Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

GVCN 2 xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa GVCN và PHHS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.59 MB, 25 trang )

PHòNG GIáO DụC Và ĐàO TạO QUậN THANH XUÂN
Trờng tiểu học nhân chính

**********************

MT S BIN PHP XY DNG MI QUAN H THN THIN
GIA GIO VIấN CH NHIM VI PH HUYNH HC SINH

----- -----

Lĩnh vực
nhiệm lớp
Tên tác giả
Kiều
Chức vụ
Tài liệu kèm

:

Công

:

Trần

tác

Chủ

Thị


Vân

: Giáo viên
theo: Đĩa CD

Năm học 2013-2014


MỤC LỤC
Trang

PHẦN I: MỞ ĐẦU ...............................................................1
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...............................................................................1
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .......................................................................1
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...........................................1
IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ......................................................................1
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................................2

PHẦN II: NỘI DUNG ..........................................................3
I. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TRẠNG ....................................................3

1. Cơ sở lý luận............................................................................................3
2. Thực trạng ...............................................................................................5
II. BIỆN PHÁP ...............................................................................................6
III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ .............................................................................17

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................19
I. KẾT LUẬN ..................................................................................................19
II. KHUYẾN NGHỊ ........................................................................................19


PHẦN IV: PHỤ LỤC................................................................................... 21
PHẦN V: TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................22


PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Nghề giáo là một nghề cao quý, được cả xã hội tôn vinh.
Nhiều người cho rằng nghề giáo viên là nghề nhàn hạ, không phải chịu
sức ép cạnh tranh và những áp lực trong công việc. Thế nhưng, thực tế không
phải vậy, nhất là trong xu thế có nhiều chuyển biến của giáo dục – đào tạo hiện
nay. Giờ đây, giáo viên phải chịu nhiều sức ép từ xã hội: các bậc phụ huynh có
sự lựa chọn: luôn nhìn vào các thầy cô xem lớp trước của thầy cô có tỉ lệ học
sinh giỏi cao, có đạt danh hiệu này, giải thưởng kia... hay không và bằng mọi
cách xin chuyển con em vào những “lớp chọn”; không được, họ xin chuyển
trường... Hơn nữa, họ cho rằng, với khoản tiền không nhỏ mỗi năm phải nộp cho
nhà trường, các giáo viên phải chịu trách nhiệm về kết quả học, phải quan tâm
tới con họ bằng cách cho con họ học ở lớp chất lượng nhất, được ngồi bàn đầu,
được tham gia kì thi này, hoạt động kia..., luôn có sự hậu thuẫn và phản ánh của
gia đình khi thấy con mình có bất cứ dấu hiệu bất thường nào...
Áp lực trong nghề giáo ngày hôm nay còn là sự soi xét của xã hội. Cứ mỗi
lần có chuyện, người ta lại đặt dấu hỏi về phía giáo viên, về phía nhà trường:
Phải xem cô giáo có mắng mỏ, trù dập gì không? Chắc nhà trường gây ra điều gì
bức xúc? ... Giáo viên luôn phải đối mặt với những nỗi hoài nghi của dư luận,
đến nỗi lúc nào cũng mang nặng nỗi lo trong lòng dù mình chẳng làm gì nên tội.
Trong bộn bề cuộc sống, những áp lực, căng thẳng là điều khó tránh khỏi.
Nghề nào cũng có cái vất vả riêng của nó. Vậy làm thế nào để giảm bớt những
áp lực đó, để mỗi ngày đến trường luôn là “một ngày vui”, làm thế nào để xã
hội, để phụ huynh học sinh hiểu và chia sẻ những khó khăn của người thầy, trân
trọng hơn công việc nhà giáo. Trong khuôn khổ đề tài “Một số biện pháp xây
dựng mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học

sinh ”, tôi xin trình bày một số kinh nghiệm của mình trong công tác chủ nhiệm.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Tìm ra các biện pháp nhằm xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa giáo
viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Đối tượng nghiên cứu: Giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh lớp 2
trường Tiểu học Nhân Chính
- Phạm vi nghiên cứu: 2013-2014.
IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc xây dựng mối quan hệ thân thiện
giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh
- Nghiên cứu thực trạng mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ
huynh học sinh hiện nay
- Đề xuất những biện pháp.
1


V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

2


PHẦN II: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TRẠNG:
1. Cơ sở lý luận
Giáo dục là một khoa học. Đó là khoa học về thiết kế xây dựng con người

phục vụ chế độ xã hội; khoa học về cách thức, phương pháp giáo dục con người
với chất lượng tốt nhất và hiệu quả cao nhất; khoa học về xây dựng một nền giáo
dục với quy mô, cơ cấu phù hợp với xu thế phát triển của thời đại; khoa học về
một nền giáo dục phải giải quyết được những yêu cầu của thực tiễn cách mạng
Việt Nam đặt ra. Giáo dục là một khoa học, vì vậy, người phụ trách quản lý, công
tác trong lĩnh vực giáo dục phải luôn tự học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ
thông qua việc tìm hiểu, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau để đưa sự nghiệp giáo dục
tiến lên. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáo dục là sự nghiệp của quần chúng. Cần
phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn
kết chặt chẽ giữa thầy với thầy, giữa thầy và trò, giữa học trò với nhau, giữa cán
bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đó...
mỗi chủ trương công tác đều phải căn cứ vào tình hình thực tế, vào kinh nghiệm
rất phong phú của quần chúng, của cán bộ, của địa phương.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là một khoa học không chỉ được đề
cập ở phạm vi nghĩa hẹp là giáo dục tri thức, học vấn giới hạn trong nhà trường,
giới hạn giữa thầy và trò, mà nội dung tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh là hết sức
rộng lớn, bao quát trên nhiều lĩnh vực. Đó là tư tưởng về giáo dục đạo làm người;
là quan điểm giáo dục con người nói chung cả về lý tưởng, tri thức, sức khỏe,
thẩm mỹ, đạo đức trong toàn bộ các quan hệ xã hội. Nền giáo dục được Người
quan tâm thực hiện là nền giáo dục nhằm xóa bỏ những quan niệm coi khinh lao
động chân tay, chuộng bằng cấp, ham vinh hoa, phú quý, coi "muôn nghề đều
thấp kém; chỉ nghề đọc sách là cao". Nền giáo dục mới là nền giáo dục "phục vụ
nhân dân, phục vụ Tổ quốc, đào tạo lớp người, lớp cán bộ mới". Nhà giáo phải
tham gia vào hoạt động thực tiễn xã hội để đào sâu kiến thức, rút kinh nghiệm
trong công tác giảng dạy.
Phương pháp giáo dục phải kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội
bởi ở môi trường xã hội, đời sống gia đình là một trong những nhân tố cơ bản
quyết định đến việc hình thành bản chất, nhân cách con người. Cho nên “đào tạo
trong nhà trường, chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong
gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong

nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết
quả cũng không hoàn toàn". Giáo dục ở nhà trường và ở gia đình có quan hệ với
nhau. Với phương pháp này, mọi người có thể học hỏi lẫn nhau. Mối quan hệ
giữa gia đình, nhà trường và xã hội rất quan trọng. Điều lệ trường Tiểu học dành
một chương thể hiện mối quan hệ hữu cơ này.
3


Trích Điều lệ trường Tiểu học
Chương VII: NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI
Điều 46. Ban đại diện cha mẹ học sinh
Trường tiểu học có Ban đại diện cha mẹ học sinh của từng lớp và Ban đại
diện cha mẹ học sinh của trường, tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Ban đại
diện cha mẹ học sinh do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Điều 47. Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
1. Nhà trường phối hợp với chính quyền, đoàn thể địa phương, Ban đại diện
cha mẹ học sinh của trường, các tổ chức chính trị - xã hội và cá nhân có liên
quan, nhằm:
a) Thống nhất quy mô, kế hoạch phát triển nhà trường, các biện pháp giáo dục
học sinh và quan tâm giúp đỡ học sinh cá biệt.
b) Huy động mọi lực lượng và nguồn lực của cộng đồng góp phần xây dựng cơ
sở vật chất, thiết bị giáo dục của nhà trường, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, xây
dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn; tạo điều
kiện để học sinh được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục thể thao phù hợp với
lứa tuổi.
2. Giáo viên chủ nhiệm liên hệ chặt chẽ với cha mẹ học sinh của lớp để: thông
báo kết quả học tập của từng học sinh; thống nhất kế hoạch phối hợp giúp đỡ học
sinh yếu kém, giáo dục học sinh cá biệt; biểu dương kịp thời học sinh nỗ lực học
tập và rèn luyện tốt.
Trích Điều lệ Ban phụ huynh học sinh do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

ban hành.
Chương II: TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH
Điều 8. Trách nhiệm của cha mẹ học sinh
1. Phối hợp với nhà trường trong việc quản lý, giáo dục học sinh và thực
hiện những nhiệm vụ do Ban đại diện cha mẹ học sinh đề ra.
2. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên bộ môn của lớp để
chăm sóc, quản lý, động viên học sinh tích cực, tự giác học tập, rèn luyện đạo
đức, tuân thủ quy định của Điều lệ và nội quy nhà trường.
3. Chịu trách nhiệm đối với sai phạm, khuyết điểm của con em mình theo
quy định của pháp luật và thực hiện nghị quyết của Ban đại diện cha mẹ học sinh
lớp trong việc phối hợp với nhà trường để chăm sóc, quản lý, giáo dục học sinh.
Điều 9. Quyền của cha mẹ học sinh
Cha mẹ học sinh có các quyền quy định tại Điều 95 của Luật Giáo dục, có
quyền kiến nghị với nhà trường tạo điều kiện cho con em mình học tập, rèn
luyện; có quyền ứng cử, đề cử trong cuộc họp cử Ban đại diện cha mẹ học sinh
lớp; có quyền từ chối mọi khoản đóng góp khi được Ban đại diện cha mẹ học
sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường yêu cầu nếu không bảo đảm
nguyên tắc tự nguyện.
Trong giáo dục, phương pháp làm gương đòi hỏi nhà giáo phải có đạo
đức, trình độ khoa học phải phù hợp, phải yêu nghề, yêu trò như con, tham gia
học hỏi, nghiên cứu khoa học không ngừng..., tất cả những phẩm chất đó trở
thành cơ sở, động lực cho việc tiếp thu của người học. Cho nên nhà giáo phải ra
4


sức học tập, nghiên cứu, tìm tòi, phấn đấu vươn lên không ngừng, đó chính là
những tấm gương cho người học. Mọi người theo đó phấn đấu vươn lên và tự học
tập suốt đời, nhà giáo “ngoài tri thức phải có đạo đức cách mạng. Thầy giáo phải
làm kiểu mẫu cho các cháu. Làm được như thế là làm tròn nhiệm vụ”. Với ý
nghĩa đó, làm gương không chỉ là một phương pháp giáo dục mà còn thể hiện

