TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ THƯƠNG MẠI DU
LỊCH THANH HÓA
KHOA DU LỊCH
d&c
TIỂU LUẬN
Môn: Tâm lý và kỹ năng giao tiếp
Đề bài:
Tìm hiểu đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán,
tính cách dân tộc và tính cách con người Thụy Sĩ
Giáo viên hướng dẫn : NGUYỄN THỊ MAI
PHƯƠNG
Nhóm thực hiện : Nhóm 03
Lớp : CBMA - K16B
Khóa học : 2013 - 2015
Thanh Hóa, tháng 09 năm 2014
“Đất nước- con người Thụy Sĩ”
DANH SÁCH NHÓM THỰC HIỆN
TT Họ và tên Ghi chú
1 Lê Thị Linh Nhóm trưởng
2 Trần Văn Toản
3 Nguyễn Văn Chúc
4 Nguyễn Sỹ Duy
5 Nguyễn Thị Hằng
6 Phạm Thị Hồng
Nhóm: 03 – Lớp: CBMA – K16B
“Đất nước- con người Thụy Sĩ”
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
Thanh Hóa, ngày … tháng … năm 2014
GIÁO VIÊN
Nhóm: 03 – Lớp: CBMA – K16B
“Đất nước- con người Thụy Sĩ”
MỤC LỤC
Nhóm: 03 – Lớp: CBMA – K16B
“Đất nước- con người Thụy Sĩ”
MỞ ĐẦU
Thụy Sĩ viết tắt CH (Confoederatio Helvetica) ra đời vào năm 1848 bao
gồm 26 bang tự trị, mỗi bang có hệ thống riêng về hiến và luật pháp, toà án, an
ninh, luật thuế. Nghị viện mỗi bang tự do quyết định quản lý hệ thống xã hội.
Thụy sỹ không chỉ nổi tiếng với nền công nghiệp sản xuất đồng hồ tốt nhất
thế giới mà còn là điểm đến du học mơ ước của rất nhiều bạn sinh viên.
Sự pha trộn của các nền văn hóa khác nhau đã cho Thụy Sĩ cơ hội thừa kế
một nền văn hóa, phong tục tập quán vô cùng đa dạng và phong phú. Các lễ hội
diễn ra quanh năm trên khắp đất nước Thụy Sĩ không chỉ làm giàu thêm cho đời
sống tinh thần của người dân Thụy Sĩ mà còn lôi cuốn, hấp dẫn một lượng lớn
khách du lịch.
Chúng ta cùng trải nghiệm đất nước, con người, những nét văn hóa đặc
trưng, phong tục tập quán của đất nước Thụy Sĩ qua bài “Tìm hiểu đặc điểm văn
hóa, phong tục tập quán, tính cách dân tộc và tính cách con người Thụy Sĩ”.
Nhóm: 03 – Lớp: CBMA – K16B Trang 5
“Đất nước- con người Thụy Sĩ”
NỘI DUNG
I. Sơ lược về đất nước Thụy Sĩ
1. Thông tin chung
- Dân số (2012): 8.014.000, mật độ trung bình khoảng 190 người/km
- Diện tích: 41.285 km
2
- Ngôn ngữ chính: tiếng Đức, Pháp, Ý và Romansh
- Có 26 bang, thủ đô là thành phố Berne và 2 trung tâm kinh tế lớn là
Genève và Zurich
- Khí hậu chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương và lục địa ôn hòa, mát mẻ,
nhiệt độ trung bình 12
0
C
2. Địa lý Khí hậu
Thụy Sĩ “trái tim” Châu Âu, điểm nối liền Bắc - Nam Châu Âu (Bắc giáp
Đức, Đông giáp Áo và Vương quốc Liechtenstein, Nam giáp Ý và Tây
giáp Pháp). Giao điểm ba nền văn hoá quan trọng của Châu Âu: Đức, Pháp, Ý
hội tụ tại đây. Diện tích rộng 41,285 km
2
, chiều dài nhất từ Bắc xuống Nam là
220km; chiều rộng nhất từ Đông sang Tây là 350km. Điểm thấp nhất là Ascona
196 mét, điểm cao nhất là đỉnh núi Darfour điểm cao nhất Châu Âu 4.634 mét
(so với mặt biển). Tảng băng Aletsch dài nhất Châu âu trải dài hơn 23 km. Chính
vì vậy Thụy Sĩ hình ảnh thế giới thu nhỏ, nơi có nhiều hồ như Ba Lan, nhiều
tảng băng khổng lồ như Iceland, nhiều đồi núi như Nepal, nhiều vườn cây ăn
quả sánh với Ý.
Nhóm: 03 – Lớp: CBMA – K16B Trang 6
“Đất nước- con người Thụy Sĩ”
Khí hậu chia thành bốn mùa rõ rệt. Xuân(từ tháng 3 - tháng 5): nhiệt độ từ
15°C đến 20°C, cây lá nở hoa, đâm chồi nảy lộc. Mùa hè (tháng 6 - tháng 8): ấm
áp từ 20° đến- 30°. Thu (từ tháng 9 đến tháng 11): trái quả chín mùi, sắc lá
chuyển màu. Đông (từ tháng 12 đến tháng 3): phủ đầy tuyết, nhiệt độ dưới 0°.
3. Dân số và ngôn ngữ phổ thông
Thụy Sĩ có khoảng 7.5 triệu dân (thống kê 2008), trong đó người nhập cư
từ 20%, sử dụng ngôn ngữ phổ thông: Đức (63,7%), Pháp (20,4%) , Ý (6,5%),
và Roman cổ (0,5%), ngôn ngữ khác dân nhập cư (9.0%).
