Đề bài: Tìm hiểu về đặc điểm văn hóa tộc người (điều kiện về địa văn hóa)
đi sâu vào các hoạt động văn hóa (văn hóa tâm linh, văn hóa giải trí, ăn, mặc, ở,
ẩm thực, phong tục tập quán ma chay, cưới xin, quan niệm tín ngưỡng…)
Bài làm
Người Thái là một trong số 3 dân tộc có số dân đông nhất trong cộng đồng
54 dân tộc ở nước ta, sau người Kinh và người Tày. Theo tổng điều tra dân số
năm 2009 người Thái có số dân là 1.550.423 người, cư trú ở nhiều tỉnh thành
trong cả nước. Trong quá trình tồn tại và phát triển, người Thái đã sáng tạo ra
những giá trị văn hóa vô cùng đặc sắc góp phần làm cho nền văn hóa Việt Nam
thêm phong phú đa dạng.
Thái là tên gọi chính thức đã được Nhà nước công nhận. Tên tự gọi của họ
là Phủ tay, Côn tay, Côn Táy (Tay, thay, Phu Thay...), đều có nghĩa là người.
Các nhóm địa phương của tộc người này bao gồm hai nhóm chính là nhóm
Thái Đen, nhóm Thái Trắng:
Nhóm Thái Đen (Táy Đăm) cư trú ở khu vực tỉnh Sơn La, Điện Biên, các
nhóm Táy Thanh (Man Thanh), Táy Mười, Táy Khăng ở miền tây Thanh Hóa,
Nghệ An từ khu vực Tây Bắc chuyển xuống cách đây vài ba trăm năm và bị ảnh
hưởng bởi văn hóa và dân chúng của cư dân địa phương. Nhóm Táy Thanh từ
Mường Thanh (Điện Biên) đi qua Lào vào Thanh Hóa và tới Nghệ An định cư
cách đây hai, ba trăm năm, nhóm này gần gũi với nhóm Thái Yên Châu (Sơn La)
và chịu ảnh hưởng của văn hóa Lào.
Ngành Thái Trắng (Tay Đón hoặc Tay Khao) chia thành 3 nhóm tương đối
biệt lập về thổ ngữ và những nét biểu hiện khác về văn hoá:
Nhóm Thái hiện cư trú ở xã Ngọc Chiến (huyện Mường La), Mường Chiền
(huyện Quỳnh Nhai) tỉnh Sơn La; các huyện Mường Lay, Mường Tè và Mường
So (huyện Phong Thố) tỉnh Lai Châu, tự nhận là Tay Đón (không xưng là Tay
1
Khao).
Nhóm Thái hiện cư trú ở Mường Tấc (huyện Phù Yên), Mường Xang
(huyện Mộc Châu) tỉnh Sơn La; Mường Mùn (huyện Mai Châu), Mường Chiềng
Kỷ (huyện Đà Bắc) tỉnh Hoà Bình tự nhận là Tay Khao (ít dùng tên Tay Đón).
Nhóm Tày Dọ hiện ở các huyện miền tây 2 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An tự
nhận là Thái Trắng (Tay Đón), ít dùng Tay Khao gồm các bộ phận có tên gọi là
Tay Mương, Tay Chiêng, Hàng Tổng,...
Ngoài ra, một số nhóm có dân số ít hoặc chưa được phân định rõ ràng như
Táy Mười (Thái Quỳ Châu), có khoảng 300 người (2002), Táy Mường(Thái
Hàng Tổng) có khoảng 10.000 người (2002), Táy Thanh có khoảng 20.000
người (2002), Phu Thai với dân số 209.000 người (2002)
Các kết quả nghiên cứu đều khẳng định, người Thái là cư dân cổ của vùng
tây nam Trung Hoa. Từ đó họ thiên di xuống phía nam, tới Myanma, Thái Lan,
Lào và miền Tây Bắc Việt Nam. Các tài liệu cổ sử và truyền thuyết của người
Thái ở Tây Bắc Việt Nam kể lại rằng, quê hương cổ xưa của họ là vùng có chín
con sông: Nặm Tao (sông Hồng), Nặm Tẹ (sông Đà), Nặm Ma (sông Mã), Nặm
Kông (sông Mê Kông), Nặm Ư, Nặm Nua, Nặm Na, và hai sông nữa bên đất
CHND Trung Hoa. Theo cổ sử Đại Việt: Đời Lý, các tù trưởng Thái ở Mường
Muổi (Thuận Châu, Sơn La), Mường Mụa (Mai Sơn, Sơn La),... đã về Kinh đô
dâng cống vật cho triều đình nhà Lý. Như vậy trước thế kỷ XI, các tù trưởng
Thái đã làm chủ nhiều mường ở Tây Bắc.
