TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
NGUYỄN THỊ NGÂN
THƠ NGUYỄN DUY
TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG
TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học
TS. LA NGUYỆT ANH
HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi, các số
liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong khóa luận là trung thực, chưa từng được
công bố trong bất cứ một công trình nào khác.
Hà Nội, tháng 05 năm 2016
Tác giả
Nguyễn Thị Ngân
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình triển khai khóa luận tôi nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn
của tiến sĩ La Nguyệt Anh, các thầy cô trong Tổ Bộ môn văn học Việt Nam. Tôi
xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Tiến sĩ, giảng viên La Nguyệt Anh, cùng toàn
thể thầy, cô giáo. Do khuôn khổ thời gian có hạn, năng lực nghiên cứu của bản
thân còn hạn chế, chắc chắn không tránh khỏi sự thiếu sót, tôi mong tiếp tục
nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô cùng toàn thể bạn bè để khóa luận được
hoàn thiện hơn.
Hà Nội, tháng 05 năm 2016
Tác giả
Nguyễn Thị Ngân
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU…….………………………………………………….……………….1
1. Lí do chọn đề tài……..…………………………………..…………………....1
2. Lịch sử vấn đề………………………………………………………………...3
3. Mục đích nghiên cứu……………………………………………….. …..…....6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu …………………………..…………………………... 6
5. Phương pháp nghiên cứu………………………………...…………………....6
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………..………………….…......7
7. Đóng góp của khóa luận……………………………………………………... 8
8. Cấu trúc khóa luận…………………………………………………………... 8
NỘI DUNG……………………………………………………………………. 9
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ………………...……………...... 9
1.1.Những tiền đề khoa học……………………………………….…………… 9
1.1.1. Khái niệm văn hóa, văn học………………………………………….......9
1.1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa - văn học…………………………………… 12
1.2. Nguyễn Duy và quá trình sáng tác……………………………..……….....13
1.2.1. Giới thiệu về tác giả Nguyễn Duy………………………………...…… 13
1.2.2. Quá trình sáng tác của Nguyễn Duy…………………………………….14
1.3. Khảo sát sáng tác của Nguyễn Duy trong chương trình Ngữ văn trung học
cơ sở và trung học phổ thông………………………………………………… 15
CHƯƠNG 2. DẤU ẤN VĂN HÓA TRONG ÁNH TRĂNG CỦA NGUYỄN
DUY......................................................................................................................….18
2.1. Văn hóa làng và sinh thái ………………………………………………....18
2.1.1. Văn hóa làng quê…………………………………………….…… ..…...18
2.1.2. Văn hóa sinh thái…………………………………………….…………. 23
2.2. Văn hóa đô thị và sự thức tỉnh ý thức môi sinh…………..….…………….28
2.2.1. Văn hóa đô thị…………………………………..………….……………28
2.2.2. Sự thức tỉnh ý thức môi sinh………………..……………………….…..31
CHƯƠNG 3. DẤU ẤN VĂN HÓA TRONG ĐÒ LÈN CỦA NGUYỄN
DUY……………………………………………………………………………35
3.1. Văn hóa truyền thống với lễ hội, phong tục tập quán……………………...35
3.1.1. Văn hóa lễ hội…………………………………………………………... 35
3.1.2. Phong tục, tập quán quê hương………………………………………… 39
3.2. Văn hóa hiện đại với những vấn đề thế sự……………………………….. 44
3.2.1. Văn hóa hiện đại………………………………………………………... 44
3.2.2. Những vấn đề thế sự……………………………………………………. 47
KẾT LUẬN…………………………………………………………………... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………..
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1 . Cơ sở lí luận
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực
của sự phát triển, là linh hồn sức sống của mỗi quốc gia dân tộc. Có thể thấy,
trong thế giới văn minh văn hóa đóng vai trò vô cùng quan trọng. Văn hóa bao
gồm nhiều thành tố, trong đó có văn học. Trong lĩnh vực nghệ thuật, văn học
được xem là nhân tố quan trọng kết tinh văn hóa . Mỗi tác phẩm văn chương đều
chứa đựng trong nó giá trị văn hóa của dân tộc và thời đại. Chính vì thế, văn học
là thành tố quan trọng của văn hóa.
Quan hệ văn học - văn hóa là một vấn đề có tính lí luận, vừa có ý nghĩa thực
tiễn trong nghiên cứu văn hóa, văn học. Việc nghiên cứu văn học trong mối
quan hệ với văn hóa lâu nay đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đề cập đến.
Song để soi chiếu vào các tác phẩm cụ thể, sự nghiệp sáng tác của một nhà văn
cụ thể chúng tôi thấy còn rất ít. Đề tài này giúp tìm hiểu mối quan hệ giữa văn
hóa với văn học đồng thời cho thấy dấu ấn văn hóa trong các tác phẩm văn học.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Nguyễn Duy là nhà thơ thuộc thế hệ trẻ trong thơ ca kháng chiến chống
Mĩ và là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thơ ca Việt Nam hiện đại.
Nguyễn Duy làm thơ khá sớm, nhưng đến năm 1973 ông mới được độc giả biết
đến với chùm thơ đoạt giải nhất cuộc thi thơ của Tuần báo Văn nghệ: Hơi ấm ổ
rơm, Bầu trời vuông, Tre Việt Nam. Từ đó những tập thơ của Nguyễn Duy lần
lượt đến với độc giả như: Cát trắng (1973), Ánh trăng (1984), Mẹ và em (1987),
Đường xa (1989), Về (1994),… Có thể nói, ông đã có những đóng góp quan
1
trọng cho nền thơ Việt Nam, góp phần xây dựng trong tâm hồn thế hệ trẻ Việt
Nam tình cảm yêu mến, quý trọng, nâng niu, gìn giữ bản sắc của dân tộc mình.
