Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Sổ tay nghiệp vụ 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (989.66 KB, 56 trang )

Cơ thể người - một nhà máy thủy lực - 3/6/2006 14h:19
Để biết chắc một người đã chết hay chưa, người xưa đặt một tấm gương
trước mũi họ. Nếu thấy hơi nước không đọng lại trên gương thì biết người
ấy đã qua đời. Hơi nước thoát ra từ phổi, là chứng nhân cuối cùng của hoạt
động sống.
Cơ thể con người giống như một khối bọt biển, ở đàn ông, nước chiếm 64% khối lượng cơ thể, còn ở phụ
nữ là 70%. Nước nuôi dưỡng và làm sạch cơ thể con người. Ngay cả tư duy của chúng ta cũng phụ thuộc
vào nước: không có nước thì không có năng lượng nên không tạo ra sự hoạt động của hệ thần kinh.
Phương pháp dùng gương xác định cái chết kể trên rất khớp với sự thật: Trong tất cả những yếu tố cấu tạo
nên con người chúng ta, nước giữ vai trò quan trọng nhất. Nó quan trọng trước hết do khối lượng. Bình
quân ở một người cân nặng 70 kg, cơ thể chứa khoảng 45 kg nước (gần bằng 2/3 thể trọng). Ở não, nước
chiếm tỷ lệ 85%, ở da 70%; tim: gần 80%. Ngay cả ở xương - biểu tượng của sự rắn chắc trong cơ thể cũng
có tỷ lệ nước lên tới 20%. Ở nơi rắn nhất là răng cũng có nước, chiếm 0,2%.
Nước len lỏi qua những “đường ống” khác nhau, hiện diện trong hệ thống mạch máu, lan tỏa khắp cơ thể.
Hệ thống này gồm 160 triệu động mạch nhỏ, 500 triệu tiểu tĩnh mạch và 5 tỷ mao mạch, tổng cộng 940 km
ống dẫn đã đưa máu đến khắp cơ thể.
Nhưng nước không chỉ hiện diện trong quá trình ấy, chúng băng qua các mạch máu, đặc biệt là các mao
mạch xốp (chiếm diện tích khoảng 300 m2 trên toàn cơ thể) và du hành trong những lối quanh co li ti giữa
các tế bào. Sau cùng, chúng thẩm thấu qua màng tế bào để vào bên trong tế bào.
Những dòng nước ấy giữ chức năng trọng yếu trong cơ thể con người. Trước hết, qua mạng mạch máu hay
bạch huyết, nước đưa năng lượng đến các cơ quan nội tạng để chúng có thể hoạt động. Nói cách khác, nước
chuyên chở thức ăn (mỡ, đường) đến các bắp thịt. Như thế, nước giống “kẻ chở thuê” và là kẻ chở thuê tài
ba. Bởi trong khi vận chuyển, nước đồng thời chế biến những nguyên liệu chúng đem đi. Nước tham gia
chuyển hóa thức ăn, biến chúng thành năng lượng sẵn sàng để cơ thể con người sử dụng. Kế đó, nước loại
các chất thải qua nước tiểu, mồ hôi và cả hơi thở. Sau cùng, nước cũng giữ nhiệm vụ vận hành những yếu
tố bảo vệ cơ thể con người: các bạch huyết bào (bạch cầu).
Ngoài ra, nước có tiềm năng lớn về nhiệt. Phải cần rất nhiều năng lượng mới có thể làm cho nước thay đổi
nhiệt độ. Tuy nhiên, nước trong cơ thể con người luôn giữ được nhiệt độ ổn định. Tính chất kép này giúp ta
tránh được những thay đổi quá lớn về thân nhiệt. Trong toàn cơ thể, nước ngăn những phản ứng hóa học
quá mạnh và đột ngột gây nên sự hủy hoại tế bào.
Một yếu tố phụ trợ cho hệ thống điều hòa nhiệt độ này là sự bài tiết mồ hôi. Khi con người đổ mồ hôi, nước


sẽ bay hơi, hấp thụ năng lượng trên bề mặt da. Nếu không có hiện tượng này, cơ thể sẽ chịu tác động của
một sức nóng quá độ, rất có hại.
Nước có một chức năng vô cùng quan trọng khác, ít người nhớ đến, đó là tạo nên cấu trúc cho cơ thể. Cơ
thể được hợp thành bởi một lượng vô cùng lớn các tế bào, mỗi tế bào có một màng bao bọc. Nước tác động
lên hình dạng của tất cả những bộ phận này. Không có nước, các tế bào sẽ biến dạng, vẹo vọ đi, cấu trúc bị
lung lay.
Nước cũng rất cần thiết cho hoạt động của các enzym. Không có nước, enzym sẽ mất hình dạng và do đó
không thể hoàn thành chức năng của chúng. Hậu quả là tế bào sẽ chết.
Nhưng khả năng tuyệt vời nhất của nước là mang lại sự sống cho trí suy tưởng của con người; nó là nguồn
gốc của tư tưởng. Nước giúp hệ thần kinh, nhất là não, hoạt động. Nhờ sự hiện diện của nước, nhiều
nguyên tử phân thành ion mang điện, giúp dẫn truyền các luồng xung động thần kinh.
ahoc\kham pha
Nước là yếu tố sống còn của cơ thể con người nên nó cần được gìn giữ với số lượng hầu như không đổi.
Điều này được bảo đảm trước tiên ở thận, nó thải nhiều hay ít chất lỏng tùy thuộc vào nhu cầu cơ thể. Nếu
cơ thể thiếu nước, máu trở nên đặc hơn, thận được báo động nên lượng nước tiểu sẽ giảm đi. Nếu sự thiếu
nước trở nên trầm trọng hơn, sự hợp tác tại chỗ sẽ khởi phát: thận gửi đến gan tín hiệu cấp cứu. Qua trung
gian với một thông điệp khác, tín hiệu cấp cứu sẽ đến tuyến thượng thận, cơ quan này ra lệnh cho thận thu
hồi muối và do đó thu cả nước.
Còn nếu sau khi mồ hôi đổ nhiều, mức độ nước thiếu hụt nặng hơn thì lần này, não sẽ can thiệp. Được báo
động, tuyến yên sẽ tiết ra hoóc môn gây co mạch. Chất này kích thích thận phải hạn chế hơn nữa sự thải
nước tiểu. Ruột, nhất là ruột già, sẽ hợp tác trong quá trình “chống hạn” nói trên. Cơ quan này rút nước
trong phân, ít hay nhiều tùy lệnh của tuyến yên. Để bổ sung, cơ thể đốt cháy một số đường để giải phóng
nước.
Thường khi không được thiếu nước quá 3 hay 4 ngày, cơ thể sẽ gặp những rối loạn trầm trọng. Sau 15 ngày
không có nước, tế bào sẽ không thể hoạt động được nữa và hiểm họa sẽ ập đến.
ahoc\kham pha
Cách nhận biết và xử lý sai khớp - 21/4/2006 8h:11
Sai khớp là tình trạng mất liên quan giải phẫu bình thường giữa mặt các khớp sau một chấn thương mạnh
vào khớp hay vào chi, cũng có thể do bẩm sinh hoặc bệnh lý.
Các dấu hiệu nhận biết sai khớp:

-
Đau do tổn thương rách bao khớp.
- Giảm hoặc mất hoàn toàn cơ năng vận động khớp.
- Hõm khớp bị rỗng, đây là dấu hiệu đặc biệt của sai khớp. Nhưng không phải khớp nào cũng có triệu
chứng này mà chỉ gặp ở khớp vai, khớp hàm và một phần khớp khuỷu. Nếu bệnh nhân đến điều trị muộn
thì khó có thể nhận thấy do chỗ đau bị sưng phù nhiều.
- Biến dạng toàn chi: Nếu sai khớp vai thì tư thế cánh tay luôn biến dạng và không thể khép sát vào thân
được. Nếu sai khớp háng, tư thế chi trở nên ngắn, gối xoay vào trong, bàn chân bên có khớp sai gác sang cổ
chân bên lành.
- Dấu hiệu gồ bất thường do chỏm xương trật ra khỏi hõm khớp.
- Cử động đàn hồi, còn gọi là Dấu hiệu lò xo, chỉ có trong sai khớp do đầu xương trật ra chỗ khác và bị bó
chặt trong khối cơ gân và dây chằng. Dù cố ý kéo hay đẩy để đưa khớp về vị trí bình thường nhưng khớp
vẫn bật trở lại tư thế sai.
Bên cạnh các dấu hiệu điển hình trên, sai khớp còn có những dấu hiệu biến dạng đặc biệt sau: Dấu hiệu gù
vai (vai vuông góc) thường thấy ở sai khớp vai; dấu hiệu nhát rìu thấy ở trường hợp sai khớp khuỷu ra sau
(do mỏm khuỷu trồi ra sau cùng với tư thế của cánh tay tạo ra một chỗ hõm vào trong như gốc cây bị rìu
chặt dở dang); dấu hiệu phím đàn dương cầm thấy trong sai khớp cùng vai - đòn.
Xử trí
Trong nhiều trường hợp bị sai khớp, người bệnh thường tự nhờ người khác cố kéo lại như cũ, mà phần lớn
những người này không có chuyên môn. Do vậy đã đau lại càng thêm đau và sẽ khó khăn thêm trong quá
trình điều trị.
Nếu trong quá trình lao động, hay trong sinh hoạt hằng ngày chẳng may bạn bị sai khớp, để chẩn đoán đúng
thương tổn, cần phải đi khám và chiếu chụp ở các chuyên khoa khớp. Vì trong rất nhiều trường hợp chấn
thương không chỉ dẫn đến sai khớp mà còn có thể bị giãn dây chằng, bong gân, rạn xương hoặc gãy xương.
Đối với người cao tuổi, điều này càng phải thận trọng. Nếu không được điều trị kịp thời, rất có thể các
trường hợp sai khớp sẽ dẫn đến các biến chứng như: chèn ép mạch máu, thần kinh, sai khớp hở kèm mẻ
xương...
Hình ảnh giải phẫu khớp gối (Ảnh: TTO)
ahoc\y hoc-cuoc song
Phát hiện bệnh viêm khớp bằng cách nghe đầu gối - 18/5/2006 7h:55

