Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Toán 3 dạy giải toán có lời văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (797.41 KB, 29 trang )

PHềNG GIO DC V O TO QUN THANH XUN
TRNG TIU HC NHN CHNH

***************

MT S KINH NGHIM GIP HC SINH HC TT
NHNG BI TON Cể LI VN LP 3

----- -----

Môn
Tên tác giả

: Toán
: Lu Thị Tuyết

Mai
Chức vụ
: Giáo viên
Tài liệu kèm theo: Đĩa CD

Năm học 2013 - 2014



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
I. Lí do chọn đề tài ..........................................................................................1
II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................2
III. Nhiệm vụ nhiên cứu .................................................................................2


IV. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................3
NỘI DUNG ........................................................................................................4
I/ Cơ sở lý luận ...............................................................................................4
II/ Mục tiêu dạy học môn Toán lớp 3 .............................................................4
III/ Thực trạng dạy các bài toán có lời văn ở lớp 3 hiện nay ...............................5
1) Phương pháp dạy học của giáo viên .......................................................5
2) Thực trạng học của trò ...........................................................................6
IV/ Các biện pháp thực hiện ...........................................................................6
V/ Các biện pháp để tổ chức thực hiện ...........................................................7
1. Một số biện pháp hướng dẫn học sinh giải bài toán liên quan đến rút
về đơn vị .....................................................................................................10
2. Một số biện pháp hướng dẫn học sinh giải một số dạng toán có
liên quan đến hình học ................................................................................12
VI/ Những phương pháp sử dụng trong giải các bài toán có lời văn lớp 3 ....13
1. Hướng dẫn học sinh phân tích bài toán ..................................................13
2. Hướng dẫn học sinh giải bằng nhiều phương pháp khác nhau ..........15
3. Hướng dẫn học sinh xây dựng một đề toán mới ....................................16
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ...................................................................................18
BÀI HỌC KINH NGHIỆM .............................................................................19
1 / Về đồ dùng dạy học ...............................................................................19
2 / Việc thực hiện kế hoạch giảng dạy ........................................................19
3. Tổ chức các lớp bồi dưỡng .....................................................................19
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................................20
1. Kết luận ..................................................................................................20
2. Đề xuất và khuyến nghị ..........................................................................21
Tài liệu tham khảo.............................................................................................23


MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:

Toán học là một môn khoa học khó đối với học sinh, để dạy tốt môn học
này không phải là việc dễ dàng, bởi lẽ: Hiện nay giải toán không chỉ đơn thuần
là cung cấp kiến thức Toán học mà phải góp phần đào tạo những trí thức khoa
học, năng động, sáng tạo, linh hoạt trong việc vận dụng tri thức đã học để thích
ứng với mọi sự thay đổi; những con người biết tự học suốt đời, tự rèn luyện
vươn lên để khẳng định mình trong thế giới hiện đại.
Trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang tiến nhanh trên con đường
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới đó,
đòi hỏi phải có những lao động mới, có bản lĩnh, có năng lực, chủ động sáng
tạo, dám nghĩ, dám làm… Từ nhu cầu này, mà mục tiêu giáo dục cũng đã được
điều chỉnh đó là: giáo dục nhằm đào tạo những con người phát triển toàn diện.
Từ đó dẫn đến việc đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học là tất yếu.
Trong hệ thống giáo dục, bậc Tiểu học là bậc học nền tảng, đặt cơ sở ban
đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện con người, đặt nền tảng vững
chắc cho giáo dục phổ thong và toàn hệ thống giáo dục quốc dân.
Chất lượng giáo dục là vấn đề số một trong nội dung công tác của ngành
giáo dục. Vì vậy việc lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học là một vấn đề
mang tính quyết định đối với chất lượng dạy và học.
Trong thực tế những năm gần đây, dạy toán trong nhà trường Tiểu học đã
có những chuyển biến rõ rệt về phương pháp, nội dung và hình thức, nhằm nâng
cao chất lượng môn học. Việc biết giải toán có lời văn đối với các em, đặc biệt
đối với học sinh lớp 3 là rất quan trọng. Bước đầu các em biết vận dụng các kiến
thức, kĩ năng giải toán có lời văn (có không quá hai bước tính) trong đó có một
số dạng bài toán như tìm một trong các phần bằng nhau của một số, gấp một số
lên nhiều lần, so sánh số lớn gấp mấy lần số bé, so sánh số bé bằng một phần
mấy số lớn, bài toán liên quan đến rút về đơn vị, bài toán có nội dung hình học.
1