Tuy khẳng định sự có mặt của người Thái (Nhóm Táy Khao) là từ rất sớm,
nhưng đa số các tác giả đều thống nhất rằng, sự có mặt đông đảo của người
Thái ở Tây Bắc phải là từ sau các cuộc thiên di ô ạt của tộc người này vào Tây
Bắc, từ khoảng Thế kỷ XI-XIII trở đi. Về các cuộc thiên di của người Thái vào
Tây Bắc Việt Nam, các nhà nghiên cứu Việt nam cho rằng sớm nhất là vào thế
kỷ thứ VII. Khi đó một bộ phận người Thái di cư vào Mường Lay, Mường
Tùng, Phong Thổ, Bình Lư... Vào thế kỷ IX-X, một bộ phận Thái trắng đã di cư
2
từ Mường Thanh và tây Vân Nam vào vùng Mường Luông Pha Băng, đó chính
là cơ sở cho tù trưởng Pha Ngum thành lập vương quốc Lạng Xạng (1353).
Người Thái sống tập trung trong các bản làng. Mỗi bản có một ranh giới
riêng: một khu rừng, ruộng đất, nơi chăn thả gia súc, khu rừng cấm… Hiện nay,
người Thái ở trong các nhà sàn bằng gỗ. Người Thái ở nhà sàn bốn mái, cầu
thang bên đầu hồi ở mặt trước, bậc thang thường là số lẻ 5, 7, 9. Người Thái Đen
lưu truyền cách Rùa dạy người cách làm nhà ở và coi rùa là ân nhân, chính vì
thế mà họ làm mái nhà hình mai rùa và có tục treo thờ mai rùa trên đầu cột
thiêng trong nhà. Phía trên cửa hai bên đầu mái có “khau cút” vừa là kí hiệu
nhận ra nhau vừa là biểu tượng trang trí tương ứng đẳng cấp chủ nhà. Mô hình
nhà nói chung không có vách ngăn, mà ngăn bằng cột, phòng ngủ kéo ghi đô.
Những người cao tuổi ngồi sát cửa sổ, khách không được ngồi ngang hàng,
nếu khách nhờ vả thì ngồi sát mép chiếu ngoài cùng. Ghế cao nhất dành cho chủ
nhà, họ kiêng không nằm dọc chiều nhà, không được ngồi trực diện cửa bếp,
đun củi thì đun gốc trước ngọn sau.
Người Thái quan niệm rằng “Nhà Thái- nhà có gác- đầu hồi có cột ”, “đầu
gối đất, chân kề nước”: ngủ quay đầu về núi, chân ruỗi ra ruộng, giáp song suối.
Nhà được phân đôi khoang long nhà theo chiều đơn đòn nóc, phía trên là
phía đầu, phía dưới là phía chân.
−
Phía trên trở thành chỗ chính của gia đình để ngủ và cất giữ của cải quý, nơi để
chăn. Do đó, quan sát mép trên trên đầu gối thì biết nhà giàu hay nghèo, chăm
−
chỉ hay lười tùy thuộc vào số chăn màn trên gác.
Nửa phía dưới dành cho sinh hoạt ban ngày của gia đình: ăn uống, đi lại, tiếp
khách.
Phân đôi khoang long nhà theo chiều ngang: bên trái (bên quản) dành cho
nam giới, bên phải (bên chăn) dành cho nữ. Họ kiêng con dâu qua lại bên chăn
sang bên quản, nữ không đội khăn Piêu trong nhà, không đem cành lá xanh, cá
thịt tươi vào trong nhà…
3
Thang là để cho người sống, người chết không được đi thang mà bắc cầu
gia thang hoặc đi phía đằng hiên rồi đưa đi chôn cất ở rừng ma. Nhà có người
sinh nở hoặc ốm đau thì khi đi cúng cắm vào thang tấm Piêu có đan mắc áo và
cắt cành lá xanh ở cột càu thang nhà. Đó là dấu hiệu nhà kiêng cấm do đó khách
không được lên nhà vào những trường hợp thấy trước nhà có cắm cành cây xanh
lá. Lan can bên quản hoặc ban công đầu hồi dành chon am ngồi, nghỉ ngơi, đọc
sách, dẫn khách quý (nam hoặc nữ), bước qua cửa lên nhà. Đây cũng là nơi đàn
ông ngồi làm thủ công, đan, rèn… đây cũng là chỗ ở trong thời gian bên nhà vợ,
con rể ngồi vặn dây thừng, làm công cụ sản xuất, băm cỏ chăn ngựa…
Trang phục của người Thái khá đa dạng được phân biệt tùy theo từng nhóm
nhưng có thể chia trang phụ trang phục thường ngày và tang phục.
