Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.17 KB, 22 trang )

Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 6

MỤC LỤC

Page 1/23


Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 6

A. PHẦN THỨ NHẤT : ĐẶT VẤN ĐỀ
I.Lí do chọn đề tài :
1. Cơ sở lí luận :
Văn học là một bộ môn nghệ thuật sáng tạo ngôn từ đầy giá trị. Có thể coi
mỗi một tác phẩm văn học là một viên ngọc trong cuộc sống, nó bay bổng tạo
nên những khúc nhạc làm cho cuộc sống đời thường thêm chất thơ. Vậy làm thế
nào cho học sinh mình cảm nhận được chất thơ của cuộc sống đời thường để rồi
từ đó các em nói ra, viết ra những điều mà các em đã học, đã cảm nhận trong
cuộc sống xung quanh thường ngày, tự các em tạo nên những tác phẩm nghệ
thuật “ bé con” giá trị? Tôi nghĩ đó là một việc làm mà mọi thầy cô giáo đang
tìm cách đi nhẹ nhàng nhất và có hiệu quả nhất cho riêng mình.
Nhìn nhận vấn đề một cách cụ thể hơn chúng ta thấy rằng chương trình
Ngữ văn lớp 6 so với chương trình tiểu học mà các em đã làm quen và có nhiều
những khái niệm còn trừu tượng. Giữa học và làm là cả một thao tác, một
khoảng cách khó. Riêng làm văn, đòi hỏi các em phải có cách viết già dặn hơn,
sinh động hơn và đặc biệt trong văn miêu tả cảnh phải có hình ảnh sống động,
thuyết phục lòng người. Điều đó không thể đi từ lý thuyết sang thực hành ngay
được, bởi tư duy của lứa tuổi các em học sinh lớp 6 còn là tư duy cụ thể, chưa
tiếp nhận ngay được những kiến thức trừu tượng. Cảm nhận của các em còn đơn
giản, cụ thể, vốn từ, vốn hiểu biết phần nhiều còn nghèo nàn…do vậy mà các em
chưa có nhiều vốn từ, tính hình ảnh, sáng tạo nghệ thuật trong viết văn…
2. Cơ sở thực tiễn :


Thực tế các em đã quá quen với việc thực hành viết văn dạng văn bản
mẫu và tái tạo văn bản tương tự mẫu ở bậc tiểu học. Cho nên việc sáng tạo một
văn bản nghệ thuật đối với các em học sinh lớp 6 là việc làm vô cùng khó khăn
và ít có hứng thú. Hơn nữa sự say mê đọc tư liệu văn học của các em học sinh
bây giờ quả là ít ỏi, hầu như là không có bởi những thông tin hiện đại: hoạt hình,
truyện tranh, đặc biệt là dịch vụ In-tơ-nét tràn lan cuốn hút lòng trẻ. Điều đó
đương nhiên làm nghèo nàn vốn ngôn từ nghệ thuật quý giá của văn học trong
mỗi học sinh.
Qua quá trình điều tra học sinh lớp 6A3, 6A10 nói riêng và học sinh khối
lớp 6 trong trường nói chung, tôi nhận thấy trình độ học sinh trong lớp không
đồng đều, số lượng học sinh làm văn hay rất ít. Phân môn Tập làm văn lớp 6 vô
cùng khó, mang tính trừu tượng cao nên phần lớn học sinh không thích học phân
môn này.

Page 2/23


Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 6

Học sinh làm bài hời hợt, chung chung; chưa miêu tả để phân biệt đối
tượng được miêu tả này với đối tượng khác. Những bài văn dạng này giống văn
kể hơn là văn miêu tả.
Vốn từ của các em còn nghèo nàn nên dẫn đến diễn đạt lủng củng, dùng
từ trùng lặp, sai nghĩa, sai lỗi chính tả trong bài Tập làm văn
.
Nhiều em chưa phân biệt từ ngữ sử dụng trong văn nói và văn viết.
Đa số các em chưa tích cực đọc sách tham khảo để trau dồi cách diễn đạt
và cách hành văn lưu loát hoặc nếu có đọc, các em thường vay mượn ý của sách,
lệ thuộc vào bài mẫu, có thể chép vào làm bài của mình chứ các em chưa biết
vận dụng, liên tưởng một cách sáng tạo và linh hoạt.

Sở dĩ thực trạng học sinh nêu trên tôi thiết nghĩ là do những nguyên nhân
sau:
* Học sinh:
- Học sinh chưa thực sự thấy yêu thích môn học.
- Học sinh chưa biết quan sát đối tượng được miêu tả hoặc quan sát một
cách qua loa và khi quan sát học sinh không ghi chép lại từng chi tiết cụ thể nên
khi làm bài văn chưa đạt hiệu quả .
- Vốn từ của các em còn nghèo nàn, lại không biết sắp xếp như thế nào
cho bài văn mạch lạc, đảm bảo bố cục và chưa biết cách chọn từ ngữ, hình ảnh
miêu tả.
- Học sinh chưa biết cách lập một dàn bài cụ thể để tả.
- Học sinh chưa biết cách sử dụng biện pháp nghệ thuật vào bài và bộc lộ
cảm xúc.
* Giáo viên:
- Giáo viên chưa phân loại từng đối tượng học sinh để đề ra kế hoạch dạy
học phù hợp.
- Giáo viên chưa khơi gợi sự ham thích học phân môn Tập làm văn, chưa
phát huy tối đa năng lực học tập và cảm thụ văn học của học sinh, chưa bồi
dưỡng cho các em lòng yêu quý Tiếng Việt.
Đặc biệt sau mỗi bài văn, giáo viên chưa hướng dẫn học sinh nhận thấy
được hình ảnh hay, câu văn hay cần học và những chỗ sai cần khắc phục.
Từ những cơ sở trên, tôi thiết nghĩ: Quá trình rèn kỹ năng làm văn miêu tả
cho học sinh khối 6 là một việc làm thiết thực, thầy cô phải hướng cho các em
làm và làm một cách kiên trì, lâu dài, cặn kẽ để có hiệu quả tốt nhất.
II. Mục đích nghiên cứu :
Đây là đề tài nghiên cứu phương pháp giảng dạy văn miêu tả cho học sinh
khối 6. Phần miêu tả trong văn học được giảng dạy với thời lượng lý thuyết
Page 3/23



