Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

DSpace at VNU: Bản đồ các thổ ngữ tiếng Nghi Lộc - tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.32 KB, 10 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM HỮU VIỆN

BẢN ĐỒ CÁC THỔ NGỮ TIẾNG NGHI LỘC – TỈNH NGHỆ AN

CHUYÊN NGÀNH LÍ LUẬN NGÔN NGỮ
MÃ SỐ: 5.04.08

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn: GS.TS. Đoàn Thiện Thuật

HÀ NỘI – 2004


MỞ ĐẦU
1. Trong thời đại phát triển mạnh về kinh tế, bùng nổ công nghệ thông tin
như hiện nay; bên cạnh hoạt động viết, hoạt động nói ngày càng trở nên quan trọng
hơn. Đối với tiếng Việt của chúng ta cũng không nằm ngoài quy luật ấy; hoạt động
nói cũng đang ngày càng trở nên quan trọng hơn, mà trong hoạt động nói không
thể không chú ý đến cách phát âm của người Việt. Có thể nói một cách tổng thể
rằng, cho tới thời điểm này, hoạt động viết trong tiếng Việt hầu như được thống
nhất trên phạm vi toàn quốc; nhưng trong hoạt động phát âm thì vô cùng phức tạp.
Ở mỗi địa phương, người dân phát âm theo cách riêng của mình. Đó là thứ tiếng
nói mẹ để nơi mỗi người được sinh ra và gắn bó với nó cho tới khi không tồn tại
trên cõi đời này. Thứ tiếng nói ấy, lâu nay, các nhà Ngôn ngữ học thường gọi
chung là “giọng địa phương” (Hoàng Cao Cương [17]), hay “tiếng địa phương”
(Hoàng Thị Châu [11]).
Cũng giống như các ngôn ngữ khác trên thế giới, tiếng Việt có nhiều phương


ngữ khác nhau. Các phương ngữ tiếng Việt vừa có cái chung thống nhất, vừa có cái
riêng bộ phận khác biệt về các mặt ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Cái chung thống
nhất về các mặt ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp đảm bảo cho người Việt Nam trên
khắp mọi miền đất nước có thể nói, nghe và hiểu nhau một cách dễ dàng. Nhưng
cái riêng bộ phận lại tạo nên diện mạo riêng của mỗi địa phương. Chúng ta vẫn
thường nghe thấy người Việt phân biệt một cách dân dã rằng: giọng Nam, giọng
Bắc hay tiếng Nghệ, ….
2. Các nhà phương ngữ học tiếng Việt, tuy chưa thống nhất tuyệt đối nhưng
ý kiến phần đông của các nhà nghiên cứu đều cho rằng tiếng Việt có 3 vùng
phương ngữ lớn. Đó là phương ngữ Bắc (Bắc Bộ), phương ngữ Trung (Bắc Trung
Bộ) và phương ngữ Nam (Nam Trung Bộ, Nam Bộ). Trong mỗi vùng phương ngữ
lớn lại bao gồm nhiều vùng phương ngữ nhỏ. Chẳng hạn như phương ngữ Trung


bao gồm 3 tiểu vùng phương ngữ: phương ngữ Thanh Hoá, phương ngữ Nghệ Tĩnh
và phương ngữ Bình Trị Thiên. Cả 3 vùng phương ngữ lớn này cho tới nay đã
được khảo sát nghiên cứu dưới những góc độ khác nhau. Có thể phân chia các
hướng nghiên cứu phương ngữ tiếng Việt theo các bình diện dưới đây:
a. Nghiên cứu phương ngữ liên quan đến lịch sử tiếng Việt, đến việc phân
chia và xếp tiếng Việt vào họ (ngữ hệ) nào, các tác giả tiêu biểu như: Maspero
[55], Haudricourt A.G [39], Phạm Đức Dương [26], Trần Trí Dõi [22], …
b. Nghiên cứu liên quan đến bình diện ngữ âm của một số vùng lãnh thổ
như, các tác giả tiêu biểu như: Cao Xuân Hạo [38], M. Ferlus [30], võ Xuân Trang
[79], Huỳnh Công Tín [76], …
c. Nghiên cứu liên quan đến bình diện từ vừng có các tác giả tiêu biểu như:
Nguyễn Quang Hồng [43], Hồng Dân [18], Nguyễn Quý Trọng [80], Trần Thị
Ngọc Lan [49] - [50], Hoàng Trọng Canh [7], …. Đặc biệt từ vựng địa phương
cũng được miêu tả qua các từ điển của Nguyễn Văn Ái và các cộng sự [3],
Nguyễn Nhã Bản và các cộng sự [4], …
d. Nghiên cứu phương ngữ gắn liền với yêu cầu chuẩn hoá vào đời sống xã

