Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN HÓA VÀ TRUYỀN THÔNG NHÃ NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.64 KB, 35 trang )

TR¦êng ®aÞ häc kinh tÕ quèc d©n
KHOA MARKETING
CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài:
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN HÓA VÀ
TRUYỀN THÔNG NHÃ NAM
Giáo viên hướng dẫn : GV. PHẠM THANH THỦY
Sinh viên thực hiện : PHẠM PHƯƠNG NHUNG
Lớp : QUẢN TRỊ QUẢNG CÁO 49
MSV : CQ492062
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GV Phạm Thanh Thủy
Hµ Néi, 12/2010
Phạm Phương Nhung Lớp: Quản trị Quảng Cáo 49
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GV Phạm Thanh Thủy
LỜI MỞ ĐẦU
Lí do lựa chọn đề tài
Việt Nam đang tiến những bước dài trên con đường xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự vươn lên mạnh mẽ khối kinh tế tư nhân,
cùng sự ra nhập của các công ty, tập đoàn lớn trên thế giới vào nước ta đã tạo ra một
môi trường cạnh tranh sôi nổi và ngày càng khốc liệt. Để sản phẩm doanh nghiệp
không bị chìm nghỉm giữa vô số các sản phẩm đáp ứng cùng một nhu cầu đòi hỏi các
doanh nghiệp ngày càng phải nỗ lực nhiều hơn trên mọi phương diện từ tài chính,
nhân lực, khoa học kĩ thuật, marketing. Có một vũ khí quan trọng mà không phải
doanh nghiệp nào hiện nay có sự quan tâm đúng mức, đó chính là việc xây dựng
thương hiệu cho sản phẩm, và doanh nghiệp. Nếu như các tập đoàn lớn, các công ty
nước ngoài đã quá quen với việc xây dựng thương hiệu một cách bài bản như
Unilever, Big C,…thì các doanh nghiệp Việt Nam còn đang loay hoay chập chững
những bước đi đầu tiên trên hành trình xây dựng thương hiệu. Có những doanh


nghiệp đã thành công bước đầu như Vinamilk, Viettel, Trung Nguyên, nhưng đó là số
quá ít trên hơn 300000 doanh nghiệp Việt Nam. Ngay cả những doanh nghiệp đã
thành công, thì thách thức cũng không ít như chanh chấp thương hiệu trên thị trường
thế giới, sự đa dạng các sản phẩm cùng loại. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp
Việt Nam chưa có nhận thức đầy đủ và đúng mức về vấn đề xây dựng thương hiệu
một cách lâu dài và phát triển thương hiệu bền vững trong môi trường cạnh tranh và
kinh doanh toàn cầu. Thương hiệu giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh,
duy trì và phát triển thị trường trong và ngoài nước. Thực tế đã chứng minh, thương
hiệu là tài sản vô hình có giá trị lớn của doanh nghiệp, là tổng hợp của rất nhiều yếu
tố, là kết quả doanh nghiệp đã tạo dựng được trong suốt quá trình hoạt động của
mình.
Việc xây dựng thương hiệu đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng theo một tiến
trình khoa học gồm nhiều bước, trong đó hoạt động xây dựng hệ thống nhận diện
thương hiệu giữ vai trò quan trọng, then chốt trong việc tạo dựng và thu hút, duy trì
hình ảnh tích cực của thương hiệu trong tâm trí của khách hàng và công chúng. Qua
thời gian thực tập tại công ty Văn hóa và truyền thông Nhã Nam, em đã tìm hiểu và
nghiên cứu hệ thống nhận diện thương hiệu của công ty, và em quyết định chọn đề
tài: “Hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu của Công ty Văn hóa và
Truyền thông Nhã Nam
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phạm Phương Nhung Lớp: Quản trị Quảng Cáo 49
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GV Phạm Thanh Thủy
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu hệ thống nhận diện thương
hiệu của công ty văn hóa và truyền thông Nhã Nam trong hoạt động xây dựng thương
hiệu chung của công ty
Phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi công ty cung cấp sản phẩm trên thị trường
là thị trường sách tại Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu vai trò của hệ thống nhận diện thương hiệu đối với các hoạt động

