủ tịch Mặt trận tổ quốc, Chủ tịch Hội Nơng
dân.
- Phân tích tài liệu: Tài liệu là các cơng trình, đề tài nghiên cứu,
sách, tạp chí... có liên quan đến đề tài của luận văn, và tài liệu địa phương
cung cấp.
7. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết.
7.1. Giả thuyết nghiên cứu.
- Vai trị của phụ nữ trong hệ thống chính trị là rất lớn. Nhưng ở xã
Liên Minh, vai trò của phụ nữ trong hệ thống chính trị đã và đang bị đánh giá
thấp.
- Ở xã Liên Minh, phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống
chính trị quá ít, và chủ yếu là tham gia hoạt động đồn thể (như Hội Phụ nữ,
đồn thanh niên, cơng tác dân số...), điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất
lượng và hiệu quả của hệ thống chính trị của xã.
- Trong điều kiện xã hội hiện nay, phụ nữ có nhiều cơ hội và cả những
thách thức mới trong việc tham gia vào các vị trí lãnh đạo, quản lý. Việc tham
gia vào hệ thống chính trị khơng chỉ phụ thuộc vào sự nỗ lực vươn lên của
bản thân phụ nữ mà còn chịu ảnh hưởng rất lớn bởi sự tác động từ gia đình và
cộng đồng.
7.2 Khung lý thuyết
Cá nhân
Mơi
trường
kinh tếvăn
hố- xã
hội
Gia đình
Cộng đồng
Hệ thống
Vai trị
của
phụ nữ
trong
hệ
Hiệu quả
hoạt động
của hệ
thống
chính trị ở
cơ sở và
bình đẳng
giới
17
- Biến số
Biến độc lập:
+ Nhóm biến về đặc điểm bản thân của khách thể khảo sát:Tuổi, giới,
trình độ học vấn, trình độ chính trị, quản lý, thời gian làm việc, chức vụ...
+ Nhóm biến về đặc điểm gia đình: Quy mơ gia đình, nghề nghiệp, thu
nhập, trình độ học vấn của chồng (vợ), số con...
+ Nhóm biến về mơi trường kinh tế- văn hoá- xã hội của địa phương:
Diện tích, dân số, giáo dục, y tế, kinh tế, chủ trương, chính sách về phụ nữ,
quan niệm của lãnh đạo địa phương và nhân dân về vị trí, vai trị của phụ nữ...
+ Đường lối, luật pháp, chính sách về phụ nữ của Đảng và Nhà nước.
Biến phụ thuộc
+Vai trò của phụ nữ trong hệ thống chính trị cơ sở của xã Liên Minh
- Vai trò lãnh đạo
- Vai trò tham mưu
- Vai trò chấp hành
Biến can thiệp:
+ Điều kiện kinh tế xã hội văn hoá của đất nước, sự chuyển đổi nền
kinh tế sang cơ chế thị trường
+ Bối cảnh thời đại: hội nhập, tồn cầu hố, đưa vấn đề giới vào phát
triển...
8. Kết cấu của luận văn
Phần 1: Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
3. Đóng góp của đề tài
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
18
5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
7. Phương pháp nghiên cứu
8. Kết cấu luận văn
Phần 2: Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp luận
1.1. Những khái niệm cơ bản
1.2. Cơ sở lý luận
1.3. Phương pháp luận
Chương 2: Vai trị của phụ nữ trong hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay
2.1. Nhận thức chung về vai trị, vị trí của phụ nữ.
2.1.1.Phụ nữ nguồn nhân lực quan trọng
2.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước về vai
trò của phụ nữ trong hệ thống chính trị.
2.2. Sự thay đổi hệ giá trị chuẩn mực về vai trò của phụ nữ trong lãnh đạo,
quản lý (từ sau cách mạng tháng 8/1945).
2.2.1. Định kiến giới - ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho giáo
2.2.2. Những quan niệm mới về vai trò của phụ nữ
2.3. Sự tham gia của phụ nữ trong tương quan với nam giới trong hệ thống
chính trị ở Việt Nam hiện nay.
Chương 3: Vai trò của phụ nữ trong hệ thống chính trị ở cơ sở qua nghiên
cứu trường hợp xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
3.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu
3.2. Sự tham gia và vai trị của phụ nữ trong hệ thống chính trị ở xã Liên
Minh.
