Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Đặc điểm và phương pháp kiểm soát khí thải từ nhà máy gia công cơ khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.25 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VI
VIỆN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

===  ===

BÀI TIỂU LUẬN
Môn:Kiểm soát ô nhiễm không khí
Đề tài: Đặc điểm và phương pháp kiểm soát khí thải từ
nhà máy gia công cơ khí
Giáo viên hướng dẫn: Lý Bích Thủy
Họ tên sinh viên:-Trần Thị Phương Dung – Mssv:20130584
-Phạm Hoàng Hải – Mssv: 20131265
-Phạm Thị Hà – Mssv:20131179
- Lại Huyền Trang – Mssv:20134052

Hà Nội- 24/04/2016


LỜI NÓI ĐẦU

Trongquá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, càng ngày càng có
nhiều nhà máy, khu công nghiệp tập trung được xây dựng và đưa vào hoạt động
tạo ra một khối lượng sản phẩm công nghiệp chiếm một tỉ trọng cao trong toàn bộ
nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh đó, sản xuất công nghiệp đã gây nên nhiều ảnh
hưởng xấu đến môi trường trong đó có môi trường không khí. Vì vậy việc xử lý
các chất ô nhiễm này là vô cùng quan trọng để bảo vệ môi trường, bảo vệ sức
khoẻ của người lao động và cộng đồng.Nếu không có biện pháp thích đáng thì
môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng xung quanh các nhà
máy, các khu công nghiệp tập trung sẽ đứng trước nguy cơ bị xấu đi trầm trọng,


ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của dân.
Ô nhiêm không khí do hoạt động công nghiệp vẫn đang và sẽ là một trong
những nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất., trong đó có khí thải từ
các nhà mày gia công cơ khí. Với đặc trưng của ngành nghề là gia công cơ khí,
khí thải của các nhà máy sẽ có thành phần kim loại nặng khá lớn cũng như nhiều
thành phần khác và cần những giải pháp đặc thù để quản lý khí thải từ hoạt động
này. Và đây cũng chính là những vấn đề chúng ta sẽ nói tới trong bài này.


I.Tổng quan về gia công cơ khí
I.1Khái niệm về gia công cơ khí
-Gia công cơ khí là áp dụng các nguyên lý nhiệt động lực học, định luật
bảo toàn khối lượng và năng lượng để phân tích các hệ vật lý tĩnh và động, phục vụ
cho công tác thiết kế trong các lĩnh vực như ô tô, máy bay, các thiết bị, phụ kiện, vật
liệu cho các công trình hay nhà xưởng như : tấm sàn grayting, Silo, bể chứa, sàng
rung,thiết bị trao đổi nhiệt, ván khuôn,.. và các phương tiện giao thông khác, các hệ
thống gia nhiệt và làm lạnh, đồ dùng gia đình, máy móc và thiết bị sản xuất, vũ khí .
- Gia công cơ khí hay chế tạo cơ khí thường dựa trên các bản vẻ kỹ thuật để
tạo ra các sản phẩm có độ chính xác cao. Cho đến nay nhiều chương trình CAD
cho phép tạo ra các mô hình ba chiều để có thể nhìn từ mọi góc độ. Các chương
trình CAD mô hình hóa vật thể đặc tiên tiến là một hệ thống thiết kế hiện thực ảo.
Những mô hình đặc như vậy có thể được dùng làm cơ sở cho các phân tích phần
tử hữu hạn (FEA) và / hoặc tính toán động lực dòng chảy (CFD) của thiết kế
- Ngoài ra có thể gia công với trợ giúp máy tính (CAM), những mô hình
này cũng có thể được dùng trực tiếp bằng phần mềm để tạo 'lệnh" cho việc chế
tạo ra các đối tượng được mô tả bởi các mô hình đó, thông qua các máy điều
khiển số hóa bằng máy tính (CNC) hoặc các tiến trình tự động hóa mà không cần
đến các bản vẽ trung gian.

I.2.Phân loại các phương pháp gia công đặc biệt

I.2.1.Các đặc trưng phân loại.
Người ta phân loại các phương pháp gia công đặc biệt theo các đặc trưng sau
đây:

- Loại năng lượng đưa vào vùng gia công: cơ,điện,hóa và nhiệt.
-Phương pháp đưa năng lượng vào: được xác định bởi vị trí tương

quan giữa phôi và các bề mặt làm việc của dụng cụ trong không gian và bởi sự
thay vị trí này theo thời gian


-Định tên gọi của phương pháp gia công.Những quá trình lý hóa cơ bản
khi lấy đi vật liệu là biến dạng đàn hồi kém với phá hủy dẻo hoặc dòn,nung
chảy,bay hơi,hòa tan anot,phá hủy bằng ăn mòn

