Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

DSpace at VNU: Thơ chữ Hán trên điện Thái Hòa, một di sản tư liệu có giá trị khi nghiên cứu thời Nguyễn(1802-1945) ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.28 MB, 18 trang )

THƠ CHŨ HÁN TRÊN ĐIỆN THÁI HÒA,
MỘT DI SẢN T ư LIỆU CÓ GIÁ TRỊ
KHI NGHIÊN

cứư THỜI

NGUYỄN

(1802- 1945) Ở VIỆT NAM
Nguyễn Phước Hải Trung*

1.
Thái Hoà

Tổng quan về thơ trên công trình kiến trúc triều Nguyễn ở Huế và điện

1.1. Thơ trên công trình kiến trúc Nguyễn ở Huế
So với các loại kiến trúc cung đình của các nước đồng văn như Trung Quốc,
Hàn Quốc, Nhật Bản, kiến trúc cung đình triều Nguyễn ở Huế có một đặc trưng
riêng biệt, đó là hiện tượng khắc chìm, chạm nổi, sơn son, thếp vàng, cẩn xà cừ, viết
trên nền pháp lam các bài thơ chữ Hán lên công trình kiến trúc. Hầu hết các công
trinh quan trọng như cung điện, lăng tẩm, gác tạ v.v...đều có thơ chữ Hán. Hiện nay,
trên hệ thống kiến trúc này ở Huế có trên 3.500 đơn vị ô thơ chữ Hán.
Thơ được thể hiện trên các di tích cung đình Huế khá đa dạng về phương thức,
về chất liệu, về kiểu dáng và về cả vị trí tồn tại. Thơ được khắc chìm, chạm nổi trên
các liên ba1, đố bản bằng gỗ tại các công trình kiến trúc, được thếp vàng chữ, sơn
son nền như ở nội thất điện Thái Hòa, Hưng Miếu, Ngọ Môn (Đại Nội)... được thếp
vàng chữ, nền sơn các màu như ở nội thất điện Sùng Ân (lăng Minh Mạng). Thơ
được viết trên nền đồng rồi tráng men (pháp lam) với nhiều màu sắc (chủ yếu chữ
màu đen hoặc xanh) như ở cổ diêm2, bờ nóc, bờ quyết lầu Ngũ Phụng, điện Thái
' ThS. Ngôn ngữ học, Giám đốc Bảo tàng c ổ vật Cung đình Huế.



1. Cồ diêm ( í Mí): Dải nối giữa hai tầng mái trong một kiến trúc truyền thống.
2. Liên ba ( S ffi): Dải ván (hoặc vôi vữa^) nổi giữa hệ thống cột trong một kiến trúc truyền
thống. Trong các tài liệu chừ Hán về triêu Nguyễn, liên ba vôn là xuyên hoa (Jl|
) hoặc
xuyên hoa (JI|?È ) dân gian vẫn quen gọi là liên ba. ơ đây, chữ ba (IÈ) thực chất là chữ hoa
(?Ê), do kỵ húy tên bà Hồ Thị Hoa (mẹ cùa vua Thiệu Trị) nên các chừ hoa trong cách viêt
và nói từ triều Thiệu Trị trở về sau đều đổi là ba hoặc đổi bằng chừ khác (chợ Đông Hoa đổi
thành Đông Ba, tinh Thanh Hoa đồi thành Thanh Hóa, củi hoa đổi thành cái bỏng, cái ba:
bông ba hoa quả. Vua Thiệu Trị có câu thơ thơ: Đạn phi âu lộ vũ tàn ba: Đạn bay, chim âu,
chim lộ như cánh hoa tàn tạ trong mưa).
571


VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TÉ LÀN THỨ TƯ

Hòa, điện Ngưng Hy (lăng Đồng Khánh), Bi Đình (lăng Minh M ạng)... Có khi, các
ô chữ là một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt; có khi chỉ là hai câu của một bài thất ngôn
tứ tuyệt, thất ngôn bát cú thường được thể hiện nối tiếp, muốn có một tài hoàn
chỉnh phải ghép lại mà thành; có khi cả ô chỉ là một đại tự, nhiều ô liên tục ihư vậy
mà ghép thành một bài thơ, cũng có khi một ô lại là một “rừng chữ” với sự xếp đặt
cầu kỳ (như hai bài thơ hồi văn kiêm liên hoàn của vua Thiệu Trị ở đố làn điện
Long An).
Bên cạnh đó, các ô thơ tại di tích Huế còn thể hiện khá rõ về tính ia dạng
trong hình thức thể hiện qua các lối thư pháp chân, thảo, triện, lệ, đã tạo nên sự sinh
động giàu tính thẩm mỹ qua nét chữ tượng hình. Chính tất cả những đặc điển mang
tính hình thức này đã phản ảnh trình độ nhận thức văn hóa, nhận thức thẩm mỹ cao
trong hoạt động sáng tạo thời bấy giờ.
Tiêu biểu nhất thuộc hệ thống thơ trên kiến trúc Nguyễn ở Huế là các tài được
chạm khắc trên điện Thái Hoà - một biểu tượng tối cao của thể chế quân chủ thời

bấy giờ.

1.2. Điện Thái Hoà và thơ trên điện Thải Hoà
1.2.1. Điện Thải Hoà
Điện Thái Hòa (À ÍO P Ỉ) là công trình quan trọng nhất trong Hoàng Thành
(J Ê $ ) Huế, làm nơi đặt ngai vua và tổ chức các lễ đại triều từ năm 1805 (từ khi xây
dựng) đến năm 1945 (từ khi chấm dứt chế độ quân chủ ở Việt Nam). Trải qia nhiều
thời kỳ tu sửa, trùng tu, nhưng về cơ bản, ngôi điện này vẫn còn bảo tồn được
những giá trị, nhất là về các chi tiết trang trí giàu tính thẩm mỹ và nhân văn của nỏ.
Điện Thái Hòa nằm trên trục chính của Hoàng Thành, có kết cấu theo kiểu
“trùng diêm trùng lương” 1, là một kết cấu gồm hai phần nhà trước và nhà sau (đều
7 gian 2 chái) được nối với nhau bằng một hệ thống trần thừa lưu2. Ngôi dện này
được xây dựng trên mặt bằng có chiều dài hơn 40m, chiều rộng hơn 30m với diện
tích ước tính trên 1.200m2. Nóc nhà trước cao hơn 8m, nóc nhà sau cao hơn lOm.
Toàn bộ công trình được kết cấu có tính kỹ thuật từ 80 cột gỗ liên kết với nhíu bằng
một thống vì kèo, xuyên, trến... rất vững chắc. 80 cột gỗ này đều được sơn íon thếp
vàng, trang trí bằng mô-tip long vân thủy ba (rồng ẩn vân và sóng nước).
1. Trùng diêm trùng lương (M
M %&): trùng mái, trùng xà. Phần cuối mái sau cùa nhà
trước, phần đầu mái trước của nhà sau và hệ thống xà đỡ có độ cao trùng với nhai, nối kết
bằng trần thừa lưu.
2. Trần thừa lưu
3ÍĨ ): Là hệ thống máng xối với hai phần: phần đỡ phía dưới thiờng làm
bằng gồ, phần máng xối bên trên thường làm bằng đồng, còn gọi là trần vỏ cua vì độ cong
của trần có hình như một cái vỏ cua.

572


THƠ CHỮ HÁN TRÊN ĐIỆN THÁI HÒA.


