Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Văn hóa Thương hiệu Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.47 KB, 66 trang )

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Đại học Kinh tế Quốc dân
LỜI MỞ ĐẦU
Quy luật cạnh tranh là điều tất yếu xảy ra với các doanh nghiệp trong nền
kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập, bên cạnh việc cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp về chất lượng, mẫu mã của sản phẩm, thì cạnh tranh về giá bán là một
trong những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tồn tại, đứng vững và phát
triển.
Quyết định giá bán sản phẩm ra sao để đảm bảo được tính cạnh tranh trên
thị trường mà vẫn đáp ứng yêu cầu ngày càng nâng cao lợi nhuận cho doanh
nghiệp phần nhiều là phụ thuộc vào công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm.
Kết quả của việc hạch toán này cung cấp các thông tin cần thiết và quan
trọng cho các nhà quản trị doanh nghiệp trong quyết định đưa ra giá bán cho các
sản phẩm của doanh nghiệp mình.
Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác hạch toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất, trong thời gian nghiên
cứu tìm hiểu lý luận và thực tế công tác tại Công ty CP Văn hóa Thương hiệu
Việt, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của TS. Nguyễn Hữu Ánh em đã chọn để tài:
“Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty
cổ phần Văn hóa Thương hiệu Việt” để làm bài chuyên đề thực tập chuyên
ngành của mình.
Sinh viên: Phạm Ngọc Anh Lớp: KTTH 19.01
1
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Đại học Kinh tế Quốc dân
Bài viết ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí tại
Công ty cổ phần Văn hóa Thương hiệu Việt.
Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty cổ phần Văn hóa Thương hiệu Việt.
Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Văn hóa Thương hiệu


Việt.
Trong quá trình nghiên cứu và viết chuyên đề em đã cố gắng tìm hiểu công
tác hạch toán thực tế tại công ty và nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô
cũng như các anh chị trong phòng kế toán công ty, xong do kiến thức còn hạn
chế bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến
đóng góp từ phía thầy cô để chuyên đề thêm hoàn thiện.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 01 tháng 9 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Phạm Ngọc Anh
Sinh viên: Phạm Ngọc Anh Lớp: KTTH 19.01
2
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Đại học Kinh tế Quốc dân
CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI
PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN HÓA THƯƠNG HIỆU VIỆT
1.1 Đặc điểm sản phẩm của Công ty cổ phần Văn hóa Thương hiệu Việt
1.1.1 Danh mục sản phẩm
Công ty CP Văn hóa Thương hiệu Việt là công ty sản xuất các sản phẩm in
và gia công sau in như: in ấn các tài liệu sách báo, lịch blog, các loại bao bì, tem
nhãn cao cấp trên nhiều chất liệu khác nhau.
Sản phẩm của công ty rất đa dạng và phong phú tùy thuộc vào các đơn đặt
hàng của khách hàng, chính vì vậy mà công ty không có mã hiệu cũng như đơn
vị tính chung cho các sản phẩm, việc đánh ký hiệu cho các sản phẩm chỉ để dễ
dàng phân biệt các sản phẩm ở các hợp đồng khác nhau, danh mục sản phẩm của
công ty được đặt tên theo từng hợp đồng được ký kết giữa công ty và khách
hàng.
Ví dụ: Sản phẩm tạp chí được in theo Hợp đồng đặt in số 01 trong năm
2010 thì sản phẩm sẽ có ký hiệu SP01/2010.
Đơn vị tính của các sản phẩm có thể là quyển (đối với sách, báo, tạp