nhiệm vụ, trách nhiệm của một nhà giáo đối với học trò.
2. Thực trạng
Như chúng ta đã biết, mỗi giáo viên tiểu học phải làm một chức năng tổng
thể: vừa là giáo viên chủ nhiệm, vừa là giáo viên dạy đủ các môn văn hoá. Công
việc ở trường bộn bề: soạn, giảng, chấm, chữa, thời gian giáo dục đạo đức học
sinh, nhất là đối tượng học sinh chưa ngoan, chưa chăm học,...
Những khó khăn mà giáo viên gặp phải trong quan hệ với phụ huynh:
Mỗi lớp học 55học sinh là một xã hội thu nhỏ - 55 học sinh – 55 lực học –
55 tính cách – 55 gia đình ở những hoàn cảnh khác nhau. Do đó, việc tiếp xúc,
thân thiện với cả 55 gia đình quả là việc khó.
Đa số hiện nay, các gia đình có ít con. Họ luôn yêu thương, chăm chút con
nên việc quan tâm tới việc học tập của con em mình, quan tâm tới thầy cô giáo là
điều dễ hiểu. Tuy nhiên, không phải tất cả các vị phụ huynh đều chú trọng tới
việc học của con em và có cách thức giáo dục, dạy dỗ con em mình có hiệu quả.
Có người thì bận rộn với công việc của mình mà “trăm sự nhờ các thầy cô giáo”.
Có những phụ huynh quan tâm và tìm cho con những gia sư dạy riêng ở nhà
nhưng gia sư đó lại chưa có kinh nghiệm nên cũng làm giảm sự suy nghĩ độc lập
của các em. Lại có những gia đình tin tưởng các em nên không chú ý phát hiện
được những biểu hiện sai của các em như lấy tiền của gia đình để tiêu vặt,... lâu
ngày sẽ trở thành tính cách rất khó sửa. Nhiều phụ huynh đặt niềm tin quá lớn
vào con em nên khi con em họ không đạt kết quả học tập như mong muốn, có
những việc làm chưa tốt thì họ sẵn sàng trút tất cả trách nhiệm lên người thầy:
thầy cô dạy dỗ không tận tâm, không có năng lực sư phạm, trù dập con em họ,...
Mỗi khi gặp, trao đổi vấn đề về con em thì họ không hài lòng, nói xấu
thầy cô ngay trước cổng trường, thậm chí trong sân trường khi đưa đón con đi
học, trước học sinh trong lớp. Những chủ trương của nhà trường - nhất là vấn đề
xã hội hóa giáo dục, không được phụ huynh ủng hộ nên có thể phụ huynh có
những phát ngôn thiếu tế nhị và lịch sự đối với thầy cô ngay trong buổi họp phụ
huynh. Có khi họ viết đơn gửi lên Ban giám hiệu nhà trường hay các cấp quản lí
cao hơn.

Ngày nay, thông tin bùng nổ, tự do báo chí, bất kì một việc làm nào của
giáo viên cũng dễ dàng “được” đưa lên các mặt báo. Điều đó cũng có mặt tốt:
làm giảm tiêu cực trong xã hội, tuy nhiên cũng có nhiều hạn chế. Những bài báo,
những lá đơn khiếu nại không đúng sự thật sẽ làm chùn lòng giáo viên, làm giảm
hết nhiệt tình của cả những giáo viên khác, làm đau đầu các nhà quản lí giáo dục
các cấp...
Việc cần sự hỗ trợ của các bậc phụ huynh quan tâm và chia sẻ công việc là
thực sự cần thiết. Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào trong lớp cũng hiểu điều
đó và kết hợp giáo dục với giáo viên chủ nhiệm có hiệu quả.
5


Những việc làm của nhà trường, giáo viên được các bậc phụ huynh ủng hộ
thì mọi công việc coi như đã thành công được một nửa. Vậy làm thế nào để tất cả
các vị phụ huynh trong lớp đều nắm được phương pháp kèm cặp con mình; hiểu
các nội quy, quy định của nhà trường; hiểu, thông cảm với công việc của người
giáo viên; ủng hộ lớp, ủng hộ nhà trường?
Trong quá trình công tác, tôi đã tìm hiểu kĩ vấn đề này trong thực tế, học
hỏi rất nhiều từ sách vở, từ kinh nghiệm của bản thân, của các đồng nghiệp đi
trước và xin được trình bày trong phần sau.
II. BIỆN PHÁP
Đề tài: “Một số biện pháp xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên
chủ nhiệm với phụ huynh học sinh”
Sau đây là những biện pháp tôi đã vận dụng để xây dựng được mối quan
hệ thân thiện giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh, tạo mối quan hệ
trong giao tiếp hàng ngày, tranh thủ sự ủng hộ của phụ huynh trong việc kèm
cặp, giúp đỡ con em học tập và rèn luyện, động viên phụ huynh tham gia các
hoạt động của lớp, của trường.
Trước hết, muốn xây dựng được mối quan hệ tốt với phụ huynh thì phải
hiểu họ.

Tìm hiểu phụ huynh học sinh:
Ngay từ đầu năm học, tôi đã phát cho các em những phiếu thông tin
(Phần Phụ lục) để cha mẹ điền vào, từ đó nắm được hoàn cảnh từng em: cha, mẹ
(lứa tuổi, nghề nghiệp, nơi công tác), đặc điểm học lực, sức khỏe, sở thích,... của
từng học sinh, những đề nghị của phụ huynh đối với cô giáo; ghi chép số điện
thoại cố định và di động của phụ huynh học sinh, địa chỉ gia đình học sinh để
tiện liên hệ khi cần thiết; cố gắng nhớ tên của phụ huynh học sinh càng nhiều
càng tốt. Qua các phiếu điều tra, tôi nắm được hoàn cảnh gia đình, tình hình sức
khỏe hay học tập của từng cháu trong lớp như: cháu Thành Nguyên trí tuệ chậm
phát triển, tăng động; cháu Hồng Anh khả năng nghe kém; cháu Hoàng Sơn bố
mẹ li dị ,ở với bố và gia đình bên nội; hay cháu Hà Phương bố mất từ khi cháu
mới được 6 tháng tuổi nên cháu được mọi người trong gia đình rất mực cưng
chiều... để có những điều chỉnh phù hợp với từng cháu trong quá trình giảng dạy
và giáo dục.
Sau đó, có những phụ huynh đã trực tiếp đến lớp trao đổi về tình hình của
con mình, hoàn cảnh gia đình, điểm mạnh cũng như điểm yếu của các cháu, tâm
tư, nguyện vọng của gia đình cũng như tình hình học sinh và phụ huynh trong
lớp. Theo như ý kiến của các phụ huynh và học sinh trong lớp, đa số học sinh
của lớp ngoan, có nề nếp học tập, gia đình quan tâm đến việc học hành của các
cháu. Tuy nhiên còn có bạn Thành Nguyên hay trêu, đánh các bạn trong lớp, bày
trò nghịch dại để các bạn trai theo, ảnh hưởng đến lớp, đến trường.Những trò
nghịch dại của Nguyên với các bạn trong lớp khiến các phụ huynh trong lớp bức
xúc, gọi điện phản ánh thì giáo viên chủ nhiệm phải là cầu nối giúp các vị phụ
huynh thông cảm, hiểu nhau hơn.
6


Những cuộc trò chuyện chân tình, cởi mở với học sinh về bản thân gia
đình em, về các bạn trong lớp,... cũng giúp tôi hiểu hơn về gia đình các em, về
tâm tư nguyện vọng của chính các em cũng như gia đình.