Dạy học giải toán cũng giúp học sinh luyện được những đức tính và phong

cách làm việc của người lao động như ý thức vượt khó, thói quen xét đoán, tính
cẩn thận, chu đáo, cụ thể, làm việc có kế hoạch, có kiểm tra kết quả cuối cùng.
Đồng thời từng bước hình thành và rèn luyện thói quen về khả năng suy nghĩ, tính
toán độc lập, khắc phục được tính rập khuôn, xây dựng lòng ham thích tìm tòi,
sáng tạo, phát triển tư duy… Giải toán có lời văn không chỉ giúp học sinh có điều
kiện thâm nhập vào đời sống thực tế mà còn giúp học sinh có điều kiện vận dụng
kiến thức đã học, rèn luyện khả năng phát triển ngôn ngữ ( thông qua việc trình
bày lời giải một cách rõ ràng, chính xác và khoa học ).Qua việc giải các bài toán
có lời văn, học sinh được giáo dục nhiều mặt trong đó có ý thức đạo đức xã hội.
Chúng ta đều biết giải toán có lời văn là một trong bốn mạch kiến thức cơ
bản ở Toán 3. Đây là mạch kiến thức khó đòi hỏi khả năng phân tích, tổng hợp
của học sinh khi học tập. Để giúp học sinh đạt được mục đích trên, giáo viên cần
thiết vận dụng nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng là phương pháp dạy học.
Việc dạy cho học sinh biết cách giải toán có lời văn là một trong những nhiệm
vụ quan trong quyết định việc học toán của học sinh. Trăn trở băn khoăn trước
yêu cầu của môn học, qua quá trình giảng dạy, tôi đã suy nghĩ tìm tòi và đúc kết
được một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt những bài toán có lời văn ở
lớp 3 với mong muốn nâng cao chất lượng dạy học, góp một phần nhỏ vào thực
hiện mục tiêu giáo dục hiện nay.
II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
* §èi tîng nghiªn cøu là biện pháp giúp học sinh học sinh học tốt
những bài toán có lời văn ở lớp 3
* Ph¹m vi nghiªn cøu là học sinh lớp 3A1 trường Tiểu học Nhân
Chính –Quận Thanh Xuân – Thành phố Hà Nội
III. Nhiệm vụ nhiên cứu:
Dạy học giải toán ở Tiểu học nói chung và ở lớp 3 nói riêng có nhiều
phương pháp khác nhau nhưng đều hướng vào mục tiêu phát huy tính tích cực
2



hoạt động của học sinh trong học tập. Khi dạy học giải toán có lời văn phải đạt
được một số vấn đề chung.
* Hình thành cho học sinh kĩ năng giải bài toán theo các bước: phân tích,
tóm tắt đề toán, phân tích các mối quan hệ giữa các “dữ kiện” đã cho với “cái cần
tìm để tìm ra cách giải bài toán; trình bày bài giải đầy đủ, rõ ràng.
*Dạy học sinh tóm tắt bài toán: Tóm tắt có thể bằng lời văn ngắn gọn hoặc
bằng sơ đồ đoạn thẳng. Không nhất thiết bắt buộc phải tóm tắt bài toán khi trình
bày bài giải đối với học sinh trung bình.
*Rèn luyện khả năng diễn đạt (bằng lời nói và chữ viết) cho học sinh khi
phải giải thích các vấn đề liên quan đến phân tích đề toán, tìm cách giải bài toán
và nhất là khi diễn đạt câu lời giải, trình bày bài giải toán.
Chính vì vậy, nhiệm vụ của đề tài là giúp giáo viên có thêm một số biện
pháp để dạy học các bài toán có lời văn cho học sinh lớp 3 sao cho phù hợp với
khả năng của từng giáo viên và điều kiện của từng nhà trường nhằm đạt được
mục tiêu đề ra cho từng bài học cụ thể.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
*Tiến hành nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp
chủ yếu sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp điều tra.
-

Phương pháp thực hành.

-

Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu

-


Phương pháp tổng kết kinh nghiệm, kiểm tra đối chứng.
Và một số phương pháp khác.

3


Nội dung
I/ cơ sở lý luận.

Triết học duy vật biện chứng là cơ sở phơng pháp luận
của mọi ngành khoa học. Triết học duy vật biện chứng phản
ánh những quy luật chung nhất của sự phát triển tự nhiên, xã
hội và t duy con ngời. Vì vậy nó giúp ta hiểu đợc đối tợng và
phơng pháp khoa học Toán một cách đúng đắn, sâu sắc góp
phần tạo nên thế giới duy vật biện chứng trẻ em. Nó cung cấp
cho ta phơng pháp nghiên cứu đúng đắn: Xem xét quá trình
dạy học môn Toán trong sự phát triển, trong các mối quan hệ
phụ thuộc nói chung và nói riêng giúp học sinh họcpviệc hình
thành kỹ năng giải toán có lời văn ở lớp 3. Các quy luật của giáo
dục tiểu học sẽ chi phối tác động lên quá trình dạy học môn
Toán. Trong quá trình giảng dạy ta phải vận dụng những
nguyên tắc cơ bản của lý luận dạy học để xác định mục
đích, đặt ra các yêu cầu vừa sức đối với học sinh Tiểu học,
lựa chọn phơng pháp dạy học phù hợp với trình độ đặc điểm
của trẻ em.
Trong quá trình hình thành kĩ năng cho học sinh mà
không nắm đợc khả năng nhận thức cũng nh các đặc điểm
của quá trình nhận thức ở trẻ em thì không đạt hiệu quả. Hơn
nữa khả năng nhận thức của trẻ em đang đợc hình thành và

phát triển theo từng giai đoạn có quy luật riêng. Vì vậy hơn ai
hết ngời giáo viên Tiểu học phải hiểu học sinh với đầy đủ ý
nghĩa của nó.
II/ Mục tiêu dạy học môn Toán lớp 3.

1. Biết đếm (từ một số nào đó, đếm thêm một số đơn vị..)
trong phạm vi 100 000.
4


2. Biết đọc, viết các số trong phạm vi 100 000.
3. Biết so sánh và sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn
hoặc ngợc lại.
4. Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong
phạm vi 100 000, bao gồm:
- Học thuộc các bảng tính và biết tính nhẩm trong phạm vi
các bảng tính hoặc trong các trơng hợp đơn giản, thờng gặp
về cộng, trừ, nhân, chia.
- Biết thực hiện phép cộng, phép trừ với các số có đến 5
chữ số.
- Biết thực hiện phép nhân số có ba hoặc bốn chữ số với
số có một chữ số.
- Biết thực hiện phép chia số có đến năm chữ số cho số
có một chữ số (chia hết hoặc chia có d).
5. Biết tính giá trị các biểu thức số có đến hai dấu phép
tính (có hoặc không có dấu ngoặc).
6. Biết tìm một thành phần cha biết của phép tính.
7. Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số
(trong phạm vi các phép chia đơn giản đã học).
8. Biết đo và ớc lợng các đại lợng thờng gặp.

