Tải bản đầy đủ (.docx) (98 trang)

Thiết kế dây chuyền nhà máy kéo sợi TS(A)TY(5) 2080 chi số Ne60 cho hàng dệt kim đồ thể thao xuất khẩu sản lượng 1500 tấn năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 98 trang )

Ngày nay, ngành công nghiệp Dệt may đang chiếm một vị thế rất lớn trên thị
trường thế giới. Ở nước ta, công nghiệp dệt may là một trong ba ngành dẫn đầu cả
nước về kim ngạch xuất khẩu, thu hút đông đảo nguồn lao động tạo điều kiện giải
quyết công ăn việc làm cho người lao động, có nhiệm vụ cung cấp hàng tiêu dùng
như vải sợi các loại, khăn mặt, khăn tay, quần áo các loại…
Trước nhiệm vụ to lớn và quan trọng mà ngành Dệt may đề ra trong những
năm tới toàn ngành phải có sự phấn đấu nỗ lực về mọi mặt như: đầu tư đổi mới
công nghệ, đổi mới sản xuất và quản lý kinh doanh., quan tâm và chú trọng đến
việc đào tạo đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật hiện ngành đang thiếu. Hiệp định TPP đã được
kí kết, thuế xuất nhập khẩu các sản phẩm dệt may có nguồn gốc xuất xứ trong nước
là 0%. Ngành Dệt may của chúng ta phải nắm bắt cơ hội này và tận dụng nguồn
vốn đầu tư nước ngoài đang tập trung vào thị trường Việt Nam để phát triển ngành.
Nếu làm được điều này thì đây sẽ là một bước ngoặt lớn cho ngành Dệt may Việt
Nam.
Ngành kéo sợi là một bộ phận rất quan trọng của ngành Dệt may. Nó cung cấp
các loại sợi cho các ngành dệt thoi, dệt kim, dệt không thoi. Chủng loại nguyên liệu
của ngành kéo sợi rất phong phú, bao gồm bông, lanh, đay, xơ hóa học…Với mỗi
loại nguyên liệu lại có một hệ kéo sợi tương ứng có những đặc điểm về thiết kế phù
hợp với nguyên liệu sử dụng.
Hiện nay, đa số các công ty Dệt Việt Nam đang sử dụng các loại sợi được
nhập khẩu từ nước ngoài để dệt được các loại sản phẩm theo yêu cầu của các
khách hàng khó tính luôn đòi hỏi về chất lượng cao. Bên cạnh đó các công ty Sợi
trong nước sản xuất các mặt hàng sợi còn hạn chế về chủng loại nguyên liệu, đặc
biệt là đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc sản xuất ra loại sợi pha đáp ứng
được những đòi hỏi cao của các khách hàng quốc tế. Dây chuyền, công nghệ là
những khó khăn rất lớn mà tất cả các công ty gặp phải. Hơn nữa thị trường may
mặc đồ tập gym, dancesport, ballet… hiện đang rất phát triển, ngoài kiểu dáng thì


chất liệu vải được quan tâm hàng đầu tạo nên sự thoải mái dễ chịu nhất cho người
sử dụng, tăng giá trị sản phẩm.


Chính vì thế bản đồ án này em làm về : “Thiết kế dây chuyền nhà máy kéo sợi
TS(A)/TY(5) 20/80 chi số Ne60 cho hàng dệt kim đồ thể thao xuất khẩu sản
lượng 1500 tấn/ năm.”


PHẦN I: THIẾT KẾ DÂY CHUYỀN KÉO SỢI TS(A)/TY(5) 20/80 CHI SỐ
NE60 CHO HÀNG DỆT KIM XUẤT KHẨU SẢN LƯỢNG 1500 TẤN/
NĂM.”
1.

Phân tích mặt hàng

Sợi Ne60 TS(A)/TY(5) 20/80 (TS(A) là xơ Tencel, TY(5) là xơ Polyester) chải thô
dùng cho mặt hàng dệt kim làm vải may quần áo thể thao.

