Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí
Minh cho học sinh THCS thông qua môn Ngữ văn lớp 9.
I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Như chúng ta đã biết môn Ngữ văn là môn học có đặc trưng về khoa học
xã hội và nhân văn. Bên cạnh nhiệm vụ hình thành và phát triển ở học sinh năng lực
sử dụng tiếng Việt, năng lực tiếp nhận văn bản văn học và các loại văn bản khác. Môn
Ngữ văn còn giúp học sinh có được những hiểu biết về xã hội, văn hóa, lịch sử, đời
sống nội tâm của con người. Ngoài ra còn giúp học sinh bồi dưỡng năng lực tư duy,
làm giàu cảm xúc thẩm mĩ và định hướng thị hiếu lành mạnh để hoàn thiện nhân
cách. Vì thế, Ngữ văn là một môn học có những khả năng đặc biệt trong tích hợp giáo
dục nội dung tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh. Hướng các em phát triển
một cách toàn diện cả về Đức – Trí – Thể - Mỹ. Đúng như câu nói nổi tiếng của
Gorki: “ Văn học là nhân học”. Vả lại thực tế hiện nay trước những âm mưu, thủ
đoạn mới của kẻ thù trong việc thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình”, “bạo loạn
lật đổ”, những luận điệu xuyên tạc, bóp méo sự thật của kẻ thù về Bác Hồ, Đảng
Cộng sản Việt Nam. Chúng hòng phá hoại chủ trương, đường lối, chính sách pháp
luật của Nhà nước. Do đó mà chúng ta càng cần chú trọng việc bồi dưỡng, giáo dục
đạo đức cách mạng, đặc biệt là tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho thế hệ trẻ. Hưởng
ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, các
cuộc thi viết về Bác, hát về Bác, kể chuyện về Bác được sự hưởng ứng đông đảo của
các tầng lớp nhân dân trong huyện nhà. Cho nên hiện nay, Đảng ta xác định cần đưa
tư tưởng đó vào thực tế cuộc sống để giáo dục thế hệ trẻ. Vì vậy, nhiệm vụ này được
đặt lên vai ngành giáo dục, đặc biệt là một số môn Ngữ Văn.
Sinh thời Bác của chúng ta rất coi trọng con người, trong đó Người đặc
biệt quan tâm đến đạo đức. Bởi đạo đức là nền tảng của Cách mạng: “ Cũng như
sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc,
không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì
dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Đúng vậy, tư tưởng của
Bác, đạo đức của Bác là ngọn lửa của chân lý thiêng liêng sẽ cháy mãi, sáng mãi trên
đất nước Việt Nam đã sinh ra Người.
Trước đòi hỏi thực tế cuộc sống và xã hội hiện nay, ngoài thực hiện các
cuộc vận động “Hai không” , phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực”và nội dung lồng ghép giáo dục các kĩ năng sống cho các em vào trong quá
trình soạn giảng. Giáo viên bộ môn Ngữ Văn còn có thêm nội dung tích hợp cuộc vận
động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đặc biệt là từ năm
học 2010-2011 nội dung tích hợp này yêu cầu là bắt buộc đối với các nhà trường phổ
thông.
1
Giáo viên: Nguyễn Thị Chính – Trường THCS Lê Quý Đôn.
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí
Minh cho học sinh THCS thông qua môn Ngữ văn lớp 9.
Qua thực tế giảng dạy ở trường THCS Lê Quý Đôn, tôi nhận thấy rằng một số
em học sinh thiếu ý thức tự lực cánh sinh, có khi còn vô lễ với người lớn, không có
động cơ học tập, giao tiếp khô khan, cộc lốc, sự quan tâm đến mọi người đến cái
chung hầu như không có. Thậm trí còn sẵn sàng gây gổ tạo xích mích để rồi đánh
nhau vi phạm những điều học sinh không được làm. Nói tóm lại, ý thức đạo đức của
học sinh hiện nay sa sút đáng kể, quả đây là một vấn đề đáng buồn. Trước tình trạng
trên, người dạy văn phải kịp thời thức tỉnh, hình thành cho các em có những xúc cảm
chân thành, thẳng thắn, trung thực, dũng cảm tối thiểu để tự làm chủ bản thân, tự điều
chỉnh hành vi, thói quen, cảm xúc, sự tự tin, niềm say mê tìm hiểu kiến thức, yêu môn
học hơn và có kết quả vừa cao vừa thực chất. Chắc chắn việc tích hợp giáo dục tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh sẽ là một biện pháp cực kì hữu hiệu nhằm nâng cao chất
giảng dạy môn Ngữ văn nói riêng và chất lượng giáo dục thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu
về nguồn nhân lực trong thời đại mới nói chung.
Đó là một thực tế buồn và là vấn đề khiến tôi lo lắng, băn khoăn, trăn trở.
Sau đây tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm khắc phục tình trạng như đã nói
ở trên, theo kinh nghiệm của bản thân để các đồng nghiệp tham khảo, trao đổi và góp
ý. Và đây cũng là lý do tôi chọn vấn đề này làm một kinh nghiệm rất khiêm tốn với
hy vọng vực dậy được phần nào tiềm năng nhận thức văn học cùng với những ý thức,
những xúc cảm thẩm mĩ trong cuộc sống và trong học tập của học sinh. Vì là kinh
nghiệm cá nhân nên không tránh khỏi tính chủ quan và chắc chắn không thể không có
thiếu sót. Qua đây tôi tha thiết mong và được đón nhận những lời góp ý chân thành từ
các đồng nghiệp để tôi hoàn thiện hơn trong thời gian tới.
I.2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:
Như đã nói ở trên việc học tập tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức của
Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự sống còn và
phát triển của đất nước. Nếu không có nhân cách tốt các em sẽ không thể thực hiện
tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước. Hơn nữa, với lứa
tuổi học sinh trung học, các em đang ở trong giai đoạn hình thành những giá trị nhân
cách song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội. Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập
quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen
của những yếu tố tích cực và tiêu cực, phải đương đầu với những khó khăn, thử
thách, những áp lực tiêu cực. Nếu không được giáo dục nhân cách và học tập theo
những tấm gương đạo đức các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào
lối sống ích kỉ, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Vì thế giáo dục các
em theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một việc làm rất cần thiết.
Như vậy, ngoài mục tiêu trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ
bản, hiện đại, có tính hệ thống về ngôn ngữ và văn học. Thì rất cần hình thành và phát
2
Giáo viên: Nguyễn Thị Chính – Trường THCS Lê Quý Đôn.
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí
Minh cho học sinh THCS thông qua môn Ngữ văn lớp 9.
triển ở các em năng lực cảm thụ thẩm mĩ, phương pháp học tập, tư duy, tự học, năng
lực ứng dụng những điều đã học vào cuộc sống. Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu
tiếng Việt, văn học, văn hóa; tình yêu gia đình, thiên nhiên, đất nước; lòng tự hào dân
tộc; ý chí tự lập, tự cường; lí tưởng xã hội chủ nghĩa; tinh thần dân chủ, nhân văn.
Giáo dục cho các em trách nhiệm công dân, tinh thần hữu nghị và hợp tác, ý thức tôn
trọng và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại. Đồng thời tạo điều
kiện giúp học sinh nâng cao năng lực lĩnh hội và học tập, hình thành thái độ, hành vi
và phẩm chất đạo đức tích cực, giúp học sinh có cơ hội thuận lợi để rèn luyện phẩm
chất đạo đức tốt đẹp của người học và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần
và đạo đức theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh một cách hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, hình thành và phát triển cho các em khả năng làm chủ bản
thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người xung quanh và với xã hội, khả năng
ứng phó tích cực, luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách của cuộc sống
vốn đã rất phức tạp hiện nay.
Nhiệm vụ của đề tài từ việc thấy rõ thực trạng ý thức, đạo đức của học sinh
hiện nay và việc tích hợp giáo dục tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong quá trình soạn
giảng bộ môn Ngữ văn. Trên cơ sở đó đưa ra một số kinh nghiệm (phương pháp) tổ
chức rèn cho các em những hiểu biết cần thiết, cơ bản về đạo đức Hồ Chí Minh để
làm theo tấm gương của Người. Bồi dưỡng năng lực tự học, khả năng thực hành, vận
dụng vào thực tế cuộc sống, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên, có tâm hồn trong
sáng, nhân ái hướng tới những giá trị của: chân – thiện – mỹ và có một nền tảng đạo
đức tốt đẹp mang nhân cách của con người mới xã hội chủ nghĩa. Có ý thức tự lực
cánh sinh, có thói quen và nếp sống lành mạnh, có những suy nghĩ tử tế, hành động tử
tế, những việc làm tử tế dù nhỏ nhất và trở thành ngững con người tủ tế. Để rồi biết
đồng cảm, biết sẻ chia để tình người có sức lan tỏa ở mọi lúc, mọi nơi.
Điều này quả thật là có vai trò vô cùng to lớn trong việc thông qua học mà
giáo dục được con người, hình thành nhân cách đúng với yêu cầu cấp bách của xã hội
ngày nay. Đồng thời còn hình thành và rèn luyện cho các em năng lực phân tích, cảm
thụ văn bản nghệ thuật và nghe, nói, đọc, viết tốt tiếng mẹ đẻ - tiếng Việt. Từ đó, có ý
thức nghề nghiệp, ý thức về quyền và trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
Hơn bao giờ hết người giáo viên Văn phải chú trọng tích hợp giáo dục tư tưởng đạo
đức Hồ Chí Minh thông qua những trang giáo án, bài giảng trên lớp giáo dục những
tâm hồn non nớt của các em, bồi thêm và làm giàu cảm xúc để các em học tập và làm
theo tấm gương đạo đức của Người để trở thành những công dân tốt biết sống và làm
việc cống hiến cho đất nước .