Điều thuận lợi lớn với tôi là trường Tiểu học Nhân Chính gần nơi gia
đình tôi sinh sống, phần lớn các cháu học ở trường đều ở trên địa bàn phường
nên việc gặp gỡ, trao đổi, tiếp xúc, thăm hỏi giữa cô giáo với các vị phụ huynh
dễ dàng. Mối quan hệ thân tình khiến họ có thể tâm sự, trao đổi thẳng thắn với
tôi về mọi chuyện: chuyện trường lớp, chuyện học hành của con cái, mối quan
hệ của con với các bạn trong lớp, những chuyện tốt cũng như chưa tốt để tôi có
thể xử lí mọi việc hợp tình, hợp lí.
Xây dựng mối quan hệ thân thiện:
a. Xây dựng mối quan hệ thân thiện trong giao tiếp hàng ngày:
Hàng ngày, khi đến trường gặp gỡ, tiếp xúc với các bậc phụ huynh học
sinh, tôi luôn cố gắng tạo cảm giác thân thiện khi giao tiếp để làm khoảng cách
giữa phụ huynh học sinh với thầy cô giáo gần hơn:
Luôn nở nụ cười thường trực khi tiếp xúc với phụ huynh học sinh.
Trao đổi, chuyện trò thân mật, cởi mở nhưng không bỗ bã, xuồng xã, luôn giữ
được chừng mực
Khi gặp cha mẹ học sinh hay trao đổi qua điện thoại, muốn phê bình các
em thì trước hết khen những mặt mạnh của học sinh, lắng nghe những trao đổi
của phụ huynh về tình hình các em ở nhà, quan hệ bạn bè, để từ đó cùng có biện
pháp giáo dục thích hợp.
Chuyện trò với các em để biết về hoàn cảnh gia đình, có sự thông cảm,
chia sẻ với học sinh và cha mẹ các em.
Định kì thông báo kết quả học tập và rèn luyện của các em thông qua sổ
liên lạc. Nếu có chuyện đặc biệt cũng trao đổi qua sổ liên lạc, điện thoại.
Hàng ngày thông tin cập nhật về tình hình học tập, rèn luyện của các em
qua sổ liên lạc điện tử.
Tôi đặc biệt chú trọng tới các cháu học sinh chậm, thường xuyên trao
đổi về tình hình học tập của các em, hướng dẫn cách thức kèm cặp con em. Nhất
là trước các kì kiểm tra, tôi trực tiếp kiểm tra bài làm, bài học; nếu các cháu đó
chưa thuộc bài, chưa làm được bài, tôi yêu cầu học thuộc lí thuyết, giảng giải
cặn kẽ, nhờ bạn kiểm tra lại, giảng lại. Tôi mời từng phụ huynh đến gặp hoặc

thông qua điện thoại trao đổi trực tiếp về phần cháu chưa nắm chắc để phụ
huynh kết hợp cùng cô giáo động viên, nhắc nhở, đôn đốc các cháu.
Kết hợp cùng gia đình để các em được “Học đi đôi với hành”.
Ví dụ các em học môn Đạo đức có bài “Chăm làm việc nhà” “ Gọn gàng
ngăn nắp”,... tôi đều yêu cầu các em thực hành ở nhà với sự giám sát của gia
đình và ghi nhận xét vào sổ dặn dò.
Tôi chú trọng rèn dũa học sinh không chỉ ở việc học Toán, Tiếng Việt,
mà chú trọng cả từ những cử chỉ, lời ăn tiếng nói, cách ăn mặc, hay đơn giản
nhất như việc ăn trong bữa cơm bán trú: xếp hàng lấy cơm tuần tự, biết nhường
cho các bạn gái, các bạn ăn chậm lấy cơm trước, khi ăn không nói chuyện, ăn cả
rau củ, hạn chế để cơm rơi vãi, nếu rơi thì nhặt cho sạch sẽ, ăn hết suất của
7


mình, không bỏ phí, xong để gọn bát ra bát, thìa ra thìa. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ
trước và sau khi ăn.
Kiên trì rèn để tạo thành nếp của các em. Các em thực sự có những biến
đổi mà gia đình cũng dễ dàng nhận thấy cả về học tập lẫn nề nếp. Do đó, phụ
huynh tin tưởng và yêu mến cô giáo hơn.
Điều mà bất kì phụ huynh nào cũng muốn cô giáo tạo điều kiện cho con
em mình có chỗ ngồi tốt, dễ nhìn bảng, cô quán xuyến được,... một tháng các em
đổi vị trí dãy: tổ 1 sang vị trí tổ 2, tổ 2 sang tổ 3 và cứ thế..đổi bàn 1 với bàn 6,
bàn 2 với bàn 5.. Như vậy, tất cả các em đều được công bằng trong vị trí ngồi, đây
cũng là một hình thức rèn luyện mắt thích ứng với tất cả các vị trí ngồi trong lớp.
Với trường hợp em Thành Nguyên, tuy lớn hơn các bạn một tuổi nhưng
hiếu động, tự do thái quá, tôi thật sự sát sao uốn nắn, chỉ bảo từng li, từng tí,
nhất là trong quan hệ với bạn bè. Tôi nghiêm khắc phê bình những khuyết điểm
và động viên em dù chỉ là việc nhỏ, nhất là những biểu hiện thể hiện thái độ tốt
với các bạn. Bên cạnh đó, dù bận nhiều việc, tôi vẫn dành thời gian tâm sự với
em, khuyên răn, tỏ thái độ nhẹ nhàng, gần gũi để cô trò cởi mở với nhau hơn, để