9. Biết thêm về hình chữ nhật và hình vuông.
10. Bớc đầu vận dụng các kiến thức, kĩ năng của môn toán
để giải quyết các vấn đề đơn giản thờng gặp, chẳng hạn:
giải toán có lời văn, thực hành xác định góc vuông, góc không
vuông bằng ê ke, thực hành đo thời gian, đo khối lợng, chuyển
đổi và sử dụng tiền Việt Nam.
- Cần chú trọng cho các em nắm vững phép nhân, phép
chia trong phạm vi100 chủ yếu là tính miệng, trong phạm vi
100 000 chủ yếu là tính viết.
5


III/ THỰC TRẠNG DẠY CÁC BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở LỚP 3 HIỆN NAY

1) Phương pháp dạy học của giáo viên:
Qua thực tế giảng dạy, giao lưu chuyên môn ở trường mình cũng như một
số trường bạn tôi nhận thấy:
a- Những ưu điểm:
Chương trình lớp 3 hiện nay đã được đổi mới. Sau nhiều năm áp dụng đổi
mới nội dung và phương pháp dạy học, hầu hết các giáo viên được dạy lớp 3 đều
đang thực hiện mục tiêu giáo dục là: lấy học sinh làm trung tâm.
Trong giờ học, giáo viên đã biết kết hợp nhiều phương pháp để dẫn dắt
học sinh, hoạt động tích cực, tự tìm ra kiến thức mới.Nói chung giáo viên nói ít,
chủ yếu là tổ chức các hoạt động cho học sinh.
Giáo viên đã sắp xếp, dành nhiều thời gian cho học sinh làm việc với
SGK, làm việc theo nhóm cũng như làm việc cá nhân để phát huy tốt nhất năng
lực học tập của mỗi em.
Đồ dùng dạy học đã được cấp đủ và được giáo viên sử dụng tương đối tốt.
b- Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm còn có những tồn tại sau:

Do phương pháp cũ đã ăn sâu vào một số giáo viên, do khả năng thích ứng
cũng hạn chế nên giáo viên thường chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có
sẵn trong sách giáo khoa. Vì vậy giáo viên thường làm việc theo thói quen, ít quan
tâm đến khả năng sáng tạo của học sinh. Giáo viên chưa chú ý bồi dưỡng học sinh
giỏi, chưa hướng dẫn học sinh lựa chọn cách giải, chưa tự tìm tòi sáng tạo trong
giải toán. Nhiều giáo viên vẫn dạy theo cách gợi ý chi tiết để học sinh nêu được
phép tính rồi học sinh chỉ còn mỗi việc tìm kết quả mà chưa chú trọng vào việc
dạy học sinh cách khai thác các dữ kiện của bài toán để từ đó tìm ra cách giải.
2) Thực trạng học của trò:
Việc giải các bài toán có lời văn ở học sinh còn nhiều hạn chế, nguyên nhân
chính là do các em hay nhầm lẫn các bài toán giống nhau, rập khuân theo mẫu
6


hoặc học theo công thức tính mà không hiểu, không giải thích được cách làm,
khả năng tư duy nhanh để hiểu và tính toán còn kém. Đặc biệt không nhận thấy
được mối liên quan giữa các số liệu, dữ kiện cụ thể của bài toán dẫn đến hiểu sai
nội dung bài toán lựa chọn phép tính không đúng. Cá biệt có em do vốn từ ngữ
chưa tốt nên còn gặp khó khăn khi đọc hiểu đề bài.
Từ thực trạng trên, để giúp học sinh đạt kết quả tốt hơn khi học giải toán có
lời văn, tôi mạnh dạn đổi mới phương pháp, đưa ra một số biện pháp dạy học để
phù hợp với từng đối tượng học sinh.
IV/ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

Với những trăn trở trên, tôi đã học hỏi đồng nghiệp, tìm một số giải pháp
góp phần giúp học sinh học tốt hơn những bài toán có lời văn lớp 3. Được sự
hướng dẫn tận tình của Ban giám hiệu nhà trường, tôi đã tiến hành giảng dạy và
hướng dẫn học sinh giải toán thông qua các trình tự sau:
- Đọc và nghiên cứu kĩ đề bài
- Phân tích và nhận dạng bài toán

- Tóm tắt đề bằng phương pháp thích hợp.
- Tìm phương pháp giải
- Thiết lập trình tự và thực hiện bước tính.
V/ CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN :

Trước hết , dạy học sinh giải bài toán có lời văn cần hướng dẫn học sinh
thực hiện các bước giải một bài toán theo trình tự trên. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở
đó thì chưa đủ mà còn cần học sinh nắm được đặc trưng của từng loại toán. Với
học sinh khá, giỏi cần khuyến khích các em tìm mối liên quan giữa các dạng
toán. Như vậy tuỳ theo đối tượng học sinh mà khi dạy giải bài toán có lời văn,
giáo viên có thể khai thác bài toán theo các mức độ khác nhau.
• Mức độ 1:
Thực hiện các bước giải bài toán có lời văn và giải được bài toán.
+ Đọc đề bài ( với học sinh đọc hiểu còn chưa tốt cần đọc lại nhiều lần.)
7