Dệc biệt, ở nội thất cũng như ngoại thất, ở tiền điện cũng như hậu điện tại các
vị trí ìhư bờ nóc, cổ diêm, liên ba điện Thái Hòa đều thể hiện mô-tip trang trí nhất
thi nhất họa (một bài thơ, một họa tiết) ở hai dạng chất liệu chủ yểu là viết trên nền
pháp an và chạm khắc trên gỗ, sơn son thếp vàng. Nếu cho ràng, các hoạ tiết mang
tính hội họa là biểu hiện vật thể cùa đặc điểm thẩm mỹ thì cũng có thể cho rằng các
bài tíư à những biểu hiện phi vật thể của đặc điểm thẩm mỹ của ngôi điện này. Tất
nhiên hnh thức của chừ viết cũng đã tự thân bộc lộ ra bên ngoài những đặc điểm
thẩm Tìj cùa nó, như ng quan trọng hơn vẫn là nhữ ng nộ i dung tư tưởng sau những

câu ciừđược đề cập đến.
3ài thân điện Thái Hoà và không gian tồn tại của nó là nơi tổ chức các lễ triều
nghi, nci đặt ngai vua, biểu tượng quyền lực cao nhất của nhà nước quân chủ. Do
đó cũigcó thể ví ngôi điện này như một bộ mặt hành chính của triều Nguyễn, đó là
nơi gac tiếp chính thức của triều đình trong đối nội cũng như đổi ngoại, đó cũng là
nơi bểt hiện cao nhất, rõ ràng nhất tính chất trật tự, tôn ti xã hội. Vì vậy, cũng có
thể clo ràng, thơ chạm khắc trên điện Thái Hoà vừa thực hiện chức năng trang trí,
vừa tìực hiện “chức năng giao tiếp”: giao tiếp giữa vua và quần thần; giao tiếp giữa
triều lìrh với hệ thống quan lại; giao tiếp giữa triều đình với các nước; và rộng hơn
về sai u giao tiếp giữa thế hệ này với thế hệ khác. Đây là một tác tố làm ảnh hưởng
sâu sic đến việc lựa chọn ngôn ngừ trong “giao tiếp”, trong “phạm vi giao tiếp”,
trong “cuá trình giao tiếp”. Đặc điểm này đã tạo nên một hoàn cảnh giao tiếp có
tính <áci nghi thức. Từ một góc nhìn có tính suy luận như thế, nên có thể xem thơ
trên dệi Thái Hòa như là hiện tượng “giao tiếp” một cách gián tiếp, một hiện tượng
“giaotiép đặc biệt”.
1.1.2. Thơ trên điện Thải Hoà
■tề hiện trạng, sổ lượng, sự phân bổ
z \ũ Hán trên điện Thái Hoà được phân bổ tại nhiều vị trí trên tất cả 297 ô
hộc1 1 t*ong và ngoài điện. Quá trình nghiên cứu cho thấy, trong tổng số 297 ô hộc,
có 34 ôhộc là nội dung các câu đổi (thể thất ngôn), còn lại 263 ô hộc là nội dung

các bii hơ (thể ngũ ngôn), có khi một bài được thể hiện hoàn chỉnh trên một ô; có
khi rrộtbài lại được thể hiện trên 02 ô liên tục (mỗi ô gồm 02 đoạn, mỗi đoạn gồm
02 câi). căn cứ vào lô-gic nghĩa và vần để ghép thành một bài.
rỉeo điều tra của chúng tôi, tổng cộng số lượng thơ ở điện Thái Hòa nguyên
thuỳ ;ó201 bài. Hiện nay, có 179 bài đủ chữ; cỏ 03 bài bị mất một chữ; có 08 đoạn
khôn' >ác định được (trong đó có 2 đoạn, mỗi đoạn bị mất 1 chữ); có 10 bài bị mất
\. Ô lộc Là một thuật ngữ cùa ngành nghiên cứu lịch sử kiến trúc, chi hiện tượng chia nhỏ các
hệ tiốig liên ba, bờ nóc, cổ diêm trên công trình thành các ô để trang trí.

573


VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ T ư

toàn bộ; có 01 bài bị mất nhiều chữ. Do đó, tư liệu đợc xác định ở đây là số các bài
thơ hiện còn với tổng số là 191 bài (trong đó, có 179 bài nguyên vẹn, 12 không
nguyên vẹn).
Một vấn đề đáng quan tâm khác là sự phân bố đề tài thơ trang trí tại vị trí nội
và ngoại thất cũng thể hiện một quan điểm khá đặc biệt. Quan sát bước đầu cho
thấy, trên hệ thống mái, các bài thơ (gồm 43 bài hiện còn tại vị trí bờ nóc, bờ mái,
cổ diêm) đều mang nội dung tập trung chủ yếu là bày tỏ hoài bão đối với đời sống
nhân dân, tự hào về đất nước. Trên các chi tiết gỗ ở điện tập trung nhiều tại các vị
trí trong nội thất (gồm 148 bài hiện còn trên các liên ba), các bài thơ đều mang nội
dung chủ yếu là khẳng định ngôi vua, khẳng định triều đại, khẳng định về vị thế đất
nước. Những điều này cho thấy tính chất trang trí ở đây đã tạo nên một ý nghĩa có
sự đối lập, thể hiện một mục đích khá rõ: thơ ở ngoại thất điện có'xu hướng hướng
ra bên ngoài, hướng về việc tổ chức đất nước, quan tâm đến đời sống nhân dân; thơ
ở nội thất điện có xu hướng hướng vào bên trong, hướng vào triều thần, quan lại,
hướng vào việc tổ chức bộ máy, chế độ. Nhưng cả hai xu hướng này đều được
thống nhất trong mục đích “ngôn chí” của chủ thể sáng tạo mà chúng tôi sẽ đề cập ở

phần tiếp theo.
-

về

loại th ể và vẩn

đề

tác g iả

Toàn bộ hệ thống thơ trên điện Thái Hoà đều được cấu trúc bằng thể ngũ ngôn
tuyệt cú (tứ tuyệt). Đây là loại thơ gồm 4 câu, 5 chừ có nguồn gốc từ thể thơ cổ
phong. Thể thơ này chỉ cần có vần (vần bằng hoặc vần trắc), không câu nệ vào
những quy định của hệ thống niêm luật, đổi ngẫu như ở thơ Đường luật. Trong 191
bài ngũ ngôn tuyệt cú trên điện Thái Hoà chỉ có 4 bài là vần trác, còn lại tất cả đều
là vần bằng. Ưu thế của thể loại ngũ ngôn tuyệt cú là ngắn gọn súc tích, dễ nhớ, dễ
chuyển tải những nội dung như bày tỏ quan điểm, công bố những nội dung mang
tính tuyên ngôn.
Hiện nay, mặc dù đã có nhiều năm nghiên cứu về hệ thống thơ trên di tích Huế
nói chung cũng như thơ trên điện Thái Hòa nói riêng, song người viết chưa tìm thấy
được một tư liệu đáng tin cậy nào để có thể làm rõ về vấn đề tác giả. Ngoài trường
hợp bài thơ Vũ trung sơn thủy và Phước viên văn hội lương dạ mạn ngâm chạm
khảm xà cừ trên điện Long An là có ghi rõ do vua Thiệu Trị làm (í6§ 5p í® ẫlỊ
Thiệu Trị ngự chế thi), hầu như không có trường hợp nào đề cập thơ chạm khắc trên
kiến trúc cung đình Nguyễn là của tác giả nào1. Trên điện Thái Hòa, tại bờ nóc

1. Việc xác định tác giả của những bài thơ trên di tích có thể căn cứ vào hệ thống các văn bản
Hán Nôm là thơ của các vua đang lưu trữ ở nhiều nơi. Nhung đây là một việc hết sức công
phu, đòi hòi rất nhiều thời gian và công sức, phải đối chiếu toàn bộ hệ thống tư liệu với hệ

thống thơ trên di tích mới có thể có kết quả. Hiện nay, chưa có nhà nghiên cứu nào lưu tâm
vào việc này.

5 74


THƠ CHỮ HÁN TRÊN ĐIỆN THÁI HÒA.

ngoại thất, ở trên một tấm pháp lam đề thơ dã đề cập đến vấn đề tác giả một cách
mơ hồ như sau: thơ vua làm, mười ba bài (fêp
fệ + E. M ngự chế thi thập tam
thủ). Điều này rất khó để xác định: thơ vua làm, vua ở đây là vua nào, khi mà ngôi
điện này đã trải qua cả một quá trình xây dựng, cải tạo dưới nhiều triều vua (?); rồi
mười ba bài, thế các bài còn lại không của vua làm (?). Điều đáng nói nừa là, tại vị
trí xác định “ngự chế thi thập tam thủ ” vừa nêu, dù ghi là mười ba bài, nhưng thực
tế chi có mười hai bài (kể cả một bài bị mất toàn bộ), điều này cũng rất khó hiểu1.
Nhìn chung, thơ trên điện Thái Hòa là mơ hồ về tác giả, người viết tạm xác định tác
giả của nó là triều Nguyễn.
2.
T ừ một sổ đặc điểm ngôn ngữ đến đặc điểm nội dung chủ đề của thơ
trên điện Thái Hoà
Nhin một cách khái quát, điện Thái Hòa là một kiến trúc truyền thống có giá
trị về lịnh sử và nghệ thuật. Thơ trên điện Thái Hòa với số lượng hiện còn là 191 bài
(kể gộp cả những bài bị mất chữ và các đoạn 02 câu) tồn tại ở nhiều vị trí khác nhau
tại ngôi điện này đã tạo nên một “chỉnh thể văn bản” có những giá trị gắn kết với
những nội dung tư tưởng nhất định.
2.1. C hừ và các chủ đề
Thơ trên điện Thái Hòa như đã trình bày là điển hình cho loại thơ suy lý, dĩ
nhiên vẫn có nhừng bài mang tính chất tự tình, tả cảnh nhưng cũng không nằm
ngoài nội dung ngôn chí, bày tỏ chí hướng trong sự nghiệp, bày tỏ hoài bão về đời

