Tải bản đầy đủ (.pdf) (251 trang)

Khảo sát phương thức sử dụng ẩn dụ ngữ pháp trong các văn bản khoa học tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 251 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------------

NGUYỄN THU THỦY

KHẢO SÁT PHƢƠNG THỨC
SỬ DỤNG ẨN DỤ NGỮ PHÁP TRONG
CÁC VĂN BẢN KHOA HỌC TIẾNG VIỆT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------------

NGUYỄN THU THỦY

KHẢO SÁT PHƢƠNG THỨC
SỬ DỤNG ẨN DỤ NGỮ PHÁP TRONG
CÁC VĂN BẢN KHOA HỌC TIẾNG VIỆT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Chuyên ngành: Lí luận ngôn ngữ

Mã ngành



: 62.22.01.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS HOÀNG VĂN VÂN

Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các vấn
đề được nghiên cứu, phân tích, mô tả và tổng kết trong luận án này là trung
thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án

Nguyễn Thu Thủy


LỜI CẢM ƠN
Trải qua thời gian dài học tập và nghiên cứu miệt mài, tôi đã hoàn
thành xong luận án Tiến sĩ ngôn ngữ học. Trong quá trình học tập, nghiên cứu
tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên nhiệt tình của Thầy, Cô,
đồng nghiệp, gia đình và bạn bè.
Với lòng kính trọng, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến toàn thể cán bộ,
giảng viên ,viên chức Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội đã luôn động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất để
tôi hoàn thành chương trình đào tạo Tiến sĩ và hoàn thành luận án
Đặc biệt, với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng
biết ơn sâu sắc đến GS. TS Hoàng Văn Vân - người Thầy, người hướng dẫn
khoa học đã thường xuyên chỉ bảo, tận tình giúp đỡ tôi nghiên cứu hoàn thành

luận án.
Tôi chân thành cảm ơn các Thầy, Cô, đồng nghiệp và bạn bè đã hướng dẫn.
giúp đỡ, cộng tác, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án.
Tôi xin tri ân sự khích lệ, giúp đỡ của gia đình, người thân đã dành cho
tôi trong suốt quá trình công tác, học tập và nghiên cứu.
Chắc chắn trong luận án còn nhiều thiếu sót, tôi kính mong nhận được
sự chỉ dẫn, góp ý, giúp đỡ của quý Thầy, Cô để hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Thu Thủy


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................11
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................11
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................13
3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................13
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................14
5. Nguồn ngữ liệu ................................................................................................. 14
6. Đóng góp của luận án ........................................................................................15
7. Bố cục của luận án .............................................................................................15
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN ..17
1.1. Cơ sở lí luận ...................................................................................................17
1.2. Sơ lƣợc về sự dẫn nhập và nghiên cứu bƣớc đầu về ẩn dụ ngữ pháp ......19
1.2.1. Halliday (1985/1994) ...............................................................................19
1.2.2. Ẩn dụ ngữ pháp theo quan điểm của các nhà ngôn ngữ học chức năng hệ
thống khác ..........................................................................................................32
1.3. Tình hình nghiên cứu ẩn dụ ngữ pháp ở Việt Nam ...................................44
1.4. Quan điểm nghiên cứu của luận án.............................................................46
1.5. Tiểu kết ...........................................................................................................49

CHƢƠNG 2. ẨN DỤ TƢ TƢỞNG TRONG CÁC VĂN BẢN KHOA HỌC XÃ
HỘI TIẾNG VIỆT ..................................................................................................52
2.1. Khái niệm ẩn dụ tƣ tƣởng ............................................................................52
2.2. Cách lập ngôn của các loại ẩn dụ tƣ tƣởng trong văn bản khoa học xã
hội tiếng Việt.........................................................................................................54
2.3. Phƣơng thức sử dụng các loại ẩn dụ tƣ tƣởng trong văn bản khoa học xã
hội tiếng Việt ......................................................................................................56
2.3.1. Hiện tượng danh hóa cụm động từ...........................................................57
2.3.2. Hình thức danh hóa mệnh đề/cú bằng các danh từ có ý nghĩa khái quát
giữ vai trò Chủ ngữ/Đề ngữ ...............................................................................65

1


2.3.3. Cú bị bao được danh hóa, giữ vai trò như cụm danh từ làm Đề ngữ/Chủ
ngữ trong các cú quá trình không tương thích ...................................................70
2.3.4. Cú bị bao được danh hóa, giữ vai trò như cụm danh từ làm Bổ ngữ trong
các cú quá trình không tương thích ....................................................................75
2.3.5. Cú bị bao được danh hóa, giữ vai trò như cụm danh từ làm Chu cảnh
trong các cú quá trình không tương thích ..........................................................89
2.3.6. Trường hợp đặc biệt - thành phần của Chu cảnh được hiện thực hóa không
tương thích giữ vai trò làm Đề ngữ/Chủ ngữ trong các cú quá trình ......................91
2.4. Tiểu kết chƣơng 2 .........................................................................................94
CHƢƠNG 3. ẨN DỤ LIÊN NHÂN TRONG CÁC VĂN BẢN KHOA HỌC XÃ
HỘI TIẾNG VIỆT ..................................................................................................97
3.1. Tình thái và thức - những phạm trù diễn đạt nghĩa liên nhân .................97
3.1.1. Nghĩa tình thái ..........................................................................................97
3.1.2. Nghĩa mục đích phát ngôn và lực ngôn trung của cú ............................101
3.2. Ẩn dụ tình thái của cú trong các văn bản khoa học xã hội tiếng Việt ...105
3.2.1. Cú có phần đầu đứng thể hiện tình thái chủ quan của người viết …….106

3.2.2. Các cú có phần đứng đầu thể hiện tình thái chủ quan của người viết (chủ
thể vắng mặt/ ẩn) ..............................................................................................110
3.2.3. Các cú có phần đứng đầu thể hiện tình thái đồng quan điểm với người đọc ....111
3.2.4. Các cú có phần đứng đầu thể hiện tình thái che giấu tính chủ quan trong
phát ngôn của người viết ..................................................................................113
3.3. Ẩn dụ thức của cú trong các văn bản khoa học xã hội............................115
3.3.1. Ẩn dụ liên nhân của thức ........................................................................115
3.3.2. Khảo sát cú nghi vấn trong văn bản khoa học xã hội ............................118
3.3.3. Cú trần thuật với các giá trị ngôn trung khác trong văn bản khoa học xã hội ..130
3.4. Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................142
KẾT LUẬN ............................................................................................................145
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ...............151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................152
PHỤ LỤC BẢNG TƢ LIỆU .....................................................................................1