+ Phân tích đề bài nhận biết những cái đã cho và cái phải tìm. Xác định
được mối quan hệ giữa cái đã biết và cái phải tìm để xác định được dạng toán
và phương hướng giải.
+ Tóm tắt bài toán (học sinh có kĩ năng tóm tắt bằng mô hình, bằng lời
hoặc bằng sơ đồ).
+ Giải và trình bày bài giải (khuyến khích học sinh tìm nhiều cách giải và
lựa chọn lời giải đủ ý, ngắn gọn)
• Mức độ 2:
Thay số liệu trong bài toán ban đầu để có bài toán mới cùng dạng với bài
toán đã cho. Từ đó khuyến khích học sinh nêu nội dung thực tế của bài toán
bằng nhiều cách.
• Mức độ 3:
Sửa dữ kiện, chuyển dạng bài toán, giúp học sinh thấy được mối quan

hệ giữa một số dạng toán có lời văn.
Đối với học sinh diện đại trà yêu cầu mức độ 1, đối với học sinh trung bình khá
nâng lên mức độ 2, đối với học sinh khá giỏi nâng lên mức độ 3.
Ví dụ: Bài 2 ( trang 33 )
Con hái được 7 quả cam, mẹ hái được gấp 5 lần số cam của con. Hỏi mẹ
hái được bao nhiêu quả cam?
• Mức độ 1:
Hướng dẫn học sinh giải và trình bày bài giải
• Mức độ 2:
Từ bài toán đã cho, có thể sửa số liệu ( thay đổi số quả cam hoặc thay đổi
số lần) để có bài toán mới cùng dạng. ( Hoặc sửa số liệu từ tóm tắt của bài
toán ban đầu để có tóm tắt của bài toán mới cùng dạng). Đồng thời
khuyến khích học sinh nêu nội dung thực tế của bài toán bằng nhiều cách.
• Mức độ 3:
Sau khi dạy học sinh giải toán có lời văn ở các dạng:
- Gấp một số lên nhiều lần.
8


- Giảm đi một số lần.
- So sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
- So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
Ta có thể khai thác bài toán như sau:
Từ một bài toán thuộc một trong bốn dạng trên, sửa dữ kiện để chuyển sang ba
dạng toán còn lại.
Chẳng hạn : Nếu lấy bài 2 trang 33 làm bài toán ban đầu, bài toán có dạng gấp
một số lên nhiều lần. Cụ thể là:
Bài toán: Con hái được 7 quả cam, mẹ hái được gấp 5 lần số cam của con.
Hỏi mẹ hái được bao nhiêu quả cam?
Tóm tắt:

7 quả
Con :
Mẹ :
? quả
Sửa dữ kiện:
a. Chuyển sang dạng toán : Giảm đi một số lần
Bài toán: Mẹ hái được 35 quả cam, mẹ hái được gấp 5 lần số cam của con.
Hỏi con hái được bao nhiêu quả cam?
Tóm tắt:
? quả
Con :
Mẹ :
35 quả
b. Chuyến sang dạng toán: So sánh số lớn gấp mấy lần số bé
Bài toán: Con hái được 7 quả cam, mẹ hái được 35 quả cam. Hỏi mẹ hái
được gấp mấy lần số cam của con?
9


Tóm tắt:
7 quả
Con :
Mẹ :
35 quả
c. Chuyển sang dạng toán: So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
Bài toán: Con hái được 7 quả cam, mẹ hái được 35 quả cam. Hỏi số cam
con hái bằng một phần mấy số cam mẹ hái?
Tóm tắt:
7 quả
Con :

Mẹ :
35
quả
Số cam con hái bằng một phần mấy số cam mẹ hái?
Đối với một số dạng toán có lời văn giải bằng hai phép tính, ta có thể khai
thác tương tự và phong phú hơn. Cụ thể:
1. Một số biện pháp hướng dẫn học sinh giải bài toán liên quan đến rút về
đơn vị.
Dạng bài toán liên quan đến rút về đơn vị là một dạng của bài toán hợp
giải bằng hai phép tính. Bài toán đã cho biết giá trị của hai đại lượng và phải tìm
một giá trị của một đại lượng trong hai đại lượng đó. Vì vậy việc so sánh và
củng cố kiến thức cũ cho học sinh là việc làm mà giáo viên cần chú ý để học
sinh nắm được hai bước giải toán.
Ví dụ: Bài 2 (trang 128, tiết 122 – SGK toán 3)
• Có 28 kg gạo đựng đều trong 7 bao. Hỏi 5 bao đó có bao nhiêu ki- lôgam gạo?
10


Đây là bài toán tương đối khó do tính lắt léo của bài toán và cũng do học sinh
mới được làm quen với dạng “ Bài toán liên quan đến rút về đơn vị”.
Để giúp học sinh giải được bài toán này giáo viên cần gợi ý cho học sinh xuất
phát từ bài toán đơn “ Có 28 kg gạo đựng đều trong 7 bao. Hỏi mỗi bao có bao
nhiêu ki lô gam gạo?” và bài toán đơn “ Mỗi bao gạo có 4kg. Hỏi 5 bao đó có
bao nhiêu ki lô gam gạo?”
Gọi học sinh tóm tắt và giải bài toán theo cách đã được hướng dẫn:
Tóm tắt:
7 bao: 28kg
5 bao: … kg?
- Lập kế hoạch giải bài toán
* Tìm số ki lô gam gạo trong mỗi bao( 7 bao có 28 kg)