3
Giáo viên: Nguyễn Thị Chính – Trường THCS Lê Quý Đôn.
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí
Minh cho học sinh THCS thông qua môn Ngữ văn lớp 9.
I.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Đề tài tập trung nghiên cứu một số kinh nghiệm khi tích hợp giáo dục nội dung
tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh lớp 9 trong quá trình soạn giảng bộ môn
Ngữ văn ở trường THCS Lê Quý Đôn - huyện Eahleo - tỉnh Đăk Lăk.
I.4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Căn cứ chương trình Ngữ văn trung học cơ sở và tài liệu tập huấn tích hợp nội
dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong môn Ngữ văn ở
trường THCS mới ban hành năm học 2010-2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong
chương trình dạy học môn Ngữ văn bậc trung học cơ sở có 21văn bản bắt buộc thực
hiện tích hợp nội dung này. Song do điều kiện và thời gian nên với phạm vi nghiên
cứu của đề tài này tôi chỉ đơn cử tích hợp ở một số bài trong sách Ngữ văn lớp 9. Vì
là vấn đề không mới (trước nay trong soạn giảng giáo viên vẫn liên hệ giáo dục qua
mỗi bài học), và cũng có thể gọi là mới (mới được chú trọng, quan tâm, triển khai bắt
buộc phải tích hợp trong mấy năm gần đây) nên tôi tha thiết mong muốn các đồng
nghiệp chia sẻ cùng tôi những kinh nghiệm soạn giảng, trao đổi bàn luận để tìm ra
biện pháp thiết thực, khả thi nhất nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục
trong giảng dạy môn Ngữ văn bậc trung học cơ sở theo chuẩn kiến thức, kĩ năng đã
ban hành và mục tiêu giáo dục chung.
I.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
2. Đọc sách, báo, tư liệu văn học.
3. Trò chuyện với học sinh, giáo viên.
4. Quan sát các hoạt động học tập của học sinh thông qua quá trình giảng dạy, dự
giờ, ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp.
5. Nghiên cứu tài liệu tập huấn tích hợp giáo dục nội dung “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong môn Ngữ văn ở trường THCS. Tài liệu
bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên THCS, các sách tham khảo hỗ trợ
môn Ngữ văn THCS, bài báo,…liên quan đến các hoạt động học của học sinh.
6. Bằng khảo nghiệm thực tiễn giảng dạy.
7. Phương pháp thống kê.
II. PHẦN NỘI DUNG
4
Giáo viên: Nguyễn Thị Chính – Trường THCS Lê Quý Đôn.
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí
Minh cho học sinh THCS thông qua môn Ngữ văn lớp 9.
II.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Như chúng ta đã biết, nhân dân Việt Nam đã có lịch sử từ rất lâu đời,
“Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”. Tức là có một nền giáo dục(dân gian và nhà
trường), phát triển, đào tạo nhiều hiền tài cho đất nước. Điều đó chứng tỏ giáo dục là
chiếc chìa khóa mở đường cho sự thắng lợi của sự nghiệp dựng nước và giữ nước của
dân tộc ta. Tiếp thu truyền thống dân tộc, Đảng và Nhà nước luôn coi trọng và đầu tư
cho giáo dục để đào tạo thế hệ trẻ có đủ đức và tài đáp ứng yêu cầu ngày càng cao
của xã hội.
Mà tư tưởng và đạo đức Cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự phản ánh,
phát triển những phẩm chất tốt đẹp của nhân dân lao động từ xưa đến nay, phù hợp
với quy luật phát triển xã hội. Đạo đức này thể hiện toàn diện, đầy đủ chủ nghĩa nhân
văn Cách mạng – sự kết hợp hài hòa truyền thống đạo đức dân tộc, tinh hoa văn hóa
đạo đức nhân loại với những nguyên tắc nội dung của đạo đức Cách mạng chủ nghĩa
Mác – Lênin.
Với tầm quan trọng đó luôn được Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm giao
cho ngành giáo dục. Vì thế, trong tài liệu bồi dưỡng thay sách giáo khoa năm 2002 đã
nêu rõ: Môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của
trường trung học cơ sở: Góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn
phổ thông cơ sở, chuẩn bị cho các em ra đời, hoặc tiếp tục học lên ở bậc học cao
hơn .Đó là những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết thương yêu, quý trọng gia
đình, bạn bè, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; biết hướng tới những tư tưởng,
tình cảm như lòng nhân ái, tôn trọng lẽ phải, công bằng …, biết ghét cái xấu, cái ác.
Đó là những con người có ham muốn đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Việc tích hợp giáo dục nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh trong dạy học Ngữ văn
trung học cơ sở là một trong những nội dung đổi mới về nội dung và phương pháp
dạy học trong chương trình sách giáo khoa mới mà chúng ta đã thực hiện trong những
năm qua. Trong chương trình giảng dạy, giáo viên Ngữ văn không chỉ cần có sự tích
hợp nội dung kiến thức, kĩ năng của ba phân môn văn – tiếng Việt – tập làm văn mà
còn phải tích hợp nội dung kiến thứ , kĩ năng của các môn học khác có liên quan, các
vấn đề trong thực tiễn đời sống (hay còn gọi là vân dụng kiến thức liên môn)và đặc
biệt là các nội dung giáo dục thái độ, tư tưởng, đạo đức cho học sinh một cách linh
hoạt, uyển chuyển và tinh tế .
Ngoài những yêu cầu trên thì từ năm học 2010-2011 trở đi nội dung tích hợp
cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào trong
giảng dạy là yêu cầu là bắt buộc đối với các nhà trường phổ thông.
5
Giáo viên: Nguyễn Thị Chính – Trường THCS Lê Quý Đôn.
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí
Minh cho học sinh THCS thông qua môn Ngữ văn lớp 9.
II.2. THỰC TRẠNG:
a.Thuận lợi – khó khăn:
* Thuận lợi:
Trường THCS Lê Quý Đôn thuộc địa bàn khối 7 thị trấn EaDrăng, giao thông
thuận lợi, dân cư ổn định, kinh tế xã hội ngày càng phát triển. Cơ sở vật chất của nhà
trường ngày một khang trang, hàng năm nhà trường có tổ chức mua sắm, bổ sung
sách giáo khoa, thiết bị,…phục vụ dạy – học. Phụ huynh học sinh đã quan tâm nhiều
hơn đến việc học tập của con em mình.
Đội ngũ giáo viên gồm 39 người, trong đó giáo viên Ngữ văn là 6 người đều
có thâm niên công tác từ 10 năm trở lên nên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy,
tâm huyết với nghề. Tổ thường tổ chức thao giảng, chuyên đề, ngoại khóa tạo điều
kiện trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy. Đặc biệt là trao đổi về những vấn đề đổi
mới như: chuẩn kiến thức kĩ năng, tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh, Kĩ năng sống
trong soạn – giảng.
Trong nội dung hoạt động của Liên Đội nói chung, của các Chi Đội nói riêng,
hàng tháng có tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp thông qua đó các em đã phần nào
được rèn luyện và thể hiện các kĩ năng như: ứng xử, thái độ mạnh dạn, thẳng thắn,
trung thực, tính độc lập, tinh thần đoàn kết, sự hợp tác,... trước tập thể.
Môn Ngữ văn thay sách có nhiều tác phẩm hay, cô đọng, súc tích, gần gũi với
cuộc sống xã hội thực tại thường là mang tính giáo dục cao. Có thêm phần chương
trình địa phương để học sinh rèn luyện ý thức tự giác tìm tòi, nghiên cứu sách báo
liên quan,; phân tích, tổng hợp, trình bày, báo cáo tập san,...và cả phần luyện tập,
luyện nói, tập làm thơ,... số tiết tăng thêm so với chương trình cũ. Đây là một thuận
lợi nổi trội nhất. Các em có cơ hội tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng cũng
như sự nghiệp sáng tác văn chương của Người.
Để hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh” được Đảng và nhà nước phát động và triển khai rộng khắp trong toàn xã
hội. Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên triển khai, nhấn mạnh trong các cuộc
họp cũng như giao ban hàng tuần, trong các buổi sinh hoạt chi bộ thường kì, bởi
Đảng viên đi trước, làng nước theo sau. Nhất là trong các Đại hội của nhà trường luôn
có bài tham luận về vấn đề“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Với nhiệm vụ cao cả đó mà các cấp đã giao phó, tổ Văn – Sử - GDCD chúng tôi luôn
xác định đó là câu khẩu hiệu quen thuộc. Từ đó, xây dựng kế hoạch năm, học kì,
tháng, tuần; triển khai tới các thành viên cùng trao đổi, thảo luận, thậm chí còn mở
những chuyên đề về nhiều nội dung khác nhau trong nội dung giáo dục tư tưởng Hồ
Chí Minh.
6
Giáo viên: Nguyễn Thị Chính – Trường THCS Lê Quý Đôn.
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí
Minh cho học sinh THCS thông qua môn Ngữ văn lớp 9.
Đặc biệt, trong những năm qua nhà trường có tổ chức hội thi “Kể chuyện học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đến các em học sinh, đến toàn
thể cán bộ công nhân viên chức của nhà trường. Đối với giáo viên thành lập đội thi
cấp cụm chuyên môn, cấp huyện, cấp tỉnh. Phần nào tạo nên một làn sóng vô cùng
mạnh mẽ lan tỏa niềm say mê kể những mẩu chuyện, yêu thích những bài hát, dựng
những hoạt cảnh đời thường về Bác. Để mọi người thêm một lần nữa xúc động trước
nhân cách vĩ đại mà rất đỗi giản dị, mộc mạc, gần gũi ai ai cũng học theo, làm theo
Bác để trở thành một công dân tốt hơn cho xã hội.