2


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Hai bình diện về ẩn dụ (Halliday 1998: 342) ................................. 20
Bảng 1.2: Hai bình diện của sự biến đổi ẩn dụ ............................................... 22
Bảng 1.3: Hệ thống các đơn vị ngữ nghĩa-ngữ pháp trong mối liên hệ với các
đơn vị siêu chức năng ...................................................................................... 36
Bảng 1.4: Bảng thể hiện kết cấu tương thích trong tiếng Anh của Halliday .. 37

3


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.5: Hai phương thức của sự hiện thực hóa và ẩn dụ xuống bậc của

Halliday ........................................................................................................... 39

Bảng 1.1:Hai bình diện về ẩn dụ (Halliday 1998: 342) .............................................................. 20
Bảng 1.2: Hai bình diện của sự biến đổi ẩn dụ .......................................................................... 22
Bảng 1.3: Hệ thống các đơn vị ngữ nghĩa - ngữ pháp trong mối liên hệ với các đơn vị siêu
chức năng ...................................................................................................................................... 36
Bảng 1.4: Bảng thể hiện kết cấu tƣơng thích trong tiếng Anh của Halliday ........................... 37
Hình1.5: Hai phƣơng thức của sự hiện thực hóa và ẩn dụ xuống bậc của Halliday .............. 39

4


DANH MỤC CÁC DẤU QUY ƢỚC
/

ranh giới cụm từ/ nhóm từ

//

ranh giới cú

///

ranh giới cú phức

[

]

ranh giới cụm từ bị bao


[[ ]]

ranh giới cú bị bao

*

chỉ cú không có tính ngữ pháp hay không được chấp nhận

+

chỉ sự xuất hiện của một đơn vị là bắt buộc

±

chỉ sự xuất hiện của một đơn vị có thể hoặc không thể bắt buộc



được hiện thực hóa bằng

^

chỉ trình tự cấu trúc, ví dụ, Hành thể ^ Quá trình ^ Đích thể

?

chỉ ra rằng một hình thức hay một ví dụ vẫn còn chưa chắc chắn

5



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DTH

: Tạp chí Dân tộc học

NCLS

: Tạp chí Nghiên cứu lịch sử

NCVH

: Tạp chí Nghiên cứu văn học

NN&PL

: Tạp chí Nhà nước và Pháp luật

NN

: Tạp chí Ngôn ngữ

TH

: Tạp chí Triết học

TLH

: Tạp chí Tâm lý học


VHDG

: Tạp chí Văn học dân gian

XHH

: Tạp chí Xã hội học

TĐH&BKT

: Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư

KHXHVN

: Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam

Nxb

: Nhà xuất bản

ĐHQG

: Đại học Quốc gia

ĐHSP

: Đại học sư phạm

ĐH & THCN


: Đại học và Trung học chuyên nghiệp

GD

: Giáo dục

KHXH

: Khoa học xã hội

UBKHXH

: Ủy ban khoa học xã hội

BĐNT

: Bị đồng nhất thể

6


PHỤ LỤC BẢNG CÁC KIỂU ẨN DỤ NGỮ PHÁP
(Trong các văn bản KHXH tiếng Việt)

Ẩn dụ tƣ tƣởng

1.
STT


Ẩn dụ tƣ tƣởng

Số lƣợng

Tần số

1

Danh hóa cụm động từ

243/629

38,6%

2

Danh hóa mệnh đề/cú

386/629

61,4%

1.1. Bảng phân loại các kiểu danh hóa cụm động từ
STT

Kiểu danh hóa cụm động

Ví dụ

Số lƣợng


Tần số

209/243

86,1%

20/243

8,2%

12/243

4,9%

2/243

0,8%

Số lƣợng

Tần số

71/386

18,4%

từ
Việc sửa đổi, bổ sung một số
qui định của Bộ luật tố tụng


1

Giữ vai trò BĐN thể trong hình sự hiện hành nhằm tăng
cú quan hệ đồng nhất

cường tranh tụng tại phiên tòa
hình sự là một hướng đi đúng
đắn.

2

3

4

Giữ vai trò Đương thể

Ban phát cho ai một cái gì là

trong cú quan hệ định tính

một giá trị quan trọng

Cụm động từ những gì

Những gì được thể hiện ở trên

trong cú quá trình tinh thần


cũng thể hiện…

Danh hóa cụm động từ

Vậy giữa cái được gọi là nhân

bằng cái trong cú quan hệ

học ngôn ngữ với cái được gọi

sở hữu

là ngôn ngữ học nhân học có
một khoảng cách nhất định.

1.2. Bảng phân loại các kiểu danh hóa mệnh đề/cú
STT

Kiểu danh hóa mệnh

Ví dụ

đề/cú
1

Danh hóa bằng cách danh Điều họ muốn cải thiện nhất
từ có ý nghĩa khái quát, trong đời sống hiện nay chủ yếu
giữ vai trò Chủ ngữ/đề vẫn thuộc về mức sống tối
ngữ


thiểu.

7


2

3

Cú bị bao được danh hóa

Cách mạng tháng Tám thành công

giữ vai trò Chủ ngữ/đề

và hai cuộc chiến tranh giành độc

ngữ trong cú quá trình

lập thắng lợi đã thổi một luồng sinh

không tương thích

khí mới vào nông thôn nước ta.

Cú bị bao được danh hóa

Họ mong ước đấng siêu nhiên

giữ vai trò Bổ ngữ trong


sẽ phù hộ cho họ, biến điều ước

cú quá trình không tương

thành hiện thực.