Trang phục thường ngày bao gồm:
Trang phục nữ: áo ngắn (xửa cỏm), áo dài (xửa chai, xửa luồng), váy, thắt
lưng, hoa tai, vòng cổ, vòng tay …
Áo ngắn:
−
Thái trắng: Áo thường là màu sáng, trắng, cài cúc bạc tạo hình bướm, ve,ong...
Cái khác xửa cóm Thái Đen là cổ áo hình chữ V. Thân áo ngắn hơn áo
−
cánh người Kinh, tạo dáng ôm chặt lấy thân, khi mặc cho vào trong cạp váy.
Thái đen: áo ngăn tứ thân, màu đen, không xẻ tà, cổ tròn, cài cúc bạc giữa , áo
thường màu chàm, xanh da trời, trắng. Hàng ngày phụ nữ mặc áo màu chàm
đen, khuy vải. Vào những dịp hội, lễ tết thì họ mặc áo màu khuy bạc, hàng khuy
bạc bên trái biểu tượng nam, bên phải biểu tượng nữ thể hiện sự trường tồn
giống nòi.
Áo dài:
−
Thái trắng: áo đen dài kiểu chui đầu, cổ tròn. Mặt trong của áo ghép sáu dải vải
các màu.
4
−
Thái đen: may bằng vải chàm đen, kiểu năm thân, cổ trong xẻ tà cao, cài cúc bên
trái gấu phủ quá gối (mặc lúc lấy chồng, lễ hội, về nhà cha mẹ không mặc áo
này).
Váy có hai lớp: trong váy lót trắng, váy chàm bên ngoài. Váy ống chàm
đen, cạp bằng vải trắng không thêu hoa văn. Đây có khi là loại váy kín (ống),
màu đen, phía trong gấu đáp vải đỏ. Khi mặc xửa cóm và váy phụ nữ Thái còn
tấm choàng ra ngoài được trang trí nhiều màu.
Thắt lưng người Thái làm bằng tơ tằm, sợi bông xanh hoặc tím sẫm, giữ
cho cạp váy luôn cuốn chặt lấy eo bụng. Phụ nữ ngoài 40 tuổi thắt lưng màu
tím, cô gái trẻ thắt lưng màu xanh. Thái trắng còn có vải choàng ra ngoài thắt
lưng ghép bằng nhiều miếng vải màu sặc sỡ đen, đỏ, xanh ,vàng. Thắt lưng có
hai lớp vải (trong đen, ngoài khác màu), ngày thường dùng một thắt lưng, ngày
cưới dùng hai thắt lưng.
Tóc người Thái để dài, chải ở sân sau nhà, những sợi rụng được thu vào
sọt. Khi lấy chồng mẹ chọn sợi dài, đẹp bện thành độn tóc cho cô dâu mới, khi
cô dâu lấy chồng và sau này đều chải tóc ngược búi lên đỉnh đầu. Những người
góa bụa cũng búi tóc lên và hơi lệch một bên.
Khăn piêu: bằng vải chàm dài 180cm, rộng 36cm. Piêu tết thành sừng hoặc
thành tai. Piêu tết thành ba sừng là piêu thường, tết năm, tết bảy sừng là piêu
sang dung để biếu hoặc đội lúc cưới xin, piêu còn dung cho nam nữ trao nhau
khi đính ước như vật làm tin.
Trang sức bao gồm: vòng, xà tích, thổ cẩm.
Về trang phục nam thì có: Quần chân què, cạp lá tọa với những màu chủ
yếu là màu đen, gạch non, kẻ sọc.
−
Áo cánh ngắn xẻ ngực, có hai túi bên dấu vạt. Áo của người Thái trắng có thêm
túi ở ngực trái, cài khuy tết bằng dây vải
5
−
Áo dài: áo vạt ngắn bằng vải chàm, kiểu năm thân, có thân trong trắng cài cúc
bên trái ngực, cổ tròn, vạt dài qua gấu. Khi mặc áo này bao giờ cũng mặc kép áo
trắng bên trong, áo chàm bên ngoài để lộ áo trắng bên trong thể hiện sự sang
−
trọng, kiểu cách.
Khăn (pàu): khăn dài để cuốn lên thay nón, được dùng vào dịp lễ tết, cuốn như
khăn xếp của người kinh, khăn trọc ngắn hơn dùng khi lao động trên nương.
Y phục trẻ em: Trẻ sơ sinh thường mặc lại quần áo cũ để dễ nuôi, 3 tuổi, 4
tuổi mặc quần áo. Khi trẻ lên 5 - 6 tuổi thì đục lỗ tai, 9 - 10 tuổi trẻ em gái đội
piêu.