Các nhà khoa học thuộc trường Đại Học Trung Tâm Lancashire, Anh quốc vừa sáng chế một cách
thức lắng nghe đầu gối của bệnh nhân để theo dõi sự phát triển của bệnh viêm khớp.
Kỹ thuật 'lắng nghe" này được các kỹ sư sử dụng để phát hiện những khiếm khuyết dẫn đến không an toàn
ở các tòa nhà cao tầng và các cầu cống.
Mục đích của những nhà nghiên cứu là có thể sáng chế một dụng cụ cầm tay giúp phân tích những tần số
âm thanh cao do đầu gối phát ra. Dụng cụ này sẽ giúp xác định bệnh viêm khớp được điều trị tốt hay là trở
nên tồi tệ hơn.
Thông thường, trong khi di chuyển, đầu gối của chúng ta phát ra những tần số âm thanh cao mà tai không
thể nhận biết được.
Các nhà khoa học nghĩ rằng tần số âm thanh phát ra từ đầu gối của một người khỏe mạnh khác biệt với tần
số âm thanh phát ra từ đầu gối một người bị viêm khớp.
Sử dụng một thiết bị gồm một bộ phận cảm nhận âm thanh và một micro gắn vào đầu gối người bệnh viêm
khớp, các nhà nghiên cứu phân tích âm thanh tần số cao do khớp xương ở đầu gối phát ra.
Ở những người khỏe mạnh, khớp xương được bôi trơn hơn, vì thế âm thanh phát ra nhẹ nhàng, êm dịu.
Ngược lại, ở những người bệnh viêm khớp, khi di chuyển khớp xương đầu gối tạo ra âm thanh sột soạt.
Kỹ thuật mới để phát hiện và theo dõi bệnh viêm khớp tỏ ra rất an toàn và tiện lợi.
ahoc\y hoc-cuoc song
Đầu gối của chúng ta phát ra những tần số âm
thanh cao mà tai không thể nhận biết được
(Ảnh: e-radiography)
Tiêm thuốc vào khớp - lợi ích và nguy cơ - 24/5/2006 8h:50
Tiêm vào khớp là thủ thuật mang lại nhiều hiệu quả nhưng việc lạm dụng sẽ gây ra nhiều tai biến
đáng tiếc.
Dùng kim nhỏ tiêm vào khớp và một số phần mềm quanh khớp là một thủ thuật thường dùng tại các bệnh
viện để điều trị một số bệnh nhất định như: Thoái hóa khớp, viêm các điểm bám gân, viêm bao khớp, viêm
khớp không nhiễm khuẩn trong một số bệnh khớp mạn (như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính
khớp…).
Thuốc tiêm vào khớp
Thuốc thường dùng tiêm vào khớp là corticoid, hyaluronate sodium (hyasyn).
Corticoid: Thường dùng là loại dịch treo, với các biệt dược như prednisolone, methylprednisolone,

triamcinolone.
Những nghiên cứu lâm sàng về tiêm corticoid vào khớp gối cho thấy: Nếu dùng liều duy nhất 20mg
triamcinolone (tương đương với 25mg prednisolone) thì hiệu quả giảm đau kéo dài được từ 1-4 tuần. Nếu
dùng liều 40mg triamcinolone thì hiệu quả giảm đau kéo dài được 16-24 tuần (Raynauld J, 2003). Liều
40mg triamcinolone cũng là liều khuyến cáo của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ. Thường tiêm lập lại liều này
3 tháng 1 lần, kéo dài trong 2 năm. Trong trường hợp có tràn dịch khớp gây viêm bao hoạt dịch, lúc này
corticoid đóng vai trò như một chất làm giảm viêm nên việc chọn lọc hút dịch song song với việc tiêm
corticoid vào khớp làm cho việc đáp ứng thuốc tốt hơn.
Riêng việc tiêm corticoid vào gân để chữa các tổn thương màng hoạt dịch gân, mô quanh gân, nơi bám tận
gân và chính tại gân tuy được áp dụng nhưng đến nay chưa có cơ sở lý luận vững chắc cũng như chưa có
chứng cứ lâm sàng thuyết phục chứng minh hiệu quả nhưng lại gặp nhiều tai biến. Trừ việc tiêm vào ngón
trỏ biểu hiện thoái hóa gân và viêm có một số cải thiện (Lambert, 1992) còn hầu hết các thực nghiệm tiêm
vào gân trong trường hợp viêm chu vai (rotator cuff tendinopathy) viêm lồi cầu ngoài (khuỷu tennis) và
viêm gân gót (achiles) đều không đem lại hiệu quả tốt hơn so
với nhóm chứng.
Hyaluronate sodium (hyasyn)
Hyaluronate là chất tự nhiên trong cơ thể người, có nồng độ cao
trong mô khớp và dịch khớp với vai trò bôi trơn, giảm xóc, bảo
vệ khớp. Sự giảm hyaluronate trong dịch khớp, sự mất sụn khớp
là điểm chủ yếu trong thoái hóa khớp. Thuốc có tác dụng:
Tiêm vào khớp
(Ảnh: medicalmultimediagroup)
ahoc\y hoc-cuoc song
Làm giảm đau (do làm giảm sinh PEG, giảm sinh bradykinin, ức chế cảm thụ đau). kháng viêm (do ngăn
cản sinh PGE, ngăn tác dụng của cytokin). Ức chế thoái hóa sụn khớp, thúc đẩy tổng hợp tế bào sụn khớp.
Nghiên cứu lâm sàng cho thấy: Với người bệnh trên 40 tuổi, đau khớp gối có gai xương, giảm dịch khớp cơ
năng hoặc cứng khớp sau 5 tuần điều trị dùng thuốc kháng viêm không steroid và paracetamol kết hợp với
hyaluronate sodium (với liều mỗi tuần 25mg x 5 tuần) có tới 93% người bệnh hết đau, nếu dùng thuốc
kháng viêm không steroid và paracetamol mà không kết hợp với hyaluronate sodium thì chỉ có 10% người
bệnh có tác dụng hiệu quả tương tự (Thái Thị Hồng Anh, 2005).

Ngoài việc có thể gây sưng đỏ tại chỗ, việc tiêm corticoid, hyaluronate sodium vào khớp không có tác dụng
phụ nào đáng kể. Trước đây có lo ngại việc tiêm corticoid vào khớp có thể thúc đẩy quá trình phá hủy khớp
và teo cơ, nay nhiều nghiên cứu cho rằng quá trình tiến triển này không phải do sự thúc đẩy của corticoid
tiêm vào khớp mà do bản chất vốn có của bệnh.
Trong khi chưa có một thuốc nào chữa khỏi (ngoại trừ việc thay khớp tốn kém) thì việc tiêm corticoid,
hyaluronate sodium vào khớp đáp ứng mong mỏi của người bệnh: Cải thiện được các triệu chứng và an
toàn có chi phí thấp.
Những tai biến do lạm dụng thủ thuật tiêm vào khớp
Thực hiện thủ thuật tiêm vào khớp tại nhà hay tại tuyến y tế cơ sở chưa có đủ điều kiện thường có các sai
sót.
Về chỉ định: Thầy thuốc chuyên khoa xương khớp chỉ cho dùng thủ thuật tiêm vào khớp khi dùng thuốc
kháng viêm không steroid không có hiệu quả (bệnh ở mức nặng) và không cho dùng trong trường hợp viêm
khớp nhiễm khuẩn hoặc nhiễm khuẩn tại vùng da tiêm khớp. Do người bệnh thích dùng thủ thuật tiêm vào
khớp (vì thấy người khác dùng có kết quả nhanh) và do người làm dịch vụ y tế tại nhà hoặc tại tuyến y tế cơ
sở chưa đủ trình độ nên đã chỉ định cho mọi trường hợp viêm khớp kể cả trường hợp nhẹ là không cần thiết
và chỉ định cho cả trường hợp viêm khớp nhiễm khuẩn.
Một số người còn dùng một hoặc nhiều thứ thuốc khác như vitamin B12, kháng sinh, các kháng viêm
không steroid hoặc trộn lẫn chúng với dịch treo corticoid tiêm vào khớp. Việc dùng các thuốc trên là không
đúng chỉ định, việc trộn lẫn thuốc với nhau hoặc trộn với dịch treo corticoid làm phá hỏng dạng bào chế.
Điều này sẽ gây ra hậu quả xấu: gây phản ứng viêm mạnh ở màng hoạt dịch, làm tổn hại đến các tổ chức
hoạt dịch, sụn khớp, làm khớp bị sưng to đau, dẫn đến dính khớp, mất chức năng hoạt động khớp.
Về cách tiêm: Do không nắm được vị trí giải phẫu, thiếu thành thạo khi thao tác nên không tiêm đúng vào
vị trí, thuốc không đi tới nơi cần, hiệu quả sẽ kém. Nguy hiểm hơn, nếu tiêm chệch vào cơ, xương, mạch
Thuốc tiêm Legend
(hyaluronate sodium) - Ảnh:
bullwrinklerx
máu, dây thần kinh quanh khớp sẽ gây ra hậu quả rất xấu như teo cơ, xốp xương, làm mất chức năng vận
động khớp. Ngoài ra, do tiêm nhiều lần vào một vị trí và tiêm quá nông sẽ làm teo da, mất sắc tố da tại chỗ.
Hiếm gặp hơn, có khi người bệnh quá sợ hãi, do tiêm quá nhanh hay tiêm chệch vào mạch máu người bệnh
có thể bị choáng váng, vã mồ hôi, tức ngực, khó thở.

