Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tieu luan hoat dong xay dung phap luat cua chinh phu ta hien nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.44 KB, 24 trang )

Mục lục
A - Mở đầu...............................................................................2
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................
2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.....................................
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài..................................
4. Phơng pháp nghiên cứu của đề tài..............................
5. Kết cấu của đề tài.......................................................
B - Nội dung..............................................................................4
Chơng 1 Những vấn đề lý luận cơ bản..............................4
1.1. Khái niệm hoạt động xây dựng pháp luật.................
1.2. Tính tất yếu khách quan của hoạt động xây
dựng pháp luật................................................................
Chơng 2 Thực trạng hoạt động xây dựng pháp luật của
Chính phủ ở nớc ta trong giai đoạn hiện nay.......................7
2.1. Những thành tựu chủ yếu.........................................
2.2. Những hạn chế và tồn tại...........................................
2.3. Nguyên nhân của thành tựu và hạn chế.................
Chơng 3 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lợng hoạt
động xây dựng pháp luật của Chính phủ ở nớc ta trong giai
đoạn hiện nay....................................................................16
C - Kết luận............................................................................20
Danh mục tài liệu tham khảo................................................23


A - Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với việc đề ra đờng lối đẩy mạnh công cuộc đổi
mới toàn diện đất nớc, đa nớc ta vào thời kỳ phát triển mới thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập
quốc tế và khu vực, để đáp ứng yêu cầu tăng cờng quản lý
nhà nớc theo pháp luật và xây dựng nhà nớc pháp quyền Việt
Nam xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã sớm có chủ trơng đổi mới


và tăng cờng, nâng cao chất lợng công tác xây dựng pháp
luật. Năm 1996, Quốc hội đã ban hành Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật, xác lập các chuẩn mực giá trị và quy
trình trong công tác này, trớc hết là trong việc soạn thảo và
thông qua các dự án luật và pháp lệnh, đánh dấu một bớc tiến
quan trọng trong đổi mới công tác xây dựng pháp luật của
Nhà nớc ta.
Kể từ khi thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật, mặc dù đạt đợc những thành tựu nhất định, nhất
là về tiến độ xây dựng luật, pháp lệnh nhng về cơ bản,
công tác soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh của Chính phủ
còn không ít hạn chế, bất cập trên các mặt, các giai đoạn
của quy trình xây dựng luật, pháp lệnh, làm ảnh hởng
không những đến tiến độ mà đặc biệt là chất lợng của các
dự án luật, pháp lệnh. Tình trạng chất lợng của các dự án,
pháp lệnh đã trực tiếp tác động tiêu cực đến tiến trình
đẩy mạnh công cuộc đổi mới và hội nhập của đất nớc.
Không chỉ phần lớn (trên 90%) các dự án luật, pháp lệnh
mà Quốc hội, ủy ban Thờng vụ Quốc hội ban hành là do
Chính phủ chuẩn bị, mà thực tế còn cho thấy, quyết định
2


đến chất lợng các dự án này chủ yếu thuộc các khâu và quy
trình chuẩn bị của Chính phủ. Mặt khác, để nâng cao
năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nớc trên các lĩnh vực,
việc nâng cao chất lợng xây dựng thể chế, trớc hết là các dự
án luật, pháp lệnh là nội dung quan trọng đợc u tiên trong
chiến lợc cải cách hành chính của Chính phủ.
Chính vì vậy, đánh giá đúng thực tiễn, tìm rõ nguyên

nhân, đề ra và thực hiện tốt các giải pháp nhằm nâng cao
chất lợng các dự án luật, pháp lệnh do Chính phủ chuẩn bị
trình Quốc hội, ủy ban Thờng vụ Quốc hội xem xét thông
qua, từng bớc hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo cơ sở cho
việc nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý,
chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và hệ thống hành chính
trên các mặt đời sống kinh tế - xã hội đang là yêu cầu bức
xúc đặt ra hiện nay không chỉ thuộc nội dung của đổi mới
công tác lập pháp mà còn cả của công cuộc cải cách hành
chính.
Với lý do đó em chọn đề tài nghiên cứu là: Hoạt
động xây dựng pháp luật của Chính phủ ở nớc ta
trong giai đoạn hiện nay - Thực trạng và giải pháp.
2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu về hoạt động xây dựng pháp luật của
Chính phủ ở nớc ta trong giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích:
Đề tài nghiên cứu thực trạng, hoạt động xây dựng pháp
luật của Chính phủ để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm
phát huy u điểm và khắc phục những hạn chế đang tồn tại.
3.2. Nhiệm vụ:
3


Để thực hiện mục đích trên, đề tài cần phải thực hiện
những nhiệm vụ sau:
Một là, phân tích làm rõ cơ sở lý luận của hoạt động
xây dựng pháp luật.
Hai là, phân tích thực trạng, chỉ ra u điểm, hạn chế

trong hoạt động xây dựng pháp luật của Chính phủ.
Ba là, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lợng của
hoạt động xây dựng pháp luật của Chính phủ.
4. Phơng pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài sử dụng các phơng pháp: phân tích, tổng hợp, so
sánh và tổng kết thực tiễn.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo, đề tài đợc chia thành 3 chơng.

