Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

SKKN Xây dựng trường học an toàn phòng chống TNTT cho trẻ ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.63 KB, 35 trang )

Xây dựng trường học an toàn phòng chống TNTT cho trẻ ở trường Mầm non
PHÒNG GD & ĐT ĐÀ LẠT
TRƯỜNG MẦM NON I

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO
KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ NGHỊ TẶNG THƯỞNG DANH HIỆU “CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP TỈNH”
NĂM HỌC 2015 – 2016
Phần I: Mở đầu
1. Họ và tên tác giả đề tài Sáng kiến kinh nghiệm (GPHI): Nguyễn Thị Hương Thủy
2. Chức vụ: Phó hiệu trưởng
3. Đơn vị công tác: Trường Mầm non I – Đà Lạt
4. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết tai nạn thương tích (TNTT) xảy ra với trẻ em hiện nay đang là
vấn đề y tế công cộng cần được quan tâm, theo ước tính của Tổ chức y tế Thế giới, hàng
năm có khoảng hàng triệu trẻ em tử vong bởi các nguyên nhân có thể phòng tránh được
trong đó có nguyên nhân TNTT góp phần đáng kể. Với mỗi trường hợp tử vong do TNTT
có hàng ngàn trẻ phải sống tàn tật ở các mức độ khác nhau. TNTT tử vong và tàn tật do
thương tích gây gánh nặng lớn đối với bản thân, gia đình và xã hội. TNTT xảy ra ở trẻ em
hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu có chiến lược can thiệp phù hợp, loại bỏ các yếu
tố nguy cơ gây TNTT và nâng cao kiến thức, kỹ năng phòng chống TNTT được đánh giá
là các biện pháp hiệu quả.
Vấn đề TNTT xảy ra với trẻ là hết sức nguy hiểm, gây ra nhiều nỗi lo âu và sợ hãi đối
với các bậc phụ huynh, là nỗi trăn trở băn khoăn của các nhà quản lý giáo dục. Lý giải
cho chúng ta thấy nguyên nhân dẫn đến TNTT đó là: Do đặc điểm tâm sinh lý của các em
đang trong thời kỳ phát triển mạnh, cơ thể của các em có một số bộ phận phát triển chưa
hoàn chỉnh đặc biệt là hệ vận động, trẻ hiếu động thích khám phá thế giới xung quanh,


người lớn ít quan tâm đến môi trường an toàn cho trẻ, trong khi đó trẻ chưa biết đến
nhiều yếu tố mất an toàn là nguyên nhân chính dẫn đến TNTT. TNTT luôn rình rập quanh
trẻ nó có thể xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi, mọi lứa tuổi nhưng tập trung nhiều ở lứa
tuổi mầm non. Vì ở độ tuổi này cơ thể trẻ cũng non yếu, sức đề kháng kém, sở thích của
trẻ là hay tò mò, hiếu động, thích tự khám phá nên việc phòng tránh TNTT cho trẻ ở
trường mầm non nếu không được thực hiện thường xuyên và bắt đầu ngay từ lứa tuổi nhà
trẻ sẽ tạo được nề nếp, thói quen và kỹ năng phòng tránh TNTT cho trẻ mà còn hình
thành kỹ năng sống cho trẻ ngay từ khi chập chững bước vào đời.
Thực tế hàng ngày trẻ được tiếp xúc, được tham gia rất nhiều các hoạt động trong
trường, ở mọi nơi như trong lớp, ngoài sân trường: Hay nói một cách khác là nhu cầu
hàng ngày của trẻ là học tập và vui chơi ở mọi nơi. Nhưng trẻ chỉ biết rằng mình thích
chơi theo cách của mình, điều này rất nguy hại bởi trẻ chưa hiểu về những yếu tố tác
động bên ngoài có thể gây nguy hiểm đến bản thân. Chính vì vậy một trong những nhiệm
vụ của trường mầm non là trang bị cho trẻ những hiểu biết về “TNTT cũng như cách
phòng tránh TNTT”. Để trẻ tiếp thu được những kiến thức đó, giáo viên cần nắm bắt
được tình hình cũng như những đặc điểm của môi trường xung quanh trẻ. Như vậy việc
tuyên truyền phòng tránh TNTT mới đạt hiệu quả như mong đợi.
Tại trường mầm non I trong nhiều năm gần đây việc phòng chống TNTT đã được ban
giám hiệu nhà trường quan tâm hơn. Song để có một môi trường giáo dục an toàn tuyệt
đối cho trẻ mầm non thì việc thực hiện các thông tư, chỉ thị của Bộ giáo dục ban hành
như Thông tư 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 qui định về xây dựng trường học an
Nguyeãn Thò Höông Thuyû

1


Xây dựng trường học an toàn phòng chống TNTT cho trẻ ở trường Mầm non
toàn phòng chống TNTT cho trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non. Nhà trường vận dụng,
bám sát thực tế để có kết quả tốt, ban giám hiệu có sự chỉ đạo tổng hợp với sự nỗ lực của
tam giác vàng “Gia đình – nhà trường – xã hội”, trong đó nhà trường đóng vai trò chủ

đạo.
Bản thân luôn trăn trở làm thế nào để các cháu được đảm bảo an toàn tính mạng khi ở
trường cũng như lúc ở nhà và trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày của trẻ, được bảo vệ
an toàn nhất đó là lý do tôi chọn đề tài “Xây dựng trường học an toàn phòng chống
TNTT cho trẻ ở trường mầm non”.
5. Giới hạn (phạm vi nghiên cứu):
Lĩnh vực mà tôi nghiên cứu nằm trong phạm vi phòng chống TNTT cho trẻ trong độ
tuổi từ 24 đến 72 tháng tuổi tại trường mầm non I Đà Lạt.
6. Thời gian nghiên cứu:
- Giai đoạn 1 bắt đầu từ đầu tháng 8 đến cuối tháng 9/2015.
- Giai đoạn 2 từ đầu tháng 10/1015 đến cuối tháng 3/2016.
- Kết thúc vào tháng 5/2016.
Phần II: Nội dung đề tài “Xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ ở trường mầm non”:
1. Thực trạng những thuận lợi khó khăn, nguyên nhân chủ quan, khách quan và sự
cần thiết của việc “Xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích
cho trẻ ở trường mầm non”:
+ Thực trạng chung:
Trường mầm non I được xây dựng ở khu đông dân cư khang trang, sạch đẹp nên
thuận lợi cho việc đưa đón các cháu. Trường gồm 3 điểm, điểm khu qui hoạch Hải
Thượng, là điểm chính được đầu tư xây dựng Trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức
độ 1.
Đội ngũ CBQL, giáo viên và nhân viên: có 39 người; trong đó CBQL có 2 người,
giáo viên có 25 người, nhân viên kế toán+y tế 2 người, nhân viên nấu ăn 8 người, bảo vệ
2 người. Với đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trẻ, khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt, có
trình độ chuyên môn khá vững chắc, có nhiều người đã có thành tích cao trong quá trình
công tác và giảng dạy được UBND Thành phố tặng giấy khen; tập thể nhà trường được
công nhận thể lao động tiên tiến
Trong mấy năm học gần đây vấn đề “Xây dựng trường học an toàn, phòng, tránh
tai nạn thương tích cho trẻ” luôn được lãnh đạo nhà trường quan tâm, tổ chức thực hiện

nghiêm túc. Tổng kết 5 năm thực hiện Thông tư 13/2010/TT-BGD&ĐT qua kết quả tự
kiểm tra đánh giá của ban chỉ đạo nhà trường luôn đảm bảo các tiêu chí an toàn theo qui
định. Tuy nhiên để thực hiện tốt các qui định tại Thông tư 13/TT-BGD&ĐT đối với nhà
trường trong những năm vừa qua vẫn đang còn gặp phải những khó khăn và trở ngại đó
là:
CSVC điểm lẻ còn nhiều hạn chế có tác động không tốt đến vấn đề đảm bảo an
toàn cho trẻ trong nhà trường, sân còn trơn trượt khi trời mưa, nước ướt, phòng ngủ của
trẻ ở phân hiệu phải đi lên cầu thang gỗ, chưa có công trình vệ sinh khép kín, sân chơi
nhỏ, hẹp
Một số ít giáo viên mới và một số phụ huynh chưa thực sự nắm vững về nguyên
nhân và nguy cơ dẫn đến tai nạn thương tích cho trẻ, các giải pháp phòng, chống TNTT
chưa thực sự được vận dụng có hiệu quả vào thực tiễn. Các kĩ năng, thao tác thực hành
sơ cứu khi trẻ xảy ra tai nạn thương tích còn hạn chế. Với thực trạng chung trên thì
trường mầm non 1 có những thuận lợi và khó khăn như sau:
+ Thuận lợi:
Nguyeãn Thò Höông Thuyû

2


Xây dựng trường học an toàn phòng chống TNTT cho trẻ ở trường Mầm non
- Trường được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo: Cấp ủy Đảng, chính
quyền địa phương phường I, Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục Thành phố Đà Lạt, nhất là
Hội cha mẹ học sinh luôn tạo điều kiện để nhà trường hoàn thành kế hoạch, nhiệm vụ
được giao. Hàng năm nhà trường cử giáo viên tham gia tập huấn bồi dưỡng qui chế nuôi
dạy trẻ, cách phòng chống TNTT cho trẻ và trang bị tài liệu, một số dụng cụ ở phòng y tế
về phòng tránh TNTT.
- Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn chuẩn và trên chuẩn, đoàn kết, nhất
trí, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ
luôn hoàn thành tốt công việc được giao.

Việc đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ khi ở trường tạo được niềm tin trong nhân
dân, thể hiện qua việc cho trẻ đến lớp, chăm lo xây dựng cơ sở vật chất (CSVC), trang
thiết bị được bổ sung, góp phần cùng nhà trường đưa công tác giáo dục Mầm Non tại địa
phương ngày càng phát triển vững chắc.
+ Khó khăn:
- Mức độ hiểu biết của một số giáo viên trong quá trình chăm sóc trẻ còn chưa vận
dụng sáng tạo các kiến thức, kỹ năng, thái độ về phòng chống TNTT cho trẻ mầm non.
- Khả năng tuyên truyền đến các bậc phụ huynh của giáo viên còn hạn chế chưa
đồng bộ. Luật chăm sóc bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em đã được Công ước Quốc tế
qui định, Quốc Hội thông qua, nhưng việc thực hiện tại các địa phương chưa được quan
tâm triệt để.
- Mặc dù được quán triệt thường xuyên song trong quá trình chăm sóc bảo vệ trẻ
một số giáo viên vẫn còn có những sơ suất đáng tiếc như khả năng bao quát trẻ trong giờ
chơi tự do, hoặc giáo viên tranh thủ giải quyết việc riêng ảnh hưởng đến việc bảo vệ an
toàn tính mạng cho trẻ.
- Một số phụ huynh làm nghề tự do, làm vườn, buôn bán nên ít có thời gian quan
tâm đến con em mình và chưa nắm được một số kiến thức cơ bản về đảm bảo an toàn,
phòng chống TNTT cho trẻ, chưa quan tâm con, luôn gởi người đưa đón con đi học dùm,
thường hay ghé lại các hàng quán mua quà vặt nên trẻ luôn có quà vặt ăn trong cặp, trẻ
ngồi trên xe máy khi tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm.
- Công tác chăm sóc giáo dục phòng chống TNTT cho trẻ qua sổ bé ngoan của trẻ
chưa được phụ huynh quan tâm đúng mức. Nhiều phụ huynh không theo dõi sự tiến bộ
hay chưa tiến bộ của con mình qua phần đánh giá nhận xét của giáo viên chủ nhiệm của
nhà trường.
- Trẻ nhỏ, hiếu động nên ý thức tự bảo vệ mình còn hạn chế, chủ yếu trẻ hành
động bằng bản năng, chú ý không chủ định chiếm ưu thế nên việc tiếp thu kiến thức, kỹ
năng trong phòng tránh TNTT cho mình còn là hành vi bắt chước, trẻ chưa hiểu vì sao
mình lại phải thế này, thế kia.
+ Nguyên nhân chủ quan:
Do chính những người trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng trẻ như một số giáo viên

mới tuyển dụng chưa nắm được nội dung trong Thông tư 13, kiến thức, kỹ năng thực
hành và thái độ phòng chống TNTT cho trẻ còn hạn chế. Chưa chú ý bao quát trẻ trong
giờ chơi tự do.
Một số cha mẹ trẻ, người thân nhận chăm sóc trẻ hằng ngày tại nhà, chưa có kiến
thức hiểu biết, thiếu kĩ năng thực hành phòng chống TNTT toàn diện cho trẻ. Mặt khác
đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi trẻ thay đổi nên việc nắm bắt đặc điểm tâm sinh lí trẻ cũng
chưa sâu.
Trẻ nhỏ hoạt động vui chơi là chủ đạo, nhiều khi trẻ chơi quên ăn, trẻ vận động
theo cuốn hút của trò chơi không nghĩ đến chạy nhanh sẽ bị té, không đội mũ bảo hiểm,
Nguyeãn Thò Höông Thuyû

3


Xây dựng trường học an toàn phòng chống TNTT cho trẻ ở trường Mầm non
không làm theo hướng dẫn của người lớn sẽ bị tai nạn. Nghĩa là trẻ không hiểu biết gì về
nguy hiểm, ngoài vận động cho thỏa mãn với sở trường chạy nhảy, tò mò, thích khám phá
của mình.
+ Nguyên nhân khách quan:
Do CSVC của phân hiệu chưa đảm bảo sân còn trơn trượt khi có mưa, ướt nước,
phòng ngủ trên lầu phải đi lên cầu thang gỗ. Sân chơi vườn trường diện tích nhỏ hẹp
không đủ cho trẻ hoạt động.
Do điều kiện nhà ở của một số gia đình, nhà tạm bợ, thuê phòng trọ ở. Khu vực
cầu cống, đầm hồ, chưa được bảo vệ.
Trẻ vẫn còn nhỏ để hiểu biết an toàn tự bảo vệ cho bản thân mình khỏi TNTT
“Họa vô đơn chí” nên ai cũng không thể lường được tai nạn có thể xảy, lúc nào đến thì
lúc đó tính, khả năng phòng ngừa kém.
Bảng khảo sát tại các lớp về mức độ hiểu biết, khả năng tự phòng chống TNTT ở
trường mầm non tháng 9/2015:
Số lượng

người tham
gia

STT

Đối tượng

1

Giáo viên + cô
nấu ăn+NVy tế

2

3

Kiến thức, kỹ năng thực hành, thái độ phòng chống TNTT
Kiến thức về phòng
chống TNTT