Những vần thơ của Nguyễn Duy luôn mang đậm dấu ấn văn hóa của
chính mảnh đất quê hương ông với những gì giản dị nhất, đời thường nhất. Tìm
hiểu Thơ Nguyễn Duy trong trường phổ thông từ góc nhìn văn hóa là một
hướng đi mới giúp chúng ta có thể dễ dàng tiếp cận thơ Nguyễn Duy từ những
yếu tố văn hóa của truyền thống dân tộc. Trong nhà trường phổ thông hiện nay,
việc tìm hiểu, đánh giá tác phẩm từ góc nhìn văn hóa còn khá mới mẻ. Từ nhiều
năm nay, thơ Nguyễn Duy được đưa vào giảng dạy trong hệ thống nhà trường
phổ thông, từ tiểu học đến trung học phổ thông với các bài: Tre Việt Nam, Ngồi
buồn nhớ mẹ ta xưa, Ánh trăng, Đò Lèn. Song phần lớn sự nghiên cứu đó chỉ
mới ở mức độ xem xét giá trị hiện thực, chỉ tập trung khai thác những nét đặc
sắc về nội dung và nghệ thuật mà chưa chú ý nhiều đến yếu tố văn hóa thể hiện
trong tác phẩm. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài Thơ Nguyễn Duy trong trường
phổ thông từ góc nhìn văn hóa có một ý nghĩa thực tiễn quan trọng: Tìm hiểu
mối quan hệ giữa văn hóa và văn học trong thơ Nguyễn Duy giúp ta hiểu thêm
vẻ đẹp của thiên nhiên, mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, văn hóa
truyền thống cùng những phong tục tập quán, lễ hội và văn hóa hiện đại của dân
tộc Việt. Từ đó, góp thêm một cái nhìn khái quát về sự nghiệp thơ ca của nhà
thơ Nguyễn Duy. Thấy được sự đóng góp và vị thế của Nguyễn Duy trong
nguồn mạch phát triển của thơ ca Việt Nam hiện đại. Đặc biệt vận dụng vào việc
giảng dạy thơ Nguyễn Duy ở nhà trường phổ thông, hướng dẫn học sinh chiếm
lĩnh tri thức văn học.
2
Tìm hiểu Thơ Nguyễn Duy trong trường phổ thông từ góc nhìn văn hóa
không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn, góp phần nâng cao
hiệu quả giảng dạy thơ Nguyễn Duy trong trường phổ thông.
2. Lịch sử vấn đề
Có thể nói người có công phát hiện và giới thiệu thơ Nguyễn Duy là Hoài
Thanh. Ông đã nhận ra “một thế giới quen thuộc” và cảm nhận trong thơ Nguyễn
Duy “cái hương vị cuộc sống xưa trên đất nước chúng ta”. Sau bài viết của Hoài
Thanh, xuất hiện một số bài phê bình nghiên cứu về thơ Nguyễn Duy trên các báo và
tạp chí: Văn học, Nhà văn, Văn nghệ, Tiền phong, Giáo viên nhân dân. Nhìn một
cách bao quát, những bài viết, nghiên cứu về Nguyễn Duy gồm các tiểu luận, bài
báo, các luận văn. Có thể chia các bài viết này thành hai loại: loại bài nghiên cứu
khái quát thơ Nguyễn Duy và loại bài tìm hiểu những bài thơ, tập thơ tiêu biểu.
Trong các bài nghiên cứu khái quát thơ Nguyễn Duy của Hoài Thanh, Lại
Nguyên Ân, Nguyễn Thụy Kha, Vương Trí Nhàn, Nguyễn Quang Sáng, Chu
Văn Sơn, Vũ Văn Sỹ, Nguyễn Trọng Tạo, Đỗ Minh Tuấn, Phạm Thu Yến, các
tác giả đều có khuynh hướng đi sâu tìm hiểu phong cách thơ Nguyễn Duy.
Về phương diện đề tài, Nguyễn Quang Sáng nêu ý kiến: “... Trong thơ Duy
có hầu hết gương mặt các miền đất với những cảnh sắc, thần thái riêng” [20,
tr.91]. Tế Hanh cho rằng: “Những câu thơ viết về anh bộ đội, về cuộc đời quân
nhân vẫn là những câu thơ thấm thía nhất ” [5, tr.3]. Vũ Văn Sỹ có những nhận
xét khá tinh tế: “Nguyễn Duy thường nắm bắt những cái mong manh nhưng vững
chắc trong đời: chút rưng rưng của ánh trăng, một tiếng tắc kè lạc về giữa phố,
một dấu chân của lấm tấm ruộng bùn,...Và rồi hồn thơ Nguyễn Duy neo đậu được
ở đó” [20, tr.69]. Còn Vương Trí Nhàn đưa ra một nhận xét có ý nghĩa khái quát:
“Bao dung nên giàu có” [11, tr.280].
3
Về phương diện cảm hứng chủ đạo, Vũ Văn Sỹ đã mượn ngay câu thơ của
Nguyễn Duy để kết luận về cảm hứng chủ đạo trong thơ ông: “Nguyễn Duyngười thương mến đến tận cùng chân thật” [20]. Nguyễn Quang Sáng nêu nhận
xét cụ thể hơn: “Nguyễn Duy gắn bó máu thịt với đất nước mình bằng tình cảm
rất cụ thể với người dân... Thơ Nguyễn Duy có niềm tự hào chính đáng về nhân
dân mình, cùng với nỗi buồn thương chính đáng”. Trong các bài phê bình
nghiên cứu về thơ Nguyễn Duy, thì bài viết Nguyễn Duy - thi sĩ thảo dân của
Chu Văn Sơn là một bài viết công phu, cung cấp cho người đọc một cái nhìn về
thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Duy. Trong đó hai từ “thảo dân” được dùng với
nghĩa: “Cái từ xưa này đang được làm mới, với những sắc thái thú vị của thì
hiện tại, bởi một phong cách ngôn ngữ mà Duy đang phải lòng- ngôn ngữ “cơm
bụi”. Từ đó biện giải “Nguyễn Duy là thi sĩ thảo dân”, chỉ ra bản chất “thảo
dân” ấy ở cảm hứng sáng tác, ngôn ngữ, giọng điệu, thể thơ lục bát của Nguyễn
Duy [16, tr.38-53].