B - Nội dung
Chơng 1
Những vấn đề lý luận cơ bản
1.1. Khái niệm hoạt động xây dựng pháp luật
Để có nhận thức đúng đắn về khái niệm hoạt động
xây dựng pháp luật trớc hết cần làm rõ những vấn đề sau:
Bản chất của hoạt động xây dựng pháp luật là gì? Hoạt
động xây dựng pháp luật gồm những nội dung và đặc
điểm gì? Tuân theo nguyên tắc nào?
- Bản chất của hoạt động xây dựng pháp luật thể hiện
ở chỗ đó là hoạt động thể hiện và thực hiện quyền lực nhà
nớc, quyền lực nhân dân.
- Nội dung của hoạt động xây dựng pháp luật bao gồm
một loạt các hiện tợng, quá trình phức tạp từ việc làm sáng tỏ
4


nhu cầu về mọi mặt của việc điều chỉnh pháp luật các
quan hệ xã hội, việc xác định khuynh hớng, tính chất và
hình thức của việc điều chỉnh đó, việc soạn thảo các văn

bản quy phạm pháp luật, việc thảo luận, thông qua, công bố
và đa ra các văn bản đã đợc thông qua vào hiệu lực pháp lý.
- Hoạt động xây dựng pháp luật có những đặc điểm
sau:
+ Hoạt động xây dựng pháp luật là một hình thức (loại)
hoạt động của nhà nớc.
+ Hoạt động xây dựng pháp luật là một hình thức (loại)
hoạt động quản lý của nhà nớc đối với xã hội.
+ Hoạt động xây dựng pháp luật là một trong những
hình thức pháp lý cơ bản của việc thực hiện các chức năng
của nhà nớc.
+ Hoạt động xây dựng pháp luật là khâu đầu tiên của
quá trình điều chỉnh pháp luật.
- Hoạt động xây dựng pháp luật là một quá trình định
hớng có mục đích đợc lập luận về mặt khoa học và đợc tiến
hành theo những nguyên tắc nh: dân chủ, khách quan và
khoa học, nguyên tắc điều chỉnh đồng bộ và có hệ thống.
Nh vậy, hoạt động xây dựng pháp luật là một hình
thức hoạt động của nhà nớc đợc tiến hành theo những
nguyên tắc nhất định nhằm đa ý chí của nhân dân, của
nhà nớc, của giai cấp lãnh đạo xã hội lên thành các quy định
pháp luật bằng cách làm sáng tỏ nhu cầu điều chỉnh pháp
luật, chuẩn bị soạn thảo, thông qua và công bố các văn bản
quy phạm pháp luật.

5


1.2. Tính tất yếu khách quan của hoạt động xây
dựng pháp luật

Tính cấp thiết và tính khách quan của hoạt động xây
dựng pháp luật bắt nguồn từ đòi hỏi xây dựng nhà nớc pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân; từ xây
dựng và phát triển nền kinh tế thị trờng định hớng xã hội
chủ nghĩa; từ việc mở cửa và hội nhập kinh tế khu vực và
thế giới. Chúng ta không sớm xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật để tạo ra môi trờng pháp lý bình đẳng,
thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế tồn tại và phát triển thì
các chủ trơng phát huy nội lực, tăng nhanh vốn đầu t từ trong
nớc và nhất là từ nớc ngoài, tăng trởng kinh tế cao và bền
vững, nâng cao đời sống cho nhân dân sẽ rất chậm chạp,
khó đi vào cuộc sống và khó trở thành hiện thực. Có thể nói
một cách đơn giản rằng không có hệ thống pháp luật đồng
bộ, minh bạch, không ngừng hoàn thiện thì không thể có
vốn đầu t, không thể có công nghệ cao để đẩy nhanh sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nớc, không thể có
dân giàu, nớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh nh
đờng lối của Đảng đã đề ra.
Thực tiễn hoạt động xây dựng pháp luật của nớc ta thời
gian qua tuy đã có nhiều cố gắng và đạt đợc một số kết quả,
nhng nhìn chung cha đáp ứng các đòi hỏi của công cuộc
xây dựng và phát triển đất nớc. Hệ thống pháp luật của nớc ta
vẫn còn cha đầy đủ và đồng bộ. Nhiều lĩnh vực của đời
sống xã hội vẫn cha có luật điều chỉnh. Ngay trong lĩnh vực
kinh tế vẫn còn thiếu rất nhiều luật nh luật về cạnh tranh,
luật kiểm toán nhà nớc, luật về đấu thầu, luật về chống bán
phá giá Ngoài ra các lĩnh vực khác nh an ninh, quốc phòng,
trật tự an toàn xã hội vẫn còn thiếu nhiều luật. Hơn nữa, các