Kỹ năng thực hành
phòng chống TNTT

Thái độ phòng
chống TNTT

34
(25GV+8cô
Nấu
ăn+1ytế)


24 Tốt

10 Chưa
tốt

19 Hoàn
thành

15 Chưa
hoàn
thành

25 tốt

9 Chưa
tốt

Phụ huynh

337

205 tốt

132
chưa tốt

215
hoàn
thành


122 chưa
hoàn
thành

247 tốt

90 chưa
tốt

Học sinh mẫu
giáo

337

127 tốt

210
chưa tốt

102
hoàn
thành

235 chưa
hoàn
thành

126 tốt


211 chưa
tốt

2. Những giải pháp để khắc phục hạn chế tồn tại cũng là để thực hiện đạt mục
tiêu của giải pháp hữu ích “Xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ ở trường mầm non”:
2.1.Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch phòng chống TNTT cho trẻ ở trường mầm
non.
Đầu năm mới nhập học chúng tôi đã xây dựng kế hoạch phòng chống TNTT năm,
tháng cho trẻ phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, việc xây dựng kế hoạch phải
bám sát thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT trong cơ sở giáo
dục mầm non, áp dụng đối với nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, trường mẫu giáo, trường
mầm non về các nội dung:
Kế hoạch cụ thể từng tháng:
Thời gian
thực hiện
Tháng
8/2015

Nội dung công việc

Biện pháp thực hiện

- Tham gia học BDTX do
ngành tổ chức
- Rà soát phân loại đồ
dùng đồ chơi

- Tham gia học tập và ghi chép đầy

đủ
- Tham mưu với hiệu trưởng chỉ đạo
giáo viên rà soát lại các đồ dùng, đồ
chơi, loại bỏ đồ dùng đồ chơi nguy
hiểm, hư hỏng và sơn lại đồ chơi
ngoài trời nhằm đảm bảo an toàn

Nguyeãn Thò Höông Thuyû

Đánh giá kết quả
- Thực hiện tốt
- Loại bỏ cầu
tuột và xích đu bị
hư hỏng

4


Xây dựng trường học an toàn phòng chống TNTT cho trẻ ở trường Mầm non
- Làm biển cấm ở các ổ
điện tại các nhóm, lớp.
- Kiểm tra các bình PCCC
Tháng 9

- Khám sức khỏe lần 1
- Cân đo chấm biểu đồ sức
khỏe cho trẻ quí 1

- Bồi dưỡng thường xuyên
nội dung: Qui chế nuôi

dạy trẻ, Thông tư 13 XD
trường học an toàn, kiến
thức, kỹ năng và thái độ
phòng chống TNTT cho
đội ngũ
- Xây dựng kế hoạch và
qui chế: “XD trường học
an toàn phòng chống
TNTT cho trẻ”
- Tồ chức ký cam kết “XD
trường học an toàn phòng
chống TNTT cho trẻ”
- Vệ sinh môi trường
trong, ngoài lớp, vệ sinh
cá nhân trẻ

Tháng 10

- Tổ chức khảo sát trẻ tại
lớp học, khảo sát phụ
huynh qua buổi họp phụ
huynh và khảo sát giáo
viên trong buổi họp
trường.
- Kiểm tra chấm điểm vệ
sinh mội trường nhóm, lớp
học kỳ 1
- Tiếp tục bồi dưỡng
thường xuyên nội dung:
Qui chế nuôi dạy trẻ,

thông tư 13 XD trường
học an toàn, kiến thức, kỹ
năng và thái độ phòng
chống TNTT cho đội ngũ
- Thực hành kỹ năng một
số tai nạn thương tích

tính mạng cho trẻ
- Kiểm tra giáo viên thực hiện để
góp ý kịp thời
- Phối hợp với công an PCCC Thành
Phố kiểm tra, bảo quản và thay bột
khô các bình
- Liên hệ trạm y tế phường 1 để tổ
chức khám sức khỏe cho trẻ đầu
năm
- Theo dõi giáo viên cân đo và chấm
biểu đồ cho trẻ trai và trẻ gái

- Chuẩn bị tài liệu, hình ảnh, nội
dung bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng,
thái độ phòng chống tai nạn thương
tích cho trẻ, nội dung Thông tư 13
và qui chế nuôi dạy trẻ

- Thực hiện tốt
- Thay 8 bình bột
khô
- Khám 359/362
trẻ

- Tổng 362 trong
đó. SDD nhẹ: 16
Thấp còi độ 1:
32. SDD toàn
diện 12
- 34 giáo viên, cô
nấu ăn, ytế tham
gia

- Xây dựng kế hoạch và ui chế năm
học theo Thông tư 13 của Bộ giáo
dục và phù hợp với tình hình thực tế
nhà trường
- Tổ chức cho đội ngũ ký cam kết
vào ngày họp đầu năm học

- Hoàn thành kế
hoạch

- Kiểm tra tổng vệ sinh, nhặt lá, loại
bỏ các vật nhọn nguy hiểm. Che
chắn tường rào, khơi thông cống
rãnh, làm sạch sân vườn, theo dõi
giáo viên rèn kỹ năng các thao tác vệ
sinh cá nhân cho trẻ.
- Khảo sát trẻ, phụ huynh và giáo
viên về kiến thức, kỹ năng và thái độ
phòng chống TNTT

- Thực hiện vệ

sinh tốt, tiếp tục
rèn kỹ năng các
thao tác cho trẻ

- BGH và y tế tham gia chấm điểm
vệ sinh môi trường 12 nhóm lớp

- 12/12 nhóm lớp
đạt tốt

- Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, thái
độ phòng chống tai nạn thương tích
cho trẻ, nội dung thông tư 13, qui
chế nuôi dạy trẻ

34 giáo viên, cô
nấu ăn, nhân
viên y tế tham
gia học tập
nghiêm túc

- Tổ chức cho giáo viên, cô nấu ăn
thực hành theo nhóm, một số TNTT

- GV và cô nấu
ăn có kỹ năng

Nguyeãn Thò Höông Thuyû

39/39 CC-VC ký

kết

- Thực hiện tốt
(kết quả ở bảng
khảo sát tháng
9/2015)

5


Xây dựng trường học an toàn phòng chống TNTT cho trẻ ở trường Mầm non
thường xảy ra với trẻ

- Bồi dưỡng kiến thức, kỹ
năng, thái độ phòng chống
TNTT cho trẻ
Tháng 11

Tháng
12/2015

Tháng
01/2016

- Dự đoán các nguy cơ có
thể xảy ra tai nạn, tuyên
truyền nội dung ở bảng
tin, tuyên truyền kiến
thức, kỹ năng phòng
chống TNTT cho trẻ

- Kiểm tra sổ theo dõi gởi
thuốc của phụ huynh ở các
lớp
- Tiếp tục bồi dưỡng kiến
thức, kỹ năng, thái độ
phòng chống TNTT cho
trẻ

thường xảy ra: Phòng bỏng, phòng
thực hành tốt
chết đuối, phòng thất lạc, phòng điện
giật, phòng hóc sặc, dị vật đường
thở, côn trùng cắn…
- Chuẩn bị tài liệu và phối hợp với
- Bồi dưỡng 337
giáo viên các lớp tổ chức bồi dưỡng trẻ mẫu giáo
vào giờ hoạt động góc, hoạt động
ngoài trời.
- Thu thập thông tin, Xác định các
nguy cơ xảy ra tai nạn tất cả các vị
trí của trường, xây dựng phương án
phòng tránh. Lên nội dung tuyên
truyền cho giáo viên, phụ huynh

- Theo dõi và
thực hiện tốt

- Kiểm tra phụ huynh gởi thuốc, yêu
cầu phụ huynh ghi rõ tên người gởi,
thơi gian uống, liều uống, có chữ ký

- Chuẩn bị tài liệu và phối hợp với
giáo viên các lớp tổ chức bồi dưỡng
vào giờ hoạt động góc, hoạt động
ngoài trời.

- Thực hiện
nghiêm túc

- Kiểm tra định kỳ, sửa - Kiểm tra các đồ chơi ngoài trời,
chữa, trùng tu các yếu tố đánh giá tình trạng, báo các BGH
nguy cơ hạn chế tai nạn nếu có hư hỏng, đề xuất sửa chữa
xảy ra.
- Kiểm tra nhóm lớp công tác
PCTNTT. Lồng ghép vào các đợt
kiểm tra vệ sinh, nhắc nhở, lập biên
bản, góp ý các nguy cơ gây tai nạn
- Cân đo sức khỏe cho trẻ - Theo dõi giáo viên cân đo, chấm
quí 2
biểu đồ, so sánh tăng giảm với đầu
năm học

- Thực hành sơ cấp cứu về
cầm máu, hà hơi thổi ngạt,
trầy xước tay, chân, sặc,
bỏng…
- Tuyên truyền các kỹ
năng phòng tránh tai nạn
thương tích
- Tuyên truyền chăm sóc
sức khỏe cho trẻ những

ngày cận tết và sau tết

- Tổ chức cho đội ngũ thực hành các
thao tác sơ cấp cứu
- Xây dựng bài tuyên truyền các kỹ
năng PTTNTT cho giáo viên, lồng
ghép vào Họp hội đồng.
- Phát thanh cho phụ huynh nắm rõ,
thời gian phát thanh vào lúc trả trẻ.
- Dán nội dung tuyên truyền ở bảng
tin

Nguyeãn Thò Höông Thuyû

- Bồi dưỡng 337
trẻ mẫu giáo

Thực hiện theo
kế hoạch tốt

- Tổng 363 trong
đó. SDD nhẹ:
6(giảm 6 trẻ so
với đầu năm)
Thấp còi độ 1:
20 (giảm 12 trẻ
so với đầu năm).
SDD toàn diện 6
(giảm 6 trẻ)
- Kỹ năng thực

hành tốt
- Thực hiện tốt

- Thực hiện tốt

6


Xây dựng trường học an toàn phòng chống TNTT cho trẻ ở trường Mầm non
- Kiểm tra công tác tiếp
phẩm, qui trình bếp 1
chiều đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm

Tháng
02/2016

Tháng
03/2016

Tháng
4/2016

Tháng
5/2016

- Tiếp tục tổ chức thực
hành sơ cấp cứu về cầm
máu, hà hơi thổi ngạt, trầy
xước tay, chân, sặc, bỏng

- Giáo dục kỹ năng
PTTNTT cho trẻ

- Kiểm tra chất lượng thực phẩm
xem có tươi, mới, đủ số lượng, có
nguồn gốc xuất xứ. thực hiện chế
biến đúng theo qui trình bếp 1 chiều
để đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phầm cho trẻ.
- Tổ chức cho đội ngũ thực hành các
thao tác sơ cấp cứu

- YTế phối hợp giáo viên, giáo dục
cho trẻ các kỹ năng phòng tránh, trẻ
biết tự bảo vệ bản thân,
- Kiểm tra việc tổ chức giờ - Kiểm tra độ nóng của thức ăn mới
ăn cho trẻ
được mang vào lớp và cho trẻ ăn
mục đích phòng bỏng cho trẻ
- Chỉ đạo giáo viên kiểm
- Kiểm tra phân loại và có ý kiến
tra độ an toàn trang thiết
tham mưu với Hiệu trưởng sữa chữa
bị đồ dung, đồ chơi trong
kịp thời
ngoài lớp
- Thực hành sơ cứu các
- y tế phối hợp với giáo viên để thực
trường hợp tai nạn thương hành sơ cấp cứu cho trẻ
tích

- Mời cán bộ PCCC tuyên - Tham gia nghe và rút kinh nghiệm
truyền công tác phòng
cho bản thân
chống cháy nổ trong nhà
trường
- Cân đo sức khỏe cho trẻ - Theo dõi giáo viên cân đo, chấm
quí 3
biểu đồ, so sánh tăng giảm với đầu
năm học

- Tổ chức khảo sát trẻ tại
lớp học, khảo sát phụ
huynh qua buổi họp phụ
huynh và khảo sát giáo
viên trong buổi họp
trường.
- Tổ chức khám sức khỏe
định kỳ lần 2 cho trẻ

- Thực phẩm
đảm bảo, chế
biến đúng quy
trình
- Kỹ năng thực
hành nhanh nhẹn
- Cháu tham gia
tốt
- Thực hiện tốt
- Sơn lại mới 1
số đồ chơi và

vặn lại ốc vít cầu
tuột, xích đu
Giáo viên có kỹ
năng tốt
39/39 CC-VC
tham dự
- Tổng 357 trong
đó. SDD nhẹ:
6(giảm 6 trẻ so
với đầu năm)
Thấp còi độ 1:
15 (giảm 17 trẻ
so với đầu năm).
SDD toàn diện 6
(giảm 6 trẻ)

Khảo sát trẻ, phụ huynh và giáo viên
về kiến thức, kỹ năng và thái độ
phòng chống TNTT

Thực hiện tốt
(kết quả ở bảng
khảo sát tháng
4/2016)

- Liên hệ Bệnh viện Đa Khoa Dà lạt
để tổ chức khám sức khỏe cho trẻ
lần 2
- Tuyên truyền bệnh “tay – - Dán nội dung ở bảng tin và phát
chân – miệng”

cho các lớp dán ở góc tuyên truyền
lớp.
- Cân đo sức khỏe cho trẻ - Theo dõi giáo viên cân đo, chấm
quí 4
biểu đồ, so sánh tăng giảm với đầu
năm học