3.2.1. Sự tham gia của nữ cán bộ xã Liên Minh
a. Tỷ lệ phụ nữ tham gia trong hệ thống chính trị của xã
b. Đặc điểm của nữ cán bộ xã Liên Minh
c. Hồn cảnh gia đình của nữ cán bộ xã Liên Minh
19
3.2.2.Vai trị của nữ cán bộ trong hệ thống chính trị của xã
a. Vai trò lãnh đạo
b. Vai trò tham mưu
c. Vai trò chấp hành.
3.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến vai trị của phụ nữ trong hệ thống chính trị
cơ sở.
3.3.1. Đường lối, chính sách bình đẳng giới
3.3.2. Gia đình, cơ quan, cộng đồng
3.3.3. Một số vấn đề thuộc về cá nhân người phụ nữ.
3.4. Những hệ quả kinh tế - xã hội của sự gia tăng vai trò của phụ nữ trong hệ
thống chính trị cơ sở.
3.4.1. Hệ quả đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và hoạt động của hệ
thống chính trị của cả nước nói chung và ở cơ sở nói riêng
3.4.2. Hệ quả đối với gia đình
3.4.3. Hệ quả đối với phụ nữ
Phần 3: Kết luận và một số khuyến nghị
1. Kết luận
2. Một số khuyến nghị
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
20
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP LUẬN
1.1. Những khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm vị thế xã hội
Vị thế xã hội là một dạng biểu hiện địa vị con người được hình thành
trong cơ cấu xã hội, phụ thuộc vào sự thẩm định, đánh giá của xã hội. Vị thế
xã hội được hiểu là chỗ đứng của một cá nhân trong xã hội và mối quan hệ
của cá nhân đó với người khác.
Vị thế xã hội của một cá nhân luôn gắn liền với những trách nhiệm và
quyền hạn nhất định của cá nhân đó.
Vị thế xã hội không chỉ được xác định một cách khách quan mà còn
theo ý nghĩa chủ quan. Theo Hyman: “Địa vị được xác định trên cơ sở nhận
thức của cá nhân đối với vị trí của bản thân so với người khác, nhất là so với
đồng nghiệp, bạn bè, người láng giềng của cá nhân đó” [15.164] .Đặc trưng
quan trọng của vị thế bao hàm sự xét đoán, ước lượng, phê phán bởi người
khác và cả sự tự ý thức của bản thân.
Vị thế xã hội còn là giá trị, mức độ đánh giá uy tín của một cộng đồng
người hay toàn xã hội đối với một cá nhân cụ thể. Thực tế trong xã hội, có
người có điều kiện để thăng tiến nên vị thế xã hội của họ cao hơn so với
những người gặp những hoàn cảnh bất lợi. Vị thế tạo cho con người ta những
khả năng khác nhau.
Thơng thường, đối với mỗi cá nhân có rất nhiều vị thế xã hội khác nhau
nhưng vị thế nghề nghiệp là quan trọng nhất. Nó là vị thế chủ đạo, có vai trị
quyết định đối với việc xác định những đặc điểm của cá nhân.
1.1.2. Khái niệm vai trò
Theo Robertson: Vai trò là một tập hợp các chuẩn mực, hành vi, nghĩa
vụ và quyền lợi gắn với một vị thế nhất định.
Theo J.H.Fighter: Vai trò là sự phối hợp và tương tác qua lại của các
khuôn mẫu được tập trung thành một nhiệm vụ xã hội.
21
Nói cách khác vai trị là những hành động, hành vi ứng xử những
khuôn mẫu tác phong mà xã hội chờ đợi hay địi hỏi ở một người hay một
nhóm xã hội nào đó phải thực hiện trên cơ sở vị thế xã hội của họ. Như vậy,
vai trò là tập hợp những hành vi, khuôn mẫu tác phong mà xã hội đòi hỏi cá
nhân phải thực hiện phù hợp với vị thế của họ.
Định nghĩa trên đề cập tới khái niệm vị thế xã hội. Trong quan hệ giữa
vai trị và vị thế thì vị thế qui định vai trò. Vị thế nào, vai trò ấy. Cũng như
trong Nho giáo có chuẩn mực “chính danh”. Vị thế là một khái niệm trừu
tượng mà biểu hiện cụ thể của vị thế là tập hợp vai trị. Vai trị chính là mặt
động của vị thế xã hội vì vị thế thuộc phạm trù cấu trúc, còn vai trò thuộc
phạm trù hành động.