Hình: Sợi thành phẩm
Yêu cầu của sợi cho dệt kim xuất khẩu:
• Được cân bằng xoắn
• Đều đặn về chi số và độ săn
• Đường kính và phân bố xơ phải phù hợp với chỉ số sợi
• Chiều dài trung bình xơ phù hợp


• Độ bền và độ giãn phải phù hợp và đều đặn
• Ma sát với kim loại thấp
• Không bị lẫn xơ
• Bền màu nhuộm tốt
• Không có lỗi mối nối

Sợi dùng trong dệt kim thường có độ săn ít hơn sợi dùng trong dệt thoi nên

có thể sản xuất sản phẩm xốp mềm, tuy nhiên sợi phải xoăn đều. Nếu sợi bị rối
hoặc không xoăn thì vải dệt sẽ bị lệch hoặc vặn xoắn. Để có được sự cân bằng
xoắn, sợi dệt kim thường được chập đôi.
Bằng cách xe hai sợi đơn có hướng xoắn ngược nhau và độ săn bằng khoảng
60% độ săn sợi đơn thì sợi sẽ đạt cân bằng.

2.

Hình: Sản phẩm may mặc
Các sản phẩm may mặc có các tính chất ưu việt: Có khả năng hấp thụ độ ẩm rất tốt,
cảm giác mềm mịn, tự kháng khuẩn, chống nhàu, độ bền cao.
Chọn nguyên liệu
2.1. Cơ sở chọn nguyên liệu
2.1.1 Xơ Tencel
a. Nguồn gốc, tính chất xơ


Hình: Quy trình sản xuất xơ sợi
Cellulose dùng để sản xuất xơ nhân tạo yêu cầu hàm lượng phải cao, ở xơ bông
chiếm 96%, lanh 80%, đay 71,5%. Những cây được lấy cellulose để kéo sợi yêu
cầu tỷ lệ không dưới 50%. Ở nước ta
có một số cây có khả năng cho để kéo sợi như: thông 3 lá, bạch đàn, bồ đề, phi
lao… Các loại xơ nhân tạo thông dụng gốc cellulose gồm có: Viscose, cuproamoni.
Viscose được phát minh vào năm 1892, cứ 1 gôc cho 160kg xơ tương đương
1500m lụa. Nguyên liệu để sản xuất xơ viscose là những tấm cellulose mà hàm
lượng của gỗ không dưới 90%.
Cellulo kiềm hóa xăng tát hóa hòa vào dung dịch NaOH 4-5% dung dịch viscose
kéo sợi bằng cách ép dung dịch qua những lỗ li ti của gương sen sẽ được các tia và
làm đông đặc chúng trong dung dịch acid sulfuric để có chùm tơ viscose. Giai đoạn
cuối cùng là định hình, tức là cho chùm tơ qua nước sôi đồng thời kéo giãn nhằm

ổn định cấu trúc và làm tăng độ bền kéo.
Do quá trình sản xuất có sử dụng hóa chất độc carbon sulfur (CS 2) ở giai đoạn xăng
tát hóa làm ô nhiễm môi trường nên xơ viscose trên thế giới không còn rẻ như
trước đây.
Theo nhu cầu sử dụng, hiện nay có nhiều loại xơ viscose:


Viscose thường 90-92%










Viscose bền cao 94-96%
Viscose modun ướt cao (HWM) 94-96%
Polynosic (Polymer non synthetic_Modal) 94-96%
Viscose xoăn 90-92%
Cellophan (giấy bóng kính).
Lyocell
Tencel

Công ty Lenzing AG của Áo sản xuất xơ xenlulo nhiều hơn so với các công ty khác
trên thế giới. Lenzing đã sản xuất sợi viscose, sợi cellulose thế hệ đầu tiên, từ năm
1938. Lenzing như một đại diện cho sự phát triển và sự phát triển lịch sử của sợi
viscose. Hiện tại công ty đã sản xuất ba thế hệ công nghệ của những sợi cellulose

này.


