Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Khảo sát quy trình chăn nuôi và phòng trị bệnh phân trắng lợn con giai đoạn từ 1 đến 21 ngày tuổi tại trại lợn công ty TNHH minh châu thành phố hạ long tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (858.81 KB, 56 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐINH DUY ĐẠT
Tên chuyên đề:
KHẢO SÁT QUY TRÌNH CHĂN NUÔI VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH PHÂN
TRẮNG LỢN CON GIAI ĐOẠN TỪ 1 ĐẾN 21 NGÀY TUỔI TẠI TRẠI
LỢN CÔNG TY TNHH MINH CHÂU, THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH
QUẢNG NINH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y
Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Khóa học:

2013 - 2017

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


ĐINH DUY ĐẠT
Tên chuyên đề:
KHẢO SÁT QUY TRÌNH CHĂN NUÔI VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH PHÂN
TRẮNG LỢN CON GIAI ĐOẠN TỪ 1 ĐẾN 21 NGÀY TUỔI TẠI TRẠI
LỢN CÔNG TY TNHH MINH CHÂU, THÀNH PHỐ HẠ LONG,
TỈNH QUẢNG NINH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Chăn nuôi Thú y

Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Lớp:

CNTY-N01

Khóa học:

2013 - 2017

Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Mạnh Cƣờng


Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này trước hết em xin gửi lời cảm ơn
tới toàn thể các thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã
truyền đạt cho em những kiến thức quý báu và bổ ích trong suốt những năm
học vừa qua.
Em xin dành lời cảm ơn sâu sắc tới ThS. Nguyễn Mạnh Cường đã tận
tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập để hoàn thành báo
cáo tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong khoa Chăn nuôi
Thú y, đặc biệt là các thầy cô giáo trong bộ môn Vi sinh vật đã giúp đỡ em
hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn công ty TNHH Minh Châu cùng toàn thể
anh em kỹ thuật, công nhân trong trang trại đã tạo điều kiện giúp đỡ cho em
trong suốt quá trình thực tập.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến toàn thể gia đình, bạn bè đã giúp
đỡ và động viên em trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian thực
tập tốt nghiệp.
Trong quá trình thực tập vì chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, chỉ dựa
vào kiến thức đã học cùng với thời gian hạn hẹp nên báo cáo không tránh khỏi
sai sót.
Kính mong được sự góp ý nhận xét của quý thầy cô để giúp cho kiến
thức của em ngày càng hoàn thiện và có nhiều kinh nghiệm bổ ích cho công
việc sau này.
Em xin chân thành cảm ơn.
Thái Nguyên, ngày


tháng

Sinh viên

Đinh Duy Đạt

năm 2017


ii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Cơ cấu đàn lợn của trại trong 3 năm (2014-2016) ............................ 7
Bảng 4.1: Kết quả công tác phục vụ sản xuất .................................................. 29
Bảng 4.2: Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo đàn và theo cá thê ........... 30
Bảng 4.3: Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng theo lứa tuổi ......................................... 31
Bảng 4.4: Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con qua các tháng theo dõi ............ 35
Bảng 4.5: Tỷ lệ lợn chết do mắc bệnh phân trắng theo tháng.......................... 37
Bảng 4.6: Tỷ lệ lợn mắc phân trắng lợn con theo tính biệt.............................. 38
Bảng 4.7: Hiệu lực điều trị bệnh PTLC ở lợn của hai loại thuốc đã sử dụng .. 39


iii

DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng theo lứa tuổi.......................................... 32
Hình 4.2. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con qua các tháng theo dõi ............. 36



iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNTY:

Chăn nuôi thú y

Cs:

Cộng sự

Đvt:

Đơn vị tính

Hcl:

Acid chclohydric

PTLC:

Phân trắng lợn con

LMLM: Lở mồm long móng
Nxb:

Nhà xuất bản

SS:


Sơ sinh

Tr:

Trang

Vk

Vi khuẩn

TT:

Thể trọng


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu yêu cầu của đề tài ........................................................................ 2
1.2.1. Mục tiêu................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu .................................................................................................... 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ...................................................................... 3

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của cơ sở thực tập ............................ 3
2.1.2. Đối tượng và các kết quả sản xuất của cơ sở (trong 3 năm) ................... 7
2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong nước và ngoài
nước đến nội dung chuyên đề ........................................................................... 7
2.2.1. Những hiểu biết về phòng, trị bệnh cho vật nuôi .................................... 8
2.2.2. Một số loại thuốc để điều trị bệnh phân trắng lợn ................................ 12
2.2.3. Tình hình nghiên cứu trong nước .......................................................... 16
2.2.4. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ......................................................... 18
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 19
3.1. Đối tượng ................................................................................................. 19
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 19
3.3. Nội dung tiến hành ................................................................................... 19
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ...................................................... 19


vi

3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 19
3.4.2. Phương pháp theo dõi ........................................................................... 20
3.4.3. Công thức tính và phương pháp số liệu ................................................ 20
3.4.4. Phương pháp xác đinh
̣ hiê ̣u quả sử du ̣ng của hai phác đồ .................... 21
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 23
4.1. Công tác phục vụ sản xuất ....................................................................... 23
4.1.1. Công tác vệ sinh thú y ........................................................................... 23
4.1.2. Công tác tiêm phòng ............................................................................. 23
4.1.3. Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh ..................................................... 23
4.1.4. Công tác chăn nuôi ................................................................................ 26
4.1.5. Các công tác khác.................................................................................. 28
4.2. Kết quả theo dõi và điều trị bệnh phân trắng lợn con .............................. 29

