Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

XHH tội phạm cuối kì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.75 KB, 20 trang )

PHẦN I: VỤ ÁN DƯƠNG CHÍ DŨNG
Mô tả vụ án
Tóm tắt vụ án Dương Chí Dũng:
Thời gian phát hiện sai phạm, tiến hành điều tra và khởi tố vụ án kéo dài gần 3
1.1.

năm : từ tháng 7/ 2011 đến tháng tháng 12/ 2013
Những đối tượng tham gia phạm tội:
1.
2.

Dương Chí Dũng – Chủ tịch HĐQT Vinalines
Mai Văn Phúc - nguyên TGĐ Vinalines, đương kim Vụ phó Vụ Vận tải, Bộ

3.

GTVT
Trần Hữu Chiều – Phó tổng giám đốc kiêm Trưởng ban QLDA Nhà máy sửa

4.
5.

chữa tàu biển Vinalines phía nam
Trần Hải Sơn – Tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines
Trần Văn Quang – Trưởng phòng Kế hoạch Công ty TNHH sửa chữa tàu biển

6.
7.
8.

Vinalines


Trần Bá Hùng – cán bộ Hyundai Vinashin
Phạm Bá Giáp – Giám đốc Công ty Nguyên Ân
Ngoài ra còn có những người liên quan như : Bùi Thị Bích Loan, Mai Văn
Khang, Lê Văn Dương, Huỳnh Hữu Đức, Lê Ngọc Triện, Lê Văn Lừng.
Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) thông qua Hải quan Khánh Hòa

vào tháng 6/2008 đã mua ụ nổi 83M của Nga với sự liên kết với công ty AP của
Singapo, tính đến thời điểm đó ụ nổi đã có 42 năm tuổi và bị hư hỏng, Vinalines đưa
về Nhà máy tàu biển Hyundai Vinashin (Khánh Hòa) để sửa chữa.
Những đối tượng trên lợi dụng ủy quyền ký kết, thanh lý các hợp đồng phụ sửa
ụ nổi 83M từ Trần Hải Sơn để thông đồng, kê khống giá sửa chữa để rút tiền từ ngân
sách. Cụ thể được thể hiện trong hợp đồng số 01-07/2008/HĐKT ngày 12/8/2008
sửa chữa phần sắt và kẽm chống ăn mòn trị giá trên 7,2 tỉ đồng và hợp đồng số
02/2008/HĐKT ngày 20/08/2008 sửa chữa van, ống, phần chống ăn mòn trị giá gần
1,5 tỉ đồng.
Các đối tượng Trần Hải Sơn, Trần Văn Quang và Trần Bá Hùng cấu kết với
nhau để khai khống khối lượng vật tư thi công. Tiếp theo họ còn mượn tư cách pháp


nhân Công ty TNHH Nguyên Ân với sự đồng ý của Phạm Bá Giáp để quyết toán số
tiền 3,6 tỷ đồng
Trong đó, Trần Hải Sơn đã chiếm đoạt 2,2 tỉ đồng và đã chi 300 triệu đồng
trong số tiền tham ô đó để làm quà cáp cho Dương Chí Dũng vào các dịp lễ, tết, bị
cáo Trần Văn Quang chiếm đoạt 857 triệu đồng, Trần Bá Hùng chiếm đoạt hơn 395
triệu đồng, Phạm Bá Giáp hơn 178 triệu đồng. Như lời khai của Trần Hải Sơn, rõ
ràng Dương Chí Dũng vẫn được lợi trong vụ tham ô và có dính liếu đến kế hoạch làm
giả hợp đồng và kê khai giá sữa chữa.
Tiến trình vụ án
Tháng 7/2011, Vinalines báo cáo doanh thu 6 tháng đầu năm lỗ hơn 600 tỉ
đồng.

Tháng 8/2011, khởi nguồn là Báo Đất Việt bắt đầu nêu những nghi vấn về việc
tham nhũng tại Vinalines bằng việc công ty này mua một số tàu biển về, nhưng
không hoạt động được.
Tháng 9/2011, Thanh tra Chính phủ công bố quyết định chính thức về việc
thanh tra việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý và sử dụng vốn, tài sản tại
Vinalines.
Ngày 14/11/2011, sau khi có sự chỉ đạo của UBKTTƯ về công tác phòng,
chống tham nhũng, Cục Cảnh sát phòng, chống tham nhũng (C48) - Bộ Công an
chính thức bắt tay vào điều tra vụ việc mua ụ nổi 83M của Vinalines
Tháng 1/2012, Cơ quan CSĐT (C48) đã xác minh làm rõ dấu hiệu sai phạm
trong quá trình sửa chữa ụ nổi 83M, CQĐT xác định 4 đối tượng: Trần Hải Sơn Tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines; Trần Văn Quang Trưởng phòng Kế hoạch Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines; Trần Bá Hùng cán bộ Hyundai Vinashin; Phạm Bá Giáp - Giám đốc Công ty Nguyên Ân - đã lập 2
bộ hợp đồng, chứng từ quyết toán khống trong việc sửa chữa ụ nổi 83M để chiếm
đoạt 2,9 tỉ đồng chia nhau .
Ngày 1/2/2012, C48 quyết định khởi tố vụ án tham ô tài sản, khởi tố bị can,
bắt tạm giam 4 đối tượng trên.


