Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

BÀI TIỂU LUẬN TÌM HIỂU VỀ CO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.08 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU….………………………………………………………………………..2
NỘI DUNG…………...…………………………………………………………….2
……………………………………………………………………….17
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………...……18

MỞ ĐẦU
Hiện nay vấn đề phát thải các khí độc hại ,đặc biệt tại các đô thị không phải
là vấn đề riêng lẻ của một quốc gia hay một khu vực mà nó đã trở thành vấn đề
toàn cầu. Sự phát triển của các ngành công nghiệp hiện đại của các quốc gia
trên thế giới trong thời gian qua đã có những tác động lớn đến môi trường và
làm cho môi trường sống của con người ngày bị thay đổi và ngày càng tồi tệ
hơn, nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người.
Trong số các khí thải phát thải ra môi trường thì khí Cacbon monoxit (CO)
là một khí thải rất được quan tâm vì độ độc hại của nó.
Xuất phát từ vấn đề trên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về khí Cacbon
monoxit, cơ chế phát thải,ảnh hưởng của nó đến môi trường cũng như tìm ra
các phương pháp kiểm soát nó trong khí thải

NỘI DUNG
1


I.Giới thiệu về Cacbon mônôxít
I.1. Lịch sử.[1]
- Oxít cácbon đã được nhà hóa học người Pháp là de Lassone điều chế lần
đầu tiên năm 1776 bằng cách đốt nóng ôxít kẽm(ZnO) với than cốc, nhưng ông đã
sai lầm khi cho khí thu được là hiđrô do nó cũng cháy với ngọn lửa màu xanh lam.
Sau này, nó được nhà hóa học người Anh là William Cruikshank xác định là một
hợp chất chứa cacbon và ôxy năm 1800.
- Nhà sinh lý học người Pháp là Claude Bernard vào khoảng năm 1846 đã


lần đầu tiên nghiên cứu kỹ lưỡng các thuộc tính độc hại của mônôxít cácbon. Ông
cho các con chó hít thở khí này và nhận ra rằng máu của chúng tại tất cả các mạch
máu là đỏ hơn.
I.2. Cấu tạo

[1]

- Công thức cấu tạo : CO
- Cấu trúc của phân tử CO được mô tả tốt nhất dựa theo thuyết quỹ đạo phân
tử. Độ dài của liên kết hóa học (0,111 nm) chỉ ra rằng nó có đặc trưng liên kết ba

2


một phần. Phân tử có mômen lưỡng cực nhỏ (0,112 Debye hay 3,74x10−31 C.m) và
thông thường được biểu diễn bằng 3 cấu trúc cộng hưởng:

- Lưu ý rằng quy tắc octet (quy tắc bộ tám) bị vi phạm đối với nguyên tử
cacbon trong hai cấu trúc thể hiện bên phải.
I.3. Tính chất của CO.
I.3.1. Tính chất vật lý. [1
- Danh pháp IUPACT: Carbon monoxide.
-Là một chất khí không màu, không mùi, bắt cháy và có độc tính cao.

Bảng 1: Các thông số vật lý của CO. [1]
STT

Thông số

Giá trị


1

Phân tử gam

28.01 g/mol

2

Tỷ trọng và pha

1.145 kg/m3 ở 298K
1.25 kg/m3 ở 273K
8 kg/cm3 (rắn)

3

Điểm nóng chảy

-205 °C (68K)

4

Điểm sôi

-192 °C (81K)