6



luật đã ban hành còn thiếu độ minh bạch, thiếu ổn định,
nhiều quy định không trực tiếp điều chỉnh đợc các quan hệ
xã hội mà phải chờ đợi văn bản hớng dẫn mới đi vào cuộc sống
nên kém hiệu lực và hiệu quả. Điều đó đòi hỏi phải thờng
xuyên bám sát thực tiễn cuộc sống để sửa đổi, bổ sung và
hoàn tiện. Trớc tình hình đó, việc nâng cao hoạt động xây
dựng pháp luật cả về số lợng và chất lợng là một nhu cầu tất
yếu và bức xúc trong giai đoạn hiện nay.
Chơng 2
Thực trạng hoạt động xây dựng pháp luật
của Chính phủ ở nớc ta trong giai đoạn hiện nay
2.1. Những thành tựu chủ yếu
Qua gần 20 năm đổi mới, Việt Nam đã hình thành đợc
một hệ thống pháp luật ngày càng đồng bộ hơn, tạo đợc bớc
chuyển cơ bản trong hoạt động quản lý của bộ máy Nhà nớc
từ quản lý chủ yếu bằng chính sách, nghị quyết, mệnh lệnh
hành chính sang quản lý bằng pháp luật. Số lợng các luật,
pháp lệnh tăng nhanh đáng kể, hơn 200 luật, pháp lệnh đợc
ban hành, lớn hơn rất nhiều so với số lợng ban hành trong 40
năm trớc đó.
Số lợng các dự án luật, pháp lệnh do Chính phủ thông
qua để trình Quốc hội, ủy ban Thờng vụ Quốc hội những
năm gần đây là rất lớn: Năm 1999 là 12 dự án (2 luật, 10
pháp lệnh). Năm 2000 là 11 dự án (5 luật, 5 pháp lệnh). Năm
2001 là 22 dự án (11 luật, 10 pháp lệnh, 1 nghị quyết). Năm
2002 là 6 dự án (4 luật, 2 pháp lệnh). Năm 2003 là 34 dự án
(20 luật, 14 pháp lệnh). Năm 2004 là 36 luật, pháp lệnh. Năm
2005 có 44 dự án.


7


Các dự án luật, pháp lệnh đợc Chính phủ chuẩn bị,
trình và đợc Quốc hội, ủy ban Thờng vụ Quốc hội thông qua
đã quán triệt đờng lối, chủ trơng, chính sách đổi mới của
Đảng, bám sát yêu cầu của thực tiễn, từng bớc hình thành cơ
chế quản lý mới trên rất nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế
- xã hội, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế thị trờng
định hớng xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế, tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết những vấn đề bức
xúc của công cuộc đổi mới và phát triển đất nớc đặt ra.
Nhiều dự án luật, pháp lệnh đợc chuẩn bị công phu, bảo
đảm chất lợng, tính đồng bộ, tính hợp Hiến, hợp pháp, thấu
suốt tinh thần đổi mới, đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn,
cho nên sau khi ban hành đã nhanh chóng đi vào cuộc sống
và phát huy hiệu quả tích cực.
Thành tựu đáng kể nhất là đẩy nhanh việc hình thành
khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho phát triển kinh tế thị trờng
định hớng xã hội chủ nghĩa. Để đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế là trung tâm, Chính phủ đã u tiên tập trung vào soạn
thảo và trình Quốc hội, ủy ban Thờng vụ Quốc hội thông qua
nhiều dự án luật và pháp lệnh về kinh tế. Nhiều văn bản luật
này sau khi ban hành đã thực sự hình thành khuôn khỏi
quản lý mới, nhanh chóng tạo đợc bớc chuyển biến cơ bản,
tích cực trên các lĩnh vực nh quản lý doanh nghiệp, tín dụng
ngân hàng, thuế, hội nhập khu vực và quốc tế Luật Doanh
nghiệp, Luật Hải quan, các luật thuế VAT đã thúc đẩy sự
phát triển của các thành phần kinh tế, phát huy tối đa tiềm

năng của các ngành, các lĩnh vực cho mục tiêu phát triển.
Những kết quả đó thực sự đã góp phần quan trọng vào
những thành tựu đổi mới của đất nớc trong những năm qua.

8


2.2. Những hạn chế và tồn tại
So với yêu cầu của quản lý đặt ra, hiệu quả công tác
xây dựng luật, pháp lệnh còn thấp cả về số lợng và chất lợng
các luật, pháp lệnh đợc ban hành. Nhìn chung, do chất lợng
chuẩn bị cha đạt yêu cầu nên nhiều luật, pháp lệnh ngay sau
khi ban hành đã bộc lộ không ít những bất cập so với yêu cầu
của cuộc sống, ít có tính khả thi, một số luật phải sửa đổi,
bổ sung nhiều lần. Ngợc lại, có nhiều vấn đề luật quy định
không còn phù hợp với cuộc sống nhng chậm đợc sửa đổi;
phổ biến vẫn còn tình trạng luật, pháp lệnh khung, quy
định chung chung có tính nguyên tắc, thiếu cụ thể, muốn
thi hành đợc phải cần nhiều văn bản quy định chi tiết hớng
dẫn thi hành; một số luật, pháp lệnh còn mâu thuẫn, chồng
chéo nhau, hiệu lực thi hành trong thực tế rất thấp; tuổi thọ
của luật, pháp lệnh còn rất ngắn: cha có luật, pháp lệnh nào
tồn tại quá 10 năm, thậm chí có văn bản sau 2 - 3 năm đã
phải sửa đổi, bổ sung, thờng thì 3 - 5 năm sau khi ban
hành là luật, pháp lệnh đã đứng trớc yêu cầu cần phải đợc
sửa đổi, bổ sung.
Hạn chế thuộc về nội dung của quy trình xây dựng
luật, pháp lệnh đã bộc lộ trên hầu hết các công đoạn của quy
trình này, biểu hiện chủ yếu trên các mặt sau đây:
+ Việc xây dựng chơng trình xây dựng luật, pháp