(1 bao có ……..kg?)
+ Tìm số ki lô gam gạo trong 5 bao?
- Thực hiện lập kế hoạch giải bài toán.
+ Biết 7 bao đựng 28 kg gạo, tìm mỗi bao đựng bao nhiêu ki-lô-gam gạo
(phép chia)
28 : 7 = 4(kg) ( Rút về đơn vị- Bước cơ bản của loại toán này)
+ Biết mỗi bao đựng 4 kg gạo , tìm 5 bao đựng được bao nhiêu ki lô gam
gạo (phép nhân)
4 x 5 = 20(kg)
- Trình bày bài giải:
Bài toán giải theo hai bước:
Số gạo đựng trong mỗi bao là:
28 : 7 = 4(kg)
Số gạo đựng trong 5 bao là:
4 x 5 = 20(kg)
Đáp số: 20 kg gạo.
Sau khi gợi ý và hướng dẫn cho học sinh cách giải giáo viên cần đặt câu
hỏi khắc sâu kiến thức nhận biết bài toán đơn và toán hợp, mối liên quan giữa
11


các dữ kiện trong bài toán và so sánh cách giải với nhau để các em nắm chắc
dạng bài và phương pháp giải, giúp học sinh tự đặt vấn đề toán tương tự và giải.
Ví dụ: Bài 2 ( trang 129 tiết 132 – SGK toán 3)
Có 2135 quyển vở được xếp vào 7 thùng. Hỏi 5 thùng đó có bao nhiêu
quyển vở?
Vẫn là bài toán trên giáo viên có thể hướng dẫn học sinh chuyển đề toán trả
lời hai câu hỏi như sau:
Có 2135 quyển vở được xếp vào 7 thùng. Hỏi:
- 1 thùng có bao nhiêu quyển vở? ( Rút về đơn vị)

- 5 thùng có bao nhiêu quyển vở?
Từ đó khắc sâu cho học sinh phương pháp giải : Khi giải dạng toán này
thường tiến hành 2 bước.
Bước 1: Tìm giá trị một phần (thực hiện phép chia)
Bước 2: Tìm giá trị nhiều phần (thực hiện phép nhân)
Đây là dạng toán không chỉ hướng dẫn cho học sinh ở phần bài mới mà
cần phải thường xuyên củng cố cho học sinh ở các tiết luyện tập để hình thành kĩ
năng, kĩ xảo tính toán cho học sinh.
• Với dạng Bài toán liên quan đến rút về đơn vị ( giải bằng hai phép tính
chia) cũng hướng dẫn tương tự như trên.
Hướng dẫn như vậy học sinh sẽ khắc sâu kiến thức và không bị nhầm lẫn
giữa các dạng bài toán. Qua đó giúp các em quan sát và phân tích bài tốt hơn.
2. Một số biện pháp hướng dẫn học sinh giải một số dạng toán có liên quan
đến hình học.
Khi dạy dạng toán giải có nội dung hình học, đây là dạng toán tương đối
khó và mới đối với học sinh lớp 3. Vì vậy khi dạy, giáo viên chú ý cho học sinh
đến biểu tượng, hiểu rõ vấn đề cần giải quyết để ngay từ bước đầu học sinh hiểu
đúng về biểu tượng và khắc sâu kiến thức đó.
Chẳng hạn khi dạy về chu vi hình chữ nhật “ hoặc chu vi hình vuông” giáo
viên cần cho học sinh hiểu tính chu vi là tính tổng độ dài các cạnh của một hình
12


và nhớ lại đặc điểm của hình đó sau đó mới hình thành kiến thức (quy tắc tính
chu vi) của hình đó.
Ví dụ 1: Tính chu vi hình chữ nhật có:
Chiều dài 10cm, chiều rộng 5cm.
Sau khi học sinh đã nắm được bản chất của vấn đề và nắm được quy tắc rồi
thì có thể vận dụng vào làm bài tập.
Bài giải

Chu vi hình chữ nhật là:
(10 + 5) x 2 = 30 (cm)
Lúc này giáo viên có thể gợi ý để học sinh vận dụng kiến thức mới học
vào thực tế.
Ví dụ: Em hãy đo và tính chu vi cái bàn học của em.
Cho các em khắc sâu kiến thức, để đến khi học về diện tích “ Hình chữ
nhật” hoặc diện tích “ hình vuông” học sinh không nhầm lẫn quy tắc tính và đơn
vị đo giữa diện tích và chu vi.
Ví dụ: Bài 1 trang 153- SGK toán 3.
Tính diện tích và chu vi hình chữ nhật có chiều dài
4dm, chiều rộng 8cm.
Để giải bài toán này gáo viên nên cho học sinh nêu lai quy tắc tính diện tích
và chu vi hình chữ nhật. Sau đó cho học sinh tự lập kế hoạch và giải bài toán
dựa theo những dữ kiện của bài toán.
Bài giải
Đổi 4dm = 40cm
Chu vi hình chữ nhật là:
(40 + 8) x 2 = 96(cm)
Diện tích hình chữ nhật là:
40 x 8 = 320(cm2)
Đáp số: 96cm
320cm2

13


Sau khi gợi ý và hướng dẫn cho học sinh cách giải, giáo viên nên đặt câu
hỏi để khắc sâu kiến thức và nhận ra sự khác nhau giữa cách tính chu vi và diện
tích của một hình chẳng hạn: muốn tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật ta
phải biết gì?

( Biết chiều dài và chiều rộng ). Nêu lại cách tính chu vi và diện tích hình
chữ nhật?
VI/ NHỮNG PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG GIẢI CÁC BÀI TOÁN CÓ
LỜI VĂN LỚP 3.