Ngày 6/2/2012, khi C48 đang tiến hành điều tra vụ án “tham ô”, “cố ý làm trái
quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” tại Vinalines,
ông Dương Chí Dũng - Chủ tịch HĐQT Vinalines - được Thủ tướng Chính phủ có
Quyết định số 142 cho thôi giữ chức Chủ tịch HĐQT Vinalines để Bộ trưởng GTVT
bổ nhiệm giữ chức Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.
Ngày 17/5/2012, C48 đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm
giam đối với ông Dương Chí Dũng; ông Mai Văn Phúc - nguyên TGĐ Vinalines,
đương kim Vụ phó Vụ Vận tải, Bộ GTVT; ông Trần Hữu Chiều - Phó tổng giám đốc
kiêm Trưởng ban QLDA Nhà máy sửa chữa tàu biển Vinalines phía nam - để điều tra
về hành vi "cố ý làm trái…".
Cùng ngày 17/5/2012, Dương Chí Dũng bỏ trốn.
Ngày 18/5/2012, C48 ra quyết định truy nã đặc biệt đối với bị can Dương Chí
Dũng.

Ngày 22/5/2012, C48 họp báo thông báo kết quả điều tra ban đầu vụ án tham
ô tài sản, mở rộng điều tra sai phạm trong việc lựa chọn nhà thầu mua ụ nổi 83M và
lập, phê duyệt dự án xây dựng nhà máy tàu biển phía nam xảy ra tại Vinalines. Theo
kết luận ban đầu lãnh đạo Vinalines có các sai phạm như : Tự ý quyết định đầu tư dự
án Nhà máy sửa chữa tàu biển phía nam khi chưa được Bộ Giao thông Vận tải cập
nhật dự án vào quy hoạch và chưa trình Thủ tướng CP xem xét quyết định; cố ý làm
trái các quy định của Nhà nước khi mua sắm ụ nổi quá date 83M sản xuất từ năm
1965. Cũng tại cuộc họp báo này, C48 cũng cung cấp thông tin ban đầu về hành vi
tham ô trong việc mua sắm thiết bị cho nhà máy sửa chữa tàu biển phía nam.
Ngày 5/9/2012, Công an Việt Nam phối hợp với lực lượng cảnh sát Hoàng gia
Campuchia bắt giữ được Dương Chí Dũng đang lẩn trốn tại Phnom Penh, sau khi ông
này bỏ trốn sang Mỹ nhưng không thành.
Ngày 14/10/2013, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C48) – Bộ Công an đã hoàn tất
kết luận điều tra vụ án “tham ô”, “cố ý làm trái…” xảy ra tại Vinalines và chuyển
toàn bộ hồ sơ sang Viện KSNDTC đề nghị truy tố Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc
cùng 8 đồng phạm khác về hai hành vi nêu trên.


Ngày 1/11/2013, Viện KSNDTC đã ra cáo trạng số 16/VKSTC-V1B truy tố
Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc và 8 đồng phạm khác về hai tội danh “tham ô” và
“cố ý làm trái…”. Cáo buộc của Viện KSNDTC khẳng định Dương Chí Dũng và các
đồng phạm đã cố ý làm trái, gây thiệt hại cho Nhà nước gần 400 tỉ đồng trong việc
mua ụ nổi quá date 83M để tham ô 1,666 triệu USD.
Ngày 12/12/2013, TAND TP.Hà Nội đưa vụ án HSST Dương Chí Dũng và
đồng phạm phạm tội “tham ô”, “cố ý làm trái…” ra xét xử.
Ngày 16/12/2013, TAND TP.Hà Nội tuyên phạt Dương Chí Dũng, Mai Văn
Phúc tử hình về tội “tham ô”, 18 năm tù về tội “cố ý làm trái…”, tổng hợp hình phạt
là “tử hình”. Ngoài ra, TAND TP Hà Nội còn yêu cầu Dương Chí Dũng, Mai Văn
Phúc mỗi người phải nộp lại số tiền đã tham ô là 10 tỉ đồng và bồi thường trách
nhiệm đối với hành vi “cố ý làm trái...” - mỗi người 100 tỉ đồng.

Đến nay gia đình hai bị cáo này đều khẳng định sẽ có đơn kháng cáo; tuy nhiên, chưa
ai biết rõ nội dung kháng cáo của các bị cáo này là gì.

Các vụ án tương tự

1.2.
1.

Vụ án Trịnh Xuân Thanh
Trịnh Xuân Thanh (sinh ngày 13 tháng 2 năm 1966 tại Hà Nội) là tỉnh ủy viên

(2015- 2020), nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí (PVC) trong
thời gian tại vị đã để công ty thua lỗ hơn 3.300 tỷ đồng (giai đoạn 2011- 2013), ông
là tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2011-2016.
Công ty PVC là đơn vị chuyên về xây dựng và lắp đặt các hạ tâng dầu khí trên bờ.
Việc thua lỗ trong quá trình Trịnh Xuân Thanh làm chủ tịch hội đồng quản trị là do
quản lý lõng lẽo, thiếu trách nhiệm,buông lỏng kiểm tra , giám sát, làm trái các quy
định của pháp luật về quản lý kinh tế. Ngoài ra việc công ty còn đầu tư vốn cho 40


công ty thành viên, tập trung chủ yếu vào xây lắp và bất động sản trong giai đoạn
thoái chào. Chính vì thế đã dẫn đến số nợ hơn 3000 tỷ đồng.
Ông bị về khỏi tố về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh
tế gây hậu quả nghiêm trọng, quy định tại Điều 165 Bộ luật hình sự.
Đồng phạm với Trịnh Xuân Thanh bao gồm: Vũ Đức Thuận nguyên ủy viên
hội đồng quản trị, kiêm Tổng giám đốc; Nguyễn Mạnh Tiến - Phó tổng giám đốc;
Trương Quốc Dũng - nguyên Phó tổng giám đốc; Phạm Tiến Đạt- nguyên Kế toán
trưởng Tổng công ty PVC cũng đã bị khởi tố và bắt tạm giam cùng với ông Trịnh
Xuân Thanh. Những đối tượng này cấu kết với nhau để tham những số tiền từ công
ty.