I.2.2.Phân loại theo năng lượng đưa vào gia công
a,Gia công cơ
-Gia công cơ bằng cắt giọt,thông thường có tác động cơ đều đặn trên vật
liệu.Cắt với rung động tần số gấp được sử dụng để bẻ gãy phoi,cắt với rung động
tần số cao đảm bảo cải thiện khả năng gia công của vật liệu.
-Gia công siêu âm sử dụng tác động cơ có chu kỳ của các hạt mài xảy ra
với tần số siêu âm
-Cắt có nung nóng sơ bộ vật liệu lớp cắt nhằm sử dụng tác dụng nhiệt phụ
thêm,cắt có đưa dòng điện vào vùng hình thành phoi là để tận dụng tác động dòng
điện bổ sung
-Các phương pháp gia công cắt gọt kết hợp sử dụng đồng thời một số loại
tác động để bóc vật liệu.Chẳng hạn gia công cơ-anot sử dụng đồng thời các tác
động điện,hóa,cơ..
-Gia công cơ không truyền thống bao gồm:gia công tia nước,gia công tia
nước có hạt mài,gia công dòng hạt mài

b,Gia công hóa
-Sử dụng trực tiếp năng lượng hóa cho các mục đích công nghệ.Trong
trường hợp này lớp kim loại được bóc đi trong một môi trường hóa có tác động
tích cực.Phương pháp gia công hóa phổ biến nhất hiện nay là ăn mòn sâu theo
đường viền(phay hóa).Phương pháp này có thể điều khiển thời gian và vị trí ăn
mòn kim loại trong môi trường axit và kiềm,ngoài ra còn một số phương pháp
khác như:tạo phôi hóa,khắc hóa,quang hóa,mạ hóa….
c,Gia công điện
-Sử dụng trực tiếp năng lượng điện cho các mục đích công nghệ bằng cách
đưa năng lượng này vào vùng cắt không qua biến đổi trung gian sang các dạng
năng lượng khác.Năng lượng điện được chuyển trực tiếp sang dạng năng lượng
khác như nhiệt,hóa…trong quá trình bóc đi lớp kim loại của phôi.Các phương
pháp gia công điện hóa bao gồm: điện hóa(sử dụng tác động hóa của dòng
điện),tia lửa điện(sử dụng tác động ăn mòn của dòng điện),điện nhiệt và điện
cơ(sử dụng tác động nhiệt và cơ của dòng điện).


d,Gia công nhiệt
-Dùng năng lượng nhiệt để cắt hoặc tạo hình dạng chi tiết gia công.Năng
lượng nhiệt thường được cung cấp đến một phần rất nhỏ của chi tiết gia công,làm
cho phần này nóng chảy và bốc hơi tách ra khỏi bề mặt gia công.Năng lượng
nhiệt được sinh ra bởi sự biến đổi năng lượng điện

I.2.3.Các phương pháp gia công kết hợp
-Con đường triển vọng nhất để xây dựng các phương pháp gia công mới có
hiệu quả là tạo ra các phương pháp gia công kết hợp
-Hiện nay người ta đã đưa vào các phương pháp mới như: gia công cơ anot
với rung động tần số thấp và siêu âm,khoan rung động đồng thời đưa dòng điện
vào vùng cắt,gia công cơ hóa đồng thời đưa vào cắt thường và cắt rung,gia công
tia lửa điên và điện hóa với dao động siêu âm của điện cực,các phương pháp tạo

mẫu nhanh…

I.3.Sơ đồ công nghệ,dây truyền sản xuất của nhà máy sản xuất
cơkhíCOTECCONS
Thép định hình

Kết cấu thép,vì kèo,
giàn giáo hỏng

Máy rỉ bằng máy
Gia công kết
cấu,vì kèo,dàn
giáo…

Đánh rỉ thủ công
Hàn,sửa chữa
Phun sơn
Làm khô
Xếp vào kho và chuyển đi


Thuyết minh công nghệ: Nhà máy sản xuất cơ khí COTECCONS sử dụng thép
định hình nhập từ các nhà máy sản xuất và thực hiện gia công các thiết bị cốt
pha,giàn giáo,vì kèo,dụng cụ phục vụ cho công trình của công ty.Bên cạnh đó
thực hiện sửa chữa,bảo dưỡng,bảo trì các thiết bị kết cấu kép,vì kèo,dàn giáo hư
hỏng từ các công trình xây dựng của công ty cổ phần xây dựng (COTEC) trên địa
bàn Đà Nẵng và các khu vực lân cận
-Giai đoạn xử lý bề mặt: Công việc đầu tiên là đánh rỉ,làm sạch và tách
màng sơn cũ sơ bộ bằng thủ công trước khi đưa lên máy đánh rỉ làm sạch toàn bộ
bề mặt bằng kim loại.Giai đoạn chủ yếu thực hiện bằng phương pháp cơ học,dùng