- Khám 356/357
trẻ

Nguyeãn Thò Höông Thuyû

- Thực hiện tốt
- Tổng 357 trong
đó. SDD nhẹ:
3(giảm 9 trẻ so
7


Xây dựng trường học an toàn phòng chống TNTT cho trẻ ở trường Mầm non

- Tổng hợp thống kê số
lượng đánh giá kết quả đã
đạt được, đánh giá 68 nội
dung trong bảng kiểm
trường học an toàn
PCTNTT cho trẻ
- Kiểm tra chấm điểm vệ
sinh mội trường nhóm, lớp
học kỳ 2


- Họp và đánh giá 1 nội dung không
đạt (Cây cổ thụ, cây xanh che bóng
mát)

- BGH và y tế tham gia chấm điểm
vệ sinh môi trường 12 nhóm lớp

với đầu năm)
Thấp còi độ 1: 11
(giảm 21 trẻ so
với đầu năm).
SDD toàn diện 1
(giảm 11 trẻ so
với đầu năm)
- 67/68 nội dung
đạt

- 12/12 nhóm,
lớp đạt tốt

Triển khai kế hoạch đến tất cả cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường;
căn cứ kế hoạch thực hiện. Tổ chức sơ kết, tổng kết mỗi học kỳ và cuối năm học theo yêu
cầu chung. Việc xây dựng kế hoạch phải phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường
(Xem phụ lục 1, xây dựng kế hoạch năm).
Từ đó thành lập ban chỉ đạo trong nhà trường và triển khai thực hiện kế hoạch
nghiêm túc. Bản thân tôi là trưởng ban chỉ đạo tôi luôn cập nhật thường xuyên các văn
bản, thông tư hướng dẫn chỉ đạo của cấp trên theo ngành dọc và các cơ quan phối hợp với
chính quyền địa phương. Vận dụng phù hợp với hoàn cảnh thực tế của nhà trường, đề ra
những nội dung việc làm cụ thể, cách thực hiện và kết quả theo dõi thực hiện đạt đến

mức độ nào, rút kinh nghiệm và đề ra giải pháp khắc phục kịp thời cho từng tháng, học kì
và từng giai đoạn. Có tổng kết và đánh giá việc thực hiện kế hoạch trong ban chỉ đạo và
công khai lấy ý kiến đóng góp của tập thể hội đồng sư phạm, hội cha mẹ và các nhà lãnh
đạo trong việc bổ sung giải pháp để kế hoạch khả thi hơn.
Chỉ đạo cán bộ y tế theo dõi hàng ngày về tình hình sức khỏe cũng như xử lý kịp
thời các trường hợp bị bệnh, bị tai nạn bất thường khi đang học tại trường, lớp. Trong
trường hợp giai đoạn có dịch bệnh xảy ra, trường đã có sự phối hợp sát sao với y tế địa
phương hỗ trợ về mặt chuyên môn để xử lý kịp thời, dập tắt nguồn lây, ngăn chặn dịch
bệnh lây lan trong trường, vừa qua trường đã làm tốt công tác phòng chống, xử lý dịch
bệnh tay- chân- miệng và hiện nay vẫn đang tăng cường công tác phòng ngừa trường hợp
dịch bệnh tái diễn. Xây dựng phòng y tế, tuyển dụng cán bộ y tế đúng yêu cầu; có đầy đủ
hồ sơ liên quan đến công tác y tế và thực hiện thường xuyên các hoạt động y tế học
đường theo qui định của bậc học. Lắp đặt hệ thống lưới điện an toàn, xây dựng môi
trường trong và ngoài lớp học tương đối an toàn theo quy chuẩn.
2.2.Giải pháp 2: Công tác bồi dưỡng chuyên môn, các văn bản, quy phạm của
pháp luật về phòng chống TNTT.
Như các năm học trước thì việc nắm bắt trình độ thực hiện phòng chống TNTT
của giáo viên rất đơn giản như: thông qua bồi dưỡng chuyên môn hè chỉ về mặt lý thuyết.
Năm học 2015 – 2016 áp dụng giải pháp mới, ngoài lý thuyết thì việc khảo sát đối tượng,
thực hành kỹ năng phòng chống các TNTT cho đội ngũ được chú trọng.
VD: Kiểm tra đôn đốc hàng ngày, hàng tuần yêu cầu báo cáo kết quả sau mỗi
chiều trả trẻ. Nắm bắt thông tin đa chiều đối với các phụ huynh có con em là đối tượng có
8
Nguyeãn Thò Höông Thuyû


Xây dựng trường học an toàn phòng chống TNTT cho trẻ ở trường Mầm non
nguy cơ tai nạn cao (trẻ hiếu động, tăng động do tâm lý, có hoàn cảnh khó khăn thiếu sự
chăm sóc của người lớn, gia đình bố, mẹ đơn thân, gia đình mới định cư...)
Nhà trường đã tạo điều kiện cho 100% CB-GV người lao động tham gia lớp tập

huấn thông tư 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT trong cơ sở giáo dục
mầm non. Tập huấn kiến thức về qui chế nuôi dạy trẻ, các phòng chống TNTT thường
gặp để phòng tránh cho trẻ, qua buổi học tất đội ngũ nhận thức được tầm quan trọng của
việc cần đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ trong nhà trường và toàn xã hội. Được thực
hành các kỹ năng sơ cấp cứu 1 số TNTT thường gặp như: Ngộ độc thức ăn, dị vật đường
thở, bỏng, đuối nước, trầy xước tay, chân....
Nếu muốn áp dụng giải pháp này thành công và có sức lan tỏa trong nhà trường và
toàn xã hội thì đòi hỏi nhà quản lý giáo dục giúp cho giáo viên hiểu được tầm quan trọng,
phải nắm rõ kiến thức, kỹ năng thực hành phòng chống TNTT theo nội dung của các văn
bản qui phạm pháp luật làm cơ sở để đánh giá trình độ hiểu biết của giáo viên. Khi đã có
kiến thức nhất định thì giúp giáo viên vận dụng một cách hợp lý, linh hoạt, trong điều
kiện thực tế, tâm sinh lý trẻ, hoàn cảnh gia đình của từng trẻ tại lớp mình phụ trách. Từ sự
hiểu biết phòng chống TNTT nhân rộng ra các giáo viên khác. Trao đổi sự hiểu biết của
mình về phòng chống TNTT giúp phụ huynh hiểu biết kiến thức, qui định của pháp luật
để phòng chống TNTT cho trẻ ở gia đình. Phối hợp với các tổ chức xã hội ở địa phương
cùng tìm hiểu kiến thức về phòng chống TNTT, hiểu rõ trách nhiệm của mình trước pháp
luật trong hoạt động bảo vệ an toàn tính mạng cho trẻ. Do vậy giải pháp này áp dụng triệt
để và đem lại kết quả cao, hạn chế tối đa tỉ lệ trẻ TNTT xảy ra trong nhà trường cũng như
ở gia đình và nơi hoạt động công cộng.
Muốn thực hiện tốt một nội dung, mục tiêu hay nhiệm vụ gì trước hết đòi hỏi mỗi
chúng ta phải tìm hiểu, nghiên cứu kỹ các văn bản chỉ đạo của cấp trên đồng thời xây
dựng cho bản thân một qui tắc làm việc đó là: Không chỉ đạo và làm việc bằng kinh
nghiệm chủ quan của cá nhân mà phải tìm hiểu, nắm bắt nội dung hướng dẫn của các tài
liệu, các văn bản qui phạm pháp luật từ đó có chương trình hoạt động cụ thể phù hợp với
thực tế của nhà trường, địa phương để tránh sai sót, hạn chế. Thông tư 13/2010/TTBGDĐT được ban hành và qui định cụ thể như sau: Thông tư gồm 3 Chương với 9 Điều.
Ban hành kèm theo Thông tư là Bảng kiểm trường học an toàn, phòng, chống
TNTT trong cơ sở giáo dục mầm non gồm có 4 nội dung và 68 tiêu chí đánh giá. Thông
tư có hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 2010. Đọc và hiểu Thông tư 13/TT-BGD&ĐT về
Qui định Xây dựng trường học an toàn, phòng, chống TNTT cho trẻ trong trường mầm

non.
Từ "Xây dựng" ở đây không chỉ đơn giản là xây dựng cơ bản mà nó bao gồm”
xây dựng mới, cải tạo cũ trường/ lớp, xây dựng ý thức, trách nhiệm cao, xây dựng thói
quen tốt, xây dựng trường học thân thiện thể hiện tình thương yêu đối với học sinh của
cô giáo – người mẹ thứ hai ở trường, xây dựng mối quan hệ tốt giữa nhà trường và gia
đình trong việc bảo đảm an toàn, phòng tránh các TNTT cho học sinh.
Với trẻ lứa tuổi mầm non, ở độ tuổi các em chưa ý thức được nguy hiểm xảy ra
với mình, việc đảm bảo an toàn cho trẻ phụ thuộc hoàn toàn toàn vào người lớn thì ý
nghĩa của cụm từ “xây dựng” là vô cùng quan trọng. Đã có nhiều văn bản quy phạm pháp
luật của bậc học mầm non đã quy định việc đảm bảo an toàn cho trẻ, tuy nhiên TNTT vẫn
xảy ra với mức độ ngày càng nhiều, nghiêm trọng hơn. Do vậy, nếu chỉ đưa ra quy định
Nguyeãn Thò Höông Thuyû

9


Xây dựng trường học an toàn phòng chống TNTT cho trẻ ở trường Mầm non
về an toàn mà đảm bảo không có TNTT cho trẻ là không đủ, mà phải xây dựng (với ý
nghĩa xây dựng đã trình bày trên) mới mong TNTT sẽ được hạn chế.
Với vai trò và trách nhiệm của người quản lý luôn đảm nhận chức danh "Trưởng
ban" nên khi trực tiếp nghiên cứu kỹ những qui định của Thông tư 13/TT-BGD&ĐT
nhiệm vụ tiếp theo là phải thành lập Ban chỉ đạo công tác y tế trường học, xây dựng và
triển khai thực hiện kế hoạch phòng, tránh tai nạn thương tích trong toàn thể cán bộ, giáo
viên, người lao động, học sinh và các bậc phụ huynh trong toàn trường. Có cán bộ
chuyên trách về công tác y tế trường học, được tập huấn để thực hiện tốt các hoạt động sơ
cứu, cấp cứu TNTT.
Cán bộ, giáo viên, người lao động được cung cấp những kiến thức cơ bản (trong
qui chế nuôi dạy trẻ) về các yếu tố nguy cơ và cách phòng, chống TNTT cho trẻ như sau:
Phòng tránh hóc, sặc; Phòng ngộ độc (thức ăn, thuốc); Phòng tai nạn gây chấn thương;
Phòng điện giật; Phòng bỏng; Phòng cháy nhà; Đề phòng trẻ chết đuối, thất lạc…qua các

buổi bồi dưỡng thường xuyên do ngành, nhà trường tổ chức thì đội ngũ đã cơ bản nắm
được về qui chế nuôi dạy trẻ để áp dụng vào công việc hàng ngày và nếu có sự việc xảy
ra thì giáo viên cũng biết cách sơ cứu ban đầu cho trẻ nhằm đảm bảo an toàn tính mạng
cho trẻ trước khi chuyển vào cơ sở y tế gần nhất.
2.3.Giải pháp 3: Thường xuyên kiểm tra về cơ sở vật chất trang thiết bị đồ
dùng đồ chơi, nhằm xây dựng môi trường an toàn đáp ứng công tác phòng chống
TNTT cho trẻ từ đầu năm học.
Đối với các năm học trước do giải pháp chưa được quan tâm triển khai nên việc
khảo sát chỉ mang tính hình thức. Nhưng khi tình hình TNTT xảy ra mức độ ngày càng
cao thì buộc phải tìm giải pháp mới và được coi trọng hàng đầu trong năm học này. Mọi
TNTT xảy ra đối với trẻ đều có nguyên nhân. Nhà quản lý phải nhìn được nguyên nhân
trực tiếp và gián tiếp. CSVC, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi là nguyên nhân trực tiếp
khách quan tác động đến an toàn tính mạng trẻ trong cả một ngày hoạt động ở trường.
Trong điều kiện của nhà trường có thể khắc phục được nguyên nhân này thì giải pháp này
là cấp bách nhất. Mọi kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành phòng chống TNTT cho
trẻ dù có tốt đến đâu nhưng điều kiện CSVC yếu kém thì tai nạn của trẻ vẫn xảy ra ngoài
tầm kiểm soát. Vậy CSVC là điều kiện tiên quyết để đảm bảo an toàn phòng chống
TNTT cho trẻ. Giải pháp này có tính thuyết phục cao khi triển khai kế hoạch nhiệm vụ
đến giáo viên trong nhà trường.
VD: Trẻ té ngã do nền nhà trơn trượt, do kệ đồ chơi không phù hợp, do cầu thang
phòng ngủ các lan can đã cũ, do xô đẩy bạn khi chơi, khi đá bóng…
Trường mầm non 1 điểm chính được xây dựng khang trang, tuy nhiên khi thiết kế
thi công các kỹ sư chưa lường trước được những nguy hiểm có thể xảy ra với trẻ, bản
thân tôi đã mạnh dạn tham mưu, đề xuất với hiệu trưởng nên nhà trường đã có những sửa
chữa nâng cấp tay vịn các lan can điểm chính cao hơn so với trẻ để trẻ không leo trèo
được, và nâng cấp một số khu vực điểm lẻ đảm bảo an toàn khi trẻ vui chơi và học tập.
Tất cả các lan can điểm chính được xây cao 140cm quá tầm đầu của trẻ, sân chơi
điểm lẻ được láng lại có độ nhám an toàn cho trẻ chơi, sàn nhà vệ sinh đã thông thoáng
không bị đọng nước, bể nước luôn có nắp đậy cẩn thận, cầu thang lên phòng ngủ được
đóng lại các tay vịn đảm bảo chắc chắn, an toàn khi sử dụng.