truyền thông của công ty nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung. Trên cơ sở đó
đề xuất một số giải pháp cụ thể, nhằm hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu, từ
đó góp phần nâng cao giá trị thương hiệu, và đóng góp vào hiệu quả hoạt động kinh
doanh trong lĩnh vực xuất bản của công ty.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở nhận thức và khai thác lý thuyết vê hoạt
động xây dựng thương hiệu nói chung và hoạt động xây dựng hệ thống nhận diện
thương hiệu nói riêng. Ngoài ra còn dựa vào hoạt động kinh doanh và hoạt động xây
dựng hệ thống nhận diện thương hiệu của công ty văn hóa và truyền thông Nhã Nam
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng:
• Phân tích và tổng hợp nguồn thông tin thứ cấp về thị trường sách xuất bản tại
Việt Nam
• So sánh và đánh giá hoạt động của Nhã Nam với các đối thủ cạnh tranh và
tương quan trong thị trường sách
Bộ cục chuyên đề
Chương 1: Khái quát về công ty văn hóa và truyền thông Nhã Nam
Chương 2: Phân tích các hoạt động Marketing của công ty cổ phần Văn hóa và
truyền thông Nhã Nam
Chương 3: Thực trạng hệ thống nhận diện thương hiệu của công ty cổ phần Văn
hóa và truyền thông Nhã Nam
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu của công ty cổ
phần Văn hóa và truyền thông Nhã Nam.
Trong quá trình thực hiện chuyên đề thực tập, do còn thiếu sót về mặt kiến thức,
cũng như ít kinh nghiệm thực tế, nên em còn mắc nhiều sai sót. Mong cô góp ý để đề
tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô
Phạm Phương Nhung Lớp: Quản trị Quảng Cáo 49
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GV Phạm Thanh Thủy
Th.s Phạm Thanh Thủy đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề. Em
cũng xin cám ơn các anh chị làm việc tại công ty cổ phần văn hóa và truyền thông

Nhã Nam đã giúp đỡ em thu thập tài liệu, và có thêm nhiều kinh nghiệm thực tế trong
lĩnh vực truyền thông ngành Xuất bản.
Em xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2010
Sinh viên
Phạm Phương Nhung
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY VĂN HÓA VÀ
TRUYỀN THÔNG NHÃ NAM
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Phạm Phương Nhung Lớp: Quản trị Quảng Cáo 49
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GV Phạm Thanh Thủy
Đầu những năm 2000, thị trường sách bắt đầu có bước chuyển biến rõ rệt, đặc
biệt năm 2005 Luật xuất bản mới thi hành đã cho phép các lực lượng tư nhân tham
gia vào việc liên kết xuất bản. Điều đó đã tạo điều kiện cho các lực lượng tư nhân
tham gia vào thị trường sách và làm cho thị trường trở nên sôi động hơn với nhiều
công ty ra đời. Trong bối cảnh kinh tế đó, đầu năm 2005, công ty Cổ Phần Văn hóa
Và Truyền Thông Nhã Nam ra đời với ba cổ đông sáng lập là ông Nguyễn Nhật Anh,
Trịnh Văn Cơ và Dương Thanh Hoài.
Công ty Cổ Phần Văn Hóa Và Truyền Thông Nhã Nam thuộc hình thức công
ty cổ phần, hoạt động theo Luật doanh nghiệp và các quy định pháp luật hiện hành
của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
 Tên gọi :
CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN HÓA VÀ TRUYỀN THÔNG NHÃ NAM.
 Tên công ty viết bằng tiếng Anh:
NHA NAM PUBLISHING AND COMMUNICATIONS JOINT STOCK
COMPANY

Tên công ty viết tắt: NHA NAM ., JSC
 Vốn điều lệ ban đầu: 400.000.000 đồng


Trụ sở chính: Số nhà 51B, ngõ 35, đường Khương Hạ, phường Khương Đình,
quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

Trụ sợ giao dịch: Số nhà 1B – IF1, Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
 Điện thoại: 04.35146875 – 04.35146876