Trong các bài viết về những bài thơ, tập thơ tiêu biểu của Nguyễn Duy,
các tác giả đã phát hiện được nét riêng độc đáo của từng tác phẩm. Trong Hơi
ấm ổ rơm, Vũ Quần Phương nhận thấy ở đó “tấm lòng thơm thảo, nhường cơm
xẻ áo của nhân dân ta”. Còn Lê Trí Viễn khi nói về bài Tre Việt Nam đã khẳng
định đó là những biểu hiện của “phẩm chất con người”. Đỗ Lai Thúy lại nhận
thấy ở thơ Nguyễn Duy sự “giải cổ tích hóa”, là “cốt cách hiện đại” [24, tr.379384]. Trong Ánh trăng, Nguyễn Bùi Vợi đã cảm nhận: “Nỗi ăn năn nhân bản,
thức tỉnh tâm linh, làm đẹp con người. Tập thơ của Nguyễn Duy được nhiều nhà
phê bình chú ý là Ánh trăng –tập thơ được nhận giải thưởng của Hội Nhà Văn
1984. Nếu như Lê Quang Trang chú ý đến sự thống nhất giữa những yếu tố đối
lập và sở trường thơ lục bát thì Từ Sơn lại tâm đắc với chất hiện thực, chất dân
4
tộc và những cảm xúc nồng nàn. Nhận xét về nội dung tập thơ, Từ Sơn viết:
“Ánh trăng chiếm số lượng lớn vẫn là những bài thơ viết về người lính, về
những điều đã cảm nhận trên các nẻo đường chiến tranh” [18, tr.2]. Cùng ý kiến
đó, Lê Quang Hưng đã đưa ra một cái nhìn tổng quát về tập thơ Ánh trăng: “Ánh
trăng trước tiên vẫn là tiếng nói của một người lính, tiếng nói tìm đến những
người lính – những đồng đội để sẻ chia, trò chuyện… Đúng như Nguyễn Duy
tâm sự: anh luôn cảm thấy mình mắc nợ cuộc sống, mắc nợ những đồng đội…”
[7, tr.156]. Trên cơ sở đó, Lê Quang Hưng chỉ ra sức hấp dẫn của tập thơ: “Ánh
trăng được nhiều bạn đọc yêu thích trước hết vì nó thực sự là một phần của một
cuộc đời, là tiếng nói của một cây bút có trách nhiệm trước cuộc sống xây dựng
và chiến đấu sôi động trên đất nước ta những năm qua” [7, tr.158]. Đến với thơ
Nguyễn Duy, nếu như Lại Nguyên Ân tập trung tìm hiểu sự cách tân thể loại và
giọng điệu thì Lê Quang Hưng lại đối sánh Ánh trăng với các tập thơ trước đó
của ông để khẳng định đây là: “Một bước tiến dài”. Nhà thơ Tế Hanh cũng có
nhận xét khi đọc tập thơ Ánh trăng: “Đọc thơ Nguyễn Duy trước hết ta thấy anh
là một người lính đã chiến đấu ở nhiều mặt trận. Hiện nay anh không phải là
quân nhân nhưng những câu thơ anh viết về bộ đội, về cuộc đời quân nhân vẫn
là những câu thơ thấm thía nhất” [5, tr.3].
Bên cạnh đó, có thể kể đến các ý kiến nhận xét về bài thơ Đò lèn. Trịnh
Thanh Sơn đọc bài Đò Lèn, cho đó là: “Những thước phim quay chậm” về nỗi
gian truân của người bà, khiến độc giả “chỉ đọc thôi đã muốn trào nước mắt” [17,
tr.14]. Sách giáo khoa Ngữ văn 12, phần Tiểu dẫn cũng giới thiệu: “Bài thơ Đò
Lèn được viết năm 1983, trong một dịp nhà thơ trở về quê hương, sống với những
hồi ức đan xen nhiều buồn vui của thời thơ ấu”. Gợi ý từ bài đọc thêm này của
trong Ngữ văn 12 như một giới thuyết mang tính chủ đề của Đò Lèn.
5
Như vậy, qua các bài nghiên cứu, phê bình thơ Nguyễn Duy nêu trên,
chúng tôi nhận thấy các tác giả đã chỉ ra được một số đặc điểm nổi bật về nội
dung, nghệ thuật trong thơ Nguyễn Duy. Nhìn chung, những bài viết trên mới đi
vào tìm hiểu một bài thơ, tập thơ hoặc chỉ dừng lại nghiên cứu một khía cạnh, một
mặt nào đó trong thơ Nguyễn Duy. Hiện chưa có một công trình nào đi sâu
nghiên cứu, khảo sát toàn diện và có hệ thống về thơ Nguyễn Duy từ góc nhìn văn
hóa.Vì thế đó là phần đất trống mà chúng tôi hy vọng có thể khai phá. Với khóa
luận này, chúng tôi hy vọng góp thêm tiếng nói tìm hiểu một cách có hệ thống về
thơ của Nguyễn Duy, chỉ ra nét đặc sắc của thơ Nguyễn Duy dưới góc nhìn văn
hoá. Tuy nhiên, tất cả những bài viết ấy đều là những gợi mở quý giá cho chúng
tôi khi thực hiện đề tài khóa luận.
3. Mục đích nghiên cứu
- Khẳng định, củng cố một khía cạnh nghiên cứu và tiếp nhận thơ Nguyễn
Duy trong nhà trường phổ thông.
