Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN môn Đạo đức lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.07 KB, 17 trang )

PHÂN A: MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ.
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc bịêt phản ánh theo các nguyên
tắc, yêu cầu, chuẩn mực, chi phối hành vi của con người trong các mối quan hệ
giữa con người và với tự nhiên. con người với xã hội và giữa con người với
nhau. Do đó môn đạo đức là một trong những môn học bắt buộc ở bậc tiểu học.
Nó là môn học cở bản trang bị cho học sinh các chuẩn mực đạo đức, lối
sống lành mạnh và cách sống có lý tưởng. Ngoài ra nó còn giúp cho học sinh
giải quyết các sự việc vừa có lí vừa có tình. Từ đó các em biết cách vận dụng
hành vi đạo đức, chuẩn mực đó vào cuộc sống để cư sử với cha mẹ thầy cô và
bạn bè .
Tóm lại mục tiêu của môn Đạo Đức ở tiểu học nói chung là ở lớp 3 nói
riêng là giúp cho học sinh có những hiểu biết ban đầu hình thành chuẩn mực đạo
đức phù hợp với lứa tuổi và pháp luật, đồng thời nắm được ý nghĩa của việc thực
hiện những chuẩn mực hành vi đạo đức đó. Nó từng bước hình thành cho học
sinh kĩ năng nhận xét đánh giá hành vi của bản thân và những người xung
quanh, lựa chọn và thực hiện các chuẩn mực hành vi đạo đức trong các tình
huống cụ thể của cuộc sống. Không những thế nó còn hình thành thái độ tự
trong tự tin, yêu thương quý trọng con người, yêu cái tốt không đồng tình với cái
xấu cái ác.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc giáo dục và đạo đức cho học
sinh không phải là vấn đề đơn giản. Nó đòi hỏi người thầy phải có những
phương pháp giáo dục phù hợp, giúp học sinh phát triển nhân cách một cách
hoàn thiện, tránh cho học sinh tiếp súc với những hành vi tiêu cực, làm sao để
cho các em có được lối thích nghi với thời đại. Song cũng cần phải cho học sinh
thấy được những nét đẹp, những phẩm chất cao quý, những truyền thống quý
báu của dân tộc. Tóm lại hình thành cho học sinh một phong cách sống lành
mạnh.
Vấn đề đặt ra là làm cách nào để học sinh nắm bắt được kiến thức của môn
Đạo Đức một cách tích cực, chủ động mà không bị áp đặt gò bó. Do đó việc dạy
1


học theo tính tích cực, tự lực sáng tạo của học sinh trở thành vấn đề cần thiết đối
với giáo viên tiểu học nói chung và giáo viên lớp 3 nói riêng, để thực hiện tốt
điểm 2 Điều 24 luật giáo dục ''Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy
tính tích cực chủ đạo của học sinh, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn''
Để nâng cao hiệu quả dậy tốt giờ đạo đức lớp 3 đòi hỏi người thầy phải có
phải biết lựa chọn, sử dụng các phương pháp trong một tiết dạy nmói chung và
một tiết đạo đức nói riêng là rất cần thiết. Sự kết hợp hài hoà các phương pháp
dạy học, lấy phương pháp này bổ trợ cho phương pháp kia trong giảng dạy được
coi như một nghệ thuật mà người thầy cần đạt tới.
Là một trong những khối hoà nhịp nhanh chóng với cuộc đổi mới trong
phương pháp dạy học các môn ở tiểu học trong đó có môn Đạo Đức, chúng tôi
những thành viên của khối 3 chọn nghiên cứu chuyên đề: ''Nâng cao chất lượng
đổi mới phương pháp dạy môn Đạo Đức lớp 3''.
II. ĐỐI TƯỢNG CỦA CHUYÊN ĐỀ
- Các phương pháp dạy môn lớp 3.
III.PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA CHUYÊN ĐỀ
- Các bài lớp 3.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA CHUYÊN ĐỀ:
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu.
2
PHẦN B: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:
1: Cơ sở lí luận.
Ở tiểu học nói chung và ở lớp 3 nói riêng, mỗi môn học đặc biệt là môn
Đạo Đức đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu
rất quan trọng của nhân cách trẻ nhỏ. Bác Hồ đã từng nói:
''Hiền dữ đâu phải là tính sẵn