Fax: 04.35146965

Website: www.nhanam.vn
Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến chuyển tích cực, nền kinh tế quốc gia
đang từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, những suốt những năm
qua công ty đã có rất nhiều cố gắng và nỗ lực đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của
mình lên một tầm cao mới.
Về kinh doanh nội địa: Công ty đã tiến hành mở rộng thị trường ra phạm vi toàn
quốc và quan hệ hợp tác với các tổ chức, cá nhân trên toàn quốc để trao đổi, hợp tác
và phát huy thế mạnh của công ty.
Về công tác xuất bản: Chỉ trong 5 năm ngắn ngủi, công ty đã xuất bản độc
quyền và liên kết xuất bản khoảng 500 đầu sách. Với cơ sở vật chất có sẵn và tiếp tục
Phạm Phương Nhung Lớp: Quản trị Quảng Cáo 49
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GV Phạm Thanh Thủy
mở rộng, hệ thống mạng lưới phân phối rộng khắp trên toàn quốc, chi nhánh công ty
tại Thành phố Hồ Chí Minh, quan hệ hợp tác lâu dài với các nhà in và nhà xuất bản
trên phạm vi toàn quốc công ty được đánh giá là một đơn vị mạnh và có tiềm năng
phát triển lớn trong kinh doanh phát hành sách.

Tóm lại, ngay từ cuốn sách đầu tiên Balzac và cô bé thợ may Trung hoa của
Đới Tư Kiệt, độc giả đã dành sự quan tâm và yêu mến cho Nhã Nam. Trải qua 5 năm
phát triển, Nhã Nam đã được xây dựng dần lên trong diện mạo một nhà xuất bản

vững chãi và chuyên nghiệp, hàng đầu trong lĩnh vực xuất bản
1.2. Sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược kinh doanh của công ty cổ
phần văn hóa và truyền thông Nhã Nam
• Giá trị cốt lõi
- Nhã Nam là nơi gặp gỡ của những người giàu kinh nghiệm về làm sách, đã
từng làm việc tại các nước như Nga, Anh, Đức, Úc, Hoa Kỳ, Cannada, Nhật Bản...
- Nhã Nam cũng là nơi gặp gỡ của những người mới ra trường, những con
người giàu nhiệt huyết và sự cống hiến.
- Và hơn tất cả, Nhã Nam là nơi gặp gỡ của những con người đam mê sách,
đam mê những áng văn chương kiệt tác.
- Sách Nhã Nam chia sẻ tới độc giả những vẻ đẹp cuộc sống, con người khắp
nơi trên thế giới thông qua nghệ thuật của ngôn từ
- Tất cả những người yêu sách là Tri kỉ của Nhã Nam. Niềm hạnh phúc của
bạn đọc từ trang sách nhỏ là nguồn năng lượng vô tận cho Nhã Nam trên hành trình
kiếm tìm vẻ đẹp văn chương.
• Triết lí kinh doanh
“Hiểu thời đại đang sống thông qua sách, song hành với những biến chuyển sâu
sắc trong lòng xã hội bằng những hoạt động xuất bản miệt mài và quả cảm”
• Tầm nhìn sứ mệnh:
- Tạo lập diện mạo mới cho xuất bản văn học tại Việt Nam.
- Tất cả vì một gia sản sách to lớn, có sức sống dài lâu, có ý nghĩa với nhiều
thế hệ bạn đọc.
- Mang văn hóa đọc, và tình yêu sách tới mọi người, mọi nhà trong nỗ lực
từng giây từng phút của Nhã Nam.
• Nguyên tắc hoạt động
- Tuyệt đối tôn trọng bản quyền và luật xuất bản.
- Cam kết tạo ra những cuốn sách có chất lượng, có giá trị, luôn bắt kịp xu thế
thời đại.
- Lấy độc giả làm trung tâm.
- Gia tăng lợi ích cho các đối tác.

- Khơi dậy và phát huy khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân nhân viên.
Phạm Phương Nhung Lớp: Quản trị Quảng Cáo 49
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GV Phạm Thanh Thủy
1.3. Nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp
Hiện nay, công ty được phép kinh doanh trên những ngành nghề đăng ký bao
gồm:
 Kinh doanh xuất bản phẩm được phép lưu hành.

In và các dịch vụ liên quan đến in
 Kinh doanh du lịch lữ hành nội địa, quốc tế.