5

Độ hòa tan trong nước


26g/m3 ở 273K

3


I.3.2. Tính chất hóa học. [1]
- Cacbon monoxit là oxit trung tính, có tính khử mạnh.
- Nó thể hiện tính khử trong một số phản ứng với các ôxít kim loại có độ
hoạt động hóa học yếu ở nhiệt độ cao, chẳng hạn ôxít đồng (II), theo phản ứng sau:
CO + CuO → CO2 + Cu
-Kim loại niken tạo ra hợp chất dễ bay hơi với CO, được biết đến với tên
gọi niken cacbonyl. Cacbonyl bị phân hủy rất nhanh ngược trở lại thành kim loại
và khí CO, và nó được sử dụng làm nền tảng cho việc làm tinh khiết niken.
- Nhiều kim loại khác cũng có thể tạo ra các phức chất cacbonyl chứa các
liên kết cộng hóa trị với mônôxít cácbon, các chất này có thể tạo ra bằng một loạt
các phương pháp khác nhau, ví dụ đun sôi rutheni triclorua với triphênyl
phốtphin trong mêthôxyêtanol (hay DMF) thì có thể thu được phức chất
[RuHCl(CO)(PPh3)3]. Niken cacbonyl là đặc biệt do nó có thể được tạo ra bằng tổ
hợp trực tiếp mônôxít cácbon và niken kim loại ở nhiệt độ phòng. Trong niken
cacbonyl và các cacbonyl khác, cặp điện tử trên nguyên tử cacbon được liên kết
với kim loại. Trong trường hợp này mônôxít cácbon được nói đến như là
nhómcacbonyl.
- Mônôxít cácbon và mêtanol có phản ứng với nhau có chất xúc
tác gốc rôđi để tạo ra axít axêtic trong quy trình Monsanto, nó là phương pháp
được sử dụng nhiều nhất để sản xuất axít axêtic công nghiệp.
I.4 Mônôxít cácbon trong khí quyển
- Mônôxít cácbon có hiệu ứng bức xạ cưỡng bức gián tiếp bằng sự nâng cao
nồng độ của mêtan và ôzôn tầng đối lưu thông qua các phản ứng hóa học với các
thành phần khác của khí quyển (ví dụ gốc hyđrôxyl, OH) mà nếu không có thể tiêu

diệt chúng. Mônôxít cácbon được tạo ra khi các nhiên liệu chứa cácbon bị đốt cháy
4


không hoàn toàn, thông qua các quá trình tự nhiên trong khí quyển thì cuối cùng nó
sẽ bị ôxi hóa thành điôxít cácbon. Nồng độ mônôxít cácbon bị biến đổi trong
không gian cũng như là tồn tại rất ngắn hạn trong khí quyển.
CO + O3 → CO2 + O

II.Cơ chế phát thải khí CO trong không khí.
-

Hoạt động sản xuất của con người mỗi năm sinh ra khoảng 250 triệu tấn CO

trong đó một phần CO sinh học. Khí CO chiếm tỉ lệ lớn trong các chất ô nhiễm
không khí, nhưng nồng độ của CO trong không khí không ổn địn, biến thiên nhanh,
chưa xác định được chính xác. [2]
-

CO được sản sinh trong các trường hợp sau:

+ Các chất hữu cơ bị đốt cháy không hoàn toàn tạo ra nhiều CO, như than đá,
giấy, xăng, dầu, khí đốt…
+ Khi chất hữu cơ được đốt cháy hoàn toàn thì tạo thành CO 2 theo phản ứng:
C + O2



CO2


+ Khi đốt cháy không hoàn toàn thì tạo ra CO theo phản ứng:
2C + O2



2CO

+ Trong lò than, than được đốt cháy đỏ tạo ra CO 2, CO2 bốc lên gặp than đang
cháy đỏ lại tạo ra CO.
-

Trong công nghiệp gang thép, sắt được luyện trong các lò cao cùng với than

cốc, đá vôi và một số chất khác. Khi than cốc cháy tạo ra CO 2, CO2 gặp than cháy
đỏ tạo ra CO, CO gặp quặng sắt trong lò, khử quặng sắt thành gang.

5


Tỷ lệ CO trong lò khí cao rất lớn, có thể thoát ra gây ô nhiễm xung quanh, trong
và ngoài nơi làm việc.
-