Mt s kinh nghim rốn k nng lm vn miờu t cho hc sinh lp 6

khụng nhiu. Song yờu cu v k thut rt cao trong khi ú mi tỏc phm truyn
hoc on trớch hay on th, bi th li cú cỏch cm khỏc nhau.
gúp phn nõng cao cht lng qun lý, dy v hc ca giỏo viờn v
hc sinh Trng THCS Phan ỡnh Giút núi chung, cỏc giỏo viờn trong trng
hc hi nhau kinh nghim, tớch ly s tỡm tũi, sỏng to trong quỏ trỡnh ging dy,
b sung kinh nghim rốn k nng lm bi vn cho hc sinh giỳp cho cỏc em thy
yờu mụn hc hn.
- Giỳp hc sinh phỏ b c mc cm vi mụn vn tru tng, ngi vit,
ngi ngh. ó cú mt s em sỏng to c nhng tỏc phm bộ con giỏ tr ca
mỡnh trờn cỏc bỏo tng hng nm.
- Sau õy tụi xin a ra mt vi con s thc t v kt qu c th ca hc
sinh khi lp 6, sau khi c cung cp cỏc k nng c bn v phng phỏp miờu
t cnh trờn mt bi vit hon chnh ó chm mt cỏch khỏch quan:
+ Hc sinh t im gii ( 9-10) l 34%
+ Hc sinh t im khỏ l 51 %
+ S hc sinh cũn li hu nh cỏc em vit t yờu cu ca bi vit vn
miờu t cnh i tr .
giỳp cỏc em cú c k nng tt nht trong bi vit ny cn c vo
kinh nghim cựng vi s hiu bit ca bn thõn, tụi c gng i tỡm mt phng
phỏp hay nht giỳp cỏc em lm c bi vn miờu r cú sc thuyt phc
ngi c, ngi nghe.
III. Đối tợng nghiên cu kho sỏt thc nghim:
Đề tài Mt s kinh nghim rốn k nng lm vn miờu t cho hc sinh
lp 6 đợc tiến hành trong phân môn Tp lm vn ở trờng THCS
với đối tợng trực tiếp l hc sinh hai lp 6A3 v 6A10 trng THCS Phan
ỡnh Giút Thanh Xuõn.
2. Kế hoạch nghiên cứu:
Để làm tốt việc rốn k nng lm vn miờu t cho hc sinh lp 6 cần

có một quá trình chuẩn bị của bản thân ngời dạy (về kỹ năng
làm việc với máy tính, su tầm t liệu có liên quan, kỹ năng soạn
giáo án điện tử....)
Kế hoạch nghiên cứu đề tài cũng đợc xác định theo một
quá trình tuần tự . Bắt đầu từ sự trang bị những kin thc cần
thiết v vn miờu t để có thể áp dụng k nng lm bi vn miờu t cho
cỏc em.... vào nhiều giờ dạy. Rồi từ những giờ dạy cụ thể đúc rút
kinh nghiệm sao cho quá trình thực hiện ngày càng đạt hiệu

Page 4/23


Mt s kinh nghim rốn k nng lm vn miờu t cho hc sinh lp 6

quả cao. Nói cách khác, kế hoạch nghiên cứu đề tài đợc tiến
hành song song với quá trình giảng dạy trong thực tế.
IV. Phng phỏp thớ nghim :
- Vn ỏp
- Su tm ti liu
- S dng s t duy
- Cho hc sinh vit on, lm bi vn miờu t, chm , cha.
V. Phm vi v kế hoạch nghiên cứu:
1. Phm vi nghiờn cu:
Nhm i sõu vo mt vn v ch dng mc sỏng kin kinh nghim
nờn tụi ch gii hn ti trong phm vi nghiờn cu vic dy hc kiu bi miờu
t cho hc sinh lp 6. Vi phm vi nghiờn cu hp nh vy, tụi hi vng s thu
c nhiu kt qu kh quan, gúp phn thc hin nhim v giỏo dc ca mt
nh giỏo trong giai on mi.
2. K hoch nghiờn cu:
Để làm tốt việc rốn k nng lm vn miờu t cho hc sinh lp 6 cần

có một quá trình chuẩn bị của bản thân ngời dạy (về kỹ năng
làm việc với máy tính, su tầm t liệu có liên quan, kỹ năng soạn
giáo án điện tử....)
Kế hoạch nghiên cứu đề tài cũng đợc xác định theo một
quá trình tuần tự . Bắt đầu từ sự trang bị những kin thc cần
thiết v vn miờu t để có thể áp dụng k nng lm bi vn miờu t cho
cỏc em.... vào nhiều giờ dạy. Rồi từ những giờ dạy cụ thể đúc rút
kinh nghiệm sao cho quá trình thực hiện ngày càng đạt hiệu
quả cao. Nói cách khác, kế hoạch nghiên cứu đề tài đợc tiến
hành song song với quá trình giảng dạy trong thực tế.

Page 5/23


Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 6

B. PHẦN THỨ HAI
NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.Những nội dung lí luận liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu :
1. Khái niệm văn miêu tả :
Miêu tả là một phương thức biểu đạt khá thông dụng, được sử dụng nhiều
trong giao tiếp bằng ngôn ngữ của con người, kể cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ
viết.
Vậy văn miêu tả là gì ?
Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc hình dung ra được những
đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh…làm
cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc. Qua văn miêu tả, người đọc
không chỉ cảm nhận được vẻ bề ngoài ( màu sắc, hình dáng, kích thước, trạng
thái…) mà còn hiểu rõ được bản chất bên trong của đối tượng, sự vật.
2. Các dạng văn miêu tả :

Văn miêu tả phong phú, đa dạng nhưng có thể qui về một số dạng văn
miêu tả thường gặp như sau :
- Văn tả đồ vật, loài vật, cây cối
- Văn tả người :
+ Tả chân dung
+ Tả người trong một trạng thái hoạt động cụ thể
- Văn tả cảnh :
+ Tả cảnh thiên nhiên
+ Tả cảnh sinh hoạt.
3. Trình tự trong văn miêu tả:
Việc sắp xếp trình tự trong văn miêu tả thực ra rất linh hoạt. Lựa chọn
trình tự nào là tùy thuộc vào đối tượng được miêu tả hay điểm nhìn của người tả
Tuy vậy, vẫn có thể quy về một số trình tự thường được dùng như sau:
- Trình tự thời gian
Page 6/23


Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 6

- Trình tự không gian
Ngoài hai trình tự trên, người viết văn miêu tả có thể sắp xếp ý theo một
số trình tự khác nữa. Chẳng hạn như sắp xếp theo đặc điểm tính chất của đối
tượng miêu tả ( khi làm văn tả người, có thể tả từ hình dáng đến tính tình; trong
quá trình miêu tả tính tình lại có thể lần lượt đi từng đặc điểm để miêu tả). Hay
cũng có thể kết hợp đan xen cả trình tự không gian và trình tự thời gian. Hoặc có
thể tả theo cảm nhận tự do của người quan sát, vừa tả vừa lồng vào những câu
văn nêu suy nghĩ, cảm xúc.
4. Ngôn ngữ trong văn miêu tả :
Đối tượng trong văn miêu tả là hiện thực cuộc sống, rất phong phú, đa
dạng, muôn hình muôn vẻ. Để tạo dựng được những bức tranh về cuộc sống ấy,

các nhà nghệ sĩ sử dụng nhiều loại chất liệu khác nhau : nhà họa sĩ miêu tả bằng
màu sắc; nhà điêu khắc miêu tả bằng đường nét, hình khối; còn nhà văn miêu tả
qua ngôn ngữ. Nói cách khác, văn học là nghệ thuật ngôn từ.
Vậy ngôn ngữ trong văn miêu tả có đặc điểm gì ?
Trước hết, ngôn ngữ trong văn miêu tả phong phú, giàu hình ảnh và có
sức biểu cảm lớn. Cái đích của người viết văn miêu tả là làm thế nào để phác
họa được những bức tranh thiên nhiên, bức tranh sinh hoạt hoặc chân dung con
người một cách cụ thể, sống động, có hồn như nó vốn tồn tại trong cuộc sống.
Muốn vậy, từ ngữ được đưa vào văn miêu tả phải giàu hình ảnh, đường nét, âm
thanh, màu sắc, nhạc điệu. Thông thường, các từ láy ( bao gồm cả từ láy tượng
hình và tượng thanh) sẽ đáp ứng được yêu cầu này.
Bên cạnh đó, ngôn ngữ trong văn miêu tả phải thật chính xác. Dùng từ
hay không có nghĩa là từ đó phải “kêu”. Dùng từ phong phú không có nghĩa là
liệt kê ra thật nhiều. Điều quan trọng là người tả phải chọn đúng từ ngữ diễn tả
chính xác nhất cái thần, cái hồn của đối tượng miêu tả.
Ngoài tính chính xác ra thì ngôn ngữ trong văn miêu tả phải là thứ ngôn
ngữ có sức liên tưởng, tức là có khả năng gợi trí tưởng tượng cho người đọc.
Các nhà văn khi viết những trang văn miêu tả, dù là tả cảnh, tả vật, hay tả người,
không bao giờ dừng lại ở tả thực, không bao giờ sao chép một cách máy móc, y
nguyên như nó đã từng tồn tại trong cuộc sống. Tất cả đã được sáng tạo. Chính
vì thế ngôn ngữ trong văn miêu tả không chỉ được dùng theo nghĩa đen mà còn
được hiểu theo các lớp nghĩa ẩn, nghĩa bóng. Đó là vì sao trong văn miêu tả các
nhà văn hay dùng các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, thậm xưng, nhân hóa,

Cuối cùng, phải nói tới việc sắp xếp ngôn ngữ trong câu văn tả, đoạn văn
tả. Đây cũng là một nghệ thụt đòi hoải sự sáng tạo của người viết. Câu văn tả
Page 7/23


Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 6


không chỉ đúng mà còn phải hay và độc đáo, phải có sự biến hóa linh hoạt. Dù là
văn xuôi cũng phải có nhạc điệu. Có thể đan xen câu bình thường với câu đặc
bệt, câu đơn với câu phức, câu dài với câu ngắn… Và cũng có thể dùng kiểu câu
đảo ngữ để gây ấn tượng cho người đọc.

5. Các kĩ năng chung cần sử dụng khi làm bài văn miêu tả :
a) Kĩ năng quan sát, ghi chép:
Đối tượng của văn miêu tả là những sự vật, sự việc, là thế giới thiên
nhiên, con người và cuộc sống của con người. Có thể coi đó là một thế giới hết
sức đa dạng, phức tạp và sống động đang diễn ra quanh ta, thay đổi từng ngày,
từng giờ. Không phải tự nhiên mà ta hiểu và nắm vững được đặc điểm của từng
sự vật, sự việc và con người trong cái thế giới phong phú ấy để có thể miêu tả
đúng bản chất của nó. Vì vậy, phải quan sát, ghi chép.
Đối với các nhà văn, kĩ năng quan sát đóng một vị trí hết sức quan trọng,
thậm chí được coi là yếu tố khởi nguồn cho cảm hứng sáng tác cũng như quyết
định cho sự thành công của quá trình miêu tả hiện thực cuộc sống. Quan sát để
ghi nhận, để khám phá và để hiểu về thế giới xung quanh mình, sau đó mới có
thể viết được.
Đối với các em học sinh, khi làm văn miêu tả, kĩ năng quan sát và ghi
chép cũng rất cần thiết. Tất nhiên, các em không thể có ngay được kĩ năng quan
sát ấy và sử dụng thành thạo như các nhà văn vẫn làm. Tất cả đều mới ở bước
đầu tập dượt : tập quan sát, tập ghi chép, tập phát hiện ra những đặc điểm của sự
vật, hiện tượng quanh mình. Từ đó các em sẽ cõ vốn để miêu tả.
b) Kĩ năng tưởng tượng:
Có thể khẳng định, nếu không có kĩ năng tưởng tượng thì bài văn miêu tả
sẽ không hay được, dù là văn tả thực. Nếu ta chỉ quan sát và ghi chép vào bài
làm đúng y nguyên những gì đã quan sát thì bức tranh được miêu tả trong bài
văn sẽ trần trụi, thiếu sức hấp dẫn. Vì vậy cần tưởng tượng, sáng tạo thêm để bổ
sung những hình ảnh phù hợp, làm cho bức tranh miêu tả trở nên phong phú và

sinh động hơn.
c) Kĩ năng so sánh:
So sánh là hệ quả của quá trình liên tưởng, tưởng tượng. Khi quan sát một
đối tượng nào đó, hình ảnh của đối tượng ấy ( hình dáng, màu sắc, đường nét,
trạng thái,…) thường gợi cho người quan sát nghĩ tới những hình ảnh khác có
nét tương đồng nào đấy. Chính sự liên tưởng, so sánh này làm cho trang văn
miêu tả hay hơn, và đối tượng miêu tả hiện lên rõ nét hơn, hấp dẫn hơn.
Page 8/23


Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 6

Nếu xét về đố tượng, hiện tượng so sánh trong văn miêu tả hết sức đa
dạng, phong phú :
- Có thể so sánh người với người
- Có thể so sánh người với vật
- Có thể so sánh người với cây cối
- Có thể so sánh người với các hiện tượng tự nhiên
- Có thể so sánh vật với vật, cảnh với cảnh
- Có thể so sánh vật với con người
- …
Tuy nhiên khi sử dụng kĩ năng so sánh phải biết sáng tạo, biết tìm ra điểm
mới, điểm riêng. Không nên lặp lại những hình ảnh đã quá cũ, quá sáo mòn.
d) Kĩ năng nhận xét :
Viết văn miêu tả, bao giờ cũng cần để lại dấu ấn chủ quan của mình. Dấu
ấn chủ quan ấy là sự cảm nhận riêng của mỗi người, là cách biểu lộ thái độ, tình
cảm riêng của mỗi người đối với đối tượng được miêu tả. Có thể nói rằng,, đối
tượng miêu tả sẽ xuất hiện và đi vào bài văn tùy thuộc vào điểm nhìn, thái độ,,
tình cảm, tâm trạng ,.. của người viết. Đây chính là cơ sở tạo nên dấu ấn chủ
quan của người viết trong văn miêu tả. Nó đòi hỏi người viết phải bộc lộ trong

tác phẩm của mình những lời nhận xét, những suy nghĩ, những cảm nhận riêng
về đối tượng.
Vấn đề là phải dùng cách nhận xét như thế nào để tạo sự hấp dẫn cho bài
văn miêu tả?
Trước hết, có thể nhận xét trực tiếp bằng những lời bình, những câu cảm
thán, những so sánh. Và cũng có thể bộc lộ một cách kín đáo qua việc lựa chọn
hình ảnh miêu tả…
II. Thực trạng vấn đề mà sáng kiến đề cập đến
1. Thuận lợi:
Năm học vừa qua tôi đã được trực tiếp giảng dạy Ngữ văn của 2 lớp văn
6: 6A3 và 6A10. Trong qua strinhf giảng dạy, tôi thấy học sinh của cả hai tiếp
thu bài tương đối đều, số học sinh khá ở các môn chiếm tỷ lệ cao, học lực trung
bình khá trở lên nhiều, các em có tinh thần ham học hỏi, hăng say phát biểu ý
kiến xây dựng bài, chuẩn bị bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp.
Xác định đây là môn học quan trọng, chiếm số tiết cao trong chương trình
học cho nên đa số học sinh có ý thức học tốt đầu tư nhiều thời gian.
Bản thân tôi nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng nghiệp.

Page 9/23


Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 6

Tài liệu tham khảo của giáo viên và học sinh phong phú, việc ứng dụng
công nghệ thông tin vào giảng dạy tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học để
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo kịp với xu thế đổi mới hiện nay.
2. Khó khăn:
Nhà trường tuy đã được trang bị máy chiếu, máy vi tính nhưng trình độ
tin học của một số giáo viên còn chưa cao.
Một số học sinh trước khi đến lớp không học bài cũ, không chuẩn bị bài

mới, một số em không có đồ dùng đầy đủ, do vậy làm ảnh hưởng không nhỏ đến
chất lượng giờ dạy.
Một số học sinh vào đầu năm học còn chưa biết viết một đoạn văn là như
thế nào, khả năng đọc còn chậm, đặc biệt là khả năng nói còn rất kém.
Một số em học sinh làm bài văn miêu tả không tuân thủ các bước: Tìm
hiểu đề, tìm ý lập ý, lập dàn bài, viết bài hoàn chỉnh, đọc chỉnh sửa do đó dẫn
đến bài viết lạc đề, bài làm không đủ ý, bố cục bài làm lộn xộn, thậm chí bố cục
không đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết luận. Một số em chưa biết vận dụng kỹ
năng quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả một cách linh
hoạt để làm nổi bật lên đặc điểm tiêu biểu của sự vật, làm bài văn miêu tả sinh
động hơn.
Học sinh còn phụ thuộc vào nhiều sách tham khảo.
III. Những giải pháp mang tính khả thi:
1. Giáo viên cần giúp học sinh biết cách xác định đúng yêu cầu của đề bài
để xây dựng hướng làm bài.
* Ví dụ:
Đề bài: Miêu tả cảnh như sau: “Em hãy miêu tả cảnh trường em vào một
buổi sáng đẹp trời khi em đi học”.
Các kĩ năng làm bài :
+ Tìm hiểu đề: Bước tìm hiểu đề là cần giúp cho các em xác định được
yêu cầu đề bài trên ba phương diện: Một là thể loại; hai là nội dung cần làm là
gì?; ba là phạm vi phải làm. Ở đề này, giáo viên cho học sinh thấy: Trên đây là
một đề bài dạng miêu tả cảnh tổng hợp. Vậy thế nào là cảnh tổng hợp? - Giáo
viên chỉ rõ cho học sinh thấy ta xác định cảnh tổng hợp nhờ những từ ngữ nào?
Ví dụ: Đề yêu cầu tả cảnh tổng hợp thường chứa những từ ngữ như: “một
miền quê, quê hương em, cảnh trường em vào buổi sáng... Cảnh tổng hợp là
cảnh như thế nào?; là cảnh gồm nhiều cảnh nhỏ, cảnh lẻ. Những cảnh nhỏ, của
quê hương hay miền quê thường là cánh đồng, dòng sông, con đường làng,
trường học...sau đó giúp học sinh hình dung được cụ thể về cảnh miêu tả ở thời
gian nào (mùa nào) ở không gian nào (cảnh đó như thế nào)... Việc xác định

Page 10/23


Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 6

được đúng yêu cầu của đề như ở ví dụ trên sẽ giúp các em rất nhiều trong việc
định hình được đối tượng miêu tả.
2. Hướng dẫn cách tìm ý, lập dàn ý cho bài văn tả cảnh:
Khi học sinh đã xác định đúng yêu cầu của đề, xác định chính xác đối tượng miêu tả nhưng chắc chắn chưa thể định hình được hướng đi cho bài viết.
Để giúp học sinh định hình được hướng đi của bài viết văn miêu tả cảnh, tôi đã
hướng dẫn học sinh bước tìm ý cho bài văn tả cảnh:
- Nhất thiết phải theo một trình tự: Tìm ý bao quát không gian của cảnh
chung sẽ tả, sau đó cụ thể sẽ có những cảnh nào? Cảnh như thế nào?
- Bao quát không gian cảnh được coi là một thao tác quan trọng đầu tiên
của bức tranh cảnh, rất quan trọng trong việc định hình vị trí cảnh vật. Vậy học
sinh cần phải nắm được cách viết phần bao quát không gian cảnh như thế nào?
Thực tế khi làm bài, tôi thấy học sinh thường viết một cách cộc lốc, cụt lủn, có
khi chỉ viết được một, hai câu cho phần tả bao quát.
- Để tả bao quát cảnh, trước hết phải xác định vị trí miêu tả khái quát.
Thường là một vị trí cao hơn, xa cảnh trung tâm để có thể chụp được toàn cảnh
miêu tả. Theo đề trên, các em phải giới thiệu đôi nét về trường học: Vị trí địa lý,
trục đường, hướng mặt, diện tích, ranh giới trường với xung quanh...
Bài làm của học sinh
Bài gợi ý của thầy
Trường Trung học cơ sở Phan Đình Giót
nằm trên con phố Nhân Hòa lúc nào cung
tấp nập người qua lại. Trường quay mặt
về hướng tây nam, xung quanh trường
học được bao bọc bởi khu dân cư vơi
Trường em nằm trên một khu đất rộng, snhuwngx tòa nhà cao tầng xây khá đẹp.