Y phục thầy cúng: thầy mo,bà một, ông bà then… mặc áo thung rộng, chui
đầu, gấu dài qua gối, ghép vài hình tam giác, gần như xửa luống của người Thái
đen. Đội mũ bằng vải khitws tua rủ xuống vai, trên mũ có hình con vật: bò, rắn
tế…
Trang phụ trong tang ma của người Thái cũng có những quy địn riêng.
Người chết (là nữ) mặc xửa com vào trong, rồi mặc xửa chai, xửa luống. Trong
thời gian tang lễ vợ, con dâu trưởng, con gái cả mặc xửa luống. Con dâu thứ và
con gái thứ mặc xửa có long. Họ hang hoặc người thân thích mặc áo xửa com
trắng. Khi tang ma xong ra về con gái cả bỏ xửa luống treo lên cột nhà mồ để lại
cho người chết và mặc xửa co long về.
Sau đám tang những người để tang mặc áo xửa com màu trắng chỉ khác là
khuy bằng bạc đơm ở mặt trái của nẹp áo.
Người Thái có nền kinh tế khá phát triển đặc biệt là đối với trồng trọt đã
hình thành các hình thức canh tác chính là ruộng nước và nương rẫy. Ruộng
nước là nguồn cung cấp lương thực chính cho người Thái. Do vậy ruộng bậc
thang là một nét đặc trưng của người Thái, ruộng không ở quá cao và có nhiều
nét khác so với các dân tộc khác thấp hơn, đều hơn. Người Thái nổi tiếng với
gạo nếp và đây cũng chính là nguồn lương thực chủ yếu của họ. Bên cạnh canh
tác lúa nước thì người Thái cũng canh tác nương rẫy. Nương rẫy nhằm cung cấp
6
một số lượng lương thực khác bên cạnh cây lúa như ngô, khoai, sắn… và một số
sản phẩm khác: vừng, lạc, bí, bầu, rau xanh dùng để làm thức ăn hàng ngày,
Trong canh tác nông nghiệp thì người Thái rất tài tình khi sử dụng nước tưới tận
dụng từ các sông suối đặc biệt là việc sử dụng “Cọn nước”. Trải qua nhiều thế
hệ họ đã có nhiều sáng kiến tạo ra những công trình thủy lợi thích hợp với địa
thế ruộng đất. Họ đã đào mương, đắp phai, bắc ống dẫn nước về đồng ruộng.
Khi khoa học kĩ thuật chưa phát triển, đồng bào người Thái đã xây dựng hệ
thống thủy lợi với mương- phai- lái- lịn là một trong những kĩ thuật đạt tới trình
độ cao nhất, sớm nhất và rất chuyên nghiệp trong canh tác lúa, đây là một trong
những thành tựu đáng kể của người Thái. Với công cụ thủ công, họ đã đào hệ
thống mương dẫn nước kéo dài hàng chục cây số để dẫn nước về khắp các khu
ruộn. Cùng với mương và phai, hệ thống đập làm bằng tre và đá ngăn nước từ
suối dâng lên cao chảy vào các mương đưa nước tới ruộng. Để chia nước vào
các ruộng là các lái (mương nhỏ) và lin (ống dẫn nước bằng cây bương, cây vầu
với từng thửa ruộng) dẫn nước đến từng chân ruộng để ruộng nào cũng đủ nước
cho lúa phát triển ổn định trong chu kì mùa vụ.
Bên cạnh đó, việc kết hợp với các luật tục và các lễ hội trong sản xuất nông
nghiệp đã tạo cho người Thái có một môi trường canh tác hoàn thiện một cách
tổng thể nhất. Họ có những luật tục quy định rất chặt chẽ trong việc bảo vệ
nguồn nước, bảo vệ rừng, bảo vệ mùa màng được ghi trong luật tục Thái của
mường, của bản, có những chế tài cụ thể để sử lí những hành vi vi phạm của
người dân ảnh hưởng tới cộng đồng. Ngoài trồng trọt người Thái còn kết hợp
với chăn nuôi gia súc, gia cầm. Phương thức chăn nuôi là nửa thả rông, nửa
chăm, ngoài chăn nuôi lợn, gà, người dân còn nuôi trâu, bò để lấy sức kéo và
phân bón. Các loại động vật chăn nuôi chính: trâu, bò, lợn, gà, vịt… Đối với gia
súc thì người Thái thường chăn thả và nuôi ở gần sát nhà hoặc thả rông ngoài
đồng, trên mương, đồi… những nơi trống trải nhưng không được quá rậm rạp.
Đặc biệt người Thái nuôi lợn và gia cầm để dùng trong các dịp lễ, tết và thờ
cúng hoặc khi nhà có khách.