cào bằng thép,chổi và một số vật liệu mài mòn để loại màng sơn bám vào bề mặt
vật liệu.Nguồn ô nhiễm chủ yếu trong giai đoạn nay là:bụi,tiếng ồn do hoạt động
bóc dỡ vật liệu,đập,mài,đánh rỉ.
-Giai đoạn chỉnh sửa: Kết thúc công đoạn đánh rỉ bằng máy,các vật liệu
thép chuyển cho tổ sửa chữa kiểm tra,hàn,nắn lấy lại hình dạng sản phẩm.Công
đoạn này nguồn ô nhiễm chính là chất thải rắn,bụi,tiếng ồn,khí thải do hoạt động
hàn xì gây ra.
-Giai đoạn sơn: Những phần kết cấu từ công đoạn gia công thép định hình
và kết cấu đã đánh rỉ,lấy lại hình dạng được lau chùi sạch sẽ và đưa vào buồng xịt
sơn tạo lớp áo bảo vệ vật liệu thép.Nguyên tắc cơ bản của công đoạn này là phân
tán sơn thành các dòng bụi phun nhỏ và và phun thẳng vào vật cần sơn.Dùng một
cốc hút kim loại chứa sơn vặn vào súng phun và sơn được hút vào súng phun bởi
không khí chạy qua một lỗ trên một ống thông với cốc,sơn dời súng phun thông
qua 1 van điều chỉnh lượng sơn.Để phun sơn thì thể tích khí nén cũng cần phải
đủ,áp suất tại súng phun thay đổi từ 30-70 Pa và các dòng phun phải được gối đầu
nhau mỗi khi súng di chuyển lui tới trên vật liệu cần sơn để tạo lớp sơn đồng nhất
về chiều dày
+)Sau khi sơn xong,các kết cấu được phơi khô,xếp kho và chuyển đi phục
vụ các công trình xây dựng
+)Giai đoạn này nguồn ô nhiễm chính là bụi sơn,tiếng ồn do hoạt động máy
nén khí sinh ra.


II.Nguồn khí thải từ nhà máy gia công cơ
khí
Nguồn bụi phát sinh trong quá trình nhà máy hoạt động do các hoạt động của
xe vận chuyển vật liệu ra vào nhà máy, các hoạt động bóc dỡ vật liệu; bụi sơn, bụi
kim loại trong công đoạn đánh rỉ làm sạch bề mặt, sữa chữa, gia công kết cấu
thép, sơn phủ bề mặt.
•Bụi kim loại:

Bụi kim loại phát sinh tại bộ phận sửa chữa và gia công kết cấu thép. Ô
nhiễm bụi chủ yếu tại công đoạn cắt, mài, làm sạch bề mặt. Bụi kim loại có tỷ
trọng lớn (d = 7 - 8) nên chỉ tồn tại xung quanh nguồn gây bụi, nhanh chống sa
lắng, ít phát tán đi xa. Lượng bụi do quá trình làm sạch bề mặt kim loại thải ra
môi trường phụ thuộc vào phương pháp làm sạch khác nhau và mức độ oxy hóa
của kim loại. Các sản phẩm thép phục vụ công trình của nhà máy đều được sơn
phủ bề mặt để chống rỉ và các tác động ăn mòn, oxy hóa của môi trường, trong
quá trình thi công kết cấu thép bị rỉ, bóc sơn, hư hỏng đều được chuyển về nhà
máy sữa chữa và sơn lại ngay do vậy lượng bụi rỉ kim loại thải ra không nhiều khi
làm sạch bề mặt. Trong công đoạn làm sạch bề mặt bụi kim loại và bụi sơn củ
thường đi kèm với nhau, ước tính lượng bụi sơn có lẫn bụi kim loại thu gom trung
bình mỗi ngày tại nhà máy là 0,5 kg. Bên cạnh bụi kim loại do quá trình làm sạch
bề mặt thải ra còn có bụi khói hàn là bụi keo nhỏ mịn được hình thành khi sắt
nguyên chất hoặc hợp kim bị nung nóng. Thành phần khói hàn là γ.Fe2O3, đôi
khi có Fe3O4, các hạt thường có kích thước từ 0,01 - 1 μm. Công nhân làm hàn
và gia công cơ khí dễ bị nhiễm bụi phổi sắt, đặc biệt khi làm việc tại những nơi
kín, chật hẹp, kém thông gió.
•Bụi sơn:
Bụi sơn thường phát sinh ở khâu làm sạch lớp sơn cũ và các hạt sơn dạng
sol phát sinh trong quá trình phun sơn. Trong thành phần bụi sơn phát sinh chủ
yếu là oxit chì, oxit sắt. Ngoài ra còn có các khí thải khác như CO, NOx. Tuy
nhiên tác động của loại ô nhiễm này thường không lớn, do được phân tán trong
môi trường rộng, thoáng. Các tác động do bụi kim loại, bụi sơn gây ra khi xâm
nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, các kim loại nặng có khả năng tích lũy trong
cơ thể gây rối loại đến chức năng của men, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao
động.
•Bụi phát sinh từ phương tiện vận chuyển, bóc xếp vật liệu:
Đối với dự án, bụi sinh do hoạt động của các phương tiện vận chuyển bốc
xếp hàng hoá ít, dễ lắng, không thường xuyên. Do khu vực nhà máy nằm trong
khu công nghiệp nên không ảnh hưởng đến dân cư xung quanh, xung quanh có