4.2.1. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo đàn và theo cá thể ................. 29
4.2.2. Kết quả về tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng theo lứa tuổi ................ 31
4.2.3. Kết quả về tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con qua các tháng theo dõi. 35
4.2.4. Tỷ lệ lợn chết do mắc bệnh phân trắng lợn con qua các tháng theo dõi ... 37
4.2.5. Tỷ lệ lợn mắc bệnh phân trắng theo tính biệt ....................................... 38
4.2.6. Theo dõi và so sánh hai loại thuốc điều trị ........................................... 39
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 41
5.1. Kết luận .................................................................................................... 41
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 43
I. Tài liệu trong nước ....................................................................................... 43
II. Tài liệu nước ngoài ..................................................................................... 45
PHỤ LỤC


1

Phần 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Ngành chăn nuôi nước ta trong những năm gần đây đã và đang phát
triển ngày càng mạnh với nhiều hình thức, quy mô khác nhau, từ chăn nuôi
theo hộ gia đình đến các mô hình chăn nuôi theo mô hình trang trại với số
lượng vật nuôi lớn.
Chăn nuôi ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong nền sản xuất nông
nghiệp. Nó là nguồn thu nhập đáng kể của người nông dân góp phần xóa đói
giảm nghèo, ổn định đời sống xã hội, thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung của
đất nước.
Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi, sự gia tăng của đàn gia

súc, người chăn nuôi gặp không ít khó khăn do dịch bệnh gây ra. Một trong
những bệnh thường gặp gây thiệt hại cho chăn nuôi là bệnh phân trắng lợn
con (Colibacillosis). Bệnh này phát triển mạnh đặc biệt ở các vùng chăn nuôi tập
trung. Nếu không được quan tâm chăm sóc, hộ lý tốt, tỷ lệ nhiễm bệnh có thể lên tới
100% và tỷ lệ chết cũng rất cao, nhất ở giai đoạn sơ sinh 1 đến 21 ngày tuổi.
Nguyên nhân chính gây bệnh phân trắng lợn con trong giai đoạn theo
mẹ chủ yếu là do trực khuẩn đường ruột, cụ thể do trực khuẩn Escherichia
coli (E. coli) sống ở ruột già gây nên. Vi khuẩn E. coli thuộc vi khuẩn gram (-),
có sức đề kháng cao với điều kiện ngoại cảnh. Ngoài ra, điều kiện thời tiết khí
hậu thay đổi thất thường, chuồng trại, điều kiện vệ sinh, chế độ nuôi dưỡng
kém... cũng là nguyên nhân gây ra bệnh phân trắng lợn con. Nếu không điều
trị kịp thời thì sẽ dẫn đến còi cọc chậm lớn, sức khỏe yếu và có thể dẫn tới tử
vong. Từ đó sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng con giống cũng như
năng suất chăn nuôi và gây thiệt hại to lớn đến nền kinh tế.


2

Tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu cả trong và ngoài nước nhằm
phòng và điều trị bệnh PCLC, nhưng kết quả đạt được ở mức độ nhất định.
Xuất phát từ thực tế trên cùng với sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn, tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát quy trình chăn nuôi và phòng trị
bệnh phân trắng lợn con giai đoạn từ 1 đến 21 ngày tuổi tại trại lợn công ty
TNHH Minh Châu, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh”.
1.2. Mục tiêu yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu
- Theo dõi tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con con tại trại lợn công
ty TNHH Minh Châu, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
- Xác định ảnh hưởng của một số yếu tố ngoại cảnh đến tỷ lệ mắc bệnh
phân trắng ở lợn con từ đó có biện pháp phòng bệnh phù hợp.

- Xác định được phác đồ điều trị bệnh phân trắng lợn con hiệu quả.
- Đánh giá được tình hình chăn nuôi tại cơ sở.
- Xác định được quy trình phòng, trị bệnh và nuôi dưỡng, chăm sóc đàn
lợn nái sinh sản tại trại.
1.2.2. Yêu cầu
- Hiểu biết bệnh phân trắng lợn con về: đặc điểm, nguyên nhân triệu
chứng, chẩn đoán và phương pháp phòng trị bệnh.
- Tìm hiểu cơ chế tác dụng, liều lượng của thuốc dùng trong điều trị.Thực hiện tốt các yêu cầu, quy định tại cơ sở
- Chăm chỉ, học hỏi để năng cao kỹ thuật, tay nghề của cá nhân.


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của cơ sở thực tập
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Trại chăn nuôi lợn công ty TNHH Minh Châu, thành phố Hạ Long, tỉnh
Quảng Ninh.Vị trí địa lý của thành phố Hạ Long được xác định như sau:
Thành phố Hạ Long nằm ở trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, có diện tích
271,95 km², với chiều dài bờ biển gần 50 km. Phía đông Hạ Long giáp thành
phố Cẩm Phả, phía tây giáp thị xã Quảng Yên, phía bắc giáp huyện Hoành
Bồ, phía nam là vịnh Hạ Long.
Thành phố nằm dọc theo bờ vịnh Hạ Long với chiều dài khoảng 50 km,
cách thủ đô Hà Nội 165 km về phía Tây, cách thành phố Hải Phòng 70 km về
phía Tây Nam và cách thành phố cửa khẩu Móng Cái 184 km về phía Đông
Bắc, phía nam thông ra Biển Đông. Hạ Long có vị trí chiến lược về địa chính
trị, địa kinh tế, an ninh quốc phòng của khu vực và quốc gia.
Diện tích: 22.250 ha

Dân số: 215.795 người
Bao gồm: 20 đơn vị hành chính cấp phường: Hà Khánh, Hà Lầm, Hà
Trung, Hà Phong, Hà Tu, Hồng Hải, Cao Thắng, Cao Xanh, Yết Kiêu, Trần
Hưng Đạo, Bạch Đằng, Hồng Gai, Bãi Cháy, Hồng Hà, Hà Khẩu, Giếng Đáy,
Hùng Thắng, Tuần Châu, Việt Hưng, Đại Yên.
2.1.1.2. Điều kiện khí hậu
Thành phố Hạ Long thuộc vùng khí hậu ven biển, với 2 mùa rõ rệt
là mùa đông và mùa hè.