* Khó Khăn:
- Hầu hết ở các bộ môn, đặc biệt ở bộ môn Ngữ Văn dù ở những mức độ khác
nhau, song mỗi giáo viên đều đã thể hiện được tinh thần tích cực trong việc hưởng
ứng thực hiện nội dung cuộc vận động này.Trên thực tế, chúng ta có thể nhận thấy
còn có những giáo viên tuy rất tâm huyết và tích cực nhưng đôi khi còn lúng túng
trong nội dung và phương pháp tích hợp nội dung này trong quá trình dạy học nên
hiệu quả thực hiện cuộc vận động trong công tác tuyên truyền và giáo dục trong nhà
trường còn hạn chế. Nhận thức và ý thức thực hiện nội dung cuộc vận động này của
học sinh còn khá mờ nhạt và chưa tạo thành thói quen tự giác trong học tập cũng như
cuộc sống sinh hoạt hàng ngày; sự hiểu biết của học sinh về tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh còn ít ỏi và khá mơ hồ.
- Do điều kiện khách quan nên việc sử dụng đồ dùng dạy học, phương pháp trực
quan vào tiết học hạn chế hứng thú học tập, khả năng tư duy khám phá và tự nhận
thức của học sinh.
- Một số học sinh chưa có ý thức và nhận thức đúng đắn đối với các vấn đề xã
hội và vấn đề tự giáo dục đạo đức bản thân .
- Do sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin và thông tin, liên lạc do vậy
học sinh thường bị phân tán tư tưởng vào những vấn đề hoặc nội dung thông tin ngoài
luồng khiến cho các em thờ ơ và rất nhanh quên lãng những nội dung ngoài kiến thức
chuẩn của bài học nếu giáo viên chỉ đề cập đến một cách qua loa, đại khái.
- Đa số các em lười hoặc ít suy nghĩ, liên tưởng, so sánh, suy luận nội dung tri
thức gắn với cuộc sống khi đọc sách, kể cả văn bản trong SGK cũng như các loại
sách báo và các kênh thông tin khác.
- Một số học sinh chưa thực sự chú tâm tìm hiểu trao đổi, tham gia nhiệt tình vào
các cuộc thi tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh, hoặc các em thiếu tài liệu tham khảo,
hoặc tài liệu mà các em sưu tầm trên các phương tiện thông tin đại chúng lại quá hàn
lâm, mang tính lí luận cao.
- Trong giờ học hoặc trong hoạt động thảo luận nhóm các em thường thờ ơ không
quan tâm, phó mặc cho bạn học khá tự nghĩ, tự trình bày.Có khi còn nghĩ rằng thầy cô
7
Giáo viên: Nguyễn Thị Chính – Trường THCS Lê Quý Đôn.
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí
Minh cho học sinh THCS thông qua môn Ngữ văn lớp 9.
chỉ gọi các bạn khá thôi còn mình thì không. Vô hình dung là các em tự tách mình ra
khỏi cái chung và luôn ung dung vì “vô thưởng, vô phạt”.
b. Thành công - hạn chế:
- Thành công: Trong quá trình soạn giảng kết hợp đồng thời tích hợp giáo dục tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, bước đầu nhận thấy những chuyển biến khá mừng là các
em đã biết quan tâm, lo lắng đến việc học của bản thân. Tự tin, mạnh dạn xung phong
trả lời các câu hỏi thầy cô yêu cầu. Các em biết để ý và tự giác làm những việc trong
lớp dù nhỏ nhất như vệ sinh lớp học; quan tâm hỏi chuyện đồng cảm, sẻ chia, với
những bạn có hoàn cảnh khó khăn. Dũng cảm đấu tranh chống những thói hư tật xấu
trong học tập và kiểm tra, thi cử. Các em tự tin khi trình bày một vấn đề gì đó có sự
tư duy, sáng tạo trước tập thể, hơn thế nữa các em còn có những thói quen, hành vi
lành mạnh khá là chuẩn mực trong giao tiếp với bạn bè, thầy cô và mọi người.
- Hạn chế: Bên cạnh đó vẫn còn một số em chưa xác định rõ động cơ học tập của
bản thân để tập trung vào việc học. Một số ít em còn nhút nhát chưa mạnh dạn thể
hiện một cách trực tiếp cảm xúc, chính kiến của mình trước mọi người. Đôi khi cách
thể hiện còn gượng gạo, ngượng ngùng thiếu tính chủ động, tự tin.
c. Mặt mạnh – mặt yếu:
- Mặt mạnh: Trong quá trình soạn giảng luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao
của các cấp lãnh đạo. Trong sinh hoạt tổ, cụm chuyên môn có cơ hội thảo luận, trao
đổi để có thêm kinh nghiệm khi tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh
cho các em thông qua các tiết dạy. Đối với đặc thù bộ môn Ngữ văn tích hợp cho học
sinh có nhiều thuận lợi hơn so với các môn khác. Vì thế, các tiết học có phần sinh
động rõ rệt, các em thêm yêu thích môn học do hiểu nhiều hơn về con người và tình
cảm bao la mà Bác đã dành cho non sông đất nước, dân tộc Việt Nam.
- Mặt yếu: Sự quan tâm, đầu tư, nghiên cứu để chủ động tích hợp giáo dục còn hạn
chế hoặc chưa đúng mức nên đôi khi chưa phù hợp. Do vậy hiệu quả chưa thật sự cao
theo mong muốn.
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:
Do nhận thức về việc học chưa cao nên một số em thiếu tính tự giác, chủ động
sáng tạo trong học tập nhất là học môn Ngữ văn rất cần sự tư duy, liên tưởng, tưởng
tượng, phải viết nhiều và thường có những biểu hiện ỷ lại, dựa dẫm vào bạn bè, cha
mẹ. Từ đó, các em có những thái độ tiêu cực: quay cóp, gian lận trong kiểm tra, trong
thi cử; không chăm ngoan, không học bài, không làm bài, không chuẩn bị bài. Kết
quả những học sinh đó thường rơi vào loại yếu cả về hạnh kiểm và học tập. Chính vì
vậy mà việc vận dụng những bài học về tư tưởng Hồ Chí Minh vào những tình huống
thực trong cuộc sống quan tâm đúng mức.
8
Giáo viên: Nguyễn Thị Chính – Trường THCS Lê Quý Đôn.
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí
Minh cho học sinh THCS thông qua môn Ngữ văn lớp 9.
Không những thế các em thiếu cả khả năng thực hành, bởi vì trong thời đại
ngày nay – thời đại bùng nổ thông tin và các phương tiện, kĩ thuật hiện đại cũng ảnh
hưởng không ít đến việc học của học sinh. Để cập nhật thông tin, hoặc giải trí, các em
tìm đến máy tính, đến màn hình, đến đài, đĩa,…Điều đó tác động không nhỏ đến việc
học của học sinh. Để có thông tin và giải trí, các phương tiện trên vừa tiện lợi, vừa dễ
tìm, vừa sinh động, chứ không như sách, báo: khó tìm lại không sinh động, tìm kiếm
lại mất nhiều thời gian…
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
Nói một cách chính xác nhất đây quả là đề tài rất rộng, vì đây là vấn đề hàm
chứa nhiều khía cạnh về tư tưởng, tình cảm, đạo đức, lối sống, nhân cách,... của con
người. Từ thực tế giảng dạy, tôi đã phát hiện một số thực trạng trong việc tích hợp
giáo dục tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong quá trình soạn giảng và trong quá trình
vận dụng những kiến thức đã học của học sinh vào thực tiễn cuộc sống như:
Trên thực tế hiện nay, nhiều em rất yếu các kĩ năng cần thiết trong học tập
(nghe, nói, đọc, viết) chẳng hạn: kĩ năng đọc một tác phẩm thơ hoặc văn xuôi còn ấp
úng, nhát gừng đọc rất chậm, ngắt nhịp, phân quãng khi có dấu phẩy, dấu chấm
không chính xác. Nhiều em đọc còn ê, a, sai dấu thậm chí phát âm không chuẩn. Điều
đó sẽ dẫn đến việc viết sai, hiểu sai nội dung hoặc không hiểu được vấn đề nội dung
đang đọc. Như vậy đọc để mà đọc một cách máy móc, qua loa cho xong chuyện. Bên
cạnh đó, do đặc thù địa phương có nhiều thứ tiếng ở nhiều tỉnh miền khác nhau nên
giao tiếp hằng ngày của các em rất dễ bị ảnh hưởng về cách phát âm. Thực tế cho
thấy một số em khi trình bày ý kiến, quan điểm, cảm nhận của bản thân còn ngại
ngùng, mặc cảm vì các bạn cười tiếng địa phương của quê mình. Vậy làm sao mà các
em có thể viết, nói hay trong một bài văn theo yêu cầu, chưa đòi hỏi viết về Bác.
Ngoài ra, một phần nữa là hiểu biết về cuộc đời, hoạt động, tư tưởng đạo đức
của Hồ Chí Minh chưa thật sâu sắc. Dẫn đến việc vận dụng những kiến thức đã học
vào thực tiễn cuộc sống còn rất vụng về, kể cả khi đối phó với những vấn đề nảy sinh
trong học tập và trong cuộc sống ở các em cũng có nhiều hạn chế . Nên dẫn đến tình
trạng học sinh đánh nhau, gây mất đoàn kết mà điều đáng lo ngại là rơi vào học sinh
nữ nhiều hơn. Sự kiềm chế cảm xúc trong ngôn ngữ nói và hành động ở các em là rất
ít. Cho nên sự quan tâm giáo dục tính kỉ luật trong ý thức cho các em là rất cần thiết
ngay lúc này.