sổng xã hội:
/ M d b À ÿ rif (Xuân thủy
nguyên lưu viễn/ Xuân sơn khỉ tượng hùng/Đế vương hồi cựu chỉ/ Nam Bắc nhập
tân phong. Nghĩa là: Dòng xuân bắt nhánh chốn xa/ Non xuân hùng vĩ bao la khí
trời/ Đế vương về lại đây rồi/ Nam Bắc hoà gió xuân tươi thái bình). Thơ văn trên
điện Thái Hoà mực thước về chữ nghĩa, có khi chúng xuất hiện như một thông điệp,
ngắn gọn và khúc chiết với hàm ngôn có tính chất nghiêm trang, nặng tính tuyên
ngôn, giáo huấn.
Đề cập đến ngôn ngữ thơ trên điện Thái Hòa, điểm nổi bật trên hết mà trong
khuôn khổ một tham luận mà người viết muốn đề cập là: cách dùng chữ trong các bài
thơ, để từ đó có thể khái quát nên những nội dung chủ đề của hệ thống thơ ở đây.
Hiện nay, tổng sổ các bài thơ trên điện Thái Hòa hiện còn 191 bài (thể ngũ ngôn
tứ tuyệt), trong đó: có 179 bài đầy đủ chữ (có 3.580 lượt chừ); 03 bài bị mất một chừ
1. Điều này chẳc chắn là không liên quan gì đến kết quả cùa việc trùng tu vào các giai đoạn sau
này (từ 1960 - 1992). Bởi lẽ thơ được viết trên các tấm pháp lam, đã được đánh dấu định vị
trong quá trình trùng tu. Hơn nữa, dù cố tình làm sai lệch cũng không thể, vì tính chất bố cục
theo mô-tip nhất thi nhắt họa và kích thước cùa các tấm pháp lam đều có những số đo xác
định, chi có thể phân bố đù trên một diện tích đã xác định.

575


VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUỐC TÉ LÀN THỨ T ư

(còn lại 57 lượt chữ); 08 đoạn 2 câu, có 2 đoạn bị mất 1 chữ (còn lại 78 lượt chữ); 01
bài bị mất 5 chữ (còn lại 15 lượt chữ). Như vậy, tổng số chữ có hiện có được là 3.730
lượt chữ, hay chính xác là 3.730 vị trí (hoặc gọi là lượt chữ hiện tồn).
Theo thống kê, chúng tôi xác định tổng số chữ thực tế là 1.096 chữ, là số
lượng chữ được sử dụng (vì có nhiều trường hợp dùng nhiều lần, trên 2 lần, cá biệt
từ 30 đến 50 lần). Lấy tổng số 3.730 vị trí chia cho 1.096 chữ ta sẽ được con số 3,4:

đó là tần số xuất hiện trung bình của mỗi chữ.
Trong hệ thống thơ trên điện Thái Hòa có khoảng 75% số chữ xuất hiện với
tần số 3 lần trở xuống, thấp hơn mức trung bình; 25% còn lại xuất hiện với tần số 4
lần trở lên, cao hơn mức trung bình, trong đó có nhiều chữ xuất hiện ở rất nhiều bài
với tần số rất cao. Diễn biến cụ thể như sau:
- Số chữ sử dụng dưới mức trung bình: 497 chữ sử dụng 1 lần; 211 chừ sử
dụng 2 lần; 114 chữ sử dụng 3 lần.
- Số chữ sử dụng trên mức trung bình: 66 chữ sử dụng 4 lần; 36 chữ sử đụng 5
lần; 28 chữ sử dụng 6 lần; 25 chữ sử dụng 7 lần; 9 chữ sử dụng 8 lần; 13 chừ sử
dụng 9 lần.
- Số chữ sử dụng trên mức trung bình, đặc biệt trên 10 lần: 12 chữ sử dụng 10
lần; 6 chữ sử dụng 11 lần; 7 chữ sử dụng 12 lần; 7 chữ sử dụng 13 lần; 12 chữ sử
dụng 14 lần; 4 chữ sử dụng 15 lần, 4 chữ sử dụng 16 lần; 3 chữ sử dụng 17 lần; 4
chữ sử dụng 18 lần; 5 chữ sử dụng 19 lần; 3 chữ sử dụng 20 lần; 3 chữ sử dụng 21
lần; 2 chữ sử dụng 22 lần; 3 chữ sử dụng 23 lần; 3 chữ sử dụng 24 lần; 2 chữ sử
dụng 26 lần; 1 chữ sử dụng 31 lần; 3 chữ sử dụng 34 lần; 1 chữ sử dụng 35 lần; 1
chữ sử dụng 44 lần; 1 chữ sử dụng 50 lần.
“Theo phương pháp thống kẽ ngôn ngữ học, nếu tỳ lệ giữa sổ lượng các từ
khác nhau và độ dài văn bản mà càng lớn thì điểu đó chứng tỏ rằng việc sử dụng
kho từ vốn có cùa tác giả là phong p h ử '\ Do đó, ở đây có thể cho rằng, 75% sổ chữ
xuất hiện dưới mức trung bình đã phản ảnh vốn từ ngữ được sử dụng trong thơ trên
điện Thái Hòa là phong phủ (từ dùng đa dạng, không trùng lắp). 75% sổ lượng chữ
được sử dụng dưới mức trung bình thể hiện độ phân tích tính cao của lớp từ vựng,
nó thể hiện vốn từ vựng được sử dụng là khá lớn, có hiện tượng đồng nghĩa từ
vựng, nhiều chữ nhưng diễn đạt cho một nghĩa trong một nội dung, chủ đề có tính
tập trung. Điều này thể hiện sự uyên bác của chủ thể sáng tạo.
25% số chữ xuất hiện trên mức trung bình phàn ánh một đặc điểm khá đặc
biệt, đối lập hoàn toàn với con số 75% trên. Xét ở góc độ dùng chữ, trước hết có
1. Nguyễn Tài c ẩ n (2003), Một số chứng tích về ngón ngữ, văn tự và văn hóa , Nxb. Đại học
Quốc gia, Hà Nội, trang 197.


5 76


THƠ CHỮ HÁN TRÉN ĐIỆN THÁI HÒA...

thể khái quát nên những đặc diổiĩi về nội dung chủ dò của thư trên điện Thái Hòa
như sau:
+ Thơ trên điện Thái Hòa rất quan tâm đến những vấn dề chính trị, xã hội, nói
nhiều về vua, về tổ chức bộ máy nhà nước thuở “bình minh'’ thiết lập, về giang sơn
gấm vóc: quốc (19): đất nước (16 lần); triều (fẵ): triều dinh, triều đại, buổi chiều
(10); đế (■$): vua (22), vương ( ĩ ) : vua (11); thảnh (II): vua, bậc thánh (18); hoàng
( M ): v u a (1 9 ); đô ( f P ) : kinh đô (5); đò ( iS ) : c ơ đ ồ (8); trị (/P ): cai trị (10); cư ( I I ) :