- Góp phần khẳng định sự độc đáo trong phong cách nghệ thuật của
Nguyễn Duy qua tìm hiểu thơ Nguyễn Duy trong nhà trường phổ thông từ góc
nhìn văn hóa.
- Góp phần phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu tác phẩm văn học của
Nguyễn Duy trong nhà trường phổ thông nói riêng và các tác phẩm văn học nói chung.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tập hợp các vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài; Khảo sát, phân loại
các yếu tố văn hóa ảnh hưởng trong thơ Nguyễn Duy.
- Phân tích, đánh giá các yếu tố văn hóa ảnh hưởng trong thơ Nguyễn Duy
để rút ra kết luận về thơ Nguyễn Duy trong nhà trường phổ thông từ góc nhìn văn
6
hóa, phục vụ cho việc nghiên cứu, tiếp nhận và giảng dạy tác phẩm trong nhà
trường phổ thông.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Với phương pháp này, chúng tôi vận dụng để có cách nhìn, cách đánh giá
vừa cụ thể, vừa khái quát những tầng nghĩa tiềm tàng của văn bản tác phẩm.
5.2. Phương pháp cấu trúc - hệ thống
Sử dụng phương pháp này để xem xét những bình diện, những yếu tố và
những biểu hiện của mối quan hệ văn hóa - văn học.
5.3. Phương pháp so sánh
So sánh thơ Nguyễn Duy với một số tác giả khác để thấy dấu ấn văn hóa
nổi bật trong thơ Nguyễn Duy. Từ đó khẳng định giá trị của yếu tố văn hoá độc
đáo đặc sắc trong thơ ông.
5.4. Phương pháp liên ngành
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để soi chiếu thơ Nguyễn Duy ở nhiều
góc độ và tìm ra những nét nổi bật nhất trong mối quan hệ văn hóa - văn học.
6. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
6.1. Đối tượng nghiên cứu
Vận dụng mối quan hệ văn học - văn hóa để khai thác thơ Nguyễn Duy từ
góc nhìn văn hóa, trên bình diện nội dung: Văn hóa làng, văn hóa sinh thái, văn
hóa đô thị, sự thức tỉnh ý thức môi sinh, văn hóa truyền thống với những lễ hội,
phong tục, tập quán và văn hóa hiện đại với những vấn đề thế sự.
6.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi của đề tài khóa luận, chúng tôi giới hạn khảo sát những tác
phẩm thơ của Nguyễn Duy trong nhà trường phổ thông gồm: Ánh trăng, Đò lèn.
7
Ngoài ra, để có cơ sở đối sánh, chúng tôi còn nghiên cứu tác phẩm của các nhà
thơ khác. Qua đó thấy được nét tương đồng và đóng góp riêng của Nguyễn Duy.
7. Đóng góp của khóa luận
- Khóa luận của chúng tôi là một công trình nghiên cứu có hệ thống về
mối quan hệ giữa văn hóa và văn học thông qua thơ của Nguyễn Duy. Tìm hiểu
dấu ấn văn hóa trong thơ Nguyễn Duy, chúng tôi muốn chỉ ra vai trò của văn
hóa đối với văn học. Đồng thời qua đó, ta sẽ hiểu rõ hơn về quan hệ giữa văn
hóa và sáng tạo văn học.
- Khóa luận góp phần khẳng định bản sắc riêng của thơ Nguyễn Duy
trong tiến trình của thơ ca Việt Nam hiện đại. Khóa luận góp phần giúp người
tiếp nhận nhận ra giá trị của văn hóa, của sinh thái đối với con người. Bồi đắp lòng
yêu thiên nhiên và lòng tự hào về những giá trị văn hóa của dân tộc, góp phần nâng
cao ý thức giữ gìn bản bắc văn hóa Việt.
- Kết quả của khóa luận sẽ góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu, giảng
dạy, học tập thơ Nguyễn Duy ở nhà trường phổ thông.
8. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận được triển khai trong
ba chương:
Chương 1: Những vấn đề chung.
Chương 2: Dấu ấn văn hóa trong Ánh Trăng của Nguyễn Duy.
Chương 3: Dấu ấn văn hóa trong Đò lèn của Nguyễn Duy.
8
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Những tiền đề khoa học
1.1.1. Khái niệm văn hóa, văn học
- Khái niệm văn hóa
Văn hóa là một hiện tượng đa dạng và phức tạp. Tùy theo góc độ nghiên
cứu, khái niệm văn hóa được trình bày khác nhau. Định nghĩa của UNESSCO
về văn hóa: “Văn hóa là tổng thể nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và
cảm xúc, quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã
hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền
cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những tập tục và tín ngưỡng”
Ở Việt Nam khái niệm văn hóa cũng được quan tâm, bàn đến.
Theo Từ điển Tiếng Việt, văn hóa được hiểu là: “tổng thể nói chung
những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình
lịch sử”.
Theo PGS - TS Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các
giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình
hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự
nhiên và xã hội” [23, tr.10].
- Khái niệm văn học
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, khái niệm văn học được khái quát như
sau: “Văn học là loại hình nghệ thuật sáng tạo bằng ngôn từ”. Khái niệm văn
học bao gồm cả văn học dân gian - được sáng tác và lưu truyền bằng miệng từ
9
đời này sang đời khác, và văn học viết - được sáng tác và lưu truyền dưới hình
thức văn bản viết.