Trước những yêu cầu cấp thiết hiện nay, nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh đã được chính thức đưa vào giảng dạy ở moät soá bộ môn nói chung
và môn Ngữ văn nói riêng trong nhà trường THCS. Đặc biệt, đây là vấn đề mà các
cấp lãnh đạo rất quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện đồng bộ và hiệu quả
để nâng cao chất lượng giáo dục.
9
Giáo viên: Nguyễn Thị Chính – Trường THCS Lê Quý Đôn.
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí
Minh cho học sinh THCS thông qua môn Ngữ văn lớp 9.
II.3. GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP:
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.
Muốn nâng cao chất lượng bộ môn, chất lượng giáo dục, chất lượng con người
để đáng ứng với nhu cầu cuộc sống xã hội ngày nay, hơn ai hết trách nhiệm chính là
người dạy Ngữ văn. Chúng ta cần phải làm gì? Sử dụng phương pháp giáo dục như
thế nào? Để đạt được chất lượng ra sao? Là hoàn toàn phụ thuộc vào người giáo viên
dạy Ngữ văn.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.
Sau đây, tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm và cảm thấy rất thiết thực. Đó là
những nội dung và cách thức mà tôi thực hiện thường xuyên đã được đúc kết qua
thực tế nhiều năm giảng dạy.
b.1. Khâu lập kế hoạch giảng dạy (soạn giáo án):
Trước hết giáo viên phải thấm nhuần quan điểm tích hợp, thấm nhuần tấm gương
đạo đức của Người, có nhãn quan tổng thể nghĩa là phải có tư duy tích hợp. Cần có
cái nhìn bao quát trong toàn bộ bài dạy để cùng với việc xác định nội dung tích hợp
của ba phân môn: Văn bản – Tiếng Việt – Tập làm văn, liên hệ các môn học khác có
cũng cần phải xác định rõ mục đích tích hợp, thời điểm tích hợp, phương pháp tích
hợp nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong bài học một cách cụ thể
và rõ ràng. Hiện nay, trong cuốn “Tài liệu tập huấn tích hợp nội dung học tập và làm
theo tấm gương đạo đức hồ Chí Minh” đã căn cứ vào chương trình, chuẩn kiến thức
kĩ năng và các bài học trong SGK đã hướng dẫn với rất nhiều địa chỉ cụ thể với từng
khối lớp, tên bài, chủ đề giáo dục, mức độ giáo dục,... Do đó giáo viên có thể căn cứ
vào tài liệu để nghiên cứu soạn giảng, song đối với những tiết dạy khác ngoài tài liệu
hướng dẫn, giáo viên cần linh động và sáng tạo xác định cho phù hợp với bài học.
Ví dụ 1:
- Văn bản:
Phong cách Hồ Chí Minh
(Lê Anh Trà)
+ Chủ đề : Lối sống giản dị, phong thái ung dung tự tại.
+ Mức độ: Toàn bộ.(GV lưu ý đây là mức độ tích hợp cao nhất)
+ Nội dung tích hợp: Vẻ đẹp trong phong cách lãnh tụ Hồ chí Minh: sự kết hợp
hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị, thanh
cao và khiêm tốn.
+ Phương pháp tích hợp:Qua phân tích, đàm thoại, giảng bình, thảo luận nhóm
mà giáo viên lồng ghép.
+ Tài liệu tham khảo: văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (Phạm Văn
Đồng) tác phẩm Một số mẩu chuyện và lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh.
10
Giáo viên: Nguyễn Thị Chính – Trường THCS Lê Quý Đôn.
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí
Minh cho học sinh THCS thông qua môn Ngữ văn lớp 9.
+ Thời điểm tích hợp:Giới thiệu bài, cuối phần phân tích nội dung 1 và 2 và
phần tổng kết .Sau đây tôi xin minh họa ở hai nội dung phân tích của bài.
Ví dụ: Ở nội dung phân tích 1: Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để tạo nên
phong cách Hồ Chí Minh. Tôi đưa ra các câu hỏi gợi mở vấn đề lần lượt như: Mở
đầu tác phẩm cho ta thấy trong cuộc đời hoạt động của mình Người đã tiếp xúc với
văn hóa thế giới.Vậy Người đã tiếp xúc, tiếp thu các nền văn hóa như thế nào? Bằng
cách nào?Tìm các ví dụ có tính chất lập luận chứng minh cho luận điểm trên. Kết
quả của sự tiếp xúc học hỏi đó? Thái độ tiếp thu văn hóa các nước của Bác như thế
nào?
Sau khi học sinh trả lời các câu hỏi trên, tôi kết hợp ghi bảng và bình.
Tiếp theo tôi tích hợp giáo dục tưởng Hồ Chí Minh bằng cách nêu câu hỏi: Qua đó,
em học tập được những gì từ phong cách văn hóa của Bác? Với câu hỏi này, tôi đang
hướng cho học sinh suy nghĩ về vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh, rút ra bài học về lối
sống cho bản thân. Từ đó xác định giá trị bản thân: học tập và xác định được mục tiêu
phấn đấu của mình. Bên cạnh đó, tôi kết hợp một số hoạt động sư phạm khác như:
gợi ý, giúp đỡ học sinh yếu, động viên học sinh trình bày suy nghĩ của mình. Cuối
cùng, tôi nhấn mạnh: Đúng vậy, trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian nan
vất vả, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa. Để có
được vốn tri thức sâu rộng ấy, Bác Hồ đã: Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn
ngữ (nói và viết thạo nhiều thứ tiếng…); qua công việc, qua lao động mà học hỏi; tìm
hiểu đến mức sâu sắc; tiếp thu mọi cái đẹp cái hay đồng thời phê phán những hạn
chế, tiêu cực. Như vậy các em đã thấy Bác không chịu ảnh hưởng một cách thụ động
mà biết chọn lọc cái đẹp, cái hay của văn hóa thế giới trên nền tảng văn hóa dân tộc
mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế, điều này đòi hỏi một bản lĩnh vững vàng. Bản
lĩnh đó chỉ được tôi luyện ở những chiến sĩ cách mạng trung kiên, ta gọi đó là bản
lĩnh cách mạng. Vậy các em khi còn ngồi trên ghế nhà trường, các em cần phải có ý
thức rèn luyện theo phong cách của Bác như: việc học tiếng Anh hiện nay, học bạn
bè, học hỏi mọi lúc mọi nơi nhưng phải có chọn lọc,…
Sang nội dung phân tích thứ 2: Những biểu hiện của lối sống giản dị
thanh cao của chủ tịch Hồ Chí Minh. Tôi xác định đây là nội dung lồng ghép tích
hợp rõ ràng nhất. Ở phần này dưới sự gợi mở của người dạy, học sinh sẽ tìm được các
biểu hiện về lối sống giản dị của chủ tịch Hồ Chí Minh qua các biểu hiện: nơi ở, nơi
làm việc, trang phục, sau đó tôi đặt câu hỏi liên hệ:
Ở lớp 7 em đã học văn bản nào nói về lối sống giản dị của Bác? (Văn bản:
Đức tính giản dị của Bác).
?Vậy văn bản này có nội dung gì mới nói về phong cách của Bác. Sau
khi học sinh trả lời, tôi kết hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh qua lời bình
và chốt ý: - Vẻ đẹp trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống
với hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị, thanh cao và khiêm tốn nét đẹp
11
Giáo viên: Nguyễn Thị Chính – Trường THCS Lê Quý Đôn.
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí
Minh cho học sinh THCS thông qua môn Ngữ văn lớp 9.
trong lối sống giản dị mà thanh cao của chủ tịch Hồ Chí Minh. Nguyên là một nguyên
thủ Quốc gia mà nơi ở, nơi làm việc rất đơn sơ; trang phục hết sức giản dị; ăn uống
đạm bạc,…cần phải hòa nhập với khu vực và quốc tế nhưng cần phải giữ gìn và phát
huy bản sắc dân tộc. Từ đó rút ra những bài học thiết thực về lối sống cho bản thân.
Sang nội dung thứ 3: phần tổng kết bài học – Tổ chức học sinh thảo luận nhóm,
trình bày một phút về giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản và những gì cá nhân
tiếp thu, hoặc hướng phấn đấu của bản thân từ tấm gương Hồ Chí Minh.
Ví dụ 2:
- Văn bản bắt buộc cần tích hợp thứ hai là:
Văn bản: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình (Mác-két).
Ở văn bản này, tôi tiếp tục xác định:
+ Chủ đề : Tinh thần quốc tế vô sản.
+ Mức độ: Liên hệ (Mức độ thấp)
+ Nội dung tích hợp: Tư tưởng yêu nước và độc lập dân tộc trong quan hệ với hòa
bình thế giới (chống nạn đói, nạn thất học, bệnh tật, chiến tranh) của Bác.
+ Phương pháp tích hợp :Qua phân tích, đàm thoại, giảng bình, thảo luận nhóm mà
GV lồng ghép nội dung tích hợp.
+ Tài liệu tham khảo :Chặng đường hoạt động cách mạng của Bác, tác phẩm Một số
mẩu chuyện và lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh.
+ Thời điểm tích hợp :Kết hợp phân tích liên hệ ở nội dung 3: Nhiệm vụ đấu tranh
ngăn chặn chiến tranh hạt nhân cho một thế giới hòa bình.
Sau đây tôi xin minh họa ở nội dung phân tích này:
- Khi phân tích đến nội dung này, tôi sẽ hỏi và dẫn dắt học sinh tới các vấn đề sau:
Phần cuối của văn bản tác giả đưa ra lời kêu gọi gì? (Chúng ta cố gắng chống lại việc
đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi
một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình công bằng… )
Sau khi học sinh đã nêu được ý trên, tôi dùng câu hỏi để dẫn dắt và liên hệ việc
giáo dục đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh. Câu hỏi như sau:? Vấn đề nhà văn Mác-két
đưa ra là ngày 8/8/1986 rất gần với thời đại các em đang sống và mang tính thời sự
nóng bỏng, một vấn đề đang được cả thế giới quan tâm, nhưng theo em vào đầu thế
kỉ XX ở Việt Nam chúng ta cũng đã có một nguyên thủ quốc gia đã có tầm nhìn hết
sức sâu rộng về vấn đề đấu tranh cho một thế giới hòa bình, vậy theo em đó là ai?
