Tải bản đầy đủ (.ppt) (47 trang)

CHĂM SÓC LAO MÀNG PHỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (935.12 KB, 47 trang )

ĐIỀU DƯỠNG CHĂM SÓC
BỆNH LAO PHỔI
BS CK I NGUYỄN PHÚ ĐOAN TRINH


Mục tiêu bài học
1. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng
và cận lâm sàng của lao phổi
2. Kể các biến chứng của lao phổi
3. Trình bày được các nguyên tắc và phác đồ điều trị
lao phổi
4. Lập kế hoạch chăm sóc người bệnh


1 . Định nghĩa
- Lao phổi là bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn lao (Mycobacterium

tubeculosis) gây ra, chiếm 80% các thể lao.
- Có thể cấp tính hay mạn tính, có thể phối hợp với các thể lao ngoài

phổi khác như lao hạch, lao màng phổi, lao màng não, lao xương
khớp, lao thận, lao ruột…

-


2.Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh
Nguyên nhân
- Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn lao người
(Mycobacterium tuberculosis hominis);
- Ít gặp hơn có thể do vi khuẩn lao bò


(Mycobacterium Bovis) hay vi khuẩn lao chim
(Mycobacterium Avium). - Những người có HIV khi
bị lao phổi, nguyên nhân gây bệnh còn có thể do các
trực khuẩn kháng cồn kháng toan không điển hình
(Mycobacterium Atipiques)


2.Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh
Vị trí tổn thương
Lao phổi hay bắt đầu từ vùng đỉnh phổi và vùng dưới đòn.
Tuổi mắc bệnh
- Lao phổi thường gặp ở người lớn;
- Ở trẻ em lao phổi hay gặp ở trẻ 10 – 14 tuổi.
- Do sức đề kháng giảm nên tỷ lệ lao phổi ở người già cũng
gặp nhiều hơn.


2.Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh
Yếu tố thuận lợi
- Người tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây chính, đặc biệt trẻ em
- Trẻ em không tiêm phòng BCG
- Một số bệnh tạo điều kiện thuận lợi dễ mắc bệnh lao:
+ Trẻ em: Suy dinh dưỡng, còi xương, giảm sức đề kháng của cơ thể.
+ Người lớn: Người nhiễm HIV, loét dạ dày-tá tràng, đái tháo đường, bụi phổi, bệnh
phổi do virus ...
+ Người sử dụng các thuốc giảm miễn dịch kéo dài như Corticoid, hoá chất điều trị ung
thư …
+ Người nghiện ma túy, nghiện rượu, thuốc lá…
- Mức sống thấp, chiến tranh, thiên tai…



3.Triệu chứng lâm sàng
3.1. Thời kỳ khởi phát :
3.1.1. Khởi phát từ từ: đa số trường hợp bệnh khởi phát từ từ
với các triệu chứng sau:
a) Triệu chứng toàn thân:
- Sốt: thường sốt nhẹ 37,5-38,50 C, sốt kéo dài, về chiều.
- Ra mồ hôi đêm.
- Chán ăn, mệt mỏi.
- Gầy sút cân, da xanh.
Thường gọi là Hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc lao


3.Triệu chứng lâm sàng
3.1. Thời kỳ khởi phát (tt)
b) Triệu chứng cơ năng:
- Ho, khạc đờm kéo dài: mới đầu ho khan, sau có đờm, đờm
nhầy, màu vàng nhạt, có thể xanh hoặc mủ đặc
- Ho ra máu: khoảng 10% bệnh nhân bắt đầu bằng triệu chứng
ho ra máu, thường ho ra máu ít, có đuôi khái huyết
- Đau ngực: là triệu chứng không gặp thường xuyên, thường
đau ngực tương ứng với vị trí tổn thương, thường khu trú ở
một vị trí cố định.
- Khó thở: chỉ gặp khi có tổn thương rộng ở phổi


3.Triệu chứng lâm sàng
3.1. Thời kỳ khởi phát (tt)
c) Triệu chứng thực thể: các dấu hiệu thực thể nghèo nàn,
thường không có triệu chứng gì rõ rệt.Có thể nghe rì rào phế

nang giảm, hoặc ran nổ ở vị trí cao của phổi.
3.1.2. Khởi phát cấp tính: (10-20%) với sốt cao, ho , đau ngực
nhiều, kèm theo khó thở. Đôi khi có:
- Ho ra máu
- Tràn dịch màng phổi


3.Triệu chứng lâm sàng
3.2. Thời kỳ toàn phát
Các triệu chứng lâm sàng trên nặng dần lên
a)Triệu chứng toàn thân: người bệnh suy kiệt, da xanh, niêm mạc
nhợt nhạt, sốt dai dẵng về chiều tối
b)Triệu chứng cơ năng:
- Ho ngày càng tăng, có thể ho ra máu.
- Đau ngực liên tục.
- Khó thở tăng cả khi nghỉ ngơi.
c) Triệu chứng thực thể:
Có thể thấy lồng ngực bên tổn thương bị lép do các khoảng gian
sườn bị hẹp lại
Có thể nghe nhiều ran nổ, ran ẩm, tiếng thổi hang...