Nghệ thuật là một hình thái ý thức đặc thù thuộc thượng tầng kiến trúc, liên
hệ mật thiết với các hình thái ý thức xã hội khác nhau như chính trị, triết học, đạo
đức, tôn giáo…Về phương diện này văn học là sự phản ảnh của đời sống xã hội
thể hiện sự nhận thức và sáng tạo của con người. Bản chất xã hội lịch sử của văn
học với tư cách là hình thái ý thức xã hội đặc thù được xác định bằng các khái
niệm như: tính hiện thực, tính nhân loại, tính giai cấp, tính tư tưởng, tính khuynh
hướng, tính đảng, tính nhân dân,… Nhưng khác với các hình thái ý thức xã hội
nói trên, văn học có những đặc trưng độc đáo của bộ môn nghệ thuật thể hiện ở
đối tượng nhận thức, ở nội dung và phương thức biểu đạt hình tượng, ở chất liệu
sáng tạo của nó. Văn học lấy con người làm đối tượng nhận thức trung tâm. Văn
học nhận thức con người với toàn bộ tính tổng hợp, toàn vẹn, sống động trong các
mối quan hệ đời sống phong phú và phức tạp của nó, trên phương diện thẩm mĩ.
Trong tác phẩm văn học, nhà văn không chỉ nhận thức chân lí khách quan mà còn
bộc lộ tư tưởng và tình cảm, ước mơ và khát vọng của mình đối với con người và
cuộc sống. Do đó, Nội dung của văn học là sự thống nhất biện chứng giữa
phương diện chủ quan và phương diện khách quan.
Đối tượng và nội dung đặc thù đòi hỏi nhà văn phải có phương thức
chiếm lĩnh và biểu đạt đặc thù, đó là hình tượng nghệ thuật. Tính hình tượng là
dấu hiệu đặc trưng cơ bản giúp ta phân biệt văn học với những tác phẩm cũng
diễn đạt bằng lời văn, cũng dùng văn chương nhưng không phải là văn học.
Hình tượng nghệ thuật làm cho văn học gần gũi với các loại hình nghệ thật
khác. Tuy nhiên do mỗi loại hình nghệ thuật sử dụng một loại chất liệu khác
nhau, cho nên hình tượng của chúng có những đặc điểm riêng.
10
Do lấy ngôn từ làm chất liệu, văn học chỉ xây dựng được hình tượng
“phi vật thể”, có khả năng tác động vào trí tuệ, vào liên tưởng của con người.
Mặt khác, chính chất liệu ngôn từ giúp văn học đạt được tính vạn năng trong
việc chiếm lĩnh đời sống. Văn học chẳng những chiếm lĩnh được tất cả những
gì mắt thấy, tai nghe bằng cái nhìn thị giác và thính giác mà còn tái hiện được
cả mùi, vị, nắm bắt được cả những điều mơ hồ, vô hình nhưng có thật trong
cảm giác của con người. Văn học có thể phản ánh quá trình vận động không
ngừng của đời sống trong không gian và thời gian ở bất kì giới hạn nào. Với
chất liệu ngôn từ, văn học còn có khả năng tái hiện lời nói và thế giới tư tưởng
của con người.
1.1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa – văn học
Có nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam đã quan tâm đề cập tới. Có thể kể
đến những công trình sau:
Hồ Chí Minh trong Bàn về văn hóa, văn học thường trăn trở, khuyên nhủ
văn nghệ sĩ phải tìm hiểu sâu vốn văn hóa dân tộc, làm sao để quần chúng nhân
dân tiếp nhận được văn hóa: “Văn học và nghệ thuật phải luôn luôn tìm tòi
những con đường để làm sao có thể diễn tả một cách chân thực hơn và chân
chính hơn cho nhân dân nghe về những mối lo âu và những suy nghĩ của nhân
dân”.
Trần Đình Sử trong bài viết Vai trò sáng tạo văn hóa của văn học cho
rằng - vai trò sáng tạo ấy thể hiện rõ nhất trên bốn phương diện: 1/ Lấy việc sáng
tạo, biểu hiện con người làm đối tượng trung tâm, văn học trước hết phát huy vai
trò sáng tạo những mô hình nhân cách; 2/ Văn học có vai trò “phê phán văn
hóa”; 3/ Văn học có vai trò lựa chọn văn hóa; 4/ Văn học có vai trò sáng tạo văn
hóa [19, tr.891-894].
11
Phan Ngọc trong bài viết Về mối quan hệ giữa văn học và văn hóa, đã so
sánh mối quan hệ văn học - văn hóa của một số nước trên thế giới và đưa ra ý kiến:
“là người Việt Nam trong đó văn hóa thể hiện trước hết ở văn học” [10, tr.12].
Đỗ Lai Thúy trong Từ cái nhìn văn hóa đã tiến một bước gần hơn với
thực tiễn nghiên cứu khi nhìn nhận, đánh giá một số tác phẩm văn học cũng như
phong cách của một số nhà văn từ góc nhìn văn hóa [24].
Như vậy, ta có thể thấy: Văn hóa là cơ sở, nền tảng cho văn học ra đời và
phát triển.Văn học nghệ thuật là bộ phận cấu thành và rất quan trọng của văn
hóa. Thực tiễn cuộc sống và nền văn hóa dân tộc là mảnh đất màu mỡ làm nảy
sinh và nuôi dưỡng văn học nghệ thuật. Hiện thực đời sống - nơi tiềm tàng
những giá trị văn hóa vô cùng phong phú, luôn tác động tới nhận thức, tư tưởng
nhà văn. Nói cách khác, nhà văn kiếm tìm giá trị văn hóa từ hiện thực cuộc sống
để tái hiện, tái tạo trong tác phẩm văn chương theo phong cách riêng. Như vậy,
một tác phẩm văn học ra đời là kết quả của sự khúc xạ, chưng cất các giá trị văn
hóa. Khi nói tới văn hóa của một dân tộc, người ta không thể không nghĩ ngay
đến nền văn học của dân tộc đó.