trẻ hiểu rằng tôi không quá khắt khe và ác cảm với chúng, luôn nhìn nhận sự tiến
bộ. Dần dần em cũng đã có những tiến bộ rõ rệt, bạn bè đã yêu mến em hơn.
Hay trường hợp của em Hà Phương, tôi rất nghiêm khắc với những
khuyết điểm của em nhưng cũng thường xuyên chuyện trò, tâm sự, phân tích
những việc gì chưa đúng để em cố gắng. Kết quả Hà phương học tốt, viết chữ
đẹp, đoàn kết với bạn bè nên được các bạn rất yêu mến, nể phục...
Những em đặc biệt trong lớp, tôi cũng có những biện pháp giáo dục phù
hợp để các em đều tiến bộ.
b) Tạo quan hệ thân thiện trong các cuộc họp phụ huynh học sinh:
Thời gian mỗi ngày của giáo viên bên học sinh rất nhiều: Sáng từ 7h45
đến tận chiều 16h10. Tuy nhiên thời gian tiếp xúc với phụ huynh học sinh lại rất
ít ỏi. Thời gian gặp gỡ nhiều nhất là trong các buổi họp phụ huynh. Mọi nhìn
nhận, đánh giá, thiện cảm hay ác cảm của phụ huynh đối với giáo viên phụ thuộc
nhiều vào những buổi gặp gỡ này, nhất là lần họp phụ huynh đầu tiên. Không
những thế, buổi họp này còn là cơ hội để giáo viên và phụ huynh cùng trao đổi và
chia sẻ những phương pháp, kinh nghiệm để cùng giáo dục, kèm cặp con em;
thống nhất những quy định, yêu cầu của nhà trường, của giáo viên với từng phụ
huynh. Do đó, tôi luôn chuẩn bị cẩn thận cho hội nghị quan trọng này.
* Chuẩn bị
Chuẩn bị cơ sở vật chất lớp học: lớp sạch sẽ, bàn ghế kê gọn gàng, ngay
ngắn, bảng sạch sẽ, ghi sẵn những nội dung chính của cuộc họp để phụ huynh dễ
theo dõi (nội dung chính, số liệu về chỉ tiêu hay kết quả học tập, rèn luyện mọi
mặt). Cẩn thận hơn, ở các cuộc họp cuối kì I và cuối năm, tôi chuẩn bị phần trình
chiếu trên Powerpoint, có các hình ảnh hoạt động của các em. Nếu hình ảnh các
hoạt động thì cố gắng chụp và chọn ảnh để sao cho ảnh chụp rõ ràng, mỗi học
sinh trong lớp ít nhất đều được xuất hiện trên màn hình một lần.
8


Chuẩn bị sổ sách để ghi chép biên bản, các văn bản cần thông báo tới phụ

huynh, các bài kiểm tra đã được kẹp cẩn thận của từng em để tiện gửi tới từng
phụ huynh, tránh nhầm lẫn giữa cháu này với cháu khác.
Chuẩn bị sẵn một số bút để có thể sẵn sàng cho phụ huynh mượn kí các
bản thỏa thuận hay bài kiểm tra (nếu cần).
Đặc biệt chuẩn bị cẩn thận nội dung trình bày mạch lạc, ngắn gọn nhưng
đầy đủ, cụ thể.
* Thể hiện thân thiện trong cuộc họp
Giáo viên nên đến sớm hơn 30 phút so với thời gian họp trên giấy mời để
kiểm tra lại toàn bộ các khâu chuẩn bị.
Trang phục của giáo viên cũng nên lịch sự, kín đáo như thế sẽ tạo được
mối thiện cảm đối với phụ huynh, tạo được không khí trang trọng trong buổi gặp
mặt với các phụ huynh học sinh của toàn trường.
Làm việc đúng giờ. Nếu buổi đầu nhiều phụ huynh đến muộn thì giáo
viên xin lỗi các vị phụ huynh khác để họ cùng chờ thêm 5 phút rồi bắt đầu cuộc
họp. Cuối buổi họp, giáo viên cảm ơn các vị phụ huynh đã đến họp đúng giờ và
đã chờ một số vị phụ huynh vì bận việc riêng nên đến muộn một chút. Các buổi
họp sau sẽ diễn ra đúng giờ bởi các phụ huynh đã có ý thức hơn.
Trong quá trình thuyết trình hay lắng nghe, giáo viên đứng chứ không
ngồi, như thế tạo sự tập trung chú ý của tất cả các phụ huynh, bao quát toàn bộ
phòng học, thể hiện sự tôn trọng của giáo viên với phụ huynh. Nếu thấy bất kì
nhóm phụ huynh nào trao đổi riêng, kể cả thì thào, thì dừng ngay không
nói.Tuyệt đối giáo viên không thuyết trình thao thao bất tuyệt khi lớp ồn. Hãy
lặng lẽ đưa ánh mắt về phía ấy. Những phụ huynh khác sẽ tự nhắc nhở họ.
Tuy nhiên, để thu hút sự chú ý của phụ huynh thì giáo viên cần trình bày
liền mạch, hấp dẫn: đưa dẫn chứng cụ thể từng phần, từng bài ; kết hợp những
câu chuyện giáo dục nho nhỏ về cách thức kèm cặp con em để họ thấy việc đi
họp phụ huynh là quyền lợi, là cái “được”: được biết tình hình học tập và rèn
luyện của con mình, của các học sinh khác trong lớp; được nghe thầy cô hướng
dẫn cách kèm cặp con em để về nhà cũng tự giúp con mình (chứ không phải đi
họp là để nghe thầy cô kể tội con mình và đóng các khoản tiền. Cách nói của cô

