Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Đường lối CM của ĐCSVNnền văn hóa Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.61 KB, 13 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
…. ….

ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM
Đề tài: NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM LÀ NỀN VĂN HÓA THỐNG
NHẤT MÀ ĐA DẠNG TRONG CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC
VIỆT NAM
LỚP CHIỀU THỨ NĂM, TIẾT 10-12, PHÒNG B303

GVHD: PHÙNG THẾ ANH
NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN
1.
2.
3.
4.

Trần Thị Quỳnh Mai
Nguyễn Thị Thanh Kim Ngân
Lê Hồng Quỳnh Như
Đào Thị Mỹ Tiên

Tp.HCM, tháng 11 năm 2016

15124110
15124113
15124121
15124147




MỤC LỤC
1.

LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................

1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................................
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................................
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu............................................................................................
4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................................
5. Bố cục của bài tiểu luận.......................................................................................................
2.

NỘI DUNG........................................................................................................................
CHƯƠNG 1: KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Văn hóa là gì?
2. Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng
2.1
Tính thống nhất là gì?
Tính đa dạng là gì?
2.2
Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất
2.3
Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa đa dạng
CHƯƠNG 2: KIẾN THỨC VẬN DỤNG

NỘI DUNG
1. Văn hóa là gì?



Theo nghĩa rộng: “ Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do
cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước”.
Theo nghĩa hẹp: “Văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội”; “ Văn hóa là hệ các giá
trị, truyền thống, lối sống”; “Văn hóa là năng lực sáng tạo” của một dân tộc; “Văn hóa là
bản sắc” của một dân tộc, là cái phân biệt dân tộc này với dân tộc khác...
2. Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng

các dân tộc
2.1. Tính thống nhất là gì?
Tính thống nhất của nền văn hóa Việt Nam là tính nhất trí với nhau, hòa quyện bình
đẳng, không mâu thuẫn với nhau, hợp lại thành một khối, cơ cấu tổ chức và có sự phát
triển độc lập của văn hóa các dân tộc anh em cùng sống trên lãnh thổ Việt Nam.
Mỗi thành phần dân tộc có truyền thống và bản sắc của mình, cả cộng đồng dân tộc
Việt Nam có nền văn hoá chung nhất.
Tính đa dạng là gì?
Tính đa dạng của nền văn hóa Việt Nam được thể hiện rất khác nhau giữa các lĩnh vực
phong tục tập quán, kinh tế -xã hội của cộng đồng các dân tộc. Đây là nhân tố để giữ gìn
bản sắc truyền thống của dân tộc, là điểm để phân biệt vùng này với vùng khác, mỗi vùng
có những nét riêng biệt tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, sự tiếp thu ảnh
hưởng của văn hoá bên ngoài, tạo nên sự đa dạng, phong phú của vùng.
2.2. Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất
- Thống nhất về không gian : Đó là thống nhất trong khuôn khổ lãnh thổ Việt
Nam.
- Thống nhất về thời gian : Tiến trình lịch sử mang đến một kết quả thống nhất
duy nhất là nền văn hóa hiện đại.
- Thống nhất về các mặt văn hóa chủ yếu : biểu hiện ở các giá trị văn hóa bền
vững của dân tộc và nó đã tạo nên giá trị tinh thần trong tư tưởng của từng cá nhân,
từng công dân Việt Nam như ngôn ngữ, phong tục tập quán,...
Đất nước ta có 54 dân tộc xuất phát từ truyền thống con lạc cháu hồng cùng chung

tay góp sức tạo nên giá trị văn hóa và bản sắc văn hóa riêng. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt
Nam là tổng hợp các giá trị tinh thần của dân tộc. Nghị quyết Trung ương lần thứ 5 đã nêu