ỏ, sinh sống (15); sơn (UÜ): núi (24); hà ()'ÕJ): sông (34) v.v...
+ Thơ trên điện Thái Hòa thể hiện hoài bão, ước mơ vò một xã hội lý tưởng,
một đất nước hưng thịnh, ước mơ vươn tới một xã hội kiểu mẫu theo lý tưởng Nho
gia như thời của: Nghiêu (H ): vua Nghiêu (14 lần); Thuấn (fậ): vua Thuấn (12);
như các thời đại: Đường ( 0 ) : tHời Đường (4); Chu (JỊ1): nhà Chu, khắp cùng (10);
ước mơ về một đất nước thái bình muôn thuở: bình ( ¥ ) : hòa bình (22); thải (À ):
thái hòa, to lớn, tốt đẹp (18); hòa (#]): hòa hiếu, hòa thuận (13) v.v...
+ Thơ trên điện Thái Hòa nói nhiều đến tạo hóa đất trời, vũ trụ, thời gian, thời
tiết: thiên (3^): trời (44 lần); càn (I&): trời, tên một quẻ trong Dịch học (16); khôn
(iậ): đất, tên một quẻ trong Dịch học (7); nhật (B ): ngày, mặt trời (50); nguyệt
( ^ ) : tháng, mặt trăng (15); thời (Bệ): mùa, thời gian (23); hóa
tạo hóa, giáo
hóa (16); vũ (M): mưa (7); vân (it): mây (31); sương (la): sương, móc(5);phong
(ML): gió (35), tinh (M ): sao trời (12); tình (0f ): tạnh, mưa tạnh (4) v.v...
Ngoài ra, đặc điểm dùng chừ cũng đă chỉ ra những nét liên quan đến tính chất
của chủ đề được nói đến, đến những đặc điểm của chủ đề, thậm chí cả những nét rất

khu biệt của người sử dụng ngôn ngữ, của chủ thể sáng tạo:
+ Thơ trên điện Thái Hòa chù yếu tập trung màng đề tài liên quan đến không
gian của đời sống cung đình triều Nguyễn, tần số các chữ liên quan đến không gian
của cung đình như, những vật thể chiếm vị trí trone không gian: đình ( 0 ) : sân triều
(10 lần); điện (1$): cung điện (9); đường (it): nhà lớn (13); các (K ): gác (6); vũ
( ^ ) : mái hiên lớn (8); môn (F^): cửa (7) ; bệ (í?ê): nơi đặt ngai vua (7); ngự (fêP):
chi về vua, vật dụng của vua (11); bên cạnh những vật thể khác: kỳ (ÍH): lá cờ (7);^
( $ ) : áo (13); quan (H ): mũ (8); thậm chí cả kim (ái): vàng, kim loại vàng (19);
ngọc ( 5 ) : ngọc ngà (20); và với tính chất gắn liền nhĩrnc sinh hoạt vui tươi: hỷ
( § ) : vui (7), hoan hi; ca (ifc): ca hát (12); nhạc, lạc (!ậl): âm nhạc, vui vẻ (21);
khánh ( 0 ) : vui vẻ, hân hoan (6) v.v. Hộ thống này rất dối lập với những hình ảnh
về đời sổng bên ngoài chốn Hoàng cung: dân (K ): nhân dân (8); chúng (flẴ): dân
chúng (5); sương (Jfë): cái chái nhà nhỏ, dùng làm nơi chứa lương thực (2); thương
( jg): cái bịch đựng thóc (1); dã (I?): chốn hoang dã , dồng nội (3); điền (E3): đong
ruộng (1); ngiru ( ^ ) : con trâu ( 1) v.v...

577


VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TÉ LÀN THÚ TƯ

+ Thơ trên điện Thái Hòa thường đề cập đến những vấn đề lớn, có xu hướng
chỉ về tính thống nhất, sự hòa hợp: thái (như đã nêu); đại (À ): to, lớn (17 lần);
trường, trưởng (fü): dài, lớn lên (10); cộng (& ): cùng chung (14); đồng (Ịạị): đều,
cùng (18); quần (Sặ): hội tụ (11); thường đặt các hiện tượng được nói đến vào tính
chất chỉ sự sáng sủa, tốt đẹp, tươi mới trong sự phát triển, trong sự thành công: minh
(BE): sáng (23); quang ()£): sáng (23); khai (Hü): mở, mở ra, mở mang (18); “các
loại” diệu (BỊi,
&Ị?): đẹp đẽ, sáng sủa, kỳ diệu (10); tân (Iff): mới mẻ (16); thành
($,): thành công (10); lệ (M): tráng lệ, đẹp đẽ (6) v.v...

+ Thơ trên điện Thái Hòa còn nói đến các giá trị xã hội, các phẩm chất mà xã
hội đề cao, các giá trị văn hóa truyền thống: chính (IE): ngay thẳng (13 lần); trung
(4a): không thiên lệch, ở giữa (26); đức (ÍÜ): đạo đức (17); đạo (ÌM): con đường,
đạo lý (19); đãng (/ẫ): không thiên lệch (8); nhân ( t ) : nhân đạo, đức nhân (11);
văn (& ): cái đẹp, văn hóa (14); lễ (ĩẵ): lễ nghĩa, lễ nghi (6) v.v...
+ Thơ trên điện Thái Hòa ít giãi bày những tình cảm cụ thể, riêng tư, chủ thể sáng
tạo ít nói về mình, chủ thể thẩm mỹ ở đây là “cái ta đại diện” của triều đại nên ít bày tỏ
các tình cảm cá nhân: tư ($0: riêng tư (1 lần); ngô ('ra ): ta (1); ngã (lẽ): ta (1); ái (fẽ):
yêu (3); tình (të): tình cảm (2); niệm (&): nhớ lại (1); hoài (tü): nhớ (3); cảm (£&):
cảm động, cảm thương (1); ưu (S ): lo lắng, buồn rầu (2); úy (H ): sợ (2) v.v...
e

Trong ngôn ngữ học, các chữ có tần số xuất hiện cao thường là các chữ thuộc
vốn từ vựng cơ bản, nhưng ở đây, các chữ có tần số xuất hiện cao với số lượng 25%
lại không thuộc vốn từ vựng cơ bản, đa số thuộc lớp từ vựng văn hóa. Điều này
trước hết cũng nói lên được tính chất ngôn ngữ thơ trên điện Thái Hòa, thể hiện một
đặc trưng văn hóa rất rõ nét trong ngôn ngữ thơ với bản chất điển chương, điển chế
của nó.

2.2. Nhiều trường hợp từ ngữ được tổ hợp nhiều lần
Trong hệ thống ngôn ngữ thơ trên điện Thái Hoà, có nhiều trường hợp từ ngữ
được sử dụng trùng lắp, đặc biệt có một số chữ được sử dụng trong tổ hợp với tần
số rất cao. Dưới đây, chúng tôi khảo sát một số chữ là những trường hợp khá đặc
biệt, thể hiện rõ ý nghĩa sử dụng, điển hình có tần số xuất hiện trên 10 lần, đặc biệt
có trường hợp đến 43 lần trong tổng số thơ các bài thơ trên điện Thái Hoà.
Mật độ các chữ đã nêu có tần số xuất hiện tại 191 bài thơ trên điện Thái Hòa
nhiều lần ở mức độ khá cao:
+ Chữ Thiên (5Ĩ) có trong 43 bài thơ, trên tổng sổ 191 bài, chiếm tỷ lệ 22,5%,
nghĩa là có 22,5% bài thơ trên điện Thái Hòa có dùng chữ này.
+ Tương tự, chữ Đế ( ^ ) có trong 22 bài + chữ Vương (3E) có trong 11 bài -+chữ Hoàng (M) có trong 19 bài (chiếm tỷ lệ 27,2%); chữ Thánh (1=) có trong 25


578


THƠ CHỬ HÁN TRỂN ĐIỆN THÁI HÒA.

bài (chiếm tỷ lệ 13%); chữ Thải (Ằ , ặ l) có trong 18 bài (chiếm tỷ lệ 9,4%); chữ
Đại (À ) có trong 17 bài (chiếm tỷ lệ 8,9%); chừ Quốc ( ũ ) có trong 16 bài (chiếm
tỷ lệ 8,3%); chữ Đức (Ü ) có trong 17 bài (chiếm tỷ lệ 9,0%); chữ Văn (3t) có
trong 14 bài (chiếm tỷ lệ 7,3%); chừ Tứ ( 0 ) có trong 28 bài (chiếm tỷ lệ 14,6%);
chữ Thiên ( í ) có trong 20 bài (chiếm tỷ lệ 9,9%); Nghiêu (H ) có trong 14 bài
(chiếm tỷ lệ 7,3%); Thuấn (lậ ) có trong 12 bài (chiếm tỷ lệ 6,2%); chữ Xuân ( # )
có trong 35 bài (chiếm tỷ lệ 18,3%)Việc sử dụng các chữ này đều có những dụng ý khác nhau. Hiện tượng xuất
hiện các chừ mà chúng tôi đánh giá là “khá đặc biệt” trong bổi cảnh của văn bản
nghệ thuật như vậy sẽ nhắm đến những chù đích nghệ thuật khác nhau của người
sản sinh ra chúng:
Chữ Thiên (trời, ông trời): xuất hiện trong các trường hợp thiên (ông trời);
thiên thanh (trời trong), thiên tâm (lòng trời), xuân thiên (trời xuân), thiên ngữ (lời
nói của trời), thiên địa (đất trời), thiên tế (ven trời), thiên đạo (đạo trời), thiên nhạc
(nhạc của trời), thiên nữ (cô gái nhà trời), thiên cù (đường trên trời), thiên nhan
(dung nhan của trời), thiên phổ (trời rộng), quang thiên (ánh sáng của trời), trung
thiên (giừa trời), cửu thiên (chín tầng trời), thiên chương (văn của trời), thiên tinh
(sao trời), thiên Nam (trời Nam), phổ thiên (khắp trời); thiên đức (đức của trời),
thiên hạ (thiên hạ, mọi người), thiên luân (tơ trời), quân thiên (đấng tối cao, chỉ
trời), thiên kinh (kinh đô của trời), thiên tử (con trời, vua), thiên uy (oai trời).
Ở trên, có thể ngoại trừ trường hợp thiên hạ (đã chuyển nghĩa gốc là “dưới
trời” để hàm nghĩa là con người khắp hành tinh, mọi người trong thiên hạ) thì tất cả
các trường hợp còn lại đều có liên quan đến hình thải nghĩa ban đầu đó là “trời”
(chỉ về một nhân vật siêu nhiên, chỉ về một không gian của tự nhiên).
Chừ Thiên ở đây xuất hiện với tần sổ khá cao ỉà có cơ sở lịch sử và xã hội của