bằng phẳng. Khi em đến, hai cánh Từ trên cao nhìn xuống, ngôi trường
cổng trường to lớn mở ra. Lớp học, trông thật xinh xắn giũa một quần thể
bàn ghế- những người bạn thân của kiến trúc hiện đại.
tuổi học trò chờ đón chúng em.
Quá trình tìm ý gắn với lập dàn ý là một kĩ năng cực kì quan trọng. Thực
tế trong khi làm bài, điều lo buồn mà tôi đã thấy là nhiều em không lập dàn bài,
do đâu? Một phần là do các em chưa thấy tầm quan trọng của dàn bài. Định ra
được dàn bài, có thể các em đã thành công hơn một nửa trên các phương diện:
Thời gian, trình tự, nội dung viết. Nhưng chắc chắn phần lớn nhiều em chưa
biết, chưa có kĩ năng lập dàn bài. Hậu quả thường xảy ra mà thầy cô giáo thường
phê trong bài làm của các em: Bài làm sơ sài, nội dung lộn xộn, xa đề, ... Bỏ qua
hoặc xem nhẹ bước lập dàn ý, có một phần lỗi của chúng ta.
Page 11/23


Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 6

Vậy nên thầy cô giáo thường xuyên nói, rèn và bắt buộc kĩ năng lập dàn
bài, để kĩ năng này trở thành thói quen thì không khó nhưng phải kiên trì thực
hiện cho bằng được theo từng đối tượng. Các em ở mức học trung bình có thể
lập dàn bài sơ lược, đại cương. Các em học khá giỏi có thể trên dàn ý đại cương
mà xây dựng dàn bài chi tiết hơn nữa.
Đề vận dụng vào dàn bài: Tả cây
phượng ở trường em vào mùa hè
Dàn bài chung văn tả cảnh
(hoặc bất cứ cây nào)
Giới thiệu cảnh được tả: Cảnh gì, Giới thiệu cây được tả : Cây gì, ở
ở đâu? Lý do tiếp xúc với cảnh, đâu? Lý do tiếp xúc với cây, ấn
Mở bài
ấn tượng chung ?

tượng chung ?
Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo Tập trung tả cây chi tiết theo một
một thứ tự hợp lý :
thứ tự hợp lý :
+ Tả bao quát.
+ Tả bao quát.
+ Tả chi tiết :
+ Tả chi tiết :
- Từ ngoài vào (vị trí quan sát, - Từ bên ngoài vào (vị trí quan sát,
cảnh...)
chiều cao, diện tích che phủ ...)
- Đi vào bên trong (vị trí quan sát, - Đi đến gần hơn (vị trí quan sát,
cảnh vật chính...)
gốc, thân, cành, lá...)
- Cảnh chính hoặc cảnh quen - Cảnh chính hoặc hình ảnh đặc
thuộc mà em thường tiếp xúc (vị sắc của cây vào mùa hè : hoa,
trí quan sát, những cảnh chính...) dáng vẻ, màu sắc... quen thuộc mà
Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo em thường tiếp xúc (vị trí quan sát,
Thân bài một thứ tự hợp lý.
những nét đặc trưng...)
Cảm nghĩ chung sau khi tiếp xúc, Cảm nghĩ chung sau khi tiếp xúc,
tình cảm riêng hoặc nguyện vọng tình cảm riêng hoặc nguyện vọng
Kết bài
của bản thân...
của bản thân...
3. Rèn luyện kỹ năng viết phần mở bài, kết bài:
- Giáo viên ra một số cách mở để học sinh luyện theo:
Cách mở bài hay thưòng là gián tiếp: Có thể giới thiệu cảnh bằng lời mời
gọi du khách để giới thiệu cảnh và bộc lộ cảm xúc của người viết một cách khái
quát. Có thể dẫn dắt từ lời thơ, bài hát... về cảnh sẽ tả để giới thiệu cảnh. Hoặc

có thể bộc lộ cảm xúc hồi tưởng về cảnh để mà giới thiệu.
Dù là cách mở bài nào giáo viên cũng lưu ý cho học sinh đủ ý cần nêu
trong mở bài. Đó là phải đảm bảo ba yêu cầu: Dẫn vào đề, nội dung đề, chuyển ý .

Page 12/23


Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 6

Mở bài của học sinh

Thầy giáo gợi ý cách mở bài
Cách mở trực tiếp : Thường lệ, cứ đúng
6 giờ 30 phút sáng hàng ngày, em đạp xe
đến trường. Từ xa, ngôi trường Trung
học cơ sở Phan Đình Giót hiện lên rất
đẹp, gần gũi, thân thuộc quá! Ôi, mái
trường mến thương của em.
Cách mở gián tiếp: Một nhà thơ có viết :
“ Trường của em be bé
Nằm lặng giữa rừng cây”
Trường Trung học cơ sở Phan Đình Giót
Trường em mang tên Trường Trung mà em đang học không phải là mái
học cơ sở Phú Hòa. Hôm nay, em đến trường be bé. Trường của em là một ngôi
trường sớm hơn mọi ngày để làm công trường đẹp, rộng lớn, khang trang. Bước
việc trực nhật lớp nên có dịp quan sát vào cổng trường, em thấy mình lớn lên
vẻ đẹp của trường trước buổi học.
từng ngày.
- Kết bài không những đủ ý chốt của bài viết mà nên tạo độ lắng cho nốt
trầm xao xuyến vang vọng trong tâm hồn người đọc, điều này phụ thuộc vào