7
Thủ công nghiệp của người Thái vẫn còn gắn liền với các hoạt động nông
nghiệp trong đó nổi bật là nghề dệt. Nghề dệt thổ cẩm là nghề truyền thống của
dân tộc Thái tạo nên bản sắc văn hóa riêng. Trước đây, để dệt một tấm thổ cẩm,
đồng bào phải mất bảy tháng trồng bông, trồng dâu rồi sau nhiều công đoạn mới
se được sợi vải để dệt nên tấm thể cẩm truyền thống. Thổ cẩm của người Thái
với những họa tiết hoa văn phong phú, độc đáo đã chiếm được cảm tình của
nhiều du khách trong và ngoài nước. Có thể nói, giữ được nghề thổ cẩm là giữ
được những nét văn hóa cổ truyền của người Thái. Nếu biết kết hợp giữa tính
dân tộc và tính hiện đại thì dệt thổ cẩm của người Thái sẽ tạo được những mặt
hàng kinh tế có giá trị trên thị trường.
Ngề đan lát là nghề phụ cũng như các dân tộc khác, nghề đan lát rất quan
trọng và phát triển ở từng hộ gia đình người Thái. Có thể nói đan lát là công việc
của đàn ông, các sản phẩm đan lát thường là: gùi (sọt), mũ, nón, giỏ,.. đặc biệt là
cót xát. Cót xát rất phổ biến ở vùng người Thái dùng để trải trên sàn trước khi
xếp chiếu và các tấm đệm ngủ lên trên. Cót được đan bằng cây may lọi, một loại
cây thuộc loài tre, nứa mọc trên núi đá vôi cao.
Nghề gốm, sứ, vại, nồi…Người Thái ở Mường Chanh (Sơn La) có nghề
gốm với các sản phẩm quen thuộc như nồi đất,chõ đất, đồ đụng chum, vò. Đất
sét có ở Mừng Chanh, lò nung được người Thái cho chìm dưới đất (lò nung âm)
lò gồm có hai cửa. Cách làm gốm của người Thái rất đơn giản nhưng lại vô cùng
hiệu quả…. Các sản phẩm có tiếng vang rất to đặc biệt là mõ
Đóng vai trò nhất định trong đời sống kinh tế của dân cư Thái nhưng chỉ
giữ ở vị trí phụ săn bắn người Thái chỉ đi săn khi nhàn rỗi có thời gian, mục đích
bảo về mùa màng và them nguồn thức ăn hoang dã. Người tham gia thường là
đàn ông (các thành viên trai tráng hoặc những người có kinh nghiệm rừng núi
lâu năm). Công cụ đi săn thường là nỏ, ná, mác.. hình thức có thể một hoặc hai
người cùng đi săn đặt bẫy thú (đi ít thì sẽ bí mật, tránh tình trạng mất thú bẫy
được)… còn không họ sẽ đi tập thể để đạt được nhiều thú hơn
8
Nghề đánh cá, nuôi cá rất phát triển, nguồn cung cấp cá thường là song,
suối chảy qua bản, làng. Có thể là do bà con tự nuôi và phát triển thành ao, đầm
nguồn nước thường là nước ao, hồ, thậm chí nước sinh hoạt… người dân thường
nuôi cá trắm… nguồn thức ăn cho cá thường tận dụng cỏ rừng, phân trâu, bò hay
gia cầm…
Về ẩm thực người Thái thường ăn cơm nếp, tẻ, rau, cá. Cơm nếp là đồ ăn
mang tính phổ biến của người Thái, cơm được đồ một lần vào buổi sang có thể
ăn cả ngày. Hiện nay người Thái đang chuyển dần sang ăn cơm tẻ như người
Kinh. Họ thích món ăn: thịt trâu, côn trùng non, trứng kiến, cá…các món luộc,
các gia vị ưa thích: cay, chay, đắng… Mắm cá là món nổi tiếng của người Thái.
Đặc biệt là món “nậm pịa” canh đắng (dùng ruột non của loài nhai lại còn nước
sữa đắng như trâu, bò…nấu lên thành canh đắng), người Thái quan niệm canh
đắng sẽ tốt cho tiêu hóa, không bị đau bụng khi ăn những món lạ miệng. “chẩm
chéo” là đồ gia vị để chấm rau, thịt, cá trong các bữa ăn (ớt tươi và tương trộn
với một số loại hạt: hạt tiêu…), món canh có: canh cá rêu (gồm cá và rêu), canh
măng đắng, luôn luôn có rượu.