Sản xuất khí đốt từ than đá tạo ra nhiều CO, CO là sản phẩm của quy trình

sản xuất, được dùng làm nhiên liệu.
-

Sản xuất đất đèn làm nguyên liệu tạo ra axetylen ( C2H2) cũng sản sinh


nhiềuCO theo phản ứng:
6C + CaO
-



CaC2 + 2CO

Khí thải của động cơ chứa nhiều CO, động cơ xăng thải ra nhiều CO, từ

7%, động cơ diesel tạo ra CO ít hơn.
-

Quá trình đốt trong của động cơ ôtô, xe máy là phản ứng hóa học giữa nhiên

liệu (xăng, diesel) và không khí. Do lượng không khí đưa vào buồng đốt gấp gáp
trong mỗi chu kỳ, không đủ oxi để phản ứng hết với nhiên liệu, do đó nhiên liệu
cháy không hết, sinh ra CO. Trong phản ứng này, nếu O2 tăng thì CO sẽ giảm và
ngược lại.
-

Các nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu than đá, dầu, khí đốt tạo ra CO

trong quá trình đốt.
-

Nổ mìn tạo ra CO cùng nhiều chất độc khác.
Cháy nhà, cháy các chất hữu cơ…tạo ra nhiều khí độc trong đó có CO.

6



III.Tác hại của CO
III.1 Tác hại tới con người
- Carbon monoxit có độc tính cao với sức khỏe con người và cực kỳ nguy
hiểm, do việc hít thở phải một lượng quá lớn co sẽ dẫn tới thương tổn do giảm ôxy
trong máu hay tổn thương hệ thần kinh cũng như có thể gây tử vong. Nồng độ chỉ
khoảng 0,1% carbon monoxit trong không khí cũng có thể là nguy hiểm đến tính
mạng. CO là chất khí không màu, không mùi và không gây kích ứng nên rất nguy
hiểm vì con người không cảm nhận được sự hiện diện của CO trong không khí.
- CO có ái lực với hemoglobin (Hb) trong hồng cầu mạnh gấp 230-270 lần
so với ôxy nên khi được hít vào phổi co sẽ gắn chặt với Hb thành COHb do đó máu
không thể chuyên chở ôxy đến tế bào.[1]
Khi có từ 10 tới 30% COHb trong máu, con người sẽ gặp các triệu chứng
như: đau đầu, buồn nôn, mỏi mệt và choáng váng. Khi mức độ COHb đạt tới 5060%, con người có thể bị ngất, co giật và có thể dẫn đến hôn mê và chết. Như vậy
với nồng độ trên 10000 ppm co (1% CO) có trong không khí thở thì con người sẽ
bị chết trong vòng vài phút.[1]
- Trên thế giới mỗi năm có hàng ngàn người bị chết ngạt do hít phải CO,
trong đó chủ yếu là công nhân làm việc trong các điều kiện khắc nghiệt thiếu
không khí sạch và có nguy cơ cháy nổ cao như công nhân hầm mỏ, lính cứu hoả kể
các nhà du hành vũ trụ, các thợ lặn

7


- Nhiều người lầm tưởng CO2 là chất nguy hại nhất trong khí thải, vì con
người hô hấp hít O2 và thở ra CO2. Nhưng thực tế, CO2 là khí gây ra hiệu ứng nhà
kính (greenhouse effect), còn để gây ra những trường hợp ngạt khí thì CO (carbon
monoxide) lại mới là thủ phạm.
- Nếu ở trong không gian kín như cabin ôtô, điều hòa lấy gió mang theo CO

vào, con người sẽ trực tiếp hít phải CO. Do đó, tế bào thiếu hụt oxi, rơi vào trạng
thái hôn mê, bất tỉnh thậm chí tử vong. Nếu sống thì di chứng về não là rất lớn bởi
não không có oxi trong thời gian dài.
-

Nhiễm độc khí CO là một nhiễm độc thường gặp. Từ thời thượng cổ người

ta đã biết tác dụng độc hại của hơi than. Priestley (1799) đã tìm ra khí CO, năm
1842 Leblanc đã chứng minh được khả năng gây tai nạn của CO. [3]
-

Ở Việt Nam và trên thế giới từng chứng kiến nhiều trường hợp tử vong do

nằm ngủ trong xe hơi, đóng kín cửa bật điều hòa, nguyên nhân cũng do hít phải
CO.[3]
-