chí…), hoặc có thể là tờ (đối với các tờ rơi, lịch tờ…)…
Hiện tại Công ty đang thực hiện hợp đồng sau:
Sinh viên: Phạm Ngọc Anh Lớp: KTTH 19.01
3
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Đại học Kinh tế Quốc dân
- In tạp chí “Văn hóa Doanh nhân” số tháng 09 năm 2010.
- In tập thơ “Quê hương” của tác giả Đoàn Quỳnh Như.
- Gia công sách học tốt tiếng Anh lớp 6.
- Gia công lịch quyển để bàn cho Công ty TNHH TM Sơn Lâm
- Gia công lịch blog 2011.
Với quy mô sản xuất còn nhỏ công ty đang cố gắng mở rộng các sản
phẩm, nhận thêm nhiều đơn đặt hàng để đưa công ty ngày càng phát triển hơn
nữa.
1.1.2 Tiêu chuẩn chất lượng.
Chất lượng sản phẩm tốt và giao hàng đúng thời hạn luôn là tiêu chí hoạt
động của cán bộ công nhân viên trong công ty, điều đó mang lại uy tín của công
ty đối với khách hàng và các đối tác làm việc, giúp công ty đứng vững và phát
triển trong suốt thời gian qua.
Sản phẩm của công ty được thực hiện theo yêu cầu của chủ hàng về mẫu
mã cũng như chất liệu sản phẩm. Như vậy với mỗi sản phẩm và mỗi đơn đặt
hàng lại có các tiêu chuẩn riêng, tuy nhiên tiêu chuẩn chất lượng chung của các
sản phẩm in vẫn là mực in rõ nét, chồng màu chính xác, các sản phẩm gia công
phải cân đối, chắc chắn, đúng quy cách các thông số kỹ thuật mà khách hàng yêu
cầu.
Sinh viên: Phạm Ngọc Anh Lớp: KTTH 19.01
4
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Đại học Kinh tế Quốc dân
1.1.3 Tính chất của sản phẩm
Các sản phẩm sản xuất của công ty là thực hiện theo yêu cầu đặt hàng của
khách hàng, do vậy sản phẩm rất đa dạng, mỗi loại sản phẩm có những đặc điểm

kỹ thuật và trình tự sản xuất riêng.
Các sản phẩm của công ty nhận làm cho khách hàng phần lớn gồm nhiều
công đoạn nhỏ, tuy không phức tạp nhưng đòi hỏi sự cần mẫn của các công nhân
trong phân xưởng và trải qua sự kiểm soát chặt trẽ trước khi chuyển sang khâu
tiếp theo để đảm bảo sản phẩm có chất lượng tốt nhất khi giao cho khách hàng.
1.1.4 Loại hình sản xuất
Công ty CP Văn hóa Thương hiệu Việt là một doanh nghiệp sản xuất có
quy mô nhỏ, tuy nhiên sản phẩm sản xuất của công ty rất đa dạng và phong phú.
Kiểu cách mẫu mã và số lượng sản phẩm phụ thuộc theo yêu cầu trong mỗi đơn
đặt hàng của từng khách hàng cụ thể.
Như vậy, công ty chỉ sản xuất các sản phẩm theo đơn đặt hàng của khách
hàng mà không sản xuất sản phẩm để bán ra ngoài thị trường.
1.1.5 Thời gian sản xuất
Phần lớn các sản phẩm của công ty được sản xuất với chu kỳ ngắn, quy
mô sản xuất nhỏ, đảm bảo đáp ứng số lượng và thời gian giao hàng trong hợp
đồng đã ký kết với khách hàng. Sau khi thanh lý hợp đồng sản xuất 1 sản phẩm
thì việc sản xuất thêm nhiều sản phẩm nữa chỉ bắt đầu khi khách hàng đó ký tiếp
1 hợp đồng sản xuất khác.
Sinh viên: Phạm Ngọc Anh Lớp: KTTH 19.01
5
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Đại học Kinh tế Quốc dân
1.1.6 Đặc điểm sản phẩm dở dang
Mỗi khách hàng của công ty có những mặt hàng khác nhau tuỳ theo từng
thời điểm vì vậy sau khi kết thúc mỗi đơn đặt hàng không có sản phẩm dở dang
mà chỉ có nguyên vật liệu dư thừa.
Tuy nhiên, khi đơn đơn đặt hàng chưa được hoàn thành thì toàn bộ chi phí
sản xuất kinh doanh phát sinh trong đơn đặt hàng đó được coi là chi phí sản xuất
kinh doanh dở dang.
1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của Công ty CP Văn hoá
Thương hiệu Việt

