Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

chuyen de nhan biet cac chat 34008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.21 KB, 3 trang )

Onthionline.net

TRường THCS thượng Cốc
Tổ: Hoá - Sinh - Địa- TD

Chuyên đề:
nhận biết - phân biệt các chất.
Môn: Hoá hoc.
- Thời gian : 14 giờ ngày 15/3/2012
- Địa điểm: Phòng hoc lớp 9A.
- Thành phần: Nhóm Hoá.
A. Cơ sở lý thuyết:
I/ Nguyên tắc và yêu cầu khi giải bài tập nhận biết.
- Muốn nhận biết hay phân biệt các chất ta phải dựa vào phản ứng đặc trưng và có các
hiện tượng: như có chất kết tủa tạo thành sau phản ứng, đổi màu dung dịch, giải phóng
chất có mùi hoặc có hiện tượng sủi bọt khí. Hoặc có thể sử dụng một số tính chất vật lí
(nếu như bài cho phép) như nung ở nhiệt độ khác nhau, hoà tan các chất vào nước,
- Phản ứng hoá học được chọn để nhận biết là phản ứng đặc trưng đơn giản và có dấu
hiệu rõ rệt. Trừ trường hợp đặc biệt, thông thường muốn nhận biết những hoá chất cần
phải tiến hành (1 – n) thí nghiệm.
- Tất cả các chất được lựa chọn dùng để nhận biết các hoá chất theo yêu cầu của đề bài,
đều được coi là thuốc thử.
*Lưu ý: Khái niệm phân biệt bao hàm ý so sánh (ít nhất phải có hai hoá chất trở lên)
nhưng mục đích cuối cùng của phân biệt cũng là để nhận biết tên của một số hoá chất nào
đó.
II/ Phương pháp làm bài.
1) Chiết(Trích mẫu thử) các chất vào nhận biết vào các ống nghiệm.(đánh số)
2) Chọn thuốc thử thích hợp(tuỳ theo yêu cầu đề bài: thuốc thử tuỳ chọn, han chế hay
không dùng thuốc thử nào khác).
3) Cho vào các ống nghiệm ghi nhận các hiện tượng và rút ra kết luận đã nhận biết, phân
biệt được hoá chất nào.


4) Viết PTHH minh hoạ.
III/ Các dạng bài tập thường gặp và các bươc thực hiện.
1) Nhận biết với thuốc thử tự do (tuỳ chọn)
- Phân loại chất tìm thuốc thử.
- Xác định phương pháp nhận biết.
- Trình bày cách tiến hành.
- Kết luận, viết phương trình PƯ ( nếu có).
2) Nhận biết với thuốc thử hạn chế (có giới hạn)
- Xét PƯ của các chất nhận biết với thuốc thử lựa chon.
- Xác định phương pháp nhận biết.
- Trình bày cách tiến hành.
- Kết luận, viết phương trình PƯ( nếu có).
3) Nhận biết không được dùng thuốc thử bên ngoài.
- Lập bảng tương tác gữa các dung dịch và dấu hiệu phản ứng.
- Xác định phương pháp nhận biết từ kết quả của bảng.


Onthionline.net

- Trình bày lời giải.
- Kết luận, viết phương trình PƯ( nếu có).
B.Bài tập áp dụng:
Bài 1: Có lo dựng 4 kim loại : Fe, Al, Cu, Ag. Làm thế nào để nhận biết được các kim loại
trên bằng phương pháp hoá học?
Viết các phương trình phản ứng nếu có?
( Đề kiểm tra hoc kì I năm hoc 2011-2012)
Bài 2: Có 4 dung dich không mầu sau: H2SO4 , MgSO4, BaCl2, NaCl.
Hãy nhận biết các dung dịch trên bằng phương pháp hoá học? Viết các phương trình
phản ứng nếu có?
( Đề thi chon HSG cấp huyện, bảng B, năm hoc 2011-2012)

Bài 3: Chỉ dùng thêm một hoá chất khác. Hãy nhận biết 4 dung dich sau bằng phương
pháp hoá hoc: AlCl3, FeCl2, FeCl3, CuCl2 .
Viết phương trình phản ứng nếu có?
( Đề thi chon HSG cấp huyện, bảng A, năm hoc 2009-2010)
Bài 4: Cho 5 dung dịch sau: HCl, AgNO3, K2CO3, NaCl, Ba(OH)2.
Chỉ dùng thêm một hoá chất hãy nhận biết các chất trên bằng phương pháp hoá hoc?
Viết phương trình phản ứng nếu có?
( Đề thi chon HSG cấp huyện, bảng A, năm hoc 2011-2012)
Bài 5: Có 4 cốc đựng 4 chất lỏng: H2O, HCl, NaCl, Na2CO3 . Không dùng hoá chất nào
khác hãy nhận biết 4 chất trên?
Viết phương trình phản ứng nếu có?( Được dùng phương pháp vật lí).
( Sách BTHH lớp 9 ).
Bài 6: Có 4 cốc đựng 4 chất lỏng: CaCl2, K2CO3, KCl , HCl . Không dùng hoá chất nào
khác hãy nhận biết 4 chất trên?
Viết phương trình phản ứng nếu có?
( Sách bồi dưỡng hoá hoc THCS).
------------------------------------------------------------Người thực hiện:


Onthionline.net

Duơng quốc Chính



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×