hội có các nhà nghiên cứu như: Phạm Văn Hảo [34], Nguyễn Quang Hồng [42] [43], Vũ Bá Hùng [47], Võ Xuân Trang [78], …
3. Ở cấp độ tiểu vùng, phương ngữ Nghệ Tĩnh đã được nghiên cứu từ rất
sớm- từ đầu thế kỷ XX- trong các công trình của L. Cadìere (1902 - 1911) –
“Phương ngữ Bắc Trung Bộ …”, H. Maspero (1912). Trong công trình “Nghiên
cứu lịch sử ngữ âm tiếng Việt, các phụ âm đầu”, H. Maspéro đã dẫn tư liệu các thổ
ngữ Ca Xá, Nho Lâm (Diễn Châu), Yên Dũng (Hưng Nguyên) thuộc tỉnh Nghệ
An. Sau đó nhiều tư liệu trong các thổ ngữ Nghệ Tĩnh được dùng làm cứ liệu cho
việc nghiên cứu lịch sử tiếng Việt và phương ngữ tiếng Việt. Đáng chú ý là các


công trình của các tác giả như M. B. Emeneau [90], L.C Thompson [98], M. Ferlus
[91], Hoàng Thị Châu [11], Nguyễn Tài Cẩn [9], …, và phương ngữ Nghệ Tĩnh
cũng là đối tượng nghiên cứu của một số từ điển tiếng địa phương của các tác giả
Nguyễn Văn Ái [3], Nguyễn Nhã Bản [4] …, một số luận án tiến sĩ của các tác giả
Hoàng Trọng Canh [7], Nguyễn Văn Nguyên [63], …
Thổ ngữ Nghi Lộc có đặc điểm và tính chất rất đặc biệt trong phương ngữ
Nghệ Tĩnh cũng như trong cả khu vực Bắc Trung Bộ. Tính chất đặc biệt của giọng
Nghi Lộc đã được phản ánh qua nhiều giai thoại dân gian cũng như bác học. Giọng
Nghi Lộc đã thu hút được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà Việt ngữ học
như: Bùi Văn Nguyên [59], Hoàng Thị Châu [11], Võ Xuân Quế [64], Trần Trí Dõi
[24],…. Giọng Nghi Lộc cùng là đối tượng nghiên cứu của một số luận văn tốt
nghiệp Đại học của sinh viên các trường Đại học KHXH & NV, Đại học Sư phạm
Vinh như: Lê Thuý Diện [19], Lê Thị Thanh Nga [56], …
Các nghiên cứu về phương ngữ Nghệ Tĩnh nói chung và thổ ngữ Nghi Lộc
nói riêng thì tương đối nhiều và cũng đem lại nhiều đóng góp cho Ngôn ngữ học .
Những kết quả đó có thể được hệ thống lại như sau: đó là những cứ liêu về lịch sử
tiếng Việt, những đường đồng ngữ ở những mức độ khác nhau xét trong hệ thống
phương ngữ tiếng Việt, những cái nhìn chung nhất về một thổ ngữ trong vùng, hệ
thống thanh điệu hay từ vụng của vùng thổ ngữ hay phương ngữ được xét đến. Tuy
nhiên do xuất phát điểm phương pháp nghiên cứu khác nhau, vì những mục đích