Vai trò xã hội được phân theo nhiều loại: Vai trò đơn giản, vai trò phức
tạp, vai trò chỉ định, vai trò lựa chọn. Tuỳ mức độ cao hay thấp của giá trị xã
hội mà có những vai trị cao, hoặc thấp khác nhau. Trong phức hợp vai trò của
một người, ln nổi lên vai trị then chốt, vai trị then chốt này khơng cố định,
bất biến mà có thể thay đổi theo thời gian.
Trong giới hạn luận văn, tác giả sử dụng khái niệm “vai trò của phụ nữ
trong hệ thống chính trị cơ sở ” là tập hợp các vai trò mà người phụ nữ đảm
nhận phù hợp với vị thế lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở cơ sở, đó
là vai trị lãnh đạo, vai trò tham mưu, vai trò chấp hành.
Căng thẳng và xung đột vai trò
Căng thẳng vai trò xảy ra khi cá nhân thấy rằng sự trơng đợi của một
vai trị khơng thích hợp và họ khó khăn trong việc thực hiện vai trị đó, nhất là
những vai trị được nhiều người mong đợi, kỳ vọng quá nhiều vào vai trò mà
cá nhân đóng.
Xung đột vai trị xảy ra khi cá nhân cùng một lúc chiếm giữ hai hay
nhiều địa vị và khi cá nhân tham gia nhiều nhóm xã hội khác nhau, họ phải
đáp ứng những mong đợi của những nhóm xã hội khác nhau, nhiều khi những
trơng đợi đó xung đột với nhau về lợi ích.
22
Chẳng hạn, xung đột “vai trò kép” của nữ cán bộ, tức là giữa vai trò
người cán bộ trong cơ quan với vai trò người vợ, người mẹ hay người con
trong gia đình. Muốn thực hiện tốt cả hai vai trị, địi hỏi họ phải điều hồ và
giải quyết tốt xung đột, căng thẳng vai trị. Nếu khơng, chính họ là người phải
chịu mọi hậu quả của những xung đột vai trị, điều mà xã hội khơng mong
muốn.
1.1.3. Khái niệm hệ thống chính trị ở cơ sở
Cơ sở
Theo Nghị quyết Trung ương 5, khố IX, cơ sở nói ở đây là xã,
phường, thị trấn. Cấp cơ sở là cấp thấp nhất của hệ thống chính quyền bốn
cấp của nước ta. Nhưng đó cũng là cấp rộng nhất, đơng đảo nhất. Vị trí quan
trọng của nó được quyết định bởi ba điều sau:
- Cơ sở là địa bàn cư trú của dân. Hiện nay, 79 triệu dân của cả nước cư
trú tại 10.538 đơn vị cơ sở, gồm 8497 xã, 565 thị trấn, 1026 phường.
- Cơ sở là cấp chấp hành, là cầu nối trực tiếp của tồn bộ hệ thống
chính trị với dân, là nơi mà mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,
muốn đến dân đều phải qua nó.
- Cơ sở là nơi quyền dân chủ trực tiếp của dân được thực hiện rộng rãi
(các hình thức tự quản) và quyền dân chủ đại diện (thông qua HĐND và
UBND) được phát huy, nơi thể hiện trực tiếp khối đại đồn kết tồn dân
(thơng qua mặt trận và các đoàn thể nhân dân) và là nơi bảo đảm sự vững
mạnh của chế độ cả về chính trị, kinh tế, văn hố và quốc phịng an ninh.
Hệ thống chính trị là khái niệm thường dùng để chỉ hệ thống các tổ
chức chính trị xã hội trong xã hội ta; nói một cách khác là một cơ cấu của các
lực lượng chính trị được tổ chức có tính hệ thống quyết định tồn bộ hoạt
động của bộ máy chính trị nước ta. Hệ thống đó bao gồm ba thành tố, hay là
ba bộ phận: Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đồn thể. Mỗi bộ phận trong hệ
thống đó đều có chức năng riêng và cùng vận hành trong cơ chế tổng thể của
chế độ ta - cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.
