Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

BUỔI THẢO LUẬN THỨ năm TRÁCH NHIỆM dân sự, VI PHẠM hợp ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.95 KB, 10 trang )

BÀI THẢO LUẬN THỨ 5


BUỔI THẢO LUẬN THỨ NĂM: TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ, VI
PHẠM HỢP ĐỒNG
Vấn đề 1: Bồi thường thiệt hại do không thực hiện đúng hợp đồng gây ra.
*Tóm tắt bản án số 11/2010/DSST ngày 27/04/2010:
Ngày 02/11/2006 Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Minh –
chi nhánh TPHCM (bên A) ký hợp đồng số 160/Bitexcoland với bà Bình (bên B) để thực hiện
mua bán căn hộ AE 305 tại khu căn hộ cao cấp Bitexco số 91 Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22,
quận Bình Thạnh. Thời hạn trả tiền và giao nhận căn hộ là ngày 25/11/2006. Để thực hiện hợp
đồng trên, ngày 24/11/2006, Công ty Bitexco, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam và bà Bình đã
ký kết văn bản thỏa thuận ba bên về việc vay vốn và mua bán căn hộ.Trong quá trình thực hiện
hợp đồng mua căn hộ thì phát sinh tranh chấp giữa các bên, nên Công ty Bitexco yêu cầu đề nghị
hủy bỏ hợp đồng với lý do bà Bình vi phạm nghĩa vụ thanh toán. Xét ý kiến và các chứng cứ,
Tòa án nhận thấy bà Bình đã thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán và quyết định buộc Công ty
Bitexco phải bồi thường giá trị căn hộ cho bà Bình và khoản tiền mà bà Bình đã thanh toán tiền
thuê nhà khi bà không được Ban quản lý tòa nhà cấp thẻ từ. Phía bà Bình phải trả lại căn hộ AE –
305 cho Công ty Bitexco và trả cho Ngân hàng ngoại thương Việt Nam số tiền 922.451.000
đồng.
Câu 1: Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng theo pháp luật Việt
Nam? Nêu rõ những thay đổi trong BLDS 2015 so với BLDS 2005 về Căn cứ phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng.
Trả lời:
*Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng theo pháp luật Việt Nam:
Theo Điều 360, BLDS 2015: “Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có
nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy
định khác.”







Có hành vi vi phạm hợp đồng: là một loại trách nhiệm pháp lý nên TNBTTH do vi phạm
hợp đồng chỉ được phát sinh khi có sự vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng và áp dụng đối
với chủ thể có hành vi vi phạm đó. Hành vi vi phạm hợp đồng có thể là hành động hoặc
không hành động.
Lỗi: Lỗi trong TNDS là trạng thái, tâm lý bên trong của người gây thiệt hại thể hiện nhận
thức và mong muốn của mình về hành vi gây thiệt hại. Lỗi là điều kiện để phát sinh
TNBTTH của người gây thiệt hại. Nếu bên có nghĩa vụ hợp đồng không có lỗi, thì không
phải chịu TNBTTH khi có hành vi vi phạm.
Có thiệt hại thực tế xảy ra: Thiệt hại được coi là yếu tố bắt buộc và tiền đề để quyết định
có phát sinh TNBTTH hay không. Thiệt hại trong vi phạm hợp đồng được hiểu là thiệt
hại về vật chất. Có thể là thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp và việc xác định thiệt hại là
điều vô cùng quan trọng.




Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra: Giữa hai yếu tố
này phải có mối liên hệ nội tại, tất yếu, trong đó hành vi vi phạm trên thực tế phải là
nguyên nhân gây ra hậu quả. Nếu hành vi vi phạm hợp đồng của một bên gây ra mà do
nguyên nhân khác thì sẽ không phải chịu TNBTTH.

*Những thay đổi trong BLDS 2015 so với BLDS 2005 về Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong hợp đồng:
-

-


Đối với BLDS 2005 thì căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
hợp đồng được quy định trong Điều 307. Theo đó, quy định không đưa ra căn cứ
phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là do vi phạm nghĩa vụ mà chỉ đề cập
đến hai loại trách nhiệm. Đó là trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất và
trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần.
BLDS 2015 thì quy định cụ thể trong một điều luật riêng là Điều 360: “Trường
hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường
toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”
Theo đó, thì căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là
khi một bên vi phạm nghĩa vụ và có thiệt hại.