4. Kinh tế Dịch vụ
Thụy Sĩ có nền kinh tế rất phát triển dựa vào sản phẩm xuất khẩu dược
phẩm, hóa chất , đồng hồ, sản phẩm công nghiệp cao cấp mặt hàng điện tử xuất
khẩu đến 85%. Dịch vụ tài chính ngân hàng, bảo hiểm, và du lịchđóng vai trò rất
quan trọng của nền kinh tế quốc gia, thu hút hơn 50% dân số lao động. Thụy sĩ
được xem là trung tâm tài chính quan trọng toàn cầu như TP Zurich
và Geneva với truyền thống bảo mật ngân hàng càng hấp dẫn nền tài chính thế
giới
5. Thành phố lớn và các địa điểm du lịch
5.1. Engelberg - Thị trấn thiên đường & ngọn núi bốn mùa tuyết phủ
Engelberg là một thị trấn nghỉ dưỡng và du lịch nổi tiếng ở vùng miền
trung Thụy Sĩ, ở độ cao trên 1.000m so với mực nước biển. Thị trấn nhỏ bé này
Nhóm: 03 – Lớp: CBMA – K16B Trang 7
“Đất nước- con người Thụy Sĩ”
quả biết cách thu hút du khách khi dân số trong vùng chỉ có 4.000 người nhưng
đón tới hơn 800.000 du khách đến du lịch và nghỉ dưỡng hàng năm, nếu tính số
khách ghé qua và trở về trong ngày thì còn lớn hơn nhiều. Dịch vụ du lịch của
họ thực sự chuyên nghiệp và hoàn hảo, khiến chúng tôi phải tranh thủ từng giây
phút để tận hưởng hết những tiện ích ở đây.
Trái tim của Engelberg chính là ngọn núi tuyết Titlis với độ cao hơn
3.200m. Đỉnh của ngọn núi này được chinh phục lần đầu tiên vào năm 1744, cha
Tu viện trưởng Plazidus đã từng viết rằng: “Ngọn núi Titlis rất cao và rất đáng
sợ”.
Năm 1912, hệ thống cáp treo sơ khai lần đầu tiên đã được khai thác lên
đỉnh Titlis và phải 80 năm sau, hệ thống cáp treo xoay vòng hiện đại Rotair đầu
tiên trên thế giới được khánh thành, việc đưa du khách lên đỉnh ngọn núi dễ
dàng hơn bao giờ hết.
Engelberg hợp với cả du lịch mùa Hè lẫn mùa Đông. Nếu mùa Đông, đây
là thiên đường trượt tuyết cho du khách các nước trong khu vực châu Âu, thì
mùa Hè là nơi để du khách châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ
đến đây khám phá.
Nhóm: 03 – Lớp: CBMA – K16B Trang 8
“Đất nước- con người Thụy Sĩ”
5.2. Lucerne - Thành phố thơ mộng bên hồ
Lucerne có lẽ là thành phố đặc trưng nhất của Thụy Sĩ bởi nó là hình ảnh
thu nhỏ của đất nước này. Thành phố nhỏ bé nằm bên hồ Lucerne rộng mênh
mông và bao quanh bởi những ngọn núi. Dù chỉ là một thành phố có diện tích
nhỏ với dân số chỉ 80.000 người, Lucerne vẫn được xem là một trong những
trung tâm kinh tế của Thụy Sĩ, nhờ dịch vụ du lịch và sản xuất đồng hồ.
Ở khu trung tâm của thành phố, Lucerne nổi bật với Tháp nước và cây cầu
Chapel độc đáo. Cả hai công trình kiến trúc di sản này được xây dựng từ thế kỷ
13, được xem như là biểu tượng để “nhận diện” thành phố này trên các tấm
postcard.
Ngay từ thời Trung Cổ, Lucerne đã được mệnh danh là thành phố của
những cây cầu và Chapel là cây cầu đẹp nhất. Đám cháy vào năm 1993 gần như
đã phá hủy hoàn toàn cây cầu, bao gồm cả những bức tranh trưng bày trong đó,
nhưng chỉ một thời gian ngắn sau, năm 1994, cây cầu gỗ này được phục dựng
nguyên trạng. Dạo bộ trên cây cầu Chapel, ngắm những dãy hoa tươi khoe sắc
đỏ quanh năm hay đàn thiên nga trắng bơi lội thản nhiên dưới hồ đem đến cho
tôi một cảm giác bình yên khó tả và không muốn rời chân đi.
Nhóm: 03 – Lớp: CBMA – K16B Trang 9
“Đất nước- con người Thụy Sĩ”
Một trong những biểu tượng khác của Lurcene là tượng đài “Sư tử đang
hấp hối” nổi tiếng thế giới của nhà điêu khắc người Đan Mạch - Thorwaldsen,
được tạc để tưởng nhớ những người lính đánh thuê Thụy Sĩ bị giết hại trong khi
đang thực thi nhiệm vụ bảo vệ vua Pháp tại Tuleries vào năm 1792.
Với một lịch sử khá lâu đời, Lucerne còn được biết đến với khu phố cổ với
những bức tranh tường hàng thế kỷ, như một bảo tàng ngoài trời với những giai
thoại thú vị. Dạo mỏi chân trên những phiến đá lát đường, bạn có thể dừng lại ở
một quán ăn ngoài trời, nhâm nhi một ly bia tươi và nghe người dân bản địa kể
những câu chuyện về sự tích các bức tranh tường.