Ở Pháp, hàng năm có khoảng 10000 ca ngộ độc cấp tính khí CO với khoảng

400 người chết mỗi năm, theo Agnes Verrier, Viện Veille Sanitaire, Pháp. Trong khi
đó, ngộ độc cấp khí CO cũng là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng
đầu tại Mỹ với 5613 trường hợp từ năm 1979 đến năm 1988 và 2631 ca tử vong do
ngộ độc CO không liên quan đến cháy trong các năm 1999-2004, theo báo cáo của
Trung tâm Thống kê Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ.[3]
-

Ngoài ra, tại Việt Nam hiện nay,hoạt động khai thác than và sử dụng các sản
8



phẩm như khí hóa than, khí ga, gỗ, xăng, dầu lửa, dầu hôi…có ý nghĩa vô cùng
quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Trong quá
trình lao động, người công nhân ở các mỏ than phải làm việc trong môi trường có
tiếp xúc trực tiếp với loại hơi khí độc là khí than. Khí than có chứa các hỗn hợp khí
như CO, CO2, CH4, H2, H2S… trong đó hàm lượng khí độc carbon monoxit
chiếm tỷ lệ rất cao (gần 40% - theo nghiên cứu của TS. Trần Thanh Sơn – ĐH Đà
Nẵng về nghiên cứu thiết kế hệ thống hóa khí than phục vụ thí nghiệm năm 2010).
Do việc ngạt khí than có thể gây tức ngực, khó thở, buồn nôn, thậm chí gây tử
vong nên đã có nhiều trường hợp người công nhân mỏ bị ngộ độc khí và bị tử
vong. Tháng 3/2011, có 1 công nhân bị tử vong do ngạt khí hầm lò than trong khi
làm việc tại mỏ than dương huy, thị xã Cẩm Phả, Quảng Ninh. Tháng 2/2012 cũng
tại Quảng Ninh hàng chục công nhân mỏ phải nhập viện cấp cứu với nguyên nhân
ban đầu được xác định là bục túi khí CO [8]. Gần đây nhất vào tháng 11/2013, tại
tổ hóa khí của Công ty CP Xuân Hòa, Mê Linh, Hà Nội đã có 1 công nhân tử vong
và 1 người phải nhập viện cấp cứu do bị ngộ độc khí CO trong quá trình sàng than
và tiếp than vào phễu lò nung gạch [3].
-

Đối với người lao động đang làm việc tại các tòa nhà nhất là các nhà các

tầng thì khi xảy ra cháy lớn, việc say khói, ngạt thở, suy hô hấp do hít phải khí
nóng lẫn khí độc thoát ra từ đám khói là rất dễ xảy ra. Nguyên nhân là do trong
khói độc có chứa carbon monoxit, việc hít phải khí này dễ gây suy hô hấp do cơ
thể bị chiếm mất oxy. Tháng 12/2011, đã có 29 công nhân làm việc tại tòa tháp đôi

9


đang xây dựng của tập đoàn điện lực EVN, Tp. Hà Nội phải nhập viện cấp cứu sau
khi bị ngạt khói thoát ra từ đám cháy tòa nhà.[3]

-

Mặc dù các dấu hiệu của ngộ độc khí carbon monoxide có thể tinh tế, nhưng

nó là một đe dọa tính mạng cần cấp cứu y tế, chăm sóc ngay lập tức cho bất cứ ai
có thể đã bị nhiễm độc khí carbon monoxit
Bảng 2: triệu chứng nhiễm độc của người khi tiếp xúc với CO ở các
nồng độ khác nhau [3].
Nồng
(ppm)
200
400
800
1600
3200

6400
12800

-

độ Thời gian tiếp xúc Triệu chứng và tác hại
2-3 giờ
1-2 giờ
>3 giờ
45 phút
Trong vòng 2-3 giờ
20 phút
Trong vòng 1 giờ
Trong vòng 5-10

phút
Trong vòng 1 giờ
1-2 phút
25-30 phút

Đau đầu nhẹ,mỏi mệt,buồn nôn và choáng váng
Đau đầu nặng
Khó thở
Choáng váng,buồn nôn và co giật
Chết
Đau đầu,choáng váng và buồn nôn
Chết
Đau đầu,choáng váng và buồn nôn
Chết
Đau đầu,choáng váng và buồn nôn
Chết

