Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

DSpace at VNU: Một số nội dung và giá trị cơ bản của tư tưởng thiền Trần Thái Tông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.52 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------

LÝ NGỌC TUÂN

MỘT SỐ NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ CƠ BẢN
CỦA TƢ TƢỞNG THIỀN TRẦN THÁI TÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Triết học

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------

LÝ NGỌC TUÂN

MỘT SỐ NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ CƠ BẢN
CỦA TƢ TƢỞNG THIỀN TRẦN THÁI TÔNG

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60.22.03.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Thị Thơ

Hà Nội - 2014



LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến Ban Giám hiệu
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

- Đại học Quốc Gia Hà Nội

đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt luận văn của mình.
Tôn xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã tận tình giảng dạy, truyền
kiến thức chuyên môn sâu sắc và cập nhật cho chúng tôi.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Hoàng Thị Thơ, đã hướng
dẫn tận tình giúp tôi hoàn thành tốt luận văn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè luôn là chỗ dựa tinh thần
vững chắc, giúp tôi thực hiện tốt luận văn này.
Dù đã có nhiều cố gắng song luận văn không thể tránh khỏi những
thiếu sót và hạn chế. Kính mong nhận được sự chia sẻ, những ý kiến đóng góp
quý báu của quý thầy cô và các bạn bè!
Tác giả

Lý Ngọc Tuân


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình do tôi nghiên cứu, dưới sự hướng dẫn
của PGS, TS. Hoàng Thị Thơ. Kết quả nghiên cứu được công bố trong luận
văn là trung thực. Các tài liệu sử dụng trong luận văn có nguồn gốc, xuất xứ
rõ ràng.

Tác giả


Lý Ngọc Tuân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 3
1.Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 3
2.Tình hình nghiên cứu của đề tài ....................................................................... 4

3.Mục đích, nhiệm vụ của luận văn .................................................................... Error! Bo

4.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn ................................. Error! Bo

5.Đối tượng và phạm vi của đề tài ...................................................................... Error! Bo

6.Ý nghĩa của luận văn ........................................................................................ Error! Bo

7.Kết cấu của luận văn ........................................................................................ Error! Bo
Chƣơng 1: ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG
THIỀN CỦA TRẦN THÁI TÔNG ................ Error! Bookmark not defined.
1.1. Điều kiện về kinh tế, chính trị xã hội khi xuất hiện nhà TrầnError! Bookmark not
1.1.1. Tiền đề về kinh tế xã hội, chính trị ....... Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Tiền đề về văn hóa, giáo dục, nghệ thuậtError! Bookmark not defined.

1.2. Tiền đề lý luận cho sự hình thành tư tưởng Thiền của Trần Thái TôngError! Bookm

1.2.1. Sự kế thừa các giá trị tư tưởng truyền thống Việt NamError! Bookmark not def
1.2.2. Một số tiền đề Phật giáo Việt Nam cho sự ra đời tư tưởng Thiền của
Trần Thái Tông.................................................. Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chƣơng 1 ............................................ Error! Bookmark not defined.


Chƣơng 2: TƢ TƢỞNG THIỀN CỦA TRẦN THÁI TÔNGError! Bookmark not de
2.1. Trần Thái Tông - Con người và trước tác về Thiền Phật giáoError! Bookmark not

2.2. Bản thể luận và nhận thức luận trong tư tưởng Thiền của Trần Thái TôngError! Boo
2.2.1. Bản thể luận .......................................... Error! Bookmark not defined.
1


2.2.2. Nhận thức luận ...................................... Error! Bookmark not defined.

2.3. Nhân sinh quan trong tư tưởng Thiền của Trần Thái TôngError! Bookmark not def
2.3.1. Quan niệm về đạo đức của Trần Thái TôngError! Bookmark not defined.
2.3.2. Quan niệm về nhân sinh của Trần Thái TôngError! Bookmark not defined.

2.4. Một số giá trị cơ bản của tư tưởng Thiền Trần Thái TôngError! Bookmark not defined
2.4.1. Thiền học Trần Thái Tông với Thiền của Việt NamError! Bookmark not defined.