Không chỉ có vậy, là một thành phố nổi tiếng về du lịch, Lucerne còn biết
níu chân du khách với những liên hoan âm nhạc được tổ chức quanh năm, hệ
thống shopping mall tiện nghi, đặc biệt là các cửa hiệu đồng hồ “chính hiệu
Thụy Sĩ” với giá từ trên trời đến chỉ vài chục đô.
Hệ thống bảo tàng cũng là một trong những niềm tự hào của thành phố.
Ngay nhà ga trung tâm là Bảo tàng nghệ thuật với những bức tranh giá trị hàng
triệu đô của Picasso, Erni đến Wagner. Nhưng có lẽ thú vị nhất là Bảo tàng Giao
thông vận tải nằm cách trung tâm thành phố khoảng 5km. Cái tên bảo tàng nghe
có vẻ khô khan, nhưng đặt chân vào bên trong thì tôi không thể cưỡng lại được
Nhóm: 03 – Lớp: CBMA – K16B Trang 10
“Đất nước- con người Thụy Sĩ”
bước chân khám phá của mình, dù tôi vốn không phải là dân mê kỹ thuật hay
công nghệ. Trong chuyến tham quan thú vị này, tôi còn được mời thử cảm giác
bay của chiếc máy bay thô sơ từ thế kỷ 19.
Với một đất nước có địa hình phức tạp, đặc biệt là dãy núi Apls hiểm trở
nhưng người Thụy Sĩ tự hào chinh phục mọi cung đường, dù phức tạp nhất để đi
đến mọi ngóc ngách của đất nước họ. Bảo tàng Giao thông cho thấy toàn bộ sự
phát triển cũng như các phương tiện giao thông của Thụy Sĩ. Cộng thêm phần
trưng bày thông minh, hấp dẫn khiến số lượng du khách đến thăm bảo tàng này
đông nhất trong số 40 bảo tàng khắp đất nước.
5.3. Bern - Sống cùng di sản
Bern cũng không lớn hơn Lucerne bao nhiêu về diện tích lẫn dân số, với
xấp xỉ 100.000 người sinh sống. Nhưng thủ đô của Thụy Sĩ thu hút lượng người
từ các vùng khác đến làm việc nên dân số thực tế đông hơn khoảng 2 lần.
Bern là thủ đô và thành phố cổ, di sản văn hóa được UNESCO công nhận
từ năm 1983. Tên của thành phố này có giai thoại khá thú vị, công tước
Berchtold V Zahringen nói rằng con mồi đầu tiên ông săn được sẽ được lấy tên
cho thành phố. Và đó là một chú gấu (Bern - Barn trong tiếng Đức - có nghĩa là
con gấu).
Huy hiệu nổi tiếng và cổ xưa nhất của thành phố xuất hiện lần đầu vào năm
1924 có hình một con gấu càng là minh chứng xác thực cho giai thoại này. Hiện
nay cũng có một công viên Gấu được đặt ngay cạnh con sông Aare thơ mộng.
Nhóm: 03 – Lớp: CBMA – K16B Trang 11
“Đất nước- con người Thụy Sĩ”
Bern có lịch sử hơn 900 năm, di sản còn lại là khu phố cổ với kiến trúc rất
ấn tượng và vẫn được giữ nguyên cho đến ngày hôm nay. Đây được coi là một
mẫu mực điển hình trong việc bảo quản tốt nhất một kiến trúc đô thị thời Trung
cổ tại châu Âu.
Một điểm nữa tập trung đông du khách là tháp đồng hồ Zytglogge có từ
nhiều thế kỷ trước nằm ngay ở một con đường phố cổ khu trung tâm. Cứ đến 12
giờ trưa, du khách tập trung dưới lòng đường, ngước mắt nhìn lên tháp đồng hồ
để ngắm một hoạt cảnh dễ thương của những chú rối tinh nghịch và tiếng
chuông bing boong điểm giờ.
Thêm vài bước chân nữa, con sông Aare xanh ngắt đã hiện ra trước mắt.
Trong tờ lịch trình của chuyến đi, chúng tôi được dặn là nên mang theo đồ bơi.
Cứ tưởng là bơi trong các hồ bơi ở khách sạn, đến Bern mới té ngửa là bơi ở
Marzili, hồ bơi trên sông được đánh giá là đẹp nhất thế giới. Làn nước trong
xanh, sạch đến mức có thể uống được của dòng sông này thu hút rất đông du
khách nhảy xuống tắm trong những ngày cuối Hè.
Ẩm thực cũng là một nét lôi cuốn khó cưỡng của Bern. Những món ăn từ
khắp nơi trên thế giới được phục vụ cùng các món đặc sản truyền thống.
5.4. Basel - Gà gáy ba nước nghe
Nhóm: 03 – Lớp: CBMA – K16B Trang 12
“Đất nước- con người Thụy Sĩ”
Basel này nằm nép mình giữa trung tâm châu Âu, sát biên giới với Pháp và
Đức nên mặc dù là một thành phố nhỏ nhưng mang nhiều đặc trưng của một
thành phố quốc tế, đa văn hóa, đa ngôn ngữ và rất sống động không lẫn vào đâu
được.
Những chuyến xe điện chạy khắp thành phố khiến bạn dễ dàng đến bất cứ
một điểm nào, miễn là có một bản đồ trong tay và nắm được hành trình của
chuyến đi. Cũng giống như Bern, Basel cũng có một con sông chảy qua. Thành
phố này nằm ngay đoạn uốn cong và hạ nguồn của dòng sông Rhine chảy qua
nhiều nước. Du khách có thể qua lại hai bên thành phố bằng những chiếc cầu
hoặc bè trên sông.