Câu 2: Tòa án đã buộc Bitexco bồi thường cho bà Bình những khoản thiệt hại nào? Nêu rõ đoạn
của bản án liên quan đến từng khoản thiệt hại được bồi thường.
Trả lời: Tòa án đã buộc Bitexco bồi thường cho bà Bình giá trị căn hộ theo giá của Hội đồng
định giá và khoản tiền mà bà Bình đã thanh toán tiền thuê nhà khi bà không được Ban quản lý
tòa nhà cấp thẻ từ.
Đoạn của bản án liên quan đến từng khoản thiệt hại bồi thường: “Công ty trách nhiệm hữu han
sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Minh phải trả cho bà Nguyễn Thị Bình giá tri căn hộ
AE305 khu căn hộ cao cấp Bitexco số 91 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh số
tiền 4.609.094.601 đồng và bồi thường tiền thuê nhà số tiền 418.000.000 đồng.”
Câu 3: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án.
Trả lời: Hướng giải quyết trên của Tòa án là HỢP LÝ vì trong quá trình thực hiện hợp đồng thì
bà Bình không vi phạm nghĩa vụ và dựa trên sự thống nhất của ba bên (Công ty Bitexco, bà Bình
và Ngân hàng ngoại thương Việt Nam) nên Tòa án hủy hợp đồng mua bán căn hộ AE305. Việc
buộc Công ty Bitexco phải bồi thường giá trị căn hộ cho bà Bình và khoản tiền mà bà Bình đã
thanh toán tiền thuê nhà. Buộc bà Bình phải trả lại căn hộ AE – 305 cho Công ty Bitexco và trả
cho Ngân hàng ngoại thương Việt Nam số tiền 922.451.000 đồng là đã bảo đảm quyền và nghĩa
vụ của các bên.
Câu 4: Đoạn nào cho thấy bà Bình có yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần?
Trả lời: Đoạn cho thấy bà Bình có yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần: “Theo đơn yêu cầu

phản tố của bà Bình ngày 18/01/2008 thì ngoài những yêu cầu đã xem xét ở trên bà Bình còn yêu
cầu bồi thường thiệt hại về vật chất trong căn hộ AE305: do nước trào ngược dơ bẩn làm hư hỏng
một số tài sản với trị giá là 5.000.000 đồng và bồi thường thiệt hại tinh thần do chất lượng căn hộ
không bảo đảm gây ảnh hưởng về tâm lý là 16.000.000 đồng”.


Câu 5: Tổn thất về tinh thần có tồn tại trong lĩnh vực hợp đồng không? Vì sao?
Trả lời: Tổn thất về tinh thần có tồn tại trong lĩnh vực hợp đồng vì căn cứ theo khoản 3, Điều 361
BLDS 2015 quy định về thiệt hại do vi phạm: “Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do
bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác
của một chủ thể.” Thì khi có thiệt hại về tinh thần thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi
phạm bồi thương thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra.
Câu 6: BLDS có cho phép yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần phát sinh do không thực hiện
đúng hợp đồng không? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trả lời: BLDS có cho phép yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần phát sinh do không thực hiện
đúng hợp đồng vì căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại là do vi phạm nghĩa vụ quy định trong
Điều 360 BLDS 2015: “Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ
phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”
Mà thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ có bao gồm thiệt hại về tinh thần khoản 1, Điều 361 BLDS
2015: “Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.”
Vấn đề 2: Phạt vi phạm hợp đồng.
*Tóm tắt bản án số 121/2011/KDTM-PT ngày 26/12/2011 (vụ việc thứ nhất): Công ty Tân Việt
và Công ty Tường Long đã ký Hợp đồng số 01-10/TL-TV ngày 01/10/2010 và phụ lục hợp đồng
ngày 07/10/2010 để mua vải thành phẩm. Nội dung thanh toán ngay sau khi ký hợp đồng, Công
ty Tân Việt thanh toán trước 30% đơn hàng gọi là tiền đặt cọc, thanh toán 40% giá trị đơn hàng
ngay sau khi bên Công ty Tường Long giao hoàn tất và 30% còn lại thanh toán trong vòng 30
ngày kể từ ngày thanh toán cuối cùng. Ngày 19/10/2010 Công ty Tân Việt đã thanh toán 30%,
ngày 12/11/2010 Công ty Tường Long giao lô hàng mẫu. Sau đó Công ty Tường Long có công
văn gửi cho Công ty Tân Việt yêu cầu tăng giá nhưng Công ty Tân Việt không đồng ý và đã gửi
công văn phản hồi. Ngày 3/12/2010 Công ty Tường Long thông báo hủy bỏ hợp đồng. Công ty