giáo cũng cần khéo léo để tất cả các vị phụ huynh đều thấy rõ cả những mặt ưu
và tiếp thu những nhược điểm của con em mình.
Trong các cuộc họp, tôi không nhờ phụ huynh phát bài kiểm tra hay sổ
liên lạc cho phụ huynh cả lớp mà tôi đọc tên học sinh và đến từng vị phụ huynh
trong lớp phát bài kiểm tra và sổ liên lạc, kèm theo những lời nhận xét trực tiếp
ngắn gọn mặt ưu và nhược lớn nhất của các em. Làm như thế, tôi có thể nhớ
được từng người là phụ huynh của cháu nào. Là cuộc họp chung cả lớp, tôi vẫn
có thời gian riêng cho từng người, dù chỉ là những giây phút ngắn.
Ngoài việc trao đổi với các vị phụ huynh phương pháp giáo viên áp dụng
để giảng dạy và học tập trên lớp, tôi cũng dành thời gian để trao đổi với họ cách
kèm cặp, hướng dẫn các em học tập ở nhà.
Các gia đình cần tạo những điều kiện tối thiểu cần thiết cho con em mình
học tập như mua đầy đủ các sách giáo khoa, tìm hiểu và mua thêm một số sách
9


tham khảo, tạo một góc học tập riêng cho trẻ... song quan trọng nhất là hướng
dẫn trẻ lập một thời gian biểu học ở nhà phù hợp với thời khóa biểu ở lớp và theo
dõi, giúp trẻ thực hiện thời gian biểu ấy, tức là tạo thói quen cho trẻ làm việc có
kế hoạch. Tất nhiên mọi việc diễn ra có khó khăn, vấp váp, cần luôn theo dõi điều
chỉnh, động viên trẻ.
Khi chia sẻ về phương pháp dạy con học tập, tôi kể cho phụ huynh nghe
câu chuyện nho nhỏ thường ngày về việc cô trò tôi cùng lau nhà sau bữa ăn trưa:
Một vài hạt cơm, thức ăn rơi trên nền nhà, các em không để ý chạy qua chạy lại
làm vết đó khô bám trên nền gạch, rất khó lau. Các em miết đi, miết lại khăn lau,
thậm chí dùng cả chân miết mà vẫn không sạch, có khi còn lấy cả những vật sắc
nhọn cạo, tạo những vết xước trên nền nhà. Thấy vậy, tôi bảo các em lấy thêm
một chút nước nữa cho ướt thêm, lau nhẹ một hai lần rồi tiếp tục lau những chỗ
khác, lát sau quay lại, chỗ ấy dễ lau hơn rất nhiều, chỉ cần lau vài ba lượt là chỗ
đó sạch bong.

Việc dạy các em học cũng thế. Với những em tiếp thu chậm, khi các em
chưa hiểu bài, bị điểm kém, chúng ta cáu giận, la mắng, thậm chí bố mẹ đánh bởi
vì trẻ không lắng nghe, không tự suy nghĩ để không làm được bài. Như thế, vô
tình ta đã làm cho trẻ mặc cảm rằng chúng học dốt quá, không thể tiếp thu được
bài, sinh ra tâm lí chán học. Nhưng nếu chúng ta hiểu tâm lí con trẻ, hãy bình
tĩnh, hãy kiên trì, mỗi ngày một chút: cô giảng trên lớp, bạn bè giúp, về nhà bố
mẹ lại nhẹ nhàng giảng lại, như thế các con chắc chắn sẽ hiểu bài - “Mưa dầm
thấm đất”.
Hay những câu chuyện “Quà tặng cuộc sống” trên VTV1 lúc 10h45 và
22h30 hàng ngày cũng có nhiều ý nghĩa giáo dục. Một con bướm đang cố gắng
thoát ra khỏi cái kén để chui ra ngoài. Cậu bé thấy vậy thương tình dùng kéo cắt
để con bướm nhỏ ấy dễ dàng thoát ra. Nào ngờ, việc làm tốt ấy lại tai hại vô
cùng. Con bướm ra ngoài nhưng nó vĩnh viễn không bay được, chỉ quanh quẩn
một xó vườn với đôi cánh nhăn nheo, xấu xí bởi nó đã không có cơ hội dùng hết
sức của mình thoát khỏi cái kén. Chính cái giây phút khó khăn nó phải tự vượt
qua là lúc nó trưởng thành và khẳng định mình.
Nhiều bậc cha mẹ cứ khi con hỏi bài, dù chỉ hơi khó, là lập tức giảng liền,
thậm chí đọc luôn bài giải cho nhanh, mua sách giải bài tập, mời gia sư không có
kinh nghiệm đến dạy, giải trước bài hôm sau để hàng ngày con luôn luôn đạt
được điểm 10 đỏ chói mà thực chất con không hiểu, chỉ nhớ cô gia sư hôm trước
giải như thế nên con làm theo. Khả năng suy nghĩ của con mất dần đi, con không
có phản xạ suy nghĩ. Cái gì cũng phải giảng giải đến tận nơi tận chốn mới làm
được. Thật là tai hại.
Việc nêu gương cũng là một phương pháp giáo dục hiệu quả. Đặc biệt là
những tấm gương ấy lại là “người thực việc thực” ở chính lớp mình. Trong lớp có
cháu Huyền Anh- là học sinh chăm ngoan, học giỏi, tự giác học tập và học rất say
mê; hay cháu Khanh Vy – cháu viết chữ đẹp, gương mẫu, tích cực trong các hoạt
động của trường, lớp. Những buổi họp phụ huynh, khi được cô giáo động viên 2
vị phụ huynh của 2 bạn rất phấn khởi, không giấu những bài học rèn con ở gia
10



