Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.49 KB, 2 trang )
onthionline.net
Viết bài Tập làm văn số 4- văn nghị luận
(kiểu bài nghị luận chứng minh, tiết 95-96)
Đề bài
Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau “ ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Hãy chứng minh tính dúng đắn của câu tục ngữ.
Đáp án biểu điểm
1. Mở bài:(1đ)
- Dẫn dắt nêu luận điểm(dân tộc VN vốn có truyền thống nhân nghĩa thuỷ chung. Lòng biết ơn với
người khác- người có công ơn với mình là 1 biểu hiện của truyền thống nhân nghĩa đó. Để ghi nhớ và
nhắc nhở con cháu đới sau cha ông ta có câu...)
- Trích dẫn câu tục ngữ.
2. Thân bài:(7đ)
- Câu chuyển đoạn
- Giải thích ngắn gọn nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ(2đ)
+ khi được hưởng những trái cây chín mọng, thơm ngon, ngọt ngào thì phải nhớ tới những người lao
động trồng cây- kẻ trồng cây, đã không quản khó khăn gian khổ trồng cây, vun xới chăm bón từ khi
cây còn non đến lúc ra quả ngọt trái chín .
+ quả là những thành quả lao động(vật chất, tinh thần) mà kẻ trồng cây- người đã làm nên thành qủa
cho chúng ta(người hưởng thành quả) được hưởng.
+ bằng h/a tượng trưng độc đáo và hàm súc cha ông ta đã gửi gắm vào đó lời răn dạy về lòng biết ơn.
- Nêu lí lẽ và dẫn chứng(4đ)
+ Tất cả những trái cây thơm ngon không tự dưng mà có được mà do người lao động trồng cây đã vất
vả trồng cây, chăm sóc.
+ Trong cuộc sống không phải những thành quả nào cũng tự nhiên mà có được. Để có đất nước giàu
đẹp như ngày hôm nay là công lao của biết bao thế hệ đi trước: các vua Hùng, tổ tiên ông bà, Bác Hồ,
các anh hùng liệt sĩ thương binh, cha mẹ, thày cô, các bác nông dân, công nhân....
+/ gần gũi là thờ ông bà tổ tiên mỗi khi tết, giỗ trong mỗi gia đình để tỏ lòng biết ơn công sinh thành
dưỡng dục của con cháu; nghe lời cha mẹ, chăm ngoan học giỏi.
+/ rầm rộ hơn là những ngày lễ hội tổ chức hàng năm tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc: Cứ đến dịp
10/3 âm lịch hàng năm là ngày quốc giỗ nhân dân cả nước đổ về đền Hùng(Phú Thọ) dâng hương