lệnh cha thực sự khoa học, cha đợc xây dựng trên cơ sở một
chiến lợc xây dựng pháp luật dài hạn với những dự báo nhu
cầu lập pháp và cân đối các khả năng, nguồn lực đáp ứng
nhu cầu đó. Xác định trọng tâm và thứ tự u tiên trong công
tác xây dựng luật, pháp lệnh cha đáp ứng yêu cầu quản lý
đặt ra. Trên thực tế, chơng trình xây dựng luật, pháp lệnh
9


còn quá nặng nề, thiếu tính khả thi, việc thực hiện chỉ đạt
60 - 70% các dự án đăng ký, điều này dẫn đến hệ thống
pháp luật cha theo kịp nhu cầu của thực tiễn.
+ Quan điểm, nhận thức về mức độ điều chỉnh của
luật còn cha rõ ràng, tình trạng phổ biến vẫn là soạn thảo và
thông qua các luật, pháp lệnh mang tính chất khung, muốn
thi hành đợc cần phải có nhiều văn bản quy định chi tiết và
hớng dẫn thi hành của nhiều cấp chính quyền, nhiều cấp độ
văn bản, làm cho các luật, pháp lệnh đó chậm đợc thực thi,
thậm chí còn bị hớng dẫn trái hoặc mâu thuẫn với nội dung
quy định gốc. Tính đến hết năm 2003 vẫn còn 63 văn bản
hớng dẫn thi hành 32 luật, pháp lệnh cha đợc ban hành.
+ Quy trình soạn thảo và thông qua các dự án luật, pháp
lệnh của Chính phủ còn mang nặng tính hình thức, thiếu
thông tin; chất lợng chuẩn bị ở từng khâu cha tốt, hoạt động
của Ban soạn thảo còn rất hình thức, mang tính mặt trận,
chỉ chú trọng tính đại diện của các bộ, ngành có liên quan,
sự tham gia của các nhà khoa học, các chuyên gia còn nhiều
hạn chế, cha thực sự đợc coi trọng. Nh vậy, các ban soạn thảo
về thực chất là thiết chế hợp thức hóa lợi ích cục bộ của bộ,
ngành chủ trì việc soạn thảo luật, pháp lệnh.

+ Quy trình xây dựng luật, pháp lệnh còn cha đảm
bảo sự chỉ đạo tập trung thống nhất của Chính phủ, Thủ tớng Chính phủ từ khâu lập chơng trình, soạn thảo và thông
qua các dự án luật, pháp lệnh; cha quy định và thực hiện
việc Chính phủ, Thủ tớng Chính phủ đa ra t tởng chỉ đạo về
nội dung cơ bản của các dự án luật, pháp lệnh ngay từ đầu
để định hớng hoạt động của Ban soạn thảo, cho các cơ quan
thẩm định, thẩm tra.
10


2.3. Nguyên nhân của thành tựu và hạn chế
Nguyên nhân của những thành tựu:
Một là, tập thể Chính phủ nhất trí cao và quán triệt
sâu sắc hơn vai trò của Chính phủ trong xây dựng các dự
án luật, pháp lệnh trình Quốc hội, ủy ban Thờng vụ Quốc hội.
Hai là, sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ ngay từ đầu với
Chính phủ của ủy ban Thờng vụ Quốc hội, các ủy ban của
Quốc hội, các đoàn thể quần chúng nhân dân.
Ba là, trên tinh thần đổi mới trong việc xây dựng pháp
luật, vừa qua Thủ tớng Chính phủ đã phê duyệt đề án Nâng
cao chất lợng công tác xây dựng pháp luật của Chính phủ và
đề án này đã bớc đầu đợc khởi động. Nội dung của đề án
thể hiện quyết tâm cao của Chính phủ nhằm đáp ứng yêu
cầu nâng cao chất lợng và đẩy nhanh tiến độ xây dựng các
dự án luật, pháp lệnh.
Nguyên nhân của những hạn chế:
+ Nguyên nhân khách quan:
Có thể khẳng định mặc dù đã gần 20 năm đổi mới,
nhng nền kinh tế nớc ta vẫn đang trong giai đoạn chuyển từ
kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị

trờng định hớng xã hội chủ nghĩa, vẫn còn không ít vấn đề
lý luận cơ bản cha đợc làm sáng tỏ, t duy cũ, cách làm cũ cha
đợc xóa bỏ hoàn toàn, công cuộc đổi mới, cải cách còn thiếu
lý luận mới để soi sáng. Trong bối cảnh đó, hệ thống pháp
luật đợc xây dựng và hoàn thiện trong điều kiện vừa tìm
tòi, vừa rút kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những hạn
chế, bất cập.
+ Nguyên nhân chủ quan:
11


