Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.33 KB, 8 trang )

Đào tạo cán bộ, công chức

Đào tạo cán bộ, công chức
Bởi:
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Quan niệm về ĐT,BD CB, CC.
Đào tạo được xác định như là quá trình làm biến đổi hành vi con người một cách có hệ
thống thông qua việc học tập. Việc học tập này có được là kết quả của việc giáo dục,
hướng dẫn, phát triển và lĩnh hội kinh nghiệmmột cách có kế hoạch hay nó là một quá
trìnhtác động đến con người làm chi người đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ
năng, kỹ xảo… một cách có hệ thống nhằm thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận
một sự phân công nhất định, góp phần vào việc phát triển xã hội. Đào tạo được xem như
một quá trình cung cấp và tạo dựng khả năng làm việc cho người học và bố trí đưa họ
cào các chương trình, khóa học, môn học một cách có hẹ thống hoặc nói cách khác là
giáo dục và huấn luyện một cách có hệ thống, có sự kết hợp trong các lĩnh vực khoa học
chuyên ngành như kỹ thuật, cơ khí, thương mại, vanư phòng, tài chính, hành chính hay
các lĩnh vực khác nhằm nâng cao kết quả thực hiện công việc cho cá nhân, tổ chức và
giúp họ hoàn thành nhiệm vụ và các mụ tiêu công tác.
Đào tạo là quá trình làm cho người ta trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn
nhất định, bồi dưỡng là quá trình làm cho người ta tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất.
Như vậy, ĐT, BD chính là việc tô chức ra những cơ hội cho người ta học tập, nhằm giúp
tổ chức đạt đượ mục tiêu của mình bằng việc tăng cường năng lực, làn gia tăng giá trị
của nguồn lực cơ bản, quan trọng nhất là CB,CC. ĐT,BD tác đọng đến con người trong
tổ chức, làm cho họ có thể làm việc tốt hơn, cho phép họ sử dụng các khả năng, tiềm
năng vốn có, phát huy hết năng lực làm việc.

Đối tượng đào tạo.
Đối tượng đào tạo là CB,CC có đầy đủ yêu cầu và đặc điểm như đã nêu ơ phần trên, mỗi
đối tượng công chức khác nhau có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng khác nhau, có những tiêu
chuẩn và yêu cầu khác nhau về trình độ đào tạo, nghề nghiệp chuyên môn. cho nên việc


phân loại các đối tượng đào tạo, bồi dưỡng là cơ sở để xác định nhu cầu ĐT,BD, đồng
thời để tiến hành các hoạt động ĐT,BD nhằm đáp ứng các nhu cầu đào tạo đó
Phân loại theo trình độ, những người cùng trình độ sẽ tham dự một khóa học, tránh được
sự chồng chéo về nội dung chương trình, tránh lãng phí thời gian, loại này không chỉ

1/8


Đào tạo cán bộ, công chức

cần đối với loại cán bộ cấn nâng cao trình độ về tin học, ngoại ngữ hay chuyên ngành,
mà cũng cần thiết đối với đào tạo bồi dưỡng nói chung.
Phân loại theo ngạch công chức, mỗi ngạch công chức đều có những yêu cầu, tiêu chuẩn
riêng rất khác nhau về chức trách trình độ và sự hiểu biết. Cách này đảm bảo tối ưu khả
năng hoàn thiện các tiêu chuẩn công chức ở ngạch đó.
Phân loại theo chức danh cán bộ, quản lý: đây là điều kiện ccàn thiết cho các nhà ĐT,BD
về quản lý Nhà nước, quản lý hành chính. Họ vần thông thạo những kỹ năng quản lý
hành chính cơ bản giống nhau vì thế, ĐT,BD cùng nhau, như nhau hoặc tương đương
nhau
Phân loại theo nghề nghiệp: những người làm kế toán, tài vụ của các cơ quan khác nhau
có thể học cùng nhau, các lĩnh vực nghề nghiệp khác cũng tương tự. Việc phân loại này
cần thiết cho việc đào tạo chuyên ngành, nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ chuyên
môn, cập nhật những phương pháp và quy định mới trong lĩnh vực nghề nghiệp.