Sau khi xây dựng kế hoạch phòng chống TNTT cho trẻ thì phải khảo sát nắm bắt
các nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp có thể gây nên TNTT cho trẻ trong nhà trường và
phải thanh lí ngay các trang thiết bị cũ quá thời hạn sử dụng đối với các thiết bị hoạt động
10
Nguyeãn Thò Höông Thuyû


Xây dựng trường học an toàn phòng chống TNTT cho trẻ ở trường Mầm non
ngoài trời như các xích đu, cầu trượt, bập bênh cầu thang thể dục, ghế thể dục không còn
đủ tiêu chuẩn đảm bảo an toàn cho trẻ… Quy hoạch lại các góc cây cảnh, sân thể dục,
vườn rau sao cho trẻ có thể tự phòng chống TNTT ngay trong lúc trẻ tham gia các hoạt
động ngoài trời cùng người lớn.
Đối với các đồ dùng đồ chơi phục vụ các hoạt động trong lớp phải kiểm tra độ an
toàn và đề xuất với hiệu trưởng để làm kệ có lắp bánh xe di chuyển dễ, nhẹ nhàng kệ
không quá cao, không quá nặng so với cơ thể trẻ để lúc hoạt động trẻ tự phục vụ vẫn an
toàn không nghiêng đổ, nếu có đổ vẫn không thể gây thương tích cho trẻ. Sắp xếp trên kệ
khoa học những đồ chơi để vừa tầm tay của trẻ, những đồ chơi thiếu an toàn phải để xa
tầm với như hột, hạt để xâu chuỗi trẻ có thể ngậm, nghịch bỏ vào lỗ tai bạn, bỏ vào lỗ
mũi…thì cô phải bao quát và giáo dục trẻ các kĩ năng chơi an toàn cho mình và cho bạn
mọi lúc mọi nơi.
Những đồ dùng phòng ăn, ngủ, phòng vệ sinh phải phù hợp với từng độ tuổi của
trẻ, không nên dùng các đồ dùng dễ vỡ như sành, sứ, thủy tinh tất cả mọi đồ dùng phải
nhựa cứng, dẻo hóa, gỗ hóa để đảm bảo an toàn cho trẻ. Nhất là cửa kính phải thay bằng
nhựa cứng, bình hoa nên sử dụng xốp hoặc gỗ. Vào mùa mưa cần cẩn trọng kiểm tra các
cây xanh cao, giàn đựng bình nước sao cho an toàn với trẻ. Cần kiểm tra các đường dây
điện, ổ cắm điện cao xa tầm tay trẻ và phải dán nilon với ổ cắm thấp không thể di dời.
Trong các phòng âm nhạc mĩ thuật chú ý các hộp màu nước cọ vẽ trẻ có thể hay nhầm lẫn
các loại nước phòng chống ngộ độc cho các trẻ nhỏ. Nền nhà phải đảm bảo khô, nên
dùng gạch nhám không nên dùng gạch quá sáng, quá trơn để phòng chống té trượt khi trẻ
vận động. Các hành lang đều có rào chắn, tay nắm và lan can cao 1m4 để đảm bảo an

toàn cho trẻ khi chơi. Giáo viên giáo dục trẻ không leo trèo lên cầu thang hay lan can gây
nguy hiểm tính mạng cho trẻ, thường xuyên nhắc nhở trẻ không thò tay vào ổ cắm điện
trong lớp học.
Việc phòng chống TNTT cho trẻ thời gian qua không có một trường hợp nào xảy
ra TNTT do CSVC, điều đó chứng tỏ rằng giải pháp này bắt buộc bất kỳ một cơ sở mầm
non nào cũng phải thực hiện một cách triệt để, nhằm mục đích hạn chế TNTT xảy ra với
trẻ trong hiện tại và lâu dài.
2.4.Giải pháp 4: Nắm rõ các nguy cơ gây ra tai nạn thương tích thường gặp ở
trẻ và cách phòng tránh.
Trẻ bị TNTT tại trường mầm non và ở tại gia đình là do người lớn chưa nắm được
các nguy cơ có thể gây ra tai nạn cho trẻ. Do thiếu ý thức chăm sóc bảo vệ con mình có
khoa học, thường để lúc xảy ra tai nạn mới tìm giải pháp, mới rút kinh nghiệm, mới đổ
lỗi cho hoàn cảnh, mới tìm nguyên nhân, mới học cách phòng chống. Việc nắm rõ các
nguy cơ xảy ra tai nạn trong trường mầm non và ở mọi lúc mọi nơi là cấp bách, có tính
đột phá để ngăn chặn kịp thời TNTT cho trẻ. Nếu trẻ được trang bị các kĩ năng sống tối
thiểu như cách nhận biết người lạ mặt, cách nói lời từ chối, la hét lớn kêu cứu để trẻ
không bị bắt cóc, bị lừa mang đi bán.v.v...cách thuyết phục người khác để mình không bị
bạo lực. Khi vui chơi vận động trong gia đình khu chung cư cao tầng lan can có cửa sổ
mình phải biết sợ nguy hiểm có thể chết người nếu mình thích leo trèo nhìn qua cửa sổ... ,
khi đi lại trong công viên khi đi qua cầu, cống, kênh mương lúc đi bộ lúc chạy nhảy
mạnh không làm chủ tốc độ nếu vấp ngã có thể xẩy ra tai nạn. Khi vui chơi với các đồ
chơi ngoài trời xích đu cầu trượt, bập bênh, leo trèo vận động trên ghế thể dục... nếu
không có các kĩ năng vận động phù hợp chính xác sẽ có thể gây ra TNTT. Tất cả các kĩ
năng cần dạy cho học sinh phụ huynh và ngay cả giáo viên cũng chưa được trang bị đầy
đủ vận dụng chưa linh hoạt thì thực tế các TNTT vẫn xẩy ra trong nhà trường, ở nhà, nơi
Nguyeãn Thò Höông Thuyû

11



Xây dựng trường học an toàn phòng chống TNTT cho trẻ ở trường Mầm non
công cộng...Nhưng từ khi giải pháp được triển khai được quán triệt chặt trong giáo viên.
Mức độ hiểu biết kĩ năng thực hành của giáo viên đã được kiểm soát và các kiến thức kĩ
năng phòng chống TNTT, các kĩ năng sống tới phụ huynh được tuyên truyền và có ý thức
cam kết trách nhiệm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ mọi lúc mọi nơi của cha mẹ người
thân với nhà trường thì kết quả đã khác tỉ lệ TNTT không xảy ra trường hợp nào tại nhà
và nơi công cộng.
Đối với lứa tuổi mầm non mọi kiến thức của trẻ đều thông qua hoạt động, vận
động, thông qua “Chơi mà học, học bằng chơi”, thỏa mãn nhu cầu chơi thì trẻ tiếp thu
kiến thức mới một cách tự nhiên. Thiếu vận động, thiếu chạy nhảy, thiếu một chút nghịch
ngợm trẻ dễ trở thành một đứa trẻ thụ động, thậm chí dẫn đến trẻ có thể bị tự kỷ đó là căn
bệnh khá phổ biến trong xã hội phát triển như ngày nay. Cũng chính từ thỏa mãn như cầu
cho trẻ nếu một giáo viên mầm non thiếu khả năng bao quát trẻ thì rất có thể dẫn đến
hoặc trẻ thụ động, nhút nhát do cô cấm đoán vận động, hoặc trẻ tang động do trẻ hoạt
động một cách tự do quá nhiều. Cả hai trường hợp đều có thể dẫn đến nguy cơ gây TNTT
cho trẻ. Trường hợp trẻ thụ động sẽ thiếu đi sự nhạy cảm, phản ứng chậm khi ứng phó
với những gì xung quanh tác động trực tiếp đến trẻ. Trường hợp thứ hai trẻ tăng động rất
dễ bị xảy ra tai nạn khi trẻ vận động quá sức, quá cường độ, tốc độ của vận động như khi
trẻ chạy nhảy, nô đùa…người chịu trách nhiệm chính đưa giải pháp phòng chống TNTT
phải nắm rõ điều này, qua đó giúp giáo viên nắm được nguy cơ gây ra TNTT để trong
qúa trình quản lý trẻ, có những việc làm kịp thời can thiệp đúng với đặc điểm vận động
của trẻ mầm non, giúp trẻ vui chơi, vận động trong môi trường an toàn dưới sự kiểm soát
của giáo viên. Ngăn chặn được TNTT xảy ra với trẻ. Ngoài sự vận động của trẻ nhà quản
lý còn giúp cho các giáo viên nắm được các nguy cơ có thể xảy ra tai nạn trong lúc tổ
chức các hoạt động ngoại khóa, tổ chức tham quan du lịch cùng gia đình như: khi tham
gia phương tiện giao thông, thăm quan sở thú, đuối nước do tắm biển, qua sông, qua suối
bằng thuyền đò…các nguy cơ này nếu phụ huynh được trang bị đầy đủ kiến thức, giáo
viên lường trước được hậu quả thì việc phòng chống TNTT cho trẻ sẽ thành công cao
hơn.
Quản lý trẻ chặt chẽ mọi lúc mọi nơi, đề phòng TNTT cho trẻ. Hướng giáo viên

dạy trẻ các kỹ năng thực hành và ý thức tự bảo vệ mình.
VD: Giờ thể dục: đi trên ghế thể dục, trườn sấp kết hợp trèo qua ghế thể dục, ném
bóng vào rổ, bật qua suối, bật sâu, bật xa…
Giáo dục trẻ những kiến thức cơ bản để giúp trẻ hiểu và có ý thức, hành vi tránh
các nguy cơ xảy ra TNTT. Thông qua hoạt động giáo dục và hoạt động vui chơi, các hội
thi lồng ghép kiến thức phòng chống TNTT giúp trẻ có các kỹ năng thực hành tự bảo vệ
an toàn cho mình. VD: kỹ năng leo trèo như trèo lên xuống ghế một mình, cách trèo: trẻ
dùng bàn chân đặt lên vùng trung tâm của ghế, đồng thời 2 tay vịn chặt thành ghế hoặc
vịn vào kệ khi lấy đồ chơi từ trên kệ xuống, chân nào lên trước thì chân đó xuống trước,
kết hợp tinh, nhanh giữa mắt với tay, mắt thường xuyên nhìn vào 4 chân ghế để giữ thăng
bằng. Hoặc nhờ người giữ ghế chắc chắn mới trèo, hoặc leo thang cũng vậy, cảm thấy
chưa an toàn thì không được trèo vì nhanh một phút chậm cả đời.
Dạy trẻ kỹ năng đi trên nền nhà trơn trượt: nếu đi trên nền nhà mới lau không có
dép đi trong nhà đầu thì phải đi chậm, đồng thời lòng bàn chân co gọn lại, các ngón chân
bấm chặt, hai tay giơ sang ngang giữ thăng bằng khỏi té ngã và chạy nhanh dần để vượt
qua chỗ trơn trượt. Dạy trẻ kỹ năng đi dưới trời mưa, đường gồ ghề, nên đề phòng một
cái gậy chống, đế bằng cao su để có độ bám khi chống.
Với hoạt động bé làm nội trợ: cho trẻ làm quen dụng cụ nhà bếp, giáo dục trẻ biết
cách sử dụng ga an toàn, kỹ năng dùng dao cắt, tránh xa nồi nước sôi
Nguyeãn Thò Höông Thuyû

12


Xây dựng trường học an toàn phòng chống TNTT cho trẻ ở trường Mầm non
a. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tai nạn thương tích ở trẻ trong trường
mầm non.
Do thiếu sự giám sát trông nom của người lớn, cô giáo người trông giữ trẻ nên trẻ
dễ tiếp xúc với các yếu tố gây nên TNTT cho trẻ một cách dễ dàng.
Do người lớn và đặc biệt là các cô giáo mầm non chưa được hướng dẫn cụ thể về

cách sơ cứu cho trẻ trong quá trình trẻ bị tai nạn, không có tủ thuốc cấp cứu, không có
nhân viên phụ trách y tế học đường.
Do giới tính: Bé trai thường hiếu động nên dễ xẩy ra tai nạn thương tích hơn là bé
gái; một số yếu tố khác gây xẩy ra tai nạn như trẻ con của các gia đình khó khăn, vùng
nông thôn chưa có điều kiện quan tâm chăm sóc, trông coi trẻ an toàn.
Các loại tai nạn thương tích thường gặp đối với trẻ mầm non:
Các tai nạn do ngã: chủ yếu do trơn trựơt, vấp ngã do đường đi mấp mô và thường
xảy ra ở nơi vui chơi, chủ yếu là ở các thiết bị đồ chơi ngoài trời.
Tai nạn do thiết bị đồ dùng đồ chơi ngoài trời: Thiết bị đồ chơi ngoài trời chủ yếu do
nhà trường và giáo viên tự chế hoặc được cấp đã nhiều năm, độ bền và độ an toàn hạn
chế, thiếu kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên nên khi trẻ chơi thường xẩy ra các trường
hợp hỏng hóc, sập, trượt ốc vít...
Đuối nước : do trẻ bị ngã vào xô- chậu có nước, một số trường, lớp, sân chơi của trẻ
gần ao, hồ, sông suối nhưng không có tường bao quanh, cổng chắn cũng là nguyên nhân
dẫn tới trẻ bị đuối nước...
Các tai nạn do ngộ độc: chủ yếu do ngộ độc thực phẩm, ăn phải quả độc, thức ăn có
dược phẩm độc hại không đảm bảo nguồn VSATTP, do uống nhầm thuốc...
Tai nạn thương tích gây ra do vật sắc nhọn và thường xảy ra ở nơi vui chơi: do trẻ
đùa nghịch xô đẩy nhau, dùng que làm kiếm nghịch, đấu kiếm, chọc nhau . Trẻ vô tình
chọc vào nhau gây chấn thương ở mắt rất nguy hiểm. Trẻ có thể cầm gạch, sỏi ném đùa
nhau, va vào các bậc thềm gây rách da, chấn thương phần mềm, gẫy xương.
Tai nan gây ngạt đường thở: do khi chơi với đồ chơi trẻ tự nhét đồ chơi vào mũi, tai
mình hoặc nhét vào tai bạn, mũi bạn. Các vật trẻ có thể nhét vào mũi, tai là hạt cườm, con
xúc xắc, các loại hạt, quả, thậm chí có trường hợp trẻ còn nhét cả đất nặn vào tai. Trẻ còn
ngậm đồ chơi vào mồm và có thể rách niêm mạc miệng, gãy răng hoặc hít vào gây dị vật
đường thở, nuốt vào gây dị vật đường ăn...
Tai nạn thương tích do súc vật và động vật hoang dã ( chó, rắn, ong... ): trong đó
chủ yếu do súc vật và côn trùng cắn và thường xảy ra ở nơi vui chơi, một số ít xảy ra ở
gia đình.
Do bỏng, điện giật: chủ yếu do trẻ sau khi chơi, khát nước - uống nhầm vào nước