Tân Việt yêu cầu Công ty Tường Long thanh toán tiền phạt cọc và phạt hợp đồng là 509.769.640
đồng. Sau khi nghiên cứu tài liệu, Tóa án buộc Công ty Tường Long thanh toán tiền phạt
102.849.604 đồng cho Công ty Tân Việt.
*Tóm tắt Phán quyết của Trọng tài quốc tế Việt Nam (vụ việc thứ hai): Ngày 13/09/2006, các
bên sau đây: Công ty Hà Việt (nguyên đơn) và Công ty Shanghai CJS International (bị đơn) đã
ký hợp đồng mua bán hàng hóa số FK-JSC 02/2006 ngày 13/09/2006 với những điều khoản và
điều kiện như sau (…). Theo hợp đồng, Bị đơn có nghĩa vụ xếp hàng trước ngày 20/10/2006 tại
Fang Cheng, Trung Quốc, nhưng đến ngày 20/10/2006, Bị đơn vẫn chưa thực hiện việc xếp
hàng. Trong ngày 20/10/2006 ông Jung có gửi email yêu cầu tăng giá nhưng Nguyên đơn không
chấp nhận. Ngày 27/10/2006, Nguyên đơn nhận được email hủy hợp đồng từ ông Jung – giám
đốc điều hành công ty Fako International. Nguyên đơn cho rằng, Bị đơn đã không thực hiện
đúng các cam kết trong Hợp đồng dẫn đến phá vỡ Hợp đồng, gây thiệt hại và tổn thất cho phía
nguyên đơn. Do vậy Nguyên đơn đã khởi kiện ra trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam.
Câu 1: Điểm mới của BLDS năm 2015 so với BLDS năm 2005 về phạt vi phạm hợp đồng.
Trả lời:


-

-

-

BLDS 2005 đã chuyển phạt vi phạm sang mục Thực hiện hợp đồng. Mặc dù không còn
chức năng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, phạt vi phạm vẫn có vai trò hướng các bên
tới việc thực hiên hợp đồng. Còn BLDS 2015 vẫn giữ phạt vi phạm trong mục Thực hiện
hợp đồng nhưng có một số thay đổi.
Về mức phạt, BLDS 2005 quy định “mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận (khoản 2,
Điều 422) còn BLDS 2015 theo hướng “mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ
trường hợp luật liên quan có quy định khác” (khoản 2, Điều 418). Cho thấy hiện nay vẫn

có luật khác quy định về mức phạt như Luật xây dựng, Luật thương mại có quy định về
phạt tối đa (tức các bên không hoàn toàn tự do thỏa thuận về mức phạt).
Trước đây, khoản 3, Điều 422 BLDS 2005 theo hướng “các bên có thể thỏa thuận về việc
bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại,
nếu không có thỏa thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ
thiệt hại”. BLDS 2015 đã bỏ phần in nghiêng vì đây là vấn đề bồi thường thiệt hại và đã
có quy định khác điều chỉnh (Điều 13, Điều 360).

*Đối với vụ việc thứ nhất:
Câu 2: Điểm giống nhau giữa đặt cọc và phat vi phạm hợp đồng.
Trả lời:
-

Về đối tượng thực hiện: là khoản tiền buộc phải nộp cho một bên.
Về hình thức: đều được lập thành văn bản.
Về hậu quả pháp lý: bên vi phạm bị mất một khoản tiền (mức phạt vi phạm hoặc phạt
cọc).