2.4.2. Thiền học Trần Thái Tông với tinh thần quốc gia độc lậpError! Bookmark not de
Tiểu kết chƣơng 2 ............................................ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ...................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 7
PHỤ LỤC ........................................................ Error! Bookmark not defined.

2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thiền Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ lâu và từng được tiếp thu,
vận dụng một cách sinh động và tích cực trong cuộc sống. Chọn đề tài này

chúng tôi xuất phát từ ba lý do cơ bản như sau:
Thứ nhất, Phật giáo du nhập vào nước ta từ rất sớm, Phật giáo gắn với
chặng đường đấu tranh chống giặc ngoại xâm và phát triển đất nước. Lịch sử
tư tưởng Triết học Việt Nam trong suốt mười bốn thể kỷ đầu tiên một phần
không thể thiếu là lịch sử tư tưởng Phật giáo, mà trong đó chủ yếu là Thiền.
Tư tưởng Thiền Trần Thái Tông là một mốc quan trọng trong lịch sử tư tưởng
nước nhà nói chung và tư tưởng Phật giáo nói riêng. Mặt khác tư tưởng Thiền
Trần Thái Tông phần nào phản ánh khuynh hướng tư tưởng của dân tộc từ
những ngày đầu dựng nước cho đến thế kỷ XIII - một đỉnh cao thịnh vượng
của Đại Việt và của cả Phật giáo. Nghiên cứu tư tưởng Thiền học Trần Thái
Tông còn giúp chúng ta hiểu sâu hơn và phát huy di sản tư tưởng văn hóa quý
báu của cha ông trong công cuộc xây dựng một nền văn hóa Việt Nam hiện
đại đậm đà bản sắc dân tộc.
Thứ hai, việc khai thác nội dung và giá trị tư tưởng trong Thiền học
Trần Thái Tông là một trong những cơ sở tri thức tôn giáo cần cho việc hoạch
định các chính sách, chủ trương cho Phật giáo nước ta hiện nay, theo định
hướng phát huy giá trị của văn hóa truyền thống. Đó là một trong những tư
tưởng tôn giáo đã phát huy được sức mạnh đoàn kết dân tộc trong xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc thành công trong lịch sử phong kiến Đại Việt.
Thứ ba, Thiền Trần Thái Tông chứa đựng những nội dung tư tưởng sâu
sắc về mặt bản thể luận, nhận thức luận, đạo đức, chính trị… Những nội dung
trên luôn là đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học như: Triết học, Sử
học, Văn học, Đạo đức học, Tôn giáo học, Chính trị học… Nhằm khẳng định
và phát triển tư duy của dân tộc Việt Nam. Không những vậy, tư tưởng Thiền
của Trần Thái Tông còn chứa những giá trị sâu sắc, trong đó chúng ta phải kể
3


đến sự kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước với tinh thần nhập thế tích cực, đem
đạo vào đời để cứu dân độ thế. Tư tưởng Thiền của Trần Thái Tông chấm dứt