96/386

25,0%

197/386

51,0%

18/386

4,6 %

4/386

1,0%

thích
Khi hệ thống các nước xã hội
chủ nghĩa ở Trung, Đông Âu
và Liên Bang Xô Viết tan rã,

4


Cụm danh từ làm Chu
cảnh trong cú quá trình
không tương thích

một số vấn đề hết sức quan
trọng mà các chính trị gia phải
đối diện là bằng cách nào để
cân bằng giữa áp lực của thị
trường và sự can thiệp của Nhà
nước

5

Thành phần Chu cảnh

Những năm 1891-1892 đã

được thiện thực hóa

chứng kiến những trận phục

không tương thích làm

kích thắng lợi của nghĩa quân ở

Chủ ngữ/đề ngữ

đèo Quỳ Hợp, …

2. Ẩn dụ Liên nhân

Ẩn dụ liên nhân

Số lƣợng

Tần số

1

Ẩn dụ tình thái

210/460

45,65%

2

Ẩn dụ thức

250/460

54,35%

STT

2.1. Bảng phân loại các kiểu Ẩn dụ tình thái
STT

Kiểu cú

Dấu hiệu nhận diện (cấu


Số lƣợng

Tần số

79/210

37,6%

trúc)
1

Tình thái chủ quan của Tôi (chúng tôi) cho rằng, nghĩ,
người viết (chủ thể hiện)

e rằng, xem, nhận thấy, thấy,
thiết tưởng, thiết nghĩ,…

8


2

Tình thái chủ quan của

Thiết tưởng, thiết nghĩ,…

người viết (chủ thể ẩn)
3


Tình thái đồng quan điểm

Chúng ta đều biết rằng, đều

với độc giả

thừa nhận rằng, đều nhận thấy,

35/210

16,7%

58/210

27,6%

38/210

18,1%

Số lƣợng

Tần số

160/250

64%

132/160


82,5%

15/160

9,4%

13/160

8,1%

90/250

36,0%

như chúng ta đã biết,…

4

Tình thái che giấu tính chủ

Ai cũng thừa nhận rằng, ai đó

quan trong phát ngôn

nói rằng, mọi điều đã rõ, không
ai lại không biết rằng, …

2.2. Bảng phân loại các kiểu Ẩn dụ Thức
Kiểu cú


STT

Dấu hiệu nhận diện (cấu trúc)
Tôi muốn tập trung vào hai ý kiến

1

Cú trần thuật có các giá tranh luận đã từng được nêu lên
trong các nghiên cứu về lịch sử

trị ngôn trung khác

dân tộc học Việt Nam
- Sử dụng các động từ ngôn hành:
kiến nghị, đề xuất, đề nghị

Cú trần thuật có giá trị
ngôn

trung như

cầu

khiến

- Sử dụng vị từ tình thái muốn - hy

vọng
- Sử dụng các tiểu từ tình thái hãy -


đừng và các vị từ tình thái nên - cần phải
- Sử dụng phụ từ sẽ (Về từng tiêu

Cú trần thuật có giá trị chuẩn trên của chữ “đạt” trong
ngôn trung hứa hẹn

dịch thuật, tôi sẽ bàn kỹ hơn trong
một dịp khác.)
- Sử dụng cụm thật đáng tiếc,

Cú trần thuật có giá trị không may thay (Đáng tiếc là
cảm thán

chúng tôi chưa tìm thấy bản thư
mục của thư tịch tại thư viện Bảo
Đại.)

2

Cú nghi vấn có các giá
trị ngôn trung

Tại sao một sự kiện văn học này
được chấp nhận mà sự kiện khác bị
bỏ qua?

9


- Sử dụng các biểu thức nghi vấn

trong phần mở đầu văn bản (vì sao,

Cú nghi vấn có giá trị tại sao)
ngôn trung trình bày vấn
đề nghiên cứu

- Sử dụng các biểu thức nghi vấn

25/90

27,8%

65/90

72,2%

trong phần kết thúc văn bản (vậy…
là thế nào, như vậy ...là từ đâu;
nếu… thì thế nào; Vậy tại sao…;
Lẽ nào…; … hay chăng)
-

Biểu

thị

sự

(chẳng/chẳng phải


khẳng

định

… hay sao/ sao)

- Biểu thị thái độ phân vân, ngờ

Cú nghi vấn có các giá
trị ngôn trung khác

vực (phải chăng, liệu…hay không,
đến bao giờ)
- Biểu thị sự khẳng định, phỏng
đoán (có lẽ, có thể, lẽ nào, biết đâu
được)
- Có câu trả lời ngay tiếp theo

10


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Theo lý thuyết tu từ truyền thống, khái niệm khái quát dùng để chỉ một số
“nét của lời nói” hay “mỹ từ” có liên quan đến việc chuyển nghĩa ngôn từ thuộc
nhiều kiểu khác nhau gọi là ẩn dụ (metaphor). Trong một số nét nghĩa cụ thể hơn,
ẩn dụ là một kiểu chuyển nghĩa được dùng phân biệt với hoán dụ (metonymy) và
cải dung (synecdoche). Cả ba thuật ngữ này đều bao hàm cách sử dụng không theo
“nghĩa đen” của từ. Từ thời kỳ tu từ cổ Hy-La, thuật ngữ “ẩn dụ” đã được người ta
biết đến là dùng để chỉ sự chuyển nghĩa từ từ này sang từ khác. Nó vẫn được dùng