Câu 3: Khoản tiền trả trước 30% được Tòa án xác định là tiền đặt cọc hay là nội dung của phạt vi
phạm hợp đồng?
Trả lời: Khoản tiền trả trước 30% được Tòa án xác định là tiền đặt cọc trong phần xét thấy: “Do
vậy số tiền thanh toán đợt 1 là 30% giá trị đơn hàng (406.920.000 đồng) được xác định là tiền
đặt cọc” vì Tòa án dựa trên khoản 3, Điều 4 Hợp đồng số 01-10/TL-TV quy định sai khi ký hợp
đồng, bên mua (Công ty Tân Việt) phải thanh toán trước cho bên bán (Công ty Tường Long)
30% giá trị đơn hàng gọi là tiền đặt cọc.
Câu 4: Suy nghĩ của anh/ chịvề hướng giải quyết của Tòa án liên quan đến khoản tiền trả trước
30%.
Trả lời: Hướng giải quyết của Tòa án liên quan đến khoản tiền trả trước 30% là HỢP LÝ. Vì theo
quy định khoản 2, Điều 328 BLDS 2015: “Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài
sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt

cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu
bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt
cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Thì khi hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc
được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Tức là, kể từ thời điểm 2 bên đi vào thực hiện hợp đồng
tiền đặt cọc 30% đã “chuyển” thành tiền thanh toán đợt I.


*Đối với vụ việc thứ hai:
Câu 5: Trong Quyết định của Trọng tài, mức phạt vi phạm hợp đồng được giới hạn như thế nào?
Trả lời: Trong Quyết định của Trọng tài, mức phạt vi phạm hợp đồng được giới hạn không quá
8% giá trị Hợp đồng: “Thỏa thuận phạt 30% giá trị Hợp đồng của các bên quy định tại Điều 5
của Hợp đồng là không phù hợp với quy định của Luật thương mại Việt Nam năm 2005, do vậy
điều khoản này vô hiệu phần mức phạt Hợp đồng cao hơn 8% giá trị Hợp đồng và mức phạt Hợp
đồng trong trường hợp này được xác định căn cứ theo quy định của Luật Thương Mại Việt Nam
năm 2005 là 8% giá trị Hợp đồng.”
Câu 6: So với văn bản, mức giới hạn phạt vi phạm trong Quyết định có thuyết phục không? Vì
sao?
Trả lời: So với văn bản, mức giới hạn phạt vi phạm trong Quyết định có thuyết phục. Vì theo
khoản 2, Điều 418 BLDS 2015: “Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật
liên quan có quy định khác.”và Điều 301, Luật Thương Mại: “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa
vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng,
nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại
Điều 266 của Luật này.” Mặc dù các bên đã có thỏa thuận cụ thể trong Hợp đồng và pháp luật
cho phép các bên thỏa thuận nhưng mức phạt phải không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng
bị vi phạm.
Câu 7: Trong pháp luật dân sự và pháp luật thương mại, phạt vi phạm hợp đồng có được kết hợp
với bồi thường thiệt hại không nếu các bên không có thỏa thuận về vấn đề này? Nêu cơ sở pháp
lý khi trả lời.
Trả lời:

Trong pháp luật dân sựphạt vi phạm hợp đồng không được kết hợp với bồi thường thiệt hại nếu
các bên không có thỏa thuận theo quy định tại khoản 3, Điều 418 BLDS 2015: “Các bên có thể
thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường
thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp các bên
có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và
vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.”
Trong pháp luật thương mại phạt vi phạm hợp đồng cũng không được kết hợp với bồi thường
thiệt hại nếu các bên không có thỏa thuận theo quy định khoản 2, Điều 307 Luật thương mại
2005: “Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả
chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.”
Câu 8: Trong Quyết định trọng tài, phạt vi phạm có được kết hợp với bồi thường thiệt hại không?
Đoạn nào của quyết định cho câu trả lời?
Trả lời: Trong Quyết định trọng tài, phạt vi phạm có được kết hợp với bồi thường thiệt hại vì các
bên đã có thỏa thuận trong Hợp đồng. Đoạn của quyết định cho câu trả lời: “Tuy nhiên, Điều 301
Luật Thương mại cũng quy định ngoài mức phạt như trên, bên bị thiệt hại có quyền đòi bồi