nóng, khi ăn, uống, trẻ cũng có thể bị bỏng do thức ăn (canh, cháo, súp ....) mang từ nhà
bếp lên còn đang rất nóng, nếu không chú ý mà ăn, uống ngay sẽ gây bỏng cho trẻ. Có
trường hợp trẻ bị bỏng do cháy, hoả hoạn, các ổ cắm điện để ở vị trí thấp, thiếu an toàn.
Tai nạn giao thông: đối với trẻ mầm non các tai nạn thương tích chủ yếu do trẻ được
đưa đón bằng xe đạp và xe máy, vùng nông thôn do nhà gần trường nên trẻ thường đi về
một mình không có người lớn đi cùng nên cũng thường xẩy ra tai nạn.
Nói chung TNTT ở trong cơ sở giáo dục mầm non có thể xẩy ra ở bất cứ lúc nào,
mọi lúc, mọi nơi nếu thiếu sự quan tâm của cô giáo và người trông trẻ, của phụ huynh và
mọi người xung quanh thì đều dễ gây nên TNTT cho trẻ.
Nguyeãn Thò Höông Thuyû

13


Xây dựng trường học an toàn phòng chống TNTT cho trẻ ở trường Mầm non
Có hai loại tai nạn: Tai nạn không chủ định thường không có nguyên nhân rõ ràng,
khó có thể đoán trước được như ngã, bỏng, ngộ độc, chết đuối, thất lạc...Tai nạn có chủ
định như bạo lực, bạo hành thương tích thì không phải là tai nạn mà là sự tổn thương của
cơ thể ở các mức độ khác nhau gây nên, bởi tiếp xúc đột ngột với các nguồn năng lượng
(có thể là các tác động cơ học, nhiệt, hóa chất, chất phóng xạ ) quá ngưỡng chịu đựng của
cơ thể hoặc do cơ thể thiếu các yếu tố cần thiết cho sự sống như thiếu ôxy, mất nhiệt.
Thương tích có thể lý giải được và có thể phòng tránh được. Phòng chống TNTT có vai
trò quan trọng đến sự phát triển toàn diện về mặt nhân cách cho trẻ. Về mặt thể chất: cơ
thể trẻ được khỏe mạnh, không bị tổn thương về da thịt, trẻ được vận động nhanh nhẹn,
bình thường. Không những sẽ phát triển về mặt thể chất mà con giúp cho trẻ phát triển về
mặt nhận thức. Nếu trẻ không bị tổn thương về mặt thể xác hay về mặt tinh thần thì trẻ
được tìm hiểu, khám phá về thế giới xung quanh tốt hơn. Trẻ tích lũy được vốn kiến thức,
kỹ năng để có thêm kinh nghiệm, làm hành trang để trải nghiệm cuộc sống. Hơn nữa,
phòng chống được tai nạn thương tích cho trẻ sẽ giúp trẻ phát triển về mặt ngôn ngữ. Như
chúng ta đó biết, ngôn ngữ là phương tiện của tư duy, nếu không có ngôn ngữ thì trẻ sẽ

không phát triển được tư duy. Những tổn thương khi bị ngạt, hay bị vật nhọn đâm vào
miệng cũng có thể tổn thương về ngôn ngữ của trẻ. Ngoài ra, phòng chống được TNTT sẽ
giúp trẻ phát triển về mặt tình cảm xã hội. Trẻ được sống trong một môi trường an toàn,
không làm tổn thương đến trẻ, trẻ cảm nhận được những tình cảm, sự yêu thương, quan
tâm, chăm sóc của người lớn. Qua đó trẻ biết yêu quý, tôn trọng mọi người xung quanh,
biết giúp đỡ người khác. Không chỉ thế, còn giúp trẻ phát triển về mặt thẩm mỹ. Giáo
viên tạo môi trường an toàn, đẹp sẽ giúp trẻ muốn cảm nhận được cái đẹp từ con người,
môi trường. Từ đó trẻ muốn tạo cho bản thân mình có những hành động, việc làm đẹp
cho xã hội, tạo ra một môi trường an toàn cho chính mình và cho cả mọi người.
b. Cách phòng tránh TNTT thường gặp đối với trẻ.
• Phòng tránh đuối nước cho trẻ em:
Trẻ nhỏ sức yếu nên dễ bị ngạt thở khi ngã vào nước dù nước rất ít trẻ cũng có thể
bị chết đuối. Người chăm sóc trẻ cần chú ý. Luôn để mắt đến trẻ, không để trẻ chơi đùa
một mình bên cạnh các vật dụng chứa nước như chum, vại, xô, bể nước, hố nước, giếng
nước. Không cho trẻ đi tắm, bơi ngoài sông, suối mà không có người lớn kèm, phải làm
nắp đậy an toàn cho giếng, chum, vại.. người lớn phải đưa trẻ đi học trong mùa mưa lũ,
đặc biệt khi qua sông suối. Khi đi thuyền, bè phải mặc áo phao, nên dạy cho trẻ tập bơi
khi trẻ 6 tuổi trở lên.
Sơ cấp cứu: cần đưa trẻ ra khỏi nước và làm thông đường thở, nếu trẻ đã bất tỉnh
phải hà hơi, thổi ngạt một cách kiên trì sau đó nhanh chóng chuyển trẻ bị nạn đi đến cơ
sở y tế gần nhất.
• Phòng ngộ độc cho trẻ:
Người chăm sóc trẻ cần chú ý.
Phải cách ly hoặc để xa tầm với của trẻ các loại thuốc hóa chất như thuốc trừ sâu,
thuốc chuột, thuốc chữa bệnh, bình xịt muỗi, thuốc tẩy rửa. Hướng dẫn và thực hành cho
trẻ ăn, uống sạch sẽ, không ăn thức ăn lạ, ôi thiu, nấm lạ.
Không sử dụng các vật chứa hóa chất để đựng đồ ăn, thức uống.
Không sử dụng các vật đựng đồ ăn thức uống để chứa các chất khác như xăng,
cồn, dầu hỏa.
Sơ cấp cứu: nếu nghi ngờ trẻ uống nhầm thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại, ăn phải

nấm độc thì bằng mọi cách gây cho trẻ nôn ngay và cho uống than hoạt tính, sau đó
chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất
• Phòng tránh ngã cho trẻ em
Nguyeãn Thò Höông Thuyû

14


Xây dựng trường học an toàn phòng chống TNTT cho trẻ ở trường Mầm non
Trẻ nhỏ thường hiếu động, chạy nhảy, leo trèo nên rất dễ bị ngã. Ngã là một tai nạn
thương tích dễ gặp và dễ gây những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng
của trẻ. Người chăm sóc trẻ cần chú ý:
Thường xuyên nhắc nhở trẻ không được chạy nhảy, nô đùa, xô đẩy nhau khi ở nhà,
ở trường, trên đường đi học, đi chơi.
Dạy trẻ không được leo trèo: trèo cây, trèo tường, cột điện, cầu thang…
Võng mắc cho trẻ phải thấp và có dây buộc 2 mép võng khi trẻ ngủ trong võng.
Không cho trẻ nhỏ đùa nghịch, đu võng…
Đảm bảo các bậc thềm, bậc cầu thang không trơn trượt, không quá dốc, không quá
hẹp.
Luôn giữ sàn nhà, nhà tắm, sân khô ráo không trơn trượt, không mấp mô lồi lõm.
Cách sơ cấp cứu: Quan sát, tìm hiểu nguyên nhân gây cho trẻ ngã để có cách xử
lý thích hợp. Nếu chấn thương nhẹ như bầm, tím, xây xát da thì phải rửa bằng nước sạch,
sát trùng và băng lại. Nếu chấn thương nặng như gãy xương, chảy máu thì phải cố định
xương và cầm máu bằng cách băng ép sau đó nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần
nhất để cấp cứu.
• Phòng tránh bỏng cho trẻ em
Bỏng rất nguy hiểm, nếu bỏng nặng có thể để lại di chứng như sẹo, co rút cơ, gây
tàn phế suốt đời hoặc gây chết người. Trẻ em, đặc biệt từ 2-5 tuổi dễ bị bỏng vì tính trẻ
hiếu động, tò mò và do sự bất cẩn của người chăm sóc trẻ. Người chăm sóc trẻ cần chú ý:
Phải làm cửa chắn quanh khu vực nấu ăn. Phải để xa tầm với của trẻ như thức ăn,

đồ uống mới nấu, nồi canh, nồi nước sôi, phích nước nóng, vật dễ cháy nổ như ga, xăng,
cồn…
Luôn kiểm tra nhiệt độ của thức ăn, đồ uống trước khi cho trẻ ăn, uống. Hướng
dẫn trẻ không nghịch lửa và các vật dễ cháy nổ như diêm, bật lửa, xăng dầu.
Cách sơ cấp cứu: Khi trẻ bị bỏng cần nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi nguồn gây
bỏng, ngâm vùng cơ thể bị bỏng hoặc dưới vòi nước mát trong vòng 20-30 phút, sau đó
chuyển trẻ bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất
• Phòng tránh động vật cắn, đốt, hút cho trẻ em
Người chăm sóc trẻ cần chú ý:
Không cho trẻ trêu chọc các con vật như chó, mèo và không phá tổ chim.
Dạy trẻ không chơi gần bụi rậm đề phòng rắn cắn, đi ra ngoài buổi tối với trẻ nên
có đèn hoặc khua gậy khi đi qua bụi rậm. Không cho trẻ đứng hay đùa nghịch trên lưng
trâu, bò. Phải tiêm phòng đầy đủ cho các vật nuôi như chó, mèo (nếu nhà có nuôi).
Cách sơ cấp cứu: Rửa vết cắn bằng nhiều nước và xà phòng, nếu cần có thể sử
dụng bất cứ loại nước sạch có sẵn và chuyển trẻ bị đến cơ sở y tế gần nhất.
• Phòng tránh điện giật cho trẻ em.
Điện giật rất nguy hiểm vì gây bỏng, tổn thương thần kinh và dễ gây chết người.
Người chăm sóc trẻ cần chú ý. Để ổ điện lên cao ngoài tầm với của trẻ. Dùng ổ cắm điện
có nắp đậy hoặc lấy băng dính dán kín những ổ cắm điện ít dùng đến. Cấm dùng dây diện
không có phích để cắm trực tiếp vào ổ điện. Phải thường xuyên kiểm tra hệ thống điện đề
phòng bị hở.
Dạy trẻ và không để trẻ chơi gần máy thủy điện nhỏ, trạm điện, biến thế điện.
Dạy trẻ và hướng dẫn trẻ tránh xa nơi dây điện đứt rơi xuống
Không để trẻ trèo cột điện, thả diều gần đường dây điện. Hướng dẫn trẻ khi trời
mưa to, Giông bão phải chạy ngay vào trong nhà, không được đứng ngoài đồng trống,
không được trú, nấp dưới gốc cây to đề phòng sét đánh.
Nguyeãn Thò Höông Thuyû