rõ: “Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị văn hóa truyền thống bền vững, những tinh
hoa của những cộng đồng của các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng
ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước”.
Bản sắc dân tộc: “Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần
đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái
khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế
trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống… Bản sắc văn hóa dân tộc còn đậm nét trong các
hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo”.
Mỗi thành phần dân tộc có truyền thống và bản sắc riêng của mình, cả cộng đồng dân
tộc Việt Nam cũng có nền văn hóa chung nhất. Không có sự đồng hóa hoặc thôn tính, kỳ
thị bản sắc văn hóa của các dân tộc. Hơn 50 dân tộc sống trên đất nước ta đều có những
giá trị và sắc thái văn hoá riêng. Các giá trị và sắc thái đó bổ sung cho nhau, làm phong
phú nền văn hoá Việt Nam và củng cố sự thống nhất dân tộc là cơ sở để giữ vững sự bình
đẳng và phát huy tính đa dạng văn hoá của các dân tộc anh em. Khẳng định một truyền
thống đã trải qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, 54 dân tộc anh em
Việt Nam đã gắn bó keo sơn, đoàn kết một lòng, chung một khát vọng độc lập, tự do,
hạnh phúc, đã vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ, hy sinh, cống hiến to lớn về sức
người, sức của, máu xương cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Cũng trong suốt
chặng đường lịch sử đầy gian khổ nhưng vô cùng vẻ vang ấy, các thế hệ cộng đồng 54
dân tộc anh em Việt Nam đã không ngừng xây dựng, bồi đắp nên nền văn hóa Việt nam một nền văn hóa thống nhất, tiên tiến và đậm đà bản sắc Việt Nam, hội tụ và hòa quyện
những phẩm chất, tinh hoa văn hóa các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Qua đó ta thấy rằng bản sắc văn hóa là tổng hợp các giá trị tinh thần sức mạnh và sáng
tạo của dân tộc ta cho giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam giữ vững được tính thống nhất,
tính nhất quán so với bản thân mình trong quá trình phát triển được thể hiện:



Bản sắc văn hóa dân tộc là những đặc trưng về văn hóa, về đời sống tinh
thần dân tộc ấy, là những nét đặc biệt, độc đáo về tinh thần, về văn hóa, về
cách sống và sức sáng tạo để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Mất


bản sắc văn hóa dân tộc tức là dân tộc bị đồng hóa chỉ còn lại cái vỏ bề
ngoài.
• Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là cốt lõi của tinh thần sáng tạo dân tộc
truyền từ đời này sang đời khác, được làm giàu thêm bằng kinh nghiệm
cuộc sống và sự sáng tạo của các thế hệ. Đó là truyền thống được tạo ra và


hun đúc trong lịch sự hình thành và phát triển của dân tộc.
Bản sắc văn hóa dân tộc còn biểu hiện cụ thể ở những giá trị văn hóa bền
vững của dân tộc Việt Nam, là tổng hợp các giá trị tinh thần của dân tộc,
tiêu biểu là:

Tinh thần yêu nước nồng nàn.

Tinh thần yêu nước là nguyên tắc đạo đức và chính trị, một tình cảm xã hội mà nội
dung của nó là lòng trung thành với Tổ quốc, là lòng tự hào về quá khứ và hiện tại của Tổ
quốc, ý chí bảo vệ những lợi ích của Tổ quốc. Thực ra, trên thế giới, mỗi quốc gia, dân tộc
đều có tình yêu đất nước, nhưng bản sắc, sự hình thành cũng như biểu hiện của nó lại có
sự khác nhau. Ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy rằng, chủ nghĩa yêu nước là giá trị đạo
đức cao quý nhất của dân tộc Việt Nam, là chuẩn mực đạo đức cao nhất, đứng đầu trong
thang bậc giá trị truyền thống, và là hằng số trong mỗi người Việt Nam, là tiêu điểm của
mọi tiêu điểm. Yêu nước là đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân,
luôn chăm lo xây dựng và bảo vệ đất nước, có ý thức giữ gìn và phát triển bản sắc dân
tộc, luôn tự hào về dân tộc…Tinh thần yêu nước Việt Nam được bắt nguồn từ những tình
cảm bình dị, đơn sơ của mỗi người dân. Tình cảm đó, mới đầu, chỉ là sự quan tâm đến