Về cơ sở trang bị: Tại nhà hoặc tại một số tuyến y tế cơ sở thường chưa có phòng tiêm và trang bị đảm bảo
vô khuẩn toàn thân, dẫn đến hủy hoại xương khớp, dính khớp, nhiễm trùng huyết rất nghiêm trọng có thể
làm tàn phế hay tử vong nếu không phát hiện sớm và xử lý bằng kháng sinh đặc hiệu, liều cao.
Muốn thực hiện thủ thuật tiêm vào khớp phải có thầy thuốc chuyên khoa khớp chỉ định, có kiến thức giải
phẫu, tay nghề khá để tiêm đúng vào vị trí cần; phải có nơi, trang bị đảm bảo vô khuẩn. Người bệnh không
nên dễ dãi chấp nhận thủ thuật này tại nhà, tại các tuyến y tế cơ sở không có đủ các điều kiện trên vì rất dễ
dẫn đến tai biến nguy hiểm.
ahoc\y hoc-cuoc song
Nhật Bản tạo tế bào xương từ màng nhau thai
11:41' 03/04/2006 (GMT+7)
Các nhà khoa học Nhật Bản đã lấy được tế bào từ nhau thai và thành công trong việc tạo được những tế bào
có thể phát triển thành xương. thực nghiệm đã chứng minh những tế bào này có khả năng giúp người bị gãy
xương mau lành bệnh.
Các nghiên cứu viên của Viện nghiên cứu lý hoá Nhật Bản đã dùng phương pháp vô trùng để lấy 10 miếng màng
mỏng ở lớp trong cùng của nhau thai từ 10 sản phụ phải sinh nở bằng phẫu thuật.
Họ đã dùng các chất xúc tác để phân hoá tế bào từ màng nhau thai thành loại vật chất của tế bào xương. Qua quá
trình nuôi dưỡng, các tế bào từ 8 miếng màng nhau thai đều phân hoá thành tế bào có thể hình thành xương.
Đối với các bệnh nhân bị tổn thương xương do bị gãy xương đều cần phải ghép nối bằng xương nhân tạo, nghiên
cứu đã chứng thực rằng, nếu đưa những tế bào xương đã nuôi dưỡng được cấy vào khe của các tổ chức xương
nhân tạo thì sẽ có thể giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi. Hiện nay, các nghiên cứu viên đang chuẩn bị nghiên
cứu lâm sàng ở Đại học Osaka.
Hiện nay, việc dùng tế bào để tái sinh xương thông thường là sử
dụng tế bào gốc trong tuỷ sống của chính bệnh nhân đó, nhưng
quá trình này sẽ có ảnh hưởng lớn về sinh lý đối với người bệnh.
Nếu có thể dùng màng nhau thai để giải quyết vấn đề này thì sẽ
không bị phản ứng thải ghép.
Các nghiên cứu viên dự định sẽ nghiên cứu sâu hơn để làm rõ
thêm xem tế bào nhau thai có thể phân hoá thành tế bào của các
tổ chức khác trong cơ thể hay không?
tnamnet\khoa hoc

Vài nét về sự đa nhân hóa ở cơ vân
[27/11/2005 - Sinh học Việt Nam]
Tế bào cơ xương là một tế bào cực lớn, dài, gồm nhiều nhân. Phương
thức hình thành sự đa nhân hóa đã thu hút nhiều sự quan tâm của các
nhà nghiên cứu hình thái tế bào học từ đầu thế kỷ 20.
1. Lý thuyết và bằng chứng sự đa nhân hóa nhân cơ vân.
Quan sát sự phát triển cơ xương ở phôi gà giai đọan sớm thông qua các kỹ thuật nuôi cấy mô được cho là hiện đại
vào thời điểm đó (Lewis 1915, 1917 và 1920; xem Capers, 1960), vài nhà khoa học (Levi 1934 và Chèvremont 1940;
xem Capers, 1960) cho rằng sự đa nhân hóa ở cơ xương là kết quả của sự trực phân (amitosis), tức là nhân tế bào
phân chia liên tục nhưng quá trình phân chia tế bào chất lại không diễn ra. Nhiều quan sát sự hình thành tế bào cơ
vân trên chuột và người của Pogogeff và Murray (1946; xem Capers, 1960) cũng đồng ý với giả thuyết nói trên. Hai
tác giả này còn cho rằng các bó sợ cơ vân đa nhân có thể phân thành những nhỏ và mỗi mảnh nhỏ là đơn nhân để
rồi các tế bào đơn nhân này sẽ tái lập các mảnh cơ đa nhân thông qua tiến trình trực phân.
Từ đây thúc đẩy hàng lọat các nhà khoa học dò tìm thêm bằng chứng để ủng hộ hay phản bác lại quá trình amitosis
diễn ra trong quá trình hình thành cơ vân.
Mãi đến năm 1957, Avery, Chow and Holtzer (xem Capers, 1960) trong một bài báo nghiên cứu về sự ảnh hưởng
của dây sống lên các trạng thái biệt hóa cơ ở gà đã cho thấy có sự dung hợp tế bào cơ để cho ra tình trạng đa nhân.
Tuy thế, Holtzer, Marshall và Finck (1957; xem Capers, 1960) khi sử dụng kỹ thuật kháng myosin bằng chất đánh
dấu hùynh quang đã không thể chứng minh được mô hình phát triển sự đa nhân qua sự dung hợp tế bào. Thế
nhưng nhiều nhà khoa học vẫn vững tin rằng lý thuyết dung hợp tế bào là đúng để từ đó họ dò tìm thêm bằng chứng
mới sẽ xuất bản trong tương lai.
Đến tháng 4 năm 1959, Murray (xem Capers, 1960) dung hòa hai lý thuyết nói trên và cho rằng cả hai quá trình phân
chia nhân trực tiếp và dung hợp tế bào đều rất có khả năng diễn ra để hình thành sự đa nhân hóa cơ vân.
Thế nhưng chỉ một năm sau, 1960, Capers đã công bố bằng chứng tế bào học gần như là rõ ràng nhất chứng minh
cho lý thuyết dung hợp tế bào trong sự đa nhân hóa là đúng đắn. Tác giả sử dụng kỹ thuật nuôi cấy phôi gà 13 ngày
tuổi đến 4 tháng tuổi cùng với kỹ thuật quay phim gián đọan thời gian đối pha cho thấy rằng không có sự nguyên
phân, trực phân hay nảy chồi nhân diễn ra trong suốt quá trình phát triển cơ vân. Ngược lại tác giả thông qua kỹ
thuật quay phim đã thấy rõ ràng là sự dung hợp màng nguyên bào cơ chính là cách thức tạo nên các mô cơ, đồng
thời các giả còn nhận thấy các tế bào cơ sau khi được hình thành đã duỗi thẳng hai cực. Quan trọng hơn, Capers
còn cho thấy khi quá trình dung hợp xảy ra, nhân có sự di chuyển và tái định hướng và quá trình này đòi hỏi màng