Nguyên tắc ĐT,BD CB,CC.
Mục đích của ĐT,BD CB, CC là phát triển kỹ năng nhằm nâng cao năng lực thực thi, do
đó cần có các phương pháp đào tạo linh hoạt và mang tính ứng dụng nhiều hơn. khi xây
dựng chương trình ĐT CB,CC cần đặc biệt chú trọng đến đầu ra của đào tạo đó là công
chức sẽ học và áp dụng được gì sau đào tạo. vì vậy việc áp dụng những nguyên tắc đào
tạo người lớn có vao trò hết sức quan trọng, các nguyên tắc đó bao gồm:

• Bản thân học viên phải muốn học: Người lớn sẽ không học được gìchỉ vì do ai
đó nói rằng họ cần phải học. Công chức phải có mong muốn một điều gì đó
mỗi khi quyết định các hoạt động tham gia đào tạo
• Học viên sẽ họ tốt chỉ khi nào họ cảm thấy cần học: họ muốn biết xem việc học
tập sẽ giúp họ như thế nào, ngay lập tức chứ không phải 10 năm sau- họ muốn
học điều gì đó từ mỗi buổi học để khi mỗi buổi học kết thúc họ có cảm giác
nhận được điều gì đó có ích. Vì vậy, phần lớn học viên sẽ khong kiên trì với
việc học quá nhiều lý thuyết và những kiến thức cơ bản. họ sẽ học tốt nếu
chương trình học tập trung thẳng vào những điều họ muốn học.
• Học thông qua làm việc: Thực tập ngay điều họ đã học đượpc và duy trì thương
xuyen việc sử dụng nó họ sẽ nhớ các kiến thức học lâu hơn. ccong chức phải có
cơ hội áp dụng ngay những điều họ được học khi trở lại làm việc trước kho họ
quên đi hoặc chủ động gạt khỏi bộ nhớ khi không được sử dụng.
• Học qua việc giải quyết những vấn đề hiện thực: nếu nội dung học tập không
xuất phát từ vấn đề thực tế, gần với cuộc sống sẽ không làm cho họ quan tâm
• Kinh nghiệm tác động đến việc học tập: Họ luôn liên hệ việc học tập với những
điều họ đã biết, nếu kiến thức mới không phù hợp với kiến thức cũ họ có thể
phản đối hoặc bỏ qua. Họ thường học dựa trên kinh nghiệm cũ. Vì vậy để
2/8


Đào tạo cán bộ, công chức

thuyết phục họ chấp nhận một thông tin, hoặc kỹ năng mới cần trình bày chúng
theo cách liên hệ đến điều mà học viên đã biết.
• Hoc tốt hơn trong môi trường không chính thức: nếu môi trường học tập quá
giống một lớp học,các học viên sẽ học không tốt, họ có thể cảm thấy ức chế có
cảm giác mình đang trong tình trạng là trẻ con.
• Học tốt hơn nếu có sự đa dạng trong giảng dạy: họ học tốt hơn nếu một ý tưởng
được trình bày theo nhiều kiểu khác nhau, hay thông tin đén với họ qua nhiều

kênh. Vì vậy trong các khóa đào tạo công chức nên kết hợp nhiều phương pháp
giảng dạy khác nhau như thuyết trình, thảo luận nhóm, làm việc theo tổ, phát
huy sức mạnh tập thể. Tất nhiên, các phương pháp được áp dụng sẽ tùy theo
nội dung và mục tiêu đào tạo.
• Sự hướng dẫn chứ không phải điểm số: nên áp dụng các phương pháp đánh giá
tế nhị hơn là dùng điểm số ví dụ như trắc nghiệm để tự đánh giá. Sự tán dương
và hướng dẫn một cách chân thành từ giảng viên giúp các học viên chống lại
những tiêu cực trong học tập.
Tóm lại cần chú ý: chú trọng vào các mục tiêu học tập khi xác định mục tiêu của các
chương trình đài tạo; các phương pháp tham gia, định hướng hành động và học tập tích
cực là những phương pháp đàp tọa huy động tối đa lượng kiến thức và kinh nghiệm của
học viên, nó giúp học viên tự tin hơn; Cần tạo nên môi trường học tập thuận lợi mà ở đó
các học viên cảm thấy an toàn. các phương pháp đánh giá phải mang tính khích lệ