Ngoài ra Trịnh Xuân Thanh còn bị khai trừ ra khỏi Đảng theo quyết định số
355-QĐNS/TW ngày 9/9/2016 của Ban Bí thư về việc thi hành kỷ luật.
Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương và điều tra ban đầu, nhóm cán
bộ chủ chốt của PVC đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý điều hành,
thiếu kiểm tra, giám sát và làm trái các quy định nhà về quản lý kinh tế gây thua lỗ
gần 3.300 tỷ đồng (giai đoạn 2011-2013).
2.

Vụ án Hà Văn Thắm
Hà Văn Thắm (sinh năm 1972 tại Bắc Giang) là doanh nhân người Việt Nam.

Từng là người giàu thứ 9 trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Năm 2003 là Phó
Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Nông thôn Hải Hưng, sau đó là Chủ tịch HĐQT
Ngân hàng. Năm 2007 Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean Bank),
trong thời gian giữ chức vụ Hà Văn Thắm đã gây thiệt hại làm thất thoát cho Ocean
Bank tổng số tiền là gần 2.000 tỷ đồng.


Tháng 3/2014 Ocean Bank âm vốn chủ sở hữu 2,5 lần, lỗ trước thuế 10.000 tỷ
đồng, nợ xấu 15.000 tỷ đồng.
Ngày 24/10/2014 Ngân hàng Nhà nước thông báo đã phát hiện một số vi phạm
pháp luật nghiêm trọng của cá nhân ông Hà Văn Thắm nên đã bãi nhiễm chức vụ
Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Dương, bị khởi tố và bắt tạm giam vì vi phạm
pháp luật. Từ tháng 12/2014, bắt giữ khởi tố các đồng phạm Nguyễn Văn Hoàn –
nguyên Phó Tổng giám đốc Ocean Bank; Nguyễn Thị Minh Thu – nguyên Chủ tịch
HĐQT Ocean Bank; Nguyễn Xuân Thắng – Phó giám đốc Khối khách hàng lớn và
Đối tác chiến lược Ocean Bank; Nguyễn Xuân Sơn – Chủ tịch Hội đồng thành viên
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam.
Ngày 25/04/2015 Ngân hàng Nhà nước tuyên bố mua Ocean Bank với giá 0
đồng, trở thành sở hữu 100% vốn điều lệ của Ocean Bank, chấm dứt toàn bộ quyền

lới ích và tư cách cổ đông của các cổ đông hiện hữu
Ngày 23/12/206 truy tố Hà Văn Thắm cùng 47 bị can liên quan
Từ 27/02/2017 bắt đầu xét xử sơ thẩm Hà Văn Thắm và các đồng phạm. Cựu
chủ tịch Ocean Bank Hà Văn Thắm phải chịu trách nhiệm trong việc gây thiệt hại
làm thất thoát cho Ocean Bank gần 2.000 tỷ đồng: làm trái quy chế cho vay 344 tỷ
đồng, trả lãi ngoài huy động vốn, sử dụng cá nhân 278 tỷ đồng.
Trong quá trình hoạt động, các bị cáo đã vi phạm đặc biệt nghiêm trọng trong
vấn đề cho vay, huy động tiền gửi, chi lãi suất vượt trần, chi lãi suất ngoài hợp đồng
cho khách hàng lựa chọn; gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng đối với Oceanbank và
các cổ đông, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chính sách tiền tệ của Nhà nước.
3.

Vụ án Phạm Thanh Dũng


Phạm Thanh Dũng giám đốc Công ty TNHH Sản xuất-Thương mại-Dịch vụ
Tân Thành Lợi (gọi tắt là Công ty Tân Thành Lợi, tại xã Khánh An, huyện An Phú,
An Giang) ngành nghề kinh doanh buôn bán hàng tiêu dùng, điện thoại di động, điện
máy...Công ty này được thành lập năm 2010.
Ngày 7/11/2016, VKSND tối cao đã ban hành cáo trạng tuy tố 27 bị can trong
vụ án Mua bán trái phép hóa đơn, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Lợi dụng chức vụ
quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm
trọng, xảy ra tại tỉnh An Giang. Cáo trạng này thay thế cáo trạng trước đó, được
VKSND tối cao ban hành ngày 13/4.
Quá trình phạm tội: Do quen biết các cán bộ hải quan, cán bộ thuế nên Phạm
Thanh Dũng đã lợi dụng để mua bán hóa đơn giá trị gia tăng. Sau đó Phạm Thanh
Dũng còn thành lập tiếp 2 công ty Tân Thành Lợi An Phú và Tân Lợi Kim. Dưới hình
thức thì Dũng cho người nhà quản lý nhưng ông Dũng vẫn là người nắm mọi hoạt
động chính. Việc thành lập 2 công ty này chỉ là hình thức và phục vụ cho việc lừa đảo
của ông Dũng. Từ tháng 12-2010 đến tháng 12-2013, ông Dũng lợi dụng chính sách

hoàn thuế giá trị gia tăng ( GTGT) sử dụng pháp nhân của 3 công ty trên để mua
2.076 hóa đơn GTGT khống từ nhiều doanh nghiệp, công ty khác để hợp thức đầu
vào. Tiếp theo, Dũng móc mối với nhiều đối tượng làm giả hợp đồng mua bán ngoại
thương, xác nhận xuất khẩu khống thông qua cán bộ hải quan đồng thời chỉ đạo cho
nhân viên làm giả hồ sơ xuất khẩu, chứng từ thanh toán hàng bán ra tạo dựng ra 42
bộ hồ sơ xin hoàn thuế GTGT để chiếm đoạt 43,5 tỷ đồng của nhà nước.Rõ ràng
hành vi của ông Dũng là có kế hoạch từ trước, có sự móc mối cả trong lẫn ngoài để
thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhà nước.
Để thực hiện kế hoạch 1 cách chuyên nghiệp ông Dũng đã móc mối với Chi
cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Bắc Đài (An Giang) là ông Nguyễn Hữu
Hoàng, và các đối tượng khác như : Võ Văn Ngoan, Nguyễn Thanh Tùng, Đinh Hồng