những người thân yêu ruột thịt, rồi đến xóm làng, sau đó phát triển cao thành tình yêu Tổ
quốc. Tình yêu đất nước không phải là tình cảm bẩm sinh, mà là sản phẩm của sự phát
triển lịch sử, gắn liền với một đất nước nhất định.
Yêu nước vốn có ở tất cả các dân tộc trên thế giới chứ không riêng gì của dân tộc Việt
Nam. Song, tư tưởng ấy được hình thành sớm hay muộn, đậm hay nhạt, nội dung cụ thể,
hình thức và mức độ biểu hiện cũng như chiều hướng phát triển của nó lại tuỳ thuộc vào
điều kiện lịch sử đặc thù của từng dân tộc. Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước
không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ
chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sứ mấy nghìn năm của


dân tộc Việt Nan là lịch sử đất tranh giành lại được độc lập và bảo vệ nền độc lập. Không
có một dân tộc nào trên thế giới lại phải chịu nhiều cuộc chiến tranh như ở Việt Nam và
với những kẻ thù mạnh hơn rất nhiều. Chính tinh thần yêu nước nồng nàn đã giúp dân tộc
ta vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi thế lực xâm lược. Tinh thần yêu nước đã ngầm
sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm
nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác
cho dù chúng có hùng mạnh đến đây. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết:
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa
đến nay, mỗi khỉ Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. nó kết thành một làn
sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất
cả lũ bán nước và lũ cướp nước".
 Ý chí tự lập, tự cường dân tộc.

Ý chí tự lập, tự cường dân tộc thể hiện trước hết ở việc khẳng định nền độc lập dân
tộc, chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Đó là điều thiêng liêng, bất
khả xâm phạm. Từ thời cổ đại, người Việt đã thể hiện ý chí tự lập, tự cường dân tộc,
thông qua hành động kiên quyết không khuất phục trước bất kỳ kẻ thù nào dù chúng có
hùng mạnh và tàn bạo đến đâu đi nữa. Trong hơn 1.000 năm Bắc thuộc, mặc dù bị đô hộ
song chúng ta không để mất đất, mất dân, không chịu khuất phục, không bị đồng hóa. Và,

cuối cùng chúng ta đã thắng giặc ngoại xâm, hiên ngang khẳng định quyền sống và nền
độc lập dân tộc.
Tinh thần đoàn kết dân tộc, ý thức cộng đồng, gắn kết cá nhân – gia đình – làng xã –

tổ quốc.
Xét từ nguồn gốc, mọi con dân đất Việt dù ở đâu và làm gì đều có chung nguồn cội,
đều là con Hồng cháu Lạc được sinh ra từ “bọc trăm trứng” của mẹ Âu Cơ. Vì vậy, tiếng
gọi “đồng bào” là tiếng gọi thân thiết và linh thiêng, đánh thức cội nguồn nòi giống dân
tộc. Đoàn kết bắt nguồn từ cội nguồn “bọc trăm trứng” đi đến “đồng bào”, tỏa rộng ra
cộng đồng “Nhà - Làng - Nước”, hình thành nên ý thức cộng đồng và tinh thần đoàn kết.
Đoàn kết từ trong mỗi gia đình dòng họ, lan ra làng - xã và phát triển đến đoàn kết dân


tộc. Đó chính là sức mạnh, là điểm tựa tinh thần vững chắc của con người và cả dân tộc
Việt Nam trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước.
 Tình yêu thương con người, lòng nhân ái và khoan dung.

Thương người là phẩm chất đạo đức cao đẹp, trở thành giá trị truyền thống của con
người và dân tộc Việt Nam. Tình yêu thương con người bắt nguồn từ chính cuộc sống lao
động, chiến đấu của con người Việt Nam từ thời cổ đại, được phát triển qua các cuộc
kháng chiến chống quân xâm lược với phương châm “chị ngã em nâng” đi đến và “nhiễu
điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”. Chính tình yêu
thương con người đó đã được nhân dân ta chắt chiu, giữ gìn, phát triển và trao truyền qua
nhiều thế hệ và trở thành lối sống, lẽ sống ở đời.
Nhân ái, khoan dung là đức tính tốt đẹp, trở thành một trong giá trị truyền thống tiêu
biểu của con người và dân tộc Việt Nam. Nó có nguồn gốc sâu xa trong điều kiện sống,
vừa lao động sản xuất vừa chiến đấu chống giặc ngoại xâm, đồng thời vừa chắt chiu nuôi
dưỡng giống nòi Việt Nam. Còn nguồn gốc trực tiếp của “nhân ái, khoan dung” là tình
yêu thương con người – “thương người như thể thương thân”.
Lòng nhân ái, khoan dung của con người và dân tộc Việt Nam được thể hiện không chỉ