4

Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23.70C. Mùa đông thường bắt đầu
từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình là 16.70C rét nhất là
50C. Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình vào mùa hè là
28.60C, nóng nhất có thể lên đến 380C.
Lượng mưa trung bình một năm của Hạ Long là 1832 mm, phân bố
không đều theo 2 mùa. Mùa hè, mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm từ 8085% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa cao nhất vào tháng 7 và tháng 8,
khoảng 350mm. Mùa đông là mùa khô, ít mưa, từ tháng 11 đến tháng 4 năm
sau, chỉ đạt khoảng 15-20% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa ít nhất là
tháng 12 và tháng 1, chỉ khoảng từ 4 đến 40 mm.
Độ ẩm không khí trung bình hằng năm là 84%. Đồng thời khí hậu ở Hạ
Long có hai loại hình gió mùa hoạt động khá rõ rệt là gió Đông Bắc về mùa
đông và gió Tây Nam về mùa hè. Hạ Long là vùng biển kín nên ít chịu ảnh
hưởng của những cơn bão lớn, sức gió mạnh nhất trong các cơn bão thường là
cấp 9, cấp 10.
2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức của trại
Trại gồm có 42 người trong đó:
+ 1 quản lý trại
+ 1 giám đốc

+ 5 kỹ sư chính của công ty
+ 1 kế toán
+ 34 công nhân
2.1.1.4. Cơ sở vật chất của trại
Trại được xây dựng chưa lâu song cơ sở vật chất rất được chú trọng. - Hệ
thống chuồng trại: Khu vực sản xuất của trung tâm được đặt trên một khu vực
cao, dễ thoát nước và được tách biệt với khu điều hành, khu dân cư xung


5

quanh. Xung quanh trung tâm có hàng rào bảo vệ, cổng vào và nơi sản xuất
có hố sát trùng để ngăn ngừa dịch bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào. Chuồng
nuôi được xây dựng theo hướng Đông Nam đảm bảo thoáng mát về mùa hè,
ấm áp về mùa đông và xây dựng theo kiểu mái chuồng xuôi tránh hiện tượng
ứ đọng nước, có 3 chuồng đẻ chứa được 120 con/chuồng, 2 chuồng bầu, 4
chuồng cách li và 1 chuồng lợn con, 8 chuồng lợn thịt mỗi chuồng đều có lối
đi ở giữa. Đối với dãy chuồng lợn nái chờ phối, lợn nái chửa được thiết kế các
ô chuồng có sàn. Các ô chuồng thường được thiết kế theo kiểu sàn bằng bê
tông. Các chuồng nuôi đều được lắp đặt điện chiếu sáng, hệ thống dẫn nước
tự động, mùa hè có hệ thống làm mát bằng quạt điện và vòi phun nước trên
mái. Mùa đông có hệ thống bóng đèn hồng ngoại và lò sưởi. Công trình xung
quanh trại: Nhà điều hành (phòng làm việc, phòng ở cho công nhân) và các
công trình phụ trợ khác, trại chăn nuôi được sở khoa học công nghệ, sở tài
nguyên môi trường hỗ trợ kỹ thuật cũng như kinh phí trong công tác xử lý
chất thải.Hệ thống nước sạch được lấy từ suối đầu nguồn về bể lớn. Sau đó nước
được đưa tới các ô chuồng đảm bảo cho việc cung cấp nước uống tự động cho lợn.
Nước tắm cho lợn và rửa chuồng hàng ngày được bơm trực tiếp từ bể chứa.Hệ
thống điện được dẫn từ trạm biến áp 110 KV của trại đầu tư, phục vụ cho
chăn nuôi và cho bà con thôn lân cận có nhu cầu sử dụng điện. Ngoài ra trại

còn chuẩn bị máy phát điện dự phòng.- Các cơ sở vật chất kỹ thuật, phục vụ
khác:Nằm trong khu vực sản xuất của trại là nhà kho, phòng kỹ thuật và
xưởng cơ khí. Trong phòng kỹ thuật được trang bị tương đối đầy đủ dụng cụ
chăn nuôi thú y thông dụng như: Xilanh, panh, dao mổ, kim tiêm, kìm bấm số
tai, kìm cắt đuôi, kìm bấm nanh, bình phun thuốc sát trùng và tủ thuốc thú y
và tủ lạnh đựng vắc xin.Nhà kho là nơi chứa thức ăn hàng ngày cho lợn và
những dụng cụ lao động và sinh hoạt phục vụ cho công nhân và kỹ thuật trong
trại. Trong khu vực sản xuất, trại có xây dựng một phòng làm nơi khai thác,