Lĩnh,...Đổng thời bị cáo Dũng phải chia tiền cho những đối tượng trên nhằm bịt
miệng và tiếp tay cho kế hoạch của ông trong suốt thời gian dài.
Trung bình mỗi một tờ khai, người của Phạm Thanh Dũng phải chi 900 ngàn
đồng cho các cán bộ kiểm tra, kiểm hóa và giám sát. Tiếp đó hàng tuần, người của
Dũng phải tổng hợp số tờ khai đã thực hiện và chi cho Đinh Hồng Lĩnh, Phó Chi cục
trưởng Hải quan Vĩnh Hội Đông, tỉnh An Giang hoặc Thái Sơn Hải theo lịch trực,
đồng thời chi 500 ngàn đồng/tờ khai cho Nguyễn Hữu Hoàng.
Cơ quan tố tụng xác định đến khi vụ việc bị phát hiện, bị can Nguyễn Hữu
Hoàng đã thu lợi bất chính khoản tiền 387 triệu đồng, Thái Sơn Hải thu lợi bất chính
180 triệu đồng…
Tương tự, các bị can là cán bộ hải quan ở cửa khẩu Khánh Bình, An Giang đã
đòi nhóm của Phạm Thanh Dũng chung chi hàng trăm triệu đồng. Ngoài ra, do hồ sơ
xin hoàn thuế có nhiều vi phạm, Phạm Thanh Dũng và đồng bọn đã chung chi hàng
trăm triệu đồng cho nhiều cán bộ thuế thuộc Cục Thuế An Giang cũng như cán bộ tại
các chi cục thuế huyện An Phú.
Trong đó, nhóm của Dũng đã chi cho bị can Võ Văn Ngoan, nguyên Phó Chi
cục Thuế huyện An Phú 10 triệu đồng/bộ hồ sơ, tổng cộng số tiền Ngoan đã nhận

được trong vụ án là 200 triệu đồng.
Trong vụ án này, Cơ quan tố tụng xác định có 7 cán bộ hải quan và 6 cán bộ
thuế thuộc tỉnh An Giang đã phạm tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi
hành công vụ” và tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
4.

Vụ án Vũ Quốc Hảo
Vũ Quốc Hảo, nguyên Tổng giám đốc Công ty ALCII thuộc Agribank, cùng

đồng phạm đã gây thiệt hại cho nhà nước 285 tỉ đồng.


Đối tượng tham gia vụ án: ngoài Vũ Quốc Hảo chỉ đạo còn có sự giúp đỡ của
Đặng Văn Hai -cựu Chủ tịch hội đồng thành viên Công ty TNHH Xây dựng và
thương mại Quang Vinh và Nguyễn Văn Tài - nguyên Phó tổng giám đốc Công ty
ALC II.
Tội danh các bị cáo vi phạm: tham ô tài sản và cố ý làm trái quy định của Nhà
nước về quản lý kinh tế.
Quá trình phạm tội: vào năm 2008, Hảo đã ký với hai Công ty TNHH Công
nghệ biển Hải Phòng và Công ty TNHH Vận tải biển Đại Phát 2 hợp đồng cho thuê
tài chính.
Theo đó, hai công ty trên sẽ thuê tài chính tàu Whale và tàu Đại Phát, mỗi tàu
có trọng tải là 4332,3 tấn. Hai tàu trên có giá trị mỗi tàu gần 95 tỷ đồng.
Trong quá trình ký các hợp đồng, Hảo biết rõ cả hai công ty trên đều không có
đủ điều kiện và khả năng trả nợ cho ALCII. Tuy nhiên, vì mục đích muốn phát triển
dịch vụ mua cho thuê tàu biển, Hảo chỉ đạo cho cấp dưới là Tài, Nghị, Việt và Sơn
đồng loạt “nhắm mắt” thẩm định, làm thủ tục và cho thông qua để cho vay.
Việc ký kết 2 hợp đồng cho thuê tài chính nêu trên gây thất thoát gần 245 tỉ
đồng.
Năm 2009, vì để có tiền trả nợ cho một doanh nhân ở Hải Phòng, Hảo cùng với

Đặng Văn Hai ký hợp đồng thuê tài chính và mua bán tài sản khống là máy cẩu thủy
lực bánh xích để rút tiền của Công ty ALCII. Để thực hiện trót lọt kế hoạch Hảo đã rủ
thêm Nguyễn Văn Tài (nguyên Phó tổng giám đốc Công ty ALC II) tham gia và đứng
ra ký hợp đồng thuê tài chính còn ông Hảo trực tiếp ký hợp đồng mua bán với Công
ty Quang Vinh để giải ngân 120 tỷ đồng. Ngoài ra bị cáo thông qua một hợp đồng
thuê tài chính với doanh nghiệp tư nhân Anh Phương để trả nợ cho việc đầu tư mua
đất tại Tiền Giang với trị giá 4,9 tỷ đồng của công ty. Trong quá trình làm tổng giám


đốc ông Hảo cùng với Đặng Văn Hai đã nhiều lần cấu kết với nhau để tham ô chiếm
đoạt tài sản bằng việc ký 7 hợp đồng thuê tài chính, mua bán tài sản giải ngân trái
phép hơn 500 tỷ đồng. Số tiền mà ông Hảo tham ô dùng cho việc cá nhân lên tới 450
tỷ đồng.
1.3.
1.