15



Xây dựng trường học an toàn phòng chống TNTT cho trẻ ở trường Mầm non
Cách sơ cấp cứu: Quan sát đảm bảo an toàn và bằng mọi cách tách nạn nhân ra
khỏi nguồn điện. Nếu trẻ đã bất tỉnh phỉa kêu gọi mọi người giúp đỡ, tiến hành ép tim
ngoài lồng ngực và hà hơi thổi ngạt. Cần làm ngay lập tức và kiên trì. Sau đó khi thất nạn
nhân hồi tỉnh sẽ chuyển trẻ bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất.
• Phòng tránh ngạt tắc đường thở cho trẻ em.
Trẻ nhỏ rất dễ bị ngạt và tắc đường thở khi nuốt hoặc nhét các vật gây tắc đường
thở vào miệng, mũi. Người chăm sóc trẻ cần chú ý
Cho trẻ ăn thức ăn đã nghiền nhuyễn với trẻ nhỏ (24-36 tháng), cắt nhỏ hạt lựu với trẻ
(36-72 tháng) không lẫn xương lẫn hạt.
Để ngoài tầm với của trẻ các vật dễ nuốt như đồng xu, kim băng, cúc áo, hột hạt
trái cây, hạt đậu phụng…Không cho trẻ nhỏ vừa ăn vừa cười đùa
Dạy trẻ không nên chơi trò dùng túi ni long, chăn gối để chụp lên đầu nhau.
Cách sơ cấp cứu: Nhanh chóng lấy dị vật ra khỏi mũi miệng của trẻ. Để trẻ cúi
hoặc nằm sấp trên đùi bạn, đầu thấp hơn cơ thể. Vỗ mạnh nhiều lần vào lưng giữa hai vai
trẻ để dị vật bật ra ngoài. Nếu trẻ bất tỉnh phải hà hơi thổi ngạt ngay, và khi trẻ thở được
thì chuyển trẻ bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất
• Phòng tránh tai nạn bom mìn và các loại vật nổ cho trẻ em.
Bom mìn, đạn, vật liệu nổ đều rất nguy hiểm gây chết người hoặc thương tích cho
bản thân và mọi người xung quanh.
Người chăm sóc trẻ cần chú ý. Dạy trẻ biết phòng chống và nhận biết các loại
bom, mìn, vật liệu nổ.
Không để trẻ tham gia dò tìm phế liệu chiến tranh, không được cưa đục, tháo gỡ
hoặc đốt cháy bom, mìn, vật nổ, vật lạ. Phải rào và lắp biển báo, biển cấm khi phát hiện
khu vực có bom mìn, vật nổ.
Dạy trẻ tuyệt đối không được đụng chạm, cầm, di chuyển, ném đến bom mìn, vật
nổ, vật lạ với bất cứ lý do gì khi nhìn thấy. Không được dùng sỏi, đá, que, gậy hoặc
những vật khác để ném, đạp vào bom, mìn, vật nổ.
Cách sơ cấp cứu: Tiến hành cầm máu sau vết thương. Nếu có nghi ngờ có gãy

xương cần cố định và bất động nạn nhân, gọi người có chuyên môn y tế giúp đỡ. Nhanh
chóng chuyển trẻ bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất.
• Phòng tránh tai nạn giao thông cho trẻ.
Người chăm sóc chú ý. Dạy trẻ không đi xe đạp hàng ba, không đùa nghịch, đu
bám tàu, xe, không đua xe, không phóng nhanh vượt ẩu.
Dạy cháu nhắc người lớn không điều khiểu xe sau khi uống bia rượu, đồ có cồn,
mọi người khi tham gia giao thông cần nghiêm chỉnh chấp hành điều luật an toàn giao
thông, đội mũ bảo hiểm cho trẻ trên 6 tuổi, trẻ nhỏ qua đường phải có người lớn đi kèm,
nhà gần đường giao thông phải có cửa, rào chắn, đặc biệt là nhà có trẻ nhỏ. Không cho
trẻ nhỏ đá bóng, chơi đùa lòng đường.
Cách sơ cấp cứu khi trẻ bị TNGT; nhanh chóng sơ cấp cứu, cầm máu vết thương,
nếu bị chấn thương vào đầu, nghi ngờ gãy xương cần cố định bất động nạn nhân, gọi
người có chuyên môn y tế giúp đỡ sau đó nhanh chóng chuyển trẻ tới cơ sở y tế gần nhất.
Trên thực tế khi vận dụng giải pháp này trường mầm non 1 đã thực hiện thành
công do toàn thể CB-GV đều đã nắm rõ các nguy cơ có thể xảy ra tai nạn đối với trẻ.
Trong năm học qua giải pháp này đã được áp dụng triệt để, phụ huynh và người trông trẻ
tại gia đình đã hiểu rất rõ các nguy cơ, vì vậy trẻ được an toàn tuyệt đối trong lúc tham
gia các hoạt động xã hội tham quan, du lịch cùng người thân… giải pháp này thực sự đi
vào đời sống gia đình trẻ và công đồng xã hội tại địa phương.
Nguyeãn Thò Höông Thuyû

16


Xây dựng trường học an toàn phòng chống TNTT cho trẻ ở trường Mầm non
2.5.Giải pháp 5: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh và các tổ chức
cộng đồng, xây dựng bản cam kết trách nhiệm đảm bảo an toàn tuyệt đối mọi lúc
mọi nơi, tạo thành “Tam giác vàng: gia đình – nhà trường – cộng đồng” bảo vệ bình
yên cho trẻ.
Nhà trường luôn chỉ đạo cho giáo viên tuyên truyền phổ biến kiến thức phòng

chống TNTT cho phụ huynh thông qua các buổi họp phụ huynh. Phối hợp cùng phụ
huynh tổ chức làm đồ dùng dạy học, đồ chơi, vật trang trí để làm lớp đẹp, hấp dẫn phục
vụ cho việc học của cháu và sự quan tâm của phụ huynh cũng là dịp để tuyên truyền, phổ
biến kiến thức về giáo dục trẻ, phòng chống TNTT, vệ sinh an toàn thực phẩm, nuôi dạy
con theo khoa học. Giáo viên còn trực tiếp hướng dẫn, giúp cho cha mẹ trẻ nắm được
từng nội dung kế hoạch của nhà trường, lớp về trường học an toàn, phòng chống TNTT
để ở nhà phụ huynh giúp trẻ duy trì thói quen đó. Đồng thời trong từng lần họp với phụ
huynh chúng tôi còn đưa ra các chỉ tiêu dứt điểm từng đợt thi đua. Từ đó giáo viên có
trách nhiệm vận động phụ huynh đi họp đông đủ, đúng thành phần. Sau mỗi lần họp phụ
huynh nhà trường đều tổ chức đánh giá tuyên dương các lớp có số lượng phụ huynh đi dự
họp đông đủ, đúng đối tượng.
Công tác tuyên truyền phòng chống TNTT với phụ huynh là việc vừa dễ lại vừa
khó, dễ vì đây là công việc hàng ngày của giáo viên, khó ở đây là giáo viên phải có
những lời nói thuyết phục, biết chọn lọc những nội dung tuyên truyền thiết thực, thu hút
được phụ huynh để phụ huynh dễ hiểu và dễ thực hiện. Giải pháp này muốn nói đến tính
hiệu quả của công tác tuyên truyền. Cái mới ở đây không thể là tuyên truyền một chiều
mà là kết quả tuyên truyền được thể hiện rõ rệt trở thành hành động của bậc làm cha, làm
mẹ, của những người thân xung quanh trẻ, thể hiện sự hiểu biết của mình bằng sự quan
tâm, chăm sóc, yêu thương trẻ từng giờ, từng hoạt động, diễn ra hằng ngày những lúc trẻ
trở về nhà bên người thân. Mọi tuyên truyền bằng lý thuyết sẽ trở nên vô nghĩa khi nhà
giáo dục không có giải pháp để kiểm tra mức độ hiểu biết của phụ huynh, cách thể hiện
trách nhiệm của mình đối với con trẻ khi sống chung dưới một mái nhà. Các việc làm của
người lớn đều có những ảnh hưởng nhất định tác động vào tâm tư, tình cảm, sự phát triển
của trẻ. Đặc biệt quyết định sự an toàn về tính mạng và tránh được TNTT xảy ra trên mỗi
trẻ trong cuộc sống hàng ngày tại gia đình. Đó chính là sự cam kết trách nhiệm, sự hiểu
biết kiến thức về cách phòng chống TNTT cho trẻ mà giáo viên, cộng đồng, nhà trường
tuyên truyền. Sự hiểu biết nhất định về những qui định của pháp luật đối với người thân,
cha mẹ, người trông trẻ tại gia đình, chịu trách nhiệm hình sự nếu để xảy ra tai nạn ảnh
hưởng đến tính mạng con trẻ.
Tuyên truyền bằng hình ảnh trực quan qua góc tuyên truyền của từng lớp, bảng tin

của nhà trường; Tuyên truyền từng đợt phòng chống TNTT có thể xảy ra và được các ban
an toàn giao thông, trạm y tế phổ biến kiến thức phòng: Ví dụ: Các hình ảnh tai nạn về
tay, chân, đầu, hình ảnh các em bé bị bỏng, điện giật, bị chết do đuối nước, do té cầu
thang, do leo cây, chìm đò…hình ảnh trẻ thường xuyên đội mũ bảo hiểm đúng quy định,
không lại gần các thú giữ khi vào tham quan công viên sở thú, không nô đùa gần chuồng
trại gia súc. Trẻ phải được xem quan sát các phim tư liệu về phòng chống TNTT tự trẻ rút
ra kinh nghiệm và các kĩ năng sống cho bản thân qua hướng dẫn của người lớn.
Tuyên truyền hưởng ứng tháng, năm an toàn giao thông: Giờ hoạt động ngoài trời
vào thứ hai hằng tuần nhà trường tổ chức cho học sinh các lớp theo từng khối vẽ các
nhóm biển báo hiệu giao thông đường bộ, tranh tuyên truyền về hành động đúng, sai khi
tham gia giao thông đường bộ, sau hội thi nhà trường tổng kết chọn, phân loại theo đề tài
đóng tập, chọn tranh có nội dung tốt, đẹp trang trí ở khu tuyên truyền nhà trường.
Nguyeãn Thò Höông Thuyû

17


Xây dựng trường học an toàn phòng chống TNTT cho trẻ ở trường Mầm non
Biện pháp tuyên truyền kết hợp với phụ huynh ở nhà trường giúp giáo viên và phụ
huynh hiểu nhau hơn, từ đó thuận lợi trong việc giáo dục trẻ tránh những nơi nguy hiểm,
không an toàn với trẻ. Và cũng yên tâm hơn trong công tác phòng tránh tai nạn tại nhà vì
phụ huynh đã có kiến thức về cách phòng tránh tai nạn và họ biết điều gì mình nên làm.
Giáo viên phối hợp với phụ huynh là việc làm rất cần thiết tạo cho trẻ một môi trường an
toàn về sức khỏe, tâm lí và thân thể.
Muốn phụ huynh áp dụng tốt các kiến thức khoa học về bảo vệ an toàn cơ thể trẻ tại
gia đình để trẻ có cuộc sống tốt, sự tăng trưởng về thể lực, trí tuệ, cảm nhận được thế nào
là an toàn, an toàn tính mạng là hạnh phúc của mỗi gia đình là sự bình yên cho xã hội,
định hướng cho cuộc sống sau này thì nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với các tổ chức
xã hội trong đó quan trọng nhất là hội phụ huynh của nhà trường. Luôn luôn lồng ghép
kiến thức phòng chống TNTT đa dạng những kiến thức đó không chỉ là lý thuyết mà tổ

chức thực hành lồng ghép qua các hội thi: “Gia đình và sức khỏe trẻ thơ”, “Bé khỏe bé
ngoan”, “Bé làm nội trợ”, rèn kĩ năng sử dụng dao, kéo phòng chống cháy nổ, hội thi “Bé
tìm hiểu luật giao thông” rèn các thói quen đội mũ bảo hiểm lúc ngồi xe máy, thói quen
không thò đầu và tay ra ngoài, ngồi yên khi đi tàu lửa, ngồi máy bay, xe ô tô con phải thắt
dây an toàn không sử dụng điện thoại, thói quen qua đường phải có người lớn dắt, thói
quen khi đi bộ trên hè phố phía tay phải, không đùa giỡn, chạy nhảy, đá bóng, nô đùa trên
lòng, lề đường phố, “Hội khỏe Măng non”...rèn kỹ năng khéo léo, không xô đẩy bạn khi
tham gia trò chơi kéo co, đá banh... Hình thức tổ chức phải đa dạng, phong phú, làm thế
nào để các bé cùng gia đình có thể tham gia. Ví dụ như “Hội thi bé tìm hiểu luật giao
thông” nhà trường có thể kêu gọi phụ huynh tham gia cùng con trẻ. Để trẻ mẫu giáo đi
chợ tự chọn những chiếc mũ bảo hiểm theo yêu cầu của hội thi. Có thể mỗi hội thi mỗi
năm tổ chức các hình thức khác nhau. Như vậy trẻ sẽ có nhiều kỷ niệm đẹp nhất là trẻ
được tập làm người lớn độc lập, sáng tạo, tự lo cho sự an toàn của mình trước sự chứng
kiến của rất nhiều người trẻ sẽ rất thông minh và phát triển toàn diện hơn.
Tổ chức cho phụ huynh tham quan các hình ảnh tuyên truyền bảo đảm an toàn cho
trẻ đa chiều, cách dạy con các kĩ năng bảo vệ tính mạng tránh các vận động nguy hiểm
đến tính mạng trẻ, nhất là tuyên truyền vào giờ đón, trả trẻ. Với mục đích kiến thức đảm
bảo phòng chống TNTT được đi vào cuộc sống hàng ngày của trẻ trong gia đình.
Bên cạnh việc tuyên truyền bằng các hội thi, tham quan các hình ảnh về an toàn tính
mạng cho trẻ thì nhà trường cần xây dựng bản cam kết “Tam giác vàng Gia đình – nhà
trường – cộng đồng” bảo vệ an toàn phòng chống TNTT cho trẻ trong trường mầm non
sao cho toàn thể mọi người xa, gần xung quanh trẻ dù gián tiếp hay trực tiếp đều phải có
trách nhiệm cụ thể bằng hành động trước sự an toàn tuyệt đối cho trẻ mầm non mọi lúc
mọi nơi.
Trong thực tế nhà trường mầm non có làm tốt công tác phòng chống TNTT cho trẻ đã
hạn chế các tai nạn đáng tiếc xẩy ra trong thời gian trẻ đi học. Nhưng do nhiều nguyên
nhân khác nhau nên lúc trẻ về nhà, hoặc tham gia các hoạt động xã hội khác nơi cộng
đồng, dân cư một số TNTT vẫn xẩy ra ngoài ý muốn, ngoài tầm kiểm soát của nhà trường
những tai nạn do đuối nước, do thú cắn, do hóc sặc, té xe đạp, xe máy, bỏng do điện giật,
cháy nổ, té ngã cầu thang ở nhà, té từ lan can chung cư... Hàng ngày đang rình rập tạo

nên sự bất an làm tổn thương tinh thần, tính mạng trẻ và sự lo lắng cho mọi người xung
quanh trẻ. Là áp lực lớn cho các nhà giáo dục chăm sóc trẻ làm ảnh hưởng đến mục tiêu
giáo dục toàn diện trẻ trong thời kì mới. Muốn công tác phòng chống TNTT đạt kết quả
cao các nhà quản lí giáo dục cần quan tâm hơn đến việc cam kết trách nhiệm của người
làm cha làm mẹ, làm người thân xung quanh trẻ. Dù người đó là ai phải biết rõ hơn trách
nhiệm của mình trong việc đảm bảo an toàn phòng chống TNTT cho con trẻ nhất là lúc
Nguyeãn Thò Höông Thuyû