nhân phải “vặn vẹo” trong một thời gian tạm thời; theo Caspers đó có thể là nguyên nhân khiến cho các nghiên cứu
trước đây khi quan sát thấy tình trạng này đã cho rằng quá trình trực phân đã xảy ra.
Casper đã đúc kết trật tự phát triển về mặt tế bào học quá của một bó cơ mới bao gồm: cực tế bào trãi rộng, nhân di
chuyển, định hướng và cố định. Theo sau trật tự này là ty thể gia tăng cường độ họat động, tăng sợi myofibril và các
băng chéo.
Có tác giả đã phát hiện những nguyên bào cơ phân lập từ phôi gà tăng sinh nhanh trong môi trường phủ collagen
trong đĩa Petri. Tuy nhiên khoảng hai ngày sau những nguyên bào cơ này dừng việc phân chia và bắt đầu dung hợp
với tế bào kế cận cho ra những ống cơ có khả năng tổng hợp những protein đặc hiệu.
Và đến 1967 bằng chứng thuyết phục nhật cho sự dung hợp nguyên bào cơ xuất phát từ con chuột khảm. Những
con chuột này có thể được tạo thành từ sự dung hợp hai phôi sớm, từ đó cho ra đời một con chuột có hai dòng tế
bào riêng biệt. Minzt và Barker (1967) đã dung hợp phôi chuột có khả năng sản xuất cho ra những loại enzyme
isocitrate dehydrogenase khác biệt. Enzyme này đuợc tìm thấy trong tất các tế bào, gồm hai tiểu đơn vị y hệt nhau.
Vì thế, nếu ống cơ được hình thành từ một tế bào mà nhân của nó phân chia không qua quá trình phân bào, khi đó
người ta tin rằng sẽ cho rằng tìm thấy hai hình thái enzyme riêng biệt, có nghĩa là hai dạng cha mẹ trong một con
chuột di truyền khác nguồn (allophenic mouse). Nhưng nếu ống cơ được hình thành bởi cách dung hợp các tế bào,
ắt hẳn sẽ tìm thấy những tế bào cơ giống nhau không chỉ chứa hai loại enzyme bố mẹ (AA và BB) mà còn một loại
thứ ba mà mỗi tiểu đơn vị lấy từ mỗi loại bố mẹ (AB). Những hình thức khác nhau của enzyme isocitrate
dehydrogenase có thể được phân lập và nhận dạng nhờ tính di động của chúng trên trường điện di (electropherotic
mobility), những kết quả này rõ ràng chứng tỏ rằng mặc dù chỉ có hai dạng enzyme bố mẹ hiện diện trong tất cả các
mô của con chuột di truyền khác nguồn, nhưng dạng enzyme lai (AB) đã xuất hiện trong dịch chiết của mô cơ xương
. Do đó những ống cơ phải được hình thành từ sự dung hợp một số nguyên bào cơ (xem hình)
Bằng chứng này quan trọng trong việc chứng tỏ rằng sự dung hợp nguyên bào cơ thật sự diển ra trong phôi và
chấm dứt quá trình tranh cãi dai dẳng về hai lý thuyết đa nhân hóa ở cơ vân. Từ đó đến nay hàng lọat nghiên cứu về
sự hình thành và phát triển cơ vân đã được thực hiện rộng khắp các đối tượng từ người cho đến ruồi giấm
(Drosophila).
2. Tóm tắt sự hình thành cơ xương đa nhân
Về cơ bản, sự hình thành và tăng trưởng các bó cơ hay ống cơ đa nhân diễn ra theo một tiến trình gọi là sự phát
sinh cơ. Trong suốt quá trình phát sinh cơ, các nguyên bào cơ đơn nhân sẽ rút ra khỏi chu trình tế bào, các gene
chịu trách nhiệm cho biệt hóa tế bào cơ sẽ được biểu hiện và sau đó sẽ dung hợp với các tế bào lân cận từ đó tạo
thành những sợi cơ mới sinh có đặc tính là đa nhân. Sợi cơ lại tiếp tục trãi qua nhiều sự trưởng thành sâu hơn như

gia tăng kích thước, tiếp tục dung hợp thêm nữa và tạo ra nhiều protein vận động.
Ở người trưởng thành, cơ vân khá là linh động. Chúng có thể giảm kích thước ở những cơ không dùng đến gọi là
hiện tượng teo cơ. Hoặc gia tăng kích thước ở những trường hợp luyện tập – còn gọi là trương cơ.
Sự thay đổi kích thước cơ gắn liền với sự thay đổi số lượng nhân trong sợi cơ. Quan hệ này tuân theo tỷ thuận ở tất
cả trường hợp đã quan sát được. Ví dụ số lượng nhân giảm trong trường hợp teo cơ và chúng tăng trong trương
cơ. Điều này cho thấy số lượng nhân không là một hằng số và sự gia tăng kích thước bó cơ đòi hỏi phải có sự gia
tăng số lượng nhân để giữ cho “vùng nhân” luôn là hằng định. Vùng nhân là một vùng không gian (thể tích) tế bào
chất được điều khiển bởi các sản phẩm gene của một nhân cơ đơn lẻ. Do nhân của bó cơ luôn nằm ở trạng thái hậu
nguyên phân do đó tất cả nhân được thêm vào là kết quả của quá trình tăng sinh nguyên bào sợi, biệt hóa và dung
hợp tế bào. Thông qua quá trình tăng nhân nhờ dung hợp, sợi cơ có thể gia tăng thể tích tế bào chất và sinh tổng
hợp protein từ đó gia tăng kích thước tế bào. Tóm lại sự tăng trưởng của sợi cơ phụ thuộc vào tiến trình phát sinh
cơ: tăng sinh nguyên bào cơ, biệt hóa và dung hợp tế bào.
Quá trình tế bào học của việc dung hợp nguyên bào cơ đã được nghiên cứu khá chi tiết từ đó người ta đúc kết rằng
sự dung hợp tế bào là chuỗi sự kiện đặc biệt có trật tự. trước tiên các tế bào sẽ nhận diện qua sự tương tác của các
phân tử bề mặt; sau đó chúng sẽ gắn kết với nhau trong suốt tiến trình hình thánh ống cơ. Khi đã gắn kết với nhau,
các màng nguyên bào cơ đã kéo dài sẽ áp sát song song với ống cơ hay các nguyên bào cơ khác. Sự hợp nhất
màng sẽ xảy ra giữa các màng sinh chất nằm kề nhau trong một khu vực nhỏ có dòng tế bào chất liên tục. Các phần
màng thừa ở khu vực dung hợp sẽ được tạo thành các túi bào quan nhỏ. Kết quả là tạo ra một tế bào đơn lẻ đa
nhân. Như thế sự dung hợp nguyên bào cơ diễn ra theo trật tự là: nhận diện, gắn kết, sắp xếp và hợp nhất màng.
Điều cần lưu ý là nguyên bào cơ không dung hợp màng với các lọai tế bào khác mà điều này chỉ xảy ra giữa các
nguyên bào cơ hay giữa nguyên bào cơ với sợ cơ hoặc giữa các bó cơ trong thời kỳ tăng trưởng cơ.
http:// www. sinhhocvietnam\tin tuc khoa hoc
Australia: đột phá trong nghiên cứu phát
triển cơ quan người - 8/6/2006 10h:16
Các nhà khoa học Australia đã nuôi cấy thành công mô tim đang
đập trong phòng thí nghiệm trong một công trình nghiên cứu mang
tính đột phá đầu tiên trên thế giới. Thành công này có thể mở
đường cho việc tạo ra các cơ quan người phục vụ cho các ca phẫu
thuật cấy ghép, thay thế nội tạng…
Nhóm nghiên cứu cho biết mục đích của họ là nhằm tạo ra và nuôi các

cơ quan, trong đó có các bộ phận của tim, bằng cách sử dụng các tế bào
mầm của bệnh nhân để tránh các vấn đề thải loại miễn dịch ở các cơ
quan cấy ghép.
Cho đến nay, các nhà khoa học mới chỉ có thể tạo ra các mô 2 chiều như da trong phòng thí nghiệm. Tuy
nhiên, trưởng nhóm nghiên cứu gồm nhiều nhà khoa học và bác sĩ phẫu thuật AustraliaWayne Morrison
cho biết họ có thể nuôi cấy mô 3 chiều mà một ngày nào đó sẽ giúp tạo ra các cơ quan trong cơ thể.
“Việc tạo ra các cơ quan này có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với hàng ngàn người trên thế giới - những
người mà sự sống của họ phụ thuộc vào phẫu thuật cấy ghép, đặc biệt là các bệnh nhân tim”, Morrison nói.
ahoc\y hoc-cuoc song
Hai loại gen liên quan tới bệnh nhồi máu
cơ tim - 15/5/2006 10h:30
Các nhà khoa học Trường Đại học California, Mỹ vừa tìm ra
hai loại gen liên quan tới bệnh nhồi máu cơ tim sau khi thực
hiện nghiên cứu trên 2000 bệnh nhân.
Hai loại gen được các nhà khoa học Trường Đại học California,
Mỹ tìm ra có tên VAMP8 và HNRPUL1.
Gen VAMP8 đã từng biết đến có liên quan tới giai đoạn đầu của quá trình hình thành máu đông cục, nếu
quá trình này xảy ra ở tim nó sẽ làm tắc nghẽn oxy và gây ra nhồi máu cơ tim.
Gen HNRPUL1 có liên quan chặt chẽ tới nguyên nhân bệnh nhồi máu cơ tim. Nhưng bản chất của sự liên
kết gen này vẫn chưa rõ ràng.
Theo đánh giá của các nhà khoa học từ các Trường Đại học trên thế giới như California, San Francisco,
Cleveland Clinic, Case Western Reserve và Brigham Young những người có hai loại gen này có nguy cơ
mắc bệnh nhồi máu cơ tim tăng gấp đôi.
Giáo sư Tiến sỹ John Kane Trường Đại học California, tác giả của nghiên cứu này cho biết việc tìm ra hai
loại gen có liên quan tới bệnh nhồi máu cơ tim này sẽ tạo ra một bước ngoặt trong việc chuẩn đoán bệnh,
đồng thời có thể dự đoán được người bệnh nào có nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim cao.
Mục tiêu nghiên cứu này của các nhà khao học là xác định sự khác nhau của di truyền học. Từ đó, các nhà
khoa học có thể dự đoán trước được những người bị bệnh tim.
ahoc\y hoc-cuoc song
Rối loạn nhịp tim: nguyên nhân và cách phòng tránh - 11/5/2006 7h:55