2.

3.

4.

Đặc điểm của dạng tội phạm tham nhũng
Đối tượng tham nhũng là người có chức vụ quyền hạn: Họ là những người
chức vụ quyền hạn, quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước, cán bộ lãnh đạo,
quản lý là người đại diện phần vốn góp của nhà nước tại doanh nghiệp, người
được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ (Khoản 3, Điều 1, Luật phòng, chống
tham nhũng năm 2005). Đối tượng thường là những người có nhiều kinh
nghiệm, có quá trình công tác lâu dài, được đào tạo có hệ thống là những
chuyên gia trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Họ là những người có địa vị trong

xã hội, quan hệ rộng có uy tín xã hội nhất định và hơn nữa họ có thể có thế
mạnh về kinh tế.
Đối tượng tham nhũng lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao: Khi thực hiện
hành vi tham nhũng, các đối tượng sử dụng chức vụ quyền hạn của mình như
là một phương tiện nhằm mang lại lợi ích cho mình, cho gia đình mình và các
đối tượng khác. Đây là một yếu tố quan trọng để xác định xem cá nhân có
hành vi tham nhũng hay không. Nếu một người có chức vụ quyền hạn nhưng
họ không lợi dụng chức vụ quyền hạn thì không được xem là hành vi tham
nhũng. Tuy nhiên, không phải mọi hành vi của người có chức vị quyền hạn đã
lợi dụng chức vụ quyền hạn đó đều được xem là hành vi tham nhũng. Để xác
định được hành vi tham nhũng của một đối tượng cần phụ thuộc nhiều yếu tố,
kết hợp với những hành vi phạm tội khác.
Mục đích chính của hành vi tham nhũng của các đối tượng là vụ lợi: Hành vi
tham nhũng là hành vi mang tính chất cố ý của đối tượng thực hiện. Nếu đối
tượng thực hiện hành vi không cố ý thì hành vi đó không được xem là hành vi
tham nhũng. Vụ lợi hiểu đơn giản là việc những lợi ích vậy chất hay lợi ích
tinh thần mà những người có chức vụ quyền hạn đạt được hoặc có thể đạt
được thông qua hành vi tham nhũng của mình.
Các đối tượng thường là những người có trình độ chuyên môn cao, am hiểu
pháp luật rõ nét, thực hiện hành vi một cách tinh vi, theo những kế hoạch đã
được định sẵn, vốn kiến thức khá rộng về nhiều lĩnh vực. Vì vậy, những thiệt


5.

6.

hại do những đối tượng tham nhũng thường là rất lớn, thậm chí nó có thể làm
chao đảo nền kinh tế của một quốc gia hay khu vực.
Chúng liên kết với nhau, có tính toán trước và có sự hỗ trợ, cấu kết từ nhiều

phía. Chúng nắm rõ mọi hoạt động của công ty, người chủ mưu thường chỉ đạo
cấp dưới kí kết các hợp đồng và đồng thời thực hiện kế hoạch đưa ra từ trước.
Cách thức chiếm đoạt của những tội phạm trên: những tội phạm trên thường
bàn bạc, liên kết với nhau rất chặt chẽ từ việc làm giấy tờ, hồ sơ kê khai khống
số tiền đến việc móc nối với các công ty để lấy tiền từ ngân sách của công ty.
Số tiền tham ô của các đối tượng thực hiện hành vi tham nhũng đạt được từ vài
chục tỷ đến vài trăm tỷ, số tiền đó được chia cho những người liên quan và
thường được sử dụng cho mục đích cá nhân.

PHẦN II: CÁC YẾU TỐ XÃ HỘI TÁC ĐỘNG TỚI VỤ ÁN
1

Lý thuyết liên kết khác biệt (Edwin H. Sutherland)
a.

Nội dung lý thuyết

Lý thuyết của Sutherland xuất phát từ quan điểm bệnh lý học và quan điểm
sinh học bằng cách quy nguyên nhân của tội phạm là do bối cảnh xã hội của các cá
nhân gây ra.
Những vấn đề cơ bản:
-

Tư tưởng chính của lý thuyết liên kết khác biệt là người phạm tội đã học được
phạm tội thông qua nhóm khác biệt trong quá trình giao tiếp, tiếp xúc với


-

-


những người khác và những người này có ảnh hưởng nhất định đối với việc
gây ra tội phạm.
Một cá nhân liên kết với nhiều thành viên của nhóm ủng hộ hành vi lệch lạch,
hơn là với các thành viên của nhóm ủng hộ chuẩn mực xã hội, cá nhân đó có
khuynh hướng nghiêng nhiều hơn về hành vi lệch lạc.
Sutherland nhấn mạnh đến vai trò của học lại từ xã hội được giải thích như là
nguyên nhân của tội phạm.
Sutherland đưa ra 9 định đề, nguyên tắc của lý thuyết liên kết khác biệt:

1)

2)
3)

4)

5)

6)

7)

8)

Hành vi tội phạm là hành vi được học lại từ người khác. Điều này có nghĩa là
hành vi tội phạm không được thừa kế hay bẩm sinh, bất kì ai cũng có thể học
lại từ xã hội dẫn đến phát sinh tội phạm.
Hành vi phạm tội được học từ trong sự tiếp xúc, trong quá trình giao tiếp với
người khác.