18


Xây dựng trường học an toàn phòng chống TNTT cho trẻ ở trường Mầm non
trẻ về với gia đình và lúc trẻ tham gia hoạt động ngoài công cộng. Chúng ta không thể nói
suông bằng các giải pháp của nhà quản lí, nhà giáo dục chăm sóc trẻ mà khi gia đình trẻ
lại thiếu trách nhiệm trong hành động bảo vệ an toàn cho trẻ trực tiếp trong ngôi nhà của
mình. Một số tai nạn gần đây là hồi chuông báo động cho sự rạn nứt của hạnh phúc vợ
chồng của cha mẹ trẻ khi trẻ bị ép tự tử bằng cách uống thuốc độc... Vì sự vô tâm, thiếu
trách nhiệm đùn đẩy trong việc nuôi con lúc ba mẹ li hôn, vì phải làm ăn xa, vì bận nhiều
lí do khác nên nhờ người chăm sóc hộ, đưa đón hộ và đã để xẩy ra tai nạn đau lòng. Vì
bất cẩn trong lúc trông coi, vì bận việc nên để con ở nhà một mình vì những lí do hết sức
đơn giản như nghe điện thoại, vừa trông con vừa làm việc, vì vội....mà gây ra tai nạn cho
con mình. Vậy nội dung bản cam kết đó phải xây dựng trên cơ sở các quy định của pháp
luật của nhà nước trong việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em, do công ước quốc tế quy định để
làm cơ sở quy rõ trách nhiệm và phải chịu trách nhiệm hình sự trước pháp luật khi để
xẩy ra tai nạn với trẻ. Đó là hành động có chủ đích bảo vệ an toàn cho trẻ lúc của cha mẹ,
người thân, người trông coi trẻ lúc ở nhà, được thông qua bản cam kết 5 không; 5 có:
5 Không: 1.Không bỏ trẻ bơ vơ một mình trong nhà.
2.Không gửi trẻ cho người khác đưa - đón, trông, coi, nuôi hộ.
3.Không làm việc riêng khi chăm sóc trẻ.
4.Không để con trẻ xa rời cha, mẹ.

5.Không để con trẻ tham gia giao thông khi thiếu ba, mẹ đi cùng.
5 Có:
1.Có 1 gia đình hạnh phúc đủ cả cha lẫn mẹ cho trẻ.
2.Có cha mẹ là người bạn lớn vui chơi với trẻ lúc ở nhà.
3.Có đủ đồ chơi, phòng chơi an toàn cho trẻ lúc ở nhà.
4.Có mũ bảo hiểm lúc trẻ ra đường.
5.Có cả cha, mẹ đi cùng lúc trẻ đi ra khỏi nhà mình.
Bản cam kết này sẽ được kí kết trong cuộc họp giao ban lúc triển khai kế hoạch
phòng chống TNTT vào đầu năm học với sự có mặt đầy đủ các thành phần đại diện, sau
đó cụ thể hóa thông qua cuộc họp phụ huynh đầu năm giao chỉ tiêu cho từng lớp thông
qua giáo viên chủ nhiệm. Đây là tiêu chí thi đua đánh giá công tác tuyên truyền đối với
phụ huynh của giáo viên chủ nhiệm lớp.
* Tính mới của đề tài thể hiện trong các giải pháp chúng tôi tập trung giải quyết
các vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống của trẻ trong trường mầm non nhằm mục đích
phấn đấu đạt mục tiêu hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới, trẻ
thông minh, năng động, khỏe mạnh, sáng tạo, có khả năng ứng phó với mọi thay đổi của
môi trường xung quanh...Từ khi áp dụng giải pháp phòng chống TNTT đưa vào thực hiện
tại trường mầm non 1 thì chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ngày được nâng cao, đặc biệt
hoạt động phòng chống TNTT cho trẻ được quan tâm và chú trọng, nhà trường luôn
nghiên cứu tìm những biện pháp mới nhằm đảm bảo phòng chống tai nạn thương tích cho
trẻ tốt hơn. Vì thế bên cạnh những biện pháp đã nghiên cứu thực hiện, tôi mạnh dạn chọn
đề tài này có tính đột phá để thực hiện “xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ tại nhà trường”.
Giải pháp đảm bảo phòng chống TNTT trong Trường Mầm non thời gian qua áp
dụng đã thành công tốt đẹp. Từ lúc áp dụng cách làm mới đã tác động tích cực đến nhận
thức, kỹ năng, thái độ, phẩm chất nhân cách ban đầu của trẻ mầm non. Đồng thời cũng có
những tác động tích cực tới nhận thức của đội ngũ CBQL – GV người lao động trong nhà
trường. Điều quan trọng là kết quả thể hiện trên chất lượng chăm sóc trẻ tăng lên rõ rệt.
Sức khỏe tâm lý trẻ, trí tuệ vận động và sự phát triển toàn diện của trẻ theo chiều hướng
tích cực tạo được niềm tin về đảm bảo phòng chống TNTT trong nhân dân và phụ huynh.

Nguyeãn Thò Höông Thuyû

19


Xây dựng trường học an toàn phòng chống TNTT cho trẻ ở trường Mầm non
Việc áp dụng các giải pháp mới có hiệu quả cao, có sức lan tỏa rộng đi vào đời
sống nhân dân đã đem đến những thành công nhất định, được chứng minh bằng kết quả
cụ thể. Kế hoạch xây dựng trường học an toàn phòng chống TNTT của nhà trường đã
được triển khai rộng rãi cho từng giai đoạn trong năm. Khối lượng công việc tuy lớn, tỉ
mỉ đòi hỏi đội ngũ cán bộ, giáo viên và người lao động trong toàn trường với năng suất
lao động cao, mọi việc làm đều tính đến chất lượng, hiệu quả có thể áp dụng không chỉ
trong nhà trường mà còn có thể áp dụng thành công cho mọi trường học mầm non trong
toàn Tỉnh, khu vực.
3. Kết quả thực hiện.
Qua quá trình thực hiện vừa tổng kết, vừa rút kinh nghiệm, vừa bổ sung những
việc làm có tính sáng tạo đem lại hiệu quả cao, điều đó được minh chứng qua các bảng số
liệu tổng kết tình hình trẻ TNTT.
Bảng khảo sát mức độ hiểu biết về kiến thức, kỹ năng thực hành, thái độ phòng
chống TNTT ở trường mầm non tháng 4/2016:
STT

Đối tượng

1

Giáo viên + cô
nấu ăn+NV y
tế


2

3

Số lượng
người tham
gia

Kiến thức, kỹ năng thực hành, thái độ phòng chống TNTT
Kiến thức về phòng
Kỹ năng thực hành Thái độ phòng chống
chống TNTT
phòng chống TNTT
TNTT

34
(25GV+8cô
Nấu
ăn+1ytế)

34 Tốt

Phụ huynh

337

319 tốt

Học sinh mẫu
giáo


337

277 tốt

32 Hoàn
thành

2 Chưa
hoàn
thành

34 tốt

18 chưa
tốt

303
hoàn
thành

34 chưa
hoàn
thành

337 tốt

60 chưa
tốt


269
hoàn
thành

68 chưa
hoàn
thành

268 tốt

69 chưa
tốt

Như vậy qua bảng khảo sát cuối năm cho ta thấy kiến thức, kỹ năng thực hành và
thái độ tự phòng chống TNTT ở trường mầm non tăng lên rõ rệt. Đối với giáo viên kiến
thức, kỹ năng, thái độ đã hoàn toàn thay đổi. Giáo viên luôn tự giác học tập bồi dưỡng
thường xuyên, các thông tư, chỉ thị, các văn bản, nghị định pháp luật..cụ thể hóa các văn
bản, thông tư 13 thành nội qui đảm bảo an toàn phòng chống TNTT cho trẻ hàng ngày
được dán ở bảng tin nhà trường, lớp và gởi cho phụ huynh. Ý thức của giáo viên khi tham
gia giao thông được nâng lên rõ rệt, giáo viên tuyên truyền cho phụ huynh học sinh chấp
hành tốt luật giao thông đường bộ. Có ý thức phòng chống tai nạn cho con em, cho học
sinh khi tham gia hoạt động ngoại khóa, tham quan du lịch. Khả năng bao quát chăm lo
thường xuyên cho học sinh trong mọi tình huống, bảo vệ các cháu mọi lúc mọi nơi cũng
được thể hiện rõ rệt. Môi trường học tập vui chơi của trẻ ở tại trường mầm non trở nên
ấm áp, thân thiện.
Từ có ý thức xây dựng môi trường an toàn phòng chống TNTT cho trẻ được nâng
cao, kết quả thực hành các thao tác xử lý tình huống khi trẻ bị tai nạn dù nhẹ hay nặng
cũng được thể hiện bằng kỹ năng thực hành lưu loát, bình tĩnh, để bảo đảm an toàn cho
trẻ đến giờ chuyển đến cơ sở y tế gần nhất. Trong các kỳ sinh hoạt Hội chữ thập đỏ được
tập huấn giả định sơ cấp cứu một số tình huống có thể xảy ra tai nạn cũng được giáo viên

thể hiện qua các kỹ năng thực hành đạt yêu cầu của cơ quan y tế đề ra.
Đối với phụ huynh và học sinh, sau khi kế hoạch xây dựng trường học an toàn
phòng chống TNTT cho trẻ được triển khai trong nhà trường. Công tác tuyên truyền
phòng chống TNTT cho trẻ thực hiện đồng bộ. Hội phụ huynh học sinh được tiếp cận
thông tin phòng chống tai nạn cho các con em mình nhanh nhất bằng nhiều con đường.
20
Nguyeãn Thò Höông Thuyû


Xây dựng trường học an toàn phòng chống TNTT cho trẻ ở trường Mầm non
Thông tin trao đổi từ cuộc họp phụ huynh, từ các giờ đưa đón trẻ, từ phương tiện đại
chúng. Đặc biệt là các bậc cha, mẹ được tham gia hoạt động cùng các con thông các hội
thi có lồng ghép nội dung phòng chống TNTT cho trẻ, đồng thời được thực hành một số
kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ. Cùng với cộng đồng xã hội nơi mình đang sinh sống
kết hợp với nhà trường xây dựng bản cam kết trách nhiệm phải đảm bảo an toàn cho con
trẻ không những trong nhà trường mà mọi lúc mọi nơi khi trẻ tham gia hoạt động vui
chơi, thể thao giảo trí ở công viên, khu du lịch, bể bơi, sân vận động…
Đối với học sinh từ ngày nhà trường áp dụng giải pháp phòng chống TNTT các
giáo viên đã tiến hành truyền thụ những kiến thức, kỹ năng thực hành tự bảo vệ mình sơ
đẳng nhất nhưng rất gần gũi phù hợp với sở trường vận động của trẻ, qua các trò chơi dân
gian, vận động, hoạt động góc hàng ngày. Nhất là đối với trẻ 3, 4, 5 tuổi các em tự lao
động phục vụ, qua đó được tiếp xúc với các kỹ năng thực hành sử dụng dao, kéo, đạp xe
đạp, cách sử dụng bếp ga an toàn, tự bảo vệ mình không bị bỏng không bị điện giật…
Như vậy qua so sánh bảng khảo sát mức độ hiểu biết đầu năm và cuối năm học
cho ta thấy chất lượng, hiệu quả, năng xuất lao động, khối lượng công việc của kế hoạch
xây dựng trường học an toàn phòng chống TNTT cho trẻ được nâng cao rõ rệt. Khảo sát
đầu năm về kiến thức phòng chống TNTT số trẻ 127 tôt, chưa tốt 210, cuối năm khảo sát
tốt 277 (tăng 150 cháu so với đầu năm), chưa tốt 60 cháu. Về kỹ năng tăng 165 cháu so
với đầu năm và thái độ phòng chống TNTT tăng 142 cháu.
Nhờ áp dụng các giải pháp phòng chống TNTT đã đi vào đời sống của trẻ, của nhà

trường, gia đình và toàn xã hội nên đã giảm thiểu được tối đa các TNTT cho trẻ. Điều
đáng quan tâm nhất là tỉ lệ TNTT giảm hẳn so với năm học trước, trường học, gia đình
trở thành ngôi nhà thân thiện, ấm áp tình yêu thương, đem đến cuộc sống bình yên cho
trẻ, giúp trẻ phát triển đáp ứng mục tiêu trong thời kỳ mới.
Việc đánh giá trường học an toàn phòng chống TNTT cho trẻ đạt tiêu chuẩn của
trường chuẩn Quốc gia mức độ 1, cũng nói lên mức độ hoàn thành các giải pháp mới
trong năm học 2015 – 2016 đã thành công đem lại hiệu quả cao có thể áp dụng cho các
trường học khác. Các phụ lục 2,3, bảng kiểm đánh giá trường học an toàn phòng chống
tai nạn thương tích cho trẻ cho thấy nội dung đánh giá không đạt đã thay đổi. Bảng kiểm
đánh giá trường học an toàn phòng chống TNTT cho trẻ ở trường mầm non năm học
2014 – 2015 và năm học 2015 – 2016 cho ta thấy. Kết quả đánh giá bảng kiểm năm học
2014 – 2015 có 9 nội dung không đạt (xem phụ lục 2), năm học 2015 – 2016 chỉ còn 1
nội dung không đạt (xem phụ lục 3). Như vậy thực tế cho thấy tình hình TNTT chỉ được
cải thiện khi chúng ta có kế hoạch thực hiện bằng những việc làm cụ thể, vận dụng các
giải pháp có tính đột phá mới hiệu quả cao, có sức lan tỏa rộng phù hợp với đặc điểm của
nhà trường, được sự ủng hộ nhiệt tình của gia đình và xã hội.
100% trẻ đảm bảo an toàn tuyệt đối trong trường lớp mầm non. Không có trường
hợp học sinh ngộ độc, tiêu chảy xảy ra trong trường lớp. Không có trẻ ăn quà vặt, hàng
rong trong trường lớp.
100% Phụ huynh đưa đón trẻ đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Trẻ không
chơi những đồ chơi không an toàn như súng nhựa, điện tử, kiếm, vật nhọn. Qua đánh giá,
khảo sát các cháu đều nắm được những hành vi đúng, sai trong việc phòng chống TNTT
theo kế hoạch của lớp, trường.
100% CB – GV – CNV đăng ký ký kết xây dựng trường học an toàn phòng chống
TNTT cho trẻ trong nhà trường.
100% giáo viên, cô nấu ăn, nhân viên y tế được tham gia bồi dưỡng về Thông tư
13/TT-BGD&ĐT, qui chế nuôi dạy trẻ, có kiến thức, thao tác thực hành phòng chống các
tai nạn thương tích thường xảy ra với trẻ.
Nguyeãn Thò Höông Thuyû