một cách rộng rãi để chỉ quá trình trong đó một từ nào đó được thu nạp một ý nghĩa
phái sinh. Trong tu từ học truyển thống, ẩn dụ được khái quát hóa như là sự chuyển
nghĩa từ vựng, là một phép tu từ ngữ nghĩa.
Trong khoảng vài chục năm gần đây, nhất là khi tác phẩm Metaphors we live
by (Chúng ta sống bằng ẩn dụ) của Lakoff và Johnson xuất bản năm 1980, giới
ngôn ngữ học đã bùng lên một xu hướng nghiên cứu ẩn dụ ở nhiều khía cạnh. Cho
đến nay, một số vấn đề lớn của ẩn dụ đã từng bước được làm sáng tỏ. Chẳng hạn
vấn đề vai trò của ẩn dụ trong giao tiếp ngôn ngữ và trong sự phát triển ngôn ngữ,
về cơ bản đã được khẳng định. Ẩn dụ không phải là cách dùng ngôn từ đặc biệt để
trang sức như là những mỹ từ trống rỗng, mà ẩn dụ trở thành hương vị và cảm xúc
chân thật của đời sống ngôn ngữ ở nhiều thể loại ngôn bản. Ẩn dụ cũng không còn
giới hạn ở phép dùng từ hình ảnh, so sánh mà xa hơn thế nữa, ẩn dụ đi vào thế giới
lập ngôn đầy màu sắc của ý niệm. Ẩn dụ không chỉ là một phương thức hoạt động
hiệu quả của ngôn ngữ mà còn là đặc trưng quan trọng nhất của tư duy con người,
vì tuyệt đại đa số các khái niệm cơ bản của loài người đều được thể hiện bằng ẩn dụ
- ẩn dụ khái niệm. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh ẩn dụ thuộc lĩnh vực tri nhận,
ẩn dụ tham gia vào quá trình sáng tạo và phát triển ngôn ngữ, ẩn dụ là một trong
những phương thức sử dụng ngôn từ hiệu quả.
Quá trình nghiên cứu ẩn dụ đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử. Trong quá
trình đó có những cách nhìn ẩn dụ từ những góc độ khác nhau. Các nhà từ vựng học
cho rằng ẩn dụ là phép dùng từ so sánh đặc biệt, là sự chuyển đổi ý nghĩa thuộc cấp
độ từ vựng-ngữ nghĩa. Các nhà ngôn ngữ học tri nhận khẳng định ẩn dụ thuộc lĩnh
vực tri nhận, là phương tiện để con người tri nhận thế giới và cũng là một phương
11


thức tư duy sáng tạo của loài người. Các nhà dụng học ngôn ngữ đề nghị lý giải ẩn
dụ trên cơ sở dụng học, vì ẩn dụ được phân định không phải bám vào ngữ nghĩa mà
là cách sử dụng ý nghĩa ấy trong hoàn cảnh cụ thể của các tình huống cụ thể. Nhìn
chung, ẩn dụ thường được mô tả như là một sự thay đổi trong cách sử dụng của từ

và được gắn bởi thuật ngữ “ẩn dụ từ vựng”.
Khi ngôn ngữ học chức năng hệ thống đề xuất khái niệm “ẩn dụ ngữ pháp”,
Halliday cho rằng: “Có một thành phần ngữ pháp mạnh mẽ trong chuyển nghĩa tu
từ; và một khi chúng ta đã nhận ra điều này thì chúng ta thấy rằng cũng có một sự
vật như là ẩn dụ ngữ pháp, ở đó sự thay đổi về cơ bản là trong các hình thức ngữ
pháp mặc dù nó cũng thường bao hàm sự thay đổi về từ vựng” [18,541]. Từ góc độ
này, ẩn dụ được xem xét là sự thay đổi về cách diễn đạt các ý nghĩa trong ngữ pháp
ngôn bản. Ẩn dụ ngữ pháp có vai trò quan trọng trong việc tạo dựng và hiểu ngôn
bản, nhất là các ngôn bản khoa học. Ẩn dụ ngữ pháp là vấn đề rất lý thú. Nghiên
cứu ẩn dụ ngữ pháp không những nghiên cứu được vấn đề từ vựng theo truyền
thống mà còn nghiên cứu được các vấn đề ngữ pháp xuất hiện trong các cách hành
văn thế nào. Nghiên cứu ẩn dụ ngữ pháp còn để xem các nhà văn và các nhà khoa
học kết cấu và sử dụng văn bản ra sao.
Văn bản khoa học là văn bản ứng dụng trong giao tiếp khoa học gắn với vai
trò người giao tiếp trong khoa học, nhằm chuyển tải tri thức khoa học. Văn bản
khoa học tồn tại dưới hai dạng: dạng viết và dạng nói. Dạng viết là dạng tồn tại phổ
biến của ngôn ngữ văn bản gồm có: các công trình nghiên cứu, khảo cứu, dịch thuật
về khoa học tự nhiên và xã hội, các hình thức giới thiệu, nhận xét, phê bình khoa
học, các bài làm của sinh viên, khóa luận, luận văn, luận án tốt nghiệp, đồ án khoa
học, các loại sách giáo khoa và giáo trình học tập các loại. Dạng nói là lời bài giảng,
lời phát biểu trong các buổi sinh hoạt khoa học. Lời hỏi và đáp trong các kỳ thi,
kiểm tra vấn đáp…
Văn bản khoa học gắn liền với thế giới quan, đời sống, xã hội con người.
Văn bản khoa học xã hội chuyển tải các nội dung nghiên cứu về khoa học xã hội
bao gồm: nhân học, truyền tin học, văn hóa, kinh tế, giáo dục, địa lý học nhân văn, sử
học, ngôn ngữ học, khoa học chính trị, tâm lý học, chính sách xã hội, xã hội học…
Đối tượng tham gia văn bản khoa học chủ yếu là các nhà khoa học, các giáo
sư, tiến sĩ, người làm công tác giảng dạy, cán bộ nghiên cứu, giáo viên, sinh viên và