khác nhau nên thổ ngữ Nghi Lộc nói riêng, phương ngữ Nghệ Tĩnh nói chung vẫn
còn những vấn đề bỏ ngỏ. Chúng ta đều biết rằng tiếng Nghi Lộc rất đặc biệt, sự
khác biệt ở đây chủ yếu là về mặt ngữ âm; nhưng sự khác biệt ấy thể hiện ở vị trí
cụ thể nào? trên địa điểm nào?. Trong các cuốn từ điển địa phương Nghệ Tĩnh hiện
có, các tác giả thu thập được không ít các từ giống nhau về nghĩa nhưng lại khác
nhau hoàn toàn về vỏ ngữ âm, lại có cả những từ là những từ biến âm từ từ phổ


thông; liệu trong địa bàn thổ ngữ Nghi Lộc có phải tất cả các xã đều người dân đều
dùng chung một biến thể theo những quy luật nhất định? trên từng địa điểm ra sao?
… Những câu hỏi như vậy hiện vẫn chưa có lời giải đáp. Nói một cách khác đi,
cho tới nay trong Việt ngữ học chúng ta mới chỉ dừng ở cách tiếp cận nghiên cứu
phương ngữ (dialectology) để nghiên cứu phương ngữ, chưa áp dụng cách tiếp cận
nghiên cứu của Ngôn ngữ học địa lý (dialect geography) đối với các phương ngữ.
Kết quả là đến thời điểm này chúng ta vẫn chưa có một Atlas tiếng Việt.
4. Trước thực trạng như vậy, nhiều vấn đề đặt ra khiến chúng ta cần phải suy
nghĩ và cần phải giải quyết ngay. Các nghiên cứu xưa nay đều thừa nhận rằng Bắc
Trung Bộ nói chung, Nghi Lộc nói riêng là nơi lưu giữ nhiều vết tích nhất về tiếng
Việt cổ đại. Không ít những từ cổ được tìm thấy ở vùng này, nhưng trong thời đại
phương tiện thông tin truyền thông phát triển như vũ bão hiện nay, khoảng cách
giữa các vùng các miền bị phá vỡ; thế hệ trẻ đến lớp đến trường được giảng dạy
bằng tiếng phổ thông; kết quả là đường ranh giới giữa các phương ngữ dần dần
được xoá bỏ. Một tương lai không xa chúng có nguy cơ mất hẳn.
Chúng tôi mạnh dạn thực hiện luận án “Bản đồ các thổ ngữ tiếng Nghi Lộc,
tỉnh Nghệ An” với một hy vọng nhỏ là bước đầu thử xây dựng một Atlas thổ ngữ
Nghi Lộc. Ngay từ tên của đề tài đã nêu lên đối tượng nghiên cứu: đó là các thổ
ngữ Nghi Lộc; tuy nhiên không phải chúng tôi xây dựng Atlas của tất cả các từ
trong tiếng Nghi Lộc, mà chúng tôi chỉ đặt ra cho mình nhiệm vụ là thể hiện những
từ đơn tiết khác nhau biểu đạt cùng một khái niệm (tức là chỉ biểu diễn trên bản đồ
những từ khác nhau về mặt từ vựng diễn ra ít nhất là trên 2 địa điểm điều tra).