23
Phạm vi đề tài nghiên cứu hệ thống chính trị ở xã Liên Minh bao gồm:
Tổ chức Đảng, tổ chức chính quyền, tổ chức Mặt trận và các đồn thể, (gồm
cả trưởng thơn, xóm, chi hội trưởng chi hội phụ nữ, bí thư chi bộ .... mọi đối
tượng làm cơng tác Đảng, chính quyền, đồn thể).
Đặc điểm của hệ thống chính trị ở cơ sở [104.105]
1. Cấp thấp nhất của HTCT Việt Nam thực hiện việc quản lý tương đối
toàn diện song có bộ máy đơn giản nhất.
2. Cấp gần dân nhất, mang tính nhân dân rõ nhất và cán bộ chủ chốt
hoàn toàn phụ thuộc vào lá phiếu trong các kỳ bầu cử.
3. Là cấp có đội ngũ cán bộ khơng chun nghiệp và ít được đào tạo
nhất (ngay cả đội ngũ chun mơn của UBND thì 87% chưa qua đào tạo
chun mơn)
4. Là cấp mà trình độ văn hố, trình độ lý luận và chun mơn thấp
nhất (6,2% cán bộ chủ chốt, 10,2% đại biểu HĐND, 5,6% thành viên UBND,
4,7% cán bộ chun mơn có trình độ văn hố cấp III).
5. Là cấp mà chi phí của nhà nước tính trên đầu cán bộ thấp nhất.
6. Là cấp mà hiệu quả của HTCT phụ thuộc nhiều vào cá nhân lãnh đạo
7. Là cấp mà quan hệ dòng họ, văn hố ứng xử truyền thống có ảnh
hưởng đáng kể tới hiệu quả của HTCT.
Là một hệ thống tổ chức gồm nhiều yếu tố hợp thành và nhiều cấp độ
khác nhau, nghiên cứu và tiếp cận hệ thống chính trị cơ sở đòi hỏi phải quán
triệt các quan điểm cơ bản của lý luận khoa học xã hội Mác xít và các lý
thuyết xã hội học, mà trước hết phải kể đến quan điểm hệ thống và quan điểm
lịch sử cụ thể. Quan điểm hệ thống khi nghiên cứu về hệ thống chính trị cấp
xã địi hỏi phải nhìn nhận nó như một thực thể trong hệ thống chính trị quốc
gia, có mối quan hệ hữu cơ với nhiều thành tố khác bên trong và ngồi hệ
thống đó. Bên cạnh đó, quan điểm lịch sử cụ thể địi hỏi phải xem xét hệ
thống chính trị cấp xã trong bối cảnh nông thôn nước ta hiện nay, cho dù đã
24
có những tiến bộ trong hơn một thập niên đổi mới, song về cơ bản vẫn còn
nghèo nàn lạc hậu, đời sống kinh tế và dân trí vẫn cịn thấp.
Từ cách tiếp cận xã hội học, hệ thống chính trị cấp xã, ngoài việc hoàn
thành những chức năng nhiệm vụ được ghi trong các văn bản pháp lý, phải xử
lý và điều hồ lợi ích của các nhóm dân cư địa phương rất khác nhau, trong
đó có các nhóm "yếu thế", các nhóm "có lợi thế", và nhiều nhóm lợi ích khác
nhau trong khuôn khổ pháp luật. Việc hệ thống chính trị cơ sở có ổn định
vững chắc hay khơng, có hồn thành các chức năng nhiệm vụ hay khơng và
hoàn thành ở mức độ như thế nào sẽ phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố như:
trình độ phát triển kinh tế xã hội, trình độ dân trí, mức sống, đặc điểm lịch sử
và truyền thống văn hoá của địa phương, trình độ chính trị, chun mơn lãnh
đạo và quản lý của đội ngũ cán bộ thuộc hệ thống chính trị cơ sở, và tất nhiên,
còn phụ thuộc cả vào các tác nhân khác thuộc môi trường thể chế vĩ mô.
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của hệ thống chính trị cơ
sở là cần thiết để góp phần nhận diện thực trạng và những vấn đề mà hệ thống
này đang phải trải nghiệm. Từ góc độ xã hội học, nghiên cứu chủ đề này có
thể được thực hiện theo nhiều hướng, bằng nhiều phương pháp, trong đó có
việc tiến hành điều tra khảo sát, lấy ý kiến công dân nhằm thu thập các ý kiến,
nhận định, đánh giá của người dân về các yếu tố và hoạt động của hệ thống
trong bối cảnh hiện thực.