Dù phương tiện rất thuận lợi để di chuyển, nhưng cách khám phá Basel lý
tưởng nhất vẫn là đi bộ. Những khu phố nhỏ, con đường quanh co trong hẻm
dẫn chúng tôi đến những địa điểm thú vị và dễ thương không ngờ. Nếu mỏi
chân, Quảng trường Market Square và Tòa thị chính ta có thể dừng lại, hứng
nước ở bất cứ vòi nước công cộng nào để uống.
Hai địa điểm không thể bỏ qua là Nhà thờ chính tòa độc đáo ở bên sông
Rhine với những bức tường đá sa thạch đỏ, mái ngói nhiều màu sắc và nổi bật
Nhóm: 03 – Lớp: CBMA – K16B Trang 13
“Đất nước- con người Thụy Sĩ”
với tòa tháp đôi sừng sững. Địa điểm thứ hai là quảng trường Market Square và
Tòa thị chính, nơi bạn vừa chiêm ngưỡng những kiến trúc trong tòa thị chính
vừa dạo một vòng ngắm phiên chợ rau tươi, trái cây và hoa được bày bán bên
ngoài, một nét văn hóa truyền thống thú vị ở đây.
Nếu say mê nghệ thuật, bảo tàng nghệ thuật tư nhân Fondation Beyeler là
một điểm đáng để đặt chân đến, chiêm ngưỡng hơn 200 tác phẩm khác thường
theo trường phái tân cổ điển về nghệ thuật thế kỷ 20. Đi trên phố, thi thoảng tôi
bắt gặp một rạp chiếu phim ngoài trời với màn hình cực lớn hay những tấm pano
quảng cáo các buổi triển lãm của các họa sỹ đương đại ở một bảo tàng nào đó.
Người hướng dẫn viên lớn tuổi cho biết người Basel không thể sống thiếu nghệ
thuật! Có lẽ do sự giao thoa văn hóa và địa lý đặc trưng của nó.
6. Chính trị và Xã hội
Thể chế chính trị xuất hiện từ thời lập nước Thụy Sĩ đựơc xem là nhà nước
liên bang tự trị. Hệ thống thượng nghị viện, hạ nghị viên nắm quyền quyết định
nền chính trị xã hội và bầu ra 7 thủ tướng đảm nhiệm chức năng đối ngoại, quốc
phòng, kinh tế, giao thông, giáo dục xã hội, tài chính, pháp lý. Bảy thủ tướng lần
lượt thay nhau nắm chức vị tổng thống đại diện đất nước nhưng không có nhiều
tiếng nói trong việc quyết định về chính trị. Chế độ chính trị dân chủ trực tiếp
đến quần, người dân Thụy sĩ có quyền quyết định trực tiếp thay đổi các luật lệ,
hiến pháp nhà nước. Chính vì vậy Thụy sĩ có nhiều cuộc bầu cử diễn ra hàng
năm.
Nhắc đến Thụy Sĩ sẽ nghĩ ngay đến phong cảnh thơ mộng, vùng quê yên
tĩnh, đồng cỏ xanh tươi, mặt hồ yên tỉnh, dãy An-pơ hùng vĩ bao quyện rừng
thông xanh, rừng rậm. Thống kê cho thấy khoảng 2/3 dân số sống ở ngoại ô,
nông thôn, miền núi, 1/3 dân số sống trung tâm các thành phố lớn và nhỏ. Luật
xây dựng đô thị quy định phân chia rất chính xác, rõ ràng khu dân cư, công
nghiệp, nông nghiệp trồng trọt chăn nuôi. Diện tích đất xây dựng nhà cửa giới
hạn, giá xây nhà rất cao, uớc tính 20% phí thu nhập được chi trả việc thuê nhà,
khoảng 1/3 dân số sở hữu nhà riêng hoặc căn hộ.
Nhóm: 03 – Lớp: CBMA – K16B Trang 14
“Đất nước- con người Thụy Sĩ”
7. Giáo dục Khoa học nghiên cứu
Thụy sĩ có nền giáo dục khoa học nghiên cứu xếp vào các nước phát triển
hàng đầu và được công nhận là địa điểm nghiên cứu tốt trên thế giới. Phòng thí
nghiệm vật lý Châu Âu đặt tại Geneva, công ty máy tính hàng đầu của Mỹ cũng
đặt tại Rueschlikon (Zürich). Nhà khoa học đoạt giải Nobel Heinrich Rohrer đã
nói “Bạn có thể tự phát triển mình ở đây bởi xung quanh bạn luôn có những
người giỏi nhất ở mọi lĩnh vực”
8. Bảo hiểm và thu nhập
Người dân Thụy Sĩ chi tiêu đến 21% thu nhập cho phí bảo hiểm nghề
nghiệp, hưu trí, y tế Người dân Thụy sĩ có mức thu nhập đầu người cao nhất
nhì thế giới, dựa vào trình độ, kiến thức khả năng học vấn, lương thu nhập sẽ
khác nhau. Theo thống kê trong 70 thành phố trên thế giới số tiền lương cao có
hai thành phố Zürich và Geneva.
Tuổi về hưu: nam là 65 và nữ là 64. Lực lượng lao động nước ngoài chiếm
một tỷ lệ cao, cứ 4 người lao động có 1 người lao động nước ngoài, phần lớn
đến từ các Pháp,Ý, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Nam Tư, Áo, Anh
9. Hôn nhân và gia đình
Người Thụy Sĩ lập gia đình khá muộn bởi coi trọng nghề nghiệp trước hôn
nhân. Mỗi gia đình thường chỉ có 1 đến 2 con. Tuổi thọ ngày càng tăng, tỷ lệ
sinh nở càng giảm, chính vì vậy chính phủ ngày càng khuyến khích sinh con
bằng chính sách miễn giảm thuế thu nhập, bảo hiểm y tế cho gia đình sinh từ 3
con trở lên. Cuộc sống xã hội ngày càng thay đổi, quan hệ gia đình, công việc,
và học tập đang theo một nhu cầu mới. Giới trẻ đang tiến theo xu hướng phát
triển của nền kinh tế toàn cầu hóa nhưng rất coi trọng việc duy trì giữ lại truyền
thống của nền văn hoá vốn có.