Gồm có những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, lãnh đạo các bộ, ngành cha nhận thức đầy đủ
và sâu sắc mục đích, nội dung, yêu cầu của việc xây dựng
các dự án luật, pháp lệnh; cha chú trọng tổng kết thực tiễn thi
hành pháp luật để từ đó nhận thức đúng thực tiễn quản lý
của ngành, lĩnh vực đợc phân công; cha thực sự đổi mới t duy
quản lý theo yêu cầu của cơ chế quản lý mới; bám giữ nếp
nghĩ và cách làm cũ và hợp thức hóa vào nội dung các dự án
luật, pháp lệnh đợc phân công chủ trì soạn thảo.
Thứ hai, thiếu một chiến lợc xây dựng pháp luật dài hạn
làm cơ sở cho việc xây dựng dự kiến chơng trình xây
dựng luật, pháp lệnh của Chính phủ cho từng thời kỳ, từng
năm một cách khoa học và khả thi. Trớc yêu cầu lập pháp rất
lớn của Chính phủ, việc thiếu một chiến lợc nh vậy sẽ làm cho
việc xây dựng luật, pháp lệnh trở nên chắp vá, bị động và
đối phó. Không cân đối và chủ động bảo đảm đợc các
nguồn lực cần thiết cho công tác lập pháp, do thiếu các định
hớng, mục tiêu dài hạn, thiếu trọng tâm và thứ tự u tiên. Đây
là nguyên nhân chính và trực tiếp nhất1 ảnh hởng trớc tiên.

Thứ ba, thiếu cơ chế, chính sách để thu hút và tập
trung, coi trọng trí tuệ của các chuyên gia giỏi, các nhà khoa
học trong từng lĩnh vực phục vụ cho công tác xây dựng luật,
pháp lệnh. Cha thực sự coi trọng ý kiến của nhân dân và các
nhà doanh nghiệp, các đoàn thể, hội nghề nghiệp cũng nh
của các đối tợng khác chịu sự điều chỉnh của các dự án luật,
pháp lệnh.
1

Báo cáo công tác cả nhiệm kỳ Khóa X của Quốc hội (1997 - 2002) do Chủ tịch Quốc
hội Nguyễn Văn An trình bày tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội Khóa X, phiên họp ngày
15/3/2002.

12


Thứ t, sự phối hợp và tham gia của các bộ, ngành có liên
quan trong việc xây dựng dự án luật, pháp lệnh cha có hiệu
quả, cha bảo đảm chất lợng, cha thực sự có sự phối hợp có
hiệu quả và chất lợng giữa các cơ quan của Quốc hội và
Chính phủ.
Thứ năm, đội ngũ các chuyên gia về xây dựng pháp luật
ở các bộ, ngành còn thiếu và yếu trên nhiều mặt, nhất là về
kiến thức chuyên sâu pháp luật, năng lực phân tích chính
sách và kỹ năng, kỹ thuật lập pháp do thiếu đợc quan tâm
đào tạo bài bản, chuyên sâu và tiếp thu kinh nghiệm, kỹ
thuật lập pháp của các nớc có nền pháp luật phát triển. Tổ
chức pháp chế ở các bộ, ngành cha đợc quan tâm củng cố,
cha đáp ứng đợc yêu cầu trong việc giúp bộ trởng, thủ trởng
các bộ, ngành trong công tác xây dựng pháp luật.

Thứ sáu, là nhân tố chủ yếu trực tiếp quyết định đến
chất lợng các dự án luật, pháp lệnh nhng các Ban soạn thảo
luật, pháp lệnh còn đợc tổ chức và hoạt động một cách hình
thức, cha thực sự là tổ chức đợc Thủ tớng ủy quyền. Thành
phần và cơ chế hoạt động thực tế của các Ban soạn thảo cha
thực sự bảo đảm tính khách quan, nghiêm túc trong việc
soạn thảo, do vậy quá trình soạn thảo luật, pháp lệnh còn
mang tính cục bộ, nghiêng về thể hiện và bảo vệ lợi ích của
bộ, ngành chủ trì soạn thảo. Mặt khác, việc tổ chức nghiên
cứu lý luận và tổng kết thực tiễn quản lý, thi hành pháp luật
của các bộ, ngành có liên quan cha đợc coi trọng, cho nên
nhiều vấn đề thuộc nội dung dự án luật, pháp lệnh đợc xử lý
không dựa trên cơ sở đổi mới t duy, nhận thức, thiếu các căn
cứ khoa học và thực tiễn vững chắc.

13


Thứ bảy, công tác thẩm định của Bộ T pháp, thẩm tra
của Văn phòng Chính phủ đối với các dự án luật, pháp lệnh
còn hình thức, cha có tính chất phản biện và lập luận khoa
học cho các vấn đề thuộc nội dung của các dự án. Nội dung
thẩm định còn phiến diện, xuôi chiều.
Thứ tám, tập thể Chính phủ và từng thành viên Chính
phủ cha dành công sức và thời gian thích đáng, cần thiết
cho việc nghiên cứu, thảo luận, thông qua các dự án luật,
pháp lệnh. Thời gian dành cho việc thảo luận và thông qua
các dự án luật, pháp lệnh còn quá ít, chất lợng thảo luận về
nội dung của các dự án luật, pháp lệnh tại các phiên họp
Chính phủ còn rất thấp.