Đến đây học sinh có thể đoán ra một số nguyên thủ, tôi có thể gợi ý bằng một số
thông tin cá nhân của Bác để hướng học sinh vào câu trả lời. Sau khi học sinh đã tìm
ra con người đó chính là Bác Hồ thì tôi tiếp tục dùng câu hỏi: ?Theo em những hành
động nào trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác cho thấy suốt đời Người đã
cố gắng đấu tranh cho một thế giới hòa bình như thế nào? Học sinh có thể nêu ra
những hiểu biết của cá nhân các em, qua những ý kiến các em nêu ra. Tôi kết luận
vấn đề kèm theo nội dung tích hợp: năm 1911 từ bến nhà Rồng, người thanh niên yêu
12
Giáo viên: Nguyễn Thị Chính – Trường THCS Lê Quý Đôn.
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí
Minh cho học sinh THCS thông qua môn Ngữ văn lớp 9.
nước Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước, cuộc hành trình của Người dài
mấy thập kỷ, qua hàng chục nước của các châu lục: Á, Âu, Phi, Mĩ vừa lao động, vừa
học tập, nghiên cứu tìm đường cứu nước: tháng 7/1920 Người viết luận cương về vấn
đề dân tộc và vấn đề thuộc địa, Người tán thành quốc tế thứ 3, tham gia sáng lập
Đảng cộng sản Pháp và đã tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc ta thông qua
luận cương của Lê-Nin, sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam, khai sinh ra nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa, diệt giặc đói, giặc dốt, đẩy lùi chiến tranh của các nước
thuộc địa… Có thể nói: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn đời mình cho sự
nghiệp giải phóng dân tộc, đóng góp to lớn vào cuộc đấu tranh chung của các dân
tộc trên thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Ví dụ 3:
- Văn bản thứ 3 mà tôi thực hiện là:
Văn bản: Tiếng nói của văn nghệ
(Nguyễn Đình Thi)
Ở văn bản này, tôi tiếp tục xác định:
+ Chủ đề: Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc.
+ Mức độ: Liên hệ.
+ Nội dung tích hợp: Liên hệ với quan điểm về văn học nghệ thuật của Bác.
+ Phương pháp tích hợp: Qua phân tích mà giáo viên liên hệ.
+ Tài liệu tham khảo:Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa.
+ Thời điểm tích hợp: nội dung phân tích: Sức mạnh kì diệu của văn nghệ
Sau đây tôi xin minh họa ở nội dung phân tích này:
Qua việc phân tích, tôi sẽ dẫn dắt học sinh đến với các câu hỏi: Văn nghệ có vai
trò tác động gì đến đời sống con người? Sức mạnh của văn nghệ được tác giả phân
tích qua ví dụ nào? Qua ví dụ đó tác giả muốn nói gì? Học sinh sẽ trả lời được các ý:
- Văn nghệ làm cho đời sống tâm hồn chúng ta đầy đủ, phong phú hơn (đánh
thức sự sống trong con người).
- Trong trường hợp bị ngăn cách thì văn nghệ là sợi dây buộc chặt họ với đời
thường bên ngoài, với tất cả sự sống, hoạt động, vui buồn, gần gũi.
Khi học sinh trả lời đến đây, tôi kết hợp tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
bằng cách thuyết giảng: Đúng vậy, văn nghệ tác động đặc biệt đến đời sống tâm hồn
con người, bởi nó mang lại niềm vui sống cho những kiếp người nghèo khổ, làm giàu
đời sống tâm hồn con người. Trong bài thơ “Cảm tưởng đọc thiên gia thi” chủ tịch
Hồ Chí Minh có viết:
“Nay ở trong thơ nên có thép.
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”
Sinh thời, Bác coi văn nghệ như một hoạt động cải tạo, sáng tạo thế giới, đồng
thời coi văn nghệ như một vũ khí sắc bén để cải tạo xã hội. Bác cho rằng: văn nghệ là
một mặt trận, văn nghệ sĩ là chiến sĩ, ngòi bút là vũ khí, bài báo là tờ hịch Cách
13
Giáo viên: Nguyễn Thị Chính – Trường THCS Lê Quý Đôn.
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí
Minh cho học sinh THCS thông qua môn Ngữ văn lớp 9.
mạng”. Chỉ có văn nghệ mới là công cụ giáo dục sắc bén với trí tuệ và tâm hồn con
người.
Ví dụ 4:
- Văn bản thứ 4 mà tôi thực hiện là:
Văn bản: Viếng lăng Bác
(Viễn Phương)
Ở văn bản này, tôi tiếp tục xác định:
+ Chủ đề: Lí tưởng độc lập dân tộc, sự hy sinh quên mình vì hạnh phúc dân tộc,
tình yêu thương nhân loại, lối sống giản dị, đức khiêm tốn.
+ Mức độ: Liên hệ.
+ Nội dung tích hợp: Vẻ đẹp tỏa sáng của lãnh tụ Hồ Chí Minh: Lí tưởng độc lập
dân tộc, sự hy sinh quên mình vì hạnh phúc dân tộc, tình yêu thương nhân loại, lối
sống giản dị, đức khiêm tốn.
+ Phương pháp tích hợp: Qua phân tích các hình ảnh thơ mà giáo viên liên hệ.
+ Thời điểm tích hợp: tôi tích hợp ở các hình ảnh thơ: “Mặt trời trong lăng rất
đỏ”. Hình ảnh ẩn dụ kết hợp với liên tưởng nhằm ngợi ca công lao to lớn của Bác
dành cho dân tộc. Như chúng ta đã biết, mặt trời của thiên nhiên đem lại sức sống cho
vạn vật sinh sôi và nảy nở. Mặt trời thật đó gợi lên sự liên tưởng, ẩn dụ, so sánh Bác
của chúng ta cũng là một mặt trời, soi đường dẫn lối cho nhân dân ta đi từ trong đêm
trường nô lệ đến cuộc sống tự do. Qua hình ảnh ẩn dụ: “bảy chín mùa xuân” đó là cả
cuộc đời Người hy sinh quên mình vì hạnh phúc dân tộc, đồng thời thể hiện lòng
thành kính của nhân dân, của nhà thơ Viễn Phương đối với Bác. Lúc này tôi có thể
đưa ra ngữ liệu thơ để bình:
“ Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta
Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông đỏ nặng phù sa”.
Hay tôi tích hợp giáo dục về tình yêu thiên nhiên, tâm hồn cao đẹp, sáng trong
và công đức của Bác đối với mọi người là cao đẹp vĩnh hằng, là mãi mãi trường tồn
với non sông đất nước Việt Nam qua hai hình ảnh ẩn dụ “vầng trăng sáng dịu hiền”;
và “trời xanh là mãi mãi”
Ngoài các đơn vị kiến thức trên đã có văn bản hướng dẫn chính thức, tuy nhiên
trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn tôi cũng đã thử kết hợp tích hợp giáo dục tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào các bài không có trong hướng dẫn chẳng hạn đơn
cử như :
Ví dụ 5:
* Văn bản : “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải
+ Chủ đề: Khát vọng cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời chung.
+ Mức độ: Liên hệ
14
Giáo viên: Nguyễn Thị Chính – Trường THCS Lê Quý Đôn.
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí
Minh cho học sinh THCS thông qua môn Ngữ văn lớp 9.
+ Phương pháp: gợi liên hệ minh chứng .
+ Nội dung tích hợp: Bảy mươi chín tuổi của Bác là bảy mươi chín mùa xuân
tươi đẹp Người đã dâng hiến để làm nên mùa xuân tươi đẹp cho Tổ quốc.
+ Tài liệu: Một số câu nói thể hiện tư tưởng về sự cống hiến và mối quan hệ
riêng chung của Bác Hồ.
+ Thời điểm tích hợp: Sau khi phân tích khổ thơ 4+ 5 của tác phẩm.
Sau khi tôi hướng dẫn học sinh phân tích bức tranh thiên nhiên vô cùng sinh
động mang nét đẹp tươi tắn của đất Huế và sức xuân phơi phới bừng lên trong mỗi
con người. Tôi có thể tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong hai khổ
thơ 4+5. Tôi vừa kết hợp giảng bình và nhấn mạnh, liên hệ với bản thân học sinh khi
đang ngồi trên ghế nhà trường cần ý thức được bổn phận trách của mình đối với gia
đình, xã hội. Để từ đó, ngay bây giờ phải tu dưỡng đạo đức, lối sống, ra sức học tập
mới có thể cống hiến cho đời như tác giả Thanh Hải và Bác Hồ muôn vàn kính yêu
của dân tộc ta.
Xúc động trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, cách mạng, Thanh Hải
muốn làm một mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân rộng lớn của thiên nhiên, đất
nước.
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
Ước nguyện của nhà thơ thật khiêm nhường và vô cùng chân thành, tốt đẹp.
Thanh Hải chỉ xin được làm con chim nhỏ dâng tiếng hót cho đời, một cành hoa điểm
tô thêm sắc thắm của mùa xuân đất nước. Trong bản hòa ca rộn ràng muôn nốt nhạc
tươi vui, nhà thơ xin được làm một nốt trầm đủ để xao xuyến lòng người. Từ ước
nguyện của bản thân, Thanh Hải muốn nói với mọi người sống phải có ích, sống phải
hòa nhập và sống phải cống hiến.