6

pha chế và bảo quản tinh dịch lợn đực giống.Ngoài cơ sở vật chất trên, trại
còn chú trọng củng cố bếp ăn, nhà vệ sinh để phục vụ sinh hoạt hàng ngày của
cán bộ công nhân viên trong trại.- Nhiệm vụ chính của trại chăn nuôi:Là cơ sở
sản xuất lợn giống cho các trại gia công của Công ty chăn nuôi CP, trại được
giao nhiệm vụ nuôi giữ, nhân giống đàn lợn ông bà giống, để tạo ra đàn bố mẹ
có chất lượng tốt cung cấp cho người chăn nuôi, nhằm tăng dần số lợn trong
khu vực, với mục đích tăng tỷ lệ thịt nạc, phục vụ cho nhu cầu của người tiêu
dùng trong địa bàn cũng như các tỉnh lân cận. Lợn mà trại cung cấp ra thị
trường đó là: Lợn con, lợn nuôi làm giống, lợn thịt.
2.1.1.5. Thuận lợi và khó khăn của trại
- Thuận lợi:
+ Trại được xây dựng trên một quả đồi nên cách xa khu dân cư, không
làm ảnh hưởng đến người dân xung quanh.
+ Đội ngũ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân của trại có năng lực,
năng động, nhiệt tình và có trách nhiệm trong công việc.
+ Trại được xây dựng theo mô hình công nghiệp, trang thiết bị hiện đại,
do đó rất phù hợp với điều kiện chăn nuôi lợn công nghiệp hiện nay.
- Khó khăn:

+ Trại được xây dựng trên một quả đồi cách xa khu dân cư nên đường
đi lại khó khăn.
+ Giá thức ăn chăn nuôi mỗi ngày một tăng khiến chi phí thức ăn tăng
cao gây ảnh hưởng tới chăn nuôi của trang trại.
+ Giá thành như điện, nước, tu sửa thiết bị tăng cao.
+ Đầu tư cho công tác xử lý nước thải của trại còn nhiều khó khăn.


7

2.1.2. Đối tượng và các kết quả sản xuất của cơ sở (trong 3 năm)
2.1.2.1. Đối tượng
Đàn lợn tại trại lợn công ty TNHH Minh Châu, thành phố Hạ Long,
tỉnh Quảng Ninh.
2.1.2.2. Cơ cấu đàn lợn của trại trong 3 năm
Bảng 2.1: Cơ cấu đàn lợn của trại trong 3 năm (2014-2016)
Số lƣợng lợn của các

Tăng giảm

năm

2015/2014

Loại lợn

Tăng giảm
2016/2015 (%)

2014


2015

2016

(%)

Nái cơ bản

1260

1263

1177

0,23

-6,81

Nái hậu bị

94

145

122

4,25

-15,86


Đực làm việc

23

29

28

20,08

-3,4

Đực hậu bị

5

6

5

20,00

-16,66

1382

1443

1333


4,41

-7,02

Tổng số

Qua bảng 2.1: ta thấy số lượng lợn của tại trong 3 năm (2014 - 2016)
tăng giảm không đáng kể cụ thể năm 2014 là 1382 con so với năm 2015 là
1443 con tăng 0,23%, năm 2016 là 1333 con có tỷ lệ giảm so với năm 2015
là -7,02. Nái cơ bản có tỷ lệ giảm trên là do trại có nhiều lợn nái cần loại
thải và 1 số lợn hậu bị được chuyển lên lại không đạt tiêu chuẩn để làm nái
sinh sản nên số lượng lợn nái bị giảm.
2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong nƣớc và ngoài
nƣớc đến nội dung chuyên đề
Trong chăn nuôi lợn, bệnh lợn con phân trắng là bệnh phổ biến ở lợn con
theo mẹ, nó gây thiệt hại không nhỏ đến năng suất, chất lượng đàn lợn, đặc biệt là
đến kinh tế. Do đó, đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước
về bệnh nhằm hạn chế, giảm bớt những thiệt hại do bệnh gây ra.


8

2.2.1. Những hiểu biết về phòng, trị bệnh cho vật nuôi
2.2.1.1. Phòng bệnh
Do các nguyên nhân gây bệnh khác nhau, nên việc phòng trị bệnh
PTLC hiện nay còn là một vấn đề nan giải, phải kết hợp nhiều biện pháp khác
nhau để phòng bệnh. Phòng bệnh là cách chủ động để giảm thiệt hại về kinh
tế do bệnh về tiêu chảy gây ra. Các biện pháp phòng xoay quanh các vấn đề
môi trường, vật chủ và mầm bệnh. Biện pháp chủ yếu là:

- Phòng bệnh là cách chủ động để giảm thiệt hại về kinh tế do bệnh về
tiêu chảy gây ra. Các biên pháp phòng bệnh xoay quanh các vấn đề môi
trường, vật chủ và mầm bệnh.
- Phòng bệnh bằng biện pháp quản lý và chăm sóc nuôi dưỡng
Theo Sử An Ninh (1993) [14], biện pháp phòng tiêu chảy trước hết là
hạn chế, loại trừ các yếu tố stress sẽ mang lại hiệu quả tích cực. Khắc phục
những bắt lợi về thời tiết, khí hậu, giữ vệ sinh chuồng nuôi.
Theo Phạm Khắc Hiếu và cs (1998) [8], lợn con sau khi đẻ ra cần được
sưởi ấm ở nhiệt độ 34ºC trong tuần lễ đầu tiên, sau đó giảm dần xuống nhưng
không được thấp hơn 30ºC. Như vậy sẽ tránh được stress lạnh ẩm.
Để cho đàn gia súc non khỏe mạnh, điều cần thiết trước tiên là nuôi
dưỡng, chăm sóc thật tốt lợn nái giống khi mới chửa đảm bảo dinh dưỡng bổ
sung đầy đủ các loại vitamin, nguyên tố vi lượng cần thiết (Đào Trọng Đạt và
cs, 1995) [3].
Thiết kế chuồng đẻ về kích thước, độ cao nền chuồng, bề mặt nền
chuồng… cũng rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng tới tỷ lệ lợn con bị phân trắng.
- Phòng bệnh bằng chế phẩm sinh học
Theo Tạ Thị Vinh (1994) [23] đã công bố kết quả chiết tách thành công
chế phẩm γ-globulin từ huyết thanh ngựa để đề phòng lợn con tiêu chảy.
Theo Phan Thanh Phương, Đặng Thị Thủy (2008) [17], đã công bố kết quả