4. Cận lâm sàng
4.1. Xét nghiệm nhuộm soi đờm trực tiếp tìm
AFB bằng phương pháp nhuộm Ziehl-Neelsen
là xét nghiệm cơ bản để chẩn đoán lao phổi:
Tất cả những người có triệu chứng nghi lao
phải được xét nghiệm để phát hiện lao phổi. Để
thuận lợi cho bệnh nhân, bệnh nhân phải xét
nghiệm 2 mẫu đờm tại chỗ cách nhau ít nhất 2

giờ ( thay cho xét nghiệm 3 mẫu đờm trước
đây)


4. Cận lâm sàng
4.2. Xét nghiệm Xpert MTB/RIF ( nếu có thể)
Cho kết quả sau 2 giờ với độ nhạy và độ đặc hiệu cao
4.3 . Nuôi cấy tìm vi khuẩn lao:
- Nuôi cấy trên môi trường đặc cho kết quả dương
tính sau 3 - 4 tuần.
- Nuôi cấy trong môi trường lỏng (MGIT - BATEC)
cho kết quả dương tính sau 2 tuần.


4. Cận lâm sàng
4.4. Xquang phổi thường quy:
Hình ảnh trên phim Xquang gợi ý lao phổi tiến triển là thâm
nhiễm, nốt, xơ hang, có thể co kéo ở 1/2 trên của phế trường,
có thể 1 bên hoặc 2 bên.
Ở người có HIV, hình ảnh Xquang phổi ít thấy hình hang,
hay gặp tổn thương khoảng kẽ nhiều hơn và có thể ở vùng
thấp của phổi.









4.5. Các xét nghiệm khác
- Phản ứng Tuberculin (Mantoux): Phản ứng Mantoux
chỉ có ý nghĩa hỗ trợ trong chẩn đoán, nhất là chẩn
đoán lao ở trẻ em khi phản ứng dương tính mạnh (≥ 15
mm đường kính cục phản ứng với Tuberculin PPD).
- Xét nghiêm máu:
CTM: BC, Lympho 
VS  5-10 lần
60% có thiếu máu


5.Chẩn đoán Lao phổi


5.1. Người nghi lao phổi
5.1.1. Người nghi lao phổi khi có các triệu chứng sau
- Ho khạc kéo dài trên 2 tuần (ho khan, ho có đờm, ho
ra máu) là triệu chứng nghi lao quan trọng nhất.
Có thể kèm theo:
- Gầy sút, kém ăn, mệt mỏi.
- Sốt nhẹ về chiều.
- Ra mồ hôi “trộm” ban đêm.
- Đau ngực, đôi khi khó thở


5.1. Người nghi lao phổi
5.1.2. Nhóm nguy cơ cao cần chú ý:
- Người nhiễm HIV
- Người tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây chính ( bệnh
nhân lao phổi ho khạc ra vi khuẩn) đặc biệt trẻ em

- Người mắc các bệnh mạn tính: loét dạ dày-tá tràng, đái
tháo đường, suy thận mạn...
- Người nghiện ma tuý, rượu, thuốc lá, thuốc lào
- Người sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài như
Corticoid, hoá chất điều trị ung thư …
5.1.3. Các trường hợp có bất thường trên Xquang
phổi: đều cần xem xét đến chẩn đoán lao phổi.


5.2. Chẩn đoán xác định
-

Xác định sự có mặt của vi khuẩn lao trong
đờm, dịch phế quản, dịch dạ dày.
Khi có đủ các triệu chứng lâm sàng mà
không xác định được sự có mặt của vi khuẩn
lao, cần có ý kiến thầy thuốc chuyên khoa
lao để quyết định chẩn đoán.


5.2. Chẩn đoán xác định
Tiêu chuẩn chẩn đoán dựa theo xét nghiệm soi
đờm trực tiếp tìm AFB
- Lao phổi AFB(+): Có ít nhất 1 mẫu đờm hoặc
dịch phế quản, dịch dạ dày có kết quả soi trực
tiếp AFB(+).
-



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×