Chúng tôi muốn thể nghiệm một phương pháp nghiên cứu nghiên cứu mới và hy
vọng sẽ đặt ra được một số vấn đề bằng cách trình bày dữ liệu trên bản đồ. Các nhà
Ngôn ngữ học căn cứ vào đây có thể giải thích và tìm ra nguyên nhân của những


sự khác biệt, bàn luận thêm về tiếng Nghi Lộc và các thổ ngữ Nghi Lộc trong
phạm vi có thể.
Tư liệu của chúng tôi là khoảng gần 600 từ đơn tiết được chúng tôi sưu tập
và chắt lọc trong các cuốn từ điển tiếng địa phương Nghệ Tĩnh của Nguyễn Văn Ái
và tập thể các cộng sự [3], Nguyễn Nhã Bản và các cộng sự khác [4], …, các luận
án tiến sĩ của Hoàng Trọng Canh [7], …, luận văn tốt nghiệp Đại học của Lê Thuý
Diện [19], ….
Về phương pháp nghiên cứu; chúng tôi dùng phương pháp của Ngôn ngữ
học địa lý. Bước 1 là thu thập tư liệu. Chúng tôi phải điều tra điền dã, vừa ghi âm
trên băng từ, vừa ghi bằng bút với ký hiệu phiên âm quốc tế. Để đảm bảo việc lấy
thông tin sao cho khách quan chúng tôi tiến hành phỏng vấn thông qua những câu
hỏi tình huống, vẽ các đối tượng quy chiếu, … tiến hành một số cuộc ghi âm tại
những nơi đông người như chợ, đám đông hai bên đường, …Bước 2 là phân tích tư
liệu và thể hiện trên bản đồ. Cụ thể về cách thức tiến hành, áp dụng cách tiếp cận
địa lý phương ngữ, xây dựng Atlas như thế nào chúng tôi sẽ trình bày cụ thể trong
chương I.
5.Việc thành lập tập bản đồ thổ ngữ và phương ngữ Nghi Lộc nói riêng, của
toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam là một công việc lớn, cần sự tham gia của nhiều nhà
nghiên cứu với một quy mô rộng và công việc này cũng đòi hỏi nhiều thời gian.
Mặc dù chúng tôi đã cố gắng rất nhiều trong việc thực hiện luận án này, nhưng do
nhiều hạn chế như điều kiện sức khoẻ, thời gian, …chúng tôi không thể thực hiện
luận án này một cách tuyệt đối như mong muốn; nhẽ ra phải đi điều tra tất cả các
xã trong địa bàn huyện Nghi Lộc hay chí ít cũng phải nhiều hơn 9 điểm điều tra mà
chúng tôi đã thực hiện. Chúng tôi tạm thời dừng việc điều tra ở con số 9 nhằm mục
đích thử nghiệm một phương pháp nghiên cứu, hướng nghiên cứu mới – tức là

Ngôn ngữ học địa lý. Công trình của chúng tôi có tính chất mở đường thăm dò để


rút kinh nghiệm cho những công trình lớn tiếp theo. Về mặt thực tiễn, luận án này
hy vọng cung cấp được những tư liệu quý cho việc nghiên cứu lịch sử tiếng Việt,
cho việc chuẩn hoá ngôn ngữ và việc dạy học tiếng Việt.
6. Bố cục của luận án: ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án có 3 chương:
- Chương I: Ngôn ngữ học địa lý và việc điều tra các thổ ngữ Nghi Lộc.
- Chương II: Tiếng Nghi Lộc và các thổ ngữ đang tồn tại (Trong chương
này chúng tôi trình bày một số nhận xét về tiếng Nghi Lộc và miêu tả một thổ ngữ
Nghi Lộc điển hình – tiếng Nghi Ân).
- Chương III: Tập bản đồ (Trong chương này chúng tôi trình bày 1 bản đồ
về các xã điều tra, 21 atlas thổ ngữ Nghi Lộc mà chúng tôi xây dựng, và đôi điều
liên quan đến các bản đồ này).
Ngoài ra luận văn của chúng tôi còn có: Danh sách các tài liệu tham khảo
và phần Phụ lục (Phần này gồm những thư mục sau: (i) Danh sách tư liệu viên,
(ii) Bản đồ tham khảo (gồm 16 atlas ngôn ngữ tiếng Anh khác nhau do các nhà
Ngôn ngữ học người Anh xây dựng được chúng tôi lựa chọn từ tài liệu “Studies in
linguistics geography”[93], (iii) Bảng từ điều tra, và (iv) Bảng kết quả điều tra (là
những biến thể khác nhau tại 9 xã điều tra được chúng tôi ghi lại bằng ký hiệu
phiên âm quốc tế)).