nó, gắn liền với cơ sở tư tưởng của triều Nguyễn lấy học thuyết Nho giáo làm nền
tảng chính trị để cai trị đất nước, trong đó thuyết “Thiên mệnh” (mệnh trời) là một
trong những nội dung quan trọng. Thuyết “Thiên mệnh” có ảnh hưởng rất sâu sắc
trong ý thức hệ của triều Nguyễn, điển hình như: ‘T rờ / sinh ra dân, phải có đặt vua
để cầm đầu và cai trị. Vua thừa mệnh trời phải có bầy tôi giúp đỡ chở che” 1. Một
hài thơ ở điện Thái Hoà biểu hiện rất khái quát về thuyết này:
E ÍS 5

Xảo tượng gia ngôn lặc,

Ễ R ^ Ằ ® Côn cương danh cửu tri.

1 . Tự Đức (1970), Tự Đức thánh chế văn tam tập, tậpl, ủ y ban Dịch thuật Phù Quốc vụ khanh
đặc trách xuất bản, Sài Gòn, trang 133.

579


VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẺ LÀN TH Ứ T ư

1$ » Hl Ä « Ầm tiêu dương trưởng hậu,
^ 3M $ ^ Bặ Thiên đạo thải lai thì.
(Người thợ khéo khắc những lời đẹp/ Núi Côn Cương nổi tiếng mãi mãi đều
biết vậy/ Âm khí tiêu tan, dương khí nổi lên/ Là lúc đạo trờivận hành thông suốt,
Bài A.2.6.CD1).
Gắn liền với quá trình xây dựng và không ngừng hoàn thiện mô thức tổ chúc
nhà nước là quá trình xây dựng kỷ cương xã hội theo quan điểm Nho giáo. Từ trong
nội tại của nhà nước quân chủ, ý thức về việc tăng cường ổn định xã hội luôn là vấn
đề then chốt, khẳng định sự tồn tại của chế độ.
Trong quan niệm “7am íàr (thiên, địa, nhân) thì trời là đấng tối cao và tôi

linh. Trong quan điểm chính trị của chế độ quân chủ, mệnh trời luôn được dùng như
một khái niệm để quảng bá cho một quyết tâm lớn, để khẳng định tính tất yếu cùa
triều đại nào đó mới được thiết lập hoặc giả là để củng cố cho “giềng mối” chính
thống của một dòng vua. Quan niệm về mệnh trời của Nho giáo cũng đã để lại nhiều
dấu ấn sâu đậm trong tục lệ cổ truyền, điển hình nhất là lễ Tế Giao (tế trời, cầu mưa
thuận gió hoà), chỉ có Thiên tử mới được làm chủ tế v.v. Trời được quan niệm với
một uy đức mang tính phổ quát, cho nên người đứng đầu đất nước, thay trời để điều
hành xã hội, phải thuận lòng trời mới có thể làm cho muôn dân ấm no, hạnh phúc,
ngước lại, nếu trái ý trời thì muôn dân sẽ lâm vào kiếp nạn đắng cay, khổ nhục. Đó
quan niệm có tính tuyệt đối hóa về vai trò quyết định của mệnh trời.
Qua 43 lần tồn tại trong 42 bài thơ, chữ thiên có hướng được sử dụng với chù
đích như thế, hoặc chí ít cũng do người sử dụng bị ảnh hưởng nặng về về lỗ trời như
đã trình bày.
Bên cạnh việc đề cao thuyết “Thiên mệnh” như đã nêu ở trên, xem vua là con
trời, đề cao vai trò của “thiên tử” trong việc “thụ mệnh trời” để cai quản thiên hạ,
1. Cách đánh số các bài thơ do chúng tôi tự đặt. Trong đó, ở ngoại thất, phần điện trước đuợc
quy ước trình bày có ký hiệu viết tắt là A .l; phần điện sau được quy ước trinh bày là A.2.
Theo đó, tất cả các bài thơ đều được đánh số chạy từ 1 đến 41 cho phần tiền điện và từ ì đẻn
32 cho phần hậu điện. Thơ được trang trí tại các vị trí bờ nóc mái (ký hiệu là N), cổ diêm
mái trước (ký hiệu là C D ) , cổ diêm mái trái (ký hiệu là CDT), cổ diêm mái phải (ký hiệu là
CDP). Tương tự, đối với nội thất điện, chúng tôi cũng chia sự phân bố thơ làm hai khu vực
chính: điện trước và điện sau. Trong đó, phần điện trước được quy ước trình bày là B.l\
phần điện sau đuợc quy ước trình bày là B.2. Tất cả các bài thơ cũng đều được đánh số chạy
từ ỉ đến 90 cho phần tiền điện và 1 đên 28 cho phân hậu điện. Thơ được trang trí tại các vị
trí liên ba hàng cột 3 dãy trên (ký hiệu là LB3t) và dưới (ký hiệu là LB3d); Hên ba hàng cột
2 dãy trên (ký hiệu là LB2t) và dãy dưới (ký hiệu là LB2d); liên ba hàng cột 1 (ký hiệu là
LB1); liên ba hàng cột 8 (LB8); liên ba hàng cột 7 mặt trước (ký hiệu là LB7t); liên ba hàng
cột 7 mặt sau (ký hiệu là LB7s); liên ba vách hậu điện (ký hiệu là LBV).

5 80



THƠ CHỮ HÁN TRÊN ĐIỆN THÁI HÒA...

dường như các vua Nguyễn còn như muốn khẳng định rõ về vị trí và vai trò của
mình trong quan hệ đối nội và đối ngoại. Do đó, các chừ đế, vương, hoàng, thánh
(và có 3 lần dùng chữ quân ^ khác, cũng trong nét nghĩa là nhà vua) xuất hiện
nhiều trong các bài thơ đều không ngoài mục đích ấy.
- Ở các trường hợp: chữ Đế (vua, hoàng đế): xuất hiện trong các trường hợp đế
vương (nhà vua), đế đức (đức cùa vua), đế thế (các thế hệ vua), đế đô (kinh đô của
vua), đế nhân (lòng nhân của vua), đế khu (cổng của vua), đế tắc (quy định của
vua), đế đán (vua mới lên ngôi), đế cư (nơi vua ở), đế toạ (nơi vua ngồi), đế tân
(vua mới), đế cơ (cơ đồ của vua), đế đạo (đạo làm vua); chữ Vương (vua, hoàng
đế): xuất hiện trong các trường hợp đế vương (nhà vua), hoa vương (hoa vương
giả), vương lộ (đường của vua); vương thần (đình thần của vua), vương đạo (đạo
làm vua); chữ H oàng: xuất hiện trong các trường hợp: thảnh hoàng (vua); hoàng
phong (phong tục của vua, của triều đình); hoàng cương (kỷ cương của vua, của
triều đình); hoàng trạch (nơi ở của vua); hoàng cực (ngôi vua); hoàng hỏa (sự giáo
hóa của vua, của triều đình); hoàng đò (cơ đồ của vua, của triều đình); hoàng ân (ân
trạch của vua); hoàng uy (uy phong của vua, của triều đình); hoàng cư (nơi vua ở).
- Chữ Thánh (cũng mang nét nghĩa là vua, hoàng đế) xuất hiện trong các
trường hợp: Thánh hoàng (vua), thảnh đức (đức của vua), thánh nhân (vua), thánh
hỏa (sự giáo hóa của vua), thánh trạch (ơn vua), thánh minh (sự sáng suốt của vua),
thảnh ân (ơn vua), thánh đế (vua), thánh mô (kế sách của vua).
Người xưa thường ví vua như bậc thánh (gọi vua là thảnh nhân, thảnh thượng,
thảnh hoàng), nên cách dùng trên cũng không mấy đặc biệt, chi đặc biệt ở chỗ, bên
cạnh hàng loạt các “kiểu” để, vương, hoàng với 52 lần sử dụng lại có đến 25 lần
dùng chữ thánh trong cùng trường nghĩa chi vua (và 3 lần dùng chữ quân), và như
vậy tổng số các lần dùng chữ chỉ vua lên 80 lần. Điều này đồng nghĩa ràng, chí ít
trong tổng số 191 bài thơ trên điện Thái Hòa thì xấp xỉ đã có 80 bài thơ có liên quan