Thứ chín, công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ,
Thủ tớng Chính phủ trong công tác xây dựng thể chế nói
chung và xây dựng luật, pháp lệnh nói riêng chậm đợc đổi
mới. Cha có cơ chế hữu hiệu để Thủ tớng Chính phủ thực
hiện thẩm quyền trong việc chỉ đạo sát sao từ khâu lập chơng trình, soạn thảo và thông qua các dự án luật, pháp lệnh
bảo đảm tính tập trung và tăng cờng kỷ luật, kỷ cơng hành
chính trong công tác xây dựng luật, pháp lệnh. Trớc yêu cầu
to lớn của công tác xây dựng pháp luật của Chính phủ, còn
thiếu một cơ cấu tổ chức đủ mạnh để giúp Thủ tớng trong
chỉ đạo, điều hành công tác xây dựng các dự án luật, pháp
lệnh do Chính phủ chuẩn bị, có chức năng và thẩm quyền
nghiên cứu, tham mu cho Thủ tớng Chính phủ đa ra t tởng
chỉ đạo và nội dung cơ bản của các dự án luật, pháp lệnh
ngay từ khi bắt đầu soạn thảo, đồng thời giúp Thủ tớng
Chính phủ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra hoạt động của các
ban soạn thảo và sự phối hợp giữa các bộ, ngành có liên quan
14


cũng nh giữa các cơ quan của Chính phủ với các cơ quan của
Quốc hội. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tiến
độ và chất lợng dự án luật, pháp lệnh cha đợc bảo đảm. Và
đây cũng chính là khiếm khuyết lớn nhất của quy trình
xây dựng luật, pháp lệnh hiện hành.

15


Chơng 3
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lợng

hoạt động xây dựng pháp luật của Chính phủ
ở nớc ta trong giai đoạn hiện nay
Để phát huy những thành tích đã đạt đợc và khắc phục
các nhợc điểm nêu trên, cần tập trung vào một số biện pháp
sau đây:
Thứ nhất, nhanh chóng xây dựng chiến lợc xây dựng
pháp luật dài hạn làm cơ sở cho việc xây dựng và tổ chức
thực hiện chơng trình xây dựng luật, pháp lệnh mang tính
khoa học và khả thi, đáp ứng tối u nhu cầu lập pháp ngày
càng tăng lên của Chính phủ trong giai đoạn phát triển mới
của đất nớc, nhất là trớc yêu cầu mở rộng hợp tác và hội nhập
kinh tế quốc tế.
Thứ hai, đổi mới quy trình lập pháp, dự kiến chơng
trình xây dựng luật, pháp lệnh dài hạn và hàng năm, khắc
phục cơ bản những yếu kém, bất cập tồn tại trong nhiều năm,
bảo đảm phản ánh đúng nhu cầu thực tiễn xây dựng luật,
pháp lệnh trong từng giai đoạn phù hợp với chiến lợc phát triển
kinh tế - xã hội. Xác định rõ thứ tự u tiên giải quyết những vấn
đề bức xúc đặt ra. Quy định rõ hơn và thực hiện nghiêm
thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan, trình
tự, thủ tục trong việc dự kiến chơng trình xây dựng luật,
pháp lệnh.
Thứ ba, phân định và xác định rõ trách nhiệm của bộ
chủ trì soạn thảo, các bộ, ngành có liên quan, của ban soạn
thảo, của các thành viên Chính phủ trong các công đoạn của
quy trình soạn thảo luật, pháp lệnh. Tăng cờng tính trách
nhiệm, kỷ cơng, kỷ luật đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân
16



trong việc dự thảo các dự án luật, pháp lệnh. Để thực hiện đợc
những nội dung và yêu cầu quan trọng mang tính quyết định
đến chất lợng các dự án luật, pháp lệnh này thì chúng ta cần
đợc quy chế hóa thành quy trình cụ thể. Theo đó phải xây
dựng và ban hành các quy định của Chính phủ, Thủ tớng
Chính phủ về quy chế tổ chức và hoạt động của ban soạn
thảo; quy chế thẩm định văn bản quy phạm pháp luật; quy
chế thu hút các chuyên gia, các nhà khoa học và các tổ chức xã
hội có liên quan đến việc tham gia soạn thảo các dự án luật,
pháp lệnh; quy chế lấy ý kiến của các đối tợng chịu sự tác
động trực tiếp của dự án luật, pháp lệnh
Thứ t, cải tiến cơ cấu thành phần và phơng thức, nội
dung hoạt động của ban soạn thảo luật, pháp lệnh; khắc
phục cho đợc tính chất hình thức trong cả cơ cấu tổ chức
và hoạt động của ban soạn thảo; mở rộng hớng thuận lợi cho
các chuyên gia, các nhà khoa học tham gia và đóng góp kinh
nghiệm, trí tuệ trong quá trình soạn thảo; tổ chức có hiệu
quả việc phối hợp lấy ý kiến của các ngành có liên quan, đặc
biệt là phải tổ chức tốt việc lấy ý kiến phản biện của các
nhà khoa học, các nhà quản lý, các đối tợng chịu sự điều
chỉnh của các dự án luật, pháp lệnh Với tất cả những yêu
cầu này, tổ chức và hoạt động của ban soạn thảo cần quy
chế hóa bằng chính các văn bản quy phạm pháp luật của Thủ
tớng Chính phủ.
Thứ năm, nghiên cứu từng bớc áp dụng phơng pháp
chuyên gia trong xây dựng luật, pháp lệnh. Không nhất thiết
bất cứ dự án luật, pháp lệnh nào cũng phải thành lập ban soạn
thảo do một bộ chủ trì với thành phần chủ yếu là đại diện
lãnh đạo của bộ, ngành có liên quan rồi lại thành lập tổ biên