sự tự phát, thiếu hệ thống và tổ chức giữa các dòng Thiền từ cuối thời Lý.
Đây còn là tiền đề tư tưởng cho sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Mặt khác, tư tưởng Thiền của Trần Thái Tông còn hướng tới vận dụng đạo
đức tôn giáo vào xây dựng cuộc sống xã hội an vui, hạnh phúc.
Với tất cả những lý do trên, nó vừa mang ý nghĩa lý luận vừa mang tính
chất thực tiễn. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Một số nội dung và
giá trị cơ bản của tư tưởng Thiền Trần Thái Tông” làm luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng Thiền của Trần Thái
Tông đã có nhiều công trình, tiếp cận nghiên cứu ở các góc độ và khía cạnh
khác nhau. Có thể khái quát các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
thành các khuynh hướng cơ bản sau đây:
a, Những nghiên cứu dưới góc độ lịch sử
Tiêu biểu cho chủ đề này phải kể đến các công trình nghiên cứu như:
Thiền sư Việt Nam, của Thích Thanh Từ, Nxb. thành phố Hồ Chí Minh,
1999. Tư tưởng Phật giáo Việt Nam của Nguyễn Duy Hinh, Nxb. Khoa học
xã hội, Hà Nội, 1999; Giản yếu sử Việt Nam của Đặng Duy Phúc, Nxb. Hà
Nội, 2007. Lịch sử Việt Nam, Từ nguồn gốc đến thế kỉ XIX do Đào Duy Anh,
Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2006. Tìm hiểu về Việt Nam thời Lý - Trần,
của Viện sử học, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980; Toàn tập Trần Thái
Tông, do Lê Mạnh Thát, Nxb. Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2004; Đại
cương lịch sử Việt Nam, của Trương Hữu Quỳnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu
Hãn chủ biên, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2005... Trong số những tác phẩm trên,
đáng chú ý là tác phẩm Toàn tập Trần Thái Tông, do Lê Mạnh Thát biên
soạn, Nxb. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2004. Tác phẩm này có thể nói là đã
trình bày khá công phu, cụ thể về con người và sự nghiệp, trước tác của Trần
Thái Tông. Phần đầu Lê Mạnh Thát đã giới thiệu tổng quát về sự nghiệp võ
4



công và văn trị của nhà vua qua chín chương nghiên cứu từng vấn đề, từ dòng
dõi, tuổi trẻ cho đến tư tưởng và vị trí văn học của vua Trần Thái Tông. Phần
hai, tác giả đã công bố các tác phẩm văn học từ Khóa hư lục cùng những thơ
văn xuất hiện trong các nguồn tư liệu khác. Đây là một tác phẩm quan trọng
cho những ai quan tâm đến việc nghiên cứu nhiều mặt về lịch sử Phật giáo
Việt Nam nói chung và về vua Trần Thái Tông nói riêng.
Các công trình này đã trình bày và phân tích khá khái quát về con
người, sự nghiệp văn hóa, chính trị, tôn giáo, thơ văn của Trần Thái Tông.
Bên cạnh đó, các công trình đã đề cập đến những điều kiện, chính trị, xã hội
của thời Lý -Trần nói chung cũng như tiền đề lý luận hình thành tư tưởng triết
học Trần Thái Tông nói riêng.
b, Những nghiên cứu dưới góc độ tư tưởng triết học
Các công trình nghiên cứu về Trần Thái Tông dưới góc độ tư tưởng
triết học như: Lịch sử Tư tưởng Việt Nam, tập I, do Nguyễn Tài Thư chủ biên,
Nxb. Khoa học xã hội, 1993; Thiền học đời Trần của Thích Thanh Từ chủ
biên,Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, 1995; Góp phần tìm hiểu tư tưởng
triết học Phật giáo Trần Thái Tông của Nguyễn Hùng Hậu, Nxb. Khoa học xã
hội, Hà Nội, 1996; Thiền học Trần Thái Tông của Nguyễn Đăng Thục, Nxb.
Văn hóa thông tin, 1996; Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam từ khởi
nguyên đến thế kỷ XIV của Nguyễn Hùng Hậu, Nxb. Khoa học xã hội, Hà
Nội, 2002; Tư tưởng Việt Nam thời kỳ Lý - Trần, do Doãn Chính - Trương
Văn Chung chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008...
Trong những tác phẩm trên thì có tác phẩm Thiền học Trần Thái Tông
của Nguyễn Đăng Thục đã trình bày được những nội dung tiêu biểu trong triết
học của Trần Thái Tông thông qua cuốn Khóa hư lục. Đó là việc tác giả trình
bày về nội dung triết học khóa hư, triết lý trung quán, triết lý bất nhị pháp
môn, luân lý đạo đức và quan điểm tôn giáo ở Khóa Hư.
Liên quan đến đề tài còn có nhiều bài nghiên cứu khoa học được đăng
trên các tạp chí chuyên ngành: Triết học Phật giáo Trần Thái Tông, của
5