đến vua, đến triều đình.
Có thể thấy ràng, bên cạnh các văn bản hành chính có tính chất quản lý nhà
nirớc vào thời Nguyễn như: luật, chiếu, lệ, lệnh, chi, dụ, sắc, biểu, tấu, sớ cũng
như các loại công văn khác (truyền thị, giáo thị, tư di, trát, tờ bẩm, tư trình V.V.),
thơ trên điện Thái Hoà thường xuất hiện từ đế vương, thiên tử, thánh nhăn đã biểu
hiện rõ nhừng ý đồ của triều Nguyễn, nhắm vào hai mục đích: một là, trong quan hệ
đối nội, khiến cho trăm họ thấy rằng đây là triều đại mới thiết lập, sự lên ngôi chính
thống của vị vua mới, xã hội đã được xác lập tôn ti; hai là thực hiện ý đồ đối ngoại,
công bố về quyền tự chù của đất nước đối với các nước khác. Trong lịch sử trung
đại, Trung Hoa luôn xem Việt Nam là một nước nhỏ, như một chư hầu và vua Việt
Nam phải chịu “thụ phong” . Văn kiện ngoại giao của Trung Hoa gửi Việt Nam
581


VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUỐC TÉ LẦN THỨ T ư

thường xuất hiện cụm từ “Ẩn Nam quổc vương” {Quốc vương là một khái niệm chi
vua các nước nhỏ, nước chư hầu của Trung Hoa). Ngay từ khi mới lên ngôi, vua
Gia Long đã cử sứ giả sang Trung Hoa xin đặt quốc hiệu mới, thay quốc hiệu Đại
Việt, đến tháng 6 năm 1804, nước ta mới có quốc hiệu là Việt Nam (ÍS ĩ®). Nhưng
đến triều Minh Mệnh, năm 1838, vua lại chủ động [người viết nhấn mạnh] đổi quốc
hiệu thành Đại Nam (Ẩ ĩ?3) với lý do: “Trước xưng là Việt Nam, nay xưng là Đại
Nam, danh nghĩa đểu rõ, mà chữ Việt đã cũng cỏ trong nghĩa chữ ấy [tức nghĩa
trong chữ Đại, người viết] r ồ r *. Đó là cách để tự khẳng định, và cũng như nhiều
triều đại trước, đặc biệt hơn, bàng cách công bố tính cách “đế” với chân mệnh
“thiên tử” qua thơ ngôn ngữ như thế, triều Nguyễn cũng đã tiếp tục khẳng định vị
thế của đất nước trong quan hệ với các nước khác, tất nhiên đối với Trung Hoa, tất
yếu triều đình vẫn giữ thái độ e dè, để ưánh “búa rìu” của một nước lớn. Với Mãn
Thanh, triều Nguyễn vẫn tỏ ra thần phục và lệ thuộc. Với các nước lân bang khác,
triều Nguyễn thực hiện chính sách lấn át, xem các lân bang là những nước nhỏ. Đó

còn là cách để khẳng định sự chính danh trong quan điểm Nho giáo, sự vật phải ứng
với tên gọi, mỗi người phải làm đúng với chức phận của mình. Trong cai trị đất
nước, chính danh thể hiện qua việc hướng xã hội đến một tôn ti: vua ra vua, tôi ra
tôi, cha ra cha, con ra con. Sách Luận ngữ đã đề cập rất rõ luận điểm đó, nếu danh
không chính thì ngôn không thuận, ngôn chẳng thuận thì sự chẳng thành. Quy luật
nhận thức về chỉnh danh phần nào cũng đã phản ảnh qua việc phát triển một hệ
thống các từ ngữ có tính đặc trưng như thế.
- Các chữ Thải, Đại, Quốc:
Chữ Thải (to lớn, hanh thông): xuất hiện trong các trường hợp: thải bình (thái
bình), Thái Dịch (tên riêng, hồ Thái Dịch), thái hoà (thái hoà), thải vận (vận lớn,
vận tốt), Thải Nhạc (tên riêng, núi Thái Sơn), Thải vi (sao tử vi); chữ Đại (to lớn):
xuất hiện trong các trường hợp: đại địa (đất lớn, rộng), đại đức (đức lớn), đại thọ
(thọ cao, sống lâu), đại đạo (đường lớn), đại nghiệp (nghiệp lớn), đại nhân (người
lớn), đại hóa (thay đổi lớn). Bên cạnh đó, cũng có thể kể thêm trường hợp chữ
Hồng
và Hồng />1 (có nghĩa như nhau, cũng mang nét nghĩa là to, lớn) cũng là
hiện tượng tương tự. Chữ Hồng xuất hiện 10 lần trong các trường hợp Hồng Bàng
(thời vua Hùng), hồng quân (một khái niệm nói về trời, tương tự đại quân 'X
),
hồng đồ (cơ đồ lớn), hồng cơ (cơ nghiệp lớn), hằng đào (sóng lớn).
Rõ ràng, ờ đây ngoài một số trường hợp là tên riêng {Thải Dịch, Thải Nhạc,
Thái vi, Hồng Bàng), toàn bộ các chữ đúng riêng và các chữ nằm trong tổ hợp đều

1. Nội các Triều Nguyễn (1993), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Tập 5,6, Nxb. Thuận
Hóa, Huế, trang 152.

582


THƠ CHỮ HÁN TRÊN ĐIỆN THÁI HÒA.


cùng xuât hiện các nét nghĩa: to lớn, tôt đẹp, yên ôn. Nêu cộng tỷ lệ sử dựng hai chừ
này (không kể chữ hồng) trong 191 bài thơ, thì sẽ có 18,6% các bài thơ có dùng một
trong hai chừ có nghĩa tương đương này, là một tỷ lệ khá cao.
Chừ Quốc (quốc gia, đất nước): xuất hiện trong các trường hợp: vạn quốc
(vạn nước), quốc thế (hình thế đất nước), quốc dung (vóc dáng đất nước), viễn quốc
(các nước ở xa), quốc uy (uy phong của đất nước). Ngoài ra, có thể kể thêm trường
hợp chữ Đồ
(cơ đồ) cũng là một hiện tượng cần bàn đến. Chữ Đồ xuất hiện trong
09 lần ở các trường hợp: vạn lý đò (cơ đồ muôn dặm), hồng đồ (cơ đồ to lớn), cơ đồ
(cơ đồ), hùng đồ (cơ đồ hùng vĩ).
Ba nhóm chữ vừa nêu (thái, đại, quốc) và thêm hai trường hợp khác (hồng,
đồ) vừa đề cập dường như có một mối quan hệ về trường nghĩa với nghĩa liên tưởng
là: sự to lớn, sự tốt đẹp trong mối liên hệ với đất nước, cơ đồ.
Ý thức về một quốc gia độc lập, một đất nước có chủ quyền, thống nhất, do
vậy thơ ưên điện Thái Hòa mới xuất hiện hàng loạt các nội dung có cùng trường
nghĩa:
+ Cộng lạc thải bình thì
A.2.19.LB),

cùng vui với thời thái bình (Bài

+ Thải bình tân chế độ (* ¥ $ í$ lj® ):c h ế độ mới thái bình (Bài B1.2.LB3d),
+ Tam dương thải vận khai (—
thông (Bài B1.58.LB2),
+ Đô tại thải hỏa trung
B1.69.LB1) v.v...