Ngộ độc carbon monoxide có thể đặc biệt nguy hiểm cho những người đang

ngủ hay say rượu. Có thể gây tử vong trước khi bất cứ ai nhận ra có một vấn đề.
-

Mức độ nhiễm độc CO nặng hay nhẹ, phụ thuộc vào nồng độ chất độc trong
10


không khí cũng như thời gian tiếp xúc và liên quan tới đặc tính cơ thể, hoàn cảnh
nơi làm việc. Khi nơi làm việc có nhiệt độ, độ ẩm cao, không khí có lẫn khí SO2,
NO2, HCN, benzen, cường độ lao động nặng nhọc... Phụ nữ có thai, người nghiện
rượu, béo, mắc bệnh tim mạch, viêm phế quản mạn tính, hen suyễn, thiếu máu,

suy dinh dưỡng, chịu đựng kém.
-

Nguyên nhân gây ra ngộ độc CO[4]

+ Carbon monoxide là ngộ độc do hít phải khói đốt. Khi có quá nhiều khí
carbon monoxide trong không khí, cơ thể thay thế ôxy trong hemoglobin của các tế
bào máu đỏ. Điều mà sẽ giúp duy trì cuộc sống (ôxy) mô và các cơ quan.
+ Các thiết bị gia dụng nhiên liệu bằng gỗ hoặc sản xuất khí carbon monoxide,
bao gồm:
Nhiên liệu đốt nóng không gian.
Lò nấu thủy tinh, luyện kim…
Than nướng.
Phạm vi nấu ăn.
Máy tắm nước nóng.
Lò sưởi.
Máy phát điện.
11


Gỗ,củi cháy không hoàn toàn
Động cơ ô tô.
- Thông thường số lượng khí carbon monoxide được sản xuất bởi các nguồn
không đáng quan tâm. Nhưng nếu thiết bị hoạt động trong không lưu không tốt
hoặc nếu đang sử dụng trong một không gian đóng hoặc đóng một phần, chẳng hạn
như sử dụng trong nhà một lò than hoặc chạy xe của trong một nhà để xe đóng cửa,
những khí carbon monoxide có thể xây dựng đến mức nguy hiểm. Ngay cả khi bơi
sau thuyền hoặc đi ở sau của một chiếc xe tải nhỏ có thể nguy hiểm.
- Hít phải khói thuốc trong một vụ hỏa hoạn cũng có thể gây ngộ độc khí carbon
monoxide.

III.2 Tác hại tới môi trường
- Bảng chỉ số chất lượng không khí ở Hà Nội AQI

12


u

[5]
- Là khí gây ô nhiễm không khí thường xuyên được nhắc tới sinh ra do quá

trình đốt cháy không hoàn toàn nhưng cũng rất dễ chuyển sang dạng đốt cháy hoàn
toàn là CO2 một khí gây hiệu ứng nhà kính điển hình
.- Bản thân khí CO do không bền trong môi trường nên nó không là khí gây
hiệu ứng nhà kính.
- Mônôxít cácbon có hiệu ứng bức xạ cưỡng bức gián tiếp bằng sự nâng cao
nồng độ của mêtan và ôzôn tầng đối lưu thông qua các phản ứng hóa học với các
thành phần khác của khí quyển (ví dụ gốc hyđrôxyl, OH) mà nếu không có thể tiêu
diệt chúng. Mônôxít cácbon được tạo ra khi các nhiên liệu chứa cácbon bị đốt
cháy không hoàn toàn, thông qua các quá trình tự nhiên trong khí quyển thì cuối
cùng nó sẽ bị ôxi hóa thành điôxít cácbon. Nồng độ mônôxít cácbon bị biến đổi
trong không gian cũng như là tồn tại rất ngắn hạn trong khí quyển.Các khí do CO
chuyển hóa là các chất gây nguy hại tới không khí và môi trường.[1]

13


5CO + O3 → 4CO2 + C

[1]