Phần lớn do giáo dục mà nên''
Và;'' cần đổi mới mạnh mẽ phương pháp Giáo dục - Đào tạo khắc phục lối
truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng
bước áp dụng phương pháp tiên tiến, phương pháp hiện đại vào qúa trình dạy
học'' (NQ Hội nghị lần thứ II - Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII). Ngoài
ra các nhà nghiên cứu còn cho rằng: Con người vốn sinh ra chưa có nhân cách
mà nhân chách là cấu tạo mới do từng người tự hình thành nên và phát triển
trong quá trình sống giao tiếp và học tập. Lê - Nin đã từng nói: ''Cùng với dòng
sữa mẹ con người hấp thụ tâm lí đạo đức của xã hội mà nó là thành viên.
Nhân cách của con người sinh thành và phát triển theo con đường từ bên
ngoài vào nội tâm.'' Vì thế ta có thể nói: Đối với học sinh lớp 3 thì môn Đạo
Đức là một trong những con đường hình thành nhân cách trẻ một cách gần gũi
nhất. Do đó cần phải biết sử dụng các phương pháp dạy học một cách thích hợp
linh hoạt coi nó như con đường hình thành nhân cách học sinh.
2. Cơ sở thực tiễn.
Qua quá trình dạy môn Đạo Đức ở lớp 3 chúng tôi thấy có những thuận lợi
và khó khăn sau:
*Thuận lợi:
- Đã có sự quan tâm, đầu tư của ngành dọc của nhà trường về mặt chỉ đạo
chuyên môn, về đồ dùng môn Đạo Đức lớp 3.
- Học sinh yêu thích môn học này.
- Đây là môn học gắn với thực tế, có thể sử dụng nhiều ví dụ ở thực tế để
liên hệ trong giảng daỵ.
3
*Khó khăn:
- Hiện nay đã đưa chín môn học bắt buộc vào tiểu học nhưng thời gian
dành cho môn Đạo Đức còn hạn chế dẫn đến học sinh chưa chú tâm vào môn
học này
- Khi dạy môn Đạo Đức lớp 3, một số giáo viên chưa sử dụng các phương
pháp dạy học có hiệu quả, chưa linh hoạt kết hợp chặt chẽ bổ sung giữa các

phương pháp dạy học, dẫn đến học sinh chỉ nắm vững lí thuyết mà không làm
theo những điều các em đã học.
- Thiếu sót cơ bản trong việc dạy môn Đạo Đức hiện nay ở lớp 3 là giáo
viên còn tách rời hệ thống tri thức, khái niệm về đạo đức và việc áp dụng chúng
vào thực hành giao tiếp, ứng sử trong cuộc sống dẫn đến hiện tượng học sinh chỉ
nắm bài hờn hợt mà không hiểu rõ bài đạo đức đó là giúp cho em điều gì trong
cuộc sống ...
- Ngoài ra trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học, nhiều giáo viên
vẫn giữ kiểu làm việc: thầy hỏi - trò trả lời, dẫn đến tình trạng học sinh ỉ lại
không tự động não.
- Đồ dùng thiết bị dạy học còn chưa dáp ứng đủ nhu cầu dạy - học môn
Đạo Đức.
Vẫn còn một số giáo viên coi nhẹ môn này, giảng còn qua loa.
- Kiến thức thực tế để xây dựng chuẩn mực đạo đức cho học sinh còn hạn
chế.
Do đó vấn đề đặt ra là việc sử dụng một cách linh hoạt các phương pháp
dạy học môn đạo đức lớp 3 hiện nay là rất cần thiết.
II/ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ CẤU TRÚC MỘT BÀI ĐẠO ĐỨC
LỚP3
1/ Nội dung chương trình môn đạo đức ở tiểu học:
* Đối với lớp 1,2: Nội dung chương trình bao gồm các bài học với mục
đích hình thành cho học sinh các chuẩn mực đạo đức như: Thật thà, dũng cảm,
khiêm tốn, thói quen giúp đỡ người khác.
4
Từ khi thay sách lớp 1,2 thì nôị dung chương trình môn Đạo Đức vẫn bao
gồm các bài nhằm hình thành cho học sinh những thói quen có hành vi tốt, cần
ứng sử trong cuộc sống nhưng nội dung các bài học phong phú hơn thông qua hệ
thống các bài tập nêu lên các tình huống giúp học sinh nhận xét xem sự việc nào
đúng, sự việc nào sai và ruút ra các bài học cho bản thân.
* Lớp 3 nội dung chương trình bao gồm các bài:

- Chăm đọc sách và giữ gìn sách.
- Không nản lòng khi gặp bài khó.
- Chăm làm việc nhà.
- Chăm làm việc trường, lớp.
- Học điều tốt của bạn.
- Giúp bạn tiến bộ.
- Quan tâm giúp đỡ anh chị em trong gia đình.
- Nêu gương tốt cho em.
- Kính trọng và biết ơn các cô các bác nhân viên trong trường.
- Biết ơn các gia đình thương binh, liệt sĩ.
- Kính trọng và biết ơn người lao động.
- Giúp đỡ phụ nữ, cụ già, em nhỏ.
- Giúp đỡ người tàn tật.
- Tôn trọng thư từ và đồ đạc của người khác.
Các bài học này cũng nhằm xây dựng cho học sinh những chuẩn mực về
đạo đức như: Tính kiên trì, bền bỉ trong học tập, giúp đỡ và chăm sóc những
người thân, những người có hoàn cảnh khó khăn ... Đó là những điều rất cần
thiết cho việc hình thành phát triển nhân cách cho học sinh.
* Lớp 4,5:
Nội dung chương trình vẫn đảm bảo tính đồng tâm với trương trình môn
Đạo Đức lớp 1,2,3. Nhưng có cung cấp thêm một số hành vi, chuẩn mực cho
học sunh như: Thói quen đúng giờ và không chỉ giúp đỡ những người có hoàn
cảnh khó khăn mà giúp đỡ những ngườigần gũi xung quanh mình như thầy cô,
bạn bè, hàng xóm.
5
Chương trình môn Đạo Đức lớp 4,5 còn cung cấp cho học sinh những điều
cần thiết trong cuộc sống : bảo vệ các công trình công cộng, các di tích lịch sử
văn hoá, cây trồng, vật nuôi...
Có thể nói: nội dung chương trình môn Đạo Đức lớp 4,5 cũng dựa trên co
sở các lớp 1,2,3 nhưng yêu cầu hành vi, chuẩn mực đạo đức cần cung cấp cho

các em có phần mở rộng hơn, sâu hơn, phù hợp với khả năng nhận thức của từng
lứa tuổi.
Do đó toàn bộ nội dung chương trình môn Đạo Đức ở tiểu học đều mang
tính kế thừa, đồng tâm dựa trên nền tảng của 5 Điều Bác Hồ dạy thiếu niên và
nhi đồng.
So sánh với các lớp 1,2 thì nội dung chương trình môn Đạo Đức ở lóp 3
được phát triển hơn. các chuẩn mực hành vi mang tính chất khái quát hơn, phức
tạp hơn, đòi hỏi một trình độ nhận thức và thể hiện tinh tế hơn. Chẳng hạn trong
quan hệ với ông bà: ở lớp 1 chỉ yêu cầu các em phải : ''Đi xin phép về chào hỏi'';
''Giữ yên lặng khi ông bà, cha mẹ nghỉ ngơi''; ở lớp 2 các em phải: ''Vâng lời ông
bà cha mẹ''; Đến lớp 3 thì yêu cầu được nâng lên các em phải biết ''Chăm sóc
ông bà, cha mẹ''.
2/ Cấu trúc một bài Đạo Đức ở lớp 3.
Một bài đạo đức lớp 3 đựơc dạy trong hai tiết, một tiết lý thuyết rút ra bài
học, một tiết thực hành luyện tập.
- Mỗi bài học được hình thành trên cơ sở từ một truyện kể mề một việc
làm, một hành vi chuẩn mực nào đó sau đó rút ra bài học. từ bài học các em liên
hệ thực tế xung quanh, bản thân, gia đìnhvà xã hội.
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH DẠY MỘT TIẾT ĐẠO ĐỨC
LỚP 3
1, Các phương pháp dạy môn Đạo Đức lớp 3.
Dựa trên cơ sở các nhóm phương pháp chính mà các phương pháp cụ thể
được hình thành.
* Nhóm phương pháp hình thành ý thức bao gồm :
 Kể truyện
6

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×