Sự cần thiết của công tác ĐT,BD
Hiệu lực hiệu quả của bộ máy nnhà nước nói chung, của hệ thống hành chính nói riêng
suy cho cung được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và kết quả công tác của đội ngũ
CB,CC nhà nước. đến lượt mình, phẩm chất của đội ngũ CB,CC ngoài khả năng và tinh
thần tự học tập lại phụ thuọc rất nhiều vào công tác ĐT,BD thường xuyên kiến thức
và kỹ năng thực hành cho họ. Trong đièu kiện đội ngũ CB,CC nước ta hiện nay đa số
được đào tạo trong thời kỳ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chưa được chuẩn hóa
theo tiêu chuẩn chức danh, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,, mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới.
đặc biệt trong điều kiện khoa học công nghệ và thông tin phát triển như vũ bão, thâm
nhập vào tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế và xã hội, việc ứng dụng những thành
tựu khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ tin học và hiện đại hóa nền hành chính
công tác ĐT,BD CB,CC trở nên cần thiêt hơn bao giờ hết. Vấn đề nâng cao chất lượng
ĐT,BD CB,CC là vấn đề cần được quan tâm giải quyết một cách thiết thực. Sau gần 20
năm đổi mới, sức mạnh tổng thẻ nói chung và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước
ta nói riêng đã được nâng lên một cách đnág kể,đến nay chúng ta đã mở rộng quan hệ

với trên 120 nước và vùng lãnh thổ trên khắp châu lục thì vấn đề dặt ra là đội ngũ cán
bộ, công chức nói riêng và nguồn lực nói chungđang thiếu về độ ngũ CB,CC và bất cập
về trình độ, năng lực trước yêu cầu đòi hỏi khách quan đặt ra.

3/8


Đào tạo cán bộ, công chức

Mục tiêu ĐT,BD CB,CC
Ngay từ những ngày đầu xây dựng đất nước, chúng ta đã chú trọng tới công tác ĐT,BD
đội ngũ cán bộ mà trước hết là giáo giục ý thức phục vụ nhân dân, phục vụ Đảng, Nhà
nước. nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đề ra nhiệm vụ: “Xây
dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là các bộ lãnh đạo và quản lý ở các cấp vững vàng về
chính trị, gương mẫu về đạo đức trong sáng về lối sống, có trí tuệ, kiến thức, năng lực
hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhân dân”.chương trình tổng thể cải cách hành chính
nhà nước giai đoạn 2001-2010 cũng đề ra mục tiêu “ xây dựng đội ngũ các bộ có phẩm
chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước”, mục
tiêu cụ thể là: “ Đến năm 2010, đội ngũ CB,CC có số lượng hợp lý, chuyên nghiệp, hiện
đại. tuyệt đại bộ phận CB,CC có phẩm chất tốt và đủ năng lực thi hành công vụ , tân tụy
phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước và phục vụ nhân dân. ”. nhiệm vụ đặt ra cho công
việc ĐT,BD CB,CC đến 2010 là đảm bảo đội ngũ cán bộ nhà nước đạt trình độ chính
trị, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành chính, tin học và ngoại ngữ theo tiêu chuẩn
chức danh và ngạch bậc đảm nhiệm, có đủ năng lực xây dựng chính sách và tổ chức,
điều hành thực thi công vụ theo yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, cụ thể: Tóm lại có thể phân thành ba mục tiêu cơ bán là:
• ĐT,BD nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, chức danh CB,CC dã đượ quy định.
• ĐT,BD nhằm giúp cá nhân và tổ chức thay đối và đáp ứng những nhu cầu trong
tương lai của tổ chức.
• ĐT,BD nhằm giúp cho cá nhân và tổ chức thực hiện công việc tốt hơn, hiệu quả

hơn.
ĐT,BD không chỉ khắc phục những hụt hẫng về năng lực công tác của CB,CC mà còn
liên quan đến việc xác định và thỏa mãn các nhu cầu phát triển hác như phát triển đa
kỹ năng, tăng cường năng lực làm vịêc để cán bộ đảm nhậ têm trách nhiệm, tăng cường
ăng lực công tác toàn diện và chuẩn bị cho đề bạt, bổ nhiệm lên vị trí cao hơn với trách
nhiệm nặng nề hơn trong tương lai của CB,CC.