12



học sinh. Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản khoa học và văn bản khoa học xã hội
chủ yếu là ngôn ngữ viết. Nhiệm vụ của người viết phải dùng ngôn ngữ để giải
thích, chứng minh, diễn giải để làm sáng tỏ các lý luận, chứng cớ rõ ràng. Chức
năng chính của ngôn ngữ trong văn bản khoa học là chức năng diễn giải và tác
động, nó gợi mở cho người đọc những suy nghĩ, tìm tòi, tiến tới hiểu và nắm bắt
được những vấn đề khoa học đặt ra. Trong văn bản khoa học xã hội ngôn từ phải
được sử dụng chính xác, lôgic… đảm bảo chuyển tải thông tin chính xác đến người
đọc để người đọc có thể lĩnh hội thông tin.
Ngữ pháp chức năng hệ thống đã được áp dụng vào việc nghiên cứu tiếng
Việt với các chuyên khảo của Hoàng Văn Vân [63], Diệp Quang Ban [2], Nguyễn
Hòa [25] và một vài tác giả khác. Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu theo
đường hướng ngữ pháp chức năng hệ thống, vấn đề “ẩn dụ ngữ pháp” vẫn chưa
được nghiên cứu một cách chi tiết và cụ thể, đặc biệt là hiện tượng ẩn dụ ngữ pháp
trong các văn bản khoa học tiếng Việt. Đây chính là lý do để tác giả chọn đề tài
“Khảo sát phương thức sử dụng ẩn dụ ngữ pháp trong các văn bản khoa học tiếng
Việt” làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận án là áp dụng ngôn ngữ học chức năng hệ thống để nghiên
cứu bản chất của ẩn dụ ngữ pháp, khảo sát các phương thức sử dụng ẩn dụ ngữ pháp
trong các văn bản khoa học, tìm hiểu một cách có hệ thống về ẩn dụ ngữ pháp và
cách thức sử dụng chúng trong một thể loại ngôn bản cụ thể là các văn bản khoa học
xã hội tiếng Việt.
Để đạt được mục đích nói trên, luận án xác định các nhiệm vụ nghiên cứu cụ
thể như sau:
 Nghiên cứu những vấn đề lý thuyết đặc trưng về ẩn dụ ngữ pháp trong
tiếng Anh, tìm hiểu hiện tượng này trong nghiên cứu tiếng Việt và xây dựng khung
lý thuyết về ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Việt.
 Khảo sát các cách diễn đạt sử dụng ẩn dụ ngữ pháp trong các văn bản

khoa học xã hội tiếng Việt.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các hiện tượng ẩn dụ ngữ pháp xuất
hiện trong các văn bản khoa học, mà cụ thể ở đây là trong các văn bản khoa học xã
13


hội tiếng Việt. Việc nghiên cứu các hiện tượng ẩn dụ ngữ pháp hoạt động như thế
nào trong các văn bản khoa học xã hội tiếng Việt sẽ rút ra được quy luật hoạt động
của hiện tượng ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Việt.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu đặc thù của luận án là phương pháp phân tích ngôn
ngữ học theo tinh thần của ngữ pháp chức năng hệ thống. Cụ thể là:
- Thống kê: Phương pháp này dùng để thống kê và phân loại các loại ẩn dụ
ngữ pháp xuất hiện trong các ngôn bản đích thực thuộc thể loại văn bản khoa học xã
hội (cụ thể là các tạp chí: Dân tộc học (DTH), Nghiên cứu lịch sử (NCLS), Nghiên
cứu văn học (NCVH), Ngôn ngữ (NN), Nhà nước và Pháp luật (NN&PL), Tâm lý
học (TLH), Triết học (TH), Văn hóa dân gian (VHDG), Xã hội học (XHH), Từ điển
học và Bách khoa thư (TĐH&BKT), Khoa học xã hội Việt Nam (KHXHVN)…).
- Mô tả: Dựa trên cơ sở quan điểm của Halliday về ẩn dụ ngữ pháp, tiến
hành phân tích nội dung, ý nghĩa các yếu tố, các mặt tham gia vào việc tạo nên các
loại ẩn dụ ngữ pháp xuất hiện trong các văn bản khoa học xã hội tiếng Việt. Đồng
thời, mô tả những luận điểm, luận cứ nhằm làm sáng tỏ vấn đề đang bàn luận.
5. Nguồn ngữ liệu
Phạm vi văn bản khoa học xã hội rất rộng trong khi nội dung của luận án có
hạn, chính vì vậy, tác giả chỉ giới hạn thu thập nguồn ngữ liệu được lựa chọn trong
một số văn bản khoa học xã hội tiếng Việt (số tạp chí và năm xuất bản không đầy đủ
tùy từng loại tạp chí, nhìn chung thời gian khoảng từ 2003 đến 2016), cụ thể như sau:
Dân tộc học (DTH – 7 số), Nghiên cứu lịch sử (NCLS – 6 số), Nghiên cứu văn học
(NCVH – 16 số), Ngôn ngữ học (NN – 19 số), Nhà nước và Pháp luật (NN&PL – 4

số), Tâm lý học (TLH – 8 số), Triết học (TH – 5 số), Văn học dân gian (VHDG – 8 số),
Xã hội học (XHH – 5 số),Từ điển học và Bách khoa thư (TĐH&BKT – 4 số), Khoa
học xã hội Việt Nam (KHXHVN – 5 số), …
Ngoài ra, một số ngữ liệu tìm thấy trong các văn bản khoa học xã hội khác cũng
được sử dụng để phục vụ cho nhiệm vụ nghiên cứu.
Từ các tài liệu này, tác giả thu thập được hơn 1089 ví dụ, tập hợp lại thành 1
bảng tư liệu, sau đó phân loại các ví dụ thành các kiểu ẩn dụ ngữ pháp để làm tư liệu
cho việc phân tích trong phần chính văn của luận án.

14


6. Đóng góp của luận án
Về lí luận, luận án là công trình đầu tiên lấy ẩn dụ ngữ pháp của ngữ pháp chức
năng hệ thống làm đối tượng nghiên cứu để khảo sát hiện tượng này trong các văn bản
khoa học xã hội tiếng Việt. Những kết quả nghiên cứu của luận án sẽ ít nhiều góp phần
ủng hộ việc áp dụng ngữ pháp chức năng hệ thống vào trong nghiên cứu tiếng Việt.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn tiếp tục làm rõ thêm bản chất của ẩn dụ
ngữ pháp, khẳng định ẩn dụ ngữ pháp không phải là một vấn đề của hệ thống ngôn ngữ
mà là một quá trình hay một cơ chế nảy sinh ra trong sự tác động của các siêu chức
năng và các loại ngôn cảnh, nhằm chuyển tải ý niệm trong tư duy hay nghĩa trong tâm
thức con người, đúng với sở nguyện của chủ thể lập ngôn.
Về thực tiễn, việc hiểu rõ ẩn dụ ngữ pháp được sử dụng và có tác dụng như thế
nào trong các văn bản khoa học tiếng Việt, cùng với việc nắm được cách thức vận dụng
ẩn dụ ngữ pháp sẽ giúp các nhà nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ hiểu rõ hơn về bản
chất, kết cấu của các ngôn bản khoa học. Trên cơ sở đó, có thể xây dựng nên một môn
học dạy về phương pháp soạn thảo văn bản khoa học một cách hiệu quả, giúp cho sinh
viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh nâng cao khả năng viết báo cáo khoa học,
luận văn, luận án của mình.
Ngoài ra, hiểu rõ cấu trúc ẩn dụ ngữ pháp còn có thể giúp những người làm