- Hàng năm trên toàn cầu sản sinh khoảng 600 triệu tấn CO. CO không độc với
thực vật vì cây xanh có thể chuyển hoá CO => CO2 và sử dụng nó trong quá trình
quang hợp. Vì vậy, thảm thực vật được xem là tác nhân tự nhiên có tác dụng làm
giảm ô nhiễm CO. [6]
- CO có nhiều tác động khác nhau nên sinh vật. Liều lương quá cao sẽ gây
độc cho thực vật vì ngăn cản quá trình hô hấp.Bên cạnh đó khí CO cũng gây mẫn
cảm với động vật máu nóng.
- Hỗn hợp CO trong không khí ở nồng độ giới hạn sẽ trở thành hỗn hợp cháy
nổ.CO là loại khí đặc biệt nguy hiểm cho các thiết bị lọc bụi tĩnh điện khi lọc khói
lò nung hay khí thải lò đốt tích lũy trong không gian kín. Khi xảy ra cháy nổ nó trở
thành nguyên nhân dẫn tới những hậu quả của môi trường tiếp theo.[7]
- CO phát thải từ các thiết bị động cơ chạy bằng xăng dầu,đốt than,lò sưởi,
bếp lò…,trong môi trường kín gây ảnh nghiêm trong tới chất lượng môi trường
sống hay gây ra ô nhiễm không khí trong nhà nặng.

IV. Phương pháp kiểm soát cacbon monoxit trong khí thải.
IV.1.Kiểm soát nguồn thải CO từ ô nhiễm công nghiệp.
- Cần phải quan tâm xử lý và giảm thiểu nguồn thải công nghiệp bằng 2 hệ
thống biện pháp cơ bản là:
(1) Giảm thiểu tiêu dùng nhiên liệu
(2) Giảm thiểu lượng CO khi đốt nhiên liệu.

[8]

IV.1.1 Giảm thiểu tiêu dùng nhiên liệu

14



-

Tăng cao hiệu suất sử dụng nhiên liệu trong công nghiệp năng lượng cũng

như công nghiệp có sử dụng nhiên liệu.
-

Giảm tiêu hao năng lượng,do đó giảm sản xuất năng lượng,giảm lượng đốt

nhiên liệu và kết quả là giảm nguồn thải.
-

Tăng cường sử dụng tài nguyên năng lượng sạch như: năng lượng Mặt Trời,

năng lượng gió,thủy điện,... để giảm sản xuất nhiệt điện bằng nguyên liệu than,dầu.
IV.1.2 Giảm thiểu lượng CO khi đốt nhiên liệu.
-

Dùng nhiên liệu chứa ít chất ô nhiễm hoặc làm giảm hàm lượng chất ô

nhiễm trong nhiên liệu trước khi đốt.
-

Cải tiến quá trình đốt nhiên liệu để giảm thiểu lượng khí thải CO

-

Các cơ sở công nghiệp hoặc thương mại lớn phải có được một giấy phép

trước khi xây dựng, để đảm bảo rằng họ đang kiểm soát tốt và không gây hại cho

sức khỏe và tác động môi trường, bao gồm nồi hơi công nghiệp và lò đốt có thể
giải phóng lượng khí thải CO đáng kể cho khô
IV.2. Kiểm soát nguồn thải CO từ phương tiện giao thông.
IV.2.1. Đăng kiểm nguồn thải từ xe cơ giới.
-

Lịch sử sử đăng kiểm nguồn thải từ ô tô được bắt đầu từ bang California vào

năm 1959 để kiểm soát CO. Nhưng đến năm 1968 mới có tiêu chuẩn thải cụ
thể về CO.
-

Bắt đầu từ đầu những năm 1970,EPA đã thiết lập các tiêu chuẩn quốc gia đã

giảm đáng kể lượng khí thải CO và các chất ô nhiễm khác từ xe ô tô, bao
15


gồm khí thải, công nghệ xe mới, và các chương trình nhiên liệu sạch.
-

Từ năm 1970, giảm lượng khí thải CO từ xe trên đường (bao gồm xe ô tô,
xe máy, xe vận tải loại nhẹ và trung bình). [9]

-

Năm 1970: Đạo luật không khí sạch bộ tiêu chuẩn khí thải tự động đầu tiên.