Nội dung ĐT,BD
Đặc điểm học tập của CB,CC
Việc học tập của CB, CC chịu tác động từ đặc điểm học tập của họ:
• Học tập chỉ là hoạt động hỗ trợ
• Các học viên là công chức là những người đã có vị thế xã hội, nên xác định vị
trí người đi học chỉ là thứ yếu. Công việc ở cơ quan công tác nhiều khi cuốn
hút thời gian của họ
• Các học viên là công chức có kinh nghiệm thực tiẽn đời sống và công tác nên
trong học tập đòi hỏi cao về nội dung kiến thức và thông tin khoa học
4/8


Đào tạo cán bộ, công chức

Nội dung đào tạo
Căn cứ vào nhu cầu ĐT,BD đối với CB,CC như hiện nay, căn cứ vào đặc điểm học tập
của đối tượng là CB,CC, chúng ta xác định nội dung trong công tác đào tạo:
• ĐT,BD về hành chính nhà nước (hay còn gọi là hành chính công), đây là yêu
ccầu cơ bản và bắt buộc đối với mọi công chức hành chính nhà nước, nhằm tạo
ra một hệ thống công vụ thich hợp, làm cơ sở cho việc công chức hành chính
tăng nhanh khả năng thích ứng đối với cơ chế mới.
• ĐT,BD về quản lý nhà nước cho một nền kinh tế chuyển đổi, cung cấp kiến
thức, kỹ năng cơ bản về khinh tế thị trường và vai trò nhà nước trong nền kinh

tế thị trường cho CB,CC hành chính nói riêng để họ làm việc trong môi trường
nền kinh tế nhiều thành phần, vân hành theo cơ chế thị trường, định hướng xã
hội chủ nghĩa và có sự quản lý của Nhà nước.
• ĐT,BD cho mục tiêu phát triển, đay là lĩnh vực có yêu cầu cao hơn để xây sựng
một đội ngũ chuyên gia giỏi, chuyên gia đầu ngành có trình độ chuyên môn
caovà sâu nhằm tăng cường khả năng thiết kế các hệ thống, hoạch định các
chính sách kinh tế xã hội, nâng cao năng lực phân tích, quản lý và thực thi
chính sách, các chương trình dự án phát triển.
• ĐT,BD cho mục tiêu hiện đại hóa nền hành chính, đây là lĩnh vực rộng lớn có
liên quan tới nhiều đối tượng CB,CC, bao gồm nhiều nội dung đào tạo như
ngoại ngư, tin học, phương pháp quản lý mới.
• ĐT,BD cho mục tiêu quản lý nguồn nhân lực, đây là nội dung quan trọng, lâu
dài bao gồm các hoạt động ĐT,BD nhằm tiêu chuẩn hóa đội ngũ CB,CC hành
chính, giải quyếtc việc nâng bậc, nâng ngạch, khắc phục tình trạng không đủ
các tiêu chuẩn đã được nhà nước quy định đối với từng ngạch công chức hay
tiêu chuẩn của từng loại chức danh cho cán bộ quản lý, thường xuyên bổ xung
nguồn nhân lực mới nhất là đối với loại công chức dự bị. CB,CC trước khi
được bổ nhiệm vào vị trí chức vu mới đều phải được đào tạo nhưng vấn đề cơ
bản về công chức, công vụ.
Công tác ĐT,BD CB,CC là hoạt động nhằm nâng cao năng lực của đối tượng này, đó là
kiến thức kỹ năng, kinh nghiệm, mối quan hệ và định hướng giá trị. Tuy nhiên những
yếu tố thường có được qua ĐT,BD chủ yếu là kiến thức và kỹ năng, ngoài ra người học
còn có thể đựợc cung cấp kinh nghiệm, được đào tạo về chính trị, đạo đức, tác phong
và thái độ làm việc. Nội dung ĐT, BD tập trung chủ yếu vào: cung cấp những kiến thức
cơ bản về kinh tế, về nhà nước và pháp luật, về khoa học tổ chức về quản lý, về chuyên
môn ngoại ngữ, tin học, mà các bộ chưa có, chưa đủ hoặc chưa cập nhật được kiến thức
mới. Những liến thức đó cần được lựa chọn phù hợp với từng đối tượng về trình độ, vị
trí công tác, về yêu cầu công việc, tránh tình trạng nội dung quá nặng về lý luận, liều
lượng chưa thich hợp với mục tiêu và đối tượng đào tạo.


