Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

de thi hsg hoa hoc lop 8 cap huyen 12212

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.62 KB, 3 trang )

Onthionline.net
PHÒNG GD & ĐT
DUY XUYÊN

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2010-2011
MÔN : HOÁ HỌC 8
Thời gian làm bài: 120 phút

Câu 1: ( 1,5 điểm)
Lập phương trình hoá học của các sơ đồ phản ứng sau :
a/ FeS2 + O2 -------> Fe2O3 + SO2
b/ KOH + Al2(SO4)3 ------> K2SO4 + Al(OH)3
c/ FeO + H2 ------> Fe + H2O
d/ FexOy + CO ------> FeO + CO2
e/ Al + Fe3O4 ------> Al2O3 + Fe
và cho biết phản ứng nào là phản ứng oxi hoá khử? Chất nào là chất khử? Chất nào là chất
oxi hoá? Tại sao?
Câu 2: (1,5điểm )
Không dùng hoá chất nào khác hãy phân biệt 6 dung dịch đựng trong 6 lọ riêng biệt bị
mất nhãn sau :
Ba(HCO3)2 ; Na2CO3 ; NaHCO3 ; Na2SO4 ; NaHSO3 ; NaHSO4
Câu 3: ( 1 điểm)
Tính số mol nguyên tử và số mol phân tử Oxi có trong 16g khí Sunfuric
( Giả sử các nguyên tử Oxi trong khí Sunfuric tách ra và liên kết với nhau tạo thành các
phân tử Oxi )
Câu 4: ( 3 điểm)
Đốt cháy hoàn toàn khí A cần dùng hết 8,96dm3 khí Oxi thu được 4,48dm3 khí CO2 và
7,2g hơi nước.
a/ A do những nguyên tố nào tạo nên ? Tính khối lượng A đã phản ứng.
b/ Biết tỷ khối của A so với hiđro là 8 . Hãy xác định công thức phân tử của A và gọi tên
A


Câu 5: (3 điểm)
Hoà tan hoàn toàn 16,25 gam kim loại M ( chưa rõ hoá trị ) vào dung dịch axit HCl. Khi
phản ứng kết thúc thu được 5,6lít H2 ( đktc )
a/ Xác định kim loại M trong số các kim loại cho sau : Na = 23 ; Cu = 64 ; Zn = 65
b/ Tính thể tích dung dịch HCl 0,2M cần dùng để hoà tan hết lượng kim loại này.
==========//==========


Onthionline.net

PHÒNG GD& ĐT DUY XUYÊN
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2010-2011
MÔN : HOÁ HỌC . LỚP 8
Câu 1: (1,5 điểm )

a/ 4FeS2 + 11O2 -------> 2Fe2O3 + 8SO2
b/ 6KOH + Al2(SO4)3 ------> 3K2SO4 + 2Al(OH)3
c/ FeO + H2 ------> Fe + H2O
d/ FexOy + (y-x)CO ------> xFeO + (y-x)CO2
e/ 8Al + 3Fe3O4 ------> 4Al2O3 + 9Fe
Các phản ứng (a);(c); (d) ; (e) là phản ứng oxi hoá khử
Chất khử là FeS2 ; H2 ; CO ; Al vì chúng là chất chiếm oxi của chất khác

0,2đ
0,2đ
0,2đ
0,2đ
0,2đ
0,25đ
0,25đ


Câu 2: ( 1,5 điểm )

- Đun nóng dung dịch :
+ Nếu có khí không màu thoát ra, dung dịch vẫn đục là Ba(HCO3)2
0,25đ
+ Nếu có khí không màu thoát ra, dung dịch trong là NaHCO3
0,25đ
+ Nếu có khí không màu, mùi sốc thoát ra là NaHSO3
0,25đ
- Dùng Ba(HCO3)2 để thử 3 lọ còn lại, nếu có kết tủa là Na2CO3 , Na2SO4 , không hiện
tượng gì là NaHSO4 .
0,25đ
- Dùng NaHSO4 để thử 2 dung dịch còn lại là Na2CO3 , Na2SO4 nếu có khí thoát ra là
Na2CO3 , còn lại là Na2SO4
0,5đ
Câu 3 ( 1 điểm )

Tính được nso3 = 16:80 = 0,2mol ; n0 = 0,2.3 = 0,6mol
Cứ 2 O
liên kết với nhau tạo nên 1 O2
=> 2 mol O ------------------------------ 1 mol O2
Vậy : no2 = ( 0,6 . 1) : 2 = 0,3 mol

(0,25đ + 0,25đ)
0,25đ
0,25đ

Câu 4: ( 3 điểm )
* Sơ đồ PƯ cháy : A + O2  CO2 + H2O ; mo trong O2 =


(( 8,96:22,4).2 ) .16 = 12,8g
0,5đ
* mo sau PƯ = mo ( trong CO2 + trong H2O ) =
((4,48: 22,4).2).16 + ((7,2:18).1).16
= 12,8g
0,5đ
a/ Sau phản ứng thu được CO2 và H2O => trước PƯ có các nguyên tố
C,H và O tạo nên các chất PƯ.
0,5đ
Theo tính toán trên : Tổng mo sau PƯ = 12,8g = tổng mo trong O2
0,5đ
Vậy A không chứa O mà chỉ do 2 nguyên tố C và H tạo nên.
0,5đ
mA đã PƯ = mc + mH = ((4,48: 22,4).1).12 + ((7,2:18).2).1
= 3,2g
b/ Ta có: MA = 8.2 = 16g ; Đặt CTPT cần tìm là CxHy với x,y nguyên dương.
MA = 12x + y = 16g => Pt: 12x + y = 16 ( *)
Tỉ lệ x : y = nC : nH = ((4,48: 22,4).1) : ((7,2:18).2) = 0,2 : 0,8 = 1: 4 hay
x/y = ¼ => y = 4x thay vào (*) ta có : 12x + 4x = 16  x = 1=> y = 4.
Vậy CTPT của A là CH4 , tên gọi là mêtan.
0,5đ
Câu 5 : ( 3 điểm )


Onthionline.net
a/ Gọi n là hoá trị của M, ta có PTPƯ :
M + nHCl -----> MCln + n/2H2
1 mol
n/2mol

X mol
nx/2 mol
Ta có hệ PT : mx = 16,25
(1)
nx/2 = 5,6/22,4 = 0,25 (2)
Từ (2) => nx = 0,25 .2 = 0,5
(3)
Lấy (1) : (3) => mx/nx = 16.25/0,5 => m/n = 32,5 => m = 32,5n
Hoá trị của kim loại có thể là I; II; III . Do đó ta xét bảng sau :
n
1
2
3
m
32,5 65(chọn)
97,5
Trong các kim loại trên, thì Zn ứng với KLNT là 65 là phù hợp
b/ PTPƯ : Zn + 2HCl -----> ZnCl2 + H2
nHCl = 2nZn = 2.(16,25 : 65) = 0,5 (mol)
=> VHCl = n/CM = 0,5/0,2 = 2,5 (lít)
( Thiếu điều kiện phản ứng thì trừ ½ điểm của ý đó )
------------------------------------------------------------------------

0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ

0,5đ

0,5đ
0,25đ
0,25đ



×