Hoạt động bình thường của tim sẽ bị ảnh hưởng khi một trong ba thành phần: cơ tim, van tim, hệ
thần kinh tim tổn thương. Tổn thương hệ thần kinh tim làm xung động dẫn truyền trong quả tim bị rối
loạn, dẫn đến các buồng tim co bóp không theo tu
ần tự. Máu được hút đẩy không đều trong quả tim gây hậu quả là máu ứ lại trong tim đồng thời máu không
được cung cấp đầy đủ ra hệ tuần hoàn gây ra rối loạn nhịp tim.
Các biểu hiện của rối loạn nhịp tim
Một số rối loạn nhịp tim không gây biểu hiện gì, tuy nhiên phần lớn các bệnh rối loạn nhịp tim đều có các
biểu hiện rất rõ bằng các dấu hiệu:
Với loạn nhịp tim nhanh và nhịp không đều
Hồi hộp, đánh trống ngực: nhịp tim đập dồn dập hoặc đập tăng dần.
Hụt hẫng: nhịp tim đập cách quãng trong giây lát.
Khó thở - thở nhanh nông: nhịp tim đập loạn xạ, hay nhiều nhịp cách quãng xuất hiện trong thời gian ngắn.
Một số biểu hiện hay gặp khác: đau ngực, choáng váng, hoa mắt, đau đầu nhẹ dai dẳng.
Khi nhịp tim đột ngột đập nhanh loạn xạ có thể là báo hiệu của rung thất đe dọa tính mạng bệnh nhân.
Với loạn nhịp tim chậm
Các biểu hiện kín đáo hơn: mệt mỏi triền miên, hoa mắt choáng váng, đau đầu nhẹ dai dẳng, có thể ngất.
Phần lớn các bệnh nhân rối loạn nhịp tim bị ngất đột ngột mà không có dấu hiệu báo trước. Tuy nhiên đôi
khi người bệnh thấy được một số biểu hiện báo trước: hoa mắt, chóng mặt; nhìn thấy quầng xanh trước
mắt; vã mồ hôi; nôn hoặc buồn nôn; chướng bụng; đánh trống ngực; đau đầu; lú lẫn hay khó diễn đạt suy
nghĩ.
Nguyên nhân gây ra rối loạn nhịp tim
Mô hình quả tim (Ảnh: smm.org)
Mọi người đều từng trải qua cảm giác tim của mình đập rối loạn trong một khoảnh khắc nào đó, tuy nhiên
sự xuất hiện đó qua đi và không ảnh hưởng đến cuộc sống. Nhưng cũng có những rối loạn nhịp tim tồn tại,
ảnh hưởng hoặc gây nguy hiểm đến cuộc sống do đó cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim có thể chia ra là nguyên nhân bẩm sinh và nguyên nhân mắc phải:
Nguyên nhân bẩm sinh: Biểu hiện bệnh có thể từ nhỏ hoặc xuất hiện trong bất kỳ giai đoạn nào của cuộc
sống.
Nguyên nhân mắc phải: bệnh lý cơ tim, van tim và một số nguyên nhân khác tác động tới hệ thần kinh tim,
dẫn tới các hoạt động bất thường của hệ thần kinh tim.

ahoc\y hoc-cuoc song
Một số rối loạn nhịp tim hay gặp
Rối loạn nhịp nhanh trên thất, có thể gặp các biểu hiện như:
Nhịp nhanh nhĩ: Xuất hiện một ổ phát nhịp khác với nút xoang ở tâm nhĩ, nó phát ra các xung động lấn át
xung động từ nút xoang làm tim đập rất nhanh, không đều.
Rung nhĩ: Tâm nhĩ co bóp loạn xạ và rất nhanh lên đến trên 350 nhịp/phút, đồng thời làm cho tâm thất co
bóp nhanh và không đều. Loạn nhịp này dễ dẫn đến các rối loạn nhịp khác. Rung nhĩ gây biểu hiện mệt mỏi
mạn tính, suy tim ứ máu và nguy cơ đột quỵ cao hơn 5 lần so với người không bị rung nhĩ.
Cuồng nhĩ: Là tình trạng tâm nhĩ đập rất nhanh, thậm chí lên đến 300 nhịp/phút và hậu quả là tim đập rất
nhanh và không đều.
Nhịp xoang nhanh: Nhịp xoang nhanh thường gặp trong lúc lo lắng hay tập luyện, khi nghỉ ngơi thì nhịp sẽ
trở lại bình thường. Trong một số bệnh như sốt cao, thiếu máu hay cường tuyến giáp cũng có nhịp nhanh
xoang và khi bệnh được điều trị nhịp tim cũng sẽ trở lại bình thường.
Nhịp nhanh thất do rung thất.
Rối loạn nhịp nhanh thất
Nhịp nhanh thất tự phát: Do một nhóm tế bào tại tâm thất phát ra xung động kích thích tâm thất co bóp, làm
tâm thất co bóp không đều với tâm nhĩ.
Nhịp nhanh thất do bệnh tim thiếu máu cục bộ: Vùng cơ tim bị thiếu máu trong bệnh mạch vành gây ra vết
sẹo, vết sẹo này tạo nên những đường dẫn truyền xung động bất thường trong tâm thất, kích thích tâm thất
co bóp mà không cần xung động từ tâm nhĩ chuyển xuống.
Với hai tổn thương trên, tâm thất đều co bóp khi chưa chứa đủ máu, do đó tim đập rất nhanh mà máu vẫn
không được bơm đủ ra hệ tuần hoàn. Bệnh nhân thường cảm thấy mệt mỏi, khó tập trung, thở nhanh. Nếu
không điều trị kịp thời dễ xuất hiện rung thất.
Rối loạn nhịp chậm
Khi nhịp tim chậm xuống dưới 60 nhịp/phút, có nguy cơ không cung cấp đủ máu ra hệ tuần hoàn, tuy nhiên
với những người thường xuyên hoạt động thể thao, nhịp tim của họ có thể thấp dưới 60 nhịp/phút.
Rối loạn nhịp chậm có thể không gây biểu hiện gì rõ rệt, có thể xuất hiện những biểu hiện sau: mệt mỏi,
chóng mặt, choáng váng, đau đầu, thở nông, hoặc ngất.
Rối loạn nhịp chậm chia ra hai loại chính:
- Suy yếu nút xoang: Suy yếu nút xoang không phải là một bệnh đặc trưng, nó thể hiện bằng một nhóm các

triệu chứng thể hiện nút xoang không duy trì hoạt động bình thường. Nhịp tim có thể chuyển luân phiên từ
rối loạn nhịp chậm sang nhịp nhanh.
- Blốc nhĩ thất: Blốc nhĩ thất là hiện tượng xung động bị cản trở khi đi từ tâm nhĩ xuống tâm thất.
Về điều trị: Tùy theo từng nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim mà có cách điều trị như: dùng thuốc, can
thiệp tim mạch hay phẫu thuật. Dù là phương pháp điều trị nào thì bệnh nhân cũng phải thực hiện các thói
quen tốt trong cuộc sống như: tập luyện, không hút thuốc lá, chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.
ahoc\y hoc-cuoc song
Phòng tránh rối loạn nhịp tim bằng cách nào?
- Lựa chọn một thói quen sống tốt: tập luyện thường xuyên, ăn ít chất mỡ, ăn nhiều rau và các thực phẩm
chứa nhiều vitamin, duy trì cân nặng ở mức cho phép.
- Không hút thuốc lá.
- Hạn chế dùng các chất kích thích với tim như: cà phê, rượu.
- Tránh các căng thẳng, bảo đảm đủ thời gian nghỉ ngơi.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ.
- Điều trị tốt các bệnh lý liên quan: bệnh xơ vữa mạch, mỡ máu cao, bệnh mạch vành, bệnh van tim, bệnh
tuyến giáp...
ahoc\y hoc-cuoc song
U bướu phá hoại ngầm hệ miễn dịch - 30/5/2006 13h:56
Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu ung thư Fred Hutchinson, Seattle, Hoa Kỳ vừa phát hiện ra cách
thức những khối u tác động để vô hiệu hóa khả năng tiêu diệt tế bào ung thư của hệ miễn dịch.
Họ nhận thấy ở giai đoạn cuối, tế bào ung thư sản xuất một loại protein có khả năng làm tê liệt tác dụng có ích -
bảo vệ cơ thể - của hệ miễn dịch.
Thay vì động viên hệ miễn dịch hoạt động - tiêu diệt "kẻ địch", những protein do tế bào ung thư tiết ra lại ngăn cản
hệ miễn dịch tấn công khối u ung thư.
Các ung buớu sản xuất ra nhiều dạng tế bào bất thường. Chúng đóng những vai trò khác nhau trong quá trình phát
triển. Một vài loại giúp cho tế bào ung thư phát triển nhanh. Một vài loại khác vô hiệu hóa tác dụng của hệ miễn
dịch.
Toán nghiên cứu Seattle phát hiện một protein làm thay đổi vai trò của một tế bào có ích của hệ miễn dịch tên là tế
bào trợ lực T. Trong giai đoạn bệnh ung thư mới phát, tế bào T giúp tiêu hủy tác nhân ung thư.
Do ảnh hưởng của chất thẩm thấu từ protein tiết ra, tế bào T biến dạng thành kẻ ngăn cản hệ miễn dịch tiêu diệt