Về tôn giáo, tín ngưỡng: Người Thái sinh sống dựa vào nông nghiệp nên
họ tin trên trời có Then Luông. Then Luông là đấng cai quản trời đất, loài người
và vạn vật
Ở trần gian, người Thái tin bất kì nơi nào cũng có ma cai quản: ma rừng,
mà suối, ma ruộng, mà nương, ma nhà…và khi muốn lập bản, muốn khai phá
ruộng, phá nương, đánh bắt cá…đều phải xin phép họ. Ngoài ra họ còn tin
những ông, bà, cụ kị đã mất là những lực lượng phù hộ, bảo vệ con người. Chỗ
thờ cúng có thể là một rừng cấm, một gốc cây, một hòn đá. Chỉ có chủ nhà mới
được thay mặt gia đình cúng ma nhà, chủ trì lễ xiêm hươn, cầu xin tổ tiên phù
hộ cho con cháu. Để củng cố trật tự gia đình phụ quyền, người Thái có hình thức
thờ cúng tổ tiên. Mỗi gia đình nhớ rõ nguồn gốc, lịch sử của mình, họ thường có
gia phả và có những nơi thờ từng tông tộc, tùng dòng họ. Việc thờ cúng trời, đất,
9
bản mường, chúa đất, tổ tiên được thể hiện bằng những nghi thức, hội hè hang
năm theo chu kì sản xuất nông nghiệp chủ yếu nhằm cầu xin trời đất bảo vệ mùa
màng
Về lễ tết, hội hè: Vào sáng 30 Tết, khi tiếng gà mới chỉ gáy đến canh hai,
canh ba thì các gian bếp của người Thái đã bập bùng ánh lửa. Con gái đồ xôi,
con trai mổ lợn để chuẩn bị tết. Đến đêm, người lớn ngồi quay quần bên bếp lửa
ấm cúng để đón giao thừa, còn các chàng trai, cô gái thì ca hát trong tiếng trống
chiêng rộn rã. Khi đồng hồ điểm 12h, họ đi lấy nước để cầu may. Tục lấy nước
cầu may có từ lâu đời và được người Thái lưu truyền, gìn giữ cho đến nay.
Người Thái quan niệm, lấy nước suối ở đầu nguồn về uống và rửa mặt trong
những giây phút đầu tiên của năm mới thì sẽ được thanh khiết như nguồn nước
suối và cả năm đó họ cùng gia đình sẽ luôn mạnh khỏe, gặp nhiều may mắn.
Việc đi lấy nước phải được thực hiện tước khi gà gáy canh một. Nếu như lấy
nước mà gà đã gáy thì sẽ không còn ý nghĩa.
Về cưới hỏi: Nguyên tắc cơ bản trong hôn nhân của người Thái là ngoại
hôn dòng họ, theo đó tất cả các thành viên nam và nữ trong cộng đồng thân tộc
có chung ông tổ từ 3 đến 5 đời tuyệt đối không được kết hôn với nhau. Nguyên
tắc thứ hai là cơ sở thuận chiều hình thành 3 mối quan hệ cơ bản tròn dòng họ
người Thái là “Ải nọng, lúng ta và nhinh sao” . Hôn nhân của người Thái là hôn
nhân 1 vợ 1 chồng, cư trú bên nhà chồng, Hôn nhân của người Thái mang tính
phụ quyền và buôn bán, thể hiện rất rõ vai trò của cha mẹ và tiền thách cưới.
Trong hôn nhân tồn tại tàn dư mẫu hệ, biểu hiện ở vai trò ông cậu (nhất là người
Thái ở tây bắc) tục ngữ có câu “thà bỏ chăn chớ bỏ màn, thà bỏ an hem chớ bỏ
ông cậu”. Tục cưới hỏi của người Thái là một phong tục có cách thực hiện độc
đáo. Thời kì cưới xin kéo dài từ một đến ba năm với nhiều thủ tục nghi lễ. Nhà
trai nhờ bà mối mang lễ vật tới ăn hỏi. Nhận lễ vật rồi nhà gái hẹn ngày lành
tháng tốt cho chàng trai đến ở rể. Lúc này chàng trai chưa được ở rể chính thức,
chỉ được phép nằm ở gian đầu nhà sàn dành cho khách nam giới và phải đam
đương mọi công việc nhà vợ trong 3 năm. Hết hạn đó nếu nhà gái ưng thuận mới
10
tiến tới hôn nhân. Nhà trai phải đem rượu, trầu cau, vòng tay, hoa tai, châm cài
đầu… để làm lễ tằng cẩu cho cô dâu. Sau nghi lễ quan trọng này nhà gái dành
riêng cho đôi vợ chồng một không gian riêng, chàng trai tiếp tục ở nhà vợ cùng
nhau làm ăn sinh con để cái, từ 1 đến 18 năm khi 10 năm sau lễ thành hôn ở nhà
vợ, người chồng mới được phép đưa vợ về nhà bố mẹ mình sau một lễ rước dâu
long trọng.