9

phòng bệnh bằng kháng thể E. coli được chiết tách từ lòng đỏ trứng gà dạng bột.
Theo Trần Thi Hanh và cs (2002) [6], các tác giả đã nghiên cứu 3 chế phẩm:
E. coli sữa, Cl.perfringen dùng cho nái chửa và Baderin EBC (E. coli Baderin và
Cl.perfringen) dùng cho lợn con để phòng và trị bệnh tiêu chảy phân trắng lợn con.
Dùng các vi khuẩn có lợi để phòng bệnh. Các nhóm vi khuẩn thường
dùng là Bacillus subtilis, Colibaterium, Lactobacillus,… Các vi khuẩn này khi

đưa vào đường tiêu hóa của lợn sẽ có vai trò cải thiện tiêu hóa thức ăn, lập lại
cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, ức chế và khống chế các vi khuẩn có hại.
Xí nghiệp thuốc thú y đã sản xuất sản phẩm Subtilis, Viện thú y quốc
gia đã chế thành công sản phẩm men tiêu hóa Biolacty cho hiệu quả tốt.
Theo Tô Thanh Phượng (2006) [18] dùng enzyme vi sinh vật cho lợn
uống hoặc cho ăn có tác dụng giảm tỷ lệ tiêu chảy, lợn tiêu hóa thức ăn tốt,
giảm mùi hôi chuồng nuôi.
Theo Bùi Thị Tho và cs (1995) [22]: tác dụng phòng bệnh PTLC khi
bổ sung cao mật bò 20% cho lợn từ 1 - 21 ngày tuổi là tốt nhất, giảm tới
31,4% tỷ lệ lợn mắc bệnh.
- Phòng bệnh bằng vaccine
Phòng bệnh bằng vaccine được coi là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng
hầu hết các bệnh hiện nay, đặc biệt là các bệnh do vi khuẩn gây ra. Vaccine là
chế phẩm sinh học thường dùng để phòng bệnh cho động vật khỏe, động vật
chưa mắc bệnh, nếu tiêm cho động vật đã mắc bệnh thì bệnh có thể phát sớm
hơn, nặng hơn (Nguyễn Như Thanh và cs,2001) [20].
Trên cơ sở nghiên cứu về các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy các nhà khoa
học đã kết luận có nhiều loại vi khuẩn tác động và gây ra hội chứng tiêu chảy
nói chung và bệnh PTLC nói riêng. Việc tìm ra một loại vaccine đa giá được
bào chế từ nhiều chủng vi khuẩn gây bệnh là một hướng nghiên cứu hiện nay.
Như đã đề cập ở trên thì nguyên nhân gây bệnh chính cho lợn con là do


10

E. coli. Do đó nghiên cứu chủ yếu tập chung vào chế tạo vaccine từ E. coli.
Theo Nguyễn Như Thanh và cs (2001) [20]: để chế vaccine E. coli để
phòng bệnh ở nhiều địa phương thường đem lại hiệu quả phòng bệnh
không cao. Do vaccine cần được chế tạo từ các serotype tai chỗ sẽ cho kết
quả tốt hơn.

Tuy nhiên, Đào Trọng Đạt và cs (1996) [4] cũng lưu ý rằng do E. coli
có nhiều type kháng nguyên khác nhau nên việc chế vaccine E. coli gặp
những khó khăn nhất định và việc chế một loại vaccine E. coli để phòng cho
lợn ở nhiều địa phương đem lại hiệu quả không cao.
Ngoài các loại vaccine E. coli các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu
chế vaccine Salmonella. Hiện nay trên thế giới đã có nhiều loại vaccine phòng
bệnh do vi khuẩn Salmonella gây ra ở lợn.
- Phòng bệnh bằng thuốc hóa trị liệu
Ở lợn con giai đoạn bú sữa và sau cai sữa thường có triệu chứng thiếu
máu do thiếu sắt, dẫn tới giảm sức đề kháng, do đó lợn con thường bị rối loạn
tiêu hóa dẫn đến ỉa chảy. Do vậy cần bổ sung Dextran - Fe cho lợn con để đề
phòng suy dinh dưỡng và các bệnh đường ruột.
Lưu ý: lúc đỡ đẻ phải thực hiện các biện pháp vệ sinh vô trùng tốt, các
biện pháp đúng kỹ thuật để đề phòng lợn mẹ bị viêm tử cung, viêm vú dẫn
đến sữa bị nhiễm độc, nhiễm trùng kế phát… lợn con bú sữa đó sẽ ỉa chảy.
2.2.1.2. Điều trị
Việc điều trị bệnh phân trắng lợn con đòi hỏi phải điều trị sớm ngay khi
mới phát hiện và điều trị tổng hợp. Đó là loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, thải
trừ chất chứa trong đường tiêu hóa, bảo vệ niêm mạc ruột, chống mất nước và
điện giải, sử dụng các loại kháng sinh để gây ức chế hoặc tiêu diệt vi
khuẩn, nhằm tạo ra sự cân bằng sinh thái của hệ vi sinh vật đường ruột.
Đồng thời có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng hợp lý, bổ sung các loại vitamin
và khoáng chất cần thiết.