Văn học phản ánh, lưu giữ và sáng tạo văn hóa. Thực tế cho thấy, văn học
của bất kì dân tộc nào cũng đều phản ánh và lưu giữ văn hóa dân tộc đó. Văn
học như là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội và văn hóa dân tộc. Không chỉ
phản ánh văn hóa, văn học còn là sự hội tụ kết tinh các nguồn văn hóa. Văn học,
thông qua bạn đọc góp phần cải tạo, thúc đẩy văn hóa phát triển. Văn học còn có
vai trò sáng tạo văn hóa, làm phong phú gấp bội những tinh hoa văn hóa vốn có.
Văn học nơi chứa đựng những tư tưởng văn hóa, những nhận thức thẩm mỹ về
muôn mặt của đời sống con người của nhà văn. Có thể nói, đằng sau những nhà
12
văn lớn là cả một nền văn hóa của nhiều thế kỷ. Văn học là một bộ phận của văn
hóa, nó chịu sự chi phối mang tính quyết định của văn hóa.
Như vậy, văn học luôn có mối quan hệ chặt chẽ với văn hóa. Có thể nói
nhà văn đích thực là một nhà hoạt động văn hóa, tác phẩm văn học là một sản
phẩm văn hóa và người đọc là một người hưởng thụ văn hóa. Văn hoá là nền
tảng tinh thần của xã hội và sáng tạo văn học nghệ thuật là bộ phận quan trọng,
nòng cốt của văn hoá. Nó có khả năng truyền cảm mạnh mẽ và có sức sống lâu
bền khi biết đi sâu vào tư tưởng đạo đức, đời sống bên trong của con người.
Có thể nói, phương diện văn hoá trong văn học ngày càng được quan tâm
bởi giữa văn hoá và văn học có mối liên hệ mật thiết. Văn học phản ánh đời
sống, thực chất cũng là một phán đoán về văn hoá. Văn hoá là một phương diện
bên trong quy định hành vi, suy nghĩ, cảm nhận của con người trong từng thời
kỳ. Đọc bất cứ tác phẩm văn học nào chúng ta đều tìm thấy những biểu hiện của
văn hoá trong đó. Văn hóa và văn học đều phản ánh đời sống con người nên mọi
lĩnh vực. Mọi lĩnh vực trong đời sống đều là đối tượng của văn hóa- văn học,
trong đó con người là chủ thể.
1.2. Nguyễn Duy và quá trình sáng tác
1.2.1. Giới thiệu về tác giả Nguyễn Duy
Nguyễn Duy tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh tại xã Đông Vệ, huyện
Đông Sơn (nay là phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa ), tỉnh Thanh Hóa.
Năm 1965, từng làm tiểu đội trưởng đội dân quân trực chiến tại khu vực cầu
Hàm Rồng, một trọng điểm đánh phá ác liệt của không quân Mỹ trong những
năm chiến tranh Việt Nam. Năm 1966 ông nhập ngũ, trở thành lính đường dây
của bộ đội thông tin, tham gia chiến đấu nhiều năm trên các chiến trường Đường
9- Khe Sanh, Đường 9- Nam Lào, chiến trường miền Nam, biên giới phía Bắc (
13
năm 1979). Sau đó ông giải ngũ, làm việc tại Tuần báo Văn nghệ Hội Nhà văn
Việt Nam và là trưởng đại diện của tờ báo này tại phía Nam.
Năm 1973, ông đoạt giải nhất cuộc thi thơ tuần bao Văn nghệ với chùm
thơ: Hơi ấm ổ rơm, Bầu trời vuông, Tre Việt Nam trong tập Cát trắng. Ngoài thơ
ông cũng viết tiểu thuyết, bút ký. Năm 1977 ông tuyên bố “gác bút” để chiêm
nghiệm lại bản thân rồi tập trung vào làm lịch thơ, in lên các chất liệu tranh, tre,
nứa, lá thậm chí bao tải. Từ năm 2001, ông in nhiều thơ trên giấy dó. Ông đã
biên tập và năm 2005 cho ra mắt tập thơ thiền in trên giấy dó ( gồm 30 bài thơ
thiền thời Lý, Trần do ông chọn lọc ) khổ 81 cm x 111 có nguyên bản tiếng Hán,
phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ tiếng Việt, dịch nghĩa và dịch thơ tiếng Anh
với ảnh nền và ảnh minh họa của ông.
Nguyễn Duy được giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
1.2.2. Quá trình sáng tác của Nguyễn Duy
Trong những nhà thơ Việt Nam đương đại, có lẽ Nguyễn Duy là tên tuổi
được nhiều người biết đến. Sau nhiều tập thơ đơn lẻ, thơ Nguyễn Duy được
tuyển chọn lại thành một cuốn hơn 400 trang, do NXB Hội Nhà Văn và công ty
Nhã Nam ấn hành, giúp độc giả khái quát được ba yếu tố làm nên danh tiếng
Nguyễn Duy: Thứ nhất, vần điệu nhịp nhàng, dễ đọc, dễ thuộc. Thứ hai, tác giả
có khả năng trình diễn để tiếp cận công chúng. Thứ ba, năng lực thẩm mĩ của
người viết có nét tương đồng với không khí xã hội nên được hiệu ứng đám đông
đẩy lên cao.
Nguyễn Duy làm thơ từ khi còn học ở trường chuyên Lam Sơn, nhưng sau
cuộc thi thơ năm 1972 - 1973 do báo Văn Nghệ tổ chức công chúng mới thực sự
biết đến Nguyễn Duy. Trong cuộc thi thơ Nguyễn Duy đạ giải nhất đồng hạng
cùng Lâm Thị Mỹ Dạ, Hoàng Nhuận Cầm và Nguyễn Đức Mậu. Bốn bài thơ
14
của Nguyễn Duy là: Bầu trời vuông, Tre Việt Nam, Hơi ấm ổ rơm, Giọt nước
mắt và nụ cười được xem như một phát hiện mới ạ ở giai đoạn cuối cuộc kháng
chiến chống Mỹ.