( Clean air Act). Công nghiệp chế tạo ô tô ở Mỹ đã đạt được mức giảm 213
nguồn thải đối với khí CO.

Bảng 3: Tiêu chuẩn nguồn thải CO tối đa cho phép đối với ô tô (g/dặm)
[8]

Xe ô tô

Xe vận tải loại nhẹ và trung
bình

Tiêu chuẩn Liên bang Mỹ
3.4

Tiêu chuẩn bang California Tiêu chuẩn Liêng bang Mỹ

-

3.4
17
2003: EPA đề xuất kế hoạch giảm lượng khí thải động cơ diesel mới.

-

2004: Giai đoạn trong các tiêu chuẩn và công nghệ mới làm giảm CO, đáng

kể nhất từ xe tải.
-

2004: California ARB báo rằng ô nhiễm ở khu vực Los Angles (Nhà nước

xem xét là khu vực bị ô nhiễm nghiêm trọng nhất ở Mỹ)đã giảm 25% kể từ năm
1980

IV.2.2 Kiểm soát hệ thống thải của xe.
-

Khí thải có thể bị nén vào ống xả và qua ống xả khói. Ống xả là hệ thống

thải khí được dùng rộng rãi trong kiểm soát nguồn thải từ xe máy.
-

Hệ thống xử lý khí thải được áp dụng rộng rãi nhất là phản ứng nhiệt,quay
16


vòng khí thải và trao đổi xúc tác. Phản ứng nhiệt trên là cơ sở tiếp tục oxi hóa khí
CO sau khi các khí đó ra khỏi buồng đốt.
IV.2.3 Cải tiến động cơ đốt trong hoặc thay thế các loại nhiên liệu khác.
Xăng dầu là nhiên liệu gây ô nhiễm và trữ lượng của nó là có hạn,vì thế

-

người ta tìm kiếm nguồn nhiên liệu mới để thay thế nhiên liệu xăng dầu. Đó là :
+ Methanol và Ethanol trong hỗn hợp của 85% hoặc nhiều hơn với xăng
+ Khí đốt tự nhiên, và các nhiên liệu hóa lỏng sản xuất trong nước từ khí tự
nhiên
+ Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG hay Propane)
+ Nhiên liệu lỏng có nguồn gốc từ than đá
+ Hydro và điện
-

[9]


Phát triển,sử dụng ô tô điện,xe máy điện sẽ bảo vệ được môi trường không

khí đô thị và giao thông.
-

Dùng động cơ Vankel (động cơ quay) ,động cơ hơi nước thay thế động cơ

đánh tia lửa truyền thống bằng động cơ đốt trong

KẾT LUẬN
Con người chúng ta không thể sống mà thiếu không khí. Chất lượng không
khí quyết định đến sức khỏe của con người. Vậy nên chúng ta cần hành động
để bảo vệ môi trường không khí đang ngày càng xuống cấp, cùng nhau hành
động để kiểm soát sự phát thải các chất thải vào môi trường, tiêu biểu là khí
cacbon monoxit.

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] sửa đổi lần cuối lúc 04:22
ngày 17 tháng 4 năm 2016
[2] Giáo trình cơ sở kỹ thuật môi trường. PGS.Tăng Văn Đoàn- PGS.TS
Trần Đức Hạ. NXB Giáo dục Việt Nam, trang 32
[3] Khí Cacbon Monoxit (CO) và các phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp
lọc khí CO. Th.S Nguyễn Khánh Huyền. – Trung tâm an toàn lao động Viện
NC KHKT bảo hộ lao động
[4] - Ngộ độc cacbon monoxit
[5] - lúc 11h ngày 21/4/2016
[6] - 6 loại khí nguy hiểm nhất – tác giả: Anh Quân

(MOITRUONG.COM.VN/TH)- dòng 16-20
[7] Các chất gây ô nhiễm môi trường không khí và tác hại- dòng 23,24
[8] Môi trường không khí- Phạm Ngọc Đăng- NXB Khoa học và Kỹ thuật,
Hà Nội 2003. Trang 307-317
[9] - EPA’s
effort to reduce CO.

18



×