17


tập, tổ giúp việc cho ban soạn thảo. Cách làm này nhiều khi
vừa mang tính hình thức, thứ bậc không cần thiết, tốn kém
thời gian và quá nhiều khâu thủ tục. Có thể thành lập tổ
chuyên gia do Thủ tớng quyết định trên cơ sở trng tập các cán
bộ có năng lực chuyên môn từ các bộ, ngành, các nhà khoa
học, kể cả mời thêm cán bộ các cơ quan của Đảng, Quốc hội
tham gia ngay từ đầu, đặt dới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ để nghiên cứu soạn
thảo các dự án luật, pháp lệnh liên quan đến nhiều lĩnh vực
quản lý quan trọng thuộc trách nhiệm của nhiều bộ, ngành.
Trong quá trình soạn thảo, các thành viên của tổ chuyên gia
này có quyền đợc thể hiện ý kiến độc lập cá nhân của
mình, không nhất thiết phải là ý kiến của lãnh đạo cơ quan
mình.
Thứ sáu, bảo đảm sự chỉ đạo tập trung, liên tục ngay từ
đầu của Thủ tớng Chính phủ đối với quá trình soạn thảo các
dự án luật, pháp lệnh. Thành lập một tổ chức pháp luật thuộc
Văn phòng Chính phủ đủ mạnh, có đủ chức năng, thẩm
quyền tham mu cho Thủ tớng Chính phủ đa ra t tởng chỉ
đạo và nội dung cơ bản của các dự án luật, pháp lệnh cần
soạn thảo; giúp Chính phủ, Thủ tớng Chính phủ thẩm tra,
chỉnh lý các dự án đó trớc khi trình Chính phủ xem xét,
thông qua; đồng thời giúp Thủ tớng theo dõi, đôn đốc, kiểm
tra quá trình soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh. Ngoài việc
giúp Thủ tớng điều phối chung việc soạn thảo luật, pháp lệnh,
tổ chức này cũng có thể tập hợp các chuyên gia, làm việc
độc lập trong việc thẩm định hoặc tiến hành soạn thảo các
dự án luật, pháp lệnh.

Thứ bảy, mạnh dạn và nhanh chóng đổi mới t duy xây
dựng pháp luật, khắc phục cho đợc tình trạng mất cân đối,
18


mâu thuẫn, chồng chéo, thiếu tính khả thi và cục bộ trong
các dự án luật, pháp lệnh T duy xây dựng pháp luật ở đây
đợc hiểu là những ý tởng xây dựng pháp luật tiến bộ hơn,
xóa bỏ nhận thức cũ, lạc hậu, hớng tới một trật tự quản lý nhà
nớc bằng pháp luật, theo pháp luật. Pháp luật phải thể hiện
tính đồng bộ, khả năng bao quát và phản ánh đầy đủ, cụ
thể các quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa của mọi mặt đời
sống xã hội. Điều đó có nghĩa là, quá trình xây dựng pháp
luật phải khắc phục đợc tính cục bộ, bản vị của từng bộ,
ngành. Dù bộ, ngành nào chủ trì, dự thảo luật đều phải thể
hiện ý chí chung, thống nhất của tập thể Chính phủ.
Thứ tám, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ủy ban của Quốc
hội với các cơ quan của Chính phủ ngay từ khâu đầu là
điều kiện cần thiết tạo ra sự thống nhất chung trong nhận
thức về t tởng chỉ đạo của các dự án. Thực tế cho thấy sự
phối hợp đó trong suốt quá trình xây dựng luật là một thuận
lợi lớn trong việc hoàn chỉnh các ý tởng của luật, pháp lệnh
đồng thời tạo thuận lợi cho khâu thẩm tra của các ủy ban của
Quốc hội cũng nh tiếp thu ý kiến vào nội dung dự án luật của
các đại biểu Quốc hội ngay từ đầu. Các dự án gần đây nh
Luật Đất đai, Luật Thanh tra, Luật Dợc đã làm đợc điều này.
Để triển khai trong thực tiễn biện pháp này, các cơ quan
của Chính phủ (các ban soạn thảo) và đặc biệt là Ban Xây
dựng pháp luật của Văn phòng Chính phủ phải làm cho đợc vai
trò kết nối sự tham gia của các ủy ban của Quốc hội với các cơ

quan của Chính phủ trên cơ sở một quy chế pháp lý chặt chẽ.
Thứ chín, hiện nay số lợng cán bộ công chức có trình
độ pháp lý ở các cơ quan của Chính phủ không thiếu nhng
kiến thức, kỹ năng soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh còn rất
hạn chế. Do đó để hoạt động xây dựng pháp luật đạt hiệu
19


quả hơn cần có chiến lợc đào tạo thật sự nghiêm túc và mang
tính thực tiễn; mở rộng và tăng cờng hợp tác với các nớc để
tiếp thu có chọn lọc kiến thức và kỹ năng soạn thảo pháp luật
theo phơng pháp hiện đại.