tháng giêng mở ra vận hội hanh


kinh đô ở trong thời thái hòa (Bài

+ Quốc thể an bàn thải

thế nước vững vàng, to lớn (Bài

A.1.40.LB),
+ Triều đoan túc quốc dung (^ B Ễ iỉlA â ): buổi thiết triều uy nghi, nghiêm
trang (như) vóc dáng đất nước (Bài B1.37.LB2d).
+ Cao đường tráng quốc uy ( Ä H ỉttịillẫ ): cung điện hùng tráng uy phong
cùa đất nước (Bài B2.16.LB7t) v.v...
+ Hồng đồ diễn ức niên

cơ đồ lớn được kéo dài đến ngàn năm

(Bài Bl.44.LB2d),
+ Xa thư vạn lý đồ

M U ® ): cơ đồ thống nhất muôn dặm (Bài

BI ,l.LB3d) v.v...
583


VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉƯ HỘI THẢO QUỐC TẾ LÀN THỬ TƯ

Bên cạnh sự khẳng định vị trí thiên tử là sự khẳng định về một đất nước dã
thống nhất, triều Nguyễn còn tiếp tục khẳng định “phạm trù đức” cùa cả một chế dộ
trong việc điều hành đất nước.
+ Chữ Đức (đạo đức, cái đạo để lập thân) xuất hiện trong các trường hợp:

thánh đức (đức của bậc thánh nhân); đế đức (đức của vua); nhất đức (chỉ có một
đức); minh đức (đức sáng); Thang đứ c (đức của vua Thang); đ ạ o đứ c (đạo đức); chí
đức (đạt đến đức) v.v... Đó cũng là sự bày tỏ ước nguyện “đạt đức” của người quản
tử trong tư tưởng Nho gia.
Tự hào về một đất nước đã được thống nhất, triều Nguyễn đã đề cao những
truyền thống văn hóa, văn hiến, văn vật của Việt Nam. Tôn trọng và tự hào về nền văn
hóa của dân tộc, triều Nguyễn đã tiếp tục kế thừa và phát huy những giá trị đó, GS.
Trần Văn Giàu từng tổng kết: “Không có thời nào, văn hóa phát triển như thời Ngiỉyĩn
(...) Cỏ thể nói sự phát triển văn hóa dưới thời Nguyễn tương đương với sự thống nhất
quốc gia. Sự thong nhất về chỉnh trị thúc đẩy sự phát triển văn hóa rất nhiều” 1.
Ý thức về truyền thống văn hóa đã chuyển hóa thành những nội dung trong
thơ trên điện Thái Hòa. Ta xét tiếp trường hợp:
+ Chừ Văn (văn vẻ, cái đẹp) xuất hiện ờ trong các trường hợp: văn hiến (văn
hiến), văn tu (trau dồi cái đẹp), văn vật (văn vật), văn công (văn hóa tốt đẹp), văn
đóa (đóa hoa văn), văn phong (phong tục văn hóa), văn quỹ (là tổ hợp rút gọn của
điển tích xa đồng quỹ, thư đồng văn tự .), văn uyên (chim uyên lộ), tinh văn (ngôi
sao đẹp).
Trong thơ trên điện Thái Hòa, không kể các trường hợp khác, các khái niệm
như văn hiển được nhắc đến 3 lần, vãn vật được nhắc đến 2 lần, văn phong được
nhắc đến 2 lần với bối cảnh cụ thể như sau:
+ Văn hiến thiên niên CỊCU

A.2.20.LB), Đường đường văn hiển quốc

xưa văn hiến ngàn năm (Bài

nước rực rỡ nền văn hiến

1. Trần Văn Giàu (1992), “Vài nhận xét về thời nhà Nguyễn”, in trong Những vấn đề văn hóa
xã hội thời Nguyễn , Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, trang 19.

2. Trong sách Sử ký, ờ thiên Thủy Hoàng bcm kỳ, có đề cập đến việc vua Tần Thùy Hoàng
(236-208 TCN) đã quy định thống nhất cho tất cả các mẫu mã, kích cỡ cùa các vật dụng đo
lường cũng như nhiều thể thức mang tính hành chính khác. Vị vua Tần này cho rằng, muốn
đất nước phát triển bền vững thì một trong mấu chốt là: Xa đồng quỹ, thư đống văn tự (M
[ạ] #1 w

fọ)

í)

nghĩa là: xe phải cùng một vết bánh, sách phải viết cùng một kiểu chữ.

Do vậy, “xa thư” ờ đây là một điển cố nhằm chi sự thống nhất. Trong Thiên Nam ngữ lục có
câu: “Phong trần bốn bể vổ an/X a thư một mối giang sơn vẹn toàn" (MI JS ỳì. rfĩ ÍE


¡ Ì M & ĩiU K ± ).
584


THƠ CHỮ HÁN TRỂN ĐIỆN THÁI HÒA.

(Bài A.2.22.LB),í/ ăn hiến thiên niên quốc ( S l M T Í S ): nước có nền vãn hiển
hàng ngàn năm (Bài B 1.1. LB3đ);
+ Văn vật thanh danh hội
B 1.2.LB3d), Văn vật thanh danh địa
đất văn vật có tiểng (Bài B 1.71 .LB1);

văn vật có tiếng cùng tụ hội (Bài
itfe ): đất này (chỉ nước Nam) là nơi


+ Văn phong phiến Cìru cháu
phong tục văn hóa thổi (lan
rộng) khắp chín châu (Bài B1.28.LB2t), Văn phong phiến Cửu cai
phong tục văn hóa thổi (lan rộng) khấp chín châu (Bài B 1 .5 4 .L B 2 ) v.v...
Điều này cũng đủ để cho thấy phần về nhận thức của triều N guyễn đối với

truyền thống văn hóa từ trong gốc rễ sâu xa của đời sổng tinh thần dân tộc. Chính
vua Thiệu Trị cũng từng cho rằng: “Nước của ta vốn có tiếng văn hiến”, “Văn vật ở
nước ta không kém gì Trung Quốc’'' .

2.3. Những trình thức diễn đạt giống nhau
Tính nghi thức của không gian tồn tại thi ca cũng đã góp phần tạo nên “tập
quán nghi thức” trong diễn đạt. Ngay tại Nghi Môn ở cầu Trung Đạo nối từ Ngọ
Môn đến sân Đại Triều, điện Thái Hoà là những dòng văn tự phản ánh những định
chế mang tính trang trí nghi thức của triều đình Nguyễn: Trung hòa vị dục
không thiên lệch, hài hòa là gốc của sự sinh trưởng); Cư nhân do nghĩa
( 1 H - Ẻ S : sống theo lòng nhân, nói theo việc nghĩa) v.v...
Vì vậy, những cách trình bày rập khuôn, những cấu trúc nghĩa tương đồng,
những loại từ ngữ khuôn sáo trong một kiểu cấu trúc câu là điều thường thấy trong
thơ trên điện Thái Hoà. Những cách diễn này đã tạo nên những câu thơ gần giống
nhau, thậm chí là hoàn toàn giống nhau ở nhiều bài thơ. Dưới đây là một số ví dụ cụ
thể, chúng tôi chia thành các nhóm từ ngữ, từ một tổ hợp nghĩa ban đầu được phát
triển thành một nội dung nghĩa đồng dạng (các chữ in đậm là dấu hiệu dị biệt giữa
các câu trong nhóm):
Ví dụ:
+ Thiên tải khiết minh lương ( í Ví
H ): ngàn đời (luôn) có bậc hiền tài
(Bài A.1.31.LB), Thiên tải khánh minh lương
ê.): ngàn đời chúc mừng

bề tôi giỏi (Bài B1.46.LB2d), Thiên tải khảnh trinh tường ( í Ệ Ỉ S l í ẫ í ặ ) : ngàn đời
luôn chúc mừng điềm lành (Bài B1.79.LB1);
1. Quốc sử quán triều N guyễn (1978), Đại Nam thực lục, bản dịch của Viện Sử học, Nxb.
Khoa học xã hội, Hà N ội, Tập XXIV, trang 137, 409.

