Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

ĐỪNG ĐỔ LỖI CHO VĂN HOÁ NÔNG THÔN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.04 KB, 4 trang )

Đừng đổ lỗi cho "văn hóa nông thôn"!
Chỉ sau 1 tiếng đồng hồ của lễ khai mạc, toàn bộ phố hoa đã tàn phá nặng
nề, người ta giẫm lên những tiểu cảnh đẹp để chụp ảnh, để đi lại, bẻ hoa,
ngắt hoa, bẻ các chậu hoa đem về nhà, những con rồng, con phượng được
kết bằng hoa bị vặt hết, tượng các thiếu nữ mặc áo dài kết bằng hoa cũng bị
giật cho trần trụi, bóng đèn chiếu sáng bị ném vỡ...
Lễ hội phố hoa Hà Nội được khai mạc vào 8h tối ngày 31-12-2008, dự kiến
sẽ kéo dài trong 5 ngày để phục vụ người dân trong dịp năm mới 2009.
Suốt dọc con đường Đinh Tiên Hoàng, dưới chân tượng đại Lý Công Uẩn,
đền Ngọc Sơn, tượng vua Lê Thái Tổ đã trở thành một công viên hoa được
trang hoàng lộng lẫy với nhiều tiểu cảnh đặc trưng cho văn hóa Hà Nội và
nhiều vùng miền trong cả nước.
Chỉ sau 1 tiếng đồng hồ của lễ khai mạc, toàn bộ phố hoa đã tàn phá nặng
nề, người ta giẫm lên những tiểu cảnh đẹp để chụp ảnh, để đi lại, bẻ hoa,
ngắt hoa, bẻ các chậu hoa đem về nhà, những con rồng, con phượng được
kết bằng hoa bị vặt hết, tượng các thiếu nữ mặc áo dài kết bằng hoa cũng bị
giật cho trần trụi, bóng đèn chiếu sáng bị ném vỡ...
Lực lượng bảo vệ cũng đành bó tay trước "cơn bão" tàn phá phố hoa của
những "khách thưởng lãm" vô lương tâm. Những nghệ nhân bỏ công sức và
tiền của mấy tháng trời cho lễ hội hoa đành nuốt đắng đứng nhìn. Ngày 1-1,
ngày đầu tiên của lễ hội hoa, những người chậm chân đã hầu như không còn
gì để xem trước một "nghĩa địa hoa".
Ngày 2-1, ban tổ chức đã cho thay mới một số tiểu cảnh và hoa bị lấy mất,
tăng cường thêm cảnh sát bảo vệ nhưng khách đến hội hoa vẫn tiếp tục "tấn
công".
Ngày 4-1, những chậu hoa từ Đà Lạt được đưa ra để bổ sung thêm nhằm giữ
cho phố hoa trụ lại qua hết ngày bế mạc.
Từ diễn đàn...
Ngay sau khi những bức ảnh về Lễ hội Phố hoa bị phá tang thương được
đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, gần như cũng xuất hiện
đồng thời một làn sóng ý kiến cho rằng: Đó là cách cư xử thiếu văn hóa của


người ngoại tỉnh, "của dân nông thôn, do Hà Nội mở rộng gấp 3 lần".
Cuộc tranh cãi trên các diễn đàn web-tretho.com khiến quản trị diễn đàn đã
phải cảnh báo: Nếu các thành viên tiếp tục lún sâu vào tranh cãi vấn đề về
vùng miền, người ngoại tỉnh thì sẽ bị khóa topic (chủ đề).
Đây không phải lần đầu tiên một lễ hội hoa bị phá. Tháng 4 - 2008, lễ hội
hoa anh đào tổ chức tại Hà Nội đã từng phải hứng chịu chung một số phận
như vậy. Ngay sau khi các sự kiện này xuất hiện các ý kiến cho rằng "người
ngoại tỉnh ấy mà...".
Nhưng những ý kiến này cũng đã bị chính các thành viên khác phản đối. Họ
còn đưa ra rất nhiều dẫn chứng cụ thể, cho rằng nhiều người đi cùng họ, là
dân "Hà Nội gốc" cũng nhảy vào bứt hoa, giẫm lên hoa để chụp ảnh như
thường. Thế mới hay, những hành động phi văn hóa chẳng cần có "hộ khẩu"
ở đâu cũng vẫn diễn ra hàng ngày, hàng giờ.
... đến giáo sư
Trong bài trả lời phỏng vấn báo Pháp Luật TP.HCM số ra ngày 4-1 về
những hiện tượng đáng lên án ở cuộc "tàn phá Lễ hội Phố hoa Hà Nội",
GS.TS Trần Ngọc Thêm - Trưởng khoa Văn hóa học, Trường Đai học khoa
học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia TP.HCM đã nhấn mạnh: "Trong
khi chúng ta mở cửa để đưa chất nông thôn vào đô thị, cụ thể là mở cửa để
mọi người đều được vào hội hoa thì cũng phải lường trước được mọi việc có
thể diễn ra chứ. Chúng ta không thể trách họ được, mà phải tính trước tâm lý
của người dân để có hình thức quản lý chặt chẽ hơn. Vì đây không chỉ là tâm
lý đám đông nói chung mà là đám đông nông dân".
Đọc toàn bộ bài trả lời phỏng vấn có thể thấy, theo quan điểm của GS.TS
Trần Ngọc Thêm, tất cả những hiện tượng thiếu văn hóa trong lễ hội hoa Hà
Nội vừa qua đều xuất phát tự "văn hóa lãng xã", "văn hóa nông thôn". "Hà
Nội mở rộng gấp 3 lần thì chất nông thôn cũng tăng lên. Kéo theo đó, chất
thanh lịch của Hà Nội cũng giảm xuống".
Không biết bao nhiều người dân nông thôn có thể đọc được bài trả lời phỏng
vấn này, nhưng chúng tôi tin chắc tất cả họ sẽ đều phẫn nộ với lối quy chụp