Thiết kế quảng cáo (không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình)
 Mua bán thiết bị văn phòng (máy tính, phần mềm máy tính,thiết bị ngoại vi
như máy in, photocopy,két sắt, vật tư ngành in)
 Đại lý kinh doanh dịch vụ internet

Các dịch vụ về hệ thống CDA/CAM
 Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa

Xuất nhập khẩu những mặt hàng mà công ty kinh doanh
Về cơ bản hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm sách thực chất được gọi là:
Hoạt động xuất bản
Theo nghĩa rộng, hoạt động xuất bản là hoạt động đồng bộ nối tiếp ba khâu:
Xuất bản – in – phát hành các loại sản phẩm phục vụ nhu cầu đời sống tinh thần cho
xã hội.
Theo nghĩa hẹp, hoạt động xuất bản là quá trình tổ chức làm ra bản thảo, sửa
chữa, hoàn thiện bản thảo để in thành sách và các xuất bản phẩm khác cung cấp
những tri thức thuộc nhiều lĩnh vực cho người đọc.
Có thể tóm tắt quy trình công nghệ sản xuất của công ty theo sơ đồ sau

Phạm Phương Nhung Lớp: Quản trị Quảng Cáo 49
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GV Phạm Thanh Thủy
Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ Công ty Văn hóa và truyền thông Nhã Nam
( Nguồn: Phòng Kinh Doanh – Phát hành )
1.4. Các nguồn lực của doanh nghiệp
 Nguồn lực tài chính:
Vốn điều lệ của công ty: 400.000.000VND
Với đặc thù kinh doanh trong lĩnh vực sách, vốn ban đầu không yêu cầu số
lượng lớn. Số vốn Kinh doanh cũng được bổ sung qua các năm.
Bên cạnh số vốn cố định, công ty còn có hệ thống trang thiết bị hỗ trợ hoạt
động của công ty.
 Cơ sở vật chất
Do đặc điểm của lĩnh vực liên kết xuất bản, yêu cầu về cơ sở vật chất của công
ty gồm:
Phạm Phương Nhung Lớp: Quản trị Quảng Cáo 49
Cộng tác viên tác giả
(mua bản quyền, ký hợp đồng…)
Liên kết, ký hợp đồng kinh tế với dịch giả,
lên kế hoạch đề tài (xét duyệt đề tài)
Biên tập – duyệt bản thảo
Đánh giá, sửa chữa, hoản chỉnh bản thảo
Chế bản
Xin quyết định in và giao cho nhà in
Thành phẩm
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GV Phạm Thanh Thủy
Trụ sở giao dịch của công ty: 1B-1F1 Thái Thịnh, Đống Đa Hà Nội, gồm văn
phòng làm việc của nhân viên tại tầng 2 và tầng 3. Riêng tầng 1 rộng 120m2 được sử
dụng là kho chứa sách của công ty. Vị trí của công ty là hết sức thuận lợi cho nhu cầu

vận chuyển, phát hành, do tiếp giáp với nhiều tuyến đường lớn. Vị trí này cũng gần
nhiều trường học, công sở, tạo hình ảnh đạo mạo cho công ty trong lĩnh vực xuất bản.
Tuy nhiên do trong khu vực trung tâm, nên diện tích kho nhỏ so với số lượng đầu
sách hiện tại và tiềm năng phát triển của công ty.
Hệ thống máy tính văn phòng: Công ty được trang bị hệ thống kết nối hiện đại,
thuận lợi cho hoạt động trao đổi thông tin giữa các phòng ban, nâng cao hiệu quả làm
việc. Công ty cũng áp dụng các phần mềm kế toán hiệu quả và phù hợp nhất với công
ty là VietSun
Các thiết bị chuyên dụng khác: Công ty có 1 ô tô 7 chỗ chuyên dụng, xe đẩy,
giá, kệ, bàn được sử dụng cho khâu phát hành, và 1 ô tô 4 chỗ phục vụ cho hoạt động
quan hệ với các đối tác, báo chí, và di chuyển của nhân viên trong công ty cho các
hoạt động cần thiết.
 Nguồn nhân lực
Cơ cấu nguồn nhân lực theo giới tính:
Công ty Cổ phần văn hóa và truyền thông Nhã Nam có 58 nhân viên trong đó
37 nữ, và 21 nam. Tùy từng phòng ban, đặc điểm công việc khác nhau, cơ cấu nam
nữ cũng khác nhau. Nếu phòng biên tập với số lượng 9 người thì chỉ có 1 nhân viên
nam, trong khi bộ phận phát hành có 8 người nhưng chỉ có 2 nhân viên nữ.
Biểu đồ 1.1. Biểu đồ thể hiện Cơ cấu nguồn nhân lực công ty CP VH&TT Nhã
Nam theo giới tính
(Nguồn: Phòng Kế toán) Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ học vấn
Phạm Phương Nhung Lớp: Quản trị Quảng Cáo 49
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GV Phạm Thanh Thủy
Biểu đồ 1.2. Biểu đồ thể hiện trình độ học vấn của nhân viên trong công ty Văn
hóa và truyền thông Nhã Nam
(Nguồn: Phòng kế toán)
Số lượng nhân viên trong công ty là 58 người (chưa kể chi nhánhThành phố
Hồ Chí Minh), trong đó hầu hết đều có trình độ Đại học.
Ngoài phòng Kinh doanh – phát hành, do đặc điểm công việc đi lại nhiều,