Sự học hỏi diễn ra trong các nhóm thân tình: gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
thân thiết, các cá nhân đồng trang lứa. Có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi lệch
chuẩn và thái độ lệch chuẩn.
Khi hành vi phạm tội được học từ người khác, việc học lại bao gồm: kỹ năng
thực hiện tội phạm (rất phức tạp hoặc đơn giản), sự chỉ dẫn về động cơ, dàn
xếp, sự hợp lý hóa thái độ.
Động cơ và động lực cho việc phạm pháp được học hỏi từu rất nhiều các quan
điểm khác nhau, từ những quan điểm ủng hộ cũng như những quan điểm
không ủng hộ việc vi phạm pháp luật.
Một người trở thành tội phạm khi họ tiếp nhận được nhiều quan điểm, định
nghĩa việc ủng hộ vi phạm pháp luật hơn là các quan điểm, định nghĩa phản
đối việc vi phạm pháp luật. Con người vi phạm pháp luật khi họ có liên hệ với
các cá nhân, nhóm sự kiện trong đó các định nghĩa, quan điểm ủng hộ việc vi
phạm pháp luật hơn là phản đối việc vi phạm pháp luật.
Các nhóm khác biệt có thể đa dạng về tần suất hoạt động, sự ưu đãi, khoảng
thời gian và cường độ giao tiếp: Tức là đề cập đến tần suất, mức độ liên hệ của
cá nhân với những nhóm người ủng hộ hành vi phạm tội. Càng tiếp xúc nhiều
cá nhân càng dễ lệch lạc.
Hành vi phạm tội do học lại liên quan đến tất cả các cơ chế trong bất kỳ hình
thức học lại nào khác: Điều này có nghĩa là hành vi phạm tội cũng giống như
bất kỳ hành vi học hỏi nào khác, không chỉ là học thông qua thực hiện, chúng
có thể được học bằng nhiều phương pháp khác nhau.


9)

b.

Mặc dù các hành vi phạm pháp thể hiện nhu cầu và giá trị cơ bản, nhưng
không thể dùng các giá trị và nhu cầu cơ bản này để giải thích cho hành vi tội

phạm. Có nghĩa là động cơ của hành vi phạm pháp không thể giống động cơ
của các hành vi tuân thủ.
Áp dụng vào phân tích vụ án.

Hành vi phạm tội của Dương Chí Dũng được xem như là một tiến trình học hỏi
từ xã hội mà ở đó hành vi phạm tội được bắt đầu từ sự tương tác, với những kẻ lệch
lạc khác là cấp dưới thân thiết của y: đó là Trần Hải Sơn, Trần Văn Quang, … thông
qua việc các đối tượng này biếu tiền quà cáp vào các dịp lễ tết (Trần Hải Sơn biếu
300 triệu đồng, số tiền được trích từ vụ hắn tham ô được từ vụ khai khống vật tư thi
công) để Dương Chí Dũng kí vào các giấy tờ duyệt mua ụ nổi 83M. Qúa trình này
diễn ra thường xuyên, điều này càng thúc đẩy Dương Chí Dũng lấn sâu vào các hành
vi lệch lạc, đó là tham ô nhận hối lộ 10 tỷ đồng từ bên môi giới.
Động cơ để Dương Chí Dũng phạm tội đó là được học hỏi từ rất nhiều các
quan điểm khác nhau, Dương Chí Dũng sống trong một môi trường có nhiều quan
điểm ủng hộ các hình vi vi phạm pháp luật của mình, rồi hợp lý hóa các hành vi sai
lệch đó là “mọi người đều làm như vậy”. Hơn nữa Dương Chí Dũng còn sử dụng các
phương tiện tinh vi để che giấu các hoạt động phạm pháp của mình thông qua một
loạt các giao dịch phức tạp.
Dương Chí Dũng phạm tội bởi vì mục đích có lợi chứ không phải phạm tội vì
bất lợi, bởi vì khi liên kết với nhiều thành viên của nhóm ủng hộ lệch lạc Dương Chí
Dũng đã tính toán mình sẽ được lợi hơn là bất lợi, xem hành vi phạm tội của mình
đơn giản chỉ là làm ăn hoặc kiếm lợi nhuận.
2. Lý thuyết kiểm soát xã hội: Đại diện là John Hagan.
Theo thuyết này, người ta phạm tội là do sự tự kiểm soát yếu và thiếu vắng các
biện pháp kiểm soát từ phía xã hội. Sự tiếp xúc với các biện pháp kiểm soát có thể
khác nhau theo địa bàn cư trú hoặc theo từng thời kỳ khác nhau và đây có thể là
nguyên nhân của sự khác biệt về tỷ lệ tội phạm giữa các khu vực hoặc giữa các giai
đoạn phát triển xã hội khác nhau.
Áp dụng lý thuyết này vào vụ án Dương Chí Dũng ta thấy rằng sự kiểm soát xã
hội về tội phạm “ cổ cồn trắng” ở nước ta còn yếu, những biện pháp kiểm soát xã hội

còn ít.


Hơn nữa ở vào thời điểm của Dương Chí Dũng khi ông đang là chủ tịch của
Vinalines, với cương vị đó Dương Chí Dũng là người người có uy tín và vị thế xã hội
cao, được cả xã hội trọng vọng. Là một người không có hồ sơ hình sự trước đó, là cá
nhân ưu tú và có kết nối xã hội. Hơn nữa mỗi giao dịch kinh doanh, hợp đồng thanh
toán bất hợp pháp đều bị thay thế, sửa chữa – mà những hồ sơ này đều là lưu hành
nội bộ, chỉ những người có thẩm quyền mới được phép xem xét.
Như vậy, người bình thường không dễ dàng gì để có thể gặp gỡ hay tiếp xúc
với ông ta, do vậy sự kiểm soát xã hội đối với Dương Chí Dũng là một điều không
thể. Chính những yếu tố này làm cho hành vi phạm pháp của Dương Chí Dũng không
dễ dàng bị bại lộ khi những hành vi bất hợp pháp đều được che giấu bởi vẻ ngoài
đáng kính.

PHẦN 3: CƠ CHẾ KIỂM SOÁT
3.1.