nhiều cây cối nên bụi sinh ra do quá trình này chủ yếu phát tán trong phạm vi khu
vực tiếp nhận nguyên liệu. Nên đối tượng chịu sự tác động chủ yếu là công nhân
bốc xếp.


- Đối với con người: Tác dụng của bụi chủ yếu là: tích lũy trong phổi và
ở các cơ quan của đường hô hấp trên. Các hạt bụi kích thước >10μm được giữ lại
bởi lông ở khoang mũi, sau đó thải ra ngoài. Khí ô nhiễm và các hạt bụi nhỏ tiếp
tục đi vào sâu trong các cơ quan hô hấp và các hạt bụi có kích thước <10μm có
thể bị giữ lại ở phổi (các hạt bụi kích thước <1μm được vận chuyển đi theo khí
trong hệ thống hô hấp) hay vào máu gây độc.
- Bụi trong không khí có tác hại chủ yếu đến hệ hô hấp rồi mắt, da... sau
đó tùy theo tính chất của bụi mà nó có tác động đến các cơ quan khác của cơ thể.
Bụi bám trên mặt da có thể gây viêm da, tấy đỏ, ngứa, rát xót. Vào phổi, bụi gây
kích thích cơ học và sinh phản ứng xơ hoá phổi, gây ra các bệnh về đường hô
hấp: viêm phổi, khí thũng phổi, ung thư phổi, viêm mũi dị ứng, hen phế quản,
bệnh bụi phổi.
- Đối với cây cối xung quanh khu vực dự án thì bụi có có tác động không
lớn do phát sinh không thường xuyên và không nhiều. Ô nhiễm do khí thải: Trong
quá trình hoạt động nguồn ô nhiễm khí thải do các hoạt động của phương tiện vận
chuyển nguyên liệu, khí thải công đoạn hàn xì, hơi dung môi sơn.
•Khí thải phương tiện giao thông:
Hoạt động của các phương tiện giao thông vận chuyển nguyên nhiên vật
liệu, sản phẩm ra vào Nhà máy cũng góp phần gây ô nhiễm môi trường không khí
xung quanh. Nhiên liệu đốt cho quá trình vận hành các phương tiện vận tải
thường là xăng và dầu Diesel, vì vậy trong khói thải xe sẽ phát sinh bụi khói và
các khí độc SO2, NOx, CO, CO2, CxHy.
-Thành phần các chất ô nhiễm từ các phương tiện vận tải đã được tính toán
qua các nguồn tài liệu khác nhau, theo tài liệu thống kê của tổ chức ECO thì
thành phần các chất ô nhiễm trong khói thải xe ô tô, xe tải như sau:

Tình trạng
vận hành
Chạy không tải
Chạy chậm
Chạy tăng tốc
Chạy giảm tốc

CxHy(ppm)

CO(%)

NO2(PPM)

CO2(ppm)

750
300
400
4000

5,2
0,8
5,2
4,2

30
1500
3000
-60


9,5
12,5
10,3
9,5


-Theo Hệ số đánh giá ô nhiễm nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) 1993,
thải lượng bụi và các chất ô nhiễm tính cho loại xe có trọng tải từ 3,5 - 16 tấn, với
xe chạy dầu Diezen (S ═ 1%), và tốc độ trung bình 8 - 10 km được xác định như
sau:
Chất ô nhiễm
Bụi
So2
NOx
CO
VOC