10. Giao thông
Thụy Sĩ mặc dù địa hình nhiều đồi núi hiểm trở, ngăn chăn bởi các dãy núi
An-pơ tuy nhiên Thụy sĩ là ngã tư giao thông Châu âu từ đông sang tây, từ bắc
xuống nam. Phương tiện giao thông công cộng sử dụng rất phổ biến như tàu
Nhóm: 03 – Lớp: CBMA – K16B Trang 15
“Đất nước- con người Thụy Sĩ”
điện, xe buýt, tàu thủy. Đường hầm Gotthard dài 19 km điểm nối liền Bắc –Nam
Châu Âu xuyên qua dãy An-pơ được xem là đường ngầm dài thứ hai thế giới
được xây dựng cách đây hơn 100 năm. Đường hàng không sân bay Quốc Tế
Zürich và Geneva nối liền nhiều thành phố trong và ngoài nước, sân bay
Samaden, Bern, Basel nối liền các tuyến nội địa. Điều đáng ngạc nhiên thay, tuy
nằm giữa lục địa đất liền nhưng Thụy Sĩ là trung tâm vận chuyển đường thủy rất
quan trọng từ biển Bắc đến các nước Châu Âu và ngược lại. Hải cảng thương
mại Basel với những hạm đội hiện đại nhất thế giới vận chuyển hàng hoá như
dầu hỏa, kim loại, máy móc, thực phẩm, xúc vật, trang thiết bị, và sản phẩm hoá
chất
Giao điểm ba nền văn hoá quan trọng của Châu Âu: Đức, Pháp, Ý hội tụ tại
đây. Diện tích rộng 41,285 km2, chiều dài nhất từ Bắc xuống Nam là 220km;
chiều rộng nhất từ Đông sang Tây là 350km. Điểm thấp nhất là Ascona 196 mét,
điểm cao nhất là đỉnh núi Darfour điểm cao nhất Châu Âu 4.634 mét (so với mặt
biển). Tảng băng Aletsch dài nhất Châu âu trải dài hơn 23 km. Chính vì vậy
Thụy Sĩ hình ảnh thế giới thu nhỏ, nơi có nhiều hồ như Ba Lan, nhiều tảng băng
khổng lồ như Iceland, nhiều đồi núi như Nepal, nhiều vườn cây ăn quả sánh với
Ý.
II. Đặc điểm văn hóa của đất nước Thụy Sĩ
1. Lễ hội
Bản chất nền văn hóa Thụy Sĩ bắt nguồn từ phía Tây Châu Âu. Trong năm,
Thụy Sĩ có các lễ hội như:
- Lễ hội khinh khí cầu diễn ra đầu tháng 1 ở Chateau - D'Oex
- Lễ hội âm nhạc ở Montreaux, chủ yếu là các tiết mục nhạc Jazz và các lễ
hội âm nhạc quốc tế diễn ra từ tháng 8 đến tháng 9
- Lễ hội đấu bò diễn ra ở bang Valais có nguồn gốc từ năm 1920, được gọi
là "Cuộc chiến của nữ hoàng"
- Ở Zurich có lễ hội rước đèn đường phố kéo dài 3 ngày, lễ hội thả đèn trên
sông Limmat
Nhóm: 03 – Lớp: CBMA – K16B Trang 16
“Đất nước- con người Thụy Sĩ”
- Các lễ hội ở thành phố Lucerne xinh đẹp cũng diễn ra sôi động và bắt đầu
từ giữa tháng 8 đến giữa tháng 9
- Ở Locarno cũng không ngoại lệ, các lễ hội diễn ra từ giữa tháng 6 đến
giữa tháng 7. Nổi bật có liên hoan phim quốc tế được so sánh ngang với liên
hoan phim Cannes về mặt chất lượng.
Các lễ hội chính trong năm gồm có: Advent và Christmas, Carnival, Lễ
Phục Sinh, và Ngày Quốc Khánh.
Tùy theo mùa có các lễ hội tại các địa phương khác nhau. Ví dụ như:
Mùa đông có các lễ hội như lễ hội Trychle tại Meiringen, Epiphany,
Secular festivals, Silvesterkläuse, Vogel Gryff tại Kleinbasel và các phong tục
khác.
Mùa xuân thì có lễ hội ở Zurich.
Vào cuối mùa hè lại có các lễ hội tại nhiều khu vực ở vùng núi Alps với sự
tham gia của đàn bò và gia súc.
Các lễ hội mùa thu được tổ chức ở nhiều bang mừng cho một mùa thu
hoạch và dự trữ cho mùa đông.
Lễ hội bia lớn nhất trong năm diễn ra vào cuối tháng 9 tại bang Neuchatel,
ngoài ra còn nhiều lễ hội mang ý nghĩa lịch sử hay tôn giáo khác do các bang
tổ chức.
Trong các lễ hội, có một phần không thể thiếu đó là âm nhạc
Thụy Sĩ nổi tiếng với các lễ hội âm nhạc được tổ chức ở khắp nơi với các
dòng nhạc từ dân gian, cổ điển tới rock, pop và jazz.