Nguyễn Hùng Hậu, Nội sản nghiên cứu Phật học, số 4, năm 1994 và số 1,
năm 1995; Thử bàn về một vài tư tưởng Triết học Phật giáo (qua tác phẩm
“Khóa hư lục” ) của Nguyễn Hùng Hậu, Tạp chí Triết học, số 1, năm 1989;
Tư tưởng triết học của Trần Thái Tông, của Doãn Chính và Nguyễn Ngọc
Phương, Tạp chí Triết học số 1 (212), tháng 1 năm 2009; Một số tư tưởng
Thiền học cơ bản của Trần Thái Tông, của Lê Thị Lan, Tạp chí Triết học số 4
(227), tháng 4 năm 2010; Vấn đề bản thể luận trong triết học Phật giáo thời
Trần, của Đỗ Hương Giang, Tạp chí Triết học số 7 (230), tháng 7 năm 2010.
Trong số những bài trên, có bài Một số tư tưởng Thiền học cơ bản của
Trần Thái Tông, của Lê Thị Lan có nhiều điểm cần kế thừa. Trong bài này tác
giả đã tập trung giải thích một số khái niệm cơ bản “tâm”, “không”, “Phật
tính”, “giới”, “định”, “tuệ”, và còn phân tích các giai đoạn của con đường tu
tập mà Thiền gia phải trải qua. Theo tác giả, Trần Thái Tông đã thâu tóm
được toàn bộ những yếu chỉ căn bản về tư tưởng và phương pháp tu Thiền của
Thiền học Vô Ngôn Thông, đồng thời diễn giải chúng hết sức dễ hiểu. Qua
đó, đã góp phần phổ biến Thiền học trong dân chúng. Bằng việc tập trung
phân tích một số tư tưởng Thiền học cơ bản của Trần Thái Tông - một trong
những giá trị đặc sắc nhất của Thiền tông thời Trần với những ý nghĩa tích
cực góp phần tạo dựng nên tinh thần Đông Á độc nhất vô nhị trong lịch sử tư
tưởng dân tộc Việt Nam.
Trong các công trình, tác phẩm nói trên đều đã tập trung nghiên cứu khá
sâu và chi tiết về tư tưởng triết, nhất là về tư tưởng Thiền của Trần Thái Tông.
Các công trình khoa học nêu trên là một trong những tài liệu quí giá, bổ
ích đề chúng tôi học tập, kế thừa, phát triển trong đề tài của mình. Trong đề
tài này tôi cố gắng sâu chuỗi một cách hệ thống và làm sáng tỏ hơn một số tư
tưởng cũng như giá trị của tư tưởng Thiền của Trần Thái Tông với Phật giáo
Việt Nam nói riêng và cơ sở cho việc xây dựng quốc gia độc lập, tự chủ và một
nền chính trị lấy dân làm gốc trong lịch sử của nước ta.


6


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (1992), Việt Nam văn hoa sử cương, Nxb. TP. Hồ Chí Minh.
2. Đào Duy Anh (2006), Lịch sử Việt Nam, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội.
3. Đào Duy Anh (2006), Lịch sử Việt Nam, Từ nguồn gốc đến thế kỉ XIX,
Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
4. Nguyễn Tuệ Chân (2008), Thiền Tông Phật giáo, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.
5. Thích Minh Châu (2010), Như Lai Thiền (Trong kinh tạng pali), Nxb.
Phương Đông.
6. Doãn Chính và Nguyễn Ngọc Phương (2009), “Tư tưởng triết học của
Trần Thái Tông”, Tạp chí Triết học số 1 (212), tr. 41 - 47.
7. Đoàn Trung Còn (2007), Lịch sử nhà Phật, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội
8. Daizet Teitaro Suzuki (2007), Thiền và Bát nhã, người dịch Tuệ Sĩ, Nxb.
Phương Đông, Hà Nội.
9. Lý Việt Dũng (Biên soạn, 2008), Tóm tắt 300 bộ kinh luận Phật giáo danh
tiếng (tập 1), Nxb. Phương Đông, Hà Nội.
10. Đỗ Hương Giang (2010), “Vấn đề bản thể luận trong triết học Phật giáo
thời Trần”, Tạp chí Triết học số 7 (230), tr. 80 – 92
11. Đỗ Hương Giang (2013), “Vấn đề nhận thức luận trong triết học Phật
giáo thời Trần”, Tạp chí Triết học, số 3 (262), tr. 61 - 69.
12. Nhất Hạnh (1971), Nẻo vào Thiền, Nxb. Lá Bối, Sài gòn.
13. Nguyễn Hùng Hậu (1989), “Thử bàn về một vài tư tưởng triết học Phật
giáo (Qua tác phẩm “Khóa Hư Lục”)”, Tạp chí Triết học, số 1, tr. 62 - 67, 75.
14. Nguyễn Hùng Hậu (1996), Góp phần tìm hiểu tư tưởng triết học Phật
giáo Trần Thái Tông, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
15. Nguyễn Hùng Hậu (2002), Đại cương Triết học Phật giáo Việt Nam từ
khởi nguyên đến thế kỉ XIV, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