Thế hệ đầu tiên là Rayon
Rayon được biết đến với cái tên Vison Rayon và lụa nghệ thuật (lụa nhân tạo)
trong ngành công nghệ dệt. Sợi Rayon được cấp bằng sáng chế đầu tiên vào năm
1894. Mặc dù sợi cơ bản đầu tiên sử dụng cho quần áo được sản xuất vào năm 1916
nhưng Rayon chỉ được sản xuất như sợi filament cho đến những năm 1930 loại tơ
hiệu suất cao như dây lốp. Sự phát minh của cải tiến vào năm 1947 đã mang lại dây
siêu lốp và đánh dấu sự khởi đầu của sợi rayon hiệu năng cao. Bản chất xơ Rayon
là cellulose nên các tính chất tương tự như sợi bông hoặc xơ cellulose tự nhiên
khác. Rayon hấp thụ độ ẩm cao hơn bông, mềm mại, thoải mái khi mặc, phủ bóng
tốt và dễ dàng nhuộm trong nhiều màu, nó không tĩnh điện Rayon không cách nhiệt
cơ thể làm cho nó lý tưởng để sử dụng trong điều kiện thời tiết nóng và ẩm. Rayon
có độ bền khô vừa và kháng mài mòn. Giống như các xơ cellulose khác, nó không
bền, dễ nhăn. Rayon chịu được nhiệt độ ủi thấp hơn so với vải cotton. Nó có thể bị
tấn công bởi vi khuẩn và mối, nhưng thường chống lại sự tấn công của côn trùng.
• Thế hệ thứ hai Modal
Modal là sợi celllulose tái sinh thế hệ thứ hai. Lenzing Modal được làm từ cây buội
thu hoạch trong các chương trình PEFC được chứng nhận của Châu Âu (Chương


trình được công nhận bởi các Tổ chức chứng nhận rừng). PEFC là tổ chức chứng
nhận rừng lớn nhất thế giới. Các sợi Modal có mô đun ướt cao được phát triển ở
Nhật vào năm 1951. Lenzing bắt đầu bán các loại vải sợi theo phương thức vào
năm 1964. Năm 1977, Lenzing bắt đầu sử dụng phương pháp tẩy trắng thân thiện
với môi trường cho bột giấy cho xơ cellulo.
Đặc điểm phân biệt của Modal là độ ẩm cao và độ mềm mại của nó. Nó đôi khi
được gọi là "mềm như lông vũ" và là "sợi mềm nhất trên thế giới". Ngoài việc sử
dụng nó trong may mặc nói chung, tính mềm mại của nó làm cho nó đặc biệt lý

tưởng làm đồ lót. Các sợi Modal có kích thước ổn định và không co lại hoặc bị kéo
ra khỏi hình dạng khi ướt như nhiều tia sáng. Chúng cũng chịu được mài mòn và
bền chắc trong khi vẫn giữ được cảm giác mềm mại, mượt. Xơ Modal đã tìm thấy
rất nhiều ứng dụng trong quần áo, đồ lót và đồ gia dụng. Chúng thường pha trộn
với bông, len hoặc sợi tổng hợp và cho phép nhuộm dễ dàng trong giai điệu (có thể
được thực hiện với thuốc nhuộm thân thiện với môi trường tùy thuộc vào nhà sản
xuất).
Modal hút ẩm tốt hơn bông tới 50%.
Thế hệ thứ ba Tencel
Năm 1990, nhà máy lyocell của Lenzing bắt đầu sản xuất. "Lyocell" là tên chung


của quá trình sản xuất và chất xơ. Tencel® là tên thương hiệu của Lenzing. Một
nhà máy lyocell quy mô đầy đủ đã đi vào hoạt động từ năm 1997.
Lyocell có nhiều lợi thế hơn Rayon về cả tính chất cũng như quá trình sản xuất của
nó. Tencel là sợi cellulose tái sinh làm từ gỗ bạch đàn. Tencel có nhiều tính chất ưu
việt và được cho là mềm mại như lụa, cứng như polyester, mát như vải lanh, ấm
như len, và như thấm như bông.


Hình: Tính chất xơ Tencel
Mềm mịn
 Cảm giác sờ tay dễ chịu
 Kiểm soát độ ẩm tốt
 Độ bền
 Thân thiện với sức khỏe và môi trường
 Kháng khuẩn
• Độ hút ẩm tốt
Một trong những tính chất ưu việt của xơ Tencel là khả năng hấp thụ chất lỏng (mồ



hôi) và nhanh chóng đào thải vào môi trường.
Da là cơ quan hô hấp lớn nhất của con người. Lyocell hỗ trợ khả năng tự nhiên của
da để hoạt động như một lớp vỏ bảo vệ để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và duy trì sự
cân bằng nước. Cơ thể có cảm giác dễ chịu khi mặc quần áo phụ thuộc đáng kể vào
sự hấp thụ, thải ẩm trên cấu trúc bề mặt của xơ sợi. Hàm lượng độ ẩm tự nhiên
trong xơ càng cao thì quần áo làm từ xơ sợi đó càng cho cảm giác dễ chịu với cơ
thể. Độ ẩm của Tencel 13%, Cotton là 8% trong khi Polyester chỉ là 1%. Vì Tencel
có tính ưa nước và thoát ẩm nhanh nên bề mặt sợi vẫn khô và duy trì cơ thể ở nhiệt


độ lý tưởng cảm thấy mát mẻ mà không có cảm giác ẩm ướt.