5/8


Đào tạo cán bộ, công chức

Rèn luyện kỹ năng thực hiện công việc, đây là nội dung ĐT,BD thiết thực và thông dụng
nhất cho CB,CC nhằm bổ xung những thiếu hụt. Tùy phân tích nhu cầu mà có thể đào
tạo lại hoặc đào tạo mới để bắ kịp với công việc và sự thay đổi và đòi hỏi của công việc
trong bộ máy. trao đổi những kinh nghiệm trong công việc chuyên môn, trong tổ chức
điều hành cho học viên tiếp cận với kinh nghiệm, phương pháp hiện đại của nước nước
ngoài. Đào tạo tổng hợp nhiều chức năng, nội dung đào tạo liên quan đến việc trang bị
cho cán bộ khả năng hưc hiện nhiều công việc trong các tổ chức và nhiếu cơ quan khác
nhau, nhằm đáp ứng hướng thay đổi hiện nay là nhân lực cần phải thành thạo và linh
hoạt nhiều hơn chỉ là chuyên môn hoá ở một lĩnh vực cụ thể. Đào tạo hoạt động theo
nhóm, nội dung đào tạo tập trung cho học viên là làm thế nào để làm viẹc theo nhóm có
hiệu quả nhất, bao gồm đào tạo các kỹ năng thông tin, tăng cường sự phụ thuộc giữa các
thành viên trong nhóm, đảm bảo sự hòa hợp giữa các mục tiêu cá nhân.

Hình thức đào tạo
Để đổi mới nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác ĐT,BD CB,CC trước hết phải
coi ĐT,BD CB,CC là nhiệm vụ, biện pháp cơ bản và thường xuyên nhằm tiêu chuẩn hóa
và nâng cao nămg lực trình độ của CB,CC. xây dựmg kế hoạch ĐT,BD trên cơ sở chiến
lược và quy hoạch tổng thể. Từ kế hoạch này, từng khu vực, từng cấp, từng ngành xây
dựng kế hoạch cụ thể phải gắn với nhu cầu thực tiễn của nhiệm vụ cách mạngvới quy
hoạch sử dụng CB,CC, đồng thời cần đổi mới nội dung chương trình, giáo trình, phương
pháp đào tạo bồi dưỡng theo hướng thiết thực đáp ứng yêu cầu. Đào tạo theo sát tiêu
chuẩn chức danh, ngạch bậc song cũng cần có trọng tâm, trọng điểm tùy theo yêu cầu
và đặc điểm của từng khối , từng ngành, từng bộ phận từng cấp để có chương trình, nội
dung hình thức hợp lý.
Về hình thức đào tạo cần kết hợp chặt chẽ các loại hình:

Chính quy
Dài hạn
Tại chức
Đào tạo từ xa và tự đào tạo
Đào tạo trong nước và đào tạo ở nước ngoài
Hình thức ĐT,BD xuất phát từ đặc điểm của CB,CC hiện nay các cơ sở lựa chọn hình
thức thích hộ đói với từngd loại cán bộ. Hiện nay loại hình đào tạo tổng hợp đang được
áp dụng phổ biến, bao gồm các chương trình đào tạo chuyên viên, chuyên viên chính,
chuyên viên cao cấp. Nội dung được cụ thể hóa theo từng lĩnh vực từng vấn đề kinh tế,
xã hội, đây là hình thức đào tạo nhằm chuẩn bị cho đội ngũ kế cận, cốt cán của tương

6/8


Đào tạo cán bộ, công chức

lai, cung với nó có thể nghiên cứu duy trì tổ chức các lố chuyên sâu, ít người hơn và
thời gian đào tạo ngắn hơn, các lớp chuyên ở đây được hiểu là các lớp chuyên về chức
nghiệp giành cho những người có chức danh công chức như nhau hoặc gần nhau. Các
loại lớp chuyên như lớp chuyên ngành QLNN về kinh tế cho các cán bộ thuộc các lĩnh
vực quản lý, lớp chuyên ngành quản lý hành chính nhà nước cho CB,CC chính quyền
các cấp…. Chuyên về nội dung và trú trọng vào yêu cầu về kiến thức, kỹ năng mang
tính đặc trưng cụ thể, tránh tình trạng đại trà chung chung. Ơ các lớp chuyên sâu về nội
dung sẽ có điều kiện nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn mà thực tế công việc
của học viên dồi hỏi nhấn mạnh vào tính thực tiễn và kỹ năng thực thi công vụ đồng thời
có thể giảm bớt thời lượng bài giảng những kiến thức chưa thật cần thiết.
Các hình thức đào tạo phổ biến là đào tạo tại chỗ và đào tạo bên ngoài, đào tạo tai chỗ
bao gồm thuyên chuyển công chức qua nhiều công việc khác nhau, thường áp dụng với
các công chức lãnh đạo, nhằm mở rộng kiến thức, họ sẽ tìm hiểu nhưng chức năng khác
nhau; Bố trí vào việc “trợ lý”, các vị trí nay thường được đào tạo để mở rộng tầm nhìn