Chương I:

NGÔN NGỮ HỌC ĐỊA LÝ VÀ VIỆC ĐIỀU TRA
CÁC THỔ NGỮ NGHI LỘC

A. NGÔN NGỮ HỌC ĐỊA LÝ


1. Định nghĩa:
Từ điển giải thích thuật ngữ Ngôn ngữ học [87] định nghĩa về Ngôn ngữ học
địa lý: “Bộ phận Ngôn ngữ học nghiên cứu sự phổ biến về lãnh thổ của các hiện
tượng ngôn ngữ. Ngôn ngữ học địa lý được tách ra từ phương ngữ học vào cuối thế
kỷ XIX. Sự tích góp các cứ liệu về sự tồn tại của những khác biệt về phương ngữ
trong các ngôn ngữ khác nhau là cơ sở để xác định sự trùng nhau hay không trùng
nhau về ranh giới sự phổ biến của những khác biệt này trong một vùng lãnh thổ
phân bố ngôn ngữ nhất định. Ngôn ngữ học địa lý có liên hệ chặt chẽ với Ngôn
ngữ học khu vực. Sự xuất hiện và phát triển của Ngôn ngữ học địa lý có liên quan
đến việc vẽ bản đồ về những khác biệt phương ngữ của các ngôn ngữ và tạo lập
các atlas phương ngữ …”
2. Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của Ngôn ngữ học địa lý
Trước thế kỷ XIX, Ngôn ngữ học Âu châu chủ yếu tập trung nghiên cứu nhiều
các tử ngữ như tiếng Latin, tiếng Hy Lạp cổ đại và cũng chú ý nhiều đến các dạng
thức chuẩn của những ngôn ngữ hiện đại như tiếng Anh, Pháp và Đức. Một số các
nhà Ngôn ngữ học có chung quan điểm rằng các hình thức khác nhau mang tính
khu vực phi chuẩn là không có gì cả ngoài các hình thức chuẩn bị làm giảm đặc
tính và không đáng để nghiên cứu. Tuy nhiên ở thế kỷ đó cũng đã diễn ra những
biến đổi lớn trong lịch sử Ngôn ngữ học, đó là một số học giả bắt đầu nhận thức ra
rằng những hình thức ngôn ngữ mang tính khu vực cũng đáng để nghiên cứu như


hình thức ngôn ngữ chuẩn, và họ chuyển hướng chú ý tới việc xây dựng những
miêu tả ngôn ngữ chính đáng của các biến thể ngôn ngữ mang tính khu vực.
Dĩ nhiên một trong những cách làm ban đầu này là viết những cuốn sách về
ngữ pháp và những cuốn từ điển của các phương ngữ khu vực, và người tiên phong
trong phương pháp này là Johannes Schmeller với việc xuất bản cuốn ngữ pháp
phương ngữ Bavarian - nước Đức của ông năm 1821. Kiểu công trình giá trị này
vẫn tiếp tục cùng chúng ta, chẳng hạn như cuốn từ điển Walloon1 (R. L Trash, xuất
bản năm 1994). Đó là chuyện của ngôn ngữ khu vực (ngữ vực học); tuy nhiên ngữ