Khung hình phạt pháp lý trong vụ án

Khung hình phạt pháp lí đối với vụ án Dương Chí Dũng về tội tham ô tài sản là
một trong các tội thuộc nhóm tội phạm về tham nhũng được quy định Theo điều 278
Bộ Luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung ngày 19/06/2009 thì Tội tham ô tài sản được
quy định như sau:
"Điều 278”. Tội tham ô tài sản
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách
nhiệm quản lý có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới
hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai
năm đến bảy năm:
a) Gây hậu quả nghiêm trọng;



b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá
án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến
mười lăm năm:
a) Có tổ chức
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm
c) Phạm tội nhiều lần
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm
đến hai mươi năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù
chung thân hoặc tử hình:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm
năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một
phần hoặc toàn bộ tài sản.
Trong vụ án của Dương Chí Dũng, Ông Dũng đã phạm tội “ Tham ô tài sản và
Cố ý làm trái qui định của Nhà nước”. Trong đó, đối với việc chiếm đoạt tài sản có
giá trị 10 tỉ đồng, gây hậu quả nghiêm trọng cho Tổng công ty Hàng hải Việt Nam số
tiền lên tới 28 tỉ đồng. Theo điều 287 bộ Luật hình sự quy định đối tượng vi phạm
các trường hợp sau sẽ bị xử phạt từ hai mười năm, tù chung thân hoặc tử hình:



-

Phạm tội có tổ chức: Dương Chí Dũng đã liên kết cùng với giám đốc, phó
giám đốc và các cán bộ cấp dưới cùng nhau làm trái quy định của Nhà nước.
Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên: Dương Chí Dũng
chiếm đoạt 10 tỉ đồng.
Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng: Gây tổn hại cho công ty Hàng Hải Việt
Nam 28 tỉ đồng và kéo theo nhiều người khác trong công ty phạm tội.

Như vậy, Dương Chí Dũng đã bị xét xử tại phiên tòa với hình phạt là tử hình
và phải bồi thường 110 tỉ đồng cho công ty với hai tội danh: Tham ô tài sản và làm
trái qui định của pháp luật.
3.2.

Các cơ chế kiểm soát xã hội khác

Kiểm soát xã hội là những cơ chế mà xã hội ứng dụng nhằm đảm bảo sự tuân
thủ đối với chuẩn mực xã hội và hạn chế hành vi tội phạm. Kiểm soát chính thức và
kiểm soát phi chính thức là cơ chế kiểm soát cơ bản nhất trong việc kiểm soát xã hội.
Trong thực tế: Kiểm soát chính thức và kiểm soát phi chính thức luôn song hành với
nhau.
Vụ án của Dương Chí Dũng, chiều 16/12/2013, Tòa án nhân dân thành phố Hà
Nội đã chính thức tuyên các mức án đối với Dương Chí Dũng và đồng bọn phạm tội
"cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”
và "tham ô tài sản” xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Dương
Chí Dũng, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines, nguyên Cục trưởng Cục
Hàng hải Việt Nam và Mai Văn Phúc, nguyên Tổng Giám đốc Vinalines, nguyên Phó
Vụ trưởng Vụ Vận tải - Bộ giao thông vận tải bị tuyên án tử hình. Đây có lẽ là một
bản án xứng đáng dành cho các đối tượng tội phạm trong vụ án này. Đồng thời, bản
án cũng là thể hiện lời hứa bằng hành động cụ thể trước toàn thể nhân dân (và cả dư

luận quốc tế) về quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta "triệt tận gốc” nạn tham ô, tham
nhũng. Mức án giành cho Dương Chí Dũng và các đồng phạm đã được xử đúng theo
quy định của Pháp Luật. Phải có cơ chế kiểm tra, kiểm soát, giám sát quyền lực. Vì
khi có quyền lực, dễ dẫn đến lạm quyền, lộng quyền...
Theo như điều tra, trước khi bị khởi tố và đưa ra tòa xét xử ngày 18.5.2012,
Dương Chí Dũng đã được em trai Dương Tự Trọng cùng đồng bọn đưa đi bỏ trốn.
Dương Tự Trọng đã chỉ đạo Hoàng Văn Thắng, Phạm Minh Tuấn lên Hà Nội đón
ông Dũng đi Hải Phòng, rồi sang Quảng Ninh. Do không trốn sang được Trung Quốc


nên các đối tượng lại quay về Hải Phòng. Khoảng một tuần sau, ông Dũng lại được
các đối tượng đưa vào TP.HCM rồi trốn sang Campuchia… Sau 3 tháng, đến ngày
4/9/2012 bị can Dương Chí Dũng đã bị bắt trở lại. Trước tình hình đó, lòng dân cực
kì phẫn nộ, mong muốn bắt được ông Dũng càng sớm càng tốt để đem ra để pháp luật
trừng trị. Không những thế, vì vụ án này là vụ án tham nhũng lớn, có liên quan trực
tiếp tới bộ máy nhà nước cho nên thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng đã
đưa ra chỉ thị phải bắt bằng được Dương Chí Dũng.
Trong suốt quá trình điều tra, xét xử vụ án đã có nhiều tình tiết được đưa ra. Và
tất cả dư luận xã hội đều kỳ vọng và mong muốn Đảng, Nhà nước điều tra tới cùng
vụ án của Dương Chí Dũng để trừng trị trước pháp luật. Nếu Dương Chí Dũng cố
tình khai sai thì phải trừng trị tội khai gian dối, còn khai đúng thì phải trừng trị dù bất
kể là ai phải trừng trị kẻ tham nhũng.
Trong hàng trăm ý kiến, có một điểm tương đồng rõ nét, đó là kỳ vọng và
mong muốn Đảng, Nhà nước điều tra tới cùng lời khai của Dương Chí Dũng trước
tòa, trừng trị trước pháp luật. Nếu Dương Chí Dũng cố tình khai sai thì phải trừng trị
tội khai gian dối, còn khai đúng thì phải trừng trị dù bất kể là ai.
Dư luận xã hội đã rất bức xúc đối với vụ án tham nhũng của Dương Chí Dũng.
Không một lời bênh vực, tất cả đều mong Ông Dũng nhanh chóng bị xử phạt theo
Luật đã định. “Lòng dân phẫn nộ không chỉ đối riêng với Dương Chí Dũng, mà còn
những đăng kiểm, hải quan tha hóa, biến chất, bị đồng tiền làm mờ mắt, chỉ tìm cách