đối với những con người lầm lỗi trong xã hội-“đánh kẻ chạy đi, không ai nỡ đánh người
chạy lại”, mà còn đối với cả những kẻ thù xâm lược. Trong các cuộc kháng chiến chống
quân xâm lược, cha ông chúng ta luôn vì đại nghĩa – “lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy
chí nhân thay cường bạo”. Khi kết thúc chiến tranh, chúng ta không giết tù binh, mà còn
cung cấp lương thực, thực phẩm, thuốc men và phương tiện để họ về nước. Sau đó, chúng
ta thực hiện chủ trương hòa giải “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai” để cùng hợp tác
và phát triển vì hòa bình và tiến bộ xã hội.
 Tinh thần lao động cần cù sáng tạo của nhân dân ta.

Trong lịch sử tồn tại và phát triển, dân tộc Việt Nam đã hội đủ cả ba đức tính “cần cù,
thông minh, sáng tạo” với sắc thái riêng, độc đáo. Những đức tính và sắc thái này được
hình thành, phát triển trên cơ sở điều kiện địa lý tự nhiên, lịch sử, kinh tế, xã hội, văn hóa
của dân tộc Việt Nam và không lặp lại ở bất kỳ dân tộc nào trên thế giới.


Từ rất sớm, con người và dân tộc Việt Nam đã phải thường xuyên và thường trực
chống chọi với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt (nắng hạn đan xen với bão lụt, “nóng như
thiêu như đốt” đan xen với “rét cắt da cắt thịt”) để khai hoang mở cõi; vừa sản xuất với lại
vừa phải chiến đấu chống giặc ngoại xâm với những đội quân to lớn và tàn bạo; vừa phải
“tự lập tự cường” vừa phải thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo để tồn tại và phát
triển đi lên. Chính thực tiễn khắc nghiệt và phức tạp ấy đã “đào luyện” và “bồi đắp” nên
đức tính “cần cù, thông minh, sáng tạo” của dân tộc Việt Nam.
 Tinh thần lạc quan, yêu cuộc sống.

Dân tộc Việt Nam có truyền thống lạc quan. Đó chính là tinh thần mang “tính chất
triết lý xã hội và nhân sinh, căn cứ trên một nhận thức nhất định về cuộc sống, về lịch sử”.
Tinh thần lạc quan đó xuất phát từ quy luật phát triển tất yếu của cuộc sống, từ niềm tin
mãnh liệt vào sức mạnh của con người và dân tộc, nhất là niềm tin vào sự tất thắng của
chân lý, chính nghĩa.
Ngày nay, trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, tinh thần lạc quan cách mạng

của con người và dân tộc Việt Nam đã trở thành sức mạnh, được thể hiện trong mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội. Cụ thể là, chúng ta không chỉ vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế
- xã hội, mà còn đưa nền kinh tế phát triển nhanh với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân
hơn 7,2%/năm; đã giảm tỷ lệ nghèo đói từ 58% vào năm 1993 xuống 14% năm 2011; đời
sống của các tầng lớp nhân dân đều được cải thiện tốt hơn; chế độ chính trị - xã hội luôn
ổn định; vị thế và uy tín của đất nước ngày càng nâng cao trên thị trường quốc tế.
Vì vậy, tính thống nhất văn hóa các dân tộc còn đậm nét cả trong các hình thức biểu
hiện mang tính dân tộc độc lập, là 1 tổng thể những phẩm chất, tính cách, khuynh hướng
cơ bản thuộc về sức mạnh tiềm tàng và sức sáng tạo của cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Chính sức mạnh và sức sáng tạo này đã giữ vững được tính duy nhất, tính thống nhất, tính
nhất quán so với bản thân mình trong quá trình phát triển.
2.3. Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa đa dạng trong cộng đồng dân tộc
Với số lượng 54 cộng đồng dân tộc cùng chung sống trên một lãnh thổ, cùng tham gia
xây dựng, bảo vệ và phát triển quốc gia, mỗi dân tộc người Việt Nam có một giá trị văn
hóa hoàn toàn khác nhau, có những nét riêng tạo nên văn hóa Việt Nam ngày càng đa


dạng và phong phú. Sự đa dạng văn hóa đó được thể hện ở góc độ không gian và thời
gian.
- Đa dạng về không gian:

+ Văn hóa vùng: một thực thể văn hóa bao gồm những nét đặc trưng, những sắc thái
riêng mà các vùng khác không có hoặc có mà không điển hình, không tiêu biểu.
+ Việt Nam gồm 6 vùng văn hóa:
• Vùng văn hóa Tây Bắc:
Đặc trưng văn hóa: văn hóa vật chất
Trang phục: màu sắc sặc sỡ gam nóng, họa tiết bố cục và màu phong phú,
nhà sàn Thái, hệ thống tưới tiêu,..
Văn hóa tinh thần: coi trọng suối, sống chân thật, giản dị, hòa thuận,..
Ca múa: múa xòe(Thái) với 32 điệu xòe, múa khèn(H’Mông), múa bông



(Mường),..
Vùng văn hóa Việt Bắc:
Đặc trưng văn hóa: văn hóa vật chất như nhà sàn, nhà đất, trang phục màu
chàm, ẩm thực: gạo nếp,..
Văn hóa tinh thần: tín ngưỡng tôn giáo, văn hóa dân gian,nghi lễ, lễ hội,..
Lễ hội tiêu biểu: lồng tồng(hội xuống đồng),..



Vùng văn hóa Bắc bộ:
Đặc trưng văn hóa: tính cách tinh tế, thâm thúy, sâu sắc,..
Trang phục: nổi tiếng với chiếc áo dài, áo tứ thân, cách ăn mặc giản dị, gọn
gàng, màu sắc thiên nhiên như màu nâu…
Có nhiều lễ hội về nông nghiệp.



Vùng văn hóa Trung Bộ:
Đặc trưng văn hóa: về văn hóa ẩm thực như hải sản khô mặn, cay, ăn dè hà
tiện, món ăn Huế cầu kỳ,..
Kiến trúc Huế: đền đài, cung điện, lăng tẩm, nhà vườn,.. có giá trị.



Vùng văn hóa Tây Nguyên:
Đặc trưng văn hóa: có hiều lễ hội như đâm trâu, cồng chiên, hội bỏ mả,..
Cồng chiêng và rượu không thể thiếu đối với người dân Tây Nguyên
Trang phục: màu trầm





Vùng văn hóa Nam Bộ:
Đặc trưng văn hóa:
Ẩm thực: đa dạng, kết hợp vị ngọt, cay, lối ăn dân giã, chú trọng yếu tố lạ.
Trang phục: áo bà ba, khăn rằn, màu sắc nhẹ nhàng, giản dị,..
Âm nhạc: Nam Bộ là cái nôi ra đời của vọng cổ, đờn ca tài tử, hát tuồng
phát triển,..

Sáu vùng văn hóa- sáu nét đặc sắc riêng, mỗi vùng tạo nên một giá trị riêng, một đặc
trưng riêng không trộn lẫn vào đâu được. Từ đó đã cho ta thấy sự đa dạng, phong phú và
vô cùng đặc sắc của không gian văn hóa Việt Nam.
- Đa dạng về thời gian: tiến trình lịch sử của nền văn hóa Việt Nam
• Văn hóa Việt Nam thời tiền sử:

Thời tiền sử: văn hóa Núi Đọ, Bắc Sơn,..
Thời sơ sử: văn hóa Sa Huỳnh (miền Trung), văn hóa Đông Sơn (miền Bắc),
văn hóa Đồng Nai (miền Nam).