trình độ diễn đạt của học sinh, nên giáo viên hướng các em trau dồi ngay trong
tư liệu văn học.
Kết bài của học sinh
Thầy giáo gợi ý cách kết bài
- Em rất yêu mến ngôi trường em đang
học. Nơi đây đã chứng kiến bao kỷ
niệm êm đềm trong sáng của chúng Năm tháng rồi cũng sẽ qua đi, em sẽ lớn
em.
lên, trưởng thành. Thời gian không gian
- Ôi ! Mái trường sao mà đáng yêu thế rộng mở, em có thể đi đến nhiều chân
này. Những cảnh vật nơi đây, những kỷ trời nhưng mái trường Trung học cơ sở
niệm về tuổi học trò nơi đây đã in Phan Đình Giót em vẫn lưu giữ bao
trong kí ức, trong tâm hồn của em. Đến nhiêu kỉ niệm đẹp về thầy cô, bạn bè,
trường sớm để được nhìn ngắm trường những bài học hay... Thương nhớ...mái
trước buổi học, đối với em đó là cảm trường xưa...!
giác thật dễ chịu, thú vị.
4. Rèn luyện kỹ năng dựng đoạn văn miêu tả cảnh.
Dựng đoạn văn chính là cách sắp xếp các lời văn diễn đạt sao cho hợp lý,
logic, chặt chẽ, mạch lạc. Học sinh thường rất lúng túng không biết tả cảnh cụ
thể là tả cảnh gì? Tả như thế nào? theo trình tự từ đâu? ... Các em thường kể lể,
liệt kê cảnh một cách lộn xộn, tràn lan, không tạo được ấn tượng cho người đọc
Page 13/23


Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 6

về cảnh. Vậy chúng ta phải làm như thế nào để khắc phục tình trạng này. Trước
hết tôi hướng cho học sinh hình dung mỗi một cảnh nhỏ sẽ viết thành một đoạn
văn trọn vẹn. Trong đoạn văn đó sẽ đi từ khái quát đến cụ thể, bao giờ câu đầu
đoạn cũng là câu miêu tả khái quát cảnh đó.

Sau câu tả khái quát là một loạt câu miêu tả cụ thể theo trình tự từ gần đến
xa (hoặc ngược lại) theo tầm mắt. Trong quá trình miêu tả, thầy cô giáo lưu ý
cho học sinh trình tự miêu tả cho phù hợp với vị trí quan sát kết hợp lời văn so
sánh, lời văn nhận xét, đánh giá và sự tưởng tượng phong phú, ý câu trước với
câu sau lôgic với nhau tạo độ kết về mặt nghĩa. Những câu ở cuối đoạn thường
là những câu có ý nghĩa sâu sắc, làm đậm nét cho bức tranh thiên nhiên nên thầy
cô hướng cho học sinh biết dành những lời văn trội hơn vào cuối đoạn.
Ví dụ về cách dựng đoạn:
Cách dựng đoạn của học sinh
Cách dựng đoạn theo gợi ý của thầy
- Bước chân đến cổng trường, trước mắt
em là tấm biển Trường Trung học cơ sở
- Ngôi trường to và đẹp quá! Chúng Phan Đình Giót bằng chữ màu xanh trên
em có một khoản sân rộng để vui đùa, nền trắng trang trọng. Vào trong, dãy
có cả ghế đá của những thầy cô và các phòng Hội đồng, các cửa vẫn còn đóng
anh chị đi trước tặng lại nhà trường để im ỉm. Bên trên, một màn sương lờ mờ
ngồi nghỉ ngơi trong giờ giải lao. Xà như trùm lên cảnh vật. Xung quanh là
cừ, bằng lăng, bàng hay phượng đã những dãy hàng cây xanh. Mỗi cây có
đứng đó mấy chục năm rồi, đã chia sẻ một dáng vẻ riêng, cây nào cũng đẹp.
buồn vui cùng bao thế hệ học trò, và Dưới bàn tay chăm sóc, sắp đặt của các
chứng kiến những đổi thay của trường thầy cô, hình như mỗi cây có một nét đẹp
lớp. Những cây phượng cành lá xum rất riêng. Lôi cuốn nhất là cây sanh, gốc
xuê, khẳng khiu như thế có hàng trăm to, cuối các chi , từng túm lá xòe ra trông
cánh tay vươn ra ôm lấy hoa và bác lá. rất ngộ nghĩnh.
5. Rèn kỹ năng diễn đạt cho học sinh trong văn miêu tả cảnh.
Tìm được đặc điểm tiêu biểu của cảnh sẽ tả đã là một bước quan trọng
song chưa phải là đã tả cảnh. Miêu tả cảnh là dựng lại được cảnh một cách sống
động, chân thực, nghệ thuật. Vậy những đặc điểm vừa tìm được ở trên sẽ diễn
đạt như thế nào là một điều giáo viên chúng tôi rất quan tâm.
Thực tế là qua nhiều năm chấm bài văn miêu tả của học sinh chúng tôi

thấy đáng buồn một điều là vốn ngôn từ của các em rất nghèo nàn, diễn đạt lủng
củng, thường xảy ra hiện tượng bí từ, dùng sai nghĩa, từ, lặp từ, lặp ý ... như vậy
để làm bài văn của học sinh diễn đạt trong sáng có sức hấp dẫn chúng tôi nghĩ
rằng không có cách nào khác ngoài việc trau rồi ngôn từ nghệ thuật cho mỗi học
sinh. Để học sinh tự giác làm điều này là một việc làm rất khó, mà nên để học
Page 14/23


Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 6

sinh tự làm sau khi giáo viên đã tạo được trong lòng học sinh sự yêu thích ngôn
từ nghệ thuật. Dựa vào tâm lý lứa tuổi, chúng tôi đã gieo luồng yêu thích này
qua việc cung cấp và phân tích một số tư liệu được giáo viên chọn lọc kỹ càng
trích trong các tác phẩm của các nhà văn.
Ví dụ: đoạn trích miêu tả cảnh trong vườn dưới nắng chiều sau đây:
“ ... Chiều buông, ánh mặt trời trở nên vàng sậm hơn. ánh chiều vàng trải lên
cành lá, mái nhà một màu vàng ong mon đẹp lạ vườn cây nhà tôi cũng vậy. Giàn
bầu mậm xanh tươi, lá non màu xanh nhạt, lá già thì xanh thẫm. ánh nắng chiều
chiếu xuống giàn bầu, bí, cái cốt lá xanh ngắt loc qua một lượthắt một màu xanh
ngọc bích xuống vườn. Nhãn, bưởi, mít và các loại cây khác nữa tất cả đều xanh
um tùm, nom như chiếc ô khổng lồ , Đó là mầu xanh no nắng , no gió và no thức
nuôi cây.Vườn cây lao xao, gió thoảng đâu đây mùi hương quả chín, hương hoa
ngọt lịm ... ”
Sau mỗi một vài đoạn văn như thế giáo viên phân tích những hình ảnh
ngôn từ nghệ thuật sáng giá sao cho tạo được hứng khởi ở học sinh, kích thích
các em thích tìm, viết những lời văn hay. Có lẽ rèn kỹ năng diễn đạt là một
phương pháp đòi hỏi kỳ công nhất của thầy trò chúng tôi, nó cần phải mất một
quá trình có nhiều bước .
Sau khi tạo hướng thú cho học sinh qua cách tiếp xúc với các tư liệu chọn
lọc, chúng tôi mới cho các em luyện tập diễn đạt bằng hình thức giáo viên đưa ra