quân thù.
Các nhà nghiên cứu chưa hiểu được lý do của sự biến đổi này. Tuy nhiên giáo sư Thomas Spies, trưởng Nhóm
nghiên cứu nói rằng sẽ mau chóng tìm ra một protein có khả năng ngăn chận khối u sản xuất chất thẩm thấu và kích
hoạt vai trò kháng u của hệ miễn dịch.
ahoc\y hoc-cuoc song
Làm sạch” máu dùng cho cấy ghép
[30/08/2005 - Sinh học Việt Nam]
Các nhà khoa học đã tìm ra một kỹ thuật mới cho phép bệnh nhân cấy
ghép nhận được các cơ quan từ người cho khác nhóm máu.
Kỹ thuật này là lấy đi kháng thể từ máu. Khi người cho khác nhóm máu với người nhận, các kháng thể
này có thể gây ra hiện tượng loại trừ. Hiện nay, các bộ phận cấy ghép đang thiếu thốn và người ta
thường dùng các bộ phận cấy ghép từ cơ thể người cho đã chết.
Tuy nhiên, việc dùng các bộ phận cấy ghép từ cơ thể người cho còn sống lại gặp phải vấn đề lớn là sự
khác biệt nhóm máu giữa người cho và người nhận. Nhiều nhóm nghiên cứu trên khắp thế giới đã và
đang tìm cách khắc phục vấn đề này.
Nhóm nghiên cứu của Guy và St Thomas thuộc Sở Y tế quốc dân đã sử dụng một kỹ thuật được gọi là
Tế bào ung thư sản xuất nhiều
protein (Ảnh: BBC)
hấp thu miễn dịch đặc biệt kháng thể. Nó hoạt động tương tự như thẩm tách, có vai trò "làm sạch" máu
trước khi cấy ghép.
Theo một chuyên gia tại Cơ quan cấy ghép Anh, kỹ thuật mới này là bước phát triển đáng kể với nhiều
tiềm năng đáng chú ý trong tương lai. Khi có nhiều bệnh nhân hơn được cấy ghép và nếu kết quả này
tiếp tục thành công, nó sẽ là một bước tiến quan trọng, cho phép ngày càng nhiều bệnh nhân hơn được
cấy ghép các bộ phận từ những người cho còn sống.
ahoc\y hoc-cuoc song
Cách mới chẩn đoán và điều trị lao xơ hang - 12/5/2006 9h:2
Lao xơ hang là thể lao phổi mạn tính mà đặc trưng là có hang vỏ bọc xơ hóa và tổn thương xơ nhiều
chung quanh hang. Đây cũng là thể lao cuối cùng của các thể hậu lao tiên phát, có khả năng lây lan
mạnh nhất vì thường xuyên có trong đờm của người bệnh.
Các thể lao phổi xuất phát để hình thành lao xơ hang là lao thâm nhiễm có hang, viêm phổi bã đậu, lao hang phổi,

lao tản mạn đường máu có hang, lao nốt có hang. Nguyên nhân các thể lao phổi nói trên chuyển thành lao xơ hang
là do khả năng đáp ứng miễn dịch chống lao của bệnh nhân bị suy giảm, người bệnh được phát hiện chẩn đoán lao
muộn và điều trị chống lao không đúng phương pháp, không phối hợp đủ thuốc, không liên tục đủ thời gian quy
định từ 6-8 tháng.
Ở người trưởng thành cũng như người già mắc lao phổi, lao xơ hang là thể lao gặp nhiều nhất, chiếm gần 80%.
Phần lớn trong số này đều được phát hiện muộn sau 12 tháng do công tác chẩn đoán và phát hiện của cơ sở y tế còn
hạn chế.
Để khắc phục tình trạng này, mới đây Bệnh viện 103 đã có
những bước tiến mới trong chẩn đoán xác định bệnh, giúp cho
việc điều trị có hiệu quả hơn. Kinh nghiệm cho thấy, việc chẩn
đoán trước tiên căn cứ vào bệnh sử mà người mắc lao từ 6
tháng đến trên 1 năm thường có những đợt tiến triển lao rầm rộ
như ho, sốt cao hoặc sốt nhẹ về chiều kéo dài, ho ra máu, khó
thở, gầy sút cân, ra mồ hôi đêm, ăn ngủ kém, mệt mỏi, nhiễm
độc lao xen kẽ với các giai đoạn ổn định. Khám phổi nghe có
tiếng ran ẩm đanh, to hạt, ran ổ, rì rào phế nang giảm, ngực lép,
gõ đục. Mức độ tổn thương rộng ở cả hai bên phổi. Kết quả
chụp X-quang phổi chuẩn thẳng và nghiêng thấy có nhiều
hang, thể hình tròn hoặc méo, kích thước từ nhỏ đến lớn. Hang
lớn chiếm trên 50%. Có nhiều hang khổng lồ, kích thước trên 6
cm, khu trú chủ yếu ở thùy trên một hoặc hai bên phổi. Có
những bệnh nhân, trên phim còn nhìn thấy nhiều tổn thương xơ
hóa xung quanh hang xơ, xơ hóa màng phổi gây co kéo khí
quản, trung thất, rốn phổi, tim, vòng hoành làm các khoang
gian sườn bị hẹp lại. Nhằm xác định chính xác số lượng hang
lao, thành hang, hình thể hang, vị trí khu trú của hang lao, tất
cả bệnh nhân đều được chụp cắt lớp vi tính lồng ngực và làm xét nghiệm soi phế quản ống mềm. Khi đã có những
kết quả chẩn đoán chính xác, bệnh viện đưa ra phác đồ điều trị cụ thể cho từng trường hợp.
Mục tiêu điều trị lao xơ hang là làm cho tổn thương ổn định, hết nhiễm độc lao và âm hóa trực khuẩn lao. Theo
kinh nghiệm, trước khi điều trị, người bệnh được các bác sĩ khám phân tích, làm kháng sinh đồ để xác định thuốc

chống lao nào có khả năng bị kháng. Đồng thời cho người bệnh điều trị phối hợp ít nhất 2-3-4 thuốc mà trực khuẩn
lao còn mẫn cảm.
Để dùng thuốc có hiệu quả mà an toàn, các bệnh nhân đều được làm xét nghiệm men gan, acid uric máu, urê,
creatinin máu, nước tiểu, khám tai, mắt. Các thuốc mà bệnh viện 103 dùng trong điều trị lao xơ hang là rifampicin,
pyrazinamid, ethambutol kết hợp với các thuốc chống lao hàng thứ yếu như ciproflo Xacin viên 500 mg,
kanamycin tiêm bắp, ethionamid viên và cycloserin.
Hình ảnh chụp X-quang bệnh nhân bị lao phổi
(Ảnh: unboundedmedicine)
Đối với những bệnh nhân trước khi vào viện đã bị lao kháng thuốc, bắt buộc phải điều trị lâu hơn, khoảng 12-18
tháng sau khi trực khuẩn lao âm hóa trong đờm. Với những người bệnh sau 6 tháng điều trị mà lao xơ hang không
âm hóa được trực khuẩn, hoặc những người có tổn thương lao ở một bên phổi, sức khỏe và chức năng phổi còn
tương đối tốt thì sẽ có chỉ định phẫu thuật cắt thùy phổi hoặc cắt một bên phổi. Bằng kinh nghiệm chẩn đoán và
điều trị tích cực trên của Bệnh viện 103, thời gian qua đã có nhiều bệnh nhân thể lao xơ hóa tiến triển tốt, sức khỏe
hồi phục nhanh.
ahoc\y hoc-cuoc song
Thứ bảy, 29/4/2006, 09:00 GMT+7
Bị ung thư phổi cần kiêng gì?
Bệnh nhân ung thư phổi nếu có nhiều đờm trắng dạng bọt, dễ nhổ ra, kèm theo
rêu lưỡi trắng, nhầy hoặc sợ lạnh thì nên kiêng ăn các món nhiều mỡ, hải sản, lạc,
khoai lang.
Sự phát sinh ung thư phổi có liên quan tới không khí ô nhiễm, chứng nghiện thuốc lá và chế độ ăn uống. Người
nghiện thuốc lá ngoài việc hấp thu chất độc của thuốc còn bị giảm lượng vitamin C trong cơ thể, khiến sức đề
kháng sa sút. Chế độ ăn quá nhiều thịt và chất tanh, ít rau tươi cũng khiến lượng vitamin C đưa vào không đủ, dễ
gây ra ung thư cục bộ ở hệ thống hô hấp.
Vì vậy, nhiều nhà chuyên môn cho rằng kiêng kỵ ăn uống là yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị ung thư phổi.
Trước hết, phải kiêng thuốc lá: Hút thuốc làm cho hàm lượng vitamin ở từng bộ phận của đường hô hấp xuống
thấp, khiến chứng ung thư khuếch tán hoặc bệnh tình nặng thêm. Hơn nữa, thuốc lá là thứ tân nhiệt, chứa những tạp
chất độc hại như nicotin, gây ra sự kích thích xấu đối với phổi và khí-phế quản, nhất là đối với những trường hợp
đang ủ bệnh ung thư. Nó khiến niêm mạc đường hô hấp tăng tiết nhiều, đờm ngưng tích tụ không ngừng, đồng thời
còn tăng thêm những chất gây ung thư.