Nhà thơ ý thức rõ cái trách nhiệm công dân của mình bằng một hình ảnh giàu
gợi tả, gây xúc động lòng người. Như vậy với Thanh Hải cuộc đời hữu ích chính là
một mùa xuân nho nhỏ. Với nghệ thuật ẩn dụ, điệp ngữ, khẳng định con người sống
phải cống hiến, cống hiến trọn đời, từ khi mái đầu xanh cho đến khi tóc bạc. Và mỗi
con người chúng ta hãy cố gắng là một “mùa xuân nho nhỏ” góp phần tạo nên mùa
xuân rộng lớn vô biên của thiên nhiên, của đất nước nhé các em!
b.2.Thực hiện quá trình dạy học trên lớp:
15
Giáo viên: Nguyễn Thị Chính – Trường THCS Lê Quý Đôn.
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí
Minh cho học sinh THCS thông qua môn Ngữ văn lớp 9.
Sự thành công của tiết dạy phụ thuộc vào người thầy, nhất là việc tích hợp
giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh cũng vậy. Trước tiên phải đề cập đến đó là
người giáo viên dạy văn, mà yếu tố đầu tiên quyết định là tấm lòng, là tâm hồn, là đạo
đức. Từ tim mới có màu đỏ, từ suối sâu mới có nước trong. Bởi tâm hồn người giáo
viên là đầu mối phát động nguồn tình cảm của học sinh và học sinh rung động từ
những rung động của giáo viên. Cho nên để nâng cao chất lượng dạy văn và giáo dục
đạo đức cho học sinh theo yêu cầu chung hiện nay thì chúng ta cần nghiên cứu, sử
dụng nhuần nhuyễn, khéo léo các phương pháp, cố gắng làm cho “giờ giảng văn trở
thành một giờ hấp dẫn, một giờ sôi nổi, một giờ thật hứng thú” không thể đi ra ngoài
con đường tu dưỡng đạo đức, tâm hồn của bản thân.
Một yếu tố nữa cũng không kém phần quan trọng tạo sự thành công cho tiết dạy
và tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chi minh cho học sinh. Đó là Công nghệ
thông tin. Ứng dụng công nghệ tin học nói chung và phần mềm dạy học nói riêng vào
hoạt động dạy, học đang được sự quan tâm đặc biệt của ngành giáo dục. Điều này
được thể hiện rõ trong chủ đề năm học của các năm học gần đây. Sử dụng phần mềm
trong hoạt động dạy học cũng là một yêu cầu trong đổi mới phương pháp dạy học
nhằm tích cực hóa các hoạt động của học sinh trong việc tìm tòi, khám phá tri thức,
đồng thời khiến cho giờ dạy trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. Với môn Ngữ văn là một
môn học được học sinh coi là “ Khó – Khổ ” lại có những nội dung tích hợp giáo
dục“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ngoài ra còn lồng ghép
rèn các kĩ năng sống cho học sinh thì việc ứng dụng công nghệ tin học trong các giờ
dạy này, nhất là các tiết dạy văn bản, theo tôi có thể được coi là một giải pháp tích
cực. Vì học sinh có thể quan sát trực tiếp các hình ảnh minh họa, đọc và nhớ được
những câu nói hoặc một số mẩu truyện ngắn về hình ảnh cao đẹp về đạo đức, nhân
cách, lối sống của Bác. Để tự các em rút ra bài học, liên hệ, học hỏi, vận dụng vào
cuộc sống, công việc học tập của mình.
Với các tiết dạy mà nội dung tích hợp chỉ ở mức liên hệ (mức thấp nhất), giáo
viên có thể gợi mở cho học sinh liên hệ tới các câu chuyện mà các em biết hoặc
những hiểu biết của các em về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để HS tự liên hệ và
rèn luyện kĩ năng thực hành, kĩ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong việc học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giáo viên cũng có thể trình chiếu một
số hình ảnh có tính so sánh đối chiếu để HS tự nhìn nhận đánh giá và có nhận thức
sâu sắc về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh .
Về phương pháp giảng dạy, trong trường hợp không thể hoặc không có điều kiện
ứng dụng công nghệ tin học, giáo viên có thể khéo léo vận dụng tích hợp giáo dục nội
dung phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi. Cần sự nhẹ nhàng, sinh động, uyển
chuyển tránh gây cảm giác nặng nề. Có như vậy mới tạo nên sự gắn bó nội dung học
tập với thực tiễn cuộc sống.
16
Giáo viên: Nguyễn Thị Chính – Trường THCS Lê Quý Đôn.
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí
Minh cho học sinh THCS thông qua môn Ngữ văn lớp 9.
Và mỗi nội dung tích hợp cần hướng đến một nội dung giáo dục thái độ, đạo đức
thực tế cho học sinh một cách rõ nét và cụ thể không nên làm nửa vời hay cưỡi ngựa
xem hoa, cũng không nên tích hợp theo kiểu thuyết giáo, mà cần tạo ra ý thức tự giáo
dục và nhận thức cho học sinh .
Từ những cách làm trên, giáo viên có thể đạt được mục tiêu tích hợp của mình ,
vừa trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết, cơ bản của bài học, đồng thời vừa
kết hợp giáo dục tư tưởng đạo đức vừa hình thành và rèn các kĩ năng sống phù hợp
mà hiệu quả với cuộc sống đầy biến đổi hiện nay. Để từ đó hoàn thành mục tiêu giáo
dục dự kiến tích hợp trong bài .
b.3. Các giải pháp, biện pháp cụ thể:
* Đối với giáo viên:
Hơn bao giờ hết người giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn phải thấm nhuần
quan điểm tích hợp; có cái nhìn tổng thể về mục tiêu, chương trình sách giáo khoa,
phương pháp giảng dạy bộ môn trên tinh thần tích hợp nghĩa là phải có tư duy tích
hợp. Riêng với vấn đề tích hợp giáo dụ tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh phải đảm bảo
các nguyên tắc sau :
- Trước hết, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là đưa thêm các thông
tin, kiến thức làm nặng thêm nội dung mà vẫn đảm bảo được các nội dung và yêu
cầu của môn học. Các nội dung giáo dục được đưa vào môn học dựa trên sự tương
tác giữa nội dung bài học với những nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó
tạo điều kiện giúp học sinh nâng cao năng lực lĩnh hội và học tập, hình thành thái độ
hành vi và phẩm chất đạo đức, giúp các em có cơ hội thuận lợi để rèn luyện phẩm
chất tốt đẹp theo tấm gương Hồ Chí Minh.
- Thứ hai, việc giáo dục tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phải
dựa theo “Chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ” của từng bài cụ thể. Giáo viên lựa
chọn những vấn đề cơ bản, chủ yếu nhất trong nội dung tư tưởng để đưa vào sao
phù hợp với những kiến thức cơ bản.
- Thứ ba, trên cơ sở đổi mới phương pháp dạy học, chú ý xây dựng tình cảm,
thái độ phù hợp với nội dung bài học, tạo nên biểu tượng để hình thành khái niệm,
rút ra bài học kinh nghiệm. Giáo dục “học đi đôi với hành, tự nguyện tự giác” tránh
việc áp đặt, mệnh lệnh. Làm cho học sinh tự nguyện, năng động, tự giác, tích cực
học tập môn văn và học tập tư tưởng Hồ chí Minh trên cơ sở các em nhận thức được
sự cần thiết phải học tập, giáo dục(tự học, tự giáo dục), say mê, hứng thú học tập,
vận dụng kiến thức đã học.
- Thứ tư, việc giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh phải được thực hiện ở
mọi lúc, mọi nơi nhằm tạo cơ hội cho học sinh vận dụng những bài học về tư tưởng
Hồ Chí Minh vào những tình huống thực trong cuộc sống.
Ngoài ra, chúng ta cần chú ý tới nội dung tích hợp phải phù hợp với đặc điểm
tâm sinh lí lứa tuổi học sinh, phù hợp với đặc trưng của môn học, không làm thay đổi
17
Giáo viên: Nguyễn Thị Chính – Trường THCS Lê Quý Đôn.
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí
Minh cho học sinh THCS thông qua môn Ngữ văn lớp 9.
mục tiêu của môn học, bài học, phải nhẹ nhàng, sinh động, uyển chuyển tránh gây
nặng nề, góp phần vào việc tạo nên sự gắn bó nội dung học tập với thực tiễn cuộc
sống cụ thể .
Trong quá trình giảng dạy từng bước hình thành thói quen học tập nhằm giáo
dục ý thức quan tâm đến việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;
trở thành thói quen và nếp sống cho học sinh. Người thầy cần phải kiên trì, bền bỉ,
phải đầu tư thời gian, phải tổng kết, đánh giá để nắm bắt sự tiến triển của học sinh.
Khi học sinh tiến bộ, giáo viên cần khen ngợi, khuyến khích các em. Lời khen của
thầy sẽ có sự tác động không nhỏ tới sự cố gắng của học sinh.
Cần không ngừng tìm tòi, tham khảo tài liệu để thiết kế một hệ thống câu hỏi
hợp lý nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Trong bài soạn
cần xác định rõ nội dung cần tích hợp, tích hợp trong phần nào của bài, liên hệ cụ thể
như thế nào cho hợp lý và có hiệu quả.
Cần phải có sự vận dụng linh hoạt từng kiểu bài, đa dạng hóa các kiểu dạy học,
các kĩ thuật dạy học phù hợp. Làm sao cho học sinh luôn luôn hướng theo cuộc đời
cao đẹp của Bác Hồ để học tập, lao động,…
Tích cực tìm tòi, nghiên cứu tư liệu văn học để trau dồi sự hiểu biết, kinh
nghiệm thẩm mĩ, kinh nghiệm sống, vai trò của người thầy trong một giờ văn, nhất là
việc vận dụng các thao tác, hình thức tổ chức một tiết dạy. Kịp thời uốn nắn, điều
chỉnh khi các em có những biểu hiện không phù hợp với chuẩn mực: như lời nói,
hành động,...