Tải lượng từ 1 xe
(kg/10km đương dài)
0,009
0,0429
0,188
0,06
0,026

Tải lượng 100 xe
(Kg/10km đường dài)
0,90
4,29
11,80

6,00
2,60

-Trung bình mỗi ngày Nhà máy có 3 chuyến xe vào ra để bóc xếp nguyên liệu,
áp dụng hệ số đánh giá ô nhiễm nhanh của WHO thì lượng chất ô nhiễm thải vào
không khí với tải lượng như sau:
Chất ô nhiễm
Bụi
SO2
NOx
CO2
VOC

Tải lượng từ 3 xe
Kg/10km đường dài
0,027
0,1289
0,354
0,18
0,078

Xe vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm của Nhà máy lưu thông trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng và các vùng lân cận, nên hoạt động giao thông vận tải của
Nhà máy đã góp phần làm ô nhiễm môi trường không khí, làm tăng thêm nồng độ
các chất ô nhiễm trong không khí xung quanh. Tuy nhiên do lượng xe ra vào nhà
máy ít, trung bình 3 chuyến/ngày và tần suất bé nên ảnh hưởng đến môi trường ở
mức độ nhẹ. Nhà máy sẽ có các biện pháp kỹ thuật và quản lý thích hợp vấn đề
này nhằm giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường không khí và ảnh hưởng sức
khỏe nhân dân trong khu vực.



Khí thải khói hàn
Công đoạn hàn kim loại để liên kết thép sẽ phát sinh ra các loại khí thải, cụ thể là
khói hàn. Các loại khí thải từ công đoạn hàn chủ yếu là khói hàn CO, NOx, SO2,
nhiệt lượng. Bên cạnh đó, công đoạn này thường phát sinh ánh sáng với cường độ
vượt tiêu chuẩn cho phép.
•Dung môi sơn
Trong quá trình sơn dung môi sử dụng là xăng, hơi hydrocacbon từ xăng thường
ít gây nhiễm độc mãn tính mà chỉ gây nhiễm độc cấp tính với các triệu chứng
như: suy nhược, chóng mặt, say, co giật, ngạt, viêm phổi, áp xe phổi... Khi hít thở
khí hydrocacbon ở nồng độ cao có thể bị nhiễm độc cấp tính, cơ thể xuất hiện các
cơn co giật, rối loạn nhịp tim và hô hấp, thậm chí dẫn đến tử vong. Các công trình
nghiên cứu còn chứng tỏ rằng một số hydrocacbon còn gây ung thư phổi. Hơi
xăng, dầu trong không khí còn có thể gây cháy, nổ. Khi hỗn hợp với không khí tỷ
lệ trong khoảng 1 - 7 % và có tia lửa điện thì sẽ gây cháy nổ.
•Ô nhiễm mùi hôi:
Mùi hôi chủ yếu từ các hợp chất hữu cơ bay hơi là biểu hiện rõ ràng nhất của ô
nhiễm do chất gây mùi. Nguồn phát sinh là khu vực phun sơn, khu vực lưu trữ
dung môi xăng dầu. Tuy nhiên, phần lớn hoạt động sơn thực hiện trong buồng
phụ sơn riêng, hơn nữa lượng dung dịch sơn hằng ngày sử dụng không lớn (trung
bình 10 lít/ngày) và hoạt động sơn diễn ra không liên tục nên mùi hôi không đáng
kể.
•Ô nhiễm tiếng ồn:
Tiếng ồn phát sinh do hoạt của phương tiện vận chuyển vào ra nhà máy, quá trình
bốc dỡ vật liệu, đặc biệt là công đoạn gõ vữa, đánh rỉ, làm sạch bề mặt, phun sơn.
Tiếng ồn có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân vận hành máy móc thiết
bị, gây mệt mỏi, mất ngủ, gây tâm lý khó chịu. Tiếng ồn cao làm giảm khả năng
tập trung tư tưởng khi làm việc, dễ dẫn đến tai nạn lao động, giảm năng suất lao
động. Tiếng ồn có thể gây ra bệnh điếc nghề nghiệp. Đặc trưng của nhà máy gia
công cơ khí là tiếng ồn cao, tuy nhiên đối với Nhà máy sản xuất cơ khí

COTECCONS nằm trông khu công nghiệp Thanh Vinh nên tiếng ồn không gây
ảnh hưởng đến khu dân cư, hơn nữa công suất gia công của Nhà máy cũng không
lớn nên mức độ ảnh hưởng của tiếng ồn là không liên tục và chủ yếu ảnh hưởng
trực tiếp đối với công nhân làm việc trong nhà máy.