Hình: So sánh độ hút ẩm của xơ Tencel, Polyester, Cotton
Nanofiber là chìa khóa dẫn đến thành công của công nghệ sản xuất xơ sợi
Tencel. Đây là sợi Cellulose đầu tiên sử dụng công nghệ nano này. Nanofiber có
tính chất ưa nước (thu hút mạnh mẽ để hấp thụ nước) và tối ưu hóa sự hấp thụ độ
ẩm với đặc tính làm mát tuyệt vời bằng cách giải phóng hơi nước vào không
khí. Tencel kiểm soát và thường xuyên hấp thụ độ ẩm, nhiều hơn 50% so với bông
và thậm chí nhiều hơn len. Trái lại, chất


tổng hợp không hấp thụ độ ẩm.

Hình: So sánh độ hút ẩm của xơ Tencel, Polyester, Cotton
Tính kháng khuẩn
Lyocell ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc gây ra mùi hôi một cách tự
nhiên mà không cần thêm hoá chất xử lý có thể gây phản ứng dị ứng và không thân
thiện với môi trường. Sự phát triển của vi khuẩn được ngăn chặn thông qua việc
quản lý độ ẩm của chất xơ. Khi độ ẩm được tạo ra nó được hấp thụ trực tiếp từ da

và vận chuyển vào bên trong của sợi. Do đó, không có màng nước nào được tạo ra
trên da mà vi khuẩn có thể phát triển.


Hình:Cơ chế sợi Tencel tự kháng khuẩn
Quần áo không có mùi hôi cho nhiều lần mặc lâu hơn bông. So với các chất liệu
liệu khác như Polyester, Polypropylene, Polyamide… thì khả năng kháng
khuẩn của Tencel gtawng đến 2000 lần. Điều này cũng có nghĩa là tiết kiệm nước
và năng lượng cũng như sự hao mòn xảy ra trên bất kỳ vải nào từ quá trình giặt và
sấy. Các chất làm mềm vải không cần thiết hoặc được khuyến cáo.

Tính mềm mại, tiện nghi với da
Tencel siêu mềm mại, mịn màng, nhẹ nhàng và thoải mái – đem lại một cảm giác
tuyệt vời cho người mặc sử dụng. Các bề mặt xơ sợi thô như bông, len có thể gây
kích ứng da nhưng với bề mặt trơn nhẵn, thực tế không có ma sát với da của


Tencel thì phù hợp với những làn da nhạy cảm nhất.
Một trong những đặc tính của Tencel là khả năng tự tạo các vi xơ trên bề mặt
xơ. Fibrillation là nơi sợi ướt, thông qua hoạt động mài mòn, phát triển các vi xơ
trên bề mặt của nó. Bằng cách thao tác hoặc kiểm soát vi xơ có thể đạt được
nhiều loại vải khác nhau.

Hình: Bề mặt xơ Tencel - Wool – cotton
Độ bền, tính đàn hồi
Các loại vải Lyocell có tính đàn hồi và phục hồi tự nhiên có thể được tạo ra mà
không cần sử dụng các chất đàn hồi như sợi spandex. Độ bền cao của lyocell ở cả
trạng thái ướt và khô làm tăng độ ổn định chiều của sản phẩm cuối cùng.
Các vi xơ trên bề mặt xơ Tencel
Đây là một trong những đặc tính quan trọng của Tencel. Do cấu trúc tinh thể cực kỳ

độc đáo của Tencel, và các liên kết yếu giữa các tinh thể, các sợi đã trải qua sự phân
tách cục bộ các thành phần xơ ở bề mặt taoj ra các xi xơ, chủ yếu trong các điều
kiện mài mòn ướt. Sự rung là sự phân chia theo chiều dọc của một xơ đơn thành
các vi xơ có đường kính trung bình ít hơn 1-4 micromet. Sự rung này hạn chế các
ứng dụng Tencel, đặc biệt là màu sắc sau nhuộm.
Nếu không kiểm soát được sựu hình thành vi xơ thì những vi xơ này sẽ tạo vón cục
không còn tính mềm mại như ban đầu xủa xơ.