Y học phương Đông đã sớm chỉ ra rằng: Hút thuốc lá sẽ hun đốt làm tổn thương lá phổi, khiến đờm thấp không
ngừng sinh ra và ngưng tụ, gây ra ho, đờm nhiều, khạc ra máu, khí cấp tăng lên dữ dội, từ đó bệnh tình ngày càng
xấu đi, có thể chóng đi đến tử vong.
Về kiêng kỵ trong ăn uống, phải tùy theo triệu chứng và bệnh tình của từng người. Nếu triệu chứng chủ yếu là đờm
nhiều, có thể căn cứ vào màu sắc của đờm, độ đặc của đờm và có dễ khạc ra hay không để quyết định kiêng kỵ
những thứ gì.
Đờm trắng ở trạng thái bọt, dễ nhổ ra, kèm theo rêu lưỡi trắng và nhầy, hoặc sợ lạnh: Kiêng ăn các thứ dầu mỡ
ngậy béo, quá bổ dưỡng như thịt mỡ, gà béo, vịt béo, tôm, cua, cá hồi, các hải sản tanh. Không uống các thứ lạnh,
kiêng lạc, khoai lang vì chúng gây đờm, làm bệnh nặng thêm.
Nếu đờm vàng, tương đối đặc, khó khạc nhổ, kèm theo rêu lưỡi vàng và nhầy, nên chọn các thức ăn vừa hóa được
đờm lại vừa có tác dụng thanh nhiệt như quả lê, đường phèn hầm củ cải, quả hồng... Kiêng ăn các thức ngậy béo,
cay (hạt tiêu, bột hạt cải, bột cari, ớt, rượu), đồ hun nướng. Kiêng hồ đào, lạc.
Nếu trong đờm có lẫn máu hoặc khạc ra máu thì ngoài việc kiêng kỵ nghiêm ngặt các thức trên, bệnh nhân còn phải
kiêng các thức thô ráp và cấm dùng đồ rán, nướng, quay, hun...
Nếu thể chất hư nhược, nên ăn uống các thứ ôn hòa, giàu dinh dưỡng mà dễ tiêu hóa như thịt lợn nạc, thịt bò hầm
suông, cháo hạt sen và ý dĩ. Trong khi tẩm bổ cũng cần coi trọng vấn đề kiêng kỵ. Nếu bụng trướng, đại tiện lỏng,
rêu lưỡi trắng và nhầy, phải dùng ít hoặc kiêng dùng sữa bò, đường, dưa muối, trái cây sống lạnh, dầu mỡ ngậy
béo. Nếu miệng khát, người gầy, lưỡi đỏ, khạc ra máu thì cấm ăn các thức cay, động hỏa, hại âm. Nếu người hư
nhược đến độ phải dùng các thuốc bổ như nhân sâm thì cần kiêng ăn cải củ, uống trà đặc.
Người bị ung thư phổi đã xạ hoặc hóa trị nếu thấy chán ăn hoặc tiêu chảy thì nên ăn uống thanh đạm, dùng các thứ
tươi mới, không có dầu mỡ, ăn thứ bổ vừa phải. Việc không chú ý kiêng kỵ trong ăn uống chẳng những gây thêm
phản ứng nặng sau khi điều trị bằng phóng xạ và hóa chất mà còn làm suy thoái công năng tỳ vị, khiến bệnh tình
Bệnh nhân ung thư phổi
không nên ăn lạc
(da.gov.ph).
nặng hơn.
http://www. vnexpress\doi song
Các tổn thương mô miệng ở trẻ em - 24/5/2006 8h:36
Nhiễm nấm candida miệng-họng - Thường gặp ở trẻ sơ sinh do tiếp xúc với vi nấm từ mẹ trong khi sinh,
biểu hiện dưới dạng các mảng bám trắng đục và có thể gỡ ra khỏi mô mềm thường có viêm với các chấm

xuất huyết.
Chẩn đoán dựa vào kết quả soi trực tiếp phết mẫu hoặc nuôi cấy mẫu lấy từ sang thương. Bệnh nấm
candida albicans miệng-họng thường tự khỏi ở trẻ khỏe mạnh, trường hợp bệnh kéo dài, cần điều trị bằng
nystatin, fluconazone giúp bệnh mau khỏi và giảm nguy cơ lây truyền.
Bệnh nấm candida miệng-họng còn là vấn đề quan trọng trong điều trị suy tủy. Bệnh nấm candida toàn thân
thường xuất hiện và gây tử vong trong điều trị suy tủy, và hầu như không thể tránh khỏi ở các bệnh nhân đã
có nhiễm nấm candida miệng-họng, thực quản hay ruột. Điều trị kết hợp dung dịch chlorhexidine 0,2% và
fluconazole phòng ngừa nhiễm nấm candida miệng-họng cho bệnh nhi ghép tủy xương có ý nghĩa phòng và
giảm nguy cơ nhiễm nấm candida miệng-họng, toàn thân và thực quản.
Loét áp tơ
Là một sang thương đặc hiệu ở miệng, có xu hướng tái phát. Loét áp tơ được ghi nhận chiếm khoảng 20%
dân số, biểu hiện dưới dạng vết loét có bờ giới hạn rõ, đáy có mô hoại tử màu trắng và xung quanh có vòng
viêm đỏ. Sang thương tồn tại trong vòng 10-14 ngày và tự lành không để lại sẹo.
Viêm nướu-miệng Herpes
Sau thời kỳ ủ bệnh khoảng 1 tuần lễ, người nhiễm virus herpes bắt đầu có các biểu hiện như sốt và mệt
mỏi. Khoang miệng có thể có các biểu hiện ở các mức độ khác nhau bao gồm nướu sưng đỏ và các đám
mụn nước nhỏ rải rác khắp miệng. Các triệu chứng trên thường biến mất sau 2 tuần và không để lại sẹo. Có
thể bù nước nếu trẻ bị mất nước. Các thuốc nước súc miệng có tác dụng giảm đau và giảm sốt giúp trẻ dễ
chịu hơn.
Viêm môi Herpes tái phát
Nhiễm nấm candida
(Ảnh: uhavax)
Khoảng 90% số người có kháng thể chống virus herpes
simplex, khác với bệnh viêm nướu-miệng nguyên phát do
herpes, bệnh lý viêm do herpes tái phát thường chỉ khu trú
ở môi. Ngoài biểu hiện mụn nước gây đau và các biểu hiện
không điển hình khác, viêm môi herpes tái phát thường
không có các biểu hiện toàn thân. Điều trị bằng thuốc
kháng virus ít có hiệu quả hơn so với liệu pháp làm dịu ở
các bệnh nhân khoẻ mạnh bị virus herpes tái phát.

Nốt Bohn
Xuất hiện ở trẻ sơ sinh, là các nốt bẩm sinh có ở khoang miệng và lưỡi tại vùng sóng hàm dưới và sóng
hàm trên, và ở vùng khẩu cái cứng. Đây là các sang thương hình thành từ phần biểu mô còn sót lại của các
tuyến tiết nhầy. Nốt bohn không cần điều trị, tự biến mất sau vài tuần lễ.
ahoc\y hoc-cuoc song
Nang lá răng
Xuất hiện ở trẻ sơ sinh, là các nang nhỏ nằm dọc theo vị trí mào sóng hàm dưới và mào sóng hàm trên. Các
sang thương này hình thành từ biểu mô còn sót lại của lá răng. Nang lá răng không cần điều trị, tự biến mất
sau vài tuần lễ.
Hạt Fordyce
Khoảng 80% người trưởng thành có nhiều hạt nhỏ, màu trắng hay vàng, hợp thành đám hay mảng ở niêm
mạc miệng, chủ yếu là ở môi và má trong. Đây là các tuyến bã bất thường. Tuyến này xuất hiện ngay sau
sinh, có thể to ra và có biểu hiện ban đầu ở dạng các mảng xuất tiết màu vàng; tần suất xuất hiện khoảng
50% ở trẻ em. Hạt Fordyce không cần điều trị.
Áp-xe lợi
Có biểu hiện nốt mềm, màu đỏ ở kế các chân răng bị áp-xe răng mạn tính. Áp-xe lợi thường ở vị trí sẽ rò
mủ áp-xe răng. Điều trị áp-xe lợi chủ yếu là chẩn đoán chính xác răng bị áp-xe để nhổ bỏ hay xử lý tủy.
Khô nứt môi
Viêm môi Herpes tái phát (Ảnh: pathmicro)
Hạt Fordyce ở lưỡi (Ảnh: dental)
Thường gặp ở trẻ em, có biểu hiện khô môi, tiếp theo là tạo vảy và nứt môi, kèm theo cảm giác rát bỏng.
Bệnh thường do dị ứng với chất tiếp xúc (đồ chơi hay thức ăn), hoặc với tia sáng mặt trời. Bệnh nặng hơn
khi thiếu sự làm ướt của lưỡi và bị làm khô thêm bởi gió, đặc biệt khi thời tiết lạnh. Viêm khô nứt môi
thường có kèm sốt. Thường xuyên bôi chất gel loãng sẽ giúp sang thương mau lành và phòng tránh bệnh.
Tật dính lưỡi
Có đặc điểm là dây hãm lưỡi ngắn gây cản trở chuyển động lưỡi. Dây hãm lưỡi dài thêm khi trẻ lớn lên.
Nếu tật dính lưỡi mức độ nghiêm trọng ảnh hưởng đến hoạt động phát âm thì nên chỉ định can thiệp phẫu
thuật.
Lưỡi bản đồ
Thường lành tính và không gây ảnh hưởng lâm sàng, biểu hiện dưới dạng một hay vài mảng màu đỏ tươi và