III. BIEN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG
TIÊU CỰC
Trong quá trình hoạt động cơ sở sẽ thải vào môi trường các loại: tiếng ồn, khí
thải, bụi, nước thải sinh hoạt, chất thải rắn … Nhà máy có các phương án xử lý để
giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường đối với từng loại chất thải đặc biệt là môi
trường không khí và vi khí hậu
Như đã trình bày ở trên, nguồn bụi phát sinh trong quá trình nhà máy hoạt động
do các hoạt động của xe vận chuyển vật liệu ra vào nhà máy, bụi sơn, bụi kim loại
trong công đoạn đánh rỉ làm sạch bề mặt, sữa chữa, gia công kết cấu thép, sơn
phủ bề mặt.
Bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển Nhà máy áp dụng các biện pháp sau:
- Nhà xưởng thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ. Phun nước lên bề mặt sân bãi
vào những ngày nắng gió, không ngừng cải tạo nâng cấp mặt sân và đoạn đường
vào ra nhà máy.
- Đối với xe chuyên chở vật liệu vào ra nhà máy phải có bạt che kín, chở đúng

trọng tải quy định
-. Đối với bụi sơn, bụi kim loại tại công đoạn gia công làm sạch bề mặt giàn giáo,
kết cấu thép bụi sơn và bụi kim loại thường đi kèm với nhau. Bụi kim loại có tỷ
trọng lớn nên chỉ tồn tại xung quanh nguồn gây bụi, nhanh chóng sa lắng, ít phát
tán đi xa. Công đoạn làm sạch bề mặt được thực hiện trong nhà xưởng có che


chắn xung quanh, nền nhà bằng bê tông nhẵn và lượng bụi sơn trong công đoạn

này được thu gom hằng ngày, bỏ vào thùng phuy, dưới sự hổ trợ của cơ

quan tư vấn, Nhà máy sẽ hợp đồng với Công ty MT. đô thị xử lý theo chất thải
nguy hại.
. - Công nhân làm việc trong nhà máy phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt,
trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp khi làm việc để bảo vệ sức khỏe,
hạn chế các tác hại do bụi sơn gây ra. Bụi sơn phát sinh trong quá trình phun sơn
-Bụi sơn trong thường có dạng sol khí và phát tán đi xa, để hạn chế bụi sơn phát
tán ra bên ngoài Nhà máy bố trí phòng riêng có che chắn xung quanh, tường cao
để thực hiện công đoạn pha dung môi và sơn phủ bề mặt sản phẩm, trong quá
trình sơn lượng bụi sơn sẽ dính bám trên bề mặt sàn và xung quanh tường. Lượng
bụi này được thu gom định kỳ và giao cho công ty môi trường xử lý theo chất thải
nguy hại
. - Trang bị dụng cụ bảo vệ cá nhân cho công nhân trong quá trình làm việc.
-Giảm thiểu ô nhiễm do khí thải: Khống chế ô nhiễm do khói thải giao thông vận
tải
- Khí thải của các phương tiện giao thông vận tải chứa các chất: (SO2, CO, NO2,
THC…), để giảm sự ô nhiễm gây ra do khí thải của các phương tiện giao thông
vận tải, nhà máy sẽ áp dụng các biện pháp sau đây:
+ Khi ký hợp đồng vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm, nhà máy yêu cầu các
chủ xe phải đảm bảo các điều kiện về tình trạng, kỹ thuật xe, trình độ lái xe, chấp
hành đúng các qui định về môi trường cũng như các qui định khác về vận chuyển
hàng hoá và giao thông trong thành phố.
+ Các phương tiện vận tải khi tham gia giao thông phải đạt các tiêu chuẩn về khí
thải, tiếng ồn ghi trong thông tư số 02/TT Môi trường ngày 20/10/1996 của Bộ
Khoa học Công nghệ và Môi trường về hướng dẫn thực hiện khoản 2 điều 71 điều
lệ trật tự an toàn giao thông đường bộ và an toàn giao thông đô thị ban hành kèm
theo nghị định số 36/CP ngày 29/5/1995 của chính phủ.