thường thiệt hại thực tế. Do các bên đã có thảo thuận về mức bồi thường thiệt hại tối đa 30%
tổng giá trị Hợp đồng, nên việc cho phép bồi thường mức cao hơn sẽ tạo bất ngờ cho Bị đơn.
HĐTT cho rằng có thể xét bồi thường thiệt hại thực tế cho Nguyên đơn, song tổng mức bồi
thường thiệt hại và khoản phạt vi phạm sẽ không được cao quá 30% giá trị hợp đồng.”
Câu 9: Điểm giống và khác nhau giữa phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại do không
thực hiện đúng hợp đồng.
Trả lời:
*Giống nhau:
-

Đều là biện pháp chế tài mà luật dân sự quy định để áp dụng cho các trường hợp vi phạm
hợp đồng.
Cơ sở áp dụng: phải có hành vi vi phạm hợp đồng trên thực tế và phải có lỗi của bên vi

phạm.
Mục đích của việc quy định và áp dụng là nhằm ngăn ngừa sự vi phạm hợp đồng.

*Khác nhau:
Cơ sở áp dụng
Phương thức
Mức phạt/
thường

Mục đích

Phạt vi phạm
Bồi thường thiệt hại
Có sự thỏa thuận Không cần thỏa thuận trước trong hợp đồng.
trước trong hợp đồng.
Phạt tiền..
Bao gồm tiền, vật chất, các biện pháp khắc
phục, sửa chữa.
Bồi Mức phạt do các bên Tùy theo mức độ thiệt hại. Có bao gồm thiệt
thỏa thuận và không hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.
vượt quá 8% giá trị
phần nghĩa vụ hợp
đồng bị vi phạm, trừ
trường hợp quy định
tại Điều 266 của Luật
Thương mại 2005.
Ngăn ngừa các vi Khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây
phạm có thể xảy ra.
nên.


Câu 10: Theo văn bản, khoản tiền do kết hợp phạt vi phạm với bồi thường thiệt hại có bị giới hạn
không? Vì sao?
Trả lời: Theo văn bản, không có điều luật nào quy định cụ thể về khoản tiền do kết hợp phạt vi
phạm với bồi thường thiệt hại có bị giới hạn hay không. Tuy nhiên, có thể dựa vào quy định ở
các Điều luật: Điều 301 Luật Thương Mại; Điều 13 và Điều 360 BLDS 2015 để đưa ra kết luận
khi kết hợp phạt vi phạm với bồi thường thiệt hại thì phải xét riêng từng trường hợp. Đối với
phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng (hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm) các bên có quyền
tự do thỏa thuận mức phạt trong hợp đồng, nhưng phải không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp
đồng bị vi phạm. Đối với bồi thường thiệt hại khi có vi phạm nghĩa vụ và gây ra thiệt hại thì phải


bồi thường toàn bộ thiệt hại đó, hơn nữa bồi thường thiệt hại chỉ được giới hạn khi có thỏa thuận
của các bên.
Câu 11: Trong Quyết định trọng tài, khoản tiền do kết hợp phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại
có bị giới hạn không? Suy nghĩ của anh/chị về giải pháp trong Quyết định về vấn đề này.
Trả lời: Trong Quyết định trọng tài, khoản tiền do kết hợp phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại
có bị giới hạn. Giới hạn trong Quyết định trọng tài này là phạt riền từng vi phạm. Điều này là
hoàn toàn hợp lý vì các mức phạt của các vi phạm đều đã được pháp luật quy định và giới hạn
một cách rõ ràng. Do đó, vi phạm nghĩa vụ nào thì phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại theo mức
giới hạn của trường hợp đó.
Câu 12: Suy nghĩ của anh/chị về khả năng Tòa án được quyền giảm mức phạt vi phạm hợp đồng
trong pháp luật Việt Nam.
Trả lời: Khả năng Tòa án được quyền giảm mức phạt vi phạm hợp đồng trong pháp luật Việt
Nam cũng chỉ được áp dụng khi các bên đã thỏa thuận ký kết hợp đồng.
Vấn đề 3: Sự kiện bất khả kháng.
*Tình huống sau: Anh Văn nhận chuyển hàng cho anh Bình bằng đường thủy. Anh Văn có mua
bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho việc vận chuyển bằng tàu của mình. Trên đường vận chuyển,
tàu bị gió nhấn chìm và hàng bị hư hỏng toàn bộ.
Câu 1: Những điều kiện để một sự kiện được coi là bất khả kháng? Và cho biết các bên có thể
thỏa thuận với nhau về trường hợp có sự kiện bất khả kháng không? Nêu rõ cơ sở khi trả lời.