1. Hướng dẫn học sinh phân tích bài toán:
- Đọc kĩ đề bài:
Đây là bước nghiên cứu đầu tiên giúp học sinh có suy nghĩ ban đầu về ý
nghĩa bài toán. Nắm được nội dung bài toán và đặc biệt cần chú ý đến các câu
hỏi của bài. Do đó tôi đã yêu cầu học sinh cầm bút chì và thước gạch chân dưới
những dữ kiện quan trọng của bài toán.
- Xây dựng, thiết lập mối quan hệ giữa các số đã cho bài toán:
Tìm cách diễn đạt nội dung của bài bằng ngôn ngữ, kí hiệu toán học:
Tóm tắt đầu bài toán hoặc minh hoạ với sơ đồ hình vẽ bằng cách ghi dữ
kiện, điều kiện và câu hỏi của bài toán dưới dạng cô đọng, ngắn gọn nhất.
Ví dụ: Bài 1 (trang 128 tiết 122) (Dạng Bài toán có liên quan đến rút về đơn vị)
“ Có 24 viên thuốc chứa đều trong 4 vỉ. Hỏi 3 vỉ thuốc đó có bao nhiêu viên
thuốc?”
- Phân tích nội dung:
+ Học sinh đọc đề toán.
+ Giáo viên làm 2 câu lệnh làm việc:
+ Hãy gạch 1 gạch dưới dữ kiện đã cho
+ Hãy gạch 2 gạch dưới câu hỏi của bài toán.
+ Sau khi học sinh đã thực hiện theo hai câu lệnh làm việc của giáo viên,
giáo viên yêu cầu một số học sinh trình bày phân tích nội dung để hiểu rõ nội
dung đề toán.
4 vỉ thuốc có 24 viên
14



3 vỉ thuốc như vậy có bao nhiêu viên?
- Lập kế hoạch giải:
Học sinh cần suy luận để tìm cách trả lời các câu hỏi của bài toán, cần biết
gì? dựng phép tính gì? Suy luận các số, điều kiện đã có, có thể biết gì? Có thể sử
dụng phép tính gì? Phép tính đó trả lời câu hỏi của bài hay không? trên cơ sở đó
lập kế hoạch trình tự để giải toán.
+ Thực hiện các phép tính theo kế hoạch để tìm ra kết quả đúng của bài toán.
Mỗi bước giải của phép tính đều phải được kiểm tra lại cho đúng, thử lại
đáp số tìm được, xem cách giải, lời giải, đáp số có trả lời đúng câu hỏi của bài
hay đã phù hợp với điều kiện của bài toán hay chưa? Trình bày giải.
Cũng như ở ví dụ của bài 1 trang 128 trên, giáo viên cho học sinh tự đặt
thêm câu hỏi “ Mỗi vỉ thuốc chứa bao nhiêu viên thuốc?”
Bài giải
Số viên thuốc trong mỗi vỉ là:
24 : 4 = 6 (viên)
Số viên thuốc trong 3 vỉ là:
6 x 3 = 18 (viên)
Đáp số: 18 viên thuốc.
2. Hướng dẫn học sinh giải bằng nhiều phương pháp khác nhau:
Nhằm giúp học sinh chọn được phương pháp hay nhất, hiểu sâu cấu trúc
của bài. Giải một bài toán bằng nhiều phương pháp có tác dụng rèn luyện óc
sáng tạo, hứng thú tìm tòi học tập, giáo dục cho các em ý thức tiết kiệm thời
gian, biết tìm con đường ngắn nhất để đi tới đích. Vì vậy, cần tổ chức cho học
sinh giải theo nhiều cách khác nhau ( đặc biệt là đối với học sinh khá giỏi) và
giúp cho tất cả các em hiểu được cơ sở lý luận của phương pháp đó.
Ví dụ: Bài 3 trang 171, tiết 164 SGK toán 3.
“ Một kho hàng có 80 000 bóng đèn, lần đầu chuyển đi 38 000 bóng
đèn, lần sau chuyển đi 26 000 bóng đèn. Hỏi trong kho còn lại bao nhiêu
bóng đèn?”
(Giải bằng hai cách khác nhau)

15


Trước tiên giáo viên cho học sinh nêu tóm tắt bài toán rồi giải bài toán bằng
nhiều cách khác nhau.
- Lập kế hoạch giải:
+ Cách 1: Tìm số bóng đèn còn lại trong kho sau lần chuyển đầu tiên?
(Kho hàng có 80 000 bóng đèn, lần sau chuyển 38 000 bóng đèn)
(Trong kho còn … bóng đèn)
Tìm số bóng đèn còn lại sau khi chuyển lần 2?
- Thực hiện kế hoạch giải:
Trong đó có 80 000 bóng đèn, lần đầu chuyển 38 000 bóng đèn, muốn biết
sau lần chuyển đầu tiên trong kho còn bao nhiêu bóng đèn làm thế nào? (phép trừ)
Trình bày bài giải:
Số bóng đèn còn lại sau khi chuyển lần đầu là:
80 000 – 38 000 = 42 000 (bóng đèn)
Trong khi còn lại số bóng đèn là:
42 000 – 26 000 = 16 000 (bóng đèn)
Đáp số: 16 000 bóng đèn
+ Cách 2: Lập kế hoạch giải:
Tìm số bóng đèn chuyển đi ở cả 2 lần
( Lần 1 chuyển 38 000 bóng đèn, lần 2 chuyển 26 000 bóng đèn)
(Số bóng đèn còn lại trong kho sau 2 lần chuyển?
- Thực hiện kế hoạch giải:
Muốn biết số bóng đèn đã chuyển đi tất cả bao nhiêu ta làm thế nào?
(tính cộng)
Muốn tìm số bóng đèn còn lại trong kho sau 2 lần chuyển đi làm thế nào?
(tính trừ)
Trình bày bài giải:
Số bóng đèn đã chuyển đi tất cả là:

38 000 + 26 000 = 64 000 (bóng đèn)
Số bóng đèn trong kho là:
16


80 000 – 64 000 = 16 000 (bóng đèn)
Đáp số: 16 000 bóng đèn
3. Hướng dẫn học sinh xây dựng một đề toán mới:
Việc cho học sinh tự xây dựng đề toán vừa giúp các em phát triển tư duy
độc lập, vừa giúp phát triển tính năng động sáng tạo của tư duy. Đây là biện
pháp gây chú ý và hứng thú hoặc tập giúp các em hiểu rõ cấu trúc, cách ghi nhớ
dạng bài, đi sâu tìm hiểu thực tế và phát triển ngôn ngữ thông qua việc tự nêu và
giải quyết vấn đề, phát huy tính tích cực, vai trò trung tâm của các em trong quá
trình dạy học. Có nhiều cách để giúp học sinh tự xây dựng một đề toán, giáo
viên cần nêu vấn đề, yêu cầu và định hướng từ thấp đến cao, từ dễ đến khó.
a/ Đề toán đưa ra thiếu số liệu.
Học sinh tìm số liệu trên điền vào rồi giải.
Ví dụ: Đội một có …. người, đội hai có …. người. Hỏi cả hai đội có tất cả
bao nhiêu người?
b/ . Đề toán không đưa ra câu hỏi.
Học sinh tự đặt câu hỏi cho bài toán và giải.
Ví dụ: “ Có 35 000 đồng mua được 5 quyển sổ”
Em hãy đặt câu hỏi để bài toán trở thành dạng toán liên quan đến rút về
đơn vị rồi giải.
c/ Đặt đề toán dựa vào tóm tắt bằng sơ đồ, hình vẽ.
Ví dụ: Nêu bài toán rồi giải bài toán theo tóm tắt sau:
17kg
Con:
ơ


Mẹ:

? kg

17


d/ Cho biết cách giải bài toán:
Học sinh tự suy nghĩ ra đề toán:
Ví dụ: 18 + 9 x 3 = 45 (cái)
Hãy đặt đề toán có cách giải như trên.
e/ Đặt một bài toán tương tự với bài mẫu.
Trong phương pháp học sinh tự xây dựng đề toán các em thường mắc các
khiếm khuyết như: Các số liệu chọn thiếu chính xác, xa thực tế. Giáo viên cần
giúp các em sửa chữa những lỗi đó để giúp các em rèn luyện tư duy thực tế.
Ví dụ: Hãy đặt một đề toán tương tự như bài dưới đây và giải.
“ Một sân vận động hình chữ nhật có chiều rộng 95cm và chiều dài gấp 3
lần chiều rộng. Tính chu vi sân vận động đó. ”

18


KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Sau một quá trình dạy học, với cách khai thác bài toán như trên, bước đầu
tôi thu được kết quả tốt. Trên thực tế tôi đã cho học sinh làm bài kiểm tra về
giải toán có lời văn. Kết quả cụ thể như sau:

Số HS
Trước thực nghiệm
Sau thực nghiệm


63
63

Giỏi
SL
30
50

Khá
%
47,6
79,3

SL
23
12

%
36,5
19,1

Trung bình
SL
%
10
15,9
11
1,6


Qua các bài kiểm tra, qua việc làm bài tập của học sinh tôi thấy rằng: Việc
đưa phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, vai trò của giáo viên là
người hướng dẫn đã mang lại kết quả khá tốt. Đa số học sinh của lớp hiểu được
cách giải và biết tự trình bày bài giải một cách hợp lý, đặc biệt khắc phục được
tỉ lệ học sinh trung bình. Do vậy tôi nghĩ khai thác bài toán có lời văn ở lớp 3
theo hướng này học sinh sẽ nắm chắc, hiểu sâu các bài toán có lời văn góp phần
dạy học các bài toán cố lời văn nói riêng và dạy học toán nói chung có chất
lượng vững chắc.

Bµi häc kinh nghiÖm
19


1 / Về đồ dùng dạy học:
- Sử dụng tốt bộ đồ dùng dạy học học Toán.
- Đẩy mạnh việc làm đồ dùng dạy học tự làm trong giáo viên
và học sinh.
Ví dụ: Khi dạy bài Gấp 1 số lên nhiều lần giáo viên tự làm
đồ dùng dạy học: Mô hình cái nhà, máy bay, con chim, quả cam
bằng bìa. Để khi dạy gắn lên bảng khi giảng bài cho học sinh.
- Học sinh có thể chuẩn bị đồ dùng dạy học là que tính hoặc
cắt hình bông hoa.
- Giúp học sinh có kĩ năng tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng,
tính toán bằng lời
2 / Việc thực hiện kế hoạch giảng dạy
- Tăng cờng công tác bồi dỡng chuyên môn nghiệp vụ.
- Cải tiến công tác soạn, giảng theo hớng đổi mới phơng pháp
dạy học:
+ Rèn luyện kĩ năng tính nhân chia ngoài bảng cho học
sinh thờng xuyên cần chú ý đến từng đối tợng học sinh.