- Phân luồng lưu thông và đỗ xe hợp lý trong khu vực bãi tập kết, thành phẩm,
kho chứa trong khu vực nhà máy. Các phương tiện vận chuyển luôn trong tình
trạng tắt máy khi nhập nguyên liệu và xuất hàng để hạn chế lượng COx ảnh
hưởng đến môi trường
. - Trồng cây xanh trong khuôn viên nhà máy để tạo cảnh quan đồng thời giảm ô
nhiễm bụi, ồn và khí thải phát sinh ảnh hưởng đến công nhân viên và môi trường
xung quanh. Khống chế ô nhiễm do khói hàn và hơi dung môi sơn
- Khu vực buồng sơn được che chắn cẩn thận, tường cao, không gian đủ lớn
thuận lợi cho các thao tác khi sơn. Dung dịch sơn pha xong phải được sơn ngay
nhằm hạn chế dung môi bóc hơi ảnh hưởng môi trường và chất lượng sơn.
- Trang bị đầy đủ khẩu trang, găng tay, áo quần bảo hộ cho công nhân trong quá
trình sơn.
- Các dụng cụ chứa xăng dầu phải có nắp đậy kín, bố trí khu vực riêng để cất giữ,
tránh xa các nguồn nhiệt, điện.
- Đối với khói hàn, bố trí khu vực hàn ở nơi thông thoáng, các máy hàn bố trí
cách xa nhau từ 4 - 5 m.
- Người thợ hàn phải được đeo kính hàn phòng tia bức xạ, đeo khẩu trang có bộ
lọc khí, lọc bụi thích hợp. Thợ hàn phải được học tập về biện pháp an toàn nghề
hàn. Không tuyển dụng và bố trí người có bệnh phổi mãn tính, hen, các bệnh mắt
và bệnh sạm da.
- Để tạo môi trường làm việc và đảm bảo sức khoẻ cho người lao động, cơ sở sẽ
quan tâm nhiều đến các biện pháp thông thoáng nhà xưởng bằng các quạt hút
cưỡng bức, vệ sinh nhà xưởng hằng ngày nhằm đảm bảo môi trường vi khí hậu
trong khu vực sản xuất đạt tiêu chuẩn cho phép.
- Kiểm tra, đánh giá môi trường định kỳ, thực hiện các biện pháp hạn chế các
nguồn ô nhiễm bảo đảm đạt quy chuẩn QCVN: 05/2009/BTNMT về chất lượng


không khí xung quanh và QCVN: 06/2009/BTNMT quy định một số chất độc hại
trong môi trường không khí xung quanh. Khống chế ô nhiễm tiếng ồn Trong


sản xuất tiếng ồn mang tính ô nhiễm cục bộ môi trường lao động vì toàn bộ hoạt
động chủ yếu nằm trong khu vực nhà máy là chính. Theo thời gian tiếng ồn sẽ
tăng lên theo hao mòn thiết bị.
- Để giảm thiểu tiếng ồn và rung các phương tiện vận chuyển phải được tắt máy
lúc nhập nguyên liệu cũng như xuất hàng, cơ sở luôn yêu cầu tắt tất cả động cơ
máy nổ để không tác động xấu đến xung quanh. Hạn chế sử dụng còi trong khu
vực kho. Lập kế hoạch vận chuyển hợp lý để tránh các hoạt động về đêm của các
phương tiện giao thông.
- Các máy móc, thiết bị thường xuyên được kiểm tra cẩn thận độ cân bằng của
máy khi lắp đặt, bảo trì định kỳ, chú ý việc bôi trơn và thay thế, sữa chữa các chi
tiết hư hỏng hoặc các dấu hiệu không đảm bảo hoạt động an toàn, ổn định.
Phương án trồng cây

Trong các gải pháp khống chế ô nhiễm vừa trình bày biện pháp trồng cây xanh
là hiệu quả và tốn ít chi phí hơn cả , nó giúp giảm tiếng ồn giảm ô nhiễm bụi và ô
nhiễm khí thải, đồng thời tăng cảnh quan cho nhà máy
Trồng cây xanh ở khu tường rào khu sân nhà máy, trồng cây thành từng cụm
trong khuân viên


-Giảm thiểu các tác động khác
+)An toàn lao động : đảm bảo an toàn cho công nhân trong quá trình làm việc. vì
đặc thù nghề nghiệp là độc hại nên tất cả các công nhân phải được trang bị quần
áo bảo hộ tránh bụi , sơn, tia lửa điện trong quá trình làm việc. mặt khác các công
nhân cũng phải có ý thức , và tuân thủ các quy định về an toàn lao động , vệ sinh
lao động do đơn vị quy định
Khả năng gây mất an toàn lao động hoặc gây nguy hiểm cho công nhân nếu họ
sử dụng một số máy móc trong xưởng mà không am hiểu quy tắc vận hành máy
móc thiết bị. vì vậy đơn vị cần phải có những buổi tập huấn hướng dẫn kĩ càng

cho công nhân hiểu được nguyên lý và quy trình vận hành thiết bị
Sử dụng đúng quy trình bảo dưỡng bảo trì đúng thời hạn của máy móc
Dán các khẩu hiệu an toàn để công nhân có ý thức cẩn trọng hơn