Văn hóa Việt Nam thiên niên kỉ thứ nhất sau công nguyên: tiêu biểu trong
thời kì này là văn hóa Bắc thuộc, văn hóa Champa( ven biển miền Trung),



văn hóa Óc Eo(đồng bằng sông Cửu Long),..
Văn hóa Việt Nam thời độc lập: nền văn hóa độc lập tự chủ- văn hóa Đại


Việt
• Văn hóa Việt Nam giai đoạn Pháp thuộc: văn hóa mang đậm tính phong kiến


quân chủ chuyên chế.
Văn hóa Việt Nam từ 1945 đến nay:
Đặc điểm văn hóa thời kì này là tư tưởng chủ nghĩa Mác- Lênin
Có sự giao lưu mạnh với văn hóa nhân loại.

Hơn 50 dân tộc trên đất nước ta đều có những giá trị và bản sắc văn hóa riêng. Các giá
trị và sắc thái đó bổ sung cho nhau, làm phong phú nền văn hóa Việt Nam và củng cố sự
thống nhất dân tộc. Vì vậy, có thể nói nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa đa dạng
trong cộng đồng các dân tộc. Tính đa dạng và sự thống nhất của văn hoá Việt nam là sản
phẩm của một quá trình phát triển lịch sử lâu dài và đã trở thành một di sản văn hoá quý
báu cần phải được chú trọng phát triển gìn giữ. Đó chính là cơ sở nền tảng của khối đoàn


kết đại dân tộc - một trong những điều kiện tiên quyết sống còn để Việt nam tồn tại và
phát triển.


KẾT LUẬN
Ở nước ta, văn hóa được đặt cạnh phát triển để xây dựng cuộc sống được cân bằng và
văn hóa phải đảm đương chức năng giáo dục, giáo dưỡng con người theo mục tiêu của
Đảng và Nhà nước ta: tất cả vì con người - xây dựng xã hội có dân trí cao, có tự do dân
chủ và bình đẳng theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Do đó, trong thế kỷ mới văn
hóa Việt Nam sẽ mang dấu ấn của thời đại: Đó là xu thế toàn cầu hóa để đưa Việt Nam đi
vào quỹ đạo phát triển của thế giới. Chúng ta với một tinh thần khoan dung, chấp nhận
cộng sinh văn hóa với một thái độ thích nghi. Dù tình hình có thay đổi như thế nào, thì
với lối ứng xử như vậy sẽ giúp dân tộc ta đi vào dòng thác phát triển của nhân loại, tự

mình làm phong phú thêm bản sắc, bản lĩnh văn hóa, thống nhất mà đa dạng trong cộng
đồng dân tộc đồng thời khẩn trương kiên quyết từ bỏ những nếp nghĩ, nếp sống không
còn phù hợp. Việc bảo tồn và phát huy những nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của người
dân tộc đòi hỏi có một chính sách nhất quán để người dân tộc hiểu và nhận thức được vốn
quý giá của dân tộc, có ý thức gìn giữ là lưu truyền qua nhiều thế hệ. Có như vậy mới
tránh được tình trạng dần mất đi bản sắc của dân tộc mình, mà nhiều dân tộc hiện nay
đang gặp phải.
Tóm lại, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam thống nhất mà đa dạng trong
cộng đồng dân tộc là một bộ phận trong sự nghiệp Cách mạng xã hội chủ nghĩa của nước
ta. Cho nên nó đòi hỏi ý chí Cách mạng kiên định, trình độ trí tuệ và tính tự giác cao. Để
xây dựng và phát triển nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc
cần phải tăng cường các biện pháp kinh tế, luật pháp, giáo dục, hành chính, phối hợp các
lực lượng toàn xã hội từ gia đình, trường học, các đoàn thể các tổ chức kinh tế xã hội, các
lực lượng trực tiếp là văn hóa , văn nghệ, thông tin, báo chí, sự lãnh đạo của các cấp Bộ
Đảng sự quản lý của các cấp chính quyền. Muốn phát triển bình thường phải bình thường
hóa mọi mặt của cuộc sống. Bình tĩnh, tự tin và khẩn trương hội nhập, không thể “sốt
ruột” rồi tự dày vò mình và do dự trước sự biến đổi của tình hình.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, NXB Chính Trị

Quốc Gia, Hà Nội -2011.
2. />
thong-nhat-ma-da-dang-trong-cong-dong-dan-toc.htm
3. />
csvn/1.html
4. />
nhat-trong-da-dang-1665734.html
5. />



×