Giáo viên cần quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh, nhất là đầu tư nhiều
hơn đối với những em còn yếu về khả năng trình bày trước tập thể. Không nên tập
trung vào một số em học khá, nếu như vậy những em học yếu có tư tưởng ỷ lại, phó
mặc, cho rằng: thầy (cô) chẳng gọi đến mình đâu?
Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học để tiết học Ngữ văn sinh
động, bổ ích về chính trị, tư tưởng, tình cảm cho học sinh.
Mục đích cuối cùng chúng ta cần nhớ và thực hiện là dạy văn phải chú ý đến
phát triển nhân cách học sinh, giúp các em có vốn sống, có kiến thức nhất định về con
người, về xã hội, về đạo đức, về nghề nghiệp,...làm cho học sinh có niềm hứng thú
khi học văn. Đó chính là nhiệm vụ nặng nề và cao cả của người giáo viên.
* Đối với học sinh:
- Các em cần phải xác định rõ được động cơ học tập của mình, học văn là học
làm người, là con đường để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt và phát huy truyền
thống tốt đẹp giàu bản sắc văn hóa dân tộc.
18
Giáo viên: Nguyễn Thị Chính – Trường THCS Lê Quý Đôn.
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí
Minh cho học sinh THCS thông qua môn Ngữ văn lớp 9.
- Học sinh cần có thái độ tích cực trong việc lĩnh hội kiến thức và vận dụng
sáng tạo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong thực tế cuộc sống và học tập ở mọi
lúc, mọi nơi.
- Tập trung lắng nghe, thảo luận, trao đổi để hiểu được dụng ý của tác giả gửi
gắm trong đó hoặc là liên hệ bản thân, vận dụng sáng tạo vấn đề học tập và làm theo
tấm gương Bác Hồ. Mạnh dạn trình bày trước nhóm, trước lớp. Để có thể làm được
điều đó, các em cần phải đọc sách tham khảo liên quan đến môn Ngữ văn, theo dõi
trên truyền hình, nhất là cách nói của người dẫn chương trình để học tập cách phát
âm, cách dùng từ,… để trau dồi thêm vốn ngôn từ của bản thân vốn đã rất ít ỏi.
- Phải đọc kĩ văn bản, tìm hiểu xem tác giả muốn nói gì, nói bằng cách nào,
thái độ ra sao.
- Cố gắng làm hết bài tập, đặc biệt là các bài tập luyện nói, luyện viết.
- Rèn luyện năng lực cảm thụ văn chương.
- Nắm chắc cách làm bài theo từng loại thể. Dành thời gian thích đáng đọc kĩ
đề bài để xác định yêu cầu của bài viết.
- Nhất thiết phải lập dàn ý trước khi viết.
- Khi làm bài, phải nắm chắc yêu cầu của đề bài, cần phải chủ động và theo
cách diễn đạt của mình, tránh lệ thuộc bài mẫu. Cố gắng viết mạch lạc, trong sáng, có
cảm xúc, liên hệ về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Thường xuyên tích luỹ tư liệu văn học và biết vận dụng tư liệu khi làm bài.
- Hơn bao giờ hết phải nghiên cứu soạn bài mới và làm bài tập đầy đủ trước khi
đến lớp.
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp.
Trong tất cả các môn học trong nhà trường, có lẽ bộ môn Ngữ văn là thích hợp
nhất cho việc tích hợp giáo dục nội dung tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. Bởi đó
chính là mảnh đất màu mỡ ươm những mầm sống tốt nhất cho xã hội bởi môn. Thực
chất Ngữ văn có tính chất là một môn Nghệ thuật. Thông qua dạy chữ, dạy tiếng mẹ
đẻ để hình thành nhân cách hay nói cách khác là dạy người. Với mục đích cao cả là
đào tạo ra cho xã hội những con người vừa có đức - trí – thể - mỹ, vừa hồng vừa
chuyên.
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.
Như chúng ta đều biết không có một giải pháp, biện pháp nào mà lại tồn tại một
cách độc lập và toàn năng cả, mà chúng luôn song hành, hỗ trợ nhau, giống như hai
mặt của một tờ giấy. Và quan trọng nhất vẫn là sự chủ động lập kế hoạch ngay từ
khâu chuấn bị (soạn giáo án), chọn lựa nội dung chủ yếu nhất, quan trọng nhất. Cho
đến khâu lên lớp phải linh hoạt khi thực hiện các công việc tích hợp giáo dục nội
19
Giáo viên: Nguyễn Thị Chính – Trường THCS Lê Quý Đôn.
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí
Minh cho học sinh THCS thông qua môn Ngữ văn lớp 9.
dung tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh sao cho phù hợp với đặc điểm đối tượng học
sinh, hoàn cảnh, tâm sinh lí lứa tuổi và mang lại kết quả cao.
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:
Kết quả đạt được như thế nào là phụ thuộc vào sự nhiệt tình, sáng tạo của chính
người dạy. Riêng tôi, tôi rất tâm đắc các biện pháp này. Nói thì nghe rắc rối nhưng
thực ra rất nhẹ nhàng. Chỉ cần mỗi thầy cô giáo chúng ta có sự lưu tâm, nghiên cứu,
lên kế hoạch trước thì chắc chắn chúng ta sẽ có được kết quả theo mong muốn. Bản
thân tôi đã luôn luôn chú ý đến việc xây dựng, hình thành các thói quen tự lực cánh
sinh trong học tập và bồi đắp tình yêu môn học, tình bạn trong sáng, tình thầy trò thân
thiết, tình yêu quê hương, đất nước, sống hòa hợp với thiên nhiên.Từ đó các em luôn
thể hiện sự quan tâm đến bạn bè, mọi người xung quanh, tham gia tích cực vào các
hoạt động tập thể. Đặc biệt ở các em đã biết sẻ chia, đồng cảm với những bạn có hoàn
cảnh khó khăn. Sẵn sàng tham gia các phong trào do các cấp tổ chức như: Phong trào
nuôi heo đất; viết thư UPU; quỹ vì bạn nghèo; áo mới tặng bạn; đôi bạn cùng tiến;
mua tăm ủng hộ người mù;….hơn thế nữa các em còn có những thói quen, hành vi
lành mạnh khá là chuẩn mực. Chính vì thế kết quả học tập của bộ môn cũng được cải
thiện rõ rệt.
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên
cứu:
Như vậy, kết quả đạt được như thế nào là phụ thuộc vào sự nhiệt tình và lòng
kiên trì của chính người dạy. Riêng tôi, tôi rất tâm đắc các biện pháp này. Chỉ cần mỗi
thầy cô giáo chúng ta có sự lưu tâm, nghiên cứu, lên kế hoạch trước thì chắc chắn
chúng ta sẽ có được kết quả theo mong muốn. Bản thân tôi đã luôn luôn chú ý, lựa
chọn trong các đơn vị kiến thức của mỗi bài dạy để chủ động tích hợp nội dung giáo
dục tư tưởng, đạo đức Hồ chí Minh, với mục đích hình thành, rèn luyện cho các em
có những thói quen tốt trong học tập và giao tiếp, có nếp sống văn hóa, có những việc
làm tử tế, ....và nhất là theo “Năm điều Bác Hồ dạy”. Và đã phần nào vực dậy ở các
em những khả năng về đạo đức, nhân cách sống, đặc biệt các em yêu thích học các
tác phẩm của Bác, các bài văn thơ viết về Bác, cả các tiết Ngữ văn. Chính vì thế kết
quả học tập của bộ môn cũng được cải thiện rõ rệt cụ thể:
* Chất lượng:
- Chất lượng khảo sát đầu năm học 2013-2014 của lớp 9a3,4,5 là: 106 em
Trong đó:
Giỏi: 5
chiếm tỉ lệ:
4.7 %
Khá: 21
chiếm tỉ lệ : 19.8 %
TB : 52
chiếm tỉ lệ: 49.1 %
20
Giáo viên: Nguyễn Thị Chính – Trường THCS Lê Quý Đôn.
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí
Minh cho học sinh THCS thông qua môn Ngữ văn lớp 9.
Yếu: 28
chiếm tỉ lệ: 26.4 %
- Chất lượng cuối năm học 2013-2014 của lớp 9a3,4,5 là: 106 em
Trong đó:
Giỏi:11
chiếm tỉ lệ: 10.4
%
Khá: 34
chiếm tỉ lệ : 32.1
%
TB : 49
chiếm tỉ lệ: 46.2
%
Yếu: 12
chiếm tỉ lệ: 11.3
%
* Kết quả điều tra bằng phiếu thăm dò:
Để biết được cảm nhận và suy nghĩ của các em về tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh, tôi đã tiến hành điều tra bằng phiếu thăm dò cũng với các lớp 9a3,4,5 trường
THCS Lê Quý Đôn và thu được kết quả như sau:
- Kết quả trước khi thực hiện đề tài:
Câu 1. Em có thích học môn Ngữ văn không? Vì sao?
53 % học sinh trả lời: Thích vì có sự lí thú, có nhiều bài ca ngợi Bác.
36 % học sinh trả lời: Không thích vì viết văn không được hay và rất khó
được điểm cao.
11 % học sinh không có câu trả lời.
Câu 2. Trong khi học các bài văn thơ viết về Bác Hồ và các bài văn thơ do Bác
sáng tác, em thường gặp khó khăn gì?
57 % học sinh trả lời: Không gặp khó khăn.
35 % học sinh trả lời: Có, nhất là một số văn bản có từ Hán Việt( từ mượn),
rất khó phát âm.
8 % học sinh không trả lời.
Câu 3. Em có mong muốn mình sẽ là người học và làm theo tốt tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh không?