C - Kết luận
Nhìn chung hoạt động xây dựng pháp luật của Chính
phủ trong những năm gần đây đã đạt đợc nhiều thành tựu.
Số lợng và chất lợng các luật, pháp lệnh đã đợc nâng lên
đáng kể. Tuy nhiên, so với yêu cầu của công tác quản lý nhà
nớc bằng pháp luật và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
thì tiến độ còn chậm và chất lợng các dự án luật còn hạn
chế. Có nhiều yếu tố ảnh hởng đến chất lợng các dự án luật,
pháp lệnh, trong đó có không ít nhân tố vợt ra khỏi khuôn
khổ hoạt động của Chính phủ. Tuy nhiên, thực tiễn công tác
lập pháp trong nhiều năm qua cho thấy, quyết định đến
chất lợng các dự án luật, pháp lệnh đợc thông qua vẫn tập
trung chủ yếu vào các khâu chuẩn bị của Chính phủ.
Chính phủ không chỉ là cơ quan chủ yếu đa sáng kiến lập
pháp, mà còn chủ trì soạn thảo và thẩm định các dự án
luật, pháp lệnh trình Quốc hội, ủy ban Thờng vụ Quốc hội
không cao. Nâng cao chất lợng các dự án luật, pháp lệnh do

Chính phủ chuẩn bị không chỉ là việc Chính phủ hoàn
thành chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm đợc phân công
của Hiến pháp trong công tác lập pháp góp phần đáng kể
trong việc xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp
yêu cầu của thực tiễn, mà thông qua đó tổng kết kinh
nghiệm, rút ra các bài học từ thực tiễn để không ngừng
đổi mới và hoàn thiện phơng thức tổ chức và hoạt động
20


của bộ máy quản lý nhằm nâng cao hơn nữa năng lực, hiệu
lực, hiệu quả quản lý, điều hành các mặt đời sống kinh tế
- xã hội của đất nớc theo pháp luật.
ảnh hởng đến chất lợng các dự án luật, pháp lệnh
không chỉ có các yếu tố thuộc về quy trình xây dựng
luật, pháp lệnh mà còn có các yếu tố khác thuộc về công
tác dự báo phát triển kinh tế - xã hội, tính quyết định của
chính sách, công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ,
trình độ, năng lực và khả năng của đội ngũ cán bộ, công
chức làm công tác xây dựng pháp luật; hợp tác, giao lu trên
lĩnh vực xây dựng pháp luật. Cần có cái nhìn toàn diện,
cơ bản và cụ thể về vấn đề này để có bớc đi và giải pháp
phù hợp cả cho trớc mắt cũng nh về lâu dài.
Theo em hiện nay có hai vấn đề tác động trực tiếp và
ảnh hởng lớn, đến chất lợng các dự án luật, pháp lệnh cần tập
trung giải quyết và hoàn toàn có thể giải quyết đợc, đó là:
+ Phải cải tiến cơ chế tổ chức và hoạt động của Ban
soạn thảo để nó thực sự quy tụ đợc công sức, trí tuệ của các
bộ, ngành, của các chuyên gia, các nhà khoa học, của nhân
dân.

+ Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ,
Thủ tớng Chính phủ trong công tác xây dựng dự án luật, pháp
lệnh. Phải bảo đảm đợc tính tập trung, thống nhất và tăng
cờng kỷ luật, kỷ cơng, trong đó mấu chốt là thành lập một
cơ cấu tổ chức chuyên trách trực tiếp tham mu và giúp việc
cho Thủ tớng trong công tác này.

21


Đây là hai giải pháp then chốt để nâng cao chất lợng
các dự án luật, pháp lệnh của Chính phủ soạn thảo đáp ứng
các yêu cầu của công cuộc đổi mới và phát triển đất nớc.

22


Danh mục tài liệu tham khảo
1. Đoàn Mạnh Giao, Đẩy nhanh tiến độ và chất lợng xây
dựng pháp luật của Chính phủ, Tạp chí Nghiên cứu lập
pháp, số 1/2005.
2. TS. Phạm Tuấn Khải, Công tác ban hành văn bản quy
định chi tiết và hớng dẫn thi hành luật, pháp lệnh: Thực
trạng và giải pháp, Tạp chí Nghiên cứu pháp luật, số
3/2006.
3. TS. Phạm Tuấn Khải, Nâng cao chất lợng xây dựng các dự
án luật, pháp lệnh do Chính phủ soạn thảo, Tạp chí
Nghiên cứu pháp luật, số 3/2004.
4. ThS. Nguyễn Phớc Tho, Nâng cao chất lợng các dự án
luật, pháp lệnh do Chính phủ chuẩn bị: Thực trạng,

nguyên nhân và giải pháp, Tạp chí Nhà nớc và Pháp luật,
số 1/2005.
5. Bùi Ngọc Toàn, Pháp luật Việt Nam trong tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số
2/2006.
6. Trần Ngọc Đờng, Các nguyên tắc xây dựng pháp luật,
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 1/2004.
7. Trần Ngọc Đờng, Giáo trình Lý luận chung về Nhà nớc và
Pháp luật, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị Ban chấp
hành Trung ơng lần thứ 8 (Khóa VII), Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 1995.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.

23


10. Chơng trình tổng thể cải cách hành chính của Chính
phủ giai đoạn 2001 - 2010 ban hành kèm Quyết định số
136/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2001.
11. C. Mác - Ph. Ăngghen, Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 1995.
12. Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ơng Khóa IX, Nghị
quyết số 48 ra ngày 24/5/2005 về chiến lợc xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010,
định hớng đến năm 2020.

24




×