11

Theo Bùi Thị Tho và cs (1995) [22], đã đưa ra nguyên tắc khi sử
dụng kháng sinh để tránh tác dụng phụ và hạn chế hiện tượng kháng thuốc
của vi khuẩn như sau:

- Tiến hành kháng sinh đồ để chọn ra kháng sinh mẫn cảm.
- Dùng đúng thuốc, đúng bệnh, đúng liều lượng, theo kinh nghiệm cho
thấy khi sử dụng kháng sinh phải dùng liều cao ngay từ đầu, không dùng liều
tăng dần, do vi khuẩn có khả năng kháng thuốc, nếu dùng một loại kháng sinh
nào đó trong 3 - 5 ngày mà không đem lại hiệu quả thì cần tiến hành thay
ngay kháng sinh khác nhạy cảm hơn.
Việc sử dụng kháng sinh trong chữa bệnh có giá trị rất lớn trong sản
xuất. Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh trong thời gian dài, thiếu hiểu biết về
kháng sinh, cộng với sự phát triển chưa hoàn chỉnh của cơ thể lợn con, đặc
biệt là hệ tiêu hóa cũng thể hiện những mặt có hại như kháng thuốc, phá hoại
sự cân bằng sinh học của vi sinh vật trong đường tiêu hóa…
- Phối hợp kháng sinh: Phối hợp kháng sinh làm tăng hiệu quả sử dụng
nhưng khi phối hợp cần lưu ý tính tương kị và tính hiệp đồng giữa các kháng sinh.
Điều trị bằng kháng sinh: Khi sử dụng kháng sinh cần tiến hành làm
kháng sinh đồ.
Điều trị bằng Đông dược: Theo Trương Lăng (2004) [12], có thể điều
trị theo bài thuốc sau:
Tô mộc: 500 gam
Ngũ bột từ: 300 gam
Hai thứ sắc đặc trộn lẫn vào thức ăn cho lợn ăn. Nếu dùng viên tô mộc
(do dược phẩm sản xuất), cũng trộn với thức ăn theo liều: 2 viên/ngày/con đối
với lợn dưới 1 tháng tuổi và 3 viên/ngày/con đối với lợn từ 1 - 2 tháng tuổi.
Cho ăn từ 3 - 4 ngày, tỷ lệ khỏi từ 85 - 90%.
Để lợn con chóng hồi phục hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột ta có


12

thể cho lợn uống nước chiết tỏi (chứa phytoncid): bỏ 100g củ tỏi vào 1 lít
nước sôi, ngâm trong 4 - 6 giờ, mối lần uống là 5 ml tỏi + 10 ml nước nguội,

uống 5 - 6 lần.
Các chế phẩm sinh học không những chỉ được dùng để phòng bệnh mà
còn được sử dụng để điều trị bệnh cho hiệu quả tốt.
Theo Nguyễn Thị Hồng Lan (2007) [9] sử dụng chế phẩm E.MI 30%
điều trị tiêu chảy ở lợn con có tác dụng điều trị tương tự sử dụng kháng sinh
N-ticol để điều trị nhưng có hiệu quả cho người chăn nuôi.
Tóm lại, để việc điều trị bệnh PTLC đạt kết quả cao thì nên thực hiện
sớm, tích cực và kết hợp nhiều biện pháp khác nhau nhằm giảm tỷ lệ thiệt hại
do bệnh gây ra, góp phần tăng hiệu quả cho người chăn nuôi.
2.2.2. Một số loại thuốc để điều trị bệnh phân trắng lợn
Xác định hiệu lực của thuốc điều trị cho những lợn con mắc bệnh phân
trắng sử dụng 3 loại thuốc: Nor - 100, Nova - amcoli, Tylogenta.
2.2.2.1. Nor - 100
- Thành phần mỗi ml chứa: norfloxacin 10%.
- Cơ chế tác dụng:
Quinolone (flumequin, norfloxacin, ciprofloxacin, difloxacin,
marbofloxacin...) là nhóm kháng sinh nhân tạo gồm những dẫn xuất của
quinolein. Quinolone đầu tiên (acid nalidixic) có phổ kháng khuẩn hẹp (tác
dụng trên vi khuẩn Gram âm), được sử dụng vào những năm 1960. Quinolone
được fluor hóa gọi là fluoroquinolone đã được đưa vào sử dụng trong lâm sàng
vào những năm 1970. Fluoroquinolone có phổ kháng khuẩn rộng, tác dụng trên
cả vi khuẩn Gram âm và Gram dương. Kháng sinh nhóm này phân bố đồng đều
cả trong dịch nội và ngoại bào, phân bố hầu hết các cơ quan: phổi, gan, mật,
xương, tiền liệt tuyến, tử cung, dịch não tủy... và qua được hàng rào nhau thai.
Fluoroquinolone bài thải chủ yếu qua đường tiết niệu ở dạng còn nguyên hoạt


13

chất và tái hấp thu thụ động ở thận.

