Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

de va dap an thi hki su 10 co ban thpt pham thai buong 14269

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.33 KB, 3 trang )

onthionline.net

Sở Giáo Dục và Đào Tạo Trà Vinh
Trường THPT Phạm Thái Bường
*******

ĐỀ THI HỌC KỲ I – NĂM HỌC: 2011-2012
Môn Lịch sử Khối 10 CB
Thời gian làm bài: 45 phút

Học sinh trả lời các câu hỏi sau đây:
Câu 1: (1.5 điểm) Nêu điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế của các quốc gia cổ đại
phương Đông?
Câu 2: (2 điểm) Vẽ sơ đồ sự phân hóa giai cấp trong xã hội phong kiến Trung Quốc? Cho
biết giai cấp nào mới hình thành và mối quan hệ sản xuất mới của xã hội phong kiến?
Câu 3: (2.5 điểm) Trình bày sự phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ? Cho biết
những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Việt Nam?
Câu 4: (2 điểm)
a/ Thời kỳ phát triển của vương quốc Campuchia là thời kỳ nào? Nêu những biểu hiện
phát triển của thời kỳ đó?
b/ Trình bày những nét văn hóa đặc sắc của Campuchia?
Câu 5: (2 điểm)
a/ Miêu tả lãnh địa của lãnh chúa?
b/ Đời sống của lãnh chúa và nông nô trong lãnh địa như thế nào?
***Hết***


onthionline.net

Sở Giáo Dục và Đào Tạo Trà Vinh
Trường THPT Phạm Thái Bường


*******

ĐÁP ÁN THI HỌC KỲ I – NĂM HỌC: 2011-2012
Môn Lịch sử Khối 10 CB
Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: (1.5 điểm) Điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế của các quốc gia cổ đại
phương Đông:
+Thuận lợi: đất đai phù sa màu mỡ, dễ canh tác, lượng mưa phân bố theo mùa thuận lợi
cho sản xuất và sinh sống. (0.5đ)
+Khó khăn: các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời ở lưu vực các dòng sông lớn => dễ
bị lũ lụt, mất mùa, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. (0.5đ)
-Nhu cầu sản xuất và trị thủy: con người cần xây dựng hệ thống thủy lợi, đắp đê, dẫn
nước => mọi người liên kết gắn bó với nhau trong tổ chức công xã. Nhờ đó nhà nước
sớm hình thành. (0.25đ)
-Kinh tế: nông nghiệp trồng lúa nước là chủ yếu, ngoài ra còn chăn nuôi gia súc, làm
gốm, dệt vải. (0.25đ)
Câu 2: (2 điểm) Sơ đồ sự phân hóa giai cấp trong xã hội phong kiến Trung Quốc: (1đ)
Quý tộc
Địa chủ
Nông dân giàu
Nông dân
công xã

Nông dân tự
canh
Nông dân nghèo

Nộp
tô thuế

Nông dân
lĩnh canh

Giai cấp nào mới hình thành là địa chủ (0.25đ) và nông dân lĩnh canh. (0.25đ)
Mối quan hệ sản xuất mới của xã hội phong kiến: Nông dân lĩnh canh nhận ruộng đất
của địa chủ canh tác và nộp tô thuế. (0.5đ)
Câu 3: (2.5 điểm)
Sự phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ:
-Phật giáo được truyền bá rộng rãi dưới thời vua Asôca đến các triều đại Gúpta và Hácsa.
Nhiều công trình kiến trúc Phật giáo tiêu biểu: chùa hang, tượng Phật điêu khắc đá.
(0.5đ)
-Ấn Độ giáo (Hinđu giáo) ra đời và phát triển. Ấn Độ giáo thờ rất nhiều thần, chủ yếu là
4 thần: bộ ba Brama (thần sáng tạo TG), Siva (thần hủy diệt), Visnu (thần bảo hộ) và
Inđra (thần sấm sét). Xây dựng nhiều công trình kiến trúc: đền bằng đá, tạc tượng bằng
đá hoặc bằng đồng. (0.5đ)
-Chữ viết: ban đầu là chữ Brahmi rồi sáng tạo thành hệ chữ phạn (Sanskrit). Tác dụng của
chữ viết: dùng để ghi chép, viết văn bia, văn học Ấn Độ ra đời và phát triển, là điều kiện
để truyền bá VH Ấn Độ ra bên ngoài mà ĐNA là nơi chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất. (0.5đ)
*Những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Việt Nam: (1đ)


onthionline.net

-Tôn giáo:
+Phật giáo: ảnh hưởng sâu rộng, chùa chiền được xây dựng khắp nơi trong cả nước.
(0.25đ)
+Ấn độ giáo: một bộ phận cư dân theo đạo Hinđu, nhiều công trình kiến trúc Hinđu giáo
được xây dựng: tháp Chàm, Thánh địa Mỹ Sơn… (0.25đ)
-Chữ viết: chữ Khmer và chữ Chăm được sáng tạo ra dựa trên cơ sở chữ Phạn. (0.5đ)
Câu 4: (2 điểm)

a/ Thời kỳ phát triển nhất của vương quốc Campuchia là thời kỳ Ăngco (802-1432).
(0.25đ)
-Biểu hiện của sự phát triển:
+Kinh tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp, ngư nghiệp đều phát triển. (0.25đ)
+Chính trị: chinh phục các nước láng giềng, trở thành cường quốc khu vực. (0.25đ)
+Kiến trúc: xây dựng nhiều công trình, tiêu biểu nhất là ĂngcoVat và Ăngco Thom.
(0.25đ)
b/ Những nét văn hóa đặc sắc của Campuchia:
+Chữ viết: sáng tạo chữ viết riêng trên cơ sở chữ Phạn. (0.25đ)
+Văn học dân gian, văn học viết hình thành và phát triển. (0.25đ)
+Kiến trúc: xây dựng nhiều công trình, tiêu biểu nhất là ĂngcoVat và Ăngco Thom.
(0.25đ)
+Tôn giáo: tiếp thu Hinđu giáo và Phật giáo. (0.25đ)
Câu 5: (2 điểm)
a/ Miêu tả lãnh địa của lãnh chúa: (1 điểm)
-Lãnh địa là một khu đất rộng lớn bao gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần. (0.5đ)
-Đất của lãnh chúa có lâu đài, dinh thự, nhà thờ, nhà kho, chường trại… có hào sâu,
tường cao tạo thành những pháo đài kiên cố. (0.25đ)
-Đất khẩu phần lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy và nộp tô thuế. (0.25đ)
b/ Đời sống của lãnh chúa và nông nô trong lãnh địa:
+Nông nô là người sản xuất chính trong lãnh địa, sống cơ cực, lệ thuộc vào lãnh chúa,
nhận ruộng đất của lãnh chúa canh tác và phỉa nộp tô thuế cùng nhiều nghĩa vụ khác.
(0.5đ)
+Lãnh chúa sống sung sướng, nhàn rỗi, xa hoa nhờ vào bóc lột sức lao động của nông nô.
(0.5đ)



×