công tác phiên dịch, biên dịch thực hiện công việc dịch thuật một cách dễ dàng hơn,
nhờ việc nắm vững các cấu trúc ngữ pháp, các cách diễn đạt nghĩa của từng thể loại
ngôn bản giúp việc chuyển mã ngôn ngữ nhanh chóng, chính xác và đạt hiệu quả cao.
7. Bố cục của luận án
Luận án có kết cấu gồm những phần sau:
Phần mở đầu
Phần mở đầu trình bày lí do, mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, nguồn ngữ liệu,
phạm vi và phương pháp nghiên cứu của luận án. Những đóng góp của luận án và
giới thiệu bố cục luận án.
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận
Trong chương 1, luận án trình bày tổng quan những vấn đề lý thuyết, đưa ra
quan điểm nghiên cứu của những nhà ngôn ngữ học chức năng về vấn đề ẩn dụ ngữ

15


pháp cụ thể là Halliday. Tiếp theo đó là những nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ
học chức năng hệ thống khác bàn về vấn đề ẩn dụ ngữ pháp trên tinh thần kế thừa
kết quả nghiên cứu của Halliday. Luận án đưa ra những khái niệm liên quan là hiện
thực hóa và sự tương thích. Khái quát tình hình hình nghiên cứu ẩn dụ ngữ pháp ở
Việt Nam từ trước đến nay. Trình bày quan điểm nghiên cứu của luận án và tiểu kết.
Chương 2: Ẩn dụ ngữ pháp tư tưởng trong các văn bản khoa học xã hội
tiếng Việt
Trong chương 2 luận án nghiên cứu các vấn đề cụ thể của ẩn dụ ngữ pháp tư
tưởng trong các văn bản khoa học xã hội. Luận án đưa ra các khái niệm ẩn dụ tư
tưởng, cách lập ngôn của các loại ẩn dụ tư tưởng trong văn bản khoa học xã hội
Việt Nam. Khảo sát các trường hợp ẩn dụ tư tưởng xuất hiện trong văn bản khoa
học xã hội. Qua quá trình khảo sát các trường hợp ẩn dụ tư tưởng trong văn bản
khoa học xã hội, nhận thấy hiện tượng danh hóa được xem như là một công cụ thay
thế để biểu đạt ý nghĩa trong văn bản. Thực trạng sử dụng các loại ẩn dụ tư tưởng

trong văn bản khoa học xã hội tiếng Việt và tiểu kết.
Chương 3: Ẩn dụ ngữ pháp liên nhân trong các bản khoa học xã hội
Chương 3 luận án nghiên cứu các vấn đề ẩn dụ liên nhân trong các văn bản
khoa học xã hội tiếng Việt. Khái quát vấn đề thức và tình thái trong tiếng Việt bao
gồm: nghĩa tình thái, nghĩa mục đích phát ngôn và lực ngôn trung của cú. Khảo sát
các trường hợp ẩn dụ tình thái, ẩn dụ thức của cú trong các văn bản khoa học xã hội
tiếng Việt và tiểu kết.
Kết luận
Phần kết luận tổng kết những kết quả đã nghiên cứu, nêu những hạn chế của
luận án và đề xuất một số hướng nghiên cứu trong tương lai.

16


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Cơ sở lí luận
Ngôn ngữ học chức năng hệ thống đã được biết đến ở rất nhiều nơi trên thế
giới và được sử dụng làm khung lí thuyết cho rất nhiều công trình nghiên cứu khác
nhau. Ngôn ngữ học có tính chức năng thể hiện ở ba điểm khu biệt có quan hệ rất
gần gũi với nhau trong cách lí giải của nó về (1) các ngôn bản, (2) về hệ thống, và
(3) về các thành phần của cấu trúc ngôn ngữ. Ngôn ngữ có tính chức năng là ngôn
ngữ được thiết kế ra để giải thích cho việc ngôn ngữ được sử dụng như thế nào.
Chính việc sử dụng ngôn ngữ qua hàng ngàn thế hệ đã hình thành nên hệ thống
ngôn ngữ, với mục đích phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu của con người. Ngữ
pháp chức năng, về cơ bản là ngữ pháp tự nhiên, với ý nghĩa là mọi hiện tượng
ngôn ngữ cuối cùng đều có thể giải thích được trong mối quan hệ với việc ngôn ngữ
được sử dụng như thế nào.
Ngôn ngữ là một quá trình xã hội, bởi vì “xã hội và kí hiệu là không thể tách
rời”. Dựa vào tiền đề này, ngôn ngữ học chức năng hệ thống xem xã hội như là một

bộ phận cấu thành của một mô hính lí thuyết gồm bốn cấp độ: ngôn cảnh
(complex), ngữ nghĩa (semantics), ngữ pháp-từ vựng (lexicogrammar), và âm vị học
(phonology). Ở cấp độ ngôn cảnh, ngôn ngữ học chức năng hệ thống thu hút sự chú
ý vào ba khía cạnh của tình huống lời nói, lần lượt gọi là trường của ngôn bản (field
of discourse), không khí của ngôn bản (tenor of discourse), và phương thức của
ngôn bản (mode of discourse). Trường của ngôn bản liên quan đến những gì đang
diễn ra trong các tình huống lời nói, quyết định sự lựa chọn các ý nghĩa được hiện
thực hóa trong các mẫu thức ngữ pháp và từ vựng để thể hiện (lấy cú hành động làm
đại diện) ai, làm gì ai, cái gì, ở đâu. Không khí của ngôn bản biểu thị các mối quan
hệ vai diễn của những người tham gia vào tình huống lời nói (chẳng hạn mối quan
hệ giữa giáo viên-học sinh), tác động đến kiểu quan hệ giữa những người tham gia
và những gì người nói thực hiện để đạt được kiểu quan hệ đó. Phương thức của
ngôn bản cho biết kênh giao tiếp (văn viết hay văn nói hay sự kết hợp cả hai) và các
hình thức hùng biện như thuyết phục, mô tả, trình bày, nhân-quả, vấn đề-giải
pháp,… Nó liên quan đến các đặc điểm như liên kết và mạch lạc của ngôn bản –
17