“vét cho đầy túi tham” phá hoại nền kinh tế đất nước. Lòng dân cũng mong muốn
làm sao công tác giám sát, thanh tra phải chặt chẽ hơn, làm sớm hơn, đi trước một
bước chứ không bị động chạy theo chuyện đã rồi”
Trải qua một thời gian dài xét xử, cuối cùng Dương Chí Dũng cũng bị kết án tử
hình. Dư luận xã hội rất đồng tình với bản án này “Tôi đồng tình với bản án đó. Mức
án đó là hợp lòng dân, thể hiện sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong việc chống
tham nhũng”.
Qua vụ án này, nhà nước ta cũng cần phải xem xét bài học về công tác tổ chức
cán bộ. Thực tế, các quy định, quy trình về công tác này không ít nhưng tại sao nhà
nước ta vẫn để lọt lưới những người như ông Dũng. Cần phải rút bài học thế nào cho
công tác tổ chức, cán bộ trong tương lai. Dư luận xã hội không khỏi thắc mắc liệu sẽ
còn bao nhiêu “Dương Chí Dũng” vẫn chưa được phát hiện.


Vụ án Dương Chí Dũng khép lại với bản án phúc thẩm nghiêm khắc dành cho
các bị cáo, song từ đây, có thể thấy rõ, công tác tổ chức, quản lý, giám sát cán bộ tồn
tại không ít vấn đề, khiến những “sâu mọt” trong thể chế có cơ hội thực hiện hành vi
tham nhũng, đục khoét tài sản nhà nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.

4.

Lê Ngọc Hùng, 2011, Lịch sử và lý thuyết xã hội học, NXB Đại học quốc gia
Hà Nội.
Nguyễn Thị Như Trang, Tập bài giảng slide Xã hội học tội phạm, Trường Đại
học Khoa học xã hội và Nhân Văn Hà Nội.

Theo điều 278 Bộ Luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung ngày 19/06/2009
Link truy cập: />Ngày truy cập: 4/3/2017.
Phùng Bắc, Toàn cảnh vụ tham nhũng của Dương Chí Dũng ở Vinalines từ
năm 2011, Báo Lao Động ngày 03/11/2014.
Link truy cập: />Truy cập ngày: 27/2/2017


Cán bộ thuế, hải quan tiếp tay chiếm đoạt 35 tỷ đồng, Báo An ninh thủ đô
ngày 08/11/2016.
Link truy cập: />Truy cập ngày 27/2/2017.
6. Thế Kha, Thứ trưởng Bộ Công an nói về sự phức tạp trong vụ án Hà Văn
Thắm, Báo Dân Trí ngày 25/10/2016.
Link truy cập: />Truy cập ngày: 01/03/2017.
7. Quế Sơn, Đại án tham nhũng tại ALCII: Vũ Quốc Hảo và “chân rết” nhận
thêm 66 năm tù, Báo Dân trí ngày 10/12/2015.
Link truy cập: />Truy cập ngày: 1/3/2017
8. Toàn cảnh vụ Trịnh Xuân Thanh - “điểm nóng” công tác cán bộ năm 2016,
Báo điện tử đài tiếng nói Việt Nam ngày 26/12/2016.
Link truy cập: />Truy cập ngày: 2/3/2017.
9. “Chuyên gia pháp lý nói gì về án tử hình của Dương Chí Dũng”, ngày
17/12/2013.
Link truy cập: />Truy cập ngày: 05/03/2017.
10. Tuyết Yến, Vụ án Dương Chí Dũng: Dư luận bàng hoàng, phẫn nộ, Báo điện
tử đài tiếng nói Việt Nam ngày 18/10/2013.
Link truy cập: />Ngày truy cập: 4/3/2017
11. Huy Sơn, Vụ tham ô tại ALC 2: Án tử hình cho Vũ Quốc Hảo và Đặng Văn
Hai” mục Pháp Luật, báo điện tử đài tiếng nói Việt Nam VOV TPHCM, ngày
27/11/2015
Link truy cập: />Ngày truy cập: 07/03/2017
5.



Đại án Vinalines - Dương Chí Dũng : Cộng đồng mạng nói gì về vụ án “làm lộ
bí mật”?, ngày 12/01/2014.
Link truy cập: />Truy cập ngày: 05/03/2017
13. Việt Dũng, Dương Chí Dũng: “ Tôi không chỉ đạo mua ụ nổi”, mục Pháp
Luật, báo VnExpress,ngày 12/12/2013.
Link truy cập: />Truy cập ngày: 08/03/2017
14. Thái độ kiên quyết của lãnh đạo cao cấp trong vụ án Dương Chí Dũng, Báo
điện tử Soha News ngày 10/01/2014.
Link truy cập: />Truy cập ngày: 8/3/2017
15. Nhìn lại vụ án Dương Chí Dũng: Bài học đắt giá trong công tác cán bộ, Báo
Đầu tư chứng khoán ngày 11/5/2014.
Link truy cập: />Truy cập ngày 24/03/2017
12.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×