đình cả về học tập và sinh hoạt hàng ngày.Còn cô giáo và các phụ huynh khác
trong lớp cũng học thêm được nhiều kinh nghiệm quý báu.
Buổi họp phụ huynh lớp tôi luôn nhẹ nhàng, thoải mái, gần gũi giữa phụ
huynh và cô giáo. Cảm giác sau mỗi buổi họp, khoảng cách giữa giáo viên và phụ
huynh càng xích gần nhau hơn. Tạo được sự đoàn kết, thống nhất trong giáo viên
và phụ huynh – tất cả mọi việc sẽ thành công!
c) Phối hợp với phụ huynh trong các hoạt động của lớp, của trường và những
câu chuyện đáng nhớ
Bên cạnh việc tập trung vào việc học tập và rèn luyện đạo đức là chủ yếu,
tôi cũng chú trọng việc động viên học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa
ngoài giờ lên lớp để các em được thư giãn sau những giờ học căng thẳng. Chính
việc tham gia vào các hoạt động mà các kĩ năng sống được hình thành và rèn
luyện củng cố. Để các hoạt động này diễn ra hấp dẫn cần chuẩn bị công phu. Tôi
đưa ra ý tưởng và phác thảo kế hoạch làm việc, sau đó gửi tới phụ huynh. Các
phụ huynh hỗ trợ giáo viên bằng việc trực tiếp rèn con lúc ở nhà. Do đó đã tạo
nên một số sân chơi khá thú vị và hiệu quả, có tác dụng giáo dục thiết thực đối
với các em như tổ chức Trung thu, thi vẽ tranh về người phụ nữ em yêu quý,tham
gia các tiết mục văn nghệ do trường tổ chức, vẽ tranh về ngày Tết... các em tự tin,
sôi nổi tham gia các hoạt động và đều đạt kết quả rất đáng khích lệ.
Hội thu kế hoạch nhỏ, với sự nhiệt tình của các vị phụ huynh, lớp có hai kiện
tướng đó là em Nhật lâm và em Nam Khánh.

Được các bậc phụ huynh quan tâm, các con học sinh đón Trung thu
vui vẻ, ý nghĩa
11


Những bức ảnh đẹp được Ban Phụ huynh chọn để trao giải


Khánh Huyền, Thu Trang đạt giải cao trong cuộc thi vẽ tranh

12


Học sinh tích cực với phần biểu diễn Trò chơi dân gian

Các học sinh tích cực tham gia văn nghệ
13


Cô và trò vui mừng đạt giải Nhì – Hội khỏe Phù đổng

Học sinh hăng hái tham gia xây dựng bài
14


Nhật Lâm, Nam Khánh đạt Kiện tướng Kế hoạch nhỏ

15


Hay Hội chợ quê năm 2013, cô và trò trong lớp sẽ góp những món quà
lưu niệm, đồ chơi, sách, truyện vẫn còn mới, đẹp bán trong hội chợ. Số tiền thu
được sẽ góp vào quỹ ủng hộ các bạn trong lớp có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp
Tết Nguyên đán
Tôi trao đổi với Ban phụ huynh lớp và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình.
Các vị phụ huynh, các em học sinh dành thời gian soạn sửa và mang đồ ủng hộ
đến trường, phân loại, bàn bạc và ghi giá bán vào từng mặt hàng. Hôm sau, hội

chợ diễn ra náo nhiệt, lớp chúng tôi cũng có một gian hàng với bao đồ lưu niệm
phong phú. Gian hàng chúng tôi được các vị khách nhí đặc biệt lưu tâm bởi đến
đây, các em không chỉ được ngắm, được mua, mà còn được góp phần làm một
việc có ý nghĩa: giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn.

Học sinh vui vẻ bày biện gian hàng Tết

16


Các mặt hàng phong phú được các vị phụ huynh chuẩn bị chu đáo
Kết thúc phiên chợ cũng là lúc chúng tôi thu được 468.000 đồng từ việc
bán các món quà quyên góp. Thành công ngoài sức tưởng tượng! Cái thành công
không chỉ ở chỗ thu được một món tiền không nhỏ để ủng hộ, thành công lớn
hơn là ở tinh thần đoàn kết của cô trò chúng tôi và các vị phụ huynh trong lớp,
chúng tôi đã làm được một việc có ý nghĩa giáo dục với các em.
III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ:
Qua việc thực hiện “ Một số biện pháp xây dựng mối quan hệ thân thiện
giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh” ở trường tiểu học Nhân
Chính, nhìn lại những công việc đã làm, tôi thấy mình đã thu được những kết
quả đáng mừng. Kết quả học tập và rèn luyện của các em học sinh trong lớp có
nhiều tiến bộ không chỉ do cô giáo rèn dũa mà còn do bố mẹ quan tâm nhắc nhở,
động viên, kèm cặp.
Kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm và kiểm tra giữa kì 2 môn Toán –
Tiếng Việt của lớp tôi như sau:
Kiểm tra
Kiểm tra CL
đầu năm
Kiểm tra Giữa
kì 2


Môn học
Toán
Tiếng Việt
Toán
Tiếng Việt

9-10
26
7
40
35

7-8
18
26
12
16
17

5-6
10
20
3
4

Dưới TB
1
2
0

0


Các hoạt động ngoại khóa của lớp sinh động, có chất lượng hơn nhờ sự
trợ giúp nhiệt tình và đầy hiệu quả của các bậc phụ huynh.
Thi viết chữ đẹp cấp trường : 2HS
Giải ba
: Ngô Huyên Anh
Giải khuyến khích: Nguyễn Khánh Vy
Thi báo tường : Giải nhất
Hội khỏe Phù đổng : Giải nhì
Tập thể lớp được nhà trường đánh giá cao về công tác xã hội hóa giáo dục
và các hoạt động tập thể. Phụ huynh phấn khởi vì được biết, được tham gia, góp
phần tạo nên những kết quả tốt cho chính con em họ, cho tập thể lớp và nhà
trường.
Tập thể giáo viên và phụ huynh đoàn kết, gắn bó nên các mối quan hệ
giữa các phụ huynh với nhau cũng thêm gắn bó, họ trao đổi với nhau cách dạy
dỗ con cái, tình hình lớp trường, cùng nhau tổ chức cho các con những hoạt
động vui chơi giải trí trong những ngày nghỉ cuối tuần.
Vui hơn bởi tôi đã có thêm những người bạn mới, đó chính là các vị phụ
huynh trong lớp tôi đang dạy cũng như các vị phụ huynh đã có con học lên các
lớp trên nhưng vẫn dành những tình cảm tốt đẹp cho cô giáo cũ.
Một năm học lại sắp trôi qua, thêm một chuyến đò sắp cập bến. Cảm ơn
các vị phụ huynh, những người đã sinh thành, nuôi dưỡng các em và cùng tôi
trong suốt thời gian qua...