Hình: Các vi xơ trên bề mặt xơ sợi Tencel
Thân thiện với môi trường

Hình: Tính thân thiện với môi trường của Tencel
Quá trình sản xuất Tencel có tác động rất thấp đến môi trường con người khi sản
xuất. Tencel được sản xuất từ cây bạch đàn. Bạch đàn phát triển rất nhanh và không
có bất kỳ hệ thống tưới, thuốc trừ sâu, phân bón hoặc thao tác gen nào có thể được
sử dụng trong "các trang trại gỗ" dùng trong công nghiệp. Bạch đàn cũng có thể
được trồng ngay cả trên những vùng đất "cận kề" không thể sử dụng để sản xuất
các sản phẩm thực phẩm.


Năng suất sợi trên một mẫu Anh từ những cây được sử dụng trong sợi Lenzing cao
gấp 10 lần so với bông. Ngoài ra, bông nhu cầu nước lên gấp 10-20 lần so với yêu
cầu cho sợi lyocell.
Trong tổng số tác động môi trường của hàng dệt, phần lớn là do sự chăm sóc của
hàng dệt may trong khi sử dụng. Với vải lyocell, không cần phải sử dụng các chất
làm mềm hoặc làm trắng hoặc thuốc tẩy làm tăng chi phí cho người tiêu dùng và
hóa chất cho môi trường của chúng ta. Nếu không có các tác nhân bổ sung này
năng lượng và nước có thể được giảm cho chu kỳ quay và rửa vì những chu trình
máy giặt ngắn hơn có thể được sử dụng.

Lyocell thực sự là một thành tựu về môi trường trong sản xuất sợi. Nó được lấy từ
nguyên liệu thô thu hồi được và việc xử lý chúng có thể phân hủy được để hoàn
thành chu trình đầy đủ.
b. Quy trình sản xuất xơ Tencel
Sợi Tencel là một dung môi tách sợi bằng cách sử dụng amine oxide (MMNO) làm
dung môi. Trong quá trình, amine oxide được làm nóng và sau đó được sử dụng để
hòa tan bột giấy từ gỗ. Có một dung dịch rất rõ ràng nhưng rất nhớt được lọc và sau
đó được kéo thành một dung dịch chứa dung dịch dung dịch lỏng pha loãng. Bồn
tắm loại bỏ amine oxide khỏi sợi. Các sợi sau đó được rửa và sấy khô. Dung môi đã
được loại bỏ được lấy lại để sử dụng tiếp.
Cellulose

MMNO

Trộn
Hòa tan

Cô đặc

Lọc
Lọc
Kéo sợi
Làm sạch

Thu hồi MMNO + Nước

Sấy
Cắt

Ép kiện


Hình: Sơ đồ quy trình sản xuất xơ Tencel


Quá trình sản xuất Tencel nói chung là một quá trình rất thân thiện với môi trường
và thân thiện nhất của ba thế hệ sợi Viscose. Khía cạnh cách mạng của sản xuất
Tencel là phục hồi và tái sử dụng đến 99,8% dung môi và lượng khí thải còn lại
được phân ra trong các nhà máy xử lý nước sinh học. Trong thực tế, Dung môi
không có tính axit. Sự vô hại của dung môi đã được chứng minh trong các xét
nghiệm về da liễu và độc tính. Người ta có thể đặt tay trần của họ trong dung môi
mà không có hại (mặc dù có lẽ nó không được khuyến khích để lại nó ở đó). Ngoài
ra, không có chất độc hại trong sợi. Tencel có khả năng phân hủy tốt trong đất,
không gây ô nhiễm môi trường
c. Tencel A100