phẳng, xung quanh có viền trắng, vàng hay xám, nằm trên nền mô lưỡi màu đỏ bình thường. Bệnh chưa rõ
nguyên nhân và không có chỉ định điều trị.
Lưỡi nứt
Đặc điểm lâm sàng có nhiều khe/rãnh nhỏ ở mặt lưng lưỡi. Nếu đau có thể xử trí bằng cách cạo làm sạch
lưỡi hay súc miệng để làm giảm số lượng vi khuẩn có bên trong các rãnh.
ahoc\y hoc-cuoc song
Thuốc chữa đau răng từ thảo dược - 3/6/2006 9h:1
Bồ kết, cúc áo hoa vàng, trám trắng là những vị thuốc chữa đau răng rất hay.
Bồ kết: Lấ
y 1 quả đã khô đen, để cả hạt, nướng cho hơi cháy vỏ ngoài, nghiền nhỏ cùng với diêm sinh lấy từ 10 đầu
que diêm. Ngâm với rượu trắng cho thật đặc trong 2-3 ngày (muốn có thuốc dùng ngay, đun nhỏ lửa trong
vài phút). Khi dùng, nhấp ít một ngậm vào chỗ răng đau trong 10 - 15 phút rồi nhổ đi. Ngày làm 2 - 3 lần.
Cúc áo hoa vàng: Lấy một cụm hoa rửa sạch, đặt trực tiếp vào chỗ răng bị đau, cắn nhẹ dần dần. Sau vài
phút, cơn đau nhức dịu dần. Có thể lấy cụm hoa phơi khô, giã nhỏ, rồi ngâm vào rượu trắng trong vài giờ
(để càng lâu càng tốt). Khi dùng, nhấp một ít rượu thuốc này, ngậm vào chỗ đau, không nuốt. Ngày làm 2 -
3 lần.
Có người còn dùng hoa cúc áo thay thuốc tê để nhổ răng. (Cây cúc áo hoa vàng mọc ở chỗ ẩm bên bờ ao,
ven hồ).
Sao đen: Lấy 50 - 100g vỏ thân, cạo sạch lớp vỏ ngoài, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô, ngâm với 100ml
rượu 30 - 40o, càng lâu càng tốt. Dung dịch có mầu nâu đen, hơi đỏ. Mỗi ngày ngậm 2 - 3 lần rượu này
trong 15 phút, rồi nhổ đi. Hoặc nấu vỏ thân sao đen, sắc lấy nước đặc, cũng ngậm nhổ nước. Thuốc làm
giảm đau nhanh, chắc lợi.
Trám trắng: Vỏ thân thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa xuân, cạo bỏ lớp vỏ ngoài, rửa sạch, phơi khô,
lấy 30 - 50g thái mỏng, sắc lấy nước đặc, ngậm nhổ nước. Ngày làm nhiều lần. Dùng riêng hoặc phối hợp
với rễ cà dại, rễ chanh và vỏ cây lai hay cây trẩu.
Có thể dùng quả trám trắng, đốt thành than, tán bột, trộn với ít xạ hương, rồi bôi xỉa.
Đốt mắt ở cành thông , thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa hè thu. Cắt về, cạo sạch vỏ, bỏ giác trắng, chỉ
lấy toàn lõi đỏ. Phần này có tên thuốc trong y học cổ truyền là tùng tiết, đem chặt nhỏ, ngâm rượu, càng đặc
càng tốt. Hằng ngày ngậm rồi nhổ nước.
ahoc\y hoc-cuoc song

Bồ kết (Ảnh: cheynewalk)
Cần cảnh giác với viêm tụy cấp tính - 9/5/2006 7h:0
Tụy là một tạng dài từ 12-15cm nằm dựa vào thành sau ổ
bụng, tương ứng với đốt lưng số 2 và nằm lọt vào trong
khung tá tràng nên khi tụy bị bệnh có thể dễ chẩn đoán
nhầm với bệnh của tá tràng.
Có hai loại viêm tụy:
Viêm tụy cấp không hoại tử
Tổn thương viêm tụy cấp thường gặp trong các trường hợp bệnh
nhân có sỏi đường mật như: sỏi túi mật, sỏi các đường mật
trong gan và sỏi ống mật chủ (ống cholédoque), giun chui ống
mật. Vì vậy những trường hợp có cơn đau quặn thận nghi do sỏi
hệ thống đường mật, giun chui ống mật cần thật trọng với bệnh
viêm tụy cấp.
Triệu chứng chính của viêm tụy cấp không hoại tử là đau đột ngột, đau nhiều ở hạ sườn bên phải lan ra sau lưng,
lên vai. Nhiều khi đau “chổng mông” như giun chui ống mật, có sốt, rét run, ấn điểm sườn - lưng bệnh nhân kêu
đau, đặc biệt là điểm sườn - lưng bên trái. Cơn đau kéo dài khoảng vài giờ rồi giảm dần. Bệnh nhân mệt lả, đôi khi
cơn đau khác lại ập đến.
Xét nghiệm thấy bạch cầu, men amilase, bilirubin, ure máu tăng cao. Siêu âm rất có giá trị trong chẩn đoán nhưng
đôi khi gặp khó khăn do hơi và dịch ứ đọng trong ruột che hình ảnh của tụy.
Viêm tụy cấp chảy máu
Khác với viêm tụy cấp (phù tụy), loại viêm tụy cấp chảy máu thường ít gặp ở bệnh nhân có sỏi mật kèm theo
nhưng hay gặp do giun chui ống mật và viêm nhiễm đường mật do vi sinh vật.
Bệnh nhân thường bị choáng rõ rệt. Triệu chứng chính là đau bụng vùng trên rốn từ bờ sườn trái ra sau lưng. Đau
liên tục với cường độ vừa phải nhưng thỉnh thoảng xuất hiện cơn kịch phát, buồn nôn và nôn. Nôn ra thức ăn, dịch
màu vàng, tiêu chảy, phân có lẫn máu. Bệnh nhân trong trạng thái hốt hoảng, toát mồ hôi. Trong những giờ đầu
mới bị bệnh, đôi khi có tăng huyết áp nhưng sau đó huyết áp tụt xuống. Khám thấy bụng đau, nhất là vùng trên rốn
và vị trí sườn - lưng bên trái. Trong những trường hợp này dễ chẩn đoán nhầm với thủng dạ dày.
Cần chụp Xquang không chuẩn bị để xem có liềm hơi hay không? Trên phim có thể thấy những quai ruột ở vùng
gần tụy như khung tá tràng và đoạn đầu của hỗng tràng bị giãn. Nhìn vào vùng da bụng thấy quanh vùng rốn có nốt

bầm tím. Đôi khi có thể xuất hiện tràn dịch màng phổi. Hình ảnh siêu âm cho thấy tụy bị phù nề, xung quanh tụy có
dịch tiết.
Xét nghiệm men amilase tăng cao trong 12-18 giờ đầu. Nếu đường máu và đặc biệt amilase tăng cao trong 7 ngày
liên tục là tiên lượng nặng và tăng cao sau hai tuần là có khả năng hình thành nang tụy hoặc cổ trướng do dịch tụy
thấm tràn ra. Ngoài ra có thể thấy trong nước tiểu có albumin, hồng cầu, bạch cầu.
Điều trị
Khi bị viêm tụy cấp, người bệnh cần được điều trị tích cực bằng truyền dịch; chống đau (tuyệt đối không dùng
morphin vì làm co thắt cơ 0ddi); chống choáng (nếu có); chống nhiễm khuẩn bằng kháng sinh đặc hiệu và điều trị
bằng ngoại khoa khi có hội chẩn xác định chắc chắn.
Phòng bệnh viêm tụy cấp
Để phòng bệnh, người bệnh nên xét nghiệm phân định kỳ để tẩy giun khi có chỉ định của thầy thuốc; không uống
rượu quá mức cho phép. Viêm tụy hoại tử là một căn bệnh rất nguy hiểm, phải luôn luôn cảnh giác để chẩn đoán
sớm có hướng xử trí kịp thời, hạn chế tử vong. Khi phát hiện có sỏi đường mật và sỏi túi mật cần điều trị dứt điểm

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×