1.1.4. Khái niệm giới và tương quan giới.
Giới là khái niệm để chỉ mối quan hệ xã hội giữa nam và nữ và cách
thức quan hệ đó được xây dựng trong xã hội. Giới biểu hiện dưới ba hình
thức: biểu hiện bằng tính cách và phẩm chất, biểu hiện bằng tư tưởng và sự
phân công lao động giữa nam và nữ. Vai trị giới được xác định theo văn hố,
khơng theo khía cạnh sinh học và có thể thay đổi theo thời gian bởi những tác
động bên ngoài, biến đổi theo các xã hội và các vùng khác nhau. Thực tế, từ
khi sinh ra chúng ta khơng có ngay những đặc tính giới mà chúng ta học
những đặc tính giới từ gia đình, xã hội và nền văn hố.
25
Giới thể hiện các đặc trưng của những quan hệ xã hội giữa nam và nữ
cho nên rất đa dạng. Quan hệ giới luôn luôn biến đổi cùng với xã hội và các
yếu tố xã hội như: chính trị, kinh tế, văn hoá, phong tục, tập quán...Các quan
niệm, hành vi, chuẩn mực xã hội là hồn tồn có thể thay đổi được. Quan
niệm cho rằng các công việc “bếp núc” là “thiên chức” của phụ nữ đã được
xem xét lại và đang bị phê phán. Phụ nữ ngày nay, ngoài chức năng tham gia
sản xuất, làm kinh tế, chăm sóc và ni dạy con cái trong gia đình, họ cịn
phải thực hiện các chức năng quan trọng khác liên quan đến vai trị xã hội
rộng lớn hơn, trong đó có vai trị lãnh đạo, quản lý. Luận văn phân tích vai trị
của phụ nữ trong hệ thống chính trị ở cơ sở trong tương quan về vai trò với
cán bộ nam.
Tương quan giới
Tương quan là có quan hệ qua lại với nhau. Tương quan giới là mối
quan hệ qua lại giữa nam và nữ, sự tác động ảnh hưởng lẫn nhau giữa nam và
nữ.
1.1.5. Khái niệm lãnh đạo, quản lý
Lãnh đạo:
Theo khoa học về quản lí, lãnh đạo của chủ nghĩa Mác -Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, lãnh đạo là sự định hướng chung cho cộng đồng cùng
sống hay cùng có một sự liên kết với nhau theo một mục tiêu nhất định; là
việc tổ chức thực hiện các đường lối, chủ trương đã xác định nhằm đạt được
mục tiêu đề ra.
Theo TS. Vũ Hào Quang trong cuốn Xã hội học quản lý, thì "Lãnh đạo
là những tác động có ý thức của chủ thể quản lý vào đối tượng bị quản lý trên
cơ sở phát huy một cách tối đa những năng lực của cấp dưới nhằm đạt tới
hiệu quả cao nhất những mục tiêu của tổ chức" [77.251].
Lãnh đạo là một khoa học nhưng cũng là một nghệ thuật. Khoa học ở
chỗ người làm lãnh đạo phải có tri thức về lĩnh vực chun mơn mà mình
lãnh đạo. Đồng thời, họ phải có tri thức khoa học về con người, về xã hội.
Nghệ thuật ở chỗ, đối tượng của lãnh đạo là con người với những mối quan hệ
26
xã hội của nó nên người lãnh đạo phải khéo léo, nhanh nhạy tập trung giải
quyết hài hoà các mối quan hệ theo hướng có lợi nhất. Ở khía cạnh này, lãnh
đạo được xem là nghệ thuật hoàn thiện con người. Trong khuôn khổ luận văn,
khái niệm lãnh đạo bao hàm cả khái niệm quản lí với nội hàm là: Sự tác động
có mục đích đến những tập thể con người nhằm định hướng, tổ chức và
phối hợp hoạt động của họ.
Quản lý
Có nhiều cách hiểu khác nhau về quản lý. Theo từ điển Webter thì quản
lý là tổ chức, lãnh đạo các nguồn lực nhằm đạt được kết quả mong muốn.