Hình: Nhãn mác xơ Tencel A100
Nhà sản xuất xơ xenlulo Lenzing (Áo) đã mở rộng dãy sản phẩm xơ Tencel bằng
cách giới thiệu phiên bản vi xơ A100 mới, được phát triển để dùng trong vải dệt
kim may quần áo thể thao.
Một trong những đặc tính của Tencel là khả năng tạo vi xơ là điểm mạnh nhưng
cũng là điểm yếu của xơ.Tencel A100 ra đời có bề mặt không tạo vi xơ. Được phát
triển chủ yếu cho thị trường hàng dệt kim, Tencel A100 có độ bóng bề mặt tinh tế,
độ phân giải in tuyệt vời và độ rách và độ rung cao đối với các loại vải dệt thoi và
dệt kim. A100 cũng tăng cường khả năng giặt và giữ hình dáng của hàng may mặc
sử dụng chất xơ này.
Khi được pha vào các hỗn hợp với xơ len và xơ tổng hợp, xơ Tencel A100 hoạt
động như là xơ làm mềm khi được sử dụng với len và như là xơ quản lý ẩm khi pha


với xơ tổng hợp. Lenzing nói rằng vi xơ mới đưa ra độ tươi màu và độ bóng cao

siêu việt, và khi so sánh với bông thì độ đậm mầu cao hơn 38%.
Nó cũng ít nhăn hơn khi giặt so với các xơ khác như Rayon, Modal một nét chất
lượng quan trọng đối với các nhà cung cấp nhãn hàng cao cấp.
Do kết quả của loại vi xơ A100 đổi mới, nhiều cơ hội mới đang mở ra cho cả lĩnh
vực hàng dệt kim và trong thời trang cao cấp với tiêu chuẩn chất lượng cao”, ông
Dieter Eichinger, phó chủ tịch phụ trách hàng may mặc tại Lenzing nói.
Công ty nói họ đang đánh giá việc sử dụng vi xơ mới trong hàng dệt kim cho quần
áo thể thao, cũng như bít tất, với việc ông Eichinger giải thích rằng phân đoạn “hứa
hẹn nhiều ý tưởng để phát triển”.

2.1.2 Xơ Polyester
a. Khái niệm
Xơ polyester được điển chế từ hai chất cơ bản là estee dimetyl của acid tareftalic và
etylenglycol. Nguyên liệu ban đầu để điều chế hai chất này là dầu mỏ.


Việc kéo sợi Polyester được thực hiện bằng cách nung chảy bột polymer và ép chất
nóng chảy qua những lỗ của gương sen vào trong một buồng khí, tại đây sợi đông
cứng lại và sau đó quán thành cuộn. Để cho sợi bền cần kéo giãn chúng đến 400500% đồng thời với làm nóng.
Thực ra Polyester có cả một họ gồm tới 9 loại xơ Polyester khác nhau. Loại phổ
biến được bán và sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là PET điều chế từ
dimethylterephtalat và ethylenglycol.
b. Tính chất
Mặt cắt ngang xơ hình chữ Y, bề mặt có rãnh
Đây là loại xơ mới sản xuất ra nhằm khắc phục một số nhược điểm của xơ
Polyester. Bề mặt xơ có rãnh nhằm tạo các mao mạch trong xơ, sợi hút thoát ẩm dễ
dàng mà không tạo môi trường ẩm ướt cho vi sinh vật phát triển.

Mặt cắt ngang hình xơ Polyester


Tiết diện dọc xơ Polyester

Hình: Xơ Polyester
Khối lượng riêng 1.38 g/cm3
Chịu được nhiệt khá cao, bền nhiệt cao hơn các loại xơ hóa học sản xuất phổ biến
kể cả xwo thiên nhiên. Có thể nung nóng lâu mà không giảm bền. Sản phẩm có thể
sử dụng trong phạm vi từ -70 đến +175. Nhiệt độ nóng chảy 235. .


Bền ánh sáng.
Modun đàn hồi cao nhất trong số các xơ tổng hợp, lớp gấp 3 lần modun đàn hồi
của xơ Polyamide. Bởi vậy, sản phẩm giữ nếp định hình rất lâu sau nhiều lần ngâm
tẩm, giặt giũ.
Bền kéo trung bình, khi ướt không bị giảm bền.
Bền ma sát kém so với Polyamid.
Hút ẩm kém 0.4-0.5% ở điều kiện chuẩn.
Cách điện tốt và tích điện ma sát mạnh.
Bền cao với acid và các chất oxy hóa, kém bền với acid nitric và acid sulfuric đặc
biệt với kiềm.
Bền với vi khuẩn tương tự xơ Polyamide.
Cấu trúc chặt chẽ khó nhuộm màu.
c.Ứng dụng
Thường được pha với len, bông, lanh để kéo sợi dệt vải. So với các loại xơ tổng
hợp khác, nó được coi duy nhất làm được dạ nén, mũ nhồi… Dạ nén Polyester bền
và chịu nhiệt tốt hơn dạ nén len, không bị xù lông
2.2.Chọn nguyên liệu
2.2.1. Nguyên liệu
Xơ Tencel A100
Các tính chất cơ lý của xơ Tencel A100
Bảng: Tính chất cơ lý của xơ Tencel A100