Suốt 30 năm làm thơ, viết văn, thành quả của ông là gần hai mươi tập thơ,
ba tập bút kí và một tiểu thuyết. Trong đó có thể kể đến những sáng tác tiêu biểu
như: Cát trắng, Đường xa, Quà tặng, Ánh trăng, Đò Lèn… (thơ); Nhìn ra bể
rộng trời cao (bút kí), Khoảng cách (tiểu thuyết)…
1.3. Khảo sát sáng tác của Nguyễn Duy trong chương trình Ngữ văn Trung
học Cơ sở (THCS) và Trung học Phổ thông (PTTH)
Bảng 1. Những tác phẩm được giảng dạy trong chương trình THCS
Lớp 6
Văn bản giảng
dạy chính
Văn bản đọc
thêm
0
Lớp 7
Lớp 8
0
0
Lớp
9
1
đoạn trích hoặc
những trích dẫn
Ánh trăng
(Ngữ văn 9, tập 1)
1
0
0
0
Tre Việt Nam
(Ngữ văn 6, tập 2)
Trích dẫn thơ
trong dạy Tiếng
Ghi chú tên văn bản,
0
0
0
Việt và làm văn
15
0
Trong chương trình THCS chúng tôi nhận thấy thơ Nguyễn Duy đã được
đưa vào giảng dạy trong nhà trường bao gồm văn bản giảng dạy chính và văn
bản đọc thêm. Ngoài ra cũng có trích dẫn thơ Nguyễn Duy trong dạy học Tiếng
Việt và làm văn.
Bảng 2. Những tác phẩm được giảng dạy trong chương trình THPT
Ghi chú tên văn bản,
Lớp 10
Lớp 11
Lớp 12
đoạn trích hoặc những
trích dẫn
Văn bản giảng dạy
chính
Văn bản đọc thêm
0
0
0
0
0
1
0
0
0
Đò Lèn
(Ngữ văn 12, tập 1)
Trích thơ trong dạy
Tiếng Việt và làm
văn
Trong chương trình THPT thơ Nguyễn Duy cũng đã được đưa vào giảng
dạy. Đặc biệt trong chương trình THPT có bài thơ Đò Lèn của Nguyễn Duy
được đưa vào chương trình học thêm. Theo xu hướng hiện nay thì việc dạy văn
hướng tới việc học sinh tự tìm hiểu, tự chiếm lĩnh tri thức dưới sự hướng dẫn
của giáo viên là rất quan trọng nên ngoài các văn bản học chính thì các đề thi
còn hướng tới các văn bản đọc thêm. Bởi lẽ đó các văn bản đọc thêm ngày càng
được chú trọng giảng dạy trong nhà trường THPT và văn bản đọc thêm ngày
16
càng có sự ảnh hưởng lớn tới khả năng lĩnh hội tri thức văn học của học sinh. Vì
vậy, chúng tôi cũng xem Đò Lèn là đối tượng nghiên cứu của khóa luận.
Qua kết quả khảo sát các sáng tác của Nguyễn Duy trong trường THCS và
THPT, chúng tôi nhận thấy thơ Nguyễn Duy được đưa vào giảng dạy ở cả bậc
THCS và THPT. Ngoài một số văn bản được đưa vào giảng dạy chính thức thì
thơ Nguyễn Duy cũng có một số bài được đưa vào phần đọc thêm và một số bài
được sử dụng làm ngữ liệu để giảng dạy phần Tiếng Việt và làm văn trong nhà
trường phổ thông.
Từ thực tế trên có thể thấy việc học sinh tiếp nhận thơ Nguyễn Duy còn
khá mới mẻ và gặp nhiều khó khăn chính vì vậy chúng tôi quyết định chọn đề tài
nghiên cứu về Thơ Nguyễn Duy trong trườngs phổ thông từ góc nhìn văn
hóa nhằm giúp cho việc giảng dạy và tiếp nhận thơ Nguyễn Duy trong trường
phổ thông một cách dễ dàng hơn.
17
CHƯƠNG 2
DẤU ẤN VĂN HÓA TRONG ÁNH TRĂNG CỦA NGUYỄN DUY
2.1. Văn hóa làng và sinh thái
2.1.1. Văn hóa làng
Nền văn hóa Việt Nam được tạo dựng trên cơ sở nền văn minh nông
nghiệp. Cuộc sống của người Việt Nam gắn bó với làng xã, quê hương. Tập tục
làng, văn hóa và truyền thống làng là chất keo gắn kết con người với làng quê,
bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước.
Làng không chỉ là một sản phẩm của một nền tổ chức chính trị nhà nước
mà còn là sản phẩm văn hóa mang bản sắc Việt Nam. Văn hóa làng được thể
hiện thông qua các biểu trưng văn hóa mang giá trị truyền thống như: đồng quê,
bến nước, con đê, ánh trăng quê,… Đó còn là phong tục tập quán, tâm lí, cách
ứng xử của con người. Cách ứng xử giữa con người với con người, giữa con
người với thiên nhiên đã tạo ra nét đặc trưng của văn hóa làng quê. Văn hóa đã
trở thành nguồn mạch ngầm không thể nhìn thấy nhưng lại có sức mạnh chi phối
tới đời sống mỗi con người. Với đơn vị làng, văn hóa đã thể hiện như những
khuôn thước ứng xử nằm ở tầng sâu trong đời sống cộng đồng. Mỗi con người
Việt Nam nếu may mắn được sinh ra và lớn lên ở làng thì dù đi đâu, về đâu, làm
gì thì khó có thể thoát khỏi tâm thức làng, lề thói làng, giá trị văn hóa làng, cái
đã ăn sâu vào văn hóa cá nhân. Đặc biệt trong tâm thức mỗi con người làng quê
Việt Nam thì họ luôn gắn bó với thiên nhiên, cảnh vật thôn quê. Đó cũng là sự
gắn bó giữa con người và tự nhiên, sự gắn bó đó là một tất yếu của cuộc sống.