Tằng cẩu hay búi tóc trên đỉnh đầu là một luật tục của đồng bào dân tộc
Thái đen. Phụ nữ người Thái đen khi lấy chồng, theo phong tục phải búi tóc lên
trên đỉnh đầu. Đây là dấu hiệu để phân biệt phuj nữ có chồng và chưa chồng.
Một mặt tằng cẩu để thể hiện sự thủy chung của người phụ nữ, mặt khác là cách
tôn trọng chồng và gia đình nhà chồng. Khi lấy chồng, người ta tổ chức trang
trọng lễ tằng cẩu, người phụ nữ chỉ bỏ tằng cẩu khi chồng chết. Cuối cùng là
xướng lễ báo ma nhà là phong tục không thể thiếu của dân tộc thái, báo với tổ
tiên… rượu mừng lễ thành hôn. Mo xướng làm lễ mo nhà xong, nhà trai cũng
bày cỗ xong và mời khách hai họ nhà trai và nhà gái cùng vào mâm, chur hôn
tuyeen bố lí do. Hai gia đinhf nhà trai, nhà gái cùng ngâng chén rượu chúc mừng
hạnh phúccho đôi vợ chồng trẻ.
Về tang ma: Khi trong nhà có người tắc thở, người nhà phải tắm rửa bằng
nước thơm và thay quần áo cho người chết. Nước thơm dùng để tắm cho người
chết thường được đun lên và cho một ít hoa thơm có trong gia đình như: hoa
bưởi, hoa ban… Người Thái cho rằng dùng nước có ướp các loại hoa trên sẽ có
mùi thơm dịu dàng có tác dụng khử mùi hôi tanh. Người ta gội đầu, chải, búi tóc
thay quần áo cho người quá cố. Đối với nhà nghèo, đồ thay cũng chỉ là những bộ
quần áo hang ngày, còn đối với gia đinhf giàu có thì đồ thay được chuẩn bị từ
trước. Thông thường, người ta sẽ maực theo thứ tự áo trắng ở trong áo đen ở
ngoài. Tiếp đó người ta đặt người chết xuống đệm và lấy vải trắng quấn quanh
người, vải đỏ phủ lên trên. Lấy một ít đồng bạc trắng cho vào tay người chết,
làm như vậy khi lên trời họ sẽ có chút tiền để tiêu.
11
Về tín ngưỡng thờ cúng:.Khác với nhiều dân tộc, khi bố còn sống, con trai
dù đã ra ở riêng cũng chưa được phép lập bàn thờ ma nhà. Nhiều nơi, người ta
lập bàn thờ bên ngoài trong một cái chòi nhỏ dựng ở mảnh vườn cạnh nhà. Nơi
thờ ma nhà là một góc nhỏ phía trên của gian quán, được gọi là chốn linh thiêng.
Riêng dòng họ quý tộc Thái đen, ngoài nơi thờ ma nhà còn có riêng một gian
nhỏ thờ các vị tổ dòng họ (chong căm). Hàng năm,người Thái thường cúng ma
nhà 2 lần trong dịp tết nguyên đán và trong lễ cơm mới. Tuy nhiên, khi con cháu
trong nhà ốm đau khi xem bói biết được ma nhà “đói ăn” thì phải dọn lễ vật
cúng khất hứa (tam phi hươn). Sau đó chọn được ngày tốt mổ gà hay mổ lợn
cúng dâng lễ vật tạ ơn. Đối với người Thái đen bàn thờ là chốn linh thiêng cấm
kị không chỉ đối với người ngoài mà con dâu cũng không được vào.
Ngoài thờ ma nhà, các thầy mo một, mo mồn còn có thờ ma tổ sư nghề
nghiệp (thường buộc treo trên vách, trong buồng ngủ). Hàng năm mo một mo
mồn thường tổ chức lễ xên lễ xên lẩu nó/ lễ xăn khan với sự đóng góp lễ vật của
những người đã chưa cho khỏi bênh để cúng sang lễ vật tạ ơn trời đất và vị tổ sư
nghề
Trong quan niệm của người Thái, mỗi con người bao giờ cũng có hai phần
là phần người và phần ma (phần hồn), mỗi một bản của người Thái hai nhân vật
quan trọng bậc nhất của bản là chẩu sửa (trưởng bản) và thầy mo. Có thể coi họ
là những người coi giữ phần ma (hồn) cho bản vì vậy trong bất kỳ một lễ hội
nào của người Thái không thể thiếu hai nhân vật quan trọng này.
Hằng năm khi mùa xuân đến cũng là lúc làm lễ Xên bản (cúng bản). Mùa
xuân là mùa của sự sống đâm chồi nảy lộc, mùa của hoa ban nở và cũng là lúc
bắt đầu vào một vụ mới. Vào thời điểm đó, tiếng trống hoà với tiếng chiêng tạo
ra một thứ âm thanh rộn rã rất riêng có của vùng Tây Bắc, như chào mời mọi
người cùng tham gia lễ hội với nhân dân trong bản, trên mường.