của ngườ học qua việc cho phép họ làm việc với những người có kinh nghiệm, hình thức
này có hiệu quả khi người quản lý cấp trên có trình độ để dẫn dắt và phat triển người
học cho đến khi họ gánh vác được toàn bộ trách nhiệm; Đề bạt tạm thời với cán bộ quản
lýhoặc tham gia vào các ủy ban, hội đồng để họ có cơ hội tiếp cận với những người
có kinh nghiệm và họ làm quen với nhiều vấn đề khác nhau,học hỏi được nhiều kinh
nghiệm.
Huấn luyện, đào tạo tại chỗ là công việc luôn được tiến hành nhằm thường xuyên nâng
cao trình độ của CB,CC đáp ứng nhu cầu thay đổi công viẹc và cập nhât những thay đổi
hàng ngày hàng giờ của hệ thông thông tin và kiến thức khoa học.
Đào tạo không gắn với thực hành là phương pháp đào tạo theo chương trình, được đào
tạo từ bên trong hoặc bên ngoài tổ chức từ các tổ chức giáo dục, đào tạo hay các hiệp
hội nghề nghiệp. Hình thức này đảm bảo tính hệ thống, tính khoa học,coa bài bản, có
kế hoạch. Tuy nhiên nó không hoặc ít gắn với thực tế công việc do đó hiệu quả đào tạo
không cao.
Những lưu ý quan trọng để công tác ĐT,BD đạt hiệu quả cao:
• Huấn luyện cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều, làm hiểu thấu vấn đề, đay
là cách đào tạo phù hợp trong điều kiện hạn chế về thời gian và trình độ người
học
• Huấn luyện từ dưới lên, không ôm đồm, ma chu đáo
• Phải gắn lý luận với thực tế, ban huấn luyện phải có những tài liệu dựa theo
tình hình cụ thể, kinh nghiệm công tác để giải thích những chủ trương chính
sách
• Huấn luyện phải nắm đúng yêu cầu, đào tạo cán bộ nhằm cung cấp cán bộ cho
hệ thóng chính trị

7/8


Đào tạo cán bộ, công chức


• Huấn luyện phải trú trọng việc cải tạo tư tưởng, tư tưởng có vững thì cán bộ
mới công tác tốt.

Các nguồn lực cho ĐT,BD
Để công tác ĐT,BD CB,CC đạt kết quả cao thì nguồn lực đào tạo đóng vai trò quan
trọng ngòai những điều kiện khác quan về môi trương và bản thân ngưới cán bộ. Thời
gian qua nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, công tác ĐT,BD CB,CC được quan
tâm và không ngừng được đổi mới, nhứn nguồn lực cho công tác này không ngừng được
bổ xung, nâng cao và có những bước phat triển đáng khích lệ. Hệ thống các cơ quan
quản lý nhà nước về ĐT,BD CB,CC gồm có Bộ nội vụ, Vụ Tổ chức cán bộ các cán bộ,
ngành; Ban tổ chức chính quyền các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương; Phòng tổ
chức chính quyền các huyện, quận, và hệ thống các cơ sở ĐT,BD CB,CC gồm học viện
hành chính quốc gia, học viện chín trị quốc gia Hồ Chí Minh, trường ĐT,BD CB,CC
các bộ ngành trung ương, trường chính trị các tỉnh thành phố, trung tâm chính trị các
quận huyện được phát triển. Nhà nước đã giành mộ khoảng kinh phí đáng kể cho công
tac ĐT,BD ở trong và ngoài nước. Trong những năm vừa qua nhờ vậy công tác này có
nhiều kêt quả, hiện nay cả nước có 61 trường chính trị, trường cán bộ thuộc các tỉnh,
thành phố, hơn 20 trường ,trung tâm thuộc các bộ, ngành Trung ương và Học viện Hành
chính Quốc gia, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh thực hiện đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ nhà nước
Về biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu, các tổ chức, cơ quan đã tiến hành rà soát,
biên soạn lại và cập nhật hệ thống giáo trình, chương trình ĐT,BD CB,CC các cấp nhằm
mục tiieu luôn theo kịp nhưng biến đổi và cập nhật tốt nhất nhưng phương pháp có hiệu
quả, tạo đièu kiện tốt nhất cho các học viên nắm bắt được nội dung bài học, tiết kiệm
thời gian mà vẫn đảm bảo hiệu quả của qua trình đào tạo

8/8




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×