Loại

Độ

Chiều

Độ



mảnh

dài xơ bền Px giãn

(Dtex

(mm)

(cN)

)
Tencel

1.4

38

6.16

Độ


Độ

bền Độ

ướt (cN)

Modun

Độ

giãn ướt (5% hút

đứt

ướt

mở rộng nướ

(%)

(%)

(cN/tex)

c

270

(%)

65

15

6

18


A100
Xơ Polyester
Bảng: Tính chất cơ lý của xơ Polyester
Loại xơ

Độ

Chiều

Độ

mả

dài xơ bền Px giãn

nh

(mm)

(cN)


(Dt
ex)
Polyester 1.2

38

6.24

Độ

Độ

bền Độ

ướt (cN)

Modun

Độ

giãn ướt (5% hút

đứt

ướt

mở rộng nướ

(%)


(%)

(Cn/Tex) c

34

6.24

34

210

(%)
3

Hỗn hợp nguyên liệu
Bảng 1.4 Tính chất cơ lý của hỗn hợp nguyên liệu

Nguyên liệu

Tencel Polyester
Tính chất

Tỷ lệ
Độ mảnh (Dtex)
Chiều dài xơ (mm)
Độ bền Px (cN)
Độ giãn đứt (%)
Độ bền ướt (cN)
Độ giãn ướt (%)

Modun ướt (5% mở rộng, cN/tex)
Độ hút nước (%)

20
1.4
38
6.16
15
6
18
270
65

Chuyển đổi chi số Ne sang Nm và Tex
Nm = 1.693 Ne và T = 1000/ Nm
Ne = 60 (Hank/Pound) Nm = 1.693 60 = 101.58 (m/g)
T = 1000/101.58 = 9.8 (Tex)

2.2.2. Dự báo chất lượng sợi
Chất lượng sợi được đánh giá bởi một số chỉ tiêu sau

80
1.2
38
6.24
30
6.24
30
210
3


Hỗn hợp
nguyên liệu
100
1.24
38
6.22
27
5.92
27.6
222
15.4


: độ bền tương đối của sợi
: hệ số biến sai độ bền sợi
I: Chỉ tiêu chất lượng sợi
Xét hỗn hợp nguyên liệu:
-

Độ bền Px:
-

Độ mảnh xơ Tex Tx :

-

Chiều dài phẩm chất xơ LPC:

-


Độ hút nước W:

Độ bền tương đối của sợi pha được tính theo công thức :

Trong đó
Lp – độ bền tướng đối trung bình trọng của hỗn hợp có các thành phần với độ bền tương đối là L 1, L2
và tỉ lệ các thành phần n1, n2 :n1 P1 n2P2
n1 P1 n2P2
Kp – hệ số sử dụng độ bền xơ của hỗn hợp trong sợi ( có thể lấy theo bảng 3.66 trang 307 sách tra cứu kỹ
thuật sợi )
Công thức tính độ bền tương đối của xơ :

Trong đó Px là độ bền xơ (cN) , Tx độ mạnh của xơ (tex)


Với Tencel A100

Px1 = 6.16 cN , Tx1 = 0,14 (tex)


Với Polyester

Px1 = 6.24 cN , Tx1 = 0,12 (tex)




Độ bền tương đối của hỗn hợp:
n1 P1 + n2P2 = 0.2 x 44 + 0.8 x 52 = 50.4 (cN/tex)




Độ bền tương đối của sợi pha:

Hệ số biến sai độ bền:

a
Trong đó :

- Ho : Độ không đều riêng của sợi đặc trưng chất lượng quá trình công nghệ ( đối với
sợi chải kỹ là 3.5 – 4 , đối với sợi chải thô 4,5 – 5)
- Ts : Độ nhỏ sợi (tex)


- Tx : Độ nhỏ xơ (tex)
- a : Hệ số (a = 1,0 – 1,1)
Do dây chuyền sử dụng hệ chải thô nên chọn Ho = 4.5, chọn a = 1,0

Chỉ tiêu chất lượng sợi

Kết luận: Chỉ tiêu chất lượng sợi nằm trong khoảng cho phép vì vậy việc lựa chọn nguyên liệu đã phù
hợp với yêu cầu sản xuất sợi TS(5) 20/80 Ne60.