cũng như vận chuyển hàng hóa, thì các phòng ban khác 100% trình độ đại học và sau
đại học. Đây cũng là điều tất yếu do yêu cầu công việc về bản quyền, biên tập, hay
truyền thông, kế toán, thiết kế ngành sách đều đòi hỏi trình độ học vấn cao. Đây cũng
là điểm mạnh về nhân lực của công ty. Yêu cầu cao trong khâu tuyển dụng đã đem
tới một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, xuất bản được những cuốn sách văn học
hàng đầu Việt Nam. Tuy nhiên điểm yếu của nhân sự công ty chính là Bộ phận Kinh
doanh – Phát hành (Theo nhận định của Trưởng phòng Phạm Quý Phúc). Nhân viên
phòng do có nhiều người trình độ học vấn thấp nhìn chung chưa có tinh thần đọc và
Phạm Phương Nhung Lớp: Quản trị Quảng Cáo 49
11
74%
17%
9%
Trình đ? Đ?i h?c
Trình đ? sau Đ?i h?c
Trình đ? dư?i Đ?i h?c
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GV Phạm Thanh Thủy
nắm bắt nội dung sách, công việc mới ở mức máy móc chấm sách, phát hành đủ số
lượng và đầu sách cho các nhà phân phối và đại lí, nên khi tiếp cận nhà sách chưa chủ
động chào mời, giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp với trung gian phân phối sách. Điều này
đã làm giảm hiệu quả mở rộng kênh phân phối, duy trì lợi thế không gian trưng bày
tại các hiệu sách, làm giảm thiện cảm của các trung gian đối với sản phẩm sách của
công ty. Nếu tình trạng này không được thay đổi, về lâu dài sẽ làm giảm doanh số,
hiệu quả hoạt động kinh doanh của Nhã Nam
Bên cạnh đó do đặc thù của ngành nghề kinh doanh, để đem đến một sản phẩm
sách hay tới độc giả, không chỉ đơn thuần có sự tham gia của đội ngũ nhân viên cố
định của công ty mà còn có sự liên kết của đông đảo dịch giả, họa sĩ trên khắp cả
nước và trên thế giới, cũng như sự giúp đỡ của các Đại sứ quán, Tổ chức văn hóa.
Nhã Nam may mắn đã có được sự yêu mến và nhiệt tình tham gia của các dịch giả
hàng đầu Việt Nam hiện nay như nhà văn Dương Tường, hay sự giúp đỡ của các Đại

sứ quán Pháp, Đại sứ quán Hungari, Đại sứ quán Italy, Trung tâm văn hóa Pháp L’es
pace, hay Hội văn hóa Việt-Hung.
1.5.
Hoạt động sản xuất kinh doanh
1.5.1.
Tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất của công ty:
Sau quá trình nghiên cứu và cải tiến, hiện nay bộ máy quản lý của công ty có
thể mô tả qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2: Bộ máy tổ chức Công ty văn hóa và truyền thông Nhã Nam
Phạm Phương Nhung Lớp: Quản trị Quảng Cáo 49
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GV Phạm Thanh Thủy
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Công ty hoạt động theo mô hình quản lý trực tiếp. Bộ máy quản lý của công ty
được phân trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng trong hoạt động quản lý, điều hành của
công ty. Cụ thể như sau:

Giám đốc: là người đại diện theo pháp luật của công ty,điều hành hoạt động
kinh doanh hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về
việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao. Vì vậy mỗi quyết định của giám đốc có
ảnh hưởng rất lớn trong phạm vi toàn công ty.