Không huyền bí cao xa, không bao la rộng lớn, thiên nhiên trong thơ Nguyễn
Duy là những gì gần gũi mộc mạc nhất. Thiên nhiên ở đây rất bình dị nhưng lại
18
chở cả hồn thiêng của dân tộc, cả một bề dày văn hóa của quê hương. Nếu
không phải là văn hóa nông nghiệp lúa nước, cội nguồn của nền văn hóa dân tộc
thì làm sao có những hình ảnh rất quen thuộc ấy. Nhà thơ đã hướng mỹ cảm vào
văn hóa dân tộc, mà trong đó văn hóa làng là một thành tố. Nguyễn Duy đã
hướng ngòi bút vào những nét đặc sắc của văn hóa làng đặc biệt là hướng ngòi
bút vào cách ứng xủa của con người với thiên nhiên, tâm lí của con người nơi
làng quê . Hình ảnh thiên nhiên làng quê với những đặc trưng rất riêng đã mang
tính biểu tượng văn hóa độc đáo trong sáng tác Nguyễn Duy. Trong sáng tác của
mình, Nguyễn Duy không đơn thuần miêu tả vẻ đẹp bên ngoài của thiên nhiên.
Ông trải lòng mình với cảnh vật, soi chiếu thiên nhiên từ nhiều hoàn cảnh, nhiều
chiều kích khác nhau, từ đó mang đến những ý nghĩa mới mẻ cho những hình
ảnh vốn quen thuộc, mở ra cho người đọc những liên tưởng mới đầy thú vị. Có
thể nói, nền văn hóa Việt Nam với đặc trưng lớn nhất là văn hóa nông nghiệp đã
được Nguyễn Duy phản ánh thông qua những bức tranh thiên nhiên bằng thơ.
Bởi vậy, tiếng thơ Nguyễn Duy đã đưa tâm hồn người đọc trở về với những giá
trị văn hóa làng quê tỏa bóng hàng ngàn năm trong tâm hồn dân tộc Việt.
Trong văn hóa làng cái tôi làng xã gắn với văn hóa nông nghiệp vẫn hằn
trong tâm linh người Việt. Nét đẹp văn hóa làng trong Ánh trăng của Nguyễn
Duy trước tiên đó là hình ảnh một làng quê đẹp, êm ả, thanh bình với không gian
bao la rộng lớn, với cảnh vật thôn quê giản dị, mộc mạc, quen thuộc chứa đựng
những giá trị văn hóa cổ truyền hàng ngàn năm của dân tộc Việt. Đó là hình ảnh
của cánh đồng trải rộng bao la gắn với kí ức của con người, là dòng sông của
tuổi thơ, là ánh trăng theo suốt những bước chân trẻ thơ cho đến khi trưởng
thành. Hình ảnh làng quê yên bình, chất phác đó đã đi sâu vào tâm hồn nhà thơ
và mang lại cho nhà thơ những kỉ niệm ấu thơ đẹp, trong sáng, giản dị và rất đời
19
thường: “Hồi nhỏ sống với đồng/ với sông rồi với bể. Hồi chiến tranh ở rừng /
vầng trăng thành tri kỉ”. Cuộc sống nơi làng quê luôn chứa đựng những nét văn
hóa làng độc đáo, đó là lối sống hòa mình vào thiên nhiên cảnh vật, coi thiên
nhiên nơi làng quê ấy như người bạn tâm giao song hành cùng những bước
ngoặt lớn trong cuộc đời con người.
Được nuôi dưỡng từ cái nôi văn hóa Bắc Bộ, Nguyễn Duy lớn lên trên
mảnh đất với những cánh đồng lúa bạt ngàn thẳng cánh cò bay, những dòng
sông chở nặng phù sa…Thế giới tự nhiên không biết tự bao giờ trở thành người
mẹ nuôi dưỡng, chở che, là người bạn thủy chung với con người. Có lẽ điều đó
ăn sâu vào tâm thức nhà thơ như một lẽ tự nhiên, tự nhiên như hơi thở, khí trời.
Vì thế, ta có thể nhận thấy nét đẹp văn hóa của làng quê luôn được nhà thơ gắn
liền với những mảng màu thiên nhiên tại chính quê hương ông. Không gian cứ
mở rộng ra và những kí ức đẹp cứ hiện về. Kí ức trong tâm hồn nhà thơ, trong
trái tim nhà thơ đều gắn với cảnh vật quê hương, làng quê. Ánh trăng quê như
một người bạn thân tình luôn bước theo mỗi bước chân, luôn lắng nghe, luôn sẻ
chia với Nguyễn Duy. Không chỉ là lối sống hòa mình vào thiên nhiên cảnh vật
mà nét đẹp trong văn hóa làng còn là lối sống luôn nhớ về cuội nguồn, luôn nhớ
về xóm làng nơi mình đã sinh ra và lớn lên. Nguyễn Duy mang đậm hồn quê bởi
cái tôi này luôn nhớ về làng quê. Có thể nói, nỗi nhớ thương đau đáu nhất trong
nhà thơ là nỗi nhớ quê hương làng xóm. Trong tâm linh của người Việt Nam,
quê hương là nơi chôn nhau cắt rốn, là máu thịt của mỗi người. Người dân đất
Việt bao đời nay luôn sống với tâm thức “lá” cuối cùng rồi cũng “rụng về cội”,
“Cáo chết ba năm còn quay đầu về núi”. Trong cái thế giới tinh thần phong phú
của những người nông dân thuần chất, ta tìm thấy được một tình cảm rất sâu
lắng thiết tha dành cho ngôi làng thân yêu của họ. Người nhà quê, với bản chất
20