16. Nguyễn Duy Hinh (1999), Tư tưởng Phật giáo Việt Nam, Nxb. Hội nhà văn.
17. Nguyễn Duy Hinh (2006), Triết học phật giáo Việt Nam, Nxb. Văn hóa
thông tin và Viện văn hóa, Hà Nội.
7


18. Tâm Tuệ Hỷ (2005), Danh từ Phật học thực dụng, Nxb. Tôn giáo, TP. Hồ
Chí Minh.
19. Nguyễn Ngọc Kha (2000), Tìm hiểu và thực hành Thiền, Nxb. Y học, Hà Nội.
20. Tưởng Duy Kiều (1996), Đại cương triết học Phật giáo, Bản dịch của
Thích Đạo Quang, Nxb. Huyền Trang, Sài Gòn, 1958; tái bản lần thứ hai
ở Nxb Thuận Hóa, Huế.
21. Thích Thanh Kiểm (2006), Thiền Lâm Bảo Huấn, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.
22. Trần Trọng Kim (1999), Việt Nam Sử Lược, Nxb. Văn hóa thông tin. Hà Nội
23. Đặng Thị Lan (2006), Đạo đức Phật giáo với đạo đức con người Việt
Nam, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội.
24. Lê Thị Lan (2010), “Một số tư tưởng Thiền học cơ bản của Trần Thái
Tông”, Tạp chí Triết học số 4 (227), tr. 50 - 54.
25. Nguyễn Lang (2000), Việt Nam Phật giáo sử luận, Nxb. Văn học, Hà Nội.
26. Thiền sư Giới Nghiêm (2009), Thiền tứ niệm xứ, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.
27. Nguyễn Quang Ngọc (2009), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo dục,
Hà Nội.
28. Đặng Duy Phúc (2007), Giản yếu sử Việt Nam, Nxb. Hà Nội.
29. Thích Thông Phương (2003), Cửa Thiền hé mở, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.
30. Thích Thông Phương (2003), Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử, Nxb. Tôn
giáo, Hà Nội.
31. HT. Thích Thông Phương (2006), Trần Nhân Tông với Thiền phái Trúc
Lâm, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.
32. HT. Thích Thông Phương (2010), Tâm ấn Thiền tông, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.
33. Thích Chân Quang (2004), Giáo trình thực tập Thiền quán, T1, Nxb. Tôn

giáo, Hà Nội.
34. Thích Chân Quang (2004), Giáo trình Thiền học, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.
35. Thích Minh Quang (2011), Chân dung người Phật tử, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.
36. HT.Thích Trí Quảng (2001), Tư tưởng Phật giáo, Tập 2, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.