65 % học sinh trả lời: Muốn.
35 % học sinh trả lời: Cố gắng rèn luyện trong học tập và lao động.
Câu 4. Vậy theo em để học và làm theo tốt tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thì
chúng ta cần phải làm gì?
71 % học sinh trả lời: Cần phải chịu khó vừa học vừa tự rèn luyện ở mọi
lúc, mọi nơi để có thói quen tốt, có việc làm tử tế, thành người tử tế.
21
Giáo viên: Nguyễn Thị Chính – Trường THCS Lê Quý Đôn.
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí
Minh cho học sinh THCS thông qua môn Ngữ văn lớp 9.
29 % học sinh trả lời: Phải chú ý nhiều trên lớp khi thầy cô giảng về tấm
gương đạo đức của Bác.
- Kết quả sau khi thực hiện đề tài:
Câu 1. Em có thích học môn Ngữ văn không? Vì sao?
85 % học sinh trả lời: Thích vì có sự lí thú, có nhiều bài ca ngợi Bác.
15 % học sinh trả lời: Không thích vì viết văn không được hay và rất khó
được điểm cao.
Câu 2. Trong khi học các bài văn thơ viết về Bác Hồ và các bài văn thơ do Bác
sáng tác, em thường gặp khó khăn gì?
82 % học sinh trả lời: Không gặp khó khăn.
18 % học sinh trả lời: Có, nhất là một số văn bản có từ Hán Việt( từ mượn),
rất khó phát âm.
Câu 3. Em có mong muốn mình sẽ là người học và làm theo tốt tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh không?
90 % học sinh trả lời: Muốn.
10 % học sinh trả lời: Cố gắng rèn luyện trong học tập và lao động.
Câu 4. Vậy theo em để học và làm theo tốt tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thì
chúng ta cần phải làm gì?
91 % học sinh trả lời: Cần phải chịu khó vừa học vừa tự rèn luyện ở mọi
lúc, mọi nơi để có thói quen tốt, có việc làm tử tế, thành người tử tế.
9 % học sinh trả lời: Phải chú ý nhiều trên lớp khi thầy cô giảng về tấm
gương đạo đức của Bác.
Với kết quả như nói ở trên phần nào đã nâng cao chất lượng chung của
môn Ngữ văn toàn trường mà tôi đã triển khai, áp dụng trong tổ chuyên môn. Bước
đầu nhận thấy được sự chuyển biến đáng kể trong tinh thần học tập của học sinh
thông qua các tiết dự giờ thăm lớp, thao giảng, chuyên đề, ngoại khóa, hoạt động
ngoài giờ lên lớp,.... các em luôn mong nhắc môn Văn.
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
III.1. KẾT LUẬN:
Đúng như câu nói nổi tiếng của M.Gorki: “ Văn học là nhân học”, để đề cao
vai trò quan trọng của môn học Ngữ văn trong nhà trường luôn giáo dục đào tạo con
người mới. Bởi Văn học là công cụ giáo dục sắc bén đối với trí tuệ và tâm hồn tuổi
22
Giáo viên: Nguyễn Thị Chính – Trường THCS Lê Quý Đôn.
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí
Minh cho học sinh THCS thông qua môn Ngữ văn lớp 9.
trẻ. Nhận thức được điều đó và với một số kinh nghiệm soạn giảng của bản thân tôi
trong quá trình dạy học môn Ngữ văn theo chương trình mới, chuẩn kiến thức kĩ năng
và tích hợp giáo dục nội dung tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh. Tôi thấy
rằng để có một giờ giảng văn, một giờ dạy văn học thực sự là một bài học sinh động,
bổ ích về chính trị, tư tưởng, tình cảm, khi tích hợp giáo dục nội dung tư tưởng, đạo
đức Hồ Chí Minh cho học sinh đòi hỏi người giáo viên phải có sự vận dụng sáng tạo,
linh hoạt các phương pháp mới vào từng bài soạn, từng tiết dạy. Từ khâu lập kế
hoạch, trên cơ sở sách giáo khoa, sách giáo viên, xây dựng hệ thống câu hỏi cho phù
hợp theo đúng chuẩn kiến thức – kĩ năng, bám sát vào đặc trưng bộ môn, bám sát yêu
cầu, nguyên tắc của việc tích hợp. Trong bài soạn cần xác định rõ nội dung cần tích
hợp, tích hợp trong phần nào của bài, liên hệ giáo dục cụ thể như thế nào? Đặc biệt
phải đặt trong mối quan hệ khăng khít với từng đối tượng cụ thể, vì đối tượng càng
phức tạp, càng đa dạng thì nghệ thuật vận dụng của giáo viên càng sinh động, càng
phong phú. Bên cạnh đó, cần tăng cường áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học để
tiết học Ngữ văn trở nên hấp dẫn, sôi nổi, hứng thú tránh nhàm chán.Tôi nghĩ rằng
với những quy trình cụ thể, phương pháp dạy học linh hoạt đa dạng, kết hợp hài hòa
giữa phương pháp truyền thống và phương pháp mới sẽ giúp cho giáo viên và học
sinh trong dạy học môn Ngữ văn có kết quả tốt hơn, học sinh yêu thích môn văn hơn.
Trong quá trình áp dụng và thực hiện việc tích hợp giáo dục nội dung tư tưởng,
đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh, tôi thấy các em đã thực sự hứng thú hơn khi học
môn Ngữ văn. Nhưng hơn hết vẫn là những thay đổi trong cách nghĩ, cách học, cách
làm, cách ứng xử của các em có những chuyển biến mạnh mẽ. Hơn thế nữa các em
còn có những thói quen tốt trong học tập, có kĩ năng giao tiếp và có hành vi lành
mạnh khá chuẩn mực.
Như vậy có thể khẳng định lại rằng văn học có sức tác động sâu sắc đến người
học, làm phong phú hơn kinh nghiệm sống, hình thành và làm giàu cho các những
cảm xúc mới, những tình cảm đẹp đẽ, cao thượng, có tâm hồn trong sáng, lòng nhân
ái, có nếp sống lành mạnh, biết đồng cảm, biết sẻ chia để tình người có sức lan tỏa ở
mọi lúc, mọi nơi. Chắc chắn rằng các em sẽ có thói quen học tập theo cuộc đời cao
đẹp của Bác để học tập, để lao động và trở thành con ngoan, trò giỏi, mai này thành
người có ích cho xã hội.
III.2. KIẾN NGHỊ:
a. Đối với các cấp lãnh đạo:
- Tổ chức hội thảo chuyên đề cho giáo viên bộ môn Văn trong hàng năm để giáo
viên có dịp trao đổi kinh nghiệm, bàn luận tìm ra biện pháp tối ưu, tích cực nâng cao
chất lượng dạy và học.
- Đầu tư trang thiết bị, tài liệu tham khảo, đặc biệt là đầu tư công nghệ thông tin
để hỗ trợ cho giáo viên soạn giảng Văn.
23
Giáo viên: Nguyễn Thị Chính – Trường THCS Lê Quý Đôn.
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí
Minh cho học sinh THCS thông qua môn Ngữ văn lớp 9.
- Trong khi tập huấn chuyên môn, cần dạy mẫu một số tiết có nội dung tích hợp để
giáo viên học tập, rút kinh nghiệm.
b. Đối với các đoàn thể nhà trường:
- Quan tâm, đầu tư, tổ chức nhiều hoạt động mang tính tập thể như: Hoạt động
ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa, hội thi,…để các em có dịp làm quen, rèn luyện, áp
dụng những điều đã học một cách hiệu quả.
- Xây dựng tốt mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục học
sinh.
c.Đối với phụ huynh:
- Quan tâm hơn đến việc học hành của con em mình, đầu tư nhiều về thời gian cho
con cái học tập.
- Hướng dẫn và tạo cho con thói quen đọc sách, quan tâm đến những vấn đề mang
tính xã hội, mang tính thời sự của đất nước. Nêu gương và kịp thời uốn nắn những
biểu hiện không phù hợp với chuẩn mực về đạo đức, lối sống của con em mình.
- Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm để
tìm hiểu, nắm bắt kịp thời tình hình học tập của con em mình.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ khi tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức
Hồ Chí Minh cho học sinh thông qua môn Ngữ văn của cá nhân tôi áp dụng vào soạn
giảng môn Ngữ văn lớp 9. Trong quá trình thực hiện, chắc còn nhiều sai sót, rất
mong quý thầy cô góp ý để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân
thành cảm ơn!
EaDrăng, ngày 28/3/2015
Người thực hiện
Nguyễn Thị Chính
24
Giáo viên: Nguyễn Thị Chính – Trường THCS Lê Quý Đôn.
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí
Minh cho học sinh THCS thông qua môn Ngữ văn lớp 9.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cuốn “Tài liệu tập huấn tích hợp giáo dục nội dung họa tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh” – của Gộ Giáo dục và Đào tạo - do Nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam phát hành.
2. Sách giáo khoa và sách giáo viên Ngữ văn lớp 9 tập 1+2.
3. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn Trung học sơ sở ,
năm học 2010-2011– NXB Giáo dục Việt Nam.
4. Cuốn “Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong nhà trường” – Nhà xuất bản từ
điển bách khoa.
5.Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III (2004–2007 )
môn ngữ văn – quyển 1 và 2 – NXB Giáo dục
6. Phương pháp dạy học ngữ văn ở trường THCS theo hướng tích hợp và tích cực –
Đoàn Thị Kim Nhung - NXB Đại học quốc gia TPHCM
7. Hướng dẫn tích hợp nội dung giáo dục Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh , phần môn ngữ văn cấp trung học cơ sở -NXB Giáo dục Việt nam
năm học 2010 – 2011.
25
Giáo viên: Nguyễn Thị Chính – Trường THCS Lê Quý Đôn.