585


VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TÉ LÀN THỨ T ư

+ Văn hiến thiên niên cựu (X IX í ¥ flf): xưa văn hiến ngàn năm (Bài
A.2.20.LB),Văn hiển thiên niên quốc (;£ XX í ¥ 18): nước có nền văn hiến hàng
ngàn năm (Bài B 1.1. LB3d);
+ Tứ hải ngưỡng xuân phong ( 0 M itp # HI): bốn biển nghênh đón gió cúa
mùa xuân (Bài A.2.18.LB), Tứ hải ngưỡng hoàng phong ( 0 M icp M JS): bốn biến
đều ngưỡng mộ phong hoá của vua (Bài A.2.25.LB); Tứ hải cộng tuân vương
( ữ m h m ầ ) : bốn biển cùng noi theo nhà vua (Bài B1.57.LB2), Tứ hải cộng
vương thần (R 3 /ặ ^ 3 E Ẽ ): bốn biển cùng là vương thần (Bài B2.20.LB7t), Tứ hải
cộng chiêm y ( R a » « * « ) : bốn biển cùng nhau trông lên mà noi theo (Bài
B1.40.LB2d), Tứ hải cộng chiêm y
bốn biển cùng nhau trông lên mà
noi theo (Bài B1.77.LB1>.
Và còn khá nhiều trường hợp khác nữa.
Những kiểu trình bày công thức trên không phải là ngẫu nhiên, không phải là
sự “bế tắc chữ nghĩa”. Hiện tượng này phản ảnh cái tập quán “giáo điều” trong mối
hệ lụy và ràng buộc của những khuôn phép. Đó là “dấu ấn ngôn ngữ” in sâu vào
những khuôn mẫu, không thoát ra được những công thức diễn đạt. Điều này còn cắt
nghĩa thêm cho tính chất “nghi thức, hành chính” của một hệ thống ngôn ngữ thơ
ca. Điển hình nhất là bài thơ ngay tại vị trí trung tâm của điện TháiHòavới một ấn
tượng giàu tính tuyên ngôn:

Ẽ9 Văn

$ V s Ễ 1

hiến thiên niên quốc

thư vạn lý đồ

/ í JR M 18 & Hồng Bàng khai tịch hậu
QL — 0 Jđt Nam phục nhất Đường Ngu
(Đất nước có nền văn hiến hàng ngàn năm/ Đã thống nhất cơ đồ muôn dặm/
(Từ lúc vua) Hồng Bàng mở mang đến nay/ Nước Nam (ví như) đã theo (quy mô
của) triều đại Đường và Ngu (Bài B 1.1. LB3d).
Đây cùng là một trường hợp như bài thơ Thần “Nam quốc sơn hà”, nhưng
ngoài việc khẳng định chủ quyền, lãnh thổ, thì ở đây, những giá trị về văn hiến, về
chủ quyền, về truyền thống, về mô hình cấu trúc của dân tộc, của đất nước đã được
đồng hiện qua hình thức của một bài thơ, ngắn gọn và cô đúc, khẳng định sự tất yếu
như một chân lý. Những phạm trù về văn hiến, văn hóa, văn vật trong thơ trên điện
Thái Hòa đã trở thành một chủ đề được khai thác nhiều lần ở nhiều góc độ khác
nhau. Điều này gắn chặt với ý thức về văn hóa của cả một triều đại, nhận thức cái
đẹp mang những định chế thẩm mỹ truyền thống.
586


THƠ CHỮ HÁN TRÊN ĐIỆN THÁI HÒA.

Nhìn chung, ngôn ngữ thơ trên điện Thái Hòa có những đặc điểm rất riêng
trong việc sử dụng, nhất là sự trùng lặp m ang tính hệ thống như: dùng m ột lượng

chữ nhiều làn vào nhiều bài; dùng một lượng từ ngữ có màu sắc nghi thức, hành

chính nhiều lần; sử dụng những hình thức câu thơ trùng lắp về nội dung. Bên cạnh
vốn từ ngừ với 75% chữ được sử dụng dưới mức trung bình phản ánh một số lượng
từ ngừ phong phú, các dạng thức trùng lặp khác (trong việc dùng chữ, dùng tổ hợp
từ ngữ, dùng tổ hợp câu) đã phản ảnh khá rõ về một kiểu thơ có tính chất hướng
ngoại trong mục đích “giao tiếp” rất đặc biệt.
Qua việc khảo sát, phân tích trên, thiết tưởng cũng cần nhấn mạnh về tính
tuyên ngôn của thơ ca trên điện Thái Hòa. Thực chất, ngôn ngữ thơ ở đây đã biểu
hiện một quá trình chuyển hóa trong “tập quán ngôn ngữ cung đình”, những nội
dung mà đáng lý được trình bày ở một dạng văn bản có tính cách hành chính, thì
ưèn điện Thái Hòa chủng lại được trình bày ờ dạng thơ trong phong cách nghệ
thuật. Một hệ thống thơ với 764 câu trong 1.078 chữ có tần số xuất hiện như đã đề
cập, có sự trùng lắp về câu chữ ở rất nhiều trường hợp như thế đã nói lên rằng, triều
Nguyễn đã đùng thơ như “công cụ bổ sung” cho việc trị nước: để giáo huấn, để bày
tỏ lý tưởng, để bày tỏ ước mơ, để khẳng định về triều đại mình. Tính chất đó mang
đậm màu sắc chính trị, triều Nguyễn đã dùng văn hóa nghệ thuật trong hoạt động
chính trị của mình phục vụ nhận thức về lý tưởng thẩm mỹ. Lý tưởng đỏ có thể
chưa phải là cái có thực, mà thường là chi biểu hiện thông qua những ước mơ. Ước
mơ đó nằm ở tầng thế giới quan và có thể nhận thức được: phản ảnh ước mơ theo
cảm quan thế giới và cảm quan xã hội về điều cần phải xảy ra.
3. Kết luận

v ề đặc điểm sử dụng ngôn ngữ, thơ trên điện Thái Hòa có một hệ thống chữ
nghĩa, từ ngữ, hệ thống loại câu giống nhau, gần nhau được sử dụng với tần số cao
phản ảnh rõ bản chất về phương cách sử dụng có đặc trưng “mô phạm và nghi thức”
cùa chủ thể sáng tạo. Đây là ngôn ngữ nghệ thuật nhưng để nhàm phù ứng với nội
dung có tính cách tuyên truyền, giáo huấn, bày tỏ hoài bảo nên đã bị “nghi thức
hỏa”. Thực tế này diễn ra rất phổ biến và có tính lặp lại. Do vậy, đặc điểm sử dụng
ngôn ngữ ở đây đã chỉ ra rằng, có thể quan niệm thơ trên điện Thái Hòa là những
tuyên ngôn bằng thơ, chủ thể sáng tạo đã dùng thơ như một công cụ để tuyên truyền
cho chế độ và những ý thức hệ chính trị của chế độ.

Thơ trên điện Thái Hòa là tiếng nói của triều Nguyễn, thể hiện sự phản ánh
nghệ thuật theo lý tưởng thẩm mỹ, chú trọng xu hướng phát triển tất yểu của lịch sử
hay những khả năng phát triển cùa xu hướng chủ yếu ấy. Vì vậy, những đặc điểm
trong việc sử dụng ngôn ngữ chỉ ra lý tường thẩm mỹ thể hiện bẳng những ước mơ
của triều điều đại này, lý tưởng đó có thể là điều chưa có, nhimg dù sao, nỏ cũng trở
587


VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUỐC TÉ LẰN THỨ TƯ

thành động lực tinh thần mạnh mẽ để tác động trở lại đổi với sự phát triển xã hội và
con người. Bởi vậy, thơ trên điện Thái Hòa đã phản ánh những ước mơ của triều
Nguyễn, là biểu hiện trạng thái tâm lý muốn vượt qua một đời sống hiện thực còn
nhiều mâu thuẫn chưa giải quyết được. Ước mơ đó được “ký thác” vào lý tường
thẩm mỹ, đó là kết quả của quá trình phản ảnh nhận thức, lựa chọn và khái quát
những nhu càu, những mâu thuẫn và hướng giải quyết các mâu thuẫn đó.
Ngôn ngữ thơ trên điện Thái Hòa thực sự là một hình ảnh thu nhỏ của một
cồng đồng ngôn ngữ là giai cấp quý tộc, của tầng lớp đại diện cho tiếng nói triều
đình Nguyễn. Xuất phát từ những nhu cầu nhận thức và phản ánh và đã làm nên một
hiện tượng nghệ thuật đặc biệt. Và có thể cho rằng thơ trên điện Thái Hòa là tập đại
thành về nghi thức tổ chức nhà nước quân chủ Việt Nam vào nửa đầu thế kỷ XIX.
Đó là cơ sở để nghiên cứu về một loại hình về thơ ca mang tính nghi thức, đồng
thời nó cũng có thể là cơ sở để nghiên cứu về nghi thức, điển chế của cả một giai
đoạn lịch sử. Thơ trên điện Thái Hoà là sự phản ánh rất tập trung về “bức chân
dung” chế độ và triều đại sản sinh ra nó.

588




×