Các liên hoan âm nhạc cổ điển hàng năm nổi bật gồm có các festival ở
Lucerne trong kỳ lễ Phục Sinh và mùa hè, Menuhin Festival ở Gstaad và Snow
and Symphony trong khu nghỉ dưỡng của St. Moriz.
Mùa hè có hàng loạt các festival nhạc rock và nhạc pop ngoài trời, thu hút
các fan từ trong nước và nước ngoài: St Gallen, Montreux, Gurten ở Bern,
Paléo, Rock Oz'Arènes ở Avenches và Montreux Jazz Festival.
Thậm chí trong mùa đông cũng có một chương trình nhạc rock ngoài trời:
Nhóm: 03 – Lớp: CBMA – K16B Trang 17
“Đất nước- con người Thụy Sĩ”
SnowpenAir ở Kleine Scheidegg tại Bernese Oberland.
Thụy Sĩ có hàng trăm ban nhạc kèn đồng và ban nhạc giao hưởng nghiệp
dư. Họ có thể được tổ chức ở cấp thành phố hay làng, hoặc bởi các đoàn thể có
liên quan tới nghề nghiệp. Họ thường biểu diễn trên đường phố trong những dịp
lễ hội hay trong các cuộc thi.
2. Thể thao giải trí
Thụy Sĩ ảnh hưởng bởi tính đa dạng của cấu tạo địa lý, ngôn ngữ và sự hội
nhập phong phú về tôn giáo, văn học, nghệ thuật, kiến trúc và phong tục tập
quán. Tôn giáo số lượng tham gia nhà thờ giảm đáng kể trong vài năm gần nay,
chỉ có 16% người Thụy Sĩ nói rằng tôn giáo quan trọng với họ sau nghề nghiệp,
gia đình, thể thao hay văn hóa. Mặc dù vậy đạo Thiên Chúa và Tin Lành vẫn
đóng 1 vai trò quan trọng trong việc hình thành rõ nét Thụy Sĩ ngày nay. Lễ hội
truyền thống vẫn còn được giữ lại khắp nơi trên đất nước từ thành phố đến nông
thôn, vùng quê. Những lễ hội lớn như kỉ niệm ngày Quốc khánh 1.8, lễ hội phục
sinh (Easter) , Christmas, hóa trang Carnival, Thụy sĩ lại có những gương mặt
thể thao mùa đông như trượt tuyết, trượt ván, luôn tham gia và đoạt nhiều huân
chương trong những thế vận hội thể thao thế giới nổi tiếng trên thế giới mùa
đông, mùa hè. Cây vợt Tennis số 1 thế giới Roger Federer (2004-2008) đã đoạt
tất cả các giải khác nhau trên thế giới, Martina Hingis từng là cây vợt nữ số 1 trẻ
nhất từ xưa đến nay ở tuổi 16. Năm 2001 và 2007 cả thế giới đều khán phục với
chiến thắng vẻ vang đua thuyền buồm với đội tuyển New Zealand mạnh nhất thế
giới (kế quả 5:0). Đồng đội đua thuyền Alingi Thụy sĩ trong lịch sử hơn 150 năm
đã mang chiếc cúp đầu tiên về Châu âu, mặc dù Thuỵ sĩ không có biển cả mà chỉ
có sông hồ.
Mặc dù được biết đến những người làm việc chăm chỉ, nhưng người Thụy
Sĩ cũng thích những lúc rảnh rỗi như tất cả mọi người khác. Các hoạt động giải
trí của họ cũng vô cùng đa dạng từ các môn thể thao mệt nhoài tới việc thư giãn
với gia đình và bè bạn. Hơn nửa dân số tham gia một vài hoạt động thể thao ít
nhất một lần một tuần. Người Thụy Sĩ cũng rất biết cách hưởng thụ thời gian
Nhóm: 03 – Lớp: CBMA – K16B Trang 18
“Đất nước- con người Thụy Sĩ”
nghỉ của họ. Sử dụng thời gian với bạn bè, đọc sách báo và đi dạo là những hoạt
động phổ biến nhất. Một nghiên cứu cho thấy xem tivi cũng là một hoạt động
nghỉ ngơi được ưa chuộng. Bên cạnh đó, nhiều người còn cống hiến một phần
thời gian nhàn rỗi của họ cho các dịch vụ công cộng.
Các hoạt động thể thao đa dạng của Thụy Sĩ sẽ mang đến nhưng cảm giác
mới mẻ rất lý tưởng cho việc giải trí và rời xa cuộc sống thường nhật. Với
những người khao khát phiêu lưu, họ thường tìm đến với trò nhảy “bungee”,
nhảy từ một cây cầu hay một điểm cao nào đó chỉ với một dây cao su buộc vào
người, hay một trò mới nguy hiểm hơn đang được ưa chuộng trong thời gian gần
đây là nhảy từ một vách đá hoặc một tòa nhà cao sử dụng một chiếc dù. Vài
thung lũng ở Thụy Sĩ rất thích hợp với môn thể thao này và thu hút những người
chơi đến từ trong nước và quốc tế.
Cũng không thể quên được các môn thể thao phối hợp mà mọi người ở các
độ tuổi khác nhau đều có thể tham gia. Thụy Sĩ có thể coi là một phần của các
cuộc thi nhiều môn phối hợp quốc tế.
Một mạng lưới 60.000 đường mòn bao phủ khắp đất nước đã giúp phát
triển môn thể thao đi bộ đường dài. Và bộ môn này đã trở nên khá phổ biến, đặc
biệt là ở khu vực nói tiếng Đức và những người lớn tuổi. Các đường mòn được
cắm biển chỉ dẫn rất tốt. Các tấm biển màu vàng có ở khắp mọi nơi, với thông
tin về các điểm đến hay tên của con đường, và thường có chỉ dẫn về thời gian đi
bộ, khoảng cách và độ cao.