8


37. H.T.Thích Trí Quảng (2008), Phật giáo nhập thế và phát triển, Nxb. Tôn
giáo. Hà Nội
38. Trương Hữu Quỳnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh (2011), Đại
cương lịch sử Việt Nam, Tập I, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
39. Thích Thiện Sáng (2007), Tự cảnh sách văn, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.
40. Nguyễn Đức Sự - Lê Tâm Đắc (2010), Mấy vấn đề về phật giáo trong lịch
sử Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia.
41. Doãn Quốc Sỹ (1970), Vào Thiền, Nxb. Sáng tạo, Sài Gòn.
42. Thuần Tâm (1973), Thiền luận Du - già (Du - già đại sư địa luận), Nxb.
Trí thức, Saì Gòn.
43. Vân Thanh (1974), Lược khảo Phật giáo sử Việt Nam và phát nguồn các
giáo phái Phật giáo hiện đại, Sài Gòn.
44. Lê Mạnh Thát (1999), Nghiên cứu về Thiền Uyển Tập Anh, Nxb. TP Hồ
Chí Minh.
45. Lê Mạnh Thát (2004), Toàn tập Trần Thái Tông, Nxb. Tổng hợp TP. Hồ
Chí Minh.
46. Lê Mạnh Thát (2006), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Tập I, từ khởi nguyên
đến thời Lý Nam Đế), Nxb. Thuận Hóa, Huế, 1999; Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
47. Thích Mật Thể (1960), Việt Nam Phật Giáo Sử Lược, Nxb. Minh Đức, Sài Gòn.
48. Thích Đức Thiện & Nguyễn Quốc Tuấn (2011), Phật giáo thời Lý với
1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Nxb Chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội.
49. Hoàng Thị Thơ (2005), Lịch sử tư tưởng Thiền từ Vêđa Ấn Độ tới Thiền

Tông Trung Quốc, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
50. Nguyễn Đăng Thục (1967), Thiền học Việt Nam, Nxb. Lá Bối, Sài Gòn.
51. Nguyễn Đăng Thục (1996), Thiền học Trần Thái Tông, Nxb. Văn hóa
thông tin, Hà Nội.
52. Nguyễn Tài Thư (1993), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Tập I, Nxb. Khoa
học xã hội, Hà Nội.

9


53. Nguyễn Tài Thư (1998), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nxb. khoa học xã
hội, Hà Nội.
54. Văn Thư (1997), Kho báu nhà Thiền, Bản dịch của Định huệ, Thành hội
Phật giáo TP. Hồ Chí Minh, Nxb. TP. Hồ Chí Minh.
55. Trần Thái Tông (1996), Khóa Hư Lục, Người giảng giải: Thích Thanh Từ,
Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Văn hóa Trung Ương, Thiền viện
Thiện Chiếu ấn hành.
56. Thích Minh Tuệ (1991), Chư Tổ Thiền Ấn Hoa, Thành hội Phật giáo TP.
Hồ Chí Minh.
57. Thích Thông Tuệ (2007), Thiền là gì, Nxb. Phương Đông, TP. Hồ Chí
Minh.
58. HT. Thích Thanh Từ (1999), Thiền sư Việt Nam, Nxb. TP. Hồ Chí Minh.
59. HT.Thích Thanh Từ, Thiền tông Việt Nam cuối thế kỷ 20, Thành hội Phật
giáo TP. Hồ Chí Minh, 1992 (Tái bản lần II, có sửa chữa ). Thành hội
Phật giáo TP. Hồ Chí Minh, 1998.
60. HT. Thích Thanh Từ (1992), Phật giáo với dân tộc, Thành Hội Phật giáo
TP. Hồ Chí Minh.
61. HT.Thích Thanh Từ (2005), Tiến Thẳng vào Thiền Tông, Nxb. Tổng hợp
TP. Hồ Chí Minh.
62. HT. Thích Thanh Từ (2004), Tại sao tôi chủ trương khôi phục Phật giáo

đời Trần, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.
63. Lê Thị Tý (1999), “Một số quan niệm về đạo đức trong triết học của Trần
Thái Tông”, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 2, tr. 13 - 14.
64. Viện Lịch sử Quân sự, Bộ Quốc phòng (1994), kế hoạch giữ nước thời Lý
- Trần. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
65. Trần Quốc Vượng (2009), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. Giáo dục Việt
Nam, Hà Nội.

10



×