Trả lời:


Để một sự kiện được coi là bất khả kháng phải thỏa mãn 3 điều kiện sau:

Thứ 1: Là sự kiện khách quan xảy ra sau khi kí hợp đồng
Thứ 2: Là sự kiện xảy ra không thể đoán trước được
Thứ 3: Là sự kiện xảy ra mà hậu quả để lại không thể khắc phục được dù đã áp dụng mọi biện
pháp cần thiết và khả năng cho phép, là sự kiện xảy ra mà chúng ta không khắc phục được hậu
quả.


Các bên có thỏa thuận với nhau về trường hợp có sự kiện bất khả kháng theo quy định tại
Điều 156 BLDS năm 2015 cụ thể có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn nghĩa vụ hợp đồng,
trừ các hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có thời hạn cố định về giao hàng
và hoàn thành dịch vụ.

Câu 2: Những hệ quả pháp lý trong trường hợp hợp đồng không thể thực hiện được do sự kiện
bất khả kháng trong BLDS và Luật thương mại sửa đổi.
Trả lời: Khi có sự kiện bất khả kháng xẩy ra thì bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng sẽ:




Được miễn trách nhiệm nếu nghĩa vụ không được thực hiện, không được thực hiện đầy
đủ hoặc không được thực hiện đúng do sự kiện bất khả kháng gây ra;



Được kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng nếu việc thực hiện hợp đồng bị chậm trễ do sự

kiện bất khả kháng.

Theo quy định tại khoản 2,3 điều 351 BLDS 2015
Ngoài ra, nếu sự kiện bất khả kháng kéo dài hoặc gây ra hậu quả nghiêm trọng dẫn đến việc
thực hiện hợp đồng sẽ không có lợi cho các bên thì các bên có thể chấm dứt việc thực hiện
hợp đồng, hay bồi thường thiệt hại. Theo điều 302 trong Luật thương mại và văn bản hướng
dẫn thi hành.
Câu 3: Số hàng trên có bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng không? Phân tích các điều kiện hình
thành sự kiện bất khả kháng với tình huống trên.
Trả lời: Số hàng trên bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng vì trong tình huống có ghi “tàu bị gió
nhấn chìm” lý do này thỏa mãn 3 điều kiện để việc “tàu bị gió nhấn chìm” là một sự kiện bất khả
kháng. Cụ thể ba điều kiện là:
Thứ 1: Là sự kiện khách quan xảy ra sau khi kí hợp đồng
Thứ 2: Là sự kiện xảy ra không thể đoán trước được
Thứ 3: Là sự kiện xảy ra mà hậu quả để lại không thể khắc phục được dù đã áp dụng mọi
biện pháp cần thiết và khả năng cho phép, là sự kiện xảy ra mà chúng ta không khắc phục được
hậu quả.
Câu 4: Nếu hàng bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng, anh Văn có phải bồi thường cho anh Bình
về việc hàng bị hư hỏng không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trả lời:
Nếu hàng bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng thì Anh Văn không phải bồi thường cho anh Bình
quy định tại khoản 2, điều 351 BLDS 2015 đó là “Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện
đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp
có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”
Câu 5: Nếu hàng bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng và anh Văn thỏa thuận bồi thường cho anh
Bình giá trị hàng bị hư hỏng thì anh Văn có được yêu cầu Công ty bảo hiểm thanh toán khoản
tiền này không? Tìm câu trả lời nhìn từ góc độ văn bản và thực tiễn xét xử.
Trả lời: Nếu hàng bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng và anh Văn thỏa thuận bồi thường cho
anh Bình giá trị hàng bị hư hỏng thì anh Văn không được yêu cầu Công ty bảo hiểm thanh toán
khoản tiền, theo khoản 3, điều 541 quy định tại BLDS 2015 đó là “Trường hợp bất khả kháng