1.2.1 Quy trình công nghệ.
Công ty cổ phần Văn hóa Thương hiệu Việt hoạt động dựa trên các hợp
đồng đã ký kết được với khách hàng, do các sản phẩm của công ty rất đa dạng
nên các mặt hàng ở mỗi đơn đặt hàng khác nhau là khác nhau và chỉ mang một
số đặc điểm chung về quy trình sản xuất như sau:
Khi khách hàng có yêu cầu về 1 loại sản phẩm mới, công ty tiến hành các
khâu sau:
Sinh viên: Phạm Ngọc Anh Lớp: KTTH 19.01
6
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Đại học Kinh tế Quốc dân

Sinh viên: Phạm Ngọc Anh Lớp: KTTH 19.01
7
Nghiên
cứu về sản
phẩm
Định giá
sản phẩm
sản xuất
Ký kết hợp
đồng sản
xuất
Đưa sản
phẩm vào
sản xuất
Bàn giao sản
phẩm cho
khách hàng
và thanh lý
hợp đồng

Sơ đồ 1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất
Nhập, xuất
nguyên vật
liệu
Tập hợp
nhân công
Sản xuất
Kiểm tra
giám sát
Thành phẩm
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Đại học Kinh tế Quốc dân
Các sản phẩm gia công sau in chỉ yêu cầu sự cẩn thận, tỉ mỉ, chi tiết, kiểm
tra, kiểm soát chặt chẽ ở từng khâu, nhưng đối với sản phẩm in, quy trình công
nghệ phức tạp hơn, đòi hỏi sự chính xác cao hơn và cần phải vận dụng nhiều
máy móc công nghệ hơn.
Sinh viên: Phạm Ngọc Anh Lớp: KTTH 19.01
8
Nhận mẫu thiết kế
Moutage
Phơi bản kẽm
In ofiset
Thành phẩm
Kiểm tra chất lượng
Cán màng
Ép kim
May chỉ, vào bìa
Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ in
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Đại học Kinh tế Quốc dân
1.2.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất
Bộ phận sản xuất của công ty được chia thành 2 phân xưởng: 1 phân

xưởng phụ trách in và 1 phân xưởng phụ trách gia công sau in. Tuy nhiên, Ban
Giám đốc công ty cũng theo tình hình công việc thực tế nhiều hay ít mà điều
công nhân từ phân xưởng này sang phân xưởng khác.
Mỗi phân xưởng sản xuất lại bao gồm 2 đội sản xuất, mỗi đội bao gồm 2
tổ sản xuất. Đối với từng sản phẩm khác nhau thì các đội hay các tổ được phân
công thực hiện các công việc khác nhau.
Để đảm bảo công việc sản xuất thực hiện một cách có hiệu quả, công ty
CP Văn hóa Thương hiệu Việt đã tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ, phù hợp với
yêu cầu và tính chất của công việc.
Sinh viên: Phạm Ngọc Anh Lớp: KTTH 19.01
9
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Đại học Kinh tế Quốc dân
Do công ty chỉ sản xuất với số lượng nhỏ, nhưng các mặt hàng lại đa dạng,
để dễ dàng trong công tác quản lý thì mỗi đội, tổ hoặc lần lượt các phân xưởng
chỉ phụ trách 1 hợp đồng hoặc 1 phần của hợp đồng, khi phần việc được giao của
hợp đồng trước kết thúc thì tổ, đội, hay phân xưởng đó mới nhận làm các công
việc trong hợp đồng tiếp theo.
Sinh viên: Phạm Ngọc Anh Lớp: KTTH 19.01
10
Bộ phận sản xuất
Phân xưởng in Phân xưởng gia công sau in
Đội
SX
số 2
Đội
SX
số 1
Đội
SX
số 1

Đội
SX
số 2
Tổ
1
Tổ
1
Tổ
2
Tổ
2
Tổ
1
Tổ
1
Tổ
2
Tổ
2
Sơ đồ 3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Đại học Kinh tế Quốc dân
1.3 Quản lý chi phí sản xuất của công ty.
Cũng như tất cả các doanh nghiệp khác trong thời kỳ hội nhập, các doanh
nghiệp sản xuất nói chung và Công ty cổ phần Văn hóa Thương hiệu Việt nói
riêng phải đứng trước sự cạnh tranh gay gắt, để tồn tại và phát triển được như
hiện nay công ty phải làm việc thật sự có hiệu quả và giữ chữ tín với khách hàng,
các sản phẩm giao cho khách hàng phải đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng theo
quy định trong hợp đồng.
Muốn vậy, công ty đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để tổ chức và
quản lý tốt quá trình sản xuất kinh doanh, trong đó việc tổ chức chi phí sản xuất