Những người sống ở Thụy Sĩ không phải đi xa để tới một trong nhiều khu
nghỉ dưỡng hấp dẫn cả khách du lịch nước ngoài đến quốc gia này trong mùa
đông. Nhưng thể thao không bao giờ đứng yên, và trong những năm gần đây có
một sự bùng nổ những môn thể thao mới và bằng những cách thức mới để tăng
sự hấp dẫn của các môn thể thao này.
III. Phong tục tập quán của đất nước Thụy Sĩ
1. Giao tiếp
Người Thụy Sỹ được coi là rất lịch sự, không gò bó và hạn chế tối đa động
Nhóm: 03 – Lớp: CBMA – K16B Trang 19
“Đất nước- con người Thụy Sĩ”
chạm trực tiếp với nhau. Cho nên, ngoài cái bắt tay làm quen thì nên hết sức
tránh vỗ vai, vỗ lưng hay vòng tay khoác, ôm họ. Khi ngồi trao đổi thường giữ
khoảng cách ít nhất 1 mét, kể cả khi đứng nói chuyện với nhau cũng giữ khoảng
cách xa. Chỉ được xưng hô bằng tên gọi khi thật thân thiết với nhau.
Họ rất coi trọng sự yên bình, tính tự lập và độc lập. Vì thế, họ không xô bồ
với người khác và không để người khác xô bồ với mình. Họ rất ít khi để cảm
xúc chi phối hành động.
Người Thụy Sỹ ít làm những động tác bằng tay khi nói chuyện. Chống tay
ngang hông bị coi là thách thức họ, khoanh tay trước ngực bị coi là biểu hiện
của sự cự tuyệt. Dang rộng tay hoặc cử động mạnh bị coi là lố bịch hoặc đe dọa
họ.
Không nên chống tay ngang hông hay khoanh tay trước ngực khi ở Thụy
Sỹ
Nên giữ khoảng cách 3 bước với người xung quanh mặc dù bạn có thể là
bạn bè quen thuộc hoặc nam hay nữ. Nếu sơ ý có một sự va chạm nhẹ bạn nên
mở lời xin lỗi ngay nhé.
Nhóm: 03 – Lớp: CBMA – K16B Trang 20
“Đất nước- con người Thụy Sĩ”
Không nên đụng chạm đến những gì không phải là sỡ hữu của mình. Mặc
dù ở những nơi công cộng, trên đường phố, trên các phương tiện giao thông
công cộng, nếu thấy vật gì không là của mình, bạn nên đừng dụng đến nó.
2. Bắt tay
Đây là cử chỉ quen thuộc thông thường đối với các nước phương Tây mang
tính trận trọng mặc dù bắt tay người cùng giới hay khác giới. Nếu bạn đang ngồi
bỗng dưng có người đến bắt tay bạn, nên cố gắng đứng lên đưa bắt tay phải, vì
bắt tay bao giờ cũng ở trạng thái đứng.
3. Hôn má
Diễn tả mối quan hê mật thiết bạn bè thân thiết, họ hàng thân thuộc. Theo
phong tục người Thụy Sỹ thường hôn nhau ba lần hai bên má đối với phái nữ,
trong khi đó người Pháp hoặc Đức hôn hai lần bên má.
4. Chào hỏi
Cố gắng mở lời chào khi gặp nhau mặc dù là nhiều lần trong ngày và dù chỉ
là người quen biết bình thường, hàng xóm.
5. Xưng tên họ
Rất được coi trọng trong những cuộc gặp gỡ mang tính trân trọng, ví dụ
như phỏng vấn việc làm, các cuộc hợp… bạn nên nhớ họ của người mình sẽ gặp
đó là sự chứng tỏ sự tôn trọng. Khi gặp nhau nên mở lời chào trình trình kèm
theo họ của người đó. Ví dụ theo tiếng Anh “Good morning/ afternoon, Mr. Carr
(họ)” và người đối diện cũng sẽ có cử chỉ đáp lại tương tự.
6. Giữ gìn vệ sinh chung
Cố gắng giữ sạch sẽ trong mọi nơi mọi chỗ, nhất là nơi công cộng. Bạn có
thể bị phạt tiền nếu quăng rác bừa bãi.
Nhóm: 03 – Lớp: CBMA – K16B Trang 21
“Đất nước- con người Thụy Sĩ”
Bạn sẽ bị phạt nếu quăng rác bừa bãi ở Thụy Sỹ
7. Đúng giờ đồng nghĩa với sự tôn trọng
Đúng giờ trong mọi công việc, học tập, lúc phỏng vấn, những cuộc hẹn,
buổi họp… chính là sự tôn trọng tối thiểu của mỗi cá nhân. Điều này luôn đúng
khi các bạn làm việc hay hợp tác với những người đến từ các quốc gia châu Âu
nói chung và Thụy Sỹ nói riêng.
8. Tránh những câu hỏi về bản thân người khác
Khác với phong tục Việt Nam mình, các câu hỏi về bản thân gia đình, hôn
nhân, con cái có thể là lời hỏi thật thiện, quan tâm, tuy nhiên đối với người Thụy
Sỹ cũng như các nước phương Tây các câu hỏi này được xem là “cấm kỵ” ngay
cả cha mẹ trong gia đình không nên hỏi con cái trừ khi người đó muốn bày tỏ và
thổ lộ.