dẫn đến tài sản vận chuyển bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại trong quá trình vận chuyển thì bên vận
chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc
pháp luật có quy định khác.”


Còn về góc độ thực tiễn xét xử tôi nghĩ kết quả vẫn là không.
Vấn đề 4: Tìm kiếm bản án liên quan đến chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Mỗi nhóm tự tìm ít nhất 01 bản án (quyết định) của Tòa án liên quan đến chậm thực hiện nghĩa
vụ thanh toán mà Tòa án đã áp dụng BLDS 2015.
Cho biết suy nghĩ của nhóm về hướng giải quyết trên của Tòa án trong bản án (quyết định) liên
quan đến chậm thanh toán mà nhóm đã tìm thấy.
Trả lời: Bản án số: 212/ 2017/ DS-ST
Ngày: 07/ 09/ 2017
V/v: tranh chấp hợp đồng cho vay tài sản
-

-

Tóm tắt bản án: Theo đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo Ngày 06/12/2013
AL bà có cho ông O, bà N vay 20.000.000 đồng, mục đích để đáo hạn ngân hàng, thỏa
thuận khi đáo hạn ngân hàng sẽ trả lại nhưng ông O, bà N thất hẹn và cũng không đóng
lãi lần nào. Bà H nhiều lần đến yêu cầu vợ chồng ông O trả nợ thì ông bà chỉ hứa mà
không thực hiện. Đến tháng 4/2017 thì ông O và bà N có trả cho bà 3.000.000 đồng. Nay
bà N đồng ý trả 17.000.000 đồng vốn, trả dài hạn còn tiền lãi không đồng ý trả. Từ những
chứng cứ trên Tòa Án có căn cứ xác định đây là hợp đồng vay tài sản không kỳ hạn và có
lãi. Do bị đơn vi phạm nghĩa vụ thanh toán nên nguyên đơn khởi kiện yêu cầu trả tiền là
có căn cứ và không vi phạm thời hiệu khởi kiện. Xét ý kiến và các chứng cứ Tòa Án
quyết định Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Nguyễn Thị H. Buộc ông Nguyễn Văn O
và bà Nguyễn Thị N phải trả cho bà H: vốn lẫn lời….
Hướng giải quyết của Tòa Án là thấu tình đạt lý chính xác lại cụ thể rõ ràng hợp lý, Tòa

án đã căn cứ Khoản 3 Điều 26, điểm a Khoản 1 Điều 35, điểm a Khoản 1 Điều 39 và các
Điều 91, 147, 228, 244, 273, 280 của Bộ luật tố tụng dân sự; các Điều 351, 357, 466, 468,
469 và 688 của Bộ luật dân sự năm 2015; Khoản 2 Điều 26 Nghị quyết
326/2016/UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 14 đưa ra quyết định:
“Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Nguyễn Thị H. Buộc ông Nguyễn Văn O và bà
Nguyễn Thị N phải trả cho bà H số tiền 24.180.053 ( hai mươi bốn triệu một trăm tám
chục ngàn năm mươi ba ) đồng gồm tiền vốn là 17.000.000 ( mười bảy triệu ) đồng và
tiền lãi là 7.180.053 ( bảy triệu một trăm tám chục ngàn năm mươi ba ) đồng. Kể từ ngày
có đơn yêu cầu thi hành án, nếu người phải thi hành án không thi hành đầy đủ khoản tiền
nêu trên thì còn phải chịu lãi phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ theo lãi suất quy định
tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015 tương ứng với thời gian và số tiền chưa thi
hành.”
------------------------------------------------Hết--------------------------------------------------------



×