18


PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN:
Với đề tài “Một số biện pháp xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa
giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh”, tôi mong muốn góp phần nhỏ
bé của mình để làm tốt hơn công tác chủ nhiệm, tạo mối quan hệ thân thiện giữa
giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy
học, giáo dục con em mình.
Qua nghiên cứu và thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy việc tạo mối quan hệ
thân thiện giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh là việc làm vô cùng
cần thiết, có tác dụng to lớn trong quá trình công tác của người giáo viên. Phụ
huynh chính là người bạn đồng hành không thể thiếu được với mỗi giáo viên
trong quá trình giáo dục học sinh.
Tuy nhiên để “có được lòng dân”, người giáo viên cần:
- Không ngừng học tập, trang bị cho mình những kiến thức về giáo dục, tâm
sinh lí, nâng cao kiến thức về mọi mặt để có thể trở thành một giáo viên tốt.
- Yêu thương, tận tâm và hết lòng vì học sinh thân yêu, đặt quyền lợi của học
sinh lên trên hết.
- Ứng xử thẳng thắn nhưng nhẹ nhàng, khéo léo, tùy tình huống chứ không
cứng nhắc, nôn nóng, tự ái cá nhân; đôi khi cũng cần “nhường nhịn” - “Một điều
nhịn, chín điều lành”.
- Thể hiện quyết tâm cao và nỗ lực thì mọi việc sẽ giải quyết ổn thỏa.
- Huy động tối đa mọi nguồn lực để hoàn thành công việc.
Như thế, học sinh, phụ huynh tin yêu và tạo điều kiện tốt cho mình hoàn
thành nhiệm.
II. KHUYẾN NGHỊ
Hàng năm, số sáng kiến kinh nghiệm của cán bộ, giáo viên trường Tiểu học
Nhân Chính nói riêng và quận Thanh Xuân nói chung được xếp loại cấp thành
phố rất nhiều. Đó là thành tích xứng đáng với những lao động trí tuệ sáng tạo
của tập thể cán bộ và giáo viên toàn ngành.
Tôi đề nghị các cấp quản lí cần lựa chọn và in lại những sáng kiến kinh
nghiệm có giá trị của các giáo viên toàn ngành qua các năm học, đưa về thư viện

các nhà trường để các giáo viên trực tiếp giảng dạy có thể dễ dàng sử dụng. Mọi
người cùng học tập, áp dụng những sáng kiến vào thực tế giảng dạy và giáo dục,
giúp cho công việc thuận lợi, đạt hiệu quả cao hơn. Đồng thời phong trào viết
sáng kiến kinh nghiệm sẽ được lan rộng, có chất lượng và mang lại hiệu quả
thiết thực hơn nữa.
Trên đây là một số suy nghĩ và biện pháp tôi đã sử dụng để cải thiện mối
quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh. Trong quá trình
19


thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong các cấp lãnh
đạo, các bạn đồng nghiệp đóng góp những ý kiến quý báu để đề tài của tôi
được hoàn thiện.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 5 tháng 4 năm 2014

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................

Người viết

Trần Thị Vân Kiều


20


PHẦN IV: PHỤ LỤC
TRƯỜNG TIỂU HỌC NHÂN CHÍNH
LỚP 2A4

THÔNG TIN HỌC SINH
Họ và tên: ........................................................................................................
Sinh ngày ........ tháng ....... năm .................
Nơi sinh:. ...................................... Dân tộc: .....................................................
Chỗ ở:.................................................................................................................
Số điện thoại cố định: ........................................................................................
Là con thứ. .......... trong số. ......... anh chị em.
Là con thương binh: Có
Không
(Nếu có xin ghi rõ hạng mấy)
Hoàn cảnh kinh tế: .............................................................................................
Xếp loại năm học 2009-2010:
Học lực: ............................... Hạnh kiểm: ..........................................
Năng khiếu: .......................................................................................................
............................................................................................................................
Chiều cao: ...................................... Cân nặng: .............................................
Đăng ký học bán trú năm 2010-2011: Có

Không

Họ và tên bố: . ..................................... Điện thoại di động: ............................
Nghề nghiệp:. ...................................... Chức vụ: .............................................
Nơi làm việc:. ....................................................................................................

Họ và tên mẹ: . ..................................... Điện thoại di động: .............................
Nghề nghiệp:. ....................................... Chức vụ: ..............................................
Nơi làm việc:. .....................................................................................................
Đặc điểm đặc biệt về sức khỏe của học sinh:
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
Ý kiến, đề xuất của gia đình với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm (nếu có):
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
- Giáo viên chủ nhiệm: Trần Thị Vân Kiều – ĐT: ............................

21


PHẦN V: TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. TS Lê Văn Yên. NXB Lao động. 2006
- Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục Việt Nam. NXB Thành phố
Hồ Chí Minh. 2003
- Những điều giáo viên chủ nhiệm cần biết. NXB Lao động. 2009
- Giao tiếp sư phạm. Nguyễn Văn Lê
- Nghệ thuật ứng xử Sư phạm. Nguyễn Xuân Hương - Vũ Quỳnh.
- Những điều cần biết về Quyền trẻ em. Vũ Ngọc Bình. NXB Chính trị quốc
gia. 1997
- Người Hà Nội thanh lịch, văn minh. UBMTTQVN. TP Hà Nội. 2007
- Tạp chí Giáo dục Thủ đô
- Chuyên đề Giáo dục Tiểu học
- NXB Lao động. 2010

22



NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP

23


×