9. Ngôn ngữ
- Tiếng Đức: sử dụng ở miền Bắc, miền Trung và miền Đông
- Tiếng Pháp: ngôn ngữ chính ở miền Tây
- Tiếng Ý: là ngôn ngữ chính ở miền Nam
Nhóm: 03 – Lớp: CBMA – K16B Trang 22
“Đất nước- con người Thụy Sĩ”
- Tiếng Roman: được sử dụng tại miền Đông-Nam
- Tiếng Anh: được sử dụng ở khắp nơi nên nói chung du khách sẽ không
gặp vấn đề về ngôn ngữ giao tiếp.
10. Giữ gìn an ninh trật tự trước 7 giờ sáng và sau 10 giờ tối
Không nên làm ồn như nghe nhạc, nói chuyện to tiếng gây phiền người bên
cạnh. Bạn có thể sẽ bị hàng xóm, người bên cạnh gọi cảnh sát đến và sẽ bị đóng
phạt khi gây ồn trước 7 giờ sáng và sau 10 giờ tối.
IV. Tính cách dân tộc và tính cách con người Thụy Sĩ
Tính cách người Thụy Sĩ ở mỗi vùng khác nhau thì khác nhau giống như sự
khác biệt trong ngôn ngữ của họ vậy. Mình biết nhiều hơn về người vùng Đức
nên chỉ nói về người vùng này thôi.
Thứ nhất, họ là người rất đúng giờ. Đến muộn vài ba phút được coi là rất
mất lịch sự.
Thứ hai, họ rất ngăn nắp, sạch sẽ, well-organized mọi thứ. Tất cả mọi giấy
tờ đều được file gọn gàng, nhắm mắt có thể biết được cái gì để ở đâu, phía nào,
trên hay dưới. Tớ ví dụ về chuyện đổ rác của họ. Nhà tớ có một túi rác riêng để
Nhóm: 03 – Lớp: CBMA – K16B Trang 23
“Đất nước- con người Thụy Sĩ”
để pin hỏng, có một túi riêng cho các loại chai nhựa Pet, một túi riêng cho cái
loại lon metal, một túi riêng cho các loại chai rượu, glass, kính Mỗi tháng,
đúng ngày đúng giờ mới được đổ.
Thứ ba, họ là người làm việc rất chăm chỉ, cần cù. Làm việc 10 tiếng một
ngày là chuyện bình thường, làm việc weeken cũng rất bình thường nếu công
việc cần thiết.
Thứ tư, người vùng Đức ít nói hơn hẳn so với người vùng Pháp và vùng Ý.
V. Nét đặc trưng của Thụy Sĩ
Vào cuối thế kỷ 16 người Ý đã phát minh ra đồng hồ, kỹ thuật chế tạo đồng
hồ bắt đầu được truyền sang Pháp .Điều gì đã khiến cho Thụy Sỹ lại trở thành
mảnh đất người ta biết đến bởi đồng hồ đeo tay có phải vì hai quốc gia đi trước?
Câu chuyện này bắt đầu vào năm 1685, Pháp ra lệnh ngăn cấm Tôn giáo
khiến hàng nghìn tín đồ Tôn giáo phải chạy sang Geneva. Và thế là một số tín
đồ là thợ sửa đồng hồ đã mở các cửa hàng đồng hồ gia đình ở vùng núi Juro và
bắt đầu làm nghề sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ từ một ngôi nhà nhỏ ở bản làng vùng
núi. Cùng với thời gian, kỹ xảo, công nghệ làm đồng hồ truyền thống kết hợp
với công nghệ làm đồ trang sức vàng bạc trở thành mặt hàng không chỉ đem lại
lợi nhuận mà còn mang về danh hiệu vương quốc đồng hồ lừng lẫy thế giới cho
Thụy Sỹ .
Sau những năm 1845, với việc máy móc hóa trong việc sản xuất đồng hồ
đeo tay, sản lượng đồng hồ Thụy Sỹ đã chiếm 40% tổng sản lượng đồng hồ đeo
tay của thế giới. Theo thống kê thì cứ 10 đồng hồ xuất khẩu trên thế giới thì có
tới 7 cái là của Thụy Sỹ. Người Thụy Sỹ đã sáng tạo ra đồng hồ Quatz thạch
anh, đồng hồ dạ quang, đồng hồ lắp pin thân nhiệt trên dây đeo vào tay ,đồng hồ
mỏng nhất, ….
Nửa đầu thế kỷ 20, đồng hồ Thụy Sỹ chiếm hầu như hết thị trường thế giới.
Từ thập niên 60 đến thập niên 90 của thế kỷ 20 thì đồng hồ Thụy Sỹ có sự sụt
giảm về số lượng tiêu thụ do giá khá cao.Thế nhưng theo điều tra vào năm 1997,
thì đồng hồ thụy sỹ vẫn là mặt hàng xuất khẩu đứng thứ ba sau tân dược và điện
Nhóm: 03 – Lớp: CBMA – K16B Trang 24
“Đất nước- con người Thụy Sĩ”
tử. Đồng thời đứng trước cả dịch vụ và du lịch.
Về sản lượng, đồng hồ đeo tay Thụy Sỹ đạt 33.000.000 chiếc/ năm,
chiếm1/10 sản lượng đồng hồ của thế giới. Về giá trị đạt mức 8.100.000.000
Franc Thụy Sỹ, chiếm nửa tổng trị giá đồng hồ đeo tay trên thế giới. Với mức
giá bình quân ở một số quốc gia như: Hồng kông (9 Franc Thụy Sỹ), Nhật (23F),
Đức (100F). Và điều thú vị là ở Thụy Sỹ lại là 236F.
Rolex Oyster Perpetual Day-Date
Model : 118238
Nhóm: 03 – Lớp: CBMA – K16B Trang 25