Phó giám đốc: Là người giúp giám đốc điều hành công ty theo sự phân công
ủy quyền của Giám đốc, trực tiếp phụ trách một số công việc của các phòng ban, chi
nhánh và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về pháp luật và nhiệm vụ được giao.
Phòng kinh doanh, phát hành: Phụ trách tiếp nhận đơn đặt hàng của khách
hàng, quản lý và phân phối sản phẩm của công ty tới các đại lý và khách hàng, chịu
trách nhiệm trước phó Giám Đốc về số lượng và chất lượng sản phẩm, hàng hóa xuất
bán cũng như tồn kho. Đồng thời tham mưu đề xuất ý kiến nhằm hoàn thiện hệ thống
phân phối của công ty.


Phòng kế toán: Có nhiệm vụ ghi chép phản ánh và hạch toán các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh, đảm bảo cung cấp đầy đủ kịp thời,chính xác số liệu, thông tin kế
toán và báo cáo kế toán làm căn cứ cơ sở cho việc kiểm tra giám sát tình hình quản lý
Phạm Phương Nhung Lớp: Quản trị Quảng Cáo 49
GIÁM ĐỐC
P.GIÁM ĐỐC P.GIÁM ĐỐC P. GIÁM ĐỐC P.GIÁM ĐỐC
Phòng
kinh
doanh,
phát
hành
Phòng
kế
toán
Phòng
kế
hoạch,
bản
quyền
Phòng
PR
Phòng
biên
tập
Phòng
chế
bản
Chi
nhánh

TP Hồ
Chí
Minh
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GV Phạm Thanh Thủy
tài sản, tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đồng thời tham
mưu, đề xuất các biện pháp quản lý kinh tế tài chính với ban giám đốc công ty.

Phòng kế hoạch – bản quyền: phụ trách phần bản quyền của mỗi đầu sách,
đưa ra kế hoạch sách cả năm của công ty, định hướng cho công việc kinh doanh của
công ty.

Phòng PR: Có nhiệm vụ thu thập thông tin, tài liệu về thị trường, lên các báo
cáo nghiên cứu đánh giá thị trường và đề xuất ý kiến nhằm mở rộng thị trường tiêu
thụ góp phần định hướng kinh doanh cho công ty. Phòng còn thực hiện quan hệ báo
chí, tổ chức các sự kiện trong lĩnh vực xuất bản.

Phòng biên tập: Tổ chức biên soạn, biên tập các đầu sách, chịu trách nhiệm
trước ban giám đốc về chất lượng bản dịch mỗi đầu sách (nội dung bản dịch, cỡ chữ,
font chữ …)

Phòng chế bản: Có nhiệm vụ chế bản toàn bộ bản thảo, sách, ấn phẩm, biểu
mẫu của nhà xuất bản (hình thức trình bày, dàn trang, bìa sách …) và giao cho xưởng
in.
Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh: Có chức năng, nhiệm vụ như một nhà xuất
bản thu nhỏ, tiếp nhận, xuất bản sách và phân phối sản phẩm cho các tỉnh phía Nam.
1.5.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Một số chỉ tiêu kinh tế công ty đã đạt được trong những năm gần đây:
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Bảng 1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2007 – 2009

Các chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1. Doanh thu thuần 6.231 7.853 9.456
2. Lợi nhuận trước thuế 693 906 1.134
3. Lợi nhuận sau thuế 520 720 850
4. Nộp nhân sách Nhà Nước 97 112 283
5. Thu nhập bình quân / người 3.5 3.7 4.9
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Từ bảng kết quả kinh doanh trong 3 năm gần đây, có thể nhận thấy những bước
tiến vững chắc của công ty.
Về doanh thu thuần năm 2009 so với 2008 tăng 35%, so với năm 2007 tăng tới
96% cho thấy tình hình kinh doanh của công ty đã có những bước tiến bộ vượt bậc.
Phạm Phương Nhung Lớp: Quản trị Quảng Cáo 49
14

×