vực học ra đời kéo theo sự ra đời và phát triển của Ngôn ngữ học địa lý.
Khoảng giữa thế kỷ XIX, một số học giả đã bắt đầu nghiên cứu vấn đề này.
Chẳng hạn như nhà Ngôn ngữ học không chuyên – Hoàng tử L. L Bonaparte (con
trai của Napoleon) đã thu thập những tư liệu các phương ngữ xứ Basque và năm
1869 ông xuất bản một bản đồ phân loại ngôn ngữ thành các phương ngữ khu vực.
Tuy nhiên những nỗ lực ban đầu này còn mang tính tự nhiên và khá đơn giản; và
phải mất vài thập kỷ sau, lý thuyết Ngôn ngữ học địa lý mới được nghiên cứu
chính thống và trở thành một phương pháp khoa học đáng tin. Phương ngữ địa lý
bao gồm một tập hợp đầy đủ các biến thể khu vực được dùng tại những thời điểm
khác nhau trải dài trên một khu vực rộng lớn. Thông thường, vì các biến thể ngôn
ngữ là hầu như không có giới hạn nên các nhà điều tra phải quyết định trước liệu
mục từ nào họ chú ý và thu thập thông tin về cái gì. Họ có thể quyết định hỏi tên
địa phương của cái nhà - nơi nhốt bò vào ban đêm hay tên của mảnh gỗ được nhặt
lên bằng tay..., họ cũng có thể quan tâm đến những nguyên âm đặc biệt được dùng
trong những từ đặc biệt hay quan tâm đến những hình thức ngữ pháp đặc biệt của
động từ hay danh từ. Những thông tin đó phải được thu thập bằng cách phỏng vấn
người dân địa phương và việc này yêu cầu những kỹ thuật thiết kế câu hỏi tinh vi,
1

Những biến thể tiếng địa phương ở miền Nam nước Bỉ


cẩn thận vì người dân địa phương thường hay lúng túng khi bị người lạ hỏi và có
thể dẫn đến xu hướng cung cấp những gì mà họ hy vọng là những câu trả lời “được
gọi là đúng” hơn là những gì họ thường nói.
Nhà nghiên cứu người Đức – Georg Wenker đã giới thiệu phương pháp bảng
trắc nghiệm: ông gửi bản trắc nghiệm tới các thầy cô giáo ở
gần 50.000 địa điểm trong nước Đức để hỏi về những câu
tiếng địa phương tương đương với câu chuẩn tiếng Đức.
Việc làm này của G. Wenker có thuận lợi là thu được nguồn

tư liệu khổng lồ (trong thực tế, kết quả của Wenker nhiều
đến mức ông vẫn chưa công bố được toàn bộ); nhưng bất lợi
là các thầy cô giáo ở các địa phương không được tập huấn
hướng dẫn nên kết quả trả lời là mâu thuẫn nhau khá cao và có lẽ không phải lúc
nào cũng tin tưởng được.
Rút ra được những nhược điểm trong phương pháp của G. Wenker, nhà Ngôn
ngữ học người Pháp, Jules Gilliéron, thử nghiệm một kỹ thuật thu thập dữ liệu
khác. Ông đào tạo chuyên gia có tên là Edmond Edmont những kỹ thuật lấy thông
tin bằng cách phỏng vấn cá nhân. Edmont đã chứng tỏ mình là nhà điều tra đáng
tin tưởng và có tài năng; sau đó ông mất 4 năm (từ 1896 đến 1900) đạp xe vòng
quanh nước Pháp, ông dừng lại ở tổng cộng 639 điểm để làm quen với người dân
địa phương và tiến hành phỏng vấn câu hỏi của ông. Sau đó ông cố gắng so sánh
đối chiếu với kết quả điều tra của Edmont và công bố toàn bộ kết quả điều tra được
vào năm 1910. Kể từ thời điểm này, ngôn ngữ học địa lý bước sang một giai đoạn
phát triển mới, quỹ đạo mới. Vấn đề đặt ra tại thời điểm đó là: các nhà nghiên cứu
đã công bố các kết quả như thế nào? Những tư liệu ấy có thể chỉ được công bố
dưới hình thức những bản danh sách, nhưng các nhà địa lý phương ngữ ưa thích
một kiểu trình bày kết quả khác, vất vả và tốn kém hơn nhưng lại rõ ràng hơn: đó



×