thiếu khoa học như vậy của một nhà khoa học.
Không biết ông căn cứ vào đâu để đưa ra kết luận như vậy, bởi chưa từng có
một thống kê nào cho thấy toàn bộ những người dân có hành động phi văn
hóa trong lễ hội hoa Hà Nội vừa rồi là những người nông dân, những người
ngoại tỉnh?
Với những người có hiểu biết, nguyên nhân gây ra "cơn bão" tàn phá lễ hội
hoa vừa rồi là vấn đề của sự thiếu ý thức với cộng đồng, vấn đề giáo dục con
người của gia đình và xã hội, chứ không phải là vấn đề của nông thôn hay
thành thị.
Cái cách quy chụp sự phá hoại văn hóa cho nông thôn, cho người ngoại tỉnh
là một quan điểm thiển cận, tưởng chỉ có thể gặp ở những người chưa "học
cao biết rộng".
Thanh lịch từ đâu ra ?
Khi sử dụng cụm từ "tâm lý đám đông nông dân" để nói về sự không lường
trước được "tâm lý nông thôn" của những nhà tổ chức, GS.TS Trần Ngọc
Thêm có lẽ đã quá coi thường những người nông dân.
Là một người nghiên cứu văn hóa, hẳn ông biết chắc rằng văn hóa của người
dân VN đều bắt nguồn từ văn hóa làng xã, cái "thanh lịch" của người Tràng
An cũng là sự kết tinh của văn hóa mà người dân các làng nghề tứ xứ hội tụ
về đây thuở đất Thăng Long mới hình thành.
Những ứng xử "kính trên nhường dưới", "chị ngã em nâng", "tắt lửa tối đèn
có nhau", "thương hoa tiếc nguyệt" chẳng phải là "đặc sản" của riêng của
văn hóa vùng miền nào mà là của chung dân tộc Việt Nam được đúc kết
truyền thống văn hóa ứng xử từ hàng ngàn đời này mà ra. Vậy thì tại sao khi
có hiện tượng vô văn hóa đáng lên án, người ta lại quay về đổ lỗi cho nông
thôn, cho gốc gác của mình?
Ở đâu cũng có những người tốt, kẻ xấu, ở đâu cũng có những "con sâu làm
rầu nồi canh", thái độ ứng xử đúng đắn nhất ở đây là nhìn thẳng vào lỗi lầm
của chính mình và cũng dấy lên một phong trào ngăn chặn cái xấu trong
cộng đồng chứ không phải đem rác bẩn hất vào sân nhà người khác cho

xong chuyện.
Những biểu hiện vô văn hóa ở Lễ hội Phố hoa Hà Nội vừa rồi cho thấy ý
thức của một bộ phận người dân VN, không kể nông thôn hay thành thị,
đang rất có vấn đề. Mọi sự cũng đều từ giáo dục mà ra.
Nếu mỗi gia đình, mỗi nhà trường đào tạo được những công dân tốt, biết
thưởng thức văn hóa thay vì nhảy vào vùi dập nó để thỏa mãn cái tôi cuồng
dại của mình, thì những lễ hội buồn này đã không xảy ra.
Theo Hữu Thọ (Nông Thôn)

×