21


Xây dựng trường học an toàn phòng chống TNTT cho trẻ ở trường Mầm non
32/34 Giáo viên, cô nấu ăn nắm được kỹ năng phòng chống TNTT cho trẻ (2 cô
nấu ăn mới tuyển nên kỹ năng còn hạn chế)
100% phụ huynh được tuyên truyền về phòng chống TNTT cho trẻ qua bảng tin
nhà trường, qua các buổi họp phụ huynh đầu năm, họp lớp, qua loa phát thanh, phát tờ rơi
vào giờ đón, trả trẻ...
67/68 tiêu chí đạt trong bảng kiểm xây dựng trường học an toàn phòng chống
TNTT cho trẻ (1 tiêu chí không đạt do trường thiếu cây xanh che bóng mát)
Đa số phụ huynh và học sinh mẫu giáo bước đầu cũng nắm được kỹ năng thực
hành và một số kiến thức cơ bản phòng chống TNTT.
Cơ sở vật chất được sửa chữa và nâng cấp kịp thời, sân chơi điểm lẻ không còn
trơn trượt khi có mưa, nước, lan can cầu thang được đóng chắc chắn và cao hơn tầm với
của trẻ, bể nước có nắp đậy đảm bảo an toàn cho trẻ.
12/12 nhóm lớp đạt tốt về vệ sinh môi trường nhóm, lớp.
4. Bài học kinh nghiệm:
Tổ chức trường mầm non an toàn phòng chống TNTT cho trẻ phải có sự đồng
thuận cao, tạo điều kiện giúp đỡ trang bị các đồ dùng thiết bị mới sạch, an toàn tuyệt đối
không sử dụng đồ nhọn, sắc thiếu an toàn mà chỉ dùng những đồ inox, gỗ, nhựa cứng
sạch vừa tầm tay của trẻ.
Bất kỳ khi làm việc gì dù nhỏ nhất cũng phải lập kế hoạch và thực hiện bám sát cụ
thể kế hoạch có ghi chép theo dõi việc thực hiện kế hoạch đó thành công như thế nào, kịp
thời rút kinh nghiệm bổ sung giải pháp mới kịp thời bổ sung giải pháp mới phù hợp, sáng
tạo hơn.
Phải làm công tác tư tưởng để phát huy hết năng lực của từng cá nhân cán bộ giáo
viên, người lao động trong trường, lôi kéo phụ huynh tham gia chủ động tích cực đầy
trách nhiệm vì lợi ích của gia đình mình và lợi ích chung của toàn xã hội.
Có động viên khen thưởng kịp thời, có sự phối hợp chặt chẽ giữa ban giám hiệu và

hội cha mẹ, các tổ chức cộng đồng tổng kết rút kinh nghiệm, tiếp thu các ý kiến hay tạo
điều kiện thuận lợi cho mọi người thực hiện thành công nhiệm vụ.
Nhà quản lý phải thường xuyên có mặt tại nhà trường bao quát mọi khu vực của
từng lớp, thay nhau kiểm tra giám sát việc chăm sóc trẻ từng bữa ăn, giấc ngủ, mọi hoạt
động hằng ngày để nắm được mức độ an toàn của trẻ, lắng nghe thông tin đa chiều từ phụ
huynh, cộng đồng xã hội. Cần có những ý tưởng giải pháp đảm bảo phòng chống TNTT
sáng tạo. Mục tiêu của nhà trường là phòng hơn chống. Đồng thời mạnh dạn áp dụng linh
hoạt giải pháp đó vào công việc phục vụ công tác quản lí của nhà trường. Không ngừng
lắng nghe tiếp thu mọi ý kiến phản hồi của mọi người xung quanh về giải pháp mà mình
áp dụng để cải tiến, tìm tòi giải pháp mới khả thi hơn
5. Kết luận:
Từ kinh nghiệm của bản thân, thời gian qua, việc xây dựng trường học an toàn
phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ tại nhà trường đã được quan tâm thực hiện
nghiêm túc, trong nhiều năm qua không để xảy ra một trường hợp tai nạn thương tích
nào. Để công tác xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở
trường mầm non của nhà trường đạt kết quả cao, đảm bảo tính bền vững, bản thân luôn
nâng cao ý thức chỉ đạo, giám sát trong việc lựa chọn các giải pháp áp dụng thiết thực để
chăm sóc bảo vệ an toàn cho trẻ với tinh thần phòng hơn chống, bảo đảm an toàn tính
mạng của trẻ phải thực hiện thường xuyên hằng giờ, hằng ngày, mọi lúc mọi nơi phù hợp
với từng điều kiện hoàn cảnh mỗi cá nhân trẻ. Trẻ phải được an toàn khỏe mạnh hạnh
phúc, phát triển tự nhiên đúng quy luật trong môi trường giáo dục tốt. Qua đó góp phần
nâng cao nhận thức ban đầu của trẻ về cách tự bảo vệ an toàn cho mình, cho bạn trong
22
Nguyeãn Thò Höông Thuyû


Xây dựng trường học an toàn phòng chống TNTT cho trẻ ở trường Mầm non
lớp là niềm vui và mang lại hạnh phúc cho mọi người xung quanh. Giúp nâng cao sự cần
thiết phải chăm lo bảo vệ an toàn cho trẻ em nói chung và con nhỏ của mình là trách
nhiệm mà pháp luật quy định đối với phụ huynh.

Giải pháp mới phòng chống TNTT cho trẻ trong trường mầm non hết sức cần thiết
và có tính thời sự cao. Là một trong những tiêu chí để đánh giá thành công hay thất bại
trong quá trình phấn đấu đạt mục tiêu xây dựng trường mầm non đạt Chuẩn Quốc gia
mức độ 1 như trường mầm non 1 thành phố Đà Lạt hiện nay. Muốn thực hiện thành công
giải pháp nhà quản lí cần lên kế hoạch và biện pháp cụ thể để thực hiện ngay từ đầu năm
học. Đồng thời kế hoạch được từng thành viên trong trường thống nhất, các bậc cha mẹ
nắm rõ để ủng hộ; nhờ đó hiệu quả đạt được tốt hơn. Có các biện pháp phòng, chống
TNTT, như tuyên truyền, giáo dục can thiệp, khắc phục, giảm thiểu nguy cơ gây TNTT,
cải tạo môi trường chăm sóc, nuôi, dạy an toàn.
Giải pháp đảm bảo phòng chống TNTT trong Trường Mầm non thời gian qua áp
dụng đã thành công tốt đẹp. Từ lúc áp dụng cách làm mới đã tác động tích cực đến nhận
thức, kỹ năng, thái độ, phẩm chất nhân cách ban đầu của trẻ mầm non. Đồng thời cũng có
những tác động tích cực tới nhận thức của đội ngũ CBQL – GV người lao động trong nhà
trường. Điều quan trọng là kết quả thể hiện trên chất lượng chăm sóc trẻ tăng lên rõ rệt.
Sức khỏe tâm lý trẻ, trí tuệ vận động và sự phát triển toàn diện của trẻ theo chiều hướng
tích cực, đẩy lùi tỷ lệ TNTT đặc biệt riêng mặt sức khỏe đã thu được kết quả, trong năm
tỷ lệ các em bị TNTT, ngộ độc thức ăn, hóc dị vật qua đường thở không có trường hợp
nào. Tạo được niềm tin về đảm bảo phòng chống TNTT trong nhân dân và phụ huynh.
Xây dựng tam giác tốt nhất “Gia đình – nhà trường – xã hội” quan tâm chăm sóc
giáo dục trẻ phát triển toàn diện nhân cách của mình, nhờ các giải pháp phòng chống
TNTT cho trẻ mọi lúc mọi nơi, giúp trẻ chuẩn bị tâm thế và có thể trạng sức khỏe tốt
bước vào lớp Một. Xây dựng đội ngũ có phẩm chất tâm huyết với nghề, có quyết tâm
cao, loại bỏ thực môi trường thiếu thân thiện không an toàn.
Đối với nhà quản lý không ngừng học hỏi kinh nghiệm và nâng cao kiến thức
phòng chống TNTT cho trẻ trong trường mầm non và trong cộng đồng xã hội cũng như
ngay chính tại gia đình trẻ.
Như vậy phòng chống TNTT có vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển cho trẻ.
Vì thế mỗi chúng ta phải cùng nhau tìm những biện pháp để khắc phục đến mức tối thiểu
những tai nạn cho trẻ. Vì trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ mà chúng ta
ươm mầm xanh cho Tổ quốc.

Đà Lạt, ngày 15 tháng 5 năm 2016
Người viết báo cáo

Nguyễn Thị Hương Thủy

Nguyeãn Thò Höông Thuyû

23


Xây dựng trường học an toàn phòng chống TNTT cho trẻ ở trường Mầm non

Ý KIẾN HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………….
Đà Lạt, ngày tháng năm 2016
TM hội đồng thi đua
HIỆU TRƯỞNG

HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT GIẢI PHÁP CẤP CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

(Bảng phụ lục 1: Xây dựng kế hoạch)
PHÒNG GD & ĐT ĐÀ L ẠT
TRƯỜNG MẦM NON 1

Nguyeãn Thò Höông Thuyû

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
24


Xõy dng trng hc an ton phũng chng TNTT cho tr trng Mm non
S:

/ KH MN1
lt, ngy 10 thỏng 9 nm 2015

K HOCH
XY DNG TRNG HC AN TON,
PHềNG, CHNG TAI NN THNG TCH
Nm hc 2015 2016
-


Cn c Thụng t s 13/2010/TT-BGDT ngy 15/4/2010 ca B Giỏo dc v o to ban hnh
Quy nh v xõy dng trng hc an ton, phũng, chng tai nn, thng tớch trong c s giỏo dc
mm non, ỏp dng i vi nh tr, nhúm tr, lp mu giỏo, trng mu giỏo, trng mm non.
- Cn c nhim v nm hc 2015 2016
Trng Mm non 1 xõy dng k hoch v Xõy dng trng hc an ton, phũng, chng tai nn
thng tớch nm hc 2015 2016 nh sau:
1. MC CH YấU CU:
- Nõng cao nhn thc v k nng cn thit cho cỏn b, giỏo viờn, cụng nhõn viờn v ph huynh
v cụng tỏc m bo an ton, phũng, chng tai nn thng tớch cho tr em
- Tng cng s phi hp gia nh trng vi gia ỡnh v xó hi nhm m bo an ton cho
tr khi tr c chm súc, nuụi dy ti trng.
- Nõng cao cht lng chm súc, giỏo dc ton din cho tr.
- Gúp phn thc hin tt phong tro Xõy dng trng hc thõn thin, hc sinh tớch cc.
2. NI DUNG V CC BIN PHP THC HIN

2.1.
-

-

Thnh lp Ban ch o cụng tỏc y t trng hc:
Cn c Khon 1 - iu 9 ca Thụng t Quy nh v xõy dng trng hc an ton trong
c s giỏo dc mm non v iu 5 ca Quy nh v hot ng y t trong c s giỏo dc mm
non. Hiu trng ra Quyt nh thnh lp Ban ch o cụng tỏc y t trng hc bao gm cỏc
thnh viờn: Hiu trng, cỏn b y t, Phú hiu trng bỏn trỳ, 3 giỏo viờn i din cỏc khi
lp v 1 i din Hi CM tr.
Hp ng cỏn b y t chuyờn trỏch.
Trang b t thuc v cỏc dng c s cu ban u.
T chc lp bi dng cung cp nhng kin thc v yu t nguy c v cỏch phũng, chng,
x lý ban u nhng tai nn thng tớch ni tr mm non cho tt c cỏn b, giỏo viờn, nhõn

viờn trong trng.
Thng xuyờn kim tra phỏt hin v khc phc cỏc yu t cú nguy c thng tớch.
Thit lp h thng h s, s sỏch ghi chộp, giỏm sỏt lý do, cỏch phũng chng, x lý khi tai
nn thng tớch xy ra.
S tr /lp theo quy nh ca iu l trng mm non.
T chc ún, tr tr ỳng gi quy nh, ngi ún tr tr phi l ngi cú trỏch nhim
trỏnh tỡnh trng tht lc.

2.2.
-

V t chc nh trng:

Xõy dng mụi trng xung quanh an ton.

2.2.1. V v trớ:
Trng lp c t v trớ thun li cho vic a ún tr.
m bo cỏc quy nh v an ton v v sinh mụi trng.
Trng cú tng ro xõy vng chc.
Cng trng chc chn, úng, m theo quy nh.
Khụng hng qu, bỏnh bỏn trong trng
B trớ ni u xe cho ph huynh khi a ún tr, nhm m bo an ton giao thụng.
Cú s in thoi ca c quan y t gn nht liờn lc khi cn thit.
2.2.2. Khi cỏc phũng
Phũng hc c xõy dng kiờn c, m bo an ton.
Xõy dng thờm cỏc li thoỏt him khi cú s c
Ca s, lan can cú chn song chc chn v an ton.

Nguyeón Thũ Hửụng Thuyỷ


25


×