một loạt hình ảnh, yêu cầu học sinh dùng lời văn kết hợp biện pháp nghệ thuật
so sánh, nhân hoá, sử dụng những từ láy gợi hình gợi âm để tập diễn đạt .
Ví dụ : Hình ảnh cây đa -> Cây đa xum xuê, um tùm như chiếc ô khổng lồ
, hứng lấy nắng mưa bảo vệ cho cái giếng làng thân quen , thấp thoáng sau tán
lá đa là mái đình cổ kính quê em ...
- Hình ảnh không gian đồng cỏ -> Dọc theo cánh đồng là đồi cỏ may cứng
nhọn trải bạt ngàn như một tấm thảm bạc phếch nắng mưa. Những bông cỏ may
rung rinh nhẹ nhàng trong gió chiều thu mát rượi như đang biểu diễn một điệu
múa mềm mại nhịp nhàng. Mấy chú chim sẻ tha thẩn trong vùng cỏ may rộng
tìm kiếm sâu bọ và đâu đây tiếng cuốc vọng vào thưa thớt rồi tắt hẳn trong
không gian đồng quê mùa thu.
- Tiếng chim ngoài bãi -> Ngoài đê, ven ruộng ngô cánh bãi xanh um một
màu lá mướt của ngô xen đỗ, xen cà. Lại có tiếng chim khác nó bay vút lên cao
thả vào không trung nghe mát lành. Nó khoan thai , dìu dặt như ngón tay thon
thả búng vào dây đàn thập lục, nẩy ra tiếng đồng, tiếng thép lúc đầu vang to sau
nhỏ dần nhỏ dần rồi tắt lịm …

Page 15/23


Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 6

Ở giai đoạn luyện kỹ năng diễn đạt như thế này chúng tôi đặc biệt chú ý
đến phép so sánh trong các câu văn. Có thể coi so sánh hay để tạo những nốt
luyến cho những bản nhạc ngôn từ, những nét đậm của bức tranh ngôn ngữ.
Chúng tôi đã hướng cho học sinh luyện tập cách dùng nhiều từ so sánh khác
nhau sao cho thật đa dạng phong phú gợi cảm, tạo ấn tượng cho người đọc
Ví dụ :
- Dòng sông quê em dưới đêm trăng mềm mại như một áng tóc trữ tình.
- Không gian quê hương Y như một chiếc chuông lớn vô cùng treo suốt

mùa thu
- Những lá sen già khum khum chắng khác gì những chiếc thúng con
đựng đầy ắp nắng chiều thu .
- Cây cối rì rào , lao xao gió nồm nam , lá cây lay động, lấp lánh tựangàn
triệu con mắt lá răm sáng trưng nắng hè .
- Trăng về khuya cứ ngỡ là con thuyền đang trôi trên dòng sông Ngân .
Cách này chúng tôi cũng cho học sinh luyện trong nhiều tiết học để trở
thành thao tác thuần thục , nhuần nhuyễn , đồng thời cho học sinh kết hợp về tìm
đọc tư liệu sao cho có những lời văn miêu tả sống động gợi cảm nhất .
6. Rèn luyện kỹ năng chuyển cảnh, chuyển ý :
Sau một vài đoạn văn như thế, thầy cô phân tích những hình ảnh ngôn từ
nghệ thuật sáng giá sao cho tạo được hứng khởi ở học sinh, kích thích các em
thích tìm, viết những lời văn hay. Có lẽ rèn kĩ năng diễn đạt là một phương pháp
đòi hỏi kỳ công nhất của thầy trò, nó cần phải mất một quá trình có nhiều bước.
Tạo được sự hứng thú cho các em xong, thầy cô mới cho các em luyện tập
diễn đạt bằng hình thức ra một loạt hình ảnh (in nghiêng), yêu cầu các em dùng
lời văn kết hợp biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá, sử dụng những từ láy
gợi hình gợi âm để tập diễn đạt.
Ví dụ :
Đầu xuân, ánh nắng ban mai chưa đủ xua đi màn sương chờn vờn
nhưng cành lá me tây đã xòe tay che chắn cái lạnh cho em.
Mỗi phòng học em đi qua, bàn ghế như còn say ngủ.
Sáng dậy, bảng đen được các cậu học trò lau đi cái khuôn mặt nhăn nhó
sau một đêm ngái ngủ.
Gần mười ngày nghỉ tết, dàn máy vi tính buồn nhớ các cậu học trò.
Cách này chúng tôi cũng cho học sinh luyện trong nhiều tiết học để trở
thành thao tác thuần thục, nhuần nhuyễn, đồng thời cho học sinh kết hợp về tìm
đọc tư liệu sao cho có những lời văn miêu tả sống động gợi cảm nhất.
Lời văn chuyển cảnh không nhiều nhưng có tác dụng rất lớn trong việc
liên kết, liên hoàn mạch văn , nó đánh giá trình độ khéo léo của cây bút miêu tả