việc các cú được “treo” cùng nhau như thế nào để làm cho ngôn bản thành một thể
thống nhất. Trường của ngôn bản, không khí của ngôn bản, và phương thức của
ngôn bản hình thành nên khái niệm “ngữ vực” của Halliday.
Ở cấp độ ngữ nghĩa, ngôn ngữ học chức năng hệ thống thừa nhận rằng ngôn
ngữ được tổ chức theo ba siêu chức năng: siêu chức năng tư tưởng (ideational
metafunction), siêu chức năng liên nhân (interpersonal metafunction), và siêu chức
năng ngôn bản (textual metafunction). Siêu chức năng tư tưởng, được kích hoạt bởi
trường của ngôn bản ở tầng ngôn cảnh, liên quan đến việc thể hiện các ý tưởng hay
kinh nghiệm (ví dụ sự thể hiện kiến thức ngôn ngữ học trong sách giáo khoa phổ
thông). Siêu chức năng liên nhân, được kích hoạt bởi không khí của ngôn bản, thể
hiện mối quan hệ xã hội giữa các cá nhân (ví dụ, mối quan hệ giữa các nhà ngôn
ngữ học với tư cách là tác giả sách giáo khoa và học sinh). Siêu chức năng ngôn

bản, được kích hoạt bởi phương thức của ngôn bản, liên quan đến việc tạo sự quan
yếu giữa các phần đang được nói/viết trong một thông điệp, giữa ngôn bản và ngôn
cảnh (ngôn cảnh ngôn ngữ và ngôn cảnh tình huống), đem lại cho ngôn bản cảm
giác thực, sự liên kết và mạch lạc.
Siêu chức năng tư tưởng, siêu chức năng liên nhân và siêu chức năng ngôn
bản kích hoạt ba hệ thống tạo lời ở cấp độ ngữ pháp-từ vựng (mỗi hệ thống lại bao
gồm một số tiểu hệ thống): hệ thống chuyển tác (transitivity system), hệ thống thức
(mood system), và hệ thống ngôn bản (textual system). Hệ thống chuyển tác liên
quan đến các kiểu quá trình, các tham thể tham gia vào quá trình và các chu cảnh
kèm theo. Ở một khía cạnh khác của hệ thống chuyển tác, ẩn dụ ngữ pháp được
định nghĩa như là “sự thay thế lớp ngữ pháp này, hay cấu trúc ngữ pháp này bằng
lớp ngữ pháp kia hay cấu trúc ngữ pháp kia”.
Ẩn dụ ngữ pháp (grammatical metaphor) là một khái niệm được dẫn nhập
vào lý thuyết ngôn ngữ học chức năng hệ thống do Halliday giới thiệu đầu tiên
trong công trình An Introduction to Functional Grammar (Dẫn luận ngữ pháp chức
năng) [82], xuất bản lần thứ nhất năm 1985. Từ sau đó, lý thuyết về ẩn dụ ngữ pháp
được phát triển bởi các nhà ngôn ngữ học chức năng hệ thống, bao gồm cả Halliday
và nhiều nhà nghiên cứu khác như Martin, Mathiessen, Ravelli, Eggins, Goatly, …
Mặc dù có những cách giải thích khác nhau, song trong ngôn ngữ học chức năng hệ

18


thống đã đạt được đồng thuận lớn đối với sự chú ý đến ẩn dụ ngữ pháp và một ít
đến ẩn dụ từ vựng khi nghiên cứu về quan hệ giữa chúng. Có thể thấy rằng, tuy khái
niệm ẩn dụ ngữ pháp không được đề cập đến trong các lý thuyết ngôn ngữ học
khác, nhưng cách nó được xử lý trong ngôn ngữ học chức năng hệ thống đã giúp
chúng ta hiểu thêm về mối quan hệ giữa các cấu trúc ngữ pháp-từ vựng đồng ngôn
liệu. Việc “tìm ra” ẩn dụ ngữ pháp đã kích thích sự phát triển của các nghiên cứu
mô tả lý thuyết cũng như nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực này. Chẳng hạn như,

những thuộc tính của ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Anh đã thúc đẩy việc nghiên cứu
sự phát triển ngôn ngữ trẻ em và được đưa vào chương trình giáo dục ngôn ngữ trong
một số trường đại học. Hiện nay, nội dung về ẩn dụ ngữ pháp của Halliday vẫn đang là
kim chỉ nam cho việc nghiên cứu của rất nhiều các nhà ngôn ngữ học [115].
Trong chương này, luận án tóm lược những nội dung nghiên cứu bước đầu về
ẩn dụ ngữ pháp trong công trình của Halliday [82], và của một số nhà ngôn ngữ học
chức năng khác đã kế thừa và phát triển thêm lý thuyết của Halliday. Những nghiên
cứu có tính chất mở rộng, phát triển nội dung vấn đề do chính Halliday hoặc Halliday
và các đồng sự, hay do các nhà ngôn ngữ học chức năng hệ thống khác thực hiện, sẽ là
phần khái quát tiếp theo. Tiếp đó luận án sẽ tìm hiểu hai khái niệm cơ bản có liên quan
đến nội dung của ẩn dụ ngữ pháp là hiện thực hóa (realization) và tương thích
(congruent). Cách trình bày này sẽ thay cho việc trình bày lịch sử một vấn đề nghiên
cứu vẫn đang diễn ra và đã có những mâu thuẫn, những tranh luận phản bác trong việc
nghiên cứu tiếng Anh cũng như mới bước đầu được áp dụng vào nghiên cứu tiếng Việt,
và đây cũng là cơ sở lý thuyết để tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài của luận án.
1.2. Sơ lƣợc về sự dẫn nhập và nghiên cứu bƣớc đầu về ẩn dụ ngữ pháp
1.2.1. Halliday (1985/1994)
Trong công trình Dẫn luận ngữ pháp chức năng, Halliday [18], [82] đã dành
hẳn chương cuối cùng - chương 10 để trình bày về ẩn dụ ngữ pháp, mặc dù ngay ở
phần Dẫn nhập và ở các chương 3, chương 4 ông cũng đã vài lần nhắc đến hiện
tượng này khi nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến ẩn dụ ngữ pháp. Trong
chương này, thuật ngữ ẩn dụ ngữ pháp được Halliday giới thiệu như là một kiểu ẩn
dụ bổ sung cho ẩn dụ từ vựng vốn đã được biết đến một cách rộng rãi, bao gồm hai
kiểu ẩn dụ khác nhau là ẩn dụ ở bình diện tư tưởng và ẩn dụ ở bình diện liên nhân.