Trong các cơ chế tác động của kháng sinh lên vi khuẩn thì cơ chế tác
động của fluoroquinolone là ức chế tổng hợp acid nucleic. Sự nhân đôi DNA
bắt đầu bằng phản ứng tách chuỗi DNA ra làm hai, mỗi bên là một khuôn để
gắn nucleotid thích hợp theo nguyên tắt bổ sung.
Enzyme DNA polymerase xúc tác sự tổng hợp các liên kết giữa các
nucleotid; enzyme DNA gyrase nối các DNA trong quá trình tổng hợp và tạo
thành các vòng xoắn. Quinolone (acid nalidixic và các fluoroquinolone) ức chế
mạnh sự tổng hợp DNA trong giai đoạn nhân đôi do ức chế enzyme DNA gyrase.
Cơ chế tác động này hiệu quả trên cả vi khuẩn Gram (+) và Gram (-). Nhưng cũng
có thể do cơ chế ức chế tổng hợp acid nucleic này mà kháng sinh nhóm
fluoroquinolone được cho là có nguy cơ gây đột biến gene, gây sẩy thai khi sử
dụng cho động vật mang thai, và khuyến cáo là không nên dùng kháng sinh nhóm
fluoroquinolone cho động vật mang thai, động vật sinh sản và làm giống.
- Công dụng: điều trị cho heo mắc bệnh về tiêu chảy, thương hàn và phó
thương hàn.
- Cách dùng và liều lượng:
Tiêm bắp thịt hoặc dưới da
Dùng liên tục trong 3 - 5 ngày
Lơn con, chó mèo: 1ml/ 5 - 7kgTT/ ngày.
Lợn, trâu, bò: 1ml/8 - 10kg TT/ngày
2.2.2.2. Nova - Amcoli
- Thành phần mỗi ml chứa: ampicillin 10mg
- Cơ chế tác dụng:
Ampicillin (Anh ngữ: Ampicillin; Pháp ngữ: Ampicilline) là kháng
sinh phổ rộng thuộc nhóm betalactam, tức là nhóm kháng sinh có cấu trúc
phân tử gồm khung bêta-lactame, trên đó có các nhóm trí hoán. Cùng trong


14


nhóm betalactam với ampicillin, còn có các loại thuốc kháng sinh khác
là: penicillin, amoxycillin,...
Ampicillin thực chất là một penicillin bán tổng hợp nhóm A có hoạt
phổ rộng với nhiều chủng vi khuẩn gram (+) và vi khuẩn gram (-). Ampicillin
có tác dụng chống lại những vi khuẩn mẫn cảm gây nhiễm khuẩn đường hô
hấp, dẫn mật, tiêu hoá, tiết niệu, một số bệnh ngoài da như viêm bì có mủ, áp
-xe, đầu đinh... viêm tai giữa, bàng quang và thận...
Ampicillin là một kháng sinh tương tự penicilin tác động vào quá trình
nhân lên của vi khuẩn, ức chế sự tổng hợp mucopeptid của thành tế bào vi khuẩn.
Để đạt được hiệu quả, ampicillin phải thấm qua thành tế bào và gắn với
các protein. Các protein gắn Ampicillin chịu trách nhiệm nhiều bước trong quá
trình sinh tổng hợp của thành tế bào và có mặt trong hàng trǎm đến hàng
nghìn phân tử trên một tế bào vi khuẩn. Các protein gắn ampicillin rất khác nhau
giữa các chủng vi khuẩn. Các kháng sinh beta-lactam cản trở việc tổng hợp
thành tế bào qua trung gian PBP, cuối cùng dẫn đến ly giải tế bào. Sự ly giải diễn
ra qua trung gian là các enzym tự ly giải thành tế bào vi khuẩn (ví dụ: các
autolysin) kháng sinh beta-lactam gây cản trở bằng một chất ức chế autolysin.
Tính kháng với các ampicillin có được phần lớn là nhờ sản sinh betalactam. Để khắc phục điều này, người ta đã tạo ra một số chất ức chế betalactamase: axit clavulanic và sulbactam. Các hợp chất này cũng là các phân tử
beta-lactam nhưng bản thân chúng ít hoặc không có hoạt tính kháng khuẩn.
Chúng làm bất hoạt enzym beta-lactam bằng cách gắn vào vị trí hoạt động của
enzym. Trong quá trình đó, chúng bị phá huỷ; vì vậy, chúng còn được gọi là
các ức chế "tự sát". Việc bổ sung chất ức chế, như: acid clavulanic hoặc
sulbactam, sẽ tái lập hoạt tính của ampicillin chống lại vi sinh vật sản sinh
beta-lactamase. Tuy nhiên, các cơ chế khác với sản sinh beta-lactam có vẻ là
trung gian tạo ra tính kháng của Staph.aureus kháng methicillin.


15

- Công dụng: tiêu chảy sưng phù đầu, viêm phổi, viêm rốn.

- Cách dùng:
Tiêm bắp thịt hoặc dưới da
Dùng liên tục trong 3 - 5 ngày
Lơn con, chó mèo: 1ml/ 5 - 7kgTT/ ngày.
Lợn, trâu, bò: 1ml/5 - 10kg TT/ngày
2.2.2.3. MD- Tylogenta
- Thành phần mỗi ml chứa: tylosin tartrate, gentamycin sulfate.
- Cơ chế tác dụng:
Gentamycin là kháng sinh thuộc nhóm AG, chiết từ nấm micromonospora
purpurea. Được tìm ra năm 1963, thuốc có tính bazơ. Trên lâm sàng dùng dưới
dạng muối gentamycin sulphats, thuốc ở dạng bột màu trắng vô định hình tan
trong nước. Thuốc bền với nhiệt độ và thay đổi pH.
Thuốc có phổ kháng sinh mạnh, rộng hơn cả treptomycin. Thuốc có tác
dụng với cả những chủng VK đã kháng lại treptomycin. Tác dụng với cả
Pseudomonas. Thuốc vừa có tác dụng diệt khuẩn đồng thời nó cũng là thuốc
ức chế sự sinh tổng hợp protein tạo màng tế bào của vi khuẩn.
Gentamycin là thuốc diệt khuẩn, ức chế tổng hợp protein của VK ở
mức ribosom.
Tylosin được chiết xuất từ nấm streptomyces faradiac. Tylosin là kháng
sinh nhóm Macrolides được dùng nhiều trong thú y.
Tylosin được dùng dưới dạng muối kiềm, muối Natri hay photphat.
Tylosin kiềm là thuốc có dạng kết tinh màu trắng ít tan trong nước ở pH =
5,5 - 7,5
Tylosin tartrate tan nhiều trong nước ở 25oC (600 mg/ml).
Độc tính thấp đối với gia súc.
Tylosin kiềm hấp thu nhanh chóng vào cơ thể, sau khi tiêm bắp 1 - 2 giờ,