1. BỐ CHÍ DÂY CHUYỀN KÉO SỢI TỔNG QUÁT
3.1. Tình hình thiết bị dây chuyền kéo sợi
3.2. Dây chuyền kéo sợi
DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ KÉO SỢI TENCEL/POLYESTER 20/80 CHẢI THÔ


Bàn bông

Máy xé tròn 1,2

Máy cân bông

Máy trộn

Máy xé mịn

Máy ghép sơ bộ, I, II (RIETER)

Máy sợi thô (TOYODA)

Máy sợi con (RIETER)

Máy đánh ống (MARUTA)
Hình: Sơ đồ dây chuyền kéo sợi Tencel/Polyester 20/80


3.2.1. Máy xé kiện tròn
Là công đoạn đầu tiên của dây chuyền kéo sợi. Nguyên liệu xơ được đưa vào sản
xuất ở dạng kiện được ép chặt có khối lượng 250-350kg. Nhiệm vụ chính của máy
xé tròn trong dây chuyền này là xé tơi các miếng xơ từ to thành nhỏ, trộn đều hỗn
hợp vì nguyên liệu đầu vào là xơ hóa học và xơ Cellulose tái sinh đã rất sạch.
Trong dây chuyền kéo sợi pha này sử dụng hai hai máy xé tròn riêng biệt cho mỗi
loại xơ.

Máy xé tròn BCM xé xơ Polyester
Máy xé tròn BCM xé xơ Tencel

Hình: Hình ảnh hai máy xé tròn tự độn
Tính năng đặc điểm máy BCM


Thiết kế có thể điều chỉnh được thiết kế dưới lớp vỏ bọc, giúp dễ dàng điều
chỉnh độ sâu của máy nghiền để kiểm soát kích thước cành nhằm đáp ứng nhu
cầu về tốc độ sản xuất và hiệu suất làm sạch khác nhau.
Không có thanh vít treo, ít máy móc tiềm ẩn.




Vòng kim loại quý được bảo dưỡng miễn phí và tuổi thọ dài, do đó tránh
không sử dụng đồng rung và bàn chải carbon.



Điều khiển PLC thông minh và HMI với nhiều ngôn ngữ để người dùng thân
thiện với hoạt động và cài đặt
o

Tự động thích ứng với mật độ khác nhau của bale


o



Vận hành và giám sát từ bảng điều khiển từ xa qua mạng truyền thông
công nghiệp


Cơ chế cảm biến bên dưới vỏ bọc độc đáo cung cấp tính năng an toàn toàn
diện và chức năng một chạm để tự động giảm dần bộ phận ngắt ra khỏi chiều
cao của lớp vỏ bale.
Chân dao khác nhau trong khu vực bên trong và bên ngoài của máy đập tách



rời
Tốc độ di chuyển của máy biến tần




Thiết kế độc đáo để tránh khoảng cách che phủ và mỡ bôi trơn ở phần bên
trong của bale lay-down

b. Đặc tính kỹ thuật
Năng suất máy
Tốc độ quay xé con
Đường kính trục dao
Tốc độ trục dao
Kích thước máy
Trọng lượng
Công suất điện tiêu thụ

800 (kg/h)
1.7÷2.3 (vòng/phút)
3.85 mm
740 (vòng/phút)

4760 mm
2000 kg
3.8 (kw/h)

c. Sơ đồ phối kiện
Quá trình pha trộn là quá trình phân bố đều đặn các xơ thành phần có tính chất khác
nhau trong một khối lượng lớn hỗn hợp các xơ. Qúa trình pha trộn xơ nhằm mục
đích:
-

Nhằm sản xuất ra một lô hàng lớn có tính chất đồng nhất.
Nhằm tạo ra một hỗn hợp xơ có tính chất kết hợp tất cả các tính chất của các
xơ thành phần pha trộn.

Các loại xơ thành phần càng tơi, tức là các chùm xơ trong hỗn hợp càng nhỏ thì
chất lượng của quá trình pha trộn càng cao (trộn càng đều). Do vậy, để pha trộn
được tốt cần phải làm tơi trước khi pha trộn. Việc pha trộn đạt kết quả cao nếu thực
hiện pha trộn liên tục trên suốt dây chuyền kéo sợi.


×