Page 16/23


Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 6

cảnh. Thầy cô giáo sẽ “mách nhỏ” cho các em học sinh những thủ thuật chuyển
cảnh sau đây:
+ Các cảnh nhỏ được nối tiếp nhau một cách tự nhiên theo mô típ liên
cảnh (cảnh kề gần nhau theo tầm quan sát) vd: Chỉ một lát con đường đã dẫn em
tới trường. Ngôi trường...
+ Chuyển cảnh nhờ những hình ảnh trung gian. VD: Mặt trời ngoi lên
khỏi núi, các bạn học sinh từ các nẻo đường đổ về ngày càng đông.
+ Hướng chuyển cảnh theo gam màu. VD: Sáng nay, nền trời như tấm
thảm xanh treo trên cao. Dưới sân trường, là một màu xanh của cây lá. Hòa
trong màu xanh là màu áo trắng học trò. ..
+ Chuyển cảnh bằng cách nối âm thanh với không gian, lấy động để tả
tĩnh: Ví dụ: Trên sân trường, rộn rã tiếng bước chân, tiếng nói, tiếng cười. Đột
nhiên, một hồi trống vang lên, sân trường bỗng chốc vắng lặng...
IV. Kết quả thực hiện :
Quá trình thực hiện kinh nghiệm của tôi qua nhiều năm đứng lớp, tôi tin
chắc rằng những gì tôi đã trình bày, đã viết chắc chắn sẽ đem đến sự chuyển biến
trong văn miêu tả cho các em. Trước mắt là đã phá bỏ được mặc cảm của học
sinh với môn văn trừu tượng là môn ngại viết, ngại nghĩ. Đã có một số em sáng
tạo được những tác phẩm “nho nhỏ” giá trị của mình trên các bài viết mà các em
lưu giữ.
Sau đây tôi xin đưa ra một vài con số thực tế và kết quả cụ thể của học
sinh ở môn Tập làm văn lớp 6, sau khi được cung cấp các kĩ năng cơ bản về phương pháp miêu tả cảnh trên một bài viết hoàn chỉnh, tôi đã chấm một cách
khách quan:
Lớp
Sỹ số Giỏi

Khá
TB
Yếu
Kém
6A3
43
46,5%
51,2% 2,3%
0
0
6A10
40
37,5%
50%
10%
2,5%
Khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này giúp các em học sinh có kỹ
năng làm bài văn miêu tả được nâng cao.
Các em biết chọn lọc tư liệu giá trị và vận dụng sáng tạo những tư liệu để
biến thành cách diễn đạt riêng của bản thân mỗi học sinh.
Tạo cho các em niềm say mê trong môn học từ trừu tượng, ngại nghĩ, ngại
viết các em cảm nhận được các sự vật thiên nhiên rất gần gũi ngay trong cuộc
sống đời thường, tạo được những cảm xúc chân thực với cảnh vật thiên nhiên
khi miêu tả
Giúp cho các em học sinh lớp 6 từ việc các em nghĩ sao viết vậy đã biết
lập dàn ý sơ lược, dàn ý chi tiết, sắp xếp bố cục rõ ràng, xây dựng được một bài
miêu tả hoàn chỉnh làm cho chất lượng bộ môn tăng lên rõ rệt.
Page 17/23



Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 6

Page 18/23


Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 6

C. PHẦN THỨ BA :
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. Kết luận :
1. Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của sáng kiến:
Giảng dạy và ôn tập bộ môn ngữ văn, đặc biệt là phần miêu tả văn học là
một vấn đề không dễ bởi đây là mảng kiến thức rất quan trọng giúp học sinh vừa
củng cố các kiến thức đã học, các kỹ năng làm bài mà còn gợi mở hướng cho
học sinh lĩnh hội kiến thức để học lên THPT. Để thực hiện tốt đòi hỏi giáo viên,
học sinh làm tốt một số vấn đề sau:
- Phải có khả năng tìm hiểu, cảm nhận tác phẩm văn học.
- Học sinh phải có vốn ngôn từ phong phú, cách sử dụng ngôn ngữ trau
chuốt, diễn đạt tình cảm, rung động chân thành của mình về tác phẩm văn học.
- Giáo viên phải bồi dưỡng cho học sinh lòng say mê văn học, có tư
tưởng, lập trường đúng đắn.
2. Hiệu quả thiết thực của sáng kiến nếu được triển khai, áp dụng:
Sáng kiến đã giải quyết được những băn khoăn, đơn điệu trong quá trình
lên lớp của tôi so với ngày đầu tiếp cận với văn miêu tả.
Nếu sáng kiến được áp dụng sẽ phần nào đơn giản hóa, cụ thể hóa khi dạy
dạng văn miêu tả. Từ đó mà giáo viên có những định hướng đúng mục tiêu, xác
định đúng đối tượng miêu tả và có những phương pháp cụ thể phù hợp khi giảng
dạy văn miêu tả.
II. Kiến nghị với các cấp quản lý:
- Với Nhà trường: Cần khuyến khích động viên mỗi giáo viên nghiên cứu,

thực hiện và áp dụng những sánh kiến hay để đẩy mạnh phong trào nâng cao
chất lượng chuyên môn trong nhà trường.
- Đề nghị Sở Giáo dục & ĐT Hà Nội, Phòng Giáo dục & ĐT quận Thanh
Xuân cần quan tâm đầu tư thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại
trong các trường học và có những định hướng về nội dung phương pháp giảng
dạy từng phân môn để giáo viên thực hiện tốt việc ôn tập, giúp học sinh đạt kết
quả cao trong các kỳ thi.
- Đối với mỗi giáo viên: Phải luôn có ý thực tự học hỏi, trau dồi kiến thức,
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệp với các đồng
nghiệp để nâng cao hiệu quả giảng dạy.
Niềm vui của mỗi giáo viên môn Ngữ văn đứng lớp không những là chất
lượng tính bằng con số của mỗi năm, mà còn là những ánh mắt long lanh vì đã
Page 19/23


Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 6

hiểu bài, những bàn tay tự viết ra được những lời văn hay, tự nhiên, gần gũi,
biểu cảm..., những nụ cười thiện cảm với môn văn từ phía học sinh. Để đạt được
những điều vô cùng qúy giá đó, mỗi giáo viên đâu chỉ có say mê nhiệt tình với
công tác giảng dạy mà còn phải tìm tòi hướng đi hiệu quả nhất.
Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm nho nhỏ của riêng tôi. Tôi rất mong
sự đóng góp của lãnh đạo chuyên môn và các thầy cô đồng nghiệp để sáng kiến
kinh nghiệm của tôi ngày càng được hoàn thiện hơn, có hiệu quả hơn trong
những năm dạy tiếp theo .
Xin chân thành cảm ơn!

Page 20/23



Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 6

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Hướng dẫn Tập làm văn 6 – NXB Giáo dục
2. Kiến thức cơ bản Ngữ văn 6 – NXB Quốc gia TP Hồ Chí Minh
3. Một số kiến thức, kĩ năng và bài tập nâng cao Ngữ văn 6 – NXB Giáo dục
4. Những bài làm văn hay THCS lớp 6 – NXB Đại học sư phạm
5. SGK Ngữ văn 6 – NXB Giáo dục
6. SGV Ngữ văn 6 – NXB Giáo dục

Page 21/23


Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 6

PHẦN NHẬN XÉT
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

Page 22/23



×