12
Trong lễ Xên bản, người làm lễ thường là thầy mo. Phần lễ bao gồm hai
phần chính là cúng cọp sửa (cúng ở chỗ cây thiêng đầu bản) và cúng chẩu xửa
(cúng trưởng bản).
Theo quan niệm của người Thái, cây to được chọn để thờ là một cây to ở
đầu bản gọi là co lắc mương (cây trụ mường). Gốc cây to được chọn để làm lễ
cúng được coi là nơi hội tụ hồn bản, là nơi thần linh hội nhập và trú ngụ. Đây là
nơi rất linh thiêng và kiêng kỵ đối với người Thái, con gái không bao giờ được
vào, đối với con trai thì hằng năm cũng chỉ được vào một lần trước hôm cúng để
phát dọn trước khi làm lễ, không một ai dám xâm phạm vì như vậy sẽ động đến
các vị thần.
Khi làm lễ ở gốc cây to, thầy mo bắt đầu cúng các vị thần linh là những vị
thần như thần sông, thần núi.. là những vị thần bảo hộ cho bản, cho mường. Họ
là những đấng tối cao, đấng vô hình, mà con người luôn luôn ngưỡng mộ. Tiếp
theo thầy mo cúng đến mười hai hồn, mỗi hồn tương ứng một bộ phận của cơ
thể con người và cũng là tượng trưng cho mười hai tháng trong một năm. Sau đó
thầy mo cúng và đọc tên những người chết theo trình tự từ xưa đến nay, tức là
những ma (hồn) của những người đã chết của bản ở đâu thì về vui cùng con
cháu trong bản và phù hộ cho mùa màng tốt tươi, con cháu mạnh khoẻ.
Thầy mo là nhân vật được cả bản coi trọng bởi lẽ, xung quanh thầy mo có
một thế lực vô hình rất lớn, thầy mo được bảo trợ bởi các đấng tối cao và thầy
mo có rất nhiều "phép". Nhưng theo chúng tôi còn một nguyên nhân khá quan
trọng để thầy mo được kính trọng và nể sợ nữa là thầy mo là người trực tiếp
cúng lễ, trực tiếp nói chuyện được với các vị thần và hơn nữa thầy mo còn nói
chuyện được với ma (hồn) - tức là tổ tiên của những người đang sống trong bản.
Như vậy thầy mo đã bao quanh được mình cả những yếu tố thần bí (các vị thần)
và cả yếu tố quá khứ có liên quan trực tiếp tới tất cả nhân dân trong bản. Xên
bản là sợi dây liên kết giữa người sống với người chết, giữa ma sống (ma của
13
những người còn sống) với ma (hồn) của những người đã chết hay nói cách khác
Xên bản là phương tiện thông quan giữa thế giới người sống với thế giới người
đã khuất.
Việc đọc tên những người chết theo trình tự từ xa đến gần nói theo một
cách nào đó như một gia phả thu nhỏ của người Việt, mặc dù không được đầy
đủ vì chỉ được thể hiện qua trí nhớ của thầy mo.
Sau khi cúng ở gốc cây thiêng xong, đến phần cúng păn khoanh cúng chẩu
xửa (trưởng bản) - tức là chủ áo, chủ hồn thường là người đứng đầu bản, được
cha truyền con nối. Chẩu sửa ở bản trước tiên là ông cha của người có công khai
phá ra bản đó, thì nay mọi người vẫn trân trọng tiếp tục được đưa ra làm người
đúng đầu bản. Như vậy, theo chúng tôi đây chính là cách mà dân tộc Thái nhớ về
tổ tiên, cha ông của mình - những người đầu tiên khai phá ra bản.
Như vậy là nhớ về tổ tiên hay nói cách khác là nhớ đến công đức của tổ
tiên, là một đạo lý đã ăn sâu vào tiềm thức nhiều dân tộc, chỉ có điều nó được
biểu hiện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua một nghi thức, một lễ nghi nào
đó mà thôi.
Xên bản dưới góc độ tâm linh còn lưu giữ trong mình nó nhiều giá trị văn
hoá cần phải được phát huy hơn nữa sao cho nhiều người hiểu được, biết được
cái hay cái đẹp của văn hoá dân tộc mình, đặc biệt là thế hệ trẻ để từ đó biết trân
trọng, giữ gìn và lan toả được cái hay cái đẹp đến với tất cả mọi người.
Mai Thị Huyền
MSV:53DTC18017
Lớp:VHDT18B Tổ chức các sự kiện vùng văn hóa dân tộc thiểu số
14