19


1.2.1.1. Ẩn dụ ngữ pháp và phổ ngữ pháp-từ vựng
Với việc tìm ra ẩn dụ ngữ pháp, Halliday đã giới thiệu khái quát hai kiểu

“chuyển nghĩa tu từ” và “các mĩ từ pháp” như: ẩn dụ, hoán dụ và phép cải dung,
trong đó, đặc biệt chú ý tới ẩn dụ, ông mở rộng thêm từ định nghĩa truyền thống về
ẩn dụ và tạo nên một khái niệm mới là ẩn dụ ngữ pháp.
Theo truyền thống, ẩn dụ được xem là một biến thể trong cách sử dụng ngôn
từ, nghĩa là, biến thể về nghĩa: “một từ được nói là được sử dụng trong nghĩa
chuyển hóa” (Halliday 1985: 321). Có nghĩa là, một từ vị với một nghĩa đen nào đó
có thể có những cách sử dụng được chuyển hóa hay những ý nghĩa ẩn dụ. Tính theo
ba kiểu bình diện được phân biệt trong ngôn ngữ học chức năng (Haliiday 1996: 16),
đây chính là quan điểm nhìn từ “dưới lên”, lấy từ làm xuất phát điểm, và sau đó nói
một điều gì đó về những ý nghĩa mà những từ này hiện thực hóa.
Tuy nhiên, theo Halliday, quan điểm này có thể được bổ sung theo bình diện
từ “trên xuống”. Xuất phát điểm ở đây là một ý nghĩa cụ thể, và câu hỏi phù hợp là:
các cách khác nhau trong đó ý nghĩa này có thể được diễn đạt hay được hiện thực
hóa là gì? Nhìn từ góc độ này, ẩn dụ được định nghĩa như là “sự khác nhau trong
cách diễn đạt các ý nghĩa”. Ta có thể thấy rõ sự thay thế của hai bình diện trong
Bảng 1 dưới đây.
Nhìn
Ý nghĩa

“từ

dưới

Nghĩa ẩn dụ

lên” nghĩa đen

Nhìn “từ trên xuống”
Xuất


phát

“a moving mass “a moving mass of nghĩa“many
of water”

Cách diễn đạt

feeling or rhetoric”

một
people

protested”

Flood

a large number of

Xuất phát điểm:

protests

một từ vị

điểm:

Hình thức tương thích

a flood of protests


Hình thức ẩn dụ

Bảng 1.1: Hai bình diện về ẩn dụ (Halliday 1998: 342)
Với quan điểm “từ trên xuống”, có thể thấy, lựa chọn từ vựng chỉ là một khía
cạnh của sự lựa chọn ngữ pháp từ vựng (“tạo lời”) và sự biến đổi ẩn dụ chỉ có tính
ngữ pháp từ vựng chứ không phải thuần túy có tính từ vựng. Ở bình diện này, đó là

20


các cách diễn đạt khác nhau của một ý nghĩa được so sánh và nói chung, khó có thể
tìm thấy những cách diễn đạt thay thế cho một ý nghĩa đã cho chỉ khác nhau trong
một từ vị. Halliday đưa ra ví dụ dưới đây: cách diễn đạt protest flooded có thể được
liên hệ với protests came in in large quantities (cuộc biểu tình trở nên đông đảo)
hay protests are received in large quantities (cuộc biểu tình càng thêm đông) hoặc
very many people protested (có rất đông người biểu tình). Không một cách diễn đạt
nào trong những cách diễn đạt này hoàn toàn có tính từ vựng, mặc dù cũng có một
sự khác biệt về mô hình ngữ pháp, như trong protests came in in large numbers đã
được thêm vào một tiểu cú giới từ (in); trong very many protested, danh từ protests
đã được thể hiện bằng một động từ. Điều này đưa đến khái niệm ẩn dụ ngữ pháp
của Halliday như sau:
Có một thành phần ngữ pháp mạnh mẽ trong chuyển nghĩa tu từ; và một khi
nhận ra điều này, chúng ta cũng hiểu rằng có một sự vật là ẩn dụ ngữ pháp, trong
đó, sự biến đổi về cơ bản thể hiện ở các hình thức ngữ pháp, mặc dù cũng hay kéo
theo sự biến đổi từ vựng nào đó.
Halliday cho rằng, trong phạm trù ẩn dụ ngữ pháp, thuật ngữ “nghĩa đen”
không còn phù hợp nữa. Sự biến đổi giữa các cách điễn đạt khác nhau của cùng một
nghĩa được xác định theo tính đánh dấu - những hình thức nào đó có thể được xem
như là những cách diễn đạt không đánh dấu của nghĩa đã cho, phù hợp với “các
cách diễn đạt sự vật điển hình” cho những hình thức này – là những biến thể phi ẩn

dụ, được gọi là những hình thức hiện thực hóa “tương thích”.
Việc công nhận phạm trù ẩn dụ ngữ pháp là kết quả của “quan điểm nhìn từ
trên xuống”, được xem như sự thay thế cho quan điểm truyền thống về ẩn dụ, mà
trên thực tế, bản chất của bình diện này đã xác định những khía cạnh quan trọng
trong việc Halliday sẽ mô tả ẩn dụ ngữ pháp sâu hơn nữa. Cụ thể là, quan điểm
“bình diện từ trên xuống” chính là tiền đề cho những nghiên cứu trọng tâm có liên
quan đến những cách sử dụng ẩn dụ ngữ pháp khác nhau được giải thích tường
minh trong công trình của ông sau này”.
Halliday cho thấy, đặc điểm chính của quan điểm nhìn “từ trên xuống” đã
xác định ẩn dụ là sự thay đổi về cách diễn đạt một ý nghĩa đã cho, chứ không phải

21


×