Sử dụng máy móc đúng theo hướng dẫn
Trang bị các hệ thống PCCC phù hợp bao gồm bơm bình cứu hỏa, bơm nước, hệ
thống báo cháy,biển cấm lửa…
+)An toàn về điện: trong quá trình vận hành máy móc cần kiểm tra để ý tới vấn
đề điện năng tránh sự cố đáng tiếc xảy ra.Thường xuyên kiểm tra các hệ thống an
toàn các công đoạn của quy trình vận hành , dây nối không dây nối đất độ cách
điện của các phụ tải hệ thống che chắn an toàn thiết bị
+)Sự cố cháy nổ
PCCC là công tác quan trọng của cơ sở tuan thủ cac yêu cầu nghiêm ngặt về sự
cố cháy nổ, giới hạn chịu lửa của cấu kiện
Hệ thống được lắp đặt theo đúng quy trình đảm bảo đủ an toàn về điện
Tuyên truyền giáo dục nhận thứ cho công nhân về pccc
Chống cháy chống sét : khi xây dựng cần phải trang bị bình cứu hỏa và hệ thống
dây nối đất dây không để phòng chông cháy nổ do thiên tai,con người
Lắp đặt vòi nước bổ sung tại nơi hay xảy ra hoặc có nguy cơ cao xảy ra hỏa hoạn


I V. C h ư ơ n g t r ì n h g i á m s á t m ô i t r ư ờ n g v à
tiêu chuẩn môi trường
Để đảm bảo hoạt động của cơ sở không gây tác động tiêu cực tới môi trường
xung quanh và đánh giá hiệu quả của các biện pháp xử lý ô nhiễm.Cơ sở sẽ phối
hợp với các cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường nhằm kiểm tra và giám sát
ô nhiễm môi trường tại cơ sở.Từ đó đề ra các biện pháp khắc phục và phòng
chống,góp phần bảo vệ môi trường tốt hơn.
1.Nội dung giám sát

-Giám sát việc thực hiện các biện pháp khống chế ô nhiễm nước thải,khí
thải,tiếng ồn,chất thải rắn và các hệ thống an toàn,bảo vệ sức khỏe.
- Giám sát,đánh giá diễn biến chất lượng môi trường trong và xung quanh khu
vực hoạt động của nhà máy
2.Vị trí và thông số giám sát
Đối với môi trường không khí và khí hậu:
-Khu vực sản xuất: vi khi hậu,bụi,tiếng ồn,Nox,Sox,CxHy…
-Khu

vực

bên

ngoài

nhà

máy-cuối

hướng

gió:

bụi,tiếng

ồn,

NOx,SOx,CO,CxHy…
3.Tiêu chuẩn so sánh
+)tiêu chuẩn môi trường Việt Nam – QCVN 05:2009/BTNMT : quy chuẩn kỹ

thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh
+)TCVN 5949-1998
+) QCVN 06:2009/BTNMT : quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc
hại trong không khí xung quanh
+) QCVN 26:2010/BTNMT: quy chuẩn quốc gia về tiếng ồn
+) TCVN 3985:1999: mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc


Kết luận
Cơ khí là một ngành khoa học giới thiệu quá trình sản xuất cơ khí và phương
pháp công nghệ gia công kim loại và hợp kim để chế tạo các chi tiết máy hoặc
kết cấu máy.. để tạo ra các sản phẩm có chất lượng và đảm bảo cần có quy trình
công nghệ và cũng sẽ gây ra hững tác động cho môi trường . vì vậy vấn đề môi
trường cũng là vấn đề sống còn của doanh nghiệp của địa phương và của nhà
nước ,đối với khí thải cũng không là một ngoại lệ. Khí thải từ các hoạt động công
nghiệp, giao thông vận tải, thƣơng mại, dịch vụ và sinh hoạt của con ngƣời đã
xuất hiện hoặc gia tăng nồng độ các chất độc hại có trong môi trƣờng không khí
làm ảnh hƣởng tới sức khỏe con ngƣời, động, thực vật, góp phần làm hƣ hại tài
sản trên bình diện toàn cầu, khí thải từ các hoạt động nói trên còn gây nên những
vấn đề lớn trên bình diện toàn cầu như mưa axit, sự suy giảm tầng ôzôn, sự nóng
lên của trái đất... Vì vậy việc kiểm soát ô nhiễm không khí là vô cùng cần thiết và
cấp bách. .


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Hệ số đánh giá ô nhiễm nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) 1993
- QCVN: 06/2009/BTNMT quy định một số chất độc hại trong môi trường
không khí xung quanh
- QCVN: 05/2009/BTNMT về chất lượng không khí xung quanh
- Tài liệu thống kê của tổ chức ECO

-QCVN 26:2010/BTNMT: quy chuẩn quốc gia về tiếng ồn
- TCVN 3985:1999: mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc



×