Pierre.G.Bergeron định nghĩa về quản lý rõ ràng hơn, nhấn mạnh đến chức
năng cơ bản của quản lý: “Quản lý là hành động của việc lập kế hoạch, tổ
chức, lãnh đạo và kiểm tra hoạt động của các thành viên trong một tổ chức để
thực hiện các mục tiêu của tổ chức đó”. Nói theo cách dễ hiểu, quản lý chính
là “bắt người khác làm” và “bảo đảm cho mọi việc được làm”, là “đưa những
người khác vào khuôn khổ cho họ thực hiện được những cái mà họ phải làm”.
Như vậy, quản lý được hiểu theo nhiều cách khác nhau như (năng lực
dẫn dắt, tổ chức, điều hành, lập kế hoạch, ......) nhưng chung quy quản lý vừa
là một khoa học, vừa là một nghệ thuật, đồng thời là một nghề dẫn dắt một
nhóm người đạt được mục đích, mục tiêu của tổ chức. Quản lý là sự tác động
của chủ thể quản lý (nhà quản lý) đến đối tượng quản lý nhằm đạt được mục
tiêu đề ra của tổ chức.
Quản lý là sự tác động có kế hoạch, sắp xếp tổ chức, chỉ huy, điều
khiển, hướng dẫn, kiểm tra các chủ thể quản lý (cá nhân hay tổ chức, đối với
quá trình xã hội và hoạt động của con người) để chúng phát triển phù hợp với
quy luật, đạt tới mục đích đề ra của tổ chức và đúng với ý chí của nhà quản lý
với chi phí thấp nhất. Quản lý là phương thức tốt nhất để đạt được mục tiêu
chung của nhóm người, một tổ chức, một cơ quan hay nói rộng hơn là một
nhà nước.
27
Phân biệt khái niệm lãnh đạo và quản lý:
Lãnh đạo thường giải quyết những vấn đề có tính tổng thể cịn quản lý
thường giải quyết vấn đề có tính cụ thể. Trong cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà
nước quản lý, nhân dân làm chủ”, thì chức năng lãnh đạo tổng quát của Đảng
là định ra đường lối, chủ trương lãnh đạo tổ chức, thực hiện đường lối, chủ
trương thông qua hệ thống chính trị nói chung và Nhà nước nói riêng. Còn
chức năng quản lý của Nhà nước là đề ra đạo luật, chính sách thuộc phạm vi
của Nhà nước theo tinh thần các nghị quyết của Đảng, đồng thời tổ chức thực
hiện có hiệu quả về kinh tế, văn hố, an ninh, quốc phịng và đối ngoại theo
đường lối, chủ trương của Đảng.
1.2. Cơ sở lý luận
Luận văn sử dụng hai hướng tiếp cận chính là tiếp cận nghiên cứu về
giới và tiếp cận xã hội học.
Tiếp cận về giới:
Khoa học nghiên cứu về giới đề cập tới bốn loại vai trò của giới: Hoạt
động tái sản xuất, sản xuất, tham gia hoạt động tập thể và các hoạt động quản
lý cộng đồng. Cả nam và nữ đều có những vai trò trên trong quan hệ với nhau
và quan hệ với cộng đồng. Tuy nhiên, sự đảm nhận các vai trò này giữa nam
và nữ khác nhau trong từng điều kiện xã hội - lịch sử cụ thể. Chính vì phụ nữ
và nam giới có các vai trị khơng giống nhau nên họ có các nhu cầu khác
nhau. Các nhu cầu này được phân thành hai loại nhu cầu:
+ Nhu cầu thực tế của giới: Là những nhu cầu do phụ nữ và nam giới
xác định trong vị trí đã được xã hội thừa nhận của họ, nó thách thức sự phân
công lao động theo giới đáp ứng nhu cầu cần thiết trước mắt của cả hai giới
trong từng hồn cảnh cụ thể và có liên quan đến điều kiện sống như cung cấp
nước, y tế, việc làm...
+ Nhu cầu chiến lược của giới: Phản ánh yêu cầu thay đổi mối quan hệ
về quyền lực và kiểm soát hiện có giữa nam giới và phụ nữ. Các nhu cầu
chiến lược của phụ nữ xuất phát từ yêu cầu về việc thay đổi vai trò phụ thuộc
của họ với nam giới trong xã hội.