+ Giúp học sinh có kĩ năng tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng,
tính toán bằng lời
+ Tăng mức khó của bài tập để bồi dỡng học sinh khá giỏi.
+ Giảm mức độ quá khó của một số dạng bài tập (trong SGK
có bài quá khó với học sinh).
- Xác định các biện pháp để hỗ trợ, động viên và theo dõi
học sinh trong quá trình dạy, học Toán nhằm nắm vững kết
quả và sự tiến bộ của học sinh trong từng giai đoạn của năm
học. Từ đó có kế hoạch bồi dỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh
yếu, kém.
* Thờng xuyên dự giờ của giáo viên trong dịp hội giảng.
20


3. Tổ chức các lớp bồi dỡng.
- Tổ chức bồi dỡng học sinh giỏi Toán, câu lạc bộ Em yêu toán
học, nhằm giúp đỡ các em nâng cao kiến thức.
- Tổ chức các hội thi: Giải Toán qua mạng internet, đố vui về
Toán, làm đồ dùng học Toán. Tìm hiểu khả năng ứng dụng Toán
vào đời sống.

kết luận và khuyến nghị
1. Kt lun
T nhng kt qu t c tụi nhn thy rng ỏp dng nhng phng phỏp
trờn cựng vi nhng kinh nghim ca bn thõn vo quỏ trỡnh dy hc mụn toỏn
núi chung v gii cỏc bi toỏn cú li vn núi riờng, c bit l hng dn hc
sinh gii cỏc bi toỏn cú liờn quan n rỳt v n v dng gii bng phộp tớnh
chia v nhõn; dng gii bng hai phộp tớnh chia ( l nn tng cho hc sinh hc
gii cỏc bi toỏn v i lng t l thun lp 4), tụi ó rỳt ra mt s bi hc cho
mỡnh tớch cc gúp phn trong vic nõng cao hiu qu dy toỏn. i vi giỏo

viờn cn lm tt cỏc vn :
+ Khi lp k hoch phi d tớnh trc c li hc sinh thng mc phi, t
ú cú cỏch sa li. Trong gi dy khụng nờn ỏp t nng n , khụng nờn gay gt
i vi nhng em thng mc li m phi nh nhng hc sinh thy yờn tõm.
+ i vi nhng bi toỏn cú cu trỳc ging nhau trong quỏ trỡnh gii, hc
sinh d nhm ln mỏy múc gia cỏc bi ny vi bi khỏc. Vỡ vy phi giỳp cỏc
em so sỏnh v phõn bit tng dng toỏn. lp 3 cn tp cho cỏc em so sỏnh cỏc
bi toỏn m ni dung cú im ging nhau, nhng cõu hi khỏc nhau nờn phi
gii bng s lng phộp tớnh khỏc nhau.
+ Phi giỳp hc sinh hiu bi bng cỏch giao vic cho cỏc em thụng qua gi
ý hoc thit lp h thng cõu hi. Do ú yờu cu giỏo viờn phi nm chc cỏc d
kin ca bi, phi túm tt bi theo cỏch gn, d hiu a ra nhiu cỏch gii
bi toỏn v trỡnh t cỏc bc, cỏc phộp tớnh gii phi chớnh xỏc, khoa hc. Chỳ ý
21


kiểm tra kết quả của học sinh và chỉ hướng dẫn khi các em thật sự khó khăn,
tuyệt đối không được làm thay học sinh.
+ Cần nghiên cứu kỹ chương trình để nắm bắt được ý đồ của sách giáo
khoa, cấu trúc nội dung sách để có sự so sánh giữa các dạng toán nhằm giúp học
sinh tìm đúng cách giải và để giáo viên tìm đúng phương pháp dạy tốt hơn.
Vì vậy thông qua những bài toán có lời văn trong chương trình lớp 3 ở
trường tiểu học, các em không những được rèn luyện cho ý thức vượt khó, tính
cẩn thận, chu đáo, cụ thể, làm việc có kế hoạch, mà còn được rèn luyện khả
năng suy nghĩ, tính toán độc lập, phát triển tư duy …
+ Cần kết hợp vận động linh hoạt hệ thống phương pháp. Khi dạy nội dung
kiến thức mới, giáo viên nên đặt ra các tình huống có vấn đề để học sinh tự phát
hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới.
+ Giáo viên phải là người nắm rõ và phân loại chính xác từng đối tượng học sinh
của lớp mình để có định hướng đúng đắn giúp học sinh giải quyết yêu cầu bài học,

chiếm lĩnh kiến thức một cách chủ động, sáng tạo và có hứng thú trong học tập.
2. Đề xuất và khuyến nghị:
a/ Đối với tổ chuyên môn:
- Nâng cao vai trò và trách nhiệm của tổ chuyên môn trong việc tổ chức và
triển khai các hoạt động chuyên môn trong đó có nhận xét, đánh giá việc đổi
mới phương pháp dạy học của Giáo viên trong tổ. Nếu công việc này được làm
thường xuyên, có kế hoạch thì chắc chắn sẽ có tác dụng và hiệu quả cao.
b/ Đối với các nhà trường:
- Nên tổ chức nhiều chuyên đề Toán theo từng mảng kiến thức, trong mỗi
chuyên đề nên tập trung vào việc làm cụ thể, tránh mang nặng tính lý thuyết khi
vận dụng. Thường xuyên tổ chức các chuyên đề, hội thảo tập trung vào việc đổi
mới phương pháp dạy học, lấy đó là một trong những tiêu chí nhằm nâng cao
chất lượng dạy và học.

22


×