16


nồng độ thuốc trong huyết thanh đạt cao nhất và có thể duy trì trong 1 giờ.
Riêng Tylosin tartrat sau khi tiêm dưới da đạt nồng độ cao trong huyết
thanh sau 30 phút và duy trì khoảng 6 giờ. Nếu cho uống thì sau 2 - 4 giờ đạt
nồng độ cao nhất trong huyết thanh và duy trì được trong vòng 8 - 24 giờ.
Tylosin baì tiết chủ yếu qua thận, một ít qua mật, phần lớn bài tiết hết sau 8
- 24 giờ.
Tylosin có tác dụng diệt khuẩn gram (+), và một số vi khuẩn Gram (-),
không có tác dụng với vi khuẩn đường ruột, hoạt tính kháng khuẩn giống
erythromycin nhưng kém hơn, ngoại trừ đối với Treponema hyodysenteriae.
Đặc biệt hiệu lực mạnh với Mycoplasma và Chlamydia.
Tylogenta có tác dụng diệt khuẩn mạnh với tất cả các vi khuẩn gây
bệnh ở gia súc, gia cầm. Nhất là các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp, đường
ruột, dạ dày như Mycoplasma, cầu trùng, Corinebacteria, trùng yếm khí, đóng
dấu, Pasteurella, Vibrio, Leptospira, Brucella, Ricketsia, Spyrochetta.
Sau khi tiêm Tylogenta được hấp thu nhanh và đạt nồng độ tối đa trong
máu sau 30 phút.
Thuốc khuếch tán tốt trong cơ thể. Tylogenta thải trừ sau 24h chủ yếu
qua thận. Thuốc bền với nhiệt độ nhưng bị phân hủy nhanh dưới ánh sáng.
Công dụng: trị viêm phổi, viêm ruột tiêu chảy, tiêu chảy phân trắng.
Cách dùng: Tiêm bắp thịt, ngày 1 lần, trong 3-5 ngày liên tục.
Trâu, bò: 1ml/20 kg thể trọng.
Heo thịt, dê cừu: 1ml/15 - 20 kg thể trọng.
Chó, mèo, gia cầm: 1ml/8 - 10 kg thể trọng.
2.2.3. Tình hình nghiên cứu trong nước
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (1997) [10] thì bệnh phân trắng lợn con
được theo dõi từ những năm 1959 tại cơ sở chăn nuôi tập trung (công nghiệp
và nông trường quốc doanh). Điều tra nông trường Thanh Hóa cho thấy tỷ lệ


17


lợn con sinh ra và chết đầu năm 1961 là 74%, tại nông trường Xuân Mai - Hà
Tây (3/1982) có 16 đàn lợn đang bú thì bị bệnh, tỷ lệ chết 50% (chủ yếu là
lợn con bị bệnh phân trắng lợn con từ 8 - 10 ngày tuổi).
Theo Đoàn Thị Băng Tâm (1987) [19], bệnh phân trắng lợn con là một
chứng khó tiêu (Dyspepsia) ở gia súc non. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh
hưởng của những yếu tố bên ngoài, sự thay đổi đột ngột về thời tiết, thức ăn
của lợn mẹ kém phẩm chất hoặc thay đổi đột ngột, chuồng trại ẩm và lạnh…
tác động vào cơ thể lợn con gây rối loạn thần kinh dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
Trong quá trình sinh bệnh sức chống đỡ của lợn con giảm sút, E. coli tăng độc
lực gây bệnh kế phát.
Theo Lê Minh Hải (1998) [5] thì thực tế là ở công ty giống chăn nuôi
(trại Đông Mỹ - Thái Bình) khi lợn nái được nuôi ở chuồng sàn thì lợn con
hầu như không bị ỉa phân trắng. Còn lợn mẹ được nuôi ở chuồng nền có tỷ
lệ ỉa phân trắng từ 40 - 50%. Ở đây tác giả đã khẳng định rõ vai trò yếu tố
chuồng trại trong chăn nuôi.
Theo Lê Văn Phước (1997) [16] cho biết: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến
căn bệnh là rất lớn, bệnh có thể biến thiên theo mùa, có thể phụ thuộc vào
nhiệt độ và độ ẩm. Do vậy yếu tố chăm sóc nuôi dưỡng, yếu tố môi trường
cũng rất quan trọng.
Theo Đào Trọng Đạt và cs (1995) [3], có rất nhiều nguyên nhân dẫn
đến bệnh phân trắng lợn con. Do nhân tố bẩm sinh, rối loạn trao đổi chất, do
khí hậu thời tiết, vệ sinh chuồng trại, do rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột
(hiện tượng loạn khuẩn).
Theo Từ Quang Hiển và cs (2001) [7] cho biết đối với lợn con dưới 1
tháng tuổi trong dịch vị phân tiết HCl tự do rất ít nên vi sinh vật có điều kiện
phát triển mạnh và gây bệnh ở đường tiêu hóa.
Trần Văn Phùng và cs (2004) [15] cho biết nhất thiết lợn con sơ sinh phải
được bú sữa đầu để giúp cho lợn con có sức đề kháng chống bệnh. Trong sữa
đầu có Globumin cao hơn sữa thường. Đây là chất chủ yếu giúp cho lợn con có



×