và tính giá thành sản phẩm một cách hợp lý, khoa học có ý nghĩa quyết định và
trở thành khâu đặc biệt quan trọng của công tác kế toán.
Thông qua báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm do bộ máy
kế toán cung cấp, các phòng ban trong công ty sẽ tự điều chỉnh, cân đối các
khoản chi phí của phòng ban mình, phân xưởng mình sao cho phù hợp hơn nữa
với nhu cầu phát triển của công ty.
Sinh viên: Phạm Ngọc Anh Lớp: KTTH 19.01
11
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Đại học Kinh tế Quốc dân
Chức năng của từng bộ phận:
- Giám đốc: Là người đứng đầu công ty, người có quyền lực cao nhất chịu
trách nhiệm trước nhà nước, tập thể công nhân viên trong công ty cũng như
khách hàng trong sản xuất sản phẩm. Giúp việc giám đốc có hai phó giám đốc
Sinh viên: Phạm Ngọc Anh Lớp: KTTH 19.01
12
Xưởng sản xuất (Các đội, tổ sản xuất)
Giám đốc
Công ty
Phó giám đốc
tài chính
Phó giám đốc
kỹ thuật
Phòng
kế hoạch
vật tư
Phòng
kỹ thuật
Phòng tổ
chức
hành

chính
Phòng
kế toán
tài chính
Sơ đồ 4: Mô hình tổ chức quản lý của Công ty
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Đại học Kinh tế Quốc dân
(một phó giám đốc phụ trách khâu kinh doanh, tài chính và một phó giám đốc
phụ trách sản xuất, kỹ thuật) và hệ thống các phòng ban chức năng.
- Phòng tổ chức hành chính: Lập và theo dõi quá trình thực hiện các định
mức lao động, tổ chức tiền lương của công nhân viên, giúp giám đốc quản lý về
hành chính, quản trị. Phòng tổ chức hành chính sẽ xem xét nên tăng hay giảm số
lượng công nhân lao động, cần phải cho công nhân đi đào tạo nâng cao tay nghề
hay điều chỉnh thời gian làm việc để kịp tiến trình công việc. Đối với mỗi đơn
đặt hàng, phòng Tổ chức hành chính sẽ xem xét đề xuất của các phân xưởng và
quyết định điều chuyển công nhân từ phân xưởng này sang phân xưởng khác hay
tuyển dụng các công nhân lao động thời vụ để đáp ứng được nhu cầu về thời
gian của mỗi đơn đặt hàng.
- Phòng kế toán tài chính: Có nhiệm vụ theo dõi việc ký kết hợp đồng, lập
kế hoạch sản xuất, theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất. Phòng kế toán
còn có nhiệm vụ phân tích và tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh,
lập quyết toán báo cáo tài chính, báo cáo thống kê, báo cáo kiểm kê định kỳ theo
đúng chế độ quy định.
- Phòng kế hoạch vật tư: Có nhiệm vụ cung cấp vật tư cho công ty, lựa
chọn nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào đảm bảo chất lượng tốt nhằm giữ vững
uy tín cho công ty trên thị trường mà giá thành nguyên vật liệu đầu vào thấp để
giảm tối đa chi phí trong quá trình sản xuất trong công ty.
- Phòng kỹ thuật: Là bộ phận giúp giám đốc về việc thiết kế kỹ thuật các
mẫu in và kiểm duyệt các mẫu in. Hàng năm, phòng còn có nhiệm vụ đào tạo đội
ngũ công nhân lành nghề cho công ty. Phòng kỹ thuật cũng là nơi tìm tòi các kỹ
Sinh viên: Phạm Ngọc Anh Lớp: KTTH 19.01

13
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Đại học Kinh tế Quốc dân
thuật sản xuất mới nhằm nâng cao hiệu quả công việc, có thể làm giảm chi phí
sản xuất bằng cách tính toán làm giảm số lượng nguyên vật liệu dư thừa, giảm
thời gian làm việc của công nhân.
- Xưởng sản xuất: Là bộ phẩn trực tiếp sản xuất chế tạo ra sản phẩm. Đứng
đầu các phân xưởng là quản đốc phân xưởng, có nhiệm vụ quản lý, điều hành
phân xưởng mình và chịu sự điều hành của Giám đốc công ty.
Sinh viên: Phạm Ngọc Anh Lớp: KTTH 19.01
14
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Đại học Kinh tế Quốc dân
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN HÓA THƯƠNG
HIỆU VIỆT
2.1 Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty CP Văn hóa Thương hiệu Việt.
2.1.1 Kế toán CPNVLTT
2.1.1.1 Nội dung
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí cho các nguyên vật liệu
như các loại giấy (giấy Duplex, giấy Cutxe, giấy bìa…), các loại mực in (Mực đỏ
sen Nhật, Mực Apex 6…), lò xo, nẹp sắt, keo gián, axeton, dầu pha mực…
Nguyên vật liệu của công ty sử dụng đa dạng về chủng loại, chính vì vậy
mà nguyên vật liệu sản xuất được nhập từ các nguồn khác nhau.
Ngoài các loại nguyên vật liệu mua ngoài xuất dùng trực tiếp cho sản xuất
sản phẩm còn có chi phí vận chuyển và bốc dỡ vật liệu vào kho cũng được tính
vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
2.1.1.2 Tài khoản sử dụng
Tài khoản sử dụng là TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết cho từng hợp
đồng sản xuất.

Sinh viên: Phạm Ngọc Anh Lớp: KTTH 19.01
15
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Đại học Kinh tế Quốc dân
Ví dụ: Với hợp đồng gia công lịch blog 2011 (HD 345/2010) thì chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp sẽ được tập hợp vào TK 621-HD 345.
Cuối kỳ kế toán, kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của các
đơn đặt hàng vào 1 tài khoản 621 chung.
2.1.1.3 Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết.
Sau khi một hợp đồng được ký kết, phòng kế toán kết hợp với phòng kỹ
thuật tính toán số lượng nguyên vật liệu cần thiết và báo xuống phòng vật tư để
kiểm tra số lượng nguyên vật liệu còn trong kho, nếu cần phòng vật tư sẽ có
phương án mua thêm vật tư để phục vụ cho sản xuất.
Sinh viên: Phạm Ngọc Anh Lớp: KTTH 19.01
16
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Đại học Kinh tế Quốc dân
Sinh viên: Phạm Ngọc Anh Lớp: KTTH 19.01
17
Bảng biểu 1: Bản dự trù vật tư
CÔNG TY CP VĂN HÓA THƯƠNG HIỆU VIỆT
PHÒNG KỸ THUẬT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.

Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2010
BẢN DỰ TRÙ VẬT TƯ
THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG: HD 345/2010
Kính gửi: Phòng kế hoạch vật tư.
Tên tôi là: Nguyễn Mạnh Quang
Chức vụ: Trưởng phòng kỹ thuật

Thực hiện hợp đồng số 345/2010 – Gia công lịch Blog 2011, phòng kỹ thuật dự
trù số lượng vật tư như sau:
STT TÊN VÀ QUY CÁC VẬT TƯ ĐƠN VỊ TÍNH SỐ LƯỢNG
1 Keo nóng Kg 50
2 Chỉ khâu (70 x 50) Cuộn 50
3 Nẹp sắt Que 1000
Đề nghị phòng vật tư chuẩn bị số lượng nguyên vật liệu trên để đảm bảo đúng
tiến độ hợp đồng.
Người đề nghị Bộ phận kế toán Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Đại học Kinh tế Quốc dân
Sinh viên: Phạm Ngọc Anh Lớp: KTTH 19.01
18
Bảng biểu 2: Phiếu chi
Đơn vị: CÔNG TY CP VĂN HÓA THƯƠNG HIỆU VIỆT
Bộ phận: Phòng tài chính kế toán
Mẫu số C03
Quyển số: 10
PHIẾU CHI
Họ tên người nhận: Hoàng Đình Hòa
Địa chỉ: Phòng kế hoạch vật tư
Lý do chi: Tạm ứng mua vật liêu phục vụ sản xuất theo hợp đồng HD 345/2010
Số tiền: 15.000.000 VND
(Bằng chữ: Mười năm triệu năm trăm nghìn đồng chẵn)
Kèm theo 02 chứng từ gốc.
Ngày 02 tháng 08 năm 2010
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập Người nhận Thủ quỹ
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Đại học Kinh tế Quốc dân
Sinh viên: Phạm Ngọc Anh Lớp: KTTH 19.01

19
Bảng biểu 3a: Hóa đơn GTGT mua keo nóng
HÓA ĐƠN
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 2: Giao khách hàng
Ngày 05 tháng 8 năm 2010
AP/2009N
0075738
Đơn vị bán: Công ty TNHH Hoàng Anh
Địa chỉ: Km 5 đường Quang Trung – TP. Thái Bình – Tỉnh Thái Bình
MST: 0104 274 965
Đơn vị mua: Công ty CP Văn hóa Thương hiệu Việt
Địa chỉ: Số 44 – Ngõ 441 – Lĩnh Nam – Hoàng Mai – Hà Nội
MST: 0102 661 061
Hình thức thanh toán: Tiền mặt
STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị
tính
Số
lượng
Đơn giá Thành tiền
1 Keo nóng kg 50 50.000 2.500.000
Cộng tiền hàng 2.500.000
Thuế suất thuế GTGT: 10%. 250.000
Tổng tiền thanh toán: 2.750.000
Số tiền bằng chữ: Hai triệu bảy trăm năm mươi nghìn đồng

Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Đại học Kinh tế Quốc dân
Sinh viên: Phạm Ngọc Anh Lớp: KTTH 19.01

20
Bảng biểu 3b: Hóa đơn GTGT mua chỉ khâu
HÓA ĐƠN
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 2: Giao khách hàng
Ngày 05 tháng 8 năm 2010
AN/2009B
0947662
Đơn vị bán: Doanh nghiệp TN Minh Trung
Địa chỉ: Số 12/248 Xa La – Hà Đông – Hà Nội
MST: 0187 788 321
Đơn vị mua: Công ty CP Văn hóa Thương hiệu Việt
Địa chỉ: Số 44 – Ngõ 441 – Lĩnh Nam – Hoàng Mai – Hà Nội
MST: 0102 661 061
Hình thức thanh toán: Tiền mặt
STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị
tính
Số
lượng
Đơn
giá
Thành tiền
1 Chỉ khâu cuộn 50 30.000 1.500.000
Cộng tiền hàng 1.500.000
Thuế suất thuế GTGT: 10%. 150.000
Tổng tiền thanh toán: 1.650.000
Số tiền bằng chữ: Một triệu sáu trăm năm mươi nghìn đồng.

Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Đại học Kinh tế Quốc dân
Sinh viên: Phạm Ngọc Anh Lớp: KTTH 19.01
21
Bảng biểu 3c: Hóa đơn GTGT mua nẹp sắt
HÓA ĐƠN
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 2: Giao khách hàng
Ngày 06 tháng 8 năm 2010
BN/2009B
09737187
Đơn vị bán: Công ty TNHH Hà Sơn Bình
Địa chỉ: Số 679 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân - Hà Nội
MST: 0187 788 321
Đơn vị mua: Công ty CP Văn hóa Thương hiệu Việt
Địa chỉ: Số 44 – Ngõ 441 – Lĩnh Nam – Hoàng Mai – Hà Nội
MST: 0102 661 061
Hình thức thanh toán: Tiền mặt
STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị
tính
Số
lượng
Đơn
giá
Thành tiền
1 Nẹp sắt Que 1000 5.000 5.000.000
Cộng tiền hàng 500.000
Thuế suất thuế GTGT: 10%. 5.500.000
Tổng tiền thanh toán: 5.500.000
Số tiền bằng chữ: Năm triệu năm trăm nghìn đồng.


Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Đại học Kinh tế Quốc dân
Sinh viên: Phạm Ngọc Anh Lớp: KTTH 19.01
22
Bảng biểu 4: Phiếu nhập kho
CÔNG TY CP VĂN HÓA THƯƠNG HIỆU VIỆT

Mẫu số 01-VT

PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 06 tháng 08 năm 2010
Họ tên người giao: Nguyễn Văn Tiến
Mua nguyên vật liệu nhập kho
STT TÊN VÀ QUY CÁC
VẬT TƯ
ĐƠN VỊ
TÍNH
SỐ LƯỢNG ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN
1 Keo nóng Kg 50 50.000 2.500.000
2 Chỉ khâu Cuộn 50 30.000 1.500.000
3 Nẹp sắt Que 1000 5.000 5.000.000
Tổng số tiền: Chín triệu đồng chẵn.
Người lập phiếu
(Ký, họ tên)
Người giao hàng
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Đại học Kinh tế Quốc dân
Tùy theo khối lượng trong kế hoạch sản xuất, phân xưởng chịu trách
nhiệm thực hiện hợp đồng có nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu phải có giấy đề
nghị cung cấp vật tư gửi về phòng vật tư của công ty.
Sinh viên: Phạm Ngọc Anh Lớp: KTTH 19.01
23
Bảng biểu 2: Giấy đề nghị cung cấp vật tư
CÔNG TY CP VĂN HÓA THƯƠNG HIỆU VIỆT
PHÂN XƯỞNG GIA CÔNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.

Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2010
GIẤY ĐỀ NGHỊ CUNG CẤP VẬT TƯ
THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG: HD 345/2010
Kính gửi: Kính gửi phòng kế hoạch vật tư.
Tên tôi là: Nguyễn Văn Hùng
Chức vụ: Quản đốc phân xưởng gia công
Mục đích cung cấp vật tư: Thực hiện hợp đồng số 345/2010 – Gia công lịch
Blog 2011.
Kính đề nghị phòng kế hoạch vật tư cung cho phân xưởng.
Người đề nghị Bộ phận kế toán Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Đại học Kinh tế Quốc dân
Phòng kế hoạch vật tư sẽ căn cứ vào giấy đề xuất này và khối lượng
nguyên vật liệu có trong kho đề xuất nguyên vật liệu đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản
xuất dựa trên phiếu xuất kho.
Sinh viên: Phạm Ngọc Anh Lớp: KTTH 19.01

24
Bảng biểu 6: Phiếu xuất kho
CÔNG TY CP VĂN HÓA THƯƠNG HIỆU VIỆT

Mẫu số 01-VT

PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 06 tháng 08 năm 2010
Người nhận hàng: Phạm Văn Cường
Bộ phận: Phân xưởng gia công
Lý do xuất kho: Thực hiện hợp đồng HD 345/2010
STT TÊN VÀ QUY CÁC
VẬT TƯ
ĐƠN VỊ
TÍNH
SỐ LƯỢNG ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN
1 Keo nóng Kg 50 50.000 2.500.000
2 Chỉ khâu Cuộn 50 30.000 1.500.000
3 Nẹp sắt Que 1000 5.000 5.000.000
Tổng số tiền: Chín triệu đồng chẵn.
Người nhận
(Ký, họ tên)
Người giao hàng
(Ký, họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên)
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Đại học Kinh tế Quốc dân
Kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho NVL để ghi sổ chi tiết nguyên vật liệu
và tiến hành theo dõi trên từng hợp đồng.
Nợ: TK 152-HD 345: 9.000.000

Có: TK 111-HD 345: 9.000.000
Sau khi mua nguyên vật liệu, thủ tục mua bán hoàn tất, nguyên vật liệu
được nhập kho.
Số tiền tạm ứng thừa kế toán viết phiếu thu và thu lại.
Sinh viên: Phạm Ngọc Anh Lớp: KTTH 19.01
25
Bảng biểu 7: Phiếu thu
Đơn vị: CÔNG TY CP VĂN HÓA THƯƠNG HIỆU VIỆT
Bộ phận: Phòng tài chính kế toán
Mẫu số C03
Quyển số: 10
PHIẾU THU
Họ tên người nộp: Hoàng Đình Hòa
Địa chỉ: Phòng kế hoạch vật tư
Lý do chi: Trả lại tiền tạm ứng thừa mua vật liêu phục vụ sản xuất theo hợp đồng
HD 345/2010
Số tiền: 5.100.000 VND
(Bằng chữ: Năm triệu một trăm nghìn đồng chẵn)
Ngày 06 